Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Đánh giá tác động biến đổi khí hậu đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển quận đồ sơn, thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.37 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

TRẦN ĐÌNH DƯƠNG

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SINH KẾ
CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VEN BIỂN QUẬN ĐỒ SƠN,
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

TRẦN ĐÌNH DƯƠNG

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SINH KẾ
CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VEN BIỂN QUẬN ĐỒ SƠN,
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: 8900201.01QTD

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM VĂN CỰ

HÀ NỘI - 2019



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS Phạm Văn Cự, không sao chép các công
trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được
công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được
trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn./.

Tác giả

Trần Đình Dương

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS.TS. Phạm Văn Cự
đã chỉ bảo, hướng dẫn chi tiết, cụ thể, kịp thời định hướng tháo gỡ, giải đáp những
vướng mắc để giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Trong suốt quá trình nghiên cứu tôi cũng đã nhận được sự giúp đỡ và động
viên từ các thầy cô trongKhoa các khoa học liên ngành; sự trao đổi tận tình, tranh
luận bổ ích của các bạn cùng lớp Cao học Biến đổi khí hậu K6 - Đại học quốc gia Hà
Nội; đặc biệt xin gửi lời cảm ơn chân tình đến những người dân trên địa bàn 7 phường,
quận Đồ Sơn giành thời gian và nhiệt tình cung cấp những thông tin thực tế để tôi có
số liệu quan trọng đánh giá phục vụ luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn người thân, bạn bè đã bên tôi, động viên, giúp tôi
hoàn thành khóa học và bài luận văn này.

Trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Trần Đình Dương

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................vii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN SINH KẾ CỘNG ĐỒNG CƯ DÂN MIỀN VEN BIỂN ........ 4
1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về tác động của
biến đổi khí hậu tới sinh kế vùng ven biển ................................................................. 4
1.2. Một số khái niệm cơ bản sử dụng trong nghiên cứu ............................................ 9
1.3. Quan điểm và cơ sở lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu ................................ 12
1.4. Phương pháp và cách tiếp cận sử dụng trong nghiên cứu .................................. 21
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU, CÁC ĐẶC
TRƯNG SINH KẾ VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở QUẬN ĐỒ SƠN ........................ 28

2.1. Các đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội và đặc trưng về sinh kế ...... 28
2.2. Biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan ở khu vực quận Đồ Sơn ........................ 37
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU ĐẾN SINH KẾ KHU VỰC QUẬN ĐỒ SƠN ........................................ 54
3.1. Đánh giá tính dễ bị tổn thương khu vực Quận Đồ Sơn...................................... 54
3.2. Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh kế thông qua phỏng vấn sâu
tại Quận Đồ Sơn ........................................................................................................ 61
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 75
PHỤ LỤC 1: Một số hình ảnh khảo sát và phỏng vấn tại quận Đồ Sơn............... 1-PL
PHỤ LỤC 2: BẢNG HỎI PHỎNG VẤN NGƯỜI DÂN CỘNG ĐỒNG ....................
DÂN CƯ VEN BIỂNQUẬN ĐỒ SƠN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ................ 2-PL
PHỤ LỤC 3: Tổng hợp một số thông tin điều tra phỏng vấn hộ dân ................. 17-PL

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH

Biến đổi khí hậu

BVMT

Bảo vệ môi trường

CVCA

Phương pháp luận phân tích năng lực và tính dễ bị tổn thương


ĐKTN

Điều kiện tự nhiên

IPCC

Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (Intergovernmental
Panel on Climate Change)

KTXH

Kinh tế - xã hội

PCLB

Phòng chống lụt bão

TDBTT

Tính dễ bị tổn thương

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1 Giá trị sản xuất và cơ cấu nông nghiệp, thủy sản ......................................... 37
Bảng 2. 2 Mức tăng nhiệt độ trung bình (oC) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với thời
kỳ 1980 - 1999 của Hải Phòng ứng với kịch bản phát thải cao (A2) ............................ 42
Bảng 2. 3 Mức tăng nhiệt độ trung bình (oC) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với thời
kỳ 1980 - 1999 của Hải Phòng ứng với kịch bản phát thải trung bình (B2) ................. 42

Bảng 2. 4 Mức tăng nhiệt độ trung bình (oC) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với thời
kỳ 1980 - 1999 của Hải Phòng ứng với kịch bản phát thải thấp (B1) ........................... 43
Bảng 2. 5 Mức tăng nhiệt độ tối cao trung bình (oC) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so
với thời kỳ 1980 - 1999 của Hải Phòng ứng với kịch bản B2 ....................................... 47
Bảng 2. 6 Mức tăng nhiệt độ tối thấp trung bình (oC) theo mùa qua các thập kỷ của thế
kỷ 21 so với thời kỳ 1980 - 1999 của Hải Phòng ứng với kịch bản B2 ........................ 47
Bảng 2. 7 Mức thay đổi lượng mưa (%) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với thời kỳ
1980 - 1999 của Hải Phòng ứng với kịch bản phát thải cao (A2) ................................. 48
Bảng 2. 8 Mức thay đổi lượng mưa (%) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với thời kỳ
1980 - 1999 của Hải Phòng ứng với kịch bản phát thải trung bình (B2) ...................... 49
Bảng 2. 9 Mức thay đổi lượng mưa (%) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với thời kỳ
1980 - 1999 của Hải Phòng ứng với kịch bản phát thải thấp (B1) ................................ 49
Bảng 3. 1 Tổng hợp các chỉ số được đưa vào đánh giá tính VI .................................... 54
Bảng 3. 2 Vai trò của các chỉ số trong đánh giá tính tổn thương .................................. 56
Bảng 3. 3 Kết quả tính chỉ số tổn thương cho từng nhân tố chính năm 2015 quận Đồ Sơn
....................................................................................................................................... 58
Bảng 3. 4 Số hộ có mức thu nhập trung bình tháng phân theo các loại hình sinh kế năm
2015 của các hộ được phỏng vấn tại quận Đồ Sơn (đơn vị %) ..................................... 64
Bảng 3. 5 Kết quả đánh giá các hạng mục công trình của các hộ dân được phỏng vấn
(đơn vị %) ...................................................................................................................... 65
Bảng 3. 6 Tần suất xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan (đơn vị %) ...................... 66
Bảng 3. 7 Tình trạng vay vốn của các hộ gia đình trong giai đoạn 10 năm trở lại đây
(đơn vị: số hộ) ................................................................................................................ 67
Bảng 3. 8 Các tác động của thời tiết cực đoan tới ngành trồng trọt .............................. 68
Bảng 3. 9 Các tác động của thời tiết cực đoan tới ngành nuôi trồng thủy sản .............. 69
v


Bảng 3. 10 Các lĩnh vực được chính quyền hỗ trợ để ứng phó ..................................... 70
Bảng 3. 11 Mong muốn được chính quyền hỗ trợ để ứng phó...................................... 71

Bảng 4. 1 Tài sản gia đình bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan (đơn vị
%)............................................................................................................................. 17-PL
Bảng 4. 2 Sức khỏe của gia đình bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan (đơn
vị %) ........................................................................................................................ 17-PL
Bảng 4.3 Cơ sở hạ tầng bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan (đơn vị %) 18-PL
Bảng 4. 4 Hoạt động trồng trọt bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan (đơn
vị số hộ) ................................................................................................................... 18-PL
Bảng 4. 5 Hoạt động chăn nuôi bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan (đơn
vị số hộ) ................................................................................................................... 19-PL
Bảng 4. 6 Hoạt động đánh bắt thủy sản bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết cực
đoan (đơn vị số hộ) .................................................................................................. 19-PL
Bảng 4. 7 Hoạt động nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết cực
đoan (đơn vị số hộ) .................................................................................................. 20-PL
Bảng 4. 8 Hoạt động kinh doanh dịch vụ và du lịch bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng
thời tiết cực đoan (đơn vị số hộ) .............................................................................. 21-PL
Bảng 4. 9 Thu nhập từ trồng trọt bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan (đơn
vị số hộ) ................................................................................................................... 21-PL
Bảng 4. 10 Thu nhập từ chăn nuôi bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan
(đơn vị số hộ) ........................................................................................................... 22-PL
Bảng 4. 11 Thu nhập từ đánh bắt thủy sản bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết cực
đoan (đơn vị số hộ) .................................................................................................. 22-PL
Bảng 4. 12 Thu nhập từ nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết
cực đoan (đơn vị số hộ) ........................................................................................... 23-PL
Bảng 4. 13 Thu nhập từ nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng ..................................... 23-PL
Bảng 4. 14 Các tác động của hiện tượng thời tiết cực đoan với ngành chăn nuôi .. 24-PL
Bảng 4. 15 Các tác động của hiện tượng thời tiết cực đoan tới đánh bắt thủy sản . 24-PL

vi



DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1 Khung sinh kế bền vững của DFID (2001) ............................................... 17
Hình 1. 2 Khung sinh kế chịu tác động của BĐKH (DFID) ..................................... 26
Hình 1. 3 Khung phân tích đánh giá mức độ tổn thương ở các phường thuộc quận Đồ Sơn
................................................................................................................................... 26
Hình 2. 1 Bản đồ hành chính quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng ........................... 29
Hình 2. 2 Nhiệt độ trung bình năm trong giai đoạn 1984-2017 khu vực Quận Đồ Sơn
................................................................................................................................... 37
Hình 2. 3 Nhiệt độ trung bình tháng 7 trong giai đoạn 1984-2017 khu vực Quận Đồ Sơn
................................................................................................................................... 38
Hình 2. 4 Nhiệt độ trung bình tháng 1 trong giai đoạn 1984-2017 khu vực Quận Đồ Sơn
................................................................................................................................... 39
Hình 2. 5 Lượng mưa trung bình năm trong giai đoạn 1984-2017 khu vực Quận Đồ Sơn
................................................................................................................................... 39
Hình 2. 6 Lượng mưa trung bình tháng 7 trong giai đoạn 1984-2017 khu vực Quận Đồ
Sơn ............................................................................................................................. 40
Hình 2. 7 Lượng mưa trung bình tháng 12 trong giai đoạn 1984-2017 khu vực quận Đồ
Sơn ............................................................................................................................. 40
Hình 2. 8 Mực nước trung bình qua các năm giai đoạn 1985-2017 khu vực Quận Đồ Sơn
................................................................................................................................... 41
Hình 2. 9 Số lượng cơn bão trong giai đoạn 1985-2017 khu vực Quận Đồ Sơn ...... 41
Hình 2. 10 Mức tăng nhiệt độ trung bình mùa đông (trái); và mùa hè (phải) vào giai đoạn
2050 so với thời kỳ 1980 - 1999 ở Hải Phòng ứng với kịch bản phát thải trung bình (B2)
................................................................................................................................... 44
Hình 2. 11 Mức tăng nhiệt độ trung bình năm vào giai đoạn 2050 (trái) và giai đoạn
2100 (phải) so với thời kỳ 1980 - 1999 ở Hải Phòng ứng với kịch bản phát thải trung
bình (B2) .................................................................................................................... 45

vii



Hình 2. 12 Mức tăng nhiệt độ trung bình mùa đông (trái) và mùa hè (phải) vào giai đoạn
2100 so với thời kỳ 1980 - 1999 ở Hải Phòng ứng với kịch bản phát thải trung bình (B2)
................................................................................................................................... 46
Hình 2. 13 Mức thay đổi của lượng mưa (%) mùa khô (trái); mùa mưa (phải) vào giai
đoạn 2050 so với thời kỳ 1980 - 1999 ở Hải Phòng ứng với kịch bản B2 ................ 51
Hình 2. 14 Mức thay đổi của lượng mưa (%) năm vào giai đoạn 2050 (trái) và giai đoạn
2100 (phải) so với thời kỳ 1980 - 1999 ở Hải Phòng ứng với kịch bản B2 .............. 51
Hình 2. 15 Mức thay đổi của lượng mưa (%) mùa khô (trái) và mùa mưa (phải) vào giai
đoạn 2100 so với thời kỳ 1980 - 1999 ở Hải Phòng ứng với kịch bản B2 ................ 53
Hình 3. 1 Bản đồ chỉ số mức độ tổn thương.............................................................. 60
Hình 3. 2 Thống kê nguồn sinh kế của các hộ dân được phỏng vấn thuộc quận Đồ Sơn,
Hải Phòng .................................................................................................................. 62
Hình 3. 3 Tổng thu nhập theo tháng thời điểm năm 2015 của tất các các hộ được phỏng
vấn ............................................................................................................................. 63

viii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển được cho là bị tác động nhiều bởi các
hiện tượng thời tiết cực đoan gây ra. Biến đổi khí hậu (BĐKH) với các biểu hiện qua
các hiện tượng thời tiết cực đoạn như sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu và mực nước biển
dâng là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 21 có tác động
lớn đến kinh tế, xã hội và môi trường. Do vậy, BĐKH đang là một trong những vấn đề
lớn ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các
nước có đường bờ biển và trong đó có Việt Nam[7].
Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài với nguồn tài nguyên phong phú, đa
dạng. Theo thời gian hình thành và phát triển, vùng ven biển đã trở thành nơi sinh sống

của đông đảo dân cư và sinh kế của họ cũng chủ yếu dựa vào các nguồn tài nguyên biển.
Tuy nhiên, rủi ro từ tác động của BĐKH là một trong những ảnh hưởng lớn đến sinh kế
của cư dân ven biển[8]. Khả năng thích ứng kém do thiếu nguồn lực đối mặt với các tác
động cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến cho cư dân ven biển càng khó khăn
hơn để duy trì và phát triển sinh kế bền vững. Giảm thiểu tác động cũng như nâng cao
khả năng thích ứng đối với BĐKH là mục tiêu quan trọng của các hộ gia đình, trong đó
có trách nhiệm của cả cộng đồng. Do đó đánh giá tác động của BĐKH đến sinh kế của
người dân, đặc biệt là các sinh kế phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên là hết sức cần
thiết và cấp bách trong bối cảnh diễn biến phức tạp của các hiện tượng thời tiết cực đoan
tại những khu vực ven biển.
Đồ Sơn là quận ven biển của thành phố Hải Phòng, có bờ biển dài 5km và hệ
thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH. Các tác động
của BĐKH đối với Đồ Sơn trong thời gian qua và các hiện tượng khí hậu cực đoan xuất
hiện với tần suất càng nhiều đã, đang có tác động tiêu cực đến đời sống của người dân
ven biển. Do vậy, cần có những nghiên cứu chi tiết về đánh giá tác động của BĐKH tới
sinh kế của người dân vùng ven biển.

1


Trong bối cảnh như trên, học viên đã chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác động
của biến đổi khí hậu đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển quận Đồ Sơn, thành
phố Hải Phòng” cho luận văn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá tác động của BĐKH đến cộng đồng dân cư ven biển và xác định mức
độ ảnh hưởng đến sinh kế người dân tại khu vực nghiên cứu. Qua đó, đánh giá năng lực
thích ứng của người dân trước những tác động của BĐKH và đề xuất được giải pháp cải
thiện sinh kế và góp phần tạo ra những căn cứ trong hoạch định chính sách thích ứng
với BĐKH của địa phương.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Đánh giá diễn biến của thời tiết, khí hậu trong những năm gần đây tại quận Đồ
Sơn.
- Đánh giá những tác động của BĐKH đến cộng đồng dân cư ven biển tại địa bàn
nghiên cứu.
- Đánh giá khả năng thích ứng với BĐKH của cộng đồng dân cư ven biển tại khu
vực nghiên cứu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:Các tác động của BĐKH đến sinh kế người dân quận Đồ
Sơn.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trên địa bàn quận Đồ Sơn, xác định mức độ
ảnh hưởng và đề xuất giải pháp ứng phó, thích ứng và giảm nhẹ để nâng cao tính chống
chịu và tận dụng những ảnh hưởng tích cực của BĐKH tại khu vực nghiên cứu.
- Phạm vi thời gian: Giai đoạn 05 năm từ 2011 đến 2015, số liệu được hồi cứu
trong thời gian qua.
5. Dữ liệu sử dụng
- Số liệu quan trắc khí tượng trạm Hòn Dấu trong giai đoạn nghiên cứu.
2


- Số liệu thống kê kinh tế xã hội: niên giám thống kê quận Đồ Sơn.
- Báo cáo tổng kết hàng năm của quận Đồ Sơn.
- Dữ liệu bản đồ quận Đồ Sơn.
- Số liệu điều tra, phỏng vấn hộ gia đình.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kiến nghị, cấu trúc của luận văn bao gồm 3
chương như sau:
Chương 1. Tổng quan và phương pháp nghiên cứu về BĐKH và tác động đến
sinh kế cộng đồng cư dân miền ven biển.
Chương 2. Phân tích đặc điểm khu vực nghiên cứu, các đặc trưng sinh kế và
BĐKH ở quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng

Chương 3. Phân tích kết quả, đánh giá tác động của BĐKH đến sinh kế khu vực
quận Đồ Sơn

3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ BĐKH VÀ
TÁC ĐỘNG ĐẾN SINH KẾ CỘNG ĐỒNG CƯ DÂN MIỀN VEN BIỂN
1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về tác động
của BĐKH tới sinh kế vùng ven biển
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
BĐKH được cho là có tác động đến mọi hoạt động mưu sinh của người dân
vùng ven biển, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản. Hiện nay đã có nhiều nghiên
cứu trên thế giới về tính dễ bị tổn thương với sinh kế vùng ven biển trong bối cảnh
BĐKH. Khi xem xét các tác động hiện tại và tương lai của BĐKH, có thể nhận thấy
rằng, BĐKH là một yếu tố chủ chốt liên quan đến tính dễ bị tổn thương của sinh kế.
Các ảnh hưởng của BĐKH (ví dụ như mực nước biển dâng và các điều kiện thời tiết
khắc nghiệt) lên các nguồn lực tự nhiên (nhưđất, nước, thủy sản) và các nguồn lực
vật chất (nhưđường sá, hệ thống thủy lợi, mạng lưới điện) là rất đáng kể. Một số
nghiên cứu về biến động khí hậu trong quá khứ và hiện tại tác động đến lĩnh vực thủy
sản, một số khác nghiên cứu về các kịch bản BĐKH trong tương lai và dự báo tác
động của nó đến ngành công nghiệp thủy sản[29]. Các nghiên cứu này được thực hiện
ở nhiều quy mô và khác nhau, từ cấp độ cộng đồng đến quốc gia và cả các vùng địa
lý rộng lớn như Thái Bình Dương, Châu Phi hay Đông Nam Á. Tuy nhiên, chính do
đặc thù nghiên cứu ở nhiều cấp độ nên phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương
cho nuôi trồng thủy sản cũng rất khác nhau trong các nghiên cứu. Theo Chambers và
Conway (1992) các sinh kế bền vững là các sinh kế có thể đối phó và phục hồi từ các
cú sốc, duy trì hoặc tăng cường năng lực và tài sản trong khi không làm suy giảm các
nguồn tài nguyên thiên nhiên [22]. Trong bối cảnh BĐKH ngày càng trở nên phức
tạp cả ở hiện tại và tương lai, các sinh kế được đánh giá không chỉ dựa vào việc các

sinh kế này có bền vững trên 3 phương diện kinh tế, xã hội và môi trường hay không
mà còn dựa vào việc các sinh kế này có thể giảm nhẹ BĐKH hoặc thích ứng với
BĐKH hay không [3, 10]. Đối với những nơi khó khăn và sinh kế phụ thuộc nhiều
vào nguồn tài nguyên thiên nhiên thì chính là nơi dễ bị tổn thương nhất do BĐKH.
Cộng đồng là chủ nhân nhưng cũng là nạn nhân nhận lãnh hậu quả BĐKH. Cư dân
đang mưu sinh tại các địa bàn vùng trung du, miền núi, nhất là những vùng đất thấp
4


thuộc lưu vực sông, cửa sông, bãi ngang... đang chịu ảnh hưởng hết sức to lớn của
biến đổi khi hậu và nguy cơ của nó ngày càng lớn.Nông nghiệp là ngành bị ảnh hưởng
nhiều nhất bởi các hiện tượng khí hậu cực đoan do tác động của BĐKH. Trong nghiên
cứu của Helal Ahammad đãđề cập tới “các vấn đề và thách thức của nông nghiệp
Australia trong việc thích nghi với thay đổi thời tiết, đặc biệt là xem xét các ảnh
hưởng của thay đổi khí hậu có thể xảy ra đối với ngành sản xuất nông nghiệp của
Australia [13]. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng những khu vực (phụ thuộc lớn vào
ngành nông nghiệp) có thể phải chịu những mất mát đáng kể do ảnh hưởng của việc
thay đổi khí hậu.Edward H. Allison et al, 2009 áp dụng phương pháp chỉ số để xác
định chỉ số dễ bị tổn thương của 132 quốc gia nhằm so sánh một cách hệ thống tính
dễ bị tổn thương tương đối của nền kinh tế quốc gia trước tác động tiềm tàng của
BĐKH đối với nghề cá ở quy mô toàn cầu [14]; Johann Bell and Eddie Allison, 2012,
đánh giá tính dễ bị tổn thương của việc đánh bắt cá ngừ và đóng góp của ngành công
nghiệp chế biến cá ngừ cho nền kinh tế một số quốc gia và vùng lãnh thổ ở Thái Bình
Dương bằng phương pháp xác định chỉ số tác động tiềm năng (PI) và khả năng thích
ứng (AC) [16]; hay nghiên cứu của Gonza’lz E. et al, 2011, đánh giá tính dễ bị tổn
thương của ngành nuôi trồng thủy sản và cho bốn loài thủy sản chính của Chile bằng
cách xác định các chỉ số độ phơi nhiễm, độ nhạy cảm và khả năng thích ứng [32].
Pickering, T.D et al, 2011, đánh giá tính dễ bị tổn thương của nghề cá và nuôi
trồng thủy sản ở khu vực nhiệt đới Thái Bình Dương với BĐKH[32]. Trong nghiên
cứu này đã sử dụng định nghĩa của IPCC và phương pháp chỉ số, tính toán độ phơi

nhiễm, độ nhạy cảm, tác động tiềm tàng và khả năng thích ứng, để đánh giá tính dễ
bị tổn thương về mặt sinh kế và an ninh lương thực. Các kịch bản B1 và A2 theo
IPCC được dùng để tính toán cho năm 2035 và 2100. Đánh giá tính dễ bị tổn thương
trong nghiên cứu này được áp dụng cho các phương thức nuôi trồng thủy sản và các
loài. Các yếu tố phơi nhiễm, nhạy cảm được tính toán cho các loài bao gồm nhiệt độ,
lượng mưa, mực nước biển dâng, axit hóa đại dương, bão và sự thay đổi môi trường
sống.Phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương bằng mô hình thường được kết hợp
với các phương pháp khác như phương pháp chỉ số, GIS, phương pháp chuyên gia.
Trong nghiên cứu của Handisyde NT et al, 2006 đã đánh giá tính dễ bị tổn thương
5


của nuôi trồng thủy sản ở cấp quốc gia bằng phương pháp chỉ số kết hợp với GIS,
đưa ra bản đồ tính dễ bị tổn thương về tầm quan trọng kinh tế của nuôi trồng thủy
sản, khả năng thích ứng, tính dễ bị tổn thương về nuôi trồng thủy sản nước ngọt với
ngập lụt và hạn hán, nuôi trồng thủy sản nước lợ và nuôi thủy sản trên biển với lốc
xoáy [29]. Nhìn chung, các nghiên cứu tập trung vào đánh giá một số loại hình sinh kế
của các hộ dân ven biển là chính, đó là những hộ được cho là sẽ phải chịu ảnh hưởng
trực tiếp từ các tác động của BĐKH gây ra. Trong các loại hình sinh kế của các hộ dân
ven biển thì nuôi trồng thủy sản và trồng trọt sẽ là hai loại hình sinh kế chịu tác động
lớn nhất do BĐKH gây ra thông qua diễn biến thất thường của các hiện tượng thời tiết
cực đoan.
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu TDBTT mới chỉ bắt đầu từ những năm
cuối của thế kỷ XX và được tiếp cận theo các lĩnh vực khác nhau của hệ thống tự
nhiên, kinh tế - xã hội, cộng đồng dân cư và các tài nguyên ven biển trên quy mô
nghiên cứu từ vùng/ khu vực đến cả đới ven biển Việt Nam. Nghiên cứu TDBTT xã
hội và khả năng phục hồi ở Việt Nam khi môi trường thay đổi của Adger và cộng
sựđã đánh giá TDBTT xã hội ở huyện ven biển miền Bắc Việt Nam (huyện Giao
Thủy Nam Định)[12]. Kết quả nghiên cứu cho thấy do sự đổi mới về kinh tế bắt đầu

từ giữa thập kỉ 80 đã làm tăng tính bất công bằng trong thu nhập và phúc lợi địa
phương gây ảnh hưởng tới năng lực thích nghi của người dân địa phương khi phải
đối mặt với cả sự thay đổi tổ chức và những ảnh hưởng của thay đổi khí hậu.
Trong các loại hình sinh kế của các hộ ven biển thì nuôi trồng thủy sản chiếm
tỷ lệ khá lớn và được cho là chịu tác động trực tiếp và thường gây ra những thiệt hại
lớn về kinh tế cho các hộ dân vùng ven biển. Trong khi đó, thủy sản là một ngành sản
xuất chiếm tỉ trọng lớn của nông nghiệp Việt Nam và là đối tượng chịu rủi ro từ tác
động của các hiện tượng khí hậu khá rõ ràng, do đó có nhiều hướng nghiên cứu về
mối quan hệ này. Nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Việt Nam và nnk, (2010)
đánh giá tác động của BĐKH tới ngành thủy sản để đề xuất các giải pháp thích ứng
[5]. Theo báo cáo “Đánh giá tác động, tổn hại của BĐKH đến lĩnh vực thủy sản và

6


nghiên cứu, đề xuất các biện pháp thích ứng với BĐKH trong ngành thủy sản Việt
nam” (2009) của tác giả Nguyễn Quang Hùng và Hoàng Đình Chiểu, các tác giả đã
phân tích rõ các tác động của BĐKH đối với nghề nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam
như sau:
Nhiệt độ tăng: thay đổi về nhiệt độ môi trường sống sẽ ảnh hưởng đáng kể tới
sự trao đổi chất, tốc độ phát triển, sự sinh sản và tái sản xuất theo mùa vụ của các
sinh vật sống trong môi trường nước đó, đồng thời chúng sẽ dễ bị nhiễm bệnh và các
loại độc tố.
Lũ lụt: Đối với nghề nuôi thủy sản nước mặn, nước lợ, độ mặn lại là yếu tố
ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của loài nuôi. Khi xảy ra mưa lớn, độ
mặn trong các ao nuôi giảm xuống đột ngột vượt ra khỏi ngưỡng chịu đựng làm cho
tôm cá bị sốc, chết hoặc chậm lớn. Lũ xảy ra còn làm cho độ mặn các vực nước gần
bờ như các cửa sông giảm xuống, nghề nuôi nhuyễn thể, tôm cá, rong đều bị ảnh
hưởng nghiêm trọng.
Giông bão: Bão và áp thấp nhiệt đới gây ra mưa to, gió lớn, sóng dữ dội có thể

tàn phá hoàn toàn hệ thống đê bao của các ao nuôi, lồng bè trên biển, vì vậy tổn thất
là điều khó tránh khỏi. Sự tàn phá của bão và áp thấp nhiệt đới còn ảnh hưởng đến hệ
sinh thái của vùng nuôi - cần thời gian dài mới có thể phục hồi. So với sự thay đổi
nhiệt độ, bão và áp thấp nhiệt đới thường khó có thể dự đoán, ngược lại mức độ ảnh
hưởng của nó ảnh hưởng nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Mực nước biển dâng: có những ảnh hưởng khá lớn đến nuôi trồng thủy sản
nhưng chủ yếu là nuôi trồng thủy sản ven biển và vùng cửa sông. Khi mực nước biển
dâng sẽ làm biến đổi cấu trúc hệ sinh thái, các vùng nuôi tôm cua ven rừng ngập mặn;
khu vực nuôi ngao trên bãi triều sẽ bị thu hẹp; khu vực nuôi lồng bè, nuôi hầu ở khu
vực cửa sông bị thu hẹp hoặc ảnh hưởng đến sinh trưởng của loài nuôi.
Các yếu tố nói trên của biến dổi khí hậu sẽ làm thay đổi điều kiện thủy lý và
thủy hóa, ảnh hưởng đến chất lượng sống và tốc độ phát triển của thủy sinh. Nhiệt độ
tăng cao sẽ làm hàm lượng ô xy trong nước giảm nhanh, tốc độ sinh trưởng của thủy

7


sản sẽ chậm đi, tạo điều kiện bất lợi cho các thủy sinh đã thích nghi với môi trường
thủy sản từ trước đến nay, giảm lượng thức ăn của thủy sinh. Không chỉ đánh giá tác
động, nhiều nghiên cứu đã áp dụng các phương pháp khác nhau để đánh giá tính dễ
bị tổn thương của nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh BĐKH [5].
Từ năm 2007 đến nay cũng đã có nhiều dự án hợp tác giữa Việt Nam và quốc
tế cũng đã có những tiếp cận tổng hợp đến việc nghiên cứu TDBTT do tác động của
BDKH. Tổ chức Oxfam tại Việt Nam và Viện Sau đại học về nghiên cứu môi trường,
Trường Đại học Kyoto, Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu những lựa chọn để giải
quyết rủi ro do hạn hán ở Việt Nam. Trong nghiên cứu này tập trung vào phân tích
ảnh hưởng của tần suất hạn hán tới sinh kế của cộng đồng tại các khu vực thường
xuyên bị hán hán của tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng đề
cập tới cộng đồng cảm nhận như thế nào với hạn hán và thay đổi khí hậu, chính quyền
địa phương và các tổ chức phi chính phủ làm sao để có thể đối phó với thảm họa từ

thiên nhiên, đặc biệt đối với hạn hán [6]. Năm 2007, báo cáo về nghèo đói với BĐKH
của Oxfam Quốc tế đã có những cảnh báo về sự suy tàn sinh kế của người nghèo; nêu
rõ sự gia tăng các thảm họa khí hậu ảnh hưởng tới nhiều người đặc biệt là hộ nghèo,
người nghèo không có sức mạnh để chống chịu lại các thảm họa. Trong báo cáo “Thay
đổi môi trường toàn cầu và an ninh con người” [24] đề cập tới mối quan hệ giữa
nghèo đói và thích ứng với BĐKH, báo cáo cũng xem xét tới thực trạng thể chế trong
việc kếp hợp giải pháp thích ứng với biến đối khí hậu của việc thực thi các chính sách
hỗ trợ phát triển hiện nay.
Cuối năm 2010, dự án “Tiếp cận tổng hợp các đến các đối tượng dễ bị tổn
thương nhằm ứng phó với các thảm họa tự nhiên tại miền Trung Việt Nam” được hợp
tác giữa Đại học Nông lâm Huế - Đại học Huế và Viện GSGES – Đại học Kyoto,
Nhật Bản dưới sự tài trợ của cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA. Khu vực nghiên
cứu của dự án gồm 4 xã: Hương Phong, Hương Vân huyện Hương Trà, 1 xã thuộc
huyện miền núi A Lưới và nhóm dân cư vạn đò định cư tại thành phố Huế. Đây là
những nơi thương xuyên gặp thiên tai và dễ bị tổn thương bởi những ảnh hưởng của
thiên tai và cần có sự hỗ trợ để nâng cao năng lực đối phó với thiên tai. Dự án được

8


thực hiện với mục tiêu làm rõ tính dễ bị tổn thương do thiên tai và hoàn cảnh của
người dân dễ bị tổn thương trong khu vực đối tượng, nâng cao năng lực phòng chống
thiên tai qua các lớp tập huấn cho người dân dễ bị tổn thương. Biên soạn và phân phối
các tập tài liệu kỹ thuật và tập huấn về đối phó thiên tai cũng như đa dạng hóa sinh
kế. Nâng cao kiến thức ứng phó thiên tai của chính quyền các cấp, và cộng đồng qua
các lớp tập huấn, cấu trúc lại mạng lưới kết hợp nhằm đối phó thiên tai và đa dạng
hóa sinh kế.
Như vậy ta có thể thấy, gắn kết khung sinh kế bền vững nhất là sinh kế nông
nghiệp nông thôn với yếu tố BĐKH sẽ giúp xây dựng các sinh kế bền vững và thích
ứng trong bối cảnh BĐKH. Đây là một nhu cấp cấp bách hiện nay trong bối cảnh khí

hậu ngày càng biến đổi bất thường và gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên sinh kế của
người dân.Nghiên cứu của Ashley S. Halls and Matthew Johns, 2013, đánh giá tính
dễ bị tổn thương của ngành công nghiệp cá da trơn trong bối cảnh BĐKH ở khu vực
hạ lưu sông Mekong, bao gồm các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.
Nghiên cứu này áp dụng phương pháp xác định tính dễ bị tổn thương qua các chỉ số
phơi nhiễm, nhạy cảm và khả năng thích ứng [28]. Cùng với cách áp dụng phương
pháp này còn có nghiên cứu của Mark R.Bezuijen và nnk, 2011, đánh giá tính dễ bị
tổn thương về loài và môi trường sống của một số loài thủy sản ở một số tỉnh của
Thái Lan, Campuchia và Việt Nam [19]. Khung khái niệm của William et al 2008 coi
khả năng thích ứng như một phần của độ nhạy cảm và không tính đến tác động tiềm
năng của các mối hiểm họa đang tồn tại. Theo phương pháp đánh giá trong nghiên
cứu này, độ phơi nhiễm, độ nhạy và khả năng của thích nghi của một loài với
BĐKHđược xắp xếpthành bảng theo hệ thống, sau đó là đánh giá mức độ tổn thương
độc lập và cùng với các mối hiểm họa đang tồn tại.
1.2. Một số khái niệm cơ bản sử dụng trong nghiên cứu
1.2.1. Khái niệm về BĐKH
BĐKH là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh
quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân
tạo. Thời tiết là trạng thái khí quyển tại một thời điểm và một địa điểm nhất định được
9


xác định bằng tổ hợp các yếu tố: nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa mây… Khí
hậu là sự tổng hợp của thời tiết, được đặc trung bởi các giá trị trung bình thống kê và
các cực trị đo được hoặc quan trắc được của các yếu tố hoặc hiện tượng thời tiết trong
một khoảng thời gian đủ dài thường là hàng chục năm [1].
Một số biểu hiện của BĐKH là: Nhiệt độ trung bình năm tăng; sự biến đổi và
độ khác thường của thời tiết và khí hậu tăng; Nước biển dâng do băng tan từ các cực
Trái đất và các đỉnh núi cao; Các hiện tượng cực đoan của thời tiết và thiên tai (nóng,
rét hại, bão, lũ lụt, hạn hán, v.v…) xảy ra với tần suất cao hơn, cường độ và độ khác

thường lớn hơn [4].
Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với
hoàn cảnh hoặc là môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm tính dễ bị tổn thương do
dao động và BĐKH hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại.
Giảm nhẹ BĐKH là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà
kính. Cộng đồng được hiểu là một nhóm người sống trong một môi trường có những
điểm tương đối giống nhau, có những mối quan hệ nhất định với nhau.
BĐKH liên quan đến hiện tượng trái đất ấm lên. Có hai quan điểm về sự ấm
lên của trái đất là các quá trình tự nhiên và dưới sự tác động của con người. Hiện nay,
các nhà khoa học đã có sự nhất trí cao cho rằng trong những thập niên gần đây những
hoạt động với mục đích phát triển kinh tế- xã hội ngày càng cao trong các lĩnh vực
công nghiệp, giao thông, sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Những lĩnh vực này đã
tiêu tốn nguồn năng lượng khổng lồ và gia tăng phát thải khí nhà kính (CO2) vào bầu
khí quyển, gây ra biến đổi hệ thống khí hậu và ảnh hưởng tới môi trường toàn cầu.
Tóm lại, nguyên nhân chính gây ra BĐKH là do sự gia tăng các hoạt động phát thải
khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên đó là các bể
hấp thụ khí nhà kính tạo sinh khối như rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền
khác.
Một vấn đề môi trường mang tính chất nghiêm trọng và được thế giới quan
tâm nhiều nhất hiện nay đó là BĐKH, rất nhiềubằng chứng như nhiệt độ tăng nhanh
trùng với tốc độ tăng của nồng độ khí nhà kính trong kỷ nguyên công nghiệp, băng
10


tan nhanh ở Greenland và hai cực; số lượng và mức độ khốc liệt của các hiện tượng
thời tiết cực đoan đang xảy ra khắp các khu vực trên thế giới, đã đặt ra một thử thách
lớn nhất đối với loài người trong thể kỷ 21.
Từ khoảng giữa thế kỷ 19, nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật, việc đo đạc các
trị số về khí hậu trở nên chính xác, có được số liệu định lượng chi tiết về BĐKH trong
hơn một thập kỷ qua. Những số liệu cho thấy xu thế chung từ cuối thế kỷ 19 đến nay,

nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng lên đáng kể. Kết quả nghiên cứu hiện nay cho
thấy nhiệt độ không khí trung bình toàn cầu trong thế kỷ 20 đã tăng lên 0.74 0C (±
0.20C); trên đất liền, nhiệt độ tăng nhiều hơn trên biển và thập kỷ 1990 là thập kỷ
nóng nhất trong thiên nhiên kỷ vừa qua [21].
Thiên tai (bão, lũ, lụt, hạn hán, tố, lốc…) và các hiện tượng thời tiết cực đoan
(nắng nóng, rét đậm, rét hại, mưa lớn...) gia tăng. Theo tổ chức Khí tượng thế giới
(WMO) tại hội nghị các Bên Công ước khí hậu ở Cancun tháng 12/2010, các hiện
tượng thời tiết cực đoan lớn nhất trong năm 2010 là: Nắng nóng lịch sử gây cháy
rừng, hạn hán ở Liên Bang Nga, Ukraina, Beelarut và một số nước vùng Ban căng
(Châu Âu), Việt Nam…; giá rét ở Canada, Anh, Đông Bắc Trung Quốc..; hiện tượng
Lanina mạnh nhất trong vòng 30 năm qua. BĐKH gây ảnh hưởng đến lĩnh vực kinh
tế - xã hội, bao gồm các ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, năng lượng, giao
thông vận tải, công nghiệp và xây dựng, du lịch, sức khỏe con người; và lĩnh vực
môi trường bao gồm: tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, hệ sinh thái
và đa dạng sinh học, chất lượng không khí. Cộng đồng dễ bị tổn thương nhất bao
gồm: nông dân, ngư dân, các dân tộc thiểu số ở miền núi, người già, phụ nữ, trẻ em
và các tầng lớp nghèo nhất ở đô thị là những đối tượng ít có cơ hội lựa chọn [1].
Trong 6 tháng đầu năm 2011, tố lốc kinh hoàng xảy ra ở Mỹ làm chết hơn 500 người,
bị thương 750 người; hạn hán nặng nhất trong vòng 50 năm qua xảy ra ở miền Trung
của Trung Quốc, ảnh hưởng đến 34 triệu người, trong khi đó mưa lớn và lũ lụt nghiêm
trọng xảy ra ở 2 tỉnh phía Nam là Quý Châu và Hồ Nam làm 6 nghìn người phải sơ
tán. Theo tổ chức Oxfam (Anh), trong 9 tháng đầu năm 2010, có 21 nghìn người trên
thế giới đã chết vì lũ, lụt và hạn hán, gấp đôi cùng kỳ năm 2009 [6]. Sự suy giảm

11


năng suất nông nghiệp sẽ đe dọa vấn đề an ninh lương thực toàn cầu. Ước tính rằng,
mỗi năm có thể có hơn 3 triệu người bị chết vì suy dinh dưỡng, khoảng 100 đến 400
triệu người có nguy cơ bị đói và khoảng 1 đến 2 tỷ người sẽ không có đủ nước dùng

cho nhu cầu sinh hoạt [11].
1.2.2. Khái niệm về tính dễ bị tổn thương
Tính dễ bị tổn thương (vulnerability) thường được đề cập đến trong mối liên
hệ với những thảm họa tự nhiên và năng lực của cá nhân hoặc các nhóm xã hội trong
việc đương đầu với những thảm họa này. Trong bối cảnh BĐKH, tính dễ bị tổn thương
là “mức độ mà một hệ thống (tự nhiên, kinh tế, xã hội) có thể bị tổn thương do BĐKH
hoặc không có khả năng thích ứng trước những tác động bất lợi của BĐKH” [1]. Theo
khái niệm của Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC, 2001): tính tổn thương là
“mức độ một hệ thống tự nhiên hay xã hội có thể bị tổn thương hoặc không thể ứng
phó với các tác động bất lợi do BĐKH bao gồm các hình thái thời tiết cực đoan và
BĐKH” [21].
1.3. Quan điểm và cơ sở lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu
1.3.1. Đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH
Đánh giá tổn thương do BĐKH là đánh giá mức độ dễ bị ảnh hưởng của một
hoặc nhiều đối tượng (các cộng đồng, khu vực, nhóm người hoặc hoạt động kinh tế xã hội/ngành) dưới tác động của BĐKH. Mức độ dễ bị tổn thương của một đối tượng
không chỉ phụ thuộc vào bản chất của BĐKH mà còn phụ thuộc vào khả năng thích
ứng của đối tượng đó. Kết quả đánh giá tổn thương có thể được thể hiện trên ma trận
hoặc các bản đồ tổn thương chỉ ra các vùng/khu vực và nhóm dân cư có khả năng dễ
bị tổn thương cao do BĐKH.
Hiện nay có nhiều cách tiếp cận trong đánh giá tác động của BĐKH. Theo Ủy
ban liên chính phủ về BĐKH IPCC thì có 3 cách: tiếp cận tác động (impact approach),
tiếp cận tương tác (interaction approach) và tiếp cận tổng hợp (intergrated approach).
Mỗi cách tiếp cận có những điểm mạnh và điểm yếu hạn chế riêng, việc lựa chọn
cách tiếp cận nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như nhu cầu đánh giá, phạm

12


vi, khung thời gian và nguồn lực cho phép. Theo Fussel thì có thể chia ra thành 5
nhóm cách tiếp cận được áp dụng cho đánh giá tính dễ bị tổn thương nói chung và

đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đối khí hậu nói riêng đó là: Cách tiếp cận theo
rủi ro - hiểm họa; cách tiếp cận theo kinh tế - chính trị; cách tiếp cận theo mô hình
đáp ứng- phản hồi trong thiên tai; cách tiếp cận tổng hợp; cách tiếp cận theo khả năng
chống chịu (resilence) và các cách tiếp cận khác [27]. Tuy nhiên hiện nay không có
một phương pháp luận nào có thể áp dụng cho việc đánh giá tính dễ bị tổn thương
cho tất cả các hoàn cảnh và trường hợp, mà thường phụ thuộc vào yêu cầu của từng
trường hợp cụ thể và theo từng cơ quan thực hiện đánh giá.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp khác nhau để đánh giá tính
dễ bị tổn thương bởi BĐKH. Alex de Sherbinin và cộng sự sử dụng phương pháp tiếp
cận dựa vào các kịch bản kết hợp với những phương pháp tiếp cận mới đánh giá tính
dễ bị tổn thương từ dưới lên để nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thương tại 3 thành
phố là Mumbai, Rio de Janeiro và Thượng Hải [15]. Nghiên cứu này đãđánh giá một
số cản trở về mặt chính trị để chuẩn bị tốt hơn trong việc phòng ngừa thiên tai.
Viện Khoa học khí tượng thủy văn và Môi trường đã nghiên cứu và xây dựng
hướng dẫn “Đánh giá tác động của BĐKH và xác định các giải pháp thích ứng” nhằm
phục vụ cho công tác xây dựng kế hoạch hành động của các Bộ, ngành địa phương
với BĐKH [2]. Hướng dẫn sử dụng cách tiếp cận như sau:
- Đánh giá tác động của BĐKH ở thời điểm hiện tại sau đó đánh giá tác động
trong tương lai dựa vào các kịch bản kết hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường;
- Đánh giá tác động của BĐKH theo ngành, theo vùng địa lý, theo ranh giới
hệ sinh thái…
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH cũng khẳng định khả năng
tổn thương cần được đánh giá đối với từng lĩnh vực, khu vực, cộng đồng cả hiện tại và
tương lai. Khả năng tổn thương do BĐKH đối với một hệ thống phụ thuộc vào tính
chất, độ lớn, mức độ biến động khí hậu và những áp lực do BDKH mà hệ thống đó
phải hứng chịu, tính nhạy cảm cũng như năng lực thích ứng của hệ thống đó. Năng lực

13



thích ứng của một hệ thống phụ thuộc vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi
trường của hệ thống đó. Tác động tổng hợp của BDKH đối với hệ thống càng lớn và
năng lực thích ứng của hệ thống càng nhỏ thì khả năng tổn thương càng lớn [3].
Các nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến các vùng và địa phương của CECI
(2002-2005), Nguyễn Phú Quỳnh (2009-2011), Lê Hùng Nam (2011), Viện Quy
hoạch thủy lợi (2008) đã đánh giá sơ bộ tác động của nước biển dâng tại khu vực
đồng bằng sông Hồng, khu vực duyên hải miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long.
Trung tâm khí tượng thủy văn Biển đánh giá tính dễ bị tổn thương của dải ven bờ
Việt Nam - giai đoạn 1.
Thích ứng với BĐKH từ trước đến nay vẫn được coi là mối quan tâm thứ yếu
của các chương trình quốc tế về xóa đói giảm nghèovì giảm nhẹ tác động BĐKH
được coi là yêu cầu bắt buộc và cấp bách vì nó quyết định triển vọng tránh được các
hiểm họa của BĐKH trong tương lai để hướng tới một xã hội ít các bon. Tuy nhiên,
đối với các cộng đồng dễ bị tổn thương trước BĐKH thì thích ứng lại là một nhiệm
vụ cấp thiết [31]. Hơn nữa,“không được phép phó mặc cho người nghèo và những
người dễ bị tổn thương trên thế giới bị chìm hay tự bơi chỉ với năng lực yếu ớt của
mình” [10]. Điều đó có nghĩa là người nghèo và những người dễ bị tổn thương trước
tác động của BĐKH cũng cần được hỗ trợ để tăng cường năng lực thích ứng với
BĐKH. Thích ứng với BĐKH là “sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người
đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi nhằm mục đích giảm tính dễ bị tổn
thương do dao động hoặc BĐKH hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội
do nó mang lại [3]. Như vậy, thích ứng bao gồm những hoạt động điều chỉnh trong
các hệ thống tự nhiên và con người để đối phó với những tác động có thể có của
BĐKH, làm giảm bớt sự nguy hại hoặc khai thác những cơ hội có lợi từ BĐKH.
Các hoạt động thích ứng được thực hiện nhằm giảm thiểu tính dễ bị tổn thương.
Tổ chức CARE International ở Việt Nam tập trung nghiên cứu ở vùng núi phía
Bắc Việt Nam gồm các tỉnh Yên Bái, Lạng Sơn, Bắc Kạn và Thanh Hóa để đánh giá
tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng của các nhóm dân tộc thiểu số trong đóđề
cập tới tác động của BĐKH tới an ninh lương thực và thu nhập của người dân, nước


14


sinh hoạt, sức khỏe và di dân. Nghiên cứu ở Thanh Hóa cho thấy rằng các hiện tượng
thời tiết cực đoan: hạn hán, ngập lụt, thay đổi mùa đã tác động tới sản xuất nông
nghiệp làm cho thiếu đói, gia cầm, khai thác thủy sản bị ảnh hưởng. Ngoài ra báo cáo
cũng nhấn mạnh sự khác biệt giới về khả năng thích ứng [20]. Phương pháp luận phân
tích năng lực và tính dễ bị tổn thương - CVCA đã tạo ra một khuôn khổ phân tích tính
dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng với BĐKH ở cấp cộng đồng. Với nhận thức
rằng người dân địa phương phải điều khiển tương lai của họ, phương pháp luận
CVCA đặt ưu tiên cho kiến thức địa phương về rủi ro khí hậu và chiến lược thích ứng
trong quá trình thu thập và phân tích dữ liệu.
Một nghiên cứu khác về thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng của tác giả
Lâm Thị Thu Sửu ở khu vực sông Hương tỉnh Thừa Thiên Huế [9], trong đó cũng đề
cập tới các biện pháp thích ứng liên quan đến quản lý nguồn nước và đưa ra những
giải pháp thích ứng hiệu quả để hỗ trợ trực tiếp, làm đầu vào cho các kế hoạch địa
phương.
Hiện nay, có khoảng 70 tổ chức tại Việt Nam tham gia nghiên cứu và thực hiện
liên quan tới “tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng với BĐKH” tập chung vào
các vấn đề như: BĐKH và nông nghiệp bền vững, biển và ven biển với BĐKH, sức
khỏe cộng đồng và BĐKH, tài nguyên môi trường và BĐKH, nghiên cứu và vận động
chính sách với BĐKH. Tuy nhiên đánh giá tính dễ bị tổn thương trong sinh kế do
BĐKH của khu vực ven biển được đề cập rất ítcũng như các phương pháp xây dựng
các chỉ số tổn thương chưa được đề cập nhiều ở Việt Nam. Chính vì vậy nghiên cứu
của học viên áp dụng cho các phường ven biển thuộc quận Đồ Sơn, thành phố Hải
Phòng sẽ góp phần bổ sung thêm các nghiên cứu nói trên và thực nghiệm đánh giá tính
dễ bị tổn thương thông qua các chỉ số thành phần của sinh kế.
1.3.2. Bối cảnh nghiên cứu sinh kế bền vững
Sinh kế: Trong luận văn này chúng tôi sử dụng định nghĩa sinh kế của Bộ Phát
triển quốc tế Anh (DFID) năm 1999: “Sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản, bao

gồm cả các nguồn lực vật chất, xã hội và các hoạt động cần thiết để kiếm sống”. Sinh
kế bền vững (SLF): Sinh kế trở nên bền vững khi nó giải quyết được những căng
15


×