Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển tỉnh Khánh Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 116 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
_______________________________





ĐINH THỊ HẢI YẾN


ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
SINH KẾ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VEN BIỂN
TỈNH KHÁNH HÒA


LUẬN VĂN THẠC SĨ



Nha Trang - Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
_______________________________



ĐINH THỊ HẢI YẾN



ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
SINH KẾ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VEN BIỂN
TỈNH KHÁNH HÒA

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM ANH

Nha Trang - Năm 2014
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu, dữ
liệu và kết quả đưa ra trong luận văn là trung thực. Nội dung luận văn chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.

Tác giả


Đinh Thị Hải Yến




















ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới:
 Quý Thầy, Cô Trường Đại học Nha Trang vì những kiến thức được truyền đạt
trong suốt thời gian học tại trường.
 PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Anh vì sự hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
 ThS. Bùi Minh Sơn, trưởng phòng Tài nguyên nước – Khí tượng thủy văn, Sở
Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa.
 CN. Nguyễn Quốc Huy, Phạm Thị Tuyết, Nguyễn Thái Hà và ThS. Bùi Văn
Thúc vì sự giúp đỡ nhiệt tình trong việc điều tra hộ gia đình tại một số hộ ven
biển tỉnh Khánh Hòa.
 Lãnh đạo UBND thị xã Ninh Hòa, UBND xã Ninh Lộc và Ninh Vân vì sự cộng

tác và hỗ trợ tận tình trong quá trình thu thập dữ liệu.
 Người dân hai xã ven biển Ninh Lộc và Ninh Vân vì đã dành thời gian trả lời
các câu hỏi phỏng vấn.
 Gia đình, bè bạn vì sự động viên và khích lệ trong suốt thời gian thực hiện đề tài.

Nha Trang, tháng 11 năm 2014
Người viết


Đinh Thị Hải Yến
iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH x
DANH MỤC CÁC HÌNH x
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu 1

2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của luận văn 2

2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2
2.2 Câu hỏi nghiên cứu 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4. Phương pháp nghiên cứu 4


5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 4

6. Kết cấu luận văn 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KHUNG SINH KẾ BỀN
VỮNG 6
1.1

Biến đổi khí hậu 6

1.1.1 Các khái niệm liên quan đến biến đổi khí hậu 6
1.1.2 Thực trạng biến đổi khí hậu trên thế giới 7
1.1.3 Biến đổi khí hậu ở Việt Nam 10
1.2

Sinh kế bền vững 12

1.2.1 Khung sinh kế bền vững 13
1.2.2 Các khung sinh kế bền vững tiêu biểu 15
1.3.

Biến đổi khí hậu và sinh kế bền vững 17

1.3.1 Gắn kết biến đổi khí hậu với khung sinh kế bền vững 17
1.3.2 Khả năng bị tổn thương của sinh kế ven biển trước tác động của BĐKH 18
1.3.3 Năng lực thích ứng của sinh kế ven biển trước tác động của BĐKH 20
1.3.4 Hỗ trợ sinh kế để thích ứng với BĐKH 21
1.3.4.1 Các hình thức hỗ trợ sinh kế 21
1.3.4.2 Hỗ trợ sinh kế để thích ứng với BĐKH 21

1.4

Tổng quan về các kết quả nghiên cứu 22

1.4.1 Các nghiên cứu về ảnh hưởng của BĐKH đối với các quốc gia và vùng ven biển
trên thế giới và Việt Nam 22
1.4.2 Các nghiên cứu về khả năng bị tổn thương và năng lực thích ứng của sinh kế ven
biển trước tác động của BĐKH trên thế giới và Việt Nam 23
1.4.3 Các nghiên cứu về sinh kế ven biển trong bối cảnh BĐKH 24
1.4.4. Nhận xét chung về các nghiên cứu và khoảng trống cho luận văn…… 25

iv

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU 27
2.1

Nguồn dữ liệu 28

2.1.1 Dữ liệu thứ cấp 28
2.1.2 Dữ liệu sơ cấp 28
2.1.2.1 Thảo luận nhóm tập trung 28
2.1.2.2 Điều tra hộ gia đình 29
2.2

Phương pháp xử lý dữ liệu 30

2.2.1 Nhận diện những biểu hiện và ảnh hưởng của BĐKH đối với vùng ven biển tỉnh
Khánh Hòa: 30
2.2.2 Đánh giá nhận thức của các hộ gia đình ven biển tỉnh Khánh Hòa về khả năng bị
tổn thương trước tác động của BĐKH đối với các nhóm sinh kế khác nhau 30

2.2.3 Đánh giá năng lực thích ứng về sinh kế trước tác động của BĐKH đối với các nhóm
sinh kế khác nhau của các hộ gia đình ven biển tỉnh Khánh Hòa 31
2.2.4 Một số sinh kế bền vững và thích ứng với BĐKH cho cộng đồng ven biển Khánh
Hòa. 31
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33
3.1 Khái quát khu vực nghiên cứu 33
3.1.1 Tỉnh Khánh Hòa 33
3.1.1.1 Đặc điểm địa lý 33
3.1.1.2 Đặc điểm khí hậu 33
3.1.2 Xã Ninh Lộc – Thị xã Ninh Hòa – Tỉnh Khánh Hòa 34
3.1.2.1 Vị trí địa lý 34
3.1.2.2 Nhân khẩu- xã hội 34
3.1.2.3 Cơ sở hạ tầng 34
3.1.2.4 Đặc điểm kinh tế 35
3.1.3 Xã Ninh Vân – thị xã Ninh Hòa - tỉnh Khánh Hòa 36
3.1.3.1 Vị trí địa lý 36
3.1.3.2 Nhân khẩu- xã hội 37
3.1.3.3 Cơ sở hạ tầng 37
3.1.3.4 Đặc điểm kinh tế 38
3.2

Hiện trạng sinh kế hộ gia đình ven biển Khánh Hòa 38

3.2.1 Các nguồn lực sinh kế cơ bản 39
3.2.2 Các hoạt động sinh kế cơ bản 42
3.2.3 Các kết quả sinh kế 42
3.3

Nhận diện những ảnh hưởng của BĐKH đối với vùng ven biển tỉnh Khánh Hòa
43


3.3.1 Nhiệt độ: 44
3.3.2 Lượng mưa 44
3.3.3 Bão, áp thấp nhiệt đới 45
3.3.4 Lũ lụt 45
3.3.5 Hạn hán 45
3.3.6 Nhiễm mặn 46
3.3.7 Các loại thiên tai khác 46
3.4

Kết quả của cuộc thảo luận nhóm tập trung 46

v

3.4.1 Thảo luận nhóm lãnh đạo xã: 46
3.4.2 Cuộc thảo luận của cán bộ xã và người dân về các vấn đề BĐKH và ảnh hưởng của
BĐKH đến sinh kế: 48
3.3.3 Kết quả thảo luận về các hoạt động thích ứng với tình hình thời tiết thay đổi như
hiện nay 50
3.3.4 Kết quả thảo luận nhóm về sự hỗ trợ của địa phương, Nhà nước và đề xuất một số
sinh kế bền vững 52
3.3.4.1 Xã Ninh Vân, Thị xã Ninh Hòa: 52
3.3.4.2 Xã Ninh Lộc, Thị xã Ninh Hòa 53
3.4

Đánh giá nhận thức của các hộ gia đình ven biển tỉnh Khánh Hòa về khả năng
bị tổn thương trước tác động của BĐKH đối với các nhóm sinh kế khác nhau
54

3.4.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của mẫu nghiên cứu 54

3.4.2 Nhận thức của các hộ gia đình về BĐKH tại địa phương 57
3.4.3 Nhận thức của các hộ gia đình về khả năng bị tổn thương của sinh kế trước tác động
của BĐKH 59
3.4.3.1 Nhận thức của hộ gia đình về các nguồn lực sinh kế bị ảnh hưởng 59
3.4.3.2 Nhận thức của hộ gia đình về hoạt động sinh kế bị ảnh hưởng 60
3.4.3.3 Nhận thức của hộ gia đình về kết quả sinh kế bị ảnh hưởng 61
3.4.4 Các hoạt động thích ứng về sinh kế của hộ gia đình trước tác động của BĐKH 62
3.4.4.1 Các hoạt động thích ứng trong trồng trọt 62
3.4.4.2 Các hoạt động thích ứng trong chăn nuôi 63
3.4.4.3 Các hoạt động thích ứng đánh bắt thủy sản 63
3.4.4.4 Các hoạt động thích ứng trong nuôi trồng thủy sản 64
3.4.5 Nhu cầu đối với các hình thức hỗ trợ của Nhà nước 64
3.4.6 Đánh giá năng lực thích ứng về sinh kế trước tác động của BĐKH đối với các nhóm
sinh kế khác nhau của các hộ gia đình ven biển tỉnh Khánh Hòa 66
3.5

Phân tích tính bền vững và khả năng thích ứng với BĐKH của các sinh kế hiện
tại 68

3.5.1 Sinh kế trồng trọt 68
3.5.2 Sinh kế chăn nuôi 69
3.5.3 Sinh kế nuôi trồng thủy sản 70
3.5.4 Sinh kế đánh bắt thủy sản 72
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SINH KẾ NHẰM THÍCH
ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VEN BIỂN THỊ XÃ
NINH HÒA - TỈNH KHÁNH HÒA 75
4.1

Tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên. 76


4.2 Phát triển hệ thống hạ tầng địa phương và tăng cường đầu tư hệ thống thủy
lợi 76

4.3

Tăng cường chia sẻ và trao đổi thông tin ở địa phương và công tác truyền thông
về BĐKH 77

4.4

Cải thiện giáo dục và đào tạo tại địa phương 77

KẾT LUẬN 79
vi

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
PHỤ LỤC 1 85
PHỤ LỤC 2: KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG CỦA VIỆT
NAM (2012) 101

vii

1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ADB Ngân hàng phát triển châu Á (Asian Development Bank)
BĐKH Biến đổi khí hậu
DFID Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh
(Department for Internatinal Development)
ICEM Trung tâm Quốc tế về Quản lý Môi trường
(Internatinal Center for Invironmental Mannagement )

IMM Tổ chức Nghiên cứu Phát triển bền vững của Vương quốc Anh
IPCC Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu
ISPONRE Viện Chiến lược, Chính sách, Tài nguyên và Môi trường
(Institute of Strategy and Policy on Natural Resources and Environment)
MARD Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
(Ministry of Agriculture and Rural Development)
MONRE Bộ Tài nguyên và Môi trường
(Ministry of Natural Resources and Environment)
UNDP Chương trình Phát triển Liên hợp quốc
(United Nations Development Programme)
UNFCCC Công ước khung của Liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu
(United Nationals Framework Convention on Climate Change)
USAID Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ
(United States Agency for International Development)
WMO Tổ chức Khí tượng Thế giới(World Meteorological Ogranization )

viii

2 DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1-1: Khả năng bị tổn thương của sinh kế ven biển trước tác động của BĐKH 19
Bảng 1-2: Một số biện pháp thích ứng với BĐKH theo ngành 20
Bảng 1-3: Các hình thức hỗ trợ sinh kế để thích ứng với BĐKH 22
Bảng 2-1: Nhiệt độ và lượng mưa trung bình của tỉnh Khánh Hòa 33
Bảng 2-2: Các tiêu chí đánh giá tính bền vững và thích ứng của sinh kế 31
Bảng 3-1: Diện tích đất nông nghiệp 39
Bảng 3-2: Tiếp cận điện, đường giao thông, trường học 40
Bảng 3-3: Thu chi tiền mặt qua ngân hàng hàng năm và số dư tiền gửi tiết kiệm tại thời
điểm 31/12 hàng năm 40
Bảng 3-4: Dư nợ tín dụng ngắn hạn đến ngày 31/12 hàng năm 41
Bảng 3-5: Số lao động đang làm việc tỉnh Khánh Hòa 41

Bảng 3-6: Tiếp cận thông tin ở thị xã Ninh Hòa 42
Bảng 3-7: Tỷ lệ hộ lao động nông thôn phân theo ngành hoạt động 42
Bảng 3-8: Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng tỉnh Khánh Hòa 43
Bảng 3-9: Tỷ lệ thất nghiệp tại Khánh Hòa 43
Bảng 3-10: Tình trạng nghèo đói 43
Bảng 3-11: Bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Khánh Hòa và các tỉnh lân cận 45
Bảng 3-12: Đặc điểm nhân khẩu-xã hội các thành viên hộ gia đình 55
Bảng 3-13: Đánh giá về các tài sản của hộ gia đình 56
Bảng 3-14: Thu nhập trung bình của gia đình trong năm 2013 từ các nguồn thu nhập
(tính trên số hộ có loại hoạt động kinh tế này) 57
Bảng 3-15: Đánh giá của người trả lời về sự thay đổi thu nhập trong 2 năm qua 57
Bảng 3-16: Đánh giá mức độ xảy ra của BĐKH ở 2 xã ven biển, tỉnh Khánh Hòa 58
Bảng 3-17: Mức độ ảnh hưởng của BĐKH đến cuộc sống người dân tại 2 xã ven biển,
tỉnh Khánh Hòa 58
Bảng 3-18: Tài sản hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi BĐKH tại hai xã ven biển, tỉnh
Khánh Hòa 59
Bảng 3-19: Hoạt động sinh kế bị ảnh hưởng bởi BĐKH tại hai xã ven biển, tỉnh Khánh
Hòa 60
Bảng 3-20: Kết quả sinh kế bị ảnh hưởng bởi BĐKH tại hai xã ven biển, tỉnh Khánh
Hòa 61
ix

Bảng 3-21: Thích ứng trong trồng trọt 60
Bảng 3-22:Thích ứng trong chăn nuôi 63
Bảng 3-23: Thích ứng trong đánh bắt thủy sản 64
Bảng 3-24: Thích ứng trong nuôi trồng thủy sản 64
Bảng 3-25: Nhu cầu đối với các hình thức hỗ trợ của Nhà nước 65
Bảng 3-26: Điểm tổng hợp về tính bền vững về Kinh tế - Xã hội – Môi trường – Thể
chế và thích ứng với BĐKH 74
3

x

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1-1: Hiệu ứng nhà kính 7
Hình 1-2: Thiệt hại về kinh tế do thiên tai trong thời kỳ 2000 – 2009 11
Hình 1-3:Thiệt hại về con người do thiên tai trong thời kỳ 2000 – 2009 11
Hình 1-4: Khung sinh kế nông thôn bền vững Scoones, 1998 15
Hình 1-5: Khung sinh kế bền vững vùng ven biển của IMM (2004) 16
Hình 1-6: Ảnh hưởng của BĐKH đến sinh kế 18
Hình 2-1: Sơ đồ khung phân tích 27
Hình 3-1: Diễn biến nhiệt độ trung bình năm tại Nha Trang (1978-2010) 44
Hình 3-2: Diễn biến lượng mưa năm tại Nha Trang (1978-2010) 44







1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Trong thời gian gần đây, vấn đề biến đổi khí hậu (BĐKH), với các biểu hiện
chính là sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu, mực nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết
cực đoan, không chỉ thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học, mà đã trở
thành mối quan tâm của toàn nhân loại. Điều đó đã được minh chứng bởi sự ra đời của
Công ước chung về biến đổi khí hậu (UNFCC) năm 1992. Mười năm sau, sự ra mắt
báo cáo lần thứ 3 của Ủy ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) khẳng định hành tinh
của chúng ta đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ từ BĐKH và nước biển dâng.

Không dừng lại đó, năm 2007 trong báo cáo lần thứ 4, IPCC đã tái khẳng định và đưa
ra cảnh báo, BĐKH không còn là vấn đề của riêng một tổ chức hay một quốc gia nào,
nó là một hiểm họa tiềm tàng đang đe dọa cuộc sống của nhân loại cũng như tất cả các
loài sinh vật trên Trái đất.
Sinh kế bền vững (sustainable livelivhood) là chủ đề luôn được quan tâm trong
các tranh luận về phát triển, giảm nghèo và quản lý môi trường cả về phương diện lý
luận và thực tiễn. Về mặt lý luận, con người và những ưu tiên của con người được đặt
ở vị trí trung tâm của sự phát triển, cách tiếp cận này tập trung vào các hoạt động giảm
nghèo bằng cách để người nghèo tự xây dựng cuộc sống dựa trên các cơ hội của họ, hỗ
trợ tiếp cận các nguồn lực và giúp họ môi trường về thể chế và chính sách. Về mặt
thực tiễn, cách tiếp cận này xuất phát từ mối quan tâm về tính hiệu quả của hoạt động
phát triển với kỳ vọng rằng việc đặt trọng tâm vào con người sẽ tạo ra sự khác biệt
đáng kể trong việc đạt được các mục tiêu giảm nghèo. Chính vì vậy những nghiên cứu
về lý luận cũng như thực tiễn về sinh kế bền vững vẫn sẽ là chủ đề nóng khi những
nhu cầu của người nghèo luôn được ưu tiên trong mọi chính sách và hoạt động phát
triển của các quốc gia trên thế giới.
Gắn kết Sinh kế bền vững với Biến đổi khí hậu, có thể nhận thấy rằng BĐKH là
một yếu tố chủ chốt liên quan đến khả năng bị tổn thương của sinh kế. Trong bối cảnh
BĐKH ngày càng trở nên phức tạp cả ở hiện tại và tương lai, các sinh kế được đánh
giá không chỉ dựa vào việc các sinh kế này có bền vững trên cả 4 phương diện: kinh tế,
xã hội, môi trường và thể chế hay không mà còn dựa vào việc các sinh kế này có thể
thích ứng với BÐKH hay không.
Theo nhận định của UNDP, Việt Nam là 1 trong 5 nước đứng đầu thế giới dễ bị
tổn thương nhất trước BĐKH và thường xuyên phải gánh chịu sự tác động của thiên
2

tai. Trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình đã tăng khoảng 2-3
0
C và mực nước
biển đã dâng thêm khoảng 20cm. Dự đoán rằng vào cuối thế kỷ 21, theo kịch bản phát

thải cao, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng thêm 2,5 – 3,7
0
C và mực nước
biển có thể dâng thêm từ 78-95cm (Bộ TNMT Việt Nam, 2012). Nếu nhiệt độ trái đất
tăng thêm 2
0
C thì khoảng 22 triệu người Việt Nam sẽ mất nhà cửa và 45% diện tích
đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long sẽ ngập chìm trong nước biển
(Chaudhry. P and Ruysschaert. R, 2007).
Khánh Hòa là một tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ có bờ biển dài theo
đường mép nước và nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, khoảng 200 đảo lớn nhỏ ven biển và có
nhiều bãi tắm đẹp, thềm lục địa rất hẹp, đường đẳng sâu chạy sát bờ biển
(
). Chính điều kiện địa lý tự nhiên được xem là “địa lợi”
cho phát triển kinh tế - xã hội đó, nay trở nên dễ bị tổn thương bởi tác động của BĐKH
trên quy mô toàn cầu và khu vực, đặc biệt là ảnh hưởng của các hiện tượng khí hậu
cực đoan và nước biển dâng. Các sinh kế chính tại cộng đồng dân cư ven biển tỉnh
Khánh Hòa là sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, làm muối) và thủy sản
(đánh bắt, nuôi trồng, chế biến) đang ngày càng bị đe đọa trước tác động của BĐKH
bởi sự phụ thuộc vào các nguồn lực tự nhiên nhạy cảm với BĐKH. Chính vì vậy, xác
định được ảnh hưởng của BĐKH lên sinh kế ven biển và xây dựng sinh kế đó bền
vững đồng thời thích ứng với BĐKH là một nhu cầu cấp bách hiện nay trong bối cảnh
khí hậu ngày càng biến đổi bất thường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên vùng ven biển
nói chung - vùng ven biển tỉnh Khánh Hòa nói riêng.
Từ những vấn đề nêu trên, tác giả quyết định nghiên cứu “Ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển tỉnh Khánh Hòa” để làm đề
tài luận văn thạc sỹ.
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của luận văn
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở tiếp cận khung sinh kế bền vững SLF (Sustainable Livelihoods
Framework) gắn với hộ gia đình trong bối cảnh chịu tác động của BĐKH, nghiên cứu
hướng đến mục tiêu tổng thể là: đóng góp cho tỉnh Khánh Hòa có thêm sự hiểu biết
một cách có hệ thống về những rủi ro liên quan tới biến đổi khí hậu, đề xuất các sinh
kế bền vững và thích ứng với BĐKH dựa trên năng lực của địa phương và định hướng
chính sách của Nhà nước.
3

Những mục tiêu cụ thể
Qua nghiên cứu điển hình tại 2 xã Ninh Vân và Ninh Lộc của thị xã Ninh Hòa,
tỉnh Khánh Hòa, các mục tiêu nghiên cứu cụ thể bao gồm:
1. Xác định hiện trạng sinh kế của các hộ gia đình ven biển tỉnh Khánh Hòa.
2. Nhận diện những ảnh hưởng của BĐKH đối với vùng ven biển tỉnh Khánh Hòa.
3. Đánh giá nhận thức của các hộ gia đình ven biển tỉnh Khánh Hòa về khả năng
bị tổn thương trước tác động của BĐKH đối với các nhóm sinh kế khác nhau.
4. Đánh giá năng lực thích ứng về sinh kế trước tác động của BĐKH đối với các
nhóm sinh kế khác nhau của các hộ gia đình ven biển tỉnh Khánh Hòa.
5. Xác định các chính sách hỗ trợ sinh kế nhằm thích ứng với BĐKH cho cộng
đồng ven biển tỉnh Khánh Hòa.
2.2 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu này, nghiên cứu tập trung trả lời 5 câu hỏi chính sau:
1. Các hộ gia đình ven biển tỉnh Khánh Hòa đã sử dụng các nguồn lực sinh kế gì
để thực hiện các hoạt động sinh kế và đạt được các kết quả sinh kế gì?
2. BĐKH đã gây ra những ảnh hưởng gì cho các hộ gia đình ven biển tỉnh Khánh
Hòa?
3. Các hộ gia đình ven biển tỉnh Khánh Hòa nhận thức ra sao về khả năng tổn
thương của mình trước tác động của BĐKH đối với các nhóm sinh kế khác
nhau, cụ thể: BĐKH tác động đến các nguồn lực sinh kế như thế nào? Các
nguồn lực sinh kế (chịu ảnh hưởng của BĐKH) tác động ra sao đến hoạt động
sinh kế? Các hoạt động sinh kế (chịu ảnh hưởng của BĐKH) tác động gì đến

các kết quả sinh kế?
4. Các hộ gia đình ven biển tỉnh Khánh Hòa có năng lực thích ứng về sinh kế như
thế nào trước tác động của BĐKH?
5. Các sinh kế nào là bền vững và thích ứng nhất đối với cư dân ven biển tỉnh
Khánh Hòa và những gợi ý chính sách nào được rút ra?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Tác động, mức độ nhận thức và khả năng ứng phó của hộ gia đình với BĐKH;
ảnh hưởng của BĐKH đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển tỉnh Khánh Hòa,
bao gồm các vấn đề liên quan đến nguồn lực sinh kế, hoạt động sinh kế, kết quả sinh
4

kế, khả năng bị tổn thương và năng lực thích ứng trước tác động của BĐKH và các
hình thức hỗ trợ sinh kế.
Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về nhiều mặt nên tác giả chỉ thực hiện một số điều tra khảo sát
trong phạm vi các hộ gia đình tại 2 xã Ninh Vân và Ninh Lộc của thị xã Ninh Hòa,
tỉnh Khánh Hòa. Đây là hai xã ven biển có phần lớn các hộ dân sinh sống dựa vào tài
nguyên biển – cũng là những sinh kế trực tiếp chịu ảnh hưởng của BĐKH. Điều tra hộ
gia đình được tiến hành trong năm 2013 và đánh giá ảnh hưởng do biến đổi khí hậu
gây ra cho hộ gia đình trong 5 năm từ 2008 đến 2013.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu chủ yếu sử dụng cách tiếp cận khung sinh kế bền vững (SLF –
Sustainable Livehood Framework) đơn lẻ để phân tích những ảnh hưởng của BĐKH
đến sinh kế hộ gia đình, từ đó đề xuất một số hình thức hỗ trợ sinh kế thích ứng với
BĐKH. Đề tài sử dụng phương pháp phân tích thống kê, mô tả, so sánh dựa vào dữ
liệu từ thảo luận nhóm và điều tra hộ gia đình.
Phương pháp thu thập dữ liệu của đề tài:
- Số liệu thứ cấp: thu thập từ Niên giám thống kê thị xã Ninh Hòa các năm, các
dữ liệu được cung cấp bởi Ủy Ban Nhân Dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh

Khánh Hòa như: Bản đồ khu vực nghiên cứu, dữ liệu lịch sử về biểu hiện và mức độ
thiệt hại do bão lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng, sạt lở đất… gây ra trên
địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
- Số liệu sơ cấp: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua
phỏng vấn nhóm tập trung (Focus Group Discussions FGDs) bao gồm nhóm lãnh đạo
xã, nhóm trồng trọt, nhóm nuôi trồng thủy sản, nhóm đánh bắt thủy sản và điều tra trực
tiếp hộ gia đình (Household Survey) sinh sống tại các cộng đồng dân cư ven biển.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý thuyết:
Đề tài hệ thống hóa các lý thuyết nghiên cứu về BĐKH ở trong và ngoài nước.
Nghiên cứu đã tiếp cận theo hướng gắn kết khung sinh kế bền vững với yếu tố BÐKH
để phân tích khả năng bị tổn thương của sinh kế ven biển trước tác động của BÐKH và
chỉ ra cơ chế tác động: (i) BÐKH sẽ ảnh hưởng đến các nguồn lực sinh kế, (ii) các
nguồn lực sinh kế sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động sinh kế, (iii) các hoạt động sinh kế
5

sẽ tác động đến các kết quả sinh kế của các hộ gia đình. Kết quả và bộ dữ liệu của đề
tài có thể giúp phát triển các nghiên cứu tiếp theo.
Ý nghĩa thực tiễn:
Nghiên cứu chỉ ra được các sinh kế chính của cộng đồng ven biển tỉnh Khánh
Hòa, nhận thức của các hộ gia đình về khả năng bị tổn thương trước tác động của
BĐKH đối với các nhóm sinh kế khác nhau và cộng đồng ven biển đang thực hiện các
hoạt động thích ứng về sinh kế như thế nào. Từ phân tích đó, tác giả đưa ra một số gợi
ý chính sách để giúp cộng đồng ven biển thích ứng chủ động trước BĐKH, tạo ra một
môi trường thuận lợi cho các hộ gia đình thực hiện sinh kế bền vững.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về biến đổi khí hậu và khung sinh kế bền vững
Chương 2: Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương 4: Một số gợi ý chính sách hỗ trợ sinh kế nhằm thích ứng với biến đổi
khí hậu cho cộng đồng dân cư ven biển thị xã Ninh Hòa - tỉnh Khánh Hòa

6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ
KHUNG SINH KẾ BỀN VỮNG
1.1 Biến đổi khí hậu
1.1.1 Các khái niệm liên quan đến biến đổi khí hậu
Thời tiết là “trạng thái khí quyển tại một địa điểm nhất định được xác định
bằng tổ hợp các yếu tố như: nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa,…”. Khí hậu là
“trạng thái trung bình theo thời gian (thường là 30 năm) của thời tiết” (Bộ Tài nguyên
và Môi trường, 2008).
Nếu như thời tiết thể hiện sự thay đổi hàng ngày về các yếu tố như nhiệt độ, áp
suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa,… và có tính thất thường thì khí hậu thể hiện sự thay đổi
lâu dài về các yếu tố đó và thường có tính ổn định.
Biến đổi khí hậu “là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/
hoặc sự giao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài
thập kỷ hoặc dài hơn” (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008)
Khả năng bị tổn thương là mức độ mà một hệ thống (tự nhiên, xã hội, kinh tế)
dễ bị tác động, hoặc không thể đương đầu với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu,
hoặc không có khả năng thích ứng với những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu
(IPCC TAR, 2001).
Thích ứng là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh
hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do dao động
và biến đổi khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại.
Các loại khác nhau của thích ứng có thể phân biệt, bao gồm thích ứng lần đầu và thích
ứng với sự tác động ngược lại, thích ứng của cá nhân và thích ứng của cộng đồng,
thích ứng đột xuất và thích ứng theo kế hoạch (IPCC TAR, 2001).
Khả năng thích ứng là khả năng của một hệ thống để thích ứng với biến đổi

khí hậu, để kiểm duyệt các thiệt hại tiềm năng, để tận dụng những lợi thế của cơ hội,
hoặc để đối phó với những hậu quả (IPCC TAR, 2001).
Kịch bản biến đổi khí hậu là giả định có cơ sở khoa học và tính tin cậy về sự
tiến triển trong tương lai của các mối quan hệ kinh tế - xã hội, GDP, phát thải khí nhà
kính, BĐKH và mực nước biển dâng. Lưu ý rằng, kịch bản BĐKH khác với dự báo
thời tiết và dự báo khí hậu là nó đưa ra quan điểm về mối ràng buộc giữa phát triển và
hành động (Kịch bản biến đổi khí hậu tỉnh Bến Tre, 2011).
7

1.1.2 Thực trạng biến đổi khí hậu trên thế giới
Nếu như cách đây khoảng 10 năm, thế giới vẫn còn hoài nghi và tranh luận về
vấn đề liệu BĐKH trên thực tế có xảy ra hay không và có phải do con người gây ra
hay không thì ngày nay, cuộc tranh luận này không còn nữa và sự hoài nghi ngày càng
thu hẹp. Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của IPCC (2007) đã phản ánh sự đồng thuận rộng
rãi về mặt khoa học khi cho rằng BĐKH là có thật và do con người gây ra. Mặc dù
hiện vẫn còn nhiều điều chưa biết chắc chắn về tốc độ nóng lên của trái đất, thời gian
chính xác và các hình thức tác động, nhưng những nguy cơ gắn liền với thực trạng các
lớp băng lớn trên trái đất đang tan ra ngày một nhanh, nhiệt độ các đại dương tăng lên,
các hệ sinh thái rừng nhiệt đới bị hủy hoại và những hậu quả khác có thể xảy ra là
hoàn toàn có thật (UNDP, 2008).
Việc tăng đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và thay đổi sử dụng đất đã và đang tiếp
tục phát ra và làm tăng số lượng các khí nhà kính vào bầu khí quyển của Trái đất. Các
khí nhà kính bao gồm khí carbonic (CO
2
), khí mêtan (CH
4
) và khí ôxit nitơ (N
2
O), và
sự gia tăng những chất khí này là nguyên nhân làm gia tăng đáng kể lượng nhiệt từ

mặt trời chiếu xuống bầu khí quyển của trái đất, điều mà lẽ ra trong điều kiện bình
thường nó được bức xạ trở lại vào không gian (Hình 1.1).

Hình 1.1: Hiệu ứng nhà kính
Nguồn:
Sự gia tăng nhiệt đã dẫn đến hiệu ứng nhà kính và hậu quả cuối cùng là BĐKH.
Các bằng chứng khoa học chỉ ra thế giới của chúng ta đang trải qua những thay đổi khí
hậu bất thường đã được xây dựng rất thuyết phục và nhanh chóng (IPCC, 2007).
8

Những đặc điểm chính của BĐKH là sự tăng lên của nhiệt độ trung bình toàn cầu (sự
ấm lên của trái đất); sự phân bố lượng mưa không đều, tần suất mưa thay đổi, gây ra
hiện tượng ngập lụt và hạn hán ở một số nơi; sự tan chảy của các núi băng, sông băng,
giảm lượng tuyết bao phủ; gia tăng nhiệt độ nước biển, tính axit đại dương do nước
biển hấp thụ nhiệt và khí carbonic từ bầu khí quyển. Hiện tượng ấm lên toàn cầu và
băng tan làm cho mực nước biển dâng. Nước biển dâng lên cao, gây ra hiện tượng xâm
nhập mặn nghiêm trọng. Mực nước biển dâng kết hợp với BĐKH xảy ra đột ngột làm
cho hạn hán, bão, lũ lụt xảy ra bất thường với sức tàn phá chưa từng có gây thiệt hại
nghiêm trọng đến đời sống kinh tế của người dân và giảm sút nghiêm trọng tính đa
dạng sinh học trên trái đất.
BĐKH còn gây ra những thay đổi vật lý tác động đáng kể đến đặc tính sinh học
các loài thông qua một loạt các hệ thống tự nhiên. Ví dụ trên khắp Bắc Mỹ các loại cây
thay lá và ra hoa sớm hơn, các loài chim, bướm, lưỡng cư và các loài động vật hoang
dã khác sinh sản và di cư sớm hơn; các loài khác cũng đang di chuyển lên phía Bắc và
khu vực cao hơn (Parmesan and Galbraith, 2004; Parmesan and Yohe, 2003; Root, et
al. 2003). Nhiệt độ nước biển trong các rạn san hô tăng lên ở miền Nam Florida,
Caribbean, và các quần đảo Thái Bình Dương đã góp phần làm cho hiện tượng “tẩy
trắng” san hô và bệnh dịch xảy ra nhanh chưa từng có (Donner, Knutson,
Oppenheimer, 2006; Harvell, et al, 2007). Tần suất và cường độ bão tăng lên, nước
biển dâng và xâm nhập mặn là những nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm môi trường

sống những vùng đất ngập nước ven biển từ bờ biển Đại Tây Dương đến vịnh Mexico
(Janetos, et al. 2008; Kennedy, et al. 2002; Field, et al. 2001). Các loài hải sản: cá hồi,
các vược… trong vùng từ miền Bắc California đến phía Tây Bắc Thái Bình Dương
đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng bởi thay đổi khí hậu gây ra sự nóng lên toàn cầu,
tác động tiêu cực đến điều kiện môi trường sống trong suốt chu kỳ sống phức tạp của
chúng. Hệ thống rừng và đồng cỏ trên khắp phương Tây đã bị tổn hại nghiêm trọng
bởi hạn hán, cháy rừng thảm khốc, dịch côn trùng, và các loài xâm hại gia tăng
(NSTC, 2008; Ryan, et al, 2008; Fischlin, et al, 2007). Một số nghiên cứu cho rằng
một số khu vực của Bắc Mỹ sẽ trải qua những thay đổi trong các quần xã sinh vật, theo
đó các thành phần và chức năng của hệ sinh thái trong khu vực sẽ thay đổi (Fischlin,
A., et al, 2007; Gonzalez, Neilson, và Drapek, 2005).
Theo báo cáo của Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC, 2007),
BĐKH sẽ có nhiều tác động tiêu cực và được thể hiện qua các hiện tượng như: sự gia
9

tăng tần số của sóng nhiệt, tăng cường độ bão và lũ lụt, nước biển dâng, sạt lở đất ven
biển và sự xâm nhập mặn. Mực nước biển dâng đặt ra một mối đe dọa đặc biệt lớn cho
các nước có mật độ dân số lớn và hoạt động kinh tế ở khu vực ven biển. Nước biển
dâng sẽ làm tăng tính nhạy cảm của cộng đồng dân cư và hệ sinh thái ven biển do hiện
tượng ngập lụt xảy ra thường xuyên ở khu vực có địa hình thấp, sự tác động ngày càng
nghiêm trọng của những trận lũ lụt, sự gia tăng sạt lở đất ven biển và xâm nhập mặn
(Mclean, 2001). Bờ biển sẽ rút lui hàng trăm mét, gây nên sự biến mất của các vùng
đầm lầy. Nguồn nước ngọt sẽ bị ảnh hưởng do sự nhiễm mặn của nước bề mặt và
nguồn nước ngầm do nước biển. Cuối cùng, nước biển dâng sẽ dẫn đến sự di dời của
hàng triệu người dân, thiệt hại đáng kể tới tài sản và cơ sở hạ tầng và sự mất mát
nghiêm trọng của các hệ sinh thái ven biển vào cuối thế kỷ 21 (Nicholls và
Lowe, 2004).
Các tác động sinh thái liên quan đến BĐKH làm trầm trọng thêm các áp lực
khác trên các hệ thống tự nhiên. Khoảng một nửa số hệ san hô trên thế giới bị “tẩy
trắng” do nước biển ấm lên. Tính axit ngày càng cao ở các đại dương cũng là một mối

đe dọa đối với các hệ sinh thái biển về lâu dài. Nếu nhiệt độ tăng lên 3
0
C thì 20-30%
các loài sinh vật trên đất liền có nguy cơ bị tuyệt chủng (United Nations Development
program, 2007). Các mối đe dọa hàng đầu đối với đa dạng sinh học bao gồm phá hủy
môi trường sống, thay đổi quá trình sinh thái quan trọng như hỏa hoạn, sự lây lan của
các loài có hại, và sự xuất hiện của các tác nhân gây bệnh mới và dịch bệnh (Wilcove,
et al, 1998). Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu kết luận trong báo cáo khoa
học gần đây nhất rằng một triệu loài thực vật và động vật trên khắp thế giới có thể bị
đe dọa tuyệt chủng từ nay đến năm 2050 nếu chúng ta không thực hiện các hoạt động
có ý nghĩa để giải quyết vấn đề (IPCC, 2007).
Hơn nữa, trong Báo cáo IPCC đã dự đoán về những tác động của biến đổi khí
hậu trong tương lai (IPCC, 2007d), dựa trên những tư liệu khoa học có giá trị. Có tính
đến một loạt các kịch bản phát thải và đưa ra các khoảng thời gian không chắc chắn
khác nhau, báo cáo dự báo rằng trái đất sẽ nóng thêm lên khoảng 0,2
0
C mỗi thập kỷ
trong 2 thập kỷ tới. Dự đoán dựa trên mô hình, mực nước biển toàn cầu cuối thế kỷ 21
tăng lên trong khoảng từ 0,18 đến 0,59 m và thay đổi lượng mưa sẽ xảy ra phức tạp,
các hiện tượng hạn hán và lũ lụt xảy ra thường xuyên và dữ dội hơn (Solomon et al.
2007).
10

1.1.3 Biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á, Việt Nam là một trong những
quốc gia trên thế giới phải chịu nhiều ảnh hưởng của các kiểu thời tiết khắc nghiệt và
thường xuyên phải chịu ảnh hưởng của bão biển, bão nhiệt đới và áp thấp nhiệt đới.
Những thiên tai này thường xuyên gây ra ngập lụt ở những vùng trũng (ví dụ như trận
lụt tại Hà Nội tháng 11 năm 2008), gây ra lũ tại các vùng đồng bằng (ví dụ như ở đồng
bằng sông Cửu Long vào năm 2000 và 2001) và bão lũ thường xuyên (khu vực miền

Trung). Tại các khu vực địa hình cao, mưa lớn thường gây ra lũ quét, sạt lở đất, làm
tăng lượng phù sa bồi lắng trong các con sông, từ đó dẫn đến tình trạng ngập lụt nặng
nề hơn ở hạ lưu. Ngoài việc hứng chịu những tác động bất thường của thời tiết, Việt
Nam còn phải gánh chịu những mối nguy hại kéo dài khác như hạn hán, xâm nhập
mặn vào cửa sông gây ảnh hưởng lớn đến sinh kế nông nghiệp và thủy sản.
Biến đổi khí hậu đang ngày càng được biểu hiện rõ nét ở Việt Nam. Trong
khoảng 50 năm qua (1958 - 2007), nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam đã tăng
khoảng 2-3
o
C. Nhiệt độ mùa đông có xu hướng tăng nhanh hơn so với nhiệt độ mùa hè
và nhiệt độ ở các khu vực phía Bắc tăng nhanh hơn so với khu vực phía Nam. Mực
nước biển tại trạm Hòn Dáu trung bình dâng khoảng 3 mm/năm; tức đã dâng khoảng
20 cm trong vòng 50 năm qua. Bên cạnh sự gia tăng nhiệt độ và mực nước biển, lượng
mưa tính trung bình trên cả nước trong 50 năm qua đã giảm khoảng 2%/năm mặc dù
lượng mưa có xu hướng tăng ở vùng khí hậu phía Nam và giảm ở vùng khí hậu phía
Bắc. Các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng, đặc biệt là bão có cường độ mạnh xuất
hiện nhiều hơn và mùa bão kết thúc muộn hơn, các đợt không khí lạnh gây rét đậm, rét
hại có xu hướng kéo dài (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012).
Trong những năm qua, dưới tác động của biến đổi khí hậu, tần suất và cường độ
thiên tai ngày càng gia tăng ở Việt Nam, gây ra nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản,
các cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hóa, xã hội, và tác động xấu đến môi trường. Trong
giai đoạn 2001-2010, các loại thiên tai như bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, úng ngập, hạn
hán, xâm nhập mặn và các thiên tai khác đã làm thiệt hại về tài sản ước tính chiếm
khoảng 1,5% GDP/năm (Chiến lược Quốc gia về Biến đổi khí hậu, 2011).



11



Hình 1-2: Thiệt hại về kinh tế do thiên tai trong thời kỳ 2000 – 2009
Nguồn: Văn phòng ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, 2010


Hình 1-3:Thiệt hại về con người do thiên tai trong thời kỳ 2000 – 2009
Nguồn: Văn phòng ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, 2010

Tác động của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam là rất nghiêm trọng, đã, đang
và sẽ gây trở ngại cho việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và sự phát
triển bền vững của đất nước. Những ngành/lĩnhvực được đánh giá là dễ bị tổn thương
do biến đổi khí hậu ở Việt Nam bao gồm: nông nghiệp và an ninh lương thực, tài
nguyên nước, sức khỏe và nơi cư trú. Các khu vực dễ bị tổn thương bao gồm: dải ven
biển (bao gồm cả vùng đồng bằng ven biển hàng năm chịu ảnh hưởng của bão, nước
biển dâng và lũ lụt), vùng núi (những nơi thường xuyên xảy ra lũ quét, sạt lở đất).
Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và đồng
bằng sông Cửu Long là những khu vực dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu ở
Việt Nam. Các cộng đồng dễ bị tổn thương bao gồm nông dân, ngư dân, các dân tộc
thiểu số ở miền núi, người già, phụ nữ, trẻ em và nhóm người nghèo ở các khu đô thị
(Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008).
12

Kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam được xây dựng và công bố
năm 2009 theo các kịch bản phát thải khí nhà kính ở mức thấp (B1), trung bình (B2)
và cao (A2, A1FI). Kế thừa các nghiên cứu đã có và trên cơ sở các kết quả tính toán
của các mô hình khí hậu ở Việt Nam, các kịch bản phát thải khí nhà kính được chọn
nhằm cập nhật kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam trong thế kỷ 21 công
bố năm 2012 được dựa trên các kịch bản phát thải của IPCC bao gồm: B1, A1T (nhóm
kịch bản phát thải thấp); B2, A1B (nhóm kịch bản phát thải trung bình) và A2, A1FI
(nhóm kịch bản phát thải cao). Thời kỳ cơ sở để so sánh sự thay đổi của khí hậu trong
thế kỷ 21 là giai đoạn 1980-1999, cũng là giai đoạn được IPCC dùng trong báo cáo

đánh giá năm 2007. Theo kịch bản phát thải trung bình, BĐKH ở Việt Nam trong thời
gian tới được dự đoán như sau:
- Theo kịch bản phát thải thấp: đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm tăng
từ 1,6 đến 2,2
0
C, lượng mưa tăng từ 2-6%, nước biển dâng từ 49-64cm.
- Theo kịch bản phát thải trung bình: đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm
tăng từ 2 đến 3
0
C, lượng mưa tăng từ 2-7%, nước biển dâng từ 57-73cm.
- Theo kịch bản phát thải cao: đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm tăng
từ 2,5 đến 3,7
0
C, lượng mưa tăng từ 2-10%, nước biển dâng từ 78-95cm.
1.2 Sinh kế bền vững
Theo Chambers và Conway (1992), tính bền vững của sinh kế được đánh giá
trên hai phương diện: bền vững về môi trường (đề cập đến khả năng của sinh kế trong
việc bảo tồn hoặc tăng cường các nguồn lực tự nhiên, đặc biệt cho các thế hệ tương
lai) và bền vững về xã hội (đề cập đến khả năng của sinh kế trong việc giải quyết
những căng thẳng và đột biến). Một sinh kế được xem là bền vững khi nó phát huy
được tiềm năng con người để từ đó sản xuất và duy trì phương tiện kiếm sống của họ.
Nó phải có khả năng đương đầu và vượt qua áp lực cũng như các thay đổi bất ngờ.
Không được khai thác hoặc gây bất lợi cho môi trường hoặc cho các sinh kế khác ở
hiện tại và tương lai, thực tế là nó nên thúc đẩy sự hòa hợp giữa chúng và mang lại
những điều tốt đẹp cho các thế hệ tương lai.
Sau này, các nghiên cứu của Scoones (1998), DFID (2001) và Solesbury (2003)
đã phát triển tính bền vững của sinh kế trên cả phương diện kinh tế và thể chế và đi
đến thống nhất đưa ra một số tiêu chí đánh giá tính bền vững của sinh kế trên 4
phương diện: kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế.
13


- Bền vững về kinh tế: đạt được và duy trì một mức phúc lợi kinh tế cơ bản và
mức phúc lợi kinh tế này có thể khác nhau giữa các khu vực.
- Bền vững về xã hội: đạt được khi sự phân biệt xã hội được giảm thiểu và công
bằng xã hội được tối đa.
- Bền vững về môi trường: được đánh giá thông qua việc sử dụng bền vững hơn
các nguồn lực tự nhiên (đất, nước, rừng, biển,…), không hủy hoại môi trường (ô
nhiễm, suy thoái môi trường).
- Bền vững về thể chế: được đánh giá thông qua một số tiêu chí: hệ thống pháp lý
được xây dựng đầy đủ và đồng bộ, quy trình hoạch định chính sách có sự tham gia của
người dân, các cơ quan/tổ chức ở khu vực công và khu vực tư hoạt động có hiệu quả;
từ đó tạo ra môi trường thuận lợi về thể chế và chính sách để giúp các sinh kế được cải
thiện liên tục theo thời gian.
Theo các tác giả trên, cả 4 phương diện này đều có vai trò quan trọng như nhau và
cần tìm ra một sự cân bằng tối ưu cho cả 4 phương diện.
1.2.1 Khung sinh kế bền vững
Các khung sinh kế bền vững đều phân tích sự tác động qua lại của 5 nhóm yếu
tố ảnh hưởng đến sinh kế hộ gia đình là: (i) nguồn lực sinh kế; (ii) hoạt động sinh kế,
(iii) kết quả sinh kế, (iv) các qui trình về thể chế và chính sách, và (v) bối cảnh bên
ngoài (DFID, 2001).
* Nguồn lực sinh kế
Khả năng tiếp cận của con người đối với các nguồn lực sinh kế được coi là yếu
tố trọng tâm trong cách tiếp cận về sinh kế bền vững. Có 5 loại nguồn lực sinh kế:
• Nguồn lực tự nhiên: bao gồm các nguồn tài nguyên có trong môi trường tự
nhiên mà con người có thể sử dụng để thực hiện các hoạt động sinh kế, ví dụ như đất
đai, rừng, tài nguyên biển, nước, không khí, đa dạng sinh học,…
• Nguồn lực vật chất: bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản hỗ trợ cho các
hoạt động sinh kế, như: đường giao thông, nhà ở, cấp nước, thoát nước, năng lượng
(điện), thông tin,…
• Nguồn lực tài chính: bao gồm các nguồn vốn khác nhau mà con người sử

dụng để đạt được các mục tiêu sinh kế, bao gồm các khoản tiền tiết kiệm, tiền mặt,
trang sức, các khoản vay, các khoản thu nhập,…

×