Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

TONG ON DE 02 cơ CHẾ DI TRUYỀN cấp tế bào nhận biết và thông hiểu IN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.92 KB, 2 trang )

– Hotline: 1900.7012

Thầy THỊNH NAM ( />
KHOÁ SUPER-3:
TỔNG ÔN CẤP TỐC THI THPT QUỐC GIA - MÔN SINH HỌC
Lưu ý: Hệ thống khoá học của thầy THỊNH NAM chỉ có tại Hoc24h.vn
NỘI DUNG: CƠ CHẾ DI TRUYỀN CẤP TẾ BÀO
Câu 1 ID:90608: Nhiễm sắc thể kép là nhiễm sắc thể
A. gồm hai nhiễm sắc thể đơn giống nhau và tồn tại thành cặp tương đồng.
B. gồm hai nhiễm sắc thể đơn có nguồn gốc khác nhau, dính nhau ở tâm động.
C. gồm hai cromatit giống hệt nhau, dính nhau ở tâm động.
D. gồm hai cromatit giống hệt nhau, dính nhau ở đầu mút nhiễm sắc thể.
Câu 2 ID:90609: Trong nguyên phân, hình thái đặc trưng của nhiễm sắc thể được quan sát rõ nhất vào kỳ
A. trung gian.
B. kỳ đầu.
C. kỳ giữa.
D. kì cuối.
Câu 3 ID:90610: Trong nguyên phân, sự tự nhân đôi của nhiễm sắc thể xảy ra ở
A. trung gian.
B. kỳ đầu.
C. kỳ giữa.
D. kỳ cuối.
Câu 4 ID:90611: Trong nguyên phân, nhiễm sắc thể có những hoạt động là
A. tự nhân đôi, tiếp hợp và tái tổ hợp, phân li tái tổ hợp.
B. tự nhân đôi, phân ly và tái tổ hợp, tổng hợp ARN.
C. tự nhân đôi, đóng tháo xoắn, tiếp hợp và trao đổi chéo.
D. tự nhân đôi, đóng tháo xoắn và phân ly.
Câu 5 ID:90612: Hiện tượng làm cho vị trí gen trên nhiễm sắc thể có thể thay đổi là
A. nhân đôi nhiễm sắc thể.
B. phân li nhiễm sắc thể.
C. co xoắn nhiễm sắc thể.


D. trao đổi chéo nhiễm sắc thể.
Câu 6 ID:90613 : Cơ chế tạo thành nhiễm sắc thể đơn từ nhiễm sắc thể kép là
A. tự nhân đôi.
B. phân ly.
C. trao đổi chéo.
D. tái tổ hợp.
Câu 7 ID:90614: Ở đậu Hà Lan, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14. Số cromatit ở kỳ giữa của nguyên phân là
A. 7.
B. 14.
C. 28.
D. 42.
Câu 8 ID:90615: Hiện tượng các nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại ở kỳ giữa nhằm chuẩn bị cho hoạt động nào sau đây?
A. Phân li nhiễm sắc thể. B. Nhân đôi nhiễm sắc thể.
C. Tiếp hợp nhiễm sắc thể.
D. Trao đổi chéo nhiễm sắc thể.
Câu 9 ID:90616: Qua quá trình giảm phân trải qua hai lần phân bào, từ một tế bào mẹ tạo ra
A. 2 tế bào đơn bội.
B. 2 tế bào lưỡng bội.
C. 4 tế bào đơn bội.
D. 4 tế bào lưỡng bội.
Câu 10 ID:90617: Trong quá trình giảm phân, NST đã nhân đôi bao nhiêu lần?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 11 ID:90618: Điểm giống nhau gữa nguyên phân và giảm phân là gì?
A. Gồm 2 lần phân bào. B. Xảy ra ở tế bào hợp tử.
C. Xảy ra ở tế bào sinh dục chín.
D. Nhiễm sắc thể nhân đôi một lần
Câu 12 ID:90619 : Hiện tượng các nhiễm sắc thể tiến lại gần nhau, kết hợp với nhau theo chiều dọc và bắt chéo lên nhau

xảy ra trong giảm phân ở
A. kỳ đầu, giảm phân I.
B. kỳ đầu, giảm phân II.
C. kỳ giữa, giảm phân I. D. kỳ giữa, giảm phân II.
Câu 13 ID:90620: Ở loài sinh sản hữu tính, bộ nhiễm sắc thể được duy trì ổn định qua các thế hệ là nhờ sự phối hợp của
các cơ chế
A. nguyên phân.
B. nguyên phân, giảm phân và phân đôi.
C. giảm phân và thụ tinh.
D. nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Câu 14 ID:90621: Hiện tượng nào sau đây của nhiễm sắc thể chỉ xảy ra trong giảm phân và không xảy ra ở nguyên
phân?
A. Nhân đôi.
B. Co xoắn.
C. Tháo xoắn.
D. Tiếp hợp và trao đổi chéo.
Câu 15 ID:90622: Trong lần phân bào II của giảm phân, các nhiễm sắc thể có trạng thái kép ở các kỳ nào sau đây ?
A. Sau II, cuối II và giữa II.
B. Đầu II, cuối II và sau II.
C. Đầu II, giữa II.
D. Tất cả các kỳ
Câu 16 ID:90623: Biết hàm lượng ADN nhân trong một tế bào sinh tinh của một loài động vật là 6,6pg. Trong trường
hợp phân bào bình thường, hàm lượng ADN nhân của mỗi tế bào khi đang ở kì sau của giảm phân II là
A. 3,3pg
B. 26,4 pg
C. 13,2 pg
D. 6,6pg
Câu 17 ID:90624: Nguồn gốc của hai nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng là

Hoc24h.vn – Nơi biến những ước mơ đại học thành hiện thực!


1


– Hotline: 1900.7012

Thầy THỊNH NAM ( />
A. một chiếc có nguồn gốc từ bố, một chiếc có nguồn gốc từ mẹ.
B. cả hai chiếc điều có nguồn gốc từ bố.
C. cả hai chiếc đều có nguồn gốc từ mẹ.
D. được sinh ra từ một nhiễm sắc thể ban đầu.
Câu 18 ID:90625: Nguyên phân là hình thức phân bào
A. có sự tổ hợp lại của các nhiễm sắc thể.
B. có sự tự nhân đôi của các nhiễm sắc thể.
C. có sự phân ly của các nhiễm sắc thể.
D. mà tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giống tế bào mẹ.
Câu 19 ID:90626: Cơ chế ổn định bộ nhiễm sắc thể qua các thế hệ ở loài sinh sản vô tính là
A. nhân đôi nhiễm sắc thể.
B. nguyên phân.
C. giảm phân.
D. thụ tinh.
Câu 20 ID:90627: Xét một tế bào lưỡng bội của một loài sinh vật chứa hàm lượng ADN gồm 8 x 10 9 cặp nuclêotit. Khi
bước vào kì đầu của quá trình nguyên phân tế bào này có hàm lượng ADN gồm
A. 8 x 109 cặp nucleôtit
B. 32 x 109 cặp nucleôtit
C. 4 x 109 cặp nucleôtit
D. 16 x 109 cặp nucleôtit
Câu 21 ID:90628: Quá trình nguyên phân từ một hợp tử của ruồi giấm đã tạo ra 8 tế bào mới. Số lượng NST đơn ở kì
cuối của đợt nguyên phân tiếp theo là:
A. 64.

B. 256.
C. 128.
D. 512.
Câu 22 ID:90629: Ở một loài 2n=24, số nhiễm sắc thể đơn có trong 1 tế bào ở kì sau của nguyên phân là
A. 0.
B. 12.
C. 24.
D. 48.
Câu 23 ID:90630: Một tế bào sinh dưỡng của một loài có 2n = 24 tiến hành 5 lần nguyên phân liên tiếp, Số crômatit trong
các tế bào con ở kì giữa của lần nguyên phân cuối cùng là
A. 1536.
B. 384.
C. 768.
D. 192.
Câu 24 ID:90631: Có 5 tế bào đều nguyên phân liên tiếp 5 lần. Số tế bào con tạo ra khi kết thục đợt nguyên phân cuối
cùng là
A. 25.
B. 160.
C. 32.
D. 155.
Câu 25 ID:90632: Thoi phân bào bắt đầu được hình thành ở :
A. Kỳ đầu.
B. Kỳ sau.
C. Kỳ giữa.
D. Kỳ cuối.
Câu 26 ID:90633: Xét một tế bào lưỡng bội của một loài sinh vật chứa hàm lượng ADN gồm 6 x 109 cặp nuclêôtit. Khi
bước vào kì đầu của quá trình nguyên phân tế bào này có hàm lượng ADN gồm
A. 18 × 109 cặp nuclêôtit.
B. 6 ×109 cặp nuclêôtit.
9

C. 24 × 10 cặp nuclêôtit.
D. 12 × 109 cặp nuclêôtit.
Câu 27 ID:90634: Quan sát 1 hợp tử của 1 loài động vật đang thực hiện nguyên phân, số tế bào có ở kỳ sau của lần
nguyên phân thứ ba là
A. 2 tế bào.
B. 4 tế bào.
C. 6 tế bào.
D. 8 tế bào.
Câu 28 ID:90635 : Ở một loài, khi lai hai cơ thể lưỡng bội với nhau được các hợp tử F1. Một trong các hợp tử nguyên
phân liên tiếp 4 đợt. Ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong tất cả các tế bào con có 336 cromatit.
Số nhiễm sắc thể có trong hợp tử này là
A. 28.
B. 14.
C. 42.
D. 21.
Câu 29 ID:90636: Biết hàm lượng ADN nhân trong một tế bào sinh tinh của thể lưỡng bội là x. Trong trường hợp phân
chia bình thường, hàm lượng ADN nhân của tế bào này đang ở kì sau của giảm phân I là
A. 1x.
B. 2x.
C. 0,5x
D. 4x.
Câu 30 ID:90637: Có 5 tế bào ruồi giấm (2n = 8) đang ở kì giữa giảm phân I, người ta đếm được tổng số cromatit là
A. 40.
B. 80.
C. 120.
D. 160.
ĐÁP ÁN ĐÚNG:
Lưu ý: Để xem video chữa và lời giải chi tiết từng câu. Các em xem tại khóa
SUPER-3: TỔNG ÔN CẤP TỐC THI THPT QUỐC GIA – MÔN: SINH HỌC
Câu

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10 11 12 13 14 15 16 17
Đáp án C C A D D
B
C A C
A
D
A
D
D
C
D
A
Câu
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án C D C
B
A D
B
D
B
B

Các em nên bám sát theo khoá học trên Hoc24h.vn để có được đầy đủ tài liệu ôn tập và kiến thức.

18
D

19
B

20
D

Biên soạn: Thầy THỊNH NAM
Đăng kí LUYỆN THI ONLINE tại: />
Hoc24h.vn – Nơi biến những ước mơ đại học thành hiện thực!

2



×