Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Đánh giá tính bền vững của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện thường tín, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 91 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN HỒNG HƢNG NAM

ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG
CỦA CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TẠI HUYỆN THƢỜNG TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG

HÀ NỘI - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN HỒNG HƢNG NAM

ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG
CỦA CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TẠI HUYỆN THƢỜNG TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG
Chuyên ngành: KHOA HỌC BỀN VỮNG
Mã số: 8900201.03QTD

Người hướng dẫn khoa học: TS. Tạ Đình Thi

HÀ NỘI - 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện
dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Tạ Đình Thi, không sao chép các công trình
nghiên cứu của ngƣời khác. Số liệu và kết quả của luận văn chƣa từng đƣợc công bố ở
bất kì một công trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng và đƣợc trích dẫn
đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.
Tác giả

Nguyễn Hồng Hƣng Nam

i


LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều
đơn vị và cá nhân. Tôi xin ghi nhận và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những tập thể, cá
nhân đã dành cho tôi sự giúp đỡ quý báu đó.
uất phát từ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn các
thầy cô. Đ c biệt, tôi xin g i lời cảm ơn chân thành đến TS Tạ Đình Thi, ngƣời thầy
kính mến đã hết lòng giúp đỡ và trực tiếp hƣớng dẫn tôi, tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp quý báu và chỉ bảo tận tình của
các thầy cô giáo trong Khoa Các khoa học liên ngành; các tập thể và cá nhân đã tạo
điều kiện để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Qua đây, tôi cũng xin g i lời cảm ơn tới các bác, cô chú, anh, chị, các đồng chí
lãnh đạo Uỷ ban nhân dân huyện Thƣờng Tín, các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên
Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, Phòng Kinh tế, Trạm Khuyến nông huyện và Uỷ

ban nhân dân các xã đã tạo điều kiện cho tôi về thời gian và cung cấp số liệu giúp tôi
thực hiện đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới gia đình,
ngƣời thân, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt việc học
tập, nghiên cứu của mình trong suốt quá trình học tập vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu đó!
Tôi xin kính chúc các thầy cô giáo, các bác, các cô chú, anh chị cùng toàn thể các
bạn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công!
Hà Nội, ngày 08 tháng 3 năm 2019
Tác giả

Nguyễn Hồng Hƣng Nam

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................v
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............4
1.1.

Cơ sở lý luận về đánh giá tính bền vững trong s dụng đất nông nghiệp .............4

1.1.1.


Một số khái niệm ............................................................................................... 4

1.1.2.

Quan điểm s dụng đất bền vững ......................................................................7

1.1.3. Phƣơng pháp đánh giá tính bền vững s dụng đất nông nghiệp của một số
nƣớc trên thế giới .............................................................................................................9
1.1.4.
1.2.

Phƣơng pháp đánh giá đất theo chỉ dẫn của FAO ...........................................10
Tổng quan vấn đề nghiên cứu .............................................................................12

1.2.1.

Tình hình đánh giá s dụng đất nông nghiệp trên thế giới .............................. 12

1.2.2.

Tình hình đánh giá s dụng đất nông nghiệp trong nƣớc ................................ 14

CHƢƠNG II. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......18
2.1.

Phạm vi, đối tƣợng, nội dung nghiên cứu ........................................................... 18

2.1.1.


Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................... 18

2.1.2.

Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................................18

2.1.3.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................18

2.2.

Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................18

2.2.1.

Phƣơng pháp tiếp cận .......................................................................................18

2.2.2.

Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................19

CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................22
3.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trƣờng huyện Thƣờng Tín ...............22

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 22


3.1.2.

Điều kiện kinh tế, xã hội và môi trƣờng .......................................................... 24

3.1.3.

Tình hình phát triển nông nghiệp của huyện Thƣờng Tín ............................... 29

3.2.
Tín

Hiện trạng s dụng đất, biến động đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thƣờng
............................................................................................................................. 37

3.2.1.

Hiện trạng s dụng đất nông nghiệp của huyện Thƣờng Tín năm 2017 .........37

3.2.2.
2017

Tình hình biến động đất nông nghiệp của huyện Thƣờng Tín giai đoạn 2010 –
.......................................................................................................................... 41
iii


3.2.3.
3.3.


Các loại hình s dụng đất nông nghiệp chính ..................................................44
Đánh giá tính bền vững s dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ................49

3.3.1.

Bền vững về kinh tế .........................................................................................49

3.3.2.

Bền vững về xã hội .......................................................................................... 53

3.3.3.

Bền vững về môi trƣờng ..................................................................................58

3.3.4.

Đánh giá tổng hợp tính bền vững.....................................................................65

3.4. Đề xuất định hƣớng và giải pháp s dụng đất nông nghiệp bền vững trên toàn
huyện Thƣờng Tín .........................................................................................................67
3.4.1.

Nhóm giải pháp về hoàn thiện chính sách, quy hoạch.....................................67

3.4.2.

Nhóm giải pháp về khoa học kỹ thuật ............................................................. 68

3.4.3.


Nhóm giải pháp kinh tế ....................................................................................69

3.4.4.

Nhóm giải pháp về cơ sở hạ tầng .....................................................................71

3.4.5.

Nhóm giải pháp về bảo vệ môi trƣờng ............................................................ 72

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 75
PHỤ LỤC .........................................................................................................................i

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVKT

Bền vững kinh tế

BVMT

Bền vững môi trƣờng

BVXH

Bền vững xã hội


FAO

Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
(Food and Agriculture Organization of the United Nations)

GTGT

Giá trị gia tăng

GTSX

Giá trị sản xuất

HQSX

Hiệu quả sản xuất

LUT

Loại hình s dụng đất
(Land use type)

UBND

Ủy ban nhân dân

UN

Liên Hiệp Quốc (United Nations)


UNEP

Chƣơng trình Môi trƣờng Liên Hiệp Quốc
(United Nations Environment Programme)

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Quy trình đánh giá đất bao của FAO ............................................................ 12
Bảng 3.1. Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế huyện Thƣờng Tín giai đoạn 2011 – 2018
.......................................................................................................................................25
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu ngành chăn nuôi huyện Thƣờng Tín ....................................35
Bảng 3.3. Giá trị sản xuất thủy sản và diện tích nuôi trồng thủy sản huyện Thƣờng Tín
giai đoạn 2011-2018 ......................................................................................................36
Bảng 3.4. Hiện trạng s dụng đất năm 2017 của huyện Thƣờng Tín ........................... 38
Bảng 3.5. Biến động diện tích đất nông nghiệp huyện Thƣờng Tín trong giai đoạn
2010 - 2017 ....................................................................................................................42
Bảng 3.6. Phân bố diện tích đất nông nghiệp huyện Thƣờng Tín .................................44
Bảng 3.7. Các loại hình s dụng đất của huyện Thƣờng Tín ........................................45
Bảng 3.8. Bảng phân cấp chỉ tiêu đánh giá bền vững kinh tế của các loại hình s dụng
đất ở huyện Thƣờng Tín ................................................................................................ 49
Bảng 3.9. Đánh giá tính bền vững kinh tế các LUT ở 03 vùng.....................................50
Bảng 3.10. Bảng phân cấp chỉ tiêu đánh giá bền vững xã hội của các loại hình s dụng
đất ở huyện Thƣờng Tín ................................................................................................ 54
Bảng 3.11. Đánh giá tính bền vững xã hội các LUT ở 03 vùng ....................................55
Bảng 3.12. Bảng phân cấp chỉ tiêu đánh giá bền vững xã hội của các loại hình s dụng
đất ở huyện Thƣờng Tín ................................................................................................ 59
Bảng 3.13. So sánh mức phân bón thực tế của một số cây trồng với tiêu chuẩn bón

phân cân đối và hợp lý ở huyện Thƣờng Tín ................................................................ 60
Bảng 3.14. Mức độ s dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật ....................................62
Bảng 3.15. Đánh giá tính bền vững môi trƣờng các LUT ở 03 vùng............................ 64
Bảng 3.16. Chấm điểm tính bền vững ...........................................................................65
Bảng 3.17. Tổng hợp tính bền vững kinh tế - xã hội – môi trƣờng đối với các loại hình
s dụng đất huyện Thƣờng Tín .....................................................................................66

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Giá trị sản xuất và tỷ trọng của nội bộ nông nghiệp huyện Thƣờng Tín ......29
Hình 3.2. Giá trị sản xuất và tỷ trọng của ngành trồng trọt huyện Thƣờng Tín ............31
Hình 3.3. Tình hình sản xuất lúa giai đoạn 2011-2018 của huyện Thƣờng Tín ...........32
Hình 3.4. Giá trị sản xuất cây hàng năm khác trong cơ cấu ngành trồng trọt ...............33
Hình 3.5. Giá trị sản xuất và tỷ trọng của ngành chăn nuôi huyện Thƣờng Tín ...........34
Hình 3.6. Bản đồ hiện trạng s dụng đất năm 2017 huyện Thƣờng Tín, thành phố Hà
Nội tỷ lệ 1:25.000 ..........................................................................................................41
Hình 3.7. Biến động diện tích các loại hình s dụng đất nông nghiệp huyện Thƣờng
Tín trong giai đoạn 2010 – 2017 ...................................................................................43
Hình 3.8. Phân bổ diện tích đất nông nghiệp huyện Thƣờng Tín theo 03 vùng ...........45
Hình 3.9. Vùng trồng cam canh xã Tự Nhiên ............................................................... 46
Hình 3.10. Vùng trồng rau laghim xã Tân Minh ........................................................... 46
Hình 3.11. Ruộng lúa 2 vụ xã Dũng Tiến đang trong thời gian để đất phơi ải .............47
Hình 3.12. Vùng trồng quất xã Tự Nhiên ......................................................................47
Hình 3.13. Vùng trồng hoa đào xã Vân Tảo..................................................................48
Hình 3.14. Ngƣời dân thu hoạch hành lá tại xã Vân Tảo ..............................................48

vii



MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Đất đai là tài nguyên vô cùng quan trọng của con ngƣời. Trong lòng đất chứa
những loại tài nguyên thiên nhiên, trên m t đất là nơi sinh sống của con ngƣời, là nơi
canh tác nông nghiệp, nơi xây dựng các khu dân cƣ, các nhà máy công nghiệp, các cơ
sở kinh tế, văn hóa, xã hội.
Đất đai đƣợc coi là yếu tố chính của sản xuất chính nông nghiệp. Bất kể sự tiến
bộ của công nghiệp và sự suy giảm của nông nghiệp thì vấn đề sản xuất nông nghiệp
và cung ứng lƣơng thực vẫn luôn quan trọng. Thực tế là sự gia tăng dân số bùng nổ ở
một số nơi trên thế giới đang nhanh chóng vƣợt xa sự tăng trƣởng của sản lƣợng nông
nghiệp. Nhƣ vậy, cần nhiều lƣơng thực để đáp ứng nhu cầu của dân số ngày càng tăng
trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm do nhiều nguyên nhân nhƣ quá
trình đô thị hóa, quá trình canh tác nông nghiệp thiếu bền vững của con ngƣời, biến
đổi khí hậu và nƣớc biển dâng,…
Chính vì vậy, việc s dụng đất sản xuất nông nghiệp không chỉ đơn thuần là phát
triển kinh tế, để tạo ra lƣơng thực mà còn phải gắn liền với bảo vệ môi trƣờng. Việc
đánh giá và s dụng tài nguyên đất nông nghiệp một cách bền vững là vấn đề cấp thiết
đối với thế giới ngày nay, nhận đƣợc sự quan tâm từ các nhà khoa học trên thế giới và
ở Việt Nam.
Trong 1/4 thế kỷ qua, ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt đƣợc những tiến bộ to
lớn. Năng suất lúa của các hộ nông dân nhỏ tăng đều, cộng với thâm canh trong những
năm 1990 và những năm tiếp theo là nhân tố chính giúp Việt Nam giảm nghèo, bảo
đảm an ninh lƣơng thực quốc gia và ổn định xã hội. Chỉ trong một thời gian tƣơng đối
ngắn, Việt Nam đã vƣơn lên trở thành nƣớc cung cấp lớn trên thế giới một loạt các m t
hàng nông sản.
Huyện Thƣờng Tín, thành phố Hà Nội là vùng đất đang trong quá trình đô thị hoá
nhanh nên có nhiều tiềm năng cho việc phát triển kinh tế. Về nông nghiệp, do phải thu
hẹp diện tích đất canh tác nên diện tích cây trồng của huyện không tăng nhƣng năng
suất cây trồng vẫn tăng theo hƣớng ổn định, nhất là năng suất lúa. Sản lƣợng lƣơng

thực tăng cũng đã tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển, cơ cấu ngành chăn nuôi cũng
thay đổi mạnh theo hƣớng đàn trâu bò, đàn lợn giảm, và gia cầm tăng mạnh. Một phần

1


diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả đƣợc chuyển đổi để trồng rau, cây ăn quả ho c
nuôi trồng thủy sản mang lại lợi ích kinh tế cao hơn.
Tuy nhiên, việc khai thác, s dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện còn chƣa
có cơ sở khoa học và chƣa hoạch định một cách rõ ràng. M t khác, hiện tƣợng s dụng
đất nông nghiệp lãng phí, gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng vẫn còn diễn ra ở một số nơi
trong huyện.
uất phát từ thực tế đó, học viên chọn đề tài: “Đánh giá tính bền vững của các
loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội”,
nhằm góp phần phát triển kinh tế – xã hội của huyện.
2. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu tổng quát
- Đánh giá đƣợc tính bền vững của các loại hình s dụng đất nông nghiệp tại
huyện Thƣờng Tín và đề xuất định hƣớng, giải pháp s dụng đất bền vững cho sản
xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thƣờng Tín, thành phố Hà Nội.
b. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá đƣợc thực trạng s dụng đất nông nghiệp tại huyện Thƣờng Tín, thành
phố Hà Nội.
- Đánh giá đƣợc tính bền vững của các loại hình s dụng đất nông nghiệp tại
huyện Thƣờng Tín, thành phố Hà Nội theo nguyên tắc đánh giá đất của FAO áp dụng
tại Việt Nam.
- Đề xuất định hƣớng, giải pháp s dụng đất bền vững cho sản xuất nông nghiệp
trên địa bàn huyện Thƣờng Tín, thành phố Hà Nội.
3. Dự kiến những đóng góp của đề tài
- Nghiên cứu dự kiến sẽ đề xuất định hƣớng s dụng đất bền vững, làm cơ sở cho

quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng hiệu quả và bền vững tại huyện
Thƣờng Tín, thành phố Hà Nội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Đất sản xuất nông nghiệp (đất lúa, trồng cây hằng năm,
đất trồng cây lâu năm) và các loại hình, các kiểu s dụng đất chủ yếu.
- Khách thể nghiên cứu: huyện Thƣờng Tín, thành phố Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: tại huyện Thƣờng Tín, thành phố Hà Nội
2


+ Về thời gian: 2011 - 2018
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng I. Cơ sở lý luận và tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chƣơng II. Đối tƣợng, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng III. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3


CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Cơ sở lý luận về đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp

1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1.

Khái niệm về đất


Theo FAO, đất là một tài nguyên thiên nhiên thiết yếu, không chỉ cho sự sống
còn và thịnh vƣợng của nhân loại, mà còn duy trì tất cả các hệ sinh thái trên m t đất.
FAO định nghĩa đất đai là: Đất và tài nguyên đất đề cập đến một khu vực có thể phân
định đƣợc trên bề m t trái đất, bao gồm tất cả các thuộc tính của sinh quyển ngay trên
ho c dƣới bề m t, bao gồm cả các khí hậu gần bề m t, các dạng đất và địa hình, thủy
văn bề m t, các lớp trầm tích gần bề m t và trữ lƣợng nƣớc ngầm và địa chất liên
quan, quần thể động thực vật, mô hình định cƣ của con ngƣời và kết quả vật lý của
hoạt động của con ngƣời trong quá khứ và hiện tại (FAO/UNEP, 1997).
Ở Việt Nam, các nhà kinh tế, thổ nhƣỡng nhận định đất đai là một nhân tố sinh
thái. Với khái niệm này, đất đai bao gồm: Khí hậu, dáng đất, địa hình địa mạo, thổ
nhƣỡng, thủy văn, thảm thực vật tự nhiên bao gồm cả rừng, cỏ dại trên đồng ruộng, đất
tự nhiên, những biến đổi của đất do hoạt động của con ngƣời (Đào Châu Thu và
Nguyễn Khang, 1998).
Đất là một phần của vỏ trái đất, nó là lớp phủ lục địa mà bên dƣới nó là đá và
khoáng sinh ra nó, bên trên là thảm thực bì và khí quyển. Đất là lớp m t tƣơi xốp của
lục địa có khả năng sản sinh ra sản phẩm của cây trồng. Đất là lớp phủ thổ nhƣỡng là
thổ quyển, là một vật thể tự nhiên, mà nguồn gốc của thể tự nhiên đó là do hợp điểm
của 4 thể tự nhiên khác của hành tinh là thạch quyển, khí quyển, thủy quyển và sinh
quyển. Sự tác động qua lại của bốn quyển trên và thổ quyển có tính thƣờng xuyên và
cơ bản (Nguyễn Thế Đ ng và Nguyễn Thế Hùng, 1999).
Nhƣ vậy, có thể hiểu đất không chỉ đơn giản là địa hình bề m t, mà bao gồm các
đ c điểm nhƣ trầm tích bề m t, tài nguyên nƣớc và khí hậu, và hệ thực vật và động vật
đã phát triển do sự tƣơng tác của các điều kiện này. Kết quả của các hoạt động của con
ngƣời nhƣ những thay đổi do trồng trọt hay những công trình đƣợc xây dựng cũng
đƣợc coi là đ c điểm của đất. Thay đổi một trong các yếu tố, ví dụ nhƣ s dụng đất, có
tác động tới các yếu tố khác nhƣ hệ thực vật và động vật, đất, nƣớc m t và khí hậu. Vì
vậy, đất là một tài nguyên thiên nhiên thiết yếu, cho cả sự sống còn và thịnh vƣợng của
nhân loại, và để duy trì tất cả các hệ sinh thái trên cạn.
4



1.1.1.2.

Khái niệm đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp đƣợc định nghĩa bao gồm đất trồng trọt, đất trồng trọt vĩnh viễn
ho c đồng cỏ vĩnh viễn. Đất trồng trọt là đất trồng các loại cây trồng tạm thời nhƣ ngũ
cốc, đồng cỏ tạm thời để cắt cỏ ho c làm đồng cỏ. Đất trồng trọt vĩnh viễn là đất trồng
các loại cây trồng s dụng đất trong thời gian dài và không cần phải trồng lại sau mỗi
vụ thu hoạch nhƣ cây ăn quả (không bao gồm đất trồng cây lấy gỗ). Đồng cỏ vĩnh viễn
là đất đƣợc s dụng từ năm năm trở lên để làm thức ăn gia súc, bao gồm cả cây trồng
tự nhiên và tự trồng (UN, 1997).
Tại Việt Nam, Luật đất đai năm 2013 phân loại đất đai thành 3 nhóm chính: đất
nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chƣa s dụng.
Đất nông nghiệp là đất s dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về
nông nghệp, lâm nghiệp, chăn nuôi thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển
rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất sản xuất lâm nghiệp, đất
nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.
Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây: a) Đất trồng cây hàng năm
gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; b) Đất trồng cây lâu năm; c) Đất
rừng sản xuất; d) Đất rừng phòng hộ; đ) Đất rừng đ c dụng; e) Đất nuôi trồng thủy
sản; g) Đất làm muối; h) Đất nông nghiệp khác gồm đất s dụng để xây dựng nhà kính
và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không
trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật
khác đƣợc pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục
đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ƣơm tạo cây giống, con giống và đất trồng
hoa, cây cảnh.
Nhƣ vậy, đất nông nghiệp thƣờng là đất dành cho nông nghiệp, đƣợc s dụng để
trồng trọt ho c chăn nuôi nhằm cung cấp lƣơng thực cho con ngƣời. Đất nông nghiệp

đóng vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia, tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất
lƣơng thực để cung cấp cho ngƣời dân. Khi dân số tăng kéo theo nhu cầu sản xuất tăng
có thể gây ra suy thoái tài nguyên đất. Nếu có các chiến lƣợc quản lý và công nghệ sản
xuất phù hợp sẽ đáp ứng đƣợc nhu cầu lƣơng thực mà không làm suy giảm tài nguyên
đất. Nguồn đất nông nghiệp dồi dào với chất lƣợng phù hợp và công nghệ sản xuất hợp
lý là rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng khi dân số ngày càng tăng.

5


1.1.1.3.

Sử dụng đất và những yếu tố ảnh hưởng

S dụng đất đƣợc đ c trƣng bởi sự sắp xếp, hoạt động và đầu vào của con ngƣời
nhằm sản xuất, thay đổi ho c duy trì một loại che phủ đất nhất định (Di Gregorio và
Jansen, 1998). S dụng đất đƣợc xác định theo cách này thiết lập một liên kết trực tiếp
giữa việc che phủ đất và hành động của con ngƣời trong môi trƣờng.
FAO cũng định nghĩa: S dụng đất liên quan đến các sản phẩm và lợi ích thu
đƣợc từ việc s dụng đất cũng nhƣ các hoạt động quản lý đất đai do con ngƣời thực
hiện để tạo ra những sản phẩm và lợi ích đó (FAO, 1999).
Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc s dụng đất bao gồm hầu hết mọi yếu tố ảnh
hƣởng đến hoạt động của con ngƣời, bao gồm văn hóa địa phƣơng (ƣu tiên thực
phẩm), kinh tế (nhu cầu về sản phẩm cụ thể, ƣu đãi tài chính), điều kiện môi trƣờng
(chất lƣợng đất, địa hình, độ ẩm), chính sách đất đai & các chƣơng trình phát triển
(chƣơng trình nông nghiệp, xây dựng đƣờng bộ, phân vùng) và cả hoạt động của con
ngƣời trong quá khứ (suy thoái đất, thủy lợi và đƣờng bộ) (Erle Ellis, 2007).
Có thể chia các yếu tố ảnh hƣởng chủ yếu đến việc s dụng đất bao gồm:
- Yếu tố tự nhiên: Mỗi vùng có sự khác biệt về điều kiện tự nhiên nhƣ ánh sáng,
nhiệt độ, lƣợng mƣa, không khí, thủy văn, địa hình,… sẽ gây ra sự khác nhau về các

đ c tính vật lý của đất nhƣ độ phì nhiêu của đất, tính chất thoát nƣớc của đất, độ dốc
của đất... ảnh hƣởng đến cách s dụng đất. Vì vậy, cần tuân theo các quy luật của tự
nhiên để tăng hiệu quả s dụng đất.
- Yếu tố kinh tế: Các yếu tố kinh tế cũng cần đƣợc xem xét, chẳng hạn nhƣ nhu
cầu cho một loại thực phẩm, khoảng cách giữa đất tới thị trƣờng để cây trồng dễ hỏng
có thể đƣợc giao đúng hạn, nhu cầu hay các khuyến khích tài chính đối với các cách s
dụng đất khác nhau...
- Yếu tố xã hội: Các yếu tố xã hội ảnh hƣởng đến việc s dụng đất có thể bao
gồm quy mô dân số, luật pháp và chính sách của Chính phủ về mở rộng và s dụng đất
đai. Các yếu tố về tập quán canh tác, phƣơng thức tổ chức sản xuất cũng có tác động
lớn đến việc s dụng đất nông nghiệp.
Nhƣ vậy, các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội giữ vị trí và có tác động khác nhau
đến việc s dụng đất. Vì vậy, cần dựa vào các yếu tố trên để tìm ra những điểm thuận
lợi và khó khăn nhằm s dụng đất nông nghiệp đạt hiệu quả cao và bền vững.

6


1.1.2. Quan điểm sử dụng đất bền vững
1.1.2.1.

Sử dụng đất bền vững

Đất cung cấp môi trƣờng cho sản xuất nông nghiệp, nhƣng cũng là điều kiện thiết
yếu để cải thiện, quản lý môi trƣờng. Đất có các chức năng nhƣ bể chứa cho khí nhà
kính, tái tạo chất dinh dƣỡng, cải thiện và lọc các chất ô nhiễm, và truyền dẫn và làm
sạch nƣớc nhƣ một phần của chu kỳ thủy văn. Mục tiêu của s dụng đất bền vững là
hài hòa các mục tiêu về môi trƣờng, kinh tế và xã hội vì lợi ích của các thế hệ hiện tại
và tƣơng lai, đồng thời duy trì và nâng cao chất lƣợng tài nguyên đất (Smyth và
Dumanski, 1993). S dụng đất bền vững là việc s dụng đất để đáp ứng nhu cầu thay

đổi của con ngƣời (nông, lâm nghiệp, bảo tồn), đồng thời đảm bảo các chức năng kinh
tế xã hội và sinh thái lâu dài của đất.
S dụng đất bền vững là một yêu cầu cần thiết cho phát triển nông nghiệp bền
vững và nó là yếu tố chính để đạt mục tiêu phát triển bền vững. Phát triển nông nghiệp
bền vững, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và thúc đẩy s dụng đất đai bền vững là
những mục tiêu chính của chƣơng trình đầu tƣ nông thôn mới. S dụng đất đai bền
vững kết hợp các công nghệ, chính sách và hoạt động nhằm tích hợp các nguyên tắc
kinh tế xã hội với các mối quan tâm về môi trƣờng.
Năm 1991, FAO đã đƣa ra 5 nguyên tắc để s dụng đất bền vững nhƣ sau:
+ Duy trì và tăng cƣờng sản xuất (năng suất)
+ Giảm mức độ rủi ro sản xuất và tăng cƣờng năng lực của đất để chống lại các
quá trình suy thoái (tính ổn định / khả năng phục hồi)
+ Bảo vệ tiềm năng tài nguyên thiên nhiên và ngăn ch n suy thoái chất lƣợng đất
và nƣớc (bảo vệ)
+ Có hiệu quả kinh tế (khả năng tồn tại)
+ Đƣợc xã hội chấp nhận và đảm bảo quyền tiếp cận các lợi ích từ việc s dụng
đất đai (khả năng chấp nhận / công bằng)
Định nghĩa và các tiêu chí này của FAO là các nguyên tắc cơ bản và là nền tảng
để s dụng đất đai bền vững. Mọi đánh giá về tính bền vững phải dựa trên các mục
tiêu sau: năng suất, tính ổn định/ khả năng phục hồi, bảo vệ, khả năng tồn tại và khả
năng chấp nhận/công bằng (Smyth và Dumanski, 1993). Định nghĩa và các tiêu chí
này đã đƣợc th nghiệm tại một số quốc gia và đƣợc đánh giá là cung cấp hƣớng dẫn
hữu ích để đánh giá tính bền vững các loại hình s dụng đất.
7


Nhƣ vậy, s dụng đất bền vững là khái niệm tổng hợp, liên quan đến tất cả các
lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trƣờng, nhằm đáp ứng các nhu cầu thế hệ hiện tại và
tƣơng lai. Khái niệm s dụng đất đai không chỉ bao gồm s dụng đất cho mục đích
nông nghiệp và lâm nghiệp mà còn s dụng đất cho các khu định cƣ, khu công nghiệp,

đƣờng giao thông... Việc s dụng đất có thể đƣợc gọi là bền vững chỉ khi đạt đƣợc sự
phân bố không gian của các mục đích s dụng khác nhau, để đảm bảo đa dạng sinh
học và giữ cân bằng sinh thái của toàn hệ thống. S dụng đất bền vững là sự kết hợp
công nghệ, chính sách và hoạt động nhằm tích hợp các nguyên tắc kinh tế xã hội với
các mối quan tâm về môi trƣờng.
1.1.2.2.

Sử dụng đất nông nghiệp bền vững

Theo định nghĩa của FAO, phát triển nông nghiệp bền vững là: “Quản lý và bảo
tồn tài nguyên thiên nhiên, và định hƣớng thay đổi công nghệ và thể chế theo cách
đảm bảo đạt đƣợc và tiếp tục đáp ứng nhu cầu của con ngƣời cho các thế hệ hiện tại và
tƣơng lai. Phát triển nông nghiệp bền vững là bảo tồn tài nguyên đất, nƣớc, thực vật và
động vật, không suy thoái về môi trƣờng, phù hợp về m t kỹ thuật, khả thi về m t kinh
tế và đƣợc xã hội chấp nhận.”
Theo quan điểm các nhà khoa học Việt Nam, hệ thống nông nghiệp bền vững là
hệ thống có sản lƣợng chấp nhận đƣợc ho c tăng lên, thoả mãn nhu cầu của con ngƣời
ngày một nâng cao; một hệ thống có năng suất tăng liên tục, đảm bảo có hiệu quả kinh
tế cao và an toàn sinh thái, thông qua sự quản lý các nguồn lợi thiên nhiên và đầu tƣ,
với những tổn hại ít nhất đối với môi trƣờng và ít nguy hiểm nhất đối với con ngƣời.
Nông nghiệp bền vững phải đƣợc xem xét ở các khía cạnh sinh thái và kinh tế- xã hội.
Hệ thống nông nghiệp bền vững là hệ thống quản lý đất bền vững, không làm suy
thoái đất, ho c làm ô nhiễm môi trƣờng, trong khi đáp ứng đƣợc những nhu cầu cần
thiết của cuộc sống con ngƣời (Trần Danh Thìn, 2011).
Qua các quan điểm trên, s dụng đất nông nghiệp bền vững phải đáp ứng nhu cầu
của các thế hệ hiện tại và tƣơng lai cho các sản phẩm và dịch vụ của mình, đồng thời
đảm bảo lợi nhuận, sức khỏe môi trƣờng và công bằng về kinh tế và xã hội. S dụng
đất nông nghiệp bền vững phải nuôi dƣỡng các hệ sinh thái khỏe mạnh và hỗ trợ quản
lý bền vững tài nguyên đất, nƣớc và tài nguyên thiên nhiên, đồng thời đảm bảo an ninh
lƣơng thực.


8


Tính bền vững chỉ có thể đạt đƣợc thông qua những nỗ lực chung của những
ngƣời chịu trách nhiệm quản lý tài nguyên. Điều này đòi hỏi chính sách trao quyền cho
nông dân và những ngƣời ra quyết định s dụng đất ở địa phƣơng để đạt đƣợc lợi ích
khi s dụng đất bền vững, nhƣng cũng phải chịu trách nhiệm cho việc s dụng đất
không phù hợp (World Bank, 1997).
Nhƣ vậy, tích hợp lợi ích kinh tế, xã hội và môi trƣờng một cách toàn diện là cần
thiết để đạt đƣợc các mục tiêu của s dụng đất đai bền vững. Điều này đòi hỏi các mối
quan tâm về môi trƣờng và hiệu quả kinh tế, xã hội phải đƣợc coi trọng nhƣ nhau trong
việc đánh giá tác động của các dự án phát triển nông nghiệp.
Nhìn chung, việc s dụng đất nông nghiệp bền vững đƣợc thể hiện trong 3 yêu
cầu sau:
- Bền vững về m t kinh tế: s dụng đất nông nghiệp phải mang lại hiệu quả kinh
tế cao. Sản phẩm nông nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại địa phƣơng và có thể
phục vụ xuất khẩu, tùy theo mục tiêu phát triển nông nghiệp của từng địa phƣơng.
- Bền vững về m t xã hội: s dụng đất nông nghiệp phải thu hút đƣợc nhiều lao
động và đảm bảo đời sống ngƣời dân của khu vực nông thôn. Đáp ứng nhu cầu cuộc
sống hàng ngày của nông hộ cùng với việc đảm bảo an ninh lƣơng thực là những điều
cần quan tâm.
- Bền vững về m t môi trƣờng: s dụng đất nông nghiệp phải bảo vệ và duy trì
đƣợc độ màu mỡ của đất, ngăn ch n sự thoái hóa đất, bảo vệ môi trƣờng và bảo tồn đa
dạng sinh học.
Ba yêu cầu bền vững về kinh tế, xã hội và môi trƣờng là các yêu cầu cần xem xét
và đánh giá đối với các loại hình s dụng đất hiện tại, giúp cho việc định hƣớng phát
triển nông nghiệp ở từng vùng.
Đã đến lúc, cần phải giải quyết thách thức toàn cầu khi phải sản xuất nhiều lƣơng
thực hơn để cung cấp cho dân số toàn cầu đang tăng nhanh, đồng thời bảo tồn tiềm

năng sản xuất sinh học, khả năng phục hồi và duy trì môi trƣờng của đất. S dụng đất
bền vững nếu đƣợc thực hiện đúng sẽ đảm bảo rằng nông nghiệp trở thành một phần
của giải pháp môi trƣờng, thay vì vẫn là một vấn đề môi trƣờng.
1.1.3. Phương pháp đánh giá tính bền vững sử dụng đất nông nghiệp của một số
nước trên thế giới
1.1.3.1.

Phương pháp đánh giá đất đai của Liên Xô (cũ)
9


Phƣơng pháp đánh giá đất đai của Liên

ô (cũ) đƣợc hình thành từ đầu năm

1950 và sau đó đƣợc hoàn thiện vào năm 1986. Đánh giá đất đƣợc thực hiện theo hai
hƣớng: đánh giá chung và đánh giá riêng, chỉ tiêu đánh giá là: (i) Năng suất – giá
thành sản phẩm; (ii) Mức hoàn vốn (rúp/ha); (iii) Địa tô cấp sai (phần lãi thuần tuý).
Khi đánh giá, cần lấy cây trồng làm gốc để đánh giá và nhất thiết phải là cây ngũ
cốc và cây họ đậu. Đơn vị đánh giá là các chủng đất, quy định đánh giá cho cây có
tƣới, đất đƣợc tiêu úng, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ cắt và đồng cỏ chăn nuôi
thả Đánh giá đất bao gồm 3 bƣớc: (1) Đánh giá lớp phủ thổ nhƣỡng; (2) Đánh giá khả
năng sản xuất của đất; (3) Đánh giá kinh tế đất (Huỳnh Văn Chƣơng, 2011).
Đối với các loại hình s dụng đất nông nghiệp, việc phân hạng thích hợp đất đai
mới chỉ tập trung chủ yếu vào đánh giá các yếu tố tự nhiên của đất đai và chƣa xem xét
kỹ đến khía cạnh kinh tế - xã hội, môi trƣờng.
1.1.3.2.

Phương pháp đánh giá đất đai ở Hoa Kỳ


Hoa Kỳ đề xuất phƣơng pháp đánh giá đất đai vào những năm 1961. Theo Bộ
Nông nghiệp Hoa kỳ, việc đánh giá đất chủ yếu dựa vào yếu tố hạn chế, đó là những
tính chất đất đai gây trở ngại cho việc s dụng đất. Ở Hoa Kỳ việc đánh giá đất đƣợc
áp dụng rộng rãi theo 2 phƣơng pháp:
- Phƣơng pháp đánh giá đất tổng hợp: Lấy năng suất cây trồng trong nhiều năm
làm tiêu chuẩn và chú ý đi sâu vào phân hạng đất đai cho từng loại cây trồng. Phƣơng
pháp này chia lãnh thổ thành các tổ hợp đất (đơn vị đất đai) và tiến hành đánh giá đất
đai theo năng suất bình quân của cây trồng trong nhiều năm (thƣờng là lớn hơn 10
năm) và chú ý đánh giá cho từng loại cây trồng (thƣờng chọn lúa mì là đối tƣợng
chính). Qua đó các nhà nông học xác định các mối tƣơng quan giữa đất và các giống
lúa mì để đề ra các biện pháp tăng năng suất.
- Phƣơng pháp đánh giá đất theo yếu tố: Bằng cách thống kê các yếu tố tự nhiên
và kinh tế để so sánh, lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm để làm mốc so sánh lợi nhuận ở
các loại đất khác nhau (Huỳnh Văn Chƣơng, 2011).
1.1.4. Phương pháp đánh giá đất theo chỉ dẫn của FAO
Đến năm 1970, nhiều quốc gia đã phát triển hệ thống đánh giá đất đai của riêng
mình. Điều này làm cho việc trao đổi thông tin khó khăn và cần có một cuộc thảo luận
tầm quốc tế để đạt đƣợc một số tiêu chuẩn hóa. Năm 1976, FAO đã tập hợp một số
lƣợng lớn các chuyên gia về đánh giá đất đai, từ FAO và từ nhiều quốc gia khác nhau
10


để đóng góp xây dựng “Khung đánh giá đất đai” để phục vụ việc lập quy hoạch, kế
hoạch s dụng đất, đóng góp vào việc s dụng tài nguyên đất của con ngƣời một cách
hiệu quả.
Đánh giá đất có liên quan đến việc đánh giá hiệu suất đất khi đƣợc s dụng cho
các mục đích cụ thể. Tuy nhiên, thƣờng thì đánh giá đất liên quan đến sự thay đổi và
tác động của việc s dụng đất. Đánh giá đất có tính đến kinh tế, hậu quả xã hội đối với
ngƣời dân trong khu vực và quốc gia liên quan, và hậu quả, có lợi hay bất lợi cho môi
trƣờng (FAO, 1976).

Đề cƣơng và các tài liệu hƣớng dẫn đánh giá đất của FAO mang tính khái quát
toàn bộ những nguyên tắc và nội dung cũng nhƣ các bƣớc tiến hành quy trình đánh giá
đất cùng với những gợi ý và ví dụ minh hoạ giúp cho các nhà khoa học đất ở các nƣớc
khác nhau tham khảo, tuỳ theo điều kiện sinh thái, đất đai và sản xuất của từng nƣớc
mà vận dụng những tài liệu của FAO cho phù hợp và có kết quả tại nƣớc mình (Đào
Châu Thu, Nguyễn Khang, 1998).
Nhƣ vậy, đánh giá đất theo FAO phải đƣợc xem xét trên phạm vi rất rộng lớn,
bao gồm cả không gian, thời gian, cần xem xét cả tự nhiên, kinh tế và xã hội (Đào
Châu Thu, Nguyễn Khang, 1998).
Yêu cầu chính trong đánh giá đất theo FAO là gắn liền đánh giá đất và quy hoạch
s dụng đất, coi đánh giá đất là một phần của quá trình quy hoạch s dụng đất. Vì vậy
những yêu cầu cần phải đạt đƣợc là: (1) Thu thập đƣợc những thông tin phù hợp về
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu; (2) Đánh giá đƣợc khả
năng thích hợp của vùng đất đó với các mục tiêu s dụng khác nhau và theo nhu cầu
của con ngƣời; (3) Phải xác định đƣợc mức độ chi tiết đánh giá đất theo quy mô và
phạm vi quy hoạch toàn quốc, tỉnh, huyện ho c cơ sở sản xuất; (4) Mức độ thực hiện
đánh giá đất đai phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ (Đào Châu Thu, Nguyễn Khang, 1998).
Nội dung chính của đánh giá đất đai theo FAO nhƣ sau: (1) ác định chỉ tiêu xây
dựng bản đồ đơn vị đất đai; (2) ác định và mô tả các loại hình s dụng đất và yêu cầu
s dụng đất; (3) Hệ thống cấu trúc và phân hạng đất đai; (4) Phân hạng mức độ thích
hợp đất đai (Đào Châu Thu, Nguyễn Khang, 1998).

11


Bảng 1.1. Quy trình đánh giá đất bao của FAO
Bƣớc
1
2


Nội dung
ác định mục tiêu
Thu thập tài liệu

3

ác định loại hình s dụng đất đai (LUT)

4

ác định đơn vị đất đai

5

Đánh giá khả năng thích hợp đất đai

6

ác định hiện trạng KT - H và môi trƣờng

7

ác định loại hình s dụng đất thích hợp nhất

8

Quy hoạch s dụng đất

9


Áp dụng của việc đánh giá đất
Nguồn: Đào Châu Thu, Nguyễn Khang, 1998

Quy trình đánh giá đất của FAO tập trung vào 9 bƣớc chính. Do đó, đánh giá đất
dựa trên cơ sở so sánh các dữ liệu tài nguyên đất với yêu cầu s dụng đất của các loại
hình s dụng đất. Nó cung cấp thông tin về sự thính hợp đất đai cho việc s dụng đất,
cũng có nghĩa là nó cung cấp thông tin về sự thích hợp trong s dụng đất cho công tác
quy hoạch s dụng đất (Đào Châu Thu, Nguyễn Khang, 1998).
1.2.

Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.2.1. Tình hình đánh giá sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới
Dân số thế giới dự kiến sẽ tăng từ 6 tỷ ngƣời lên ít nhất 8 tỷ vào năm 2025. Do
đó, an ninh lƣơng thực và cải thiện chất lƣợng cuộc sống, trong khi vẫn bảo vệ môi
trƣờng sẽ tiếp tục đ t ra những thách thức lớn đối với các nhà khoa học, các nhà hoạch
định chính sách. Hoạt động chính của nông nghiệp là sản xuất lƣơng thực, vì vậy tăng
trƣởng phát triển nông nghiệp một cách bền vững là rất quan trọng trƣớc những thách
thức này. Trƣớc đây, nhu cầu lƣơng thực tăng có thể đƣợc đáp ứng bằng cách mở rộng
đất nông nghiệp. Ngày nay, đất nông nghiệp chƣa khai thác còn rất ít; hơn nữa, sản
xuất nông nghiệp chƣa đạt đƣợc sự bền vững ở các nƣớc công nghiệp cũng nhƣ các
nƣớc đang phát triển. Vì vậy, việc tìm sự cân bằng giữa phát triển nông nghiệp và bảo
tồn tài nguyên thiên nhiên, s dụng đất hiệu quả và bền vững để đáp ứng nhu cầu trƣớc
mắt và lâu dài là vấn đề quan trọng, nhận đƣợc sự quan tâm trên thế giới.
Đánh giá chất lƣợng đất và đánh giá đất đai là những chƣơng trình quan trọng
trong FAO kể từ khi thành lập vào năm 1945. Trƣớc khi có Khung đánh giá đất đai
12


(FAO 1976), phân loại năng lực đất đai của USDA là hệ thống đánh giá đất đai đƣợc

biết đến rộng rãi nhất. Cách phân loại này thực chất phân loại đất nông nghiệp chỉ xem
xét kinh tế làm nền tảng (FAO, 2007).
Đến năm 1970, nhiều quốc gia đã phát triển hệ thống phân loại năng lực đất đai
và đánh giá đất đai. Để tiêu chuẩn hóa về đánh giá đất đai, Khung đánh giá đất đai của
FAO đã đƣợc xuất bản vào năm 1976. Khung đã rút ra các khái niệm và phƣơng pháp
luận trƣớc đó đƣợc phát triển tại một số nƣớc.
Sau đó, Khung đánh giá đất đai của FAO đƣợc s dụng rộng rãi trong lĩnh vực tài
nguyên đất và phát triển nông nghiệp, đƣợc thực hiện ở nhiều nƣớc đang phát triển
trên thế giới, bao gồm Bangladesh, Jamaica, Malaysia, Kenya, Nigeria, Sri Lanka và
Thái Lan (FAO, 2007).
Trong những năm sau khi xuất bản, FAO đã có các hƣớng dẫn chi tiết ứng dụng
cho đánh giá đất đai lâm nghiệp, nông nghiệp mƣa, nông nghiệp tƣới tiêu và chăn thả
rộng rãi (FAO, 1983; 1984; 1985; 1991).
Khung đánh giá đất đai của FAO là một tập hợp các nguyên tắc và khái niệm,
trên cơ sở có thể xây dựng các hệ thống đánh giá địa phƣơng, quốc gia ho c khu vực.
Khung đƣa ra một số nguyên tắc liên quan đến đánh giá đất đai, một số khái niệm cơ
bản, cấu trúc của phân loại phù hợp và các thủ tục cần thiết để thực hiện đánh giá sự
phù hợp của đất. Khung này bao gồm tất cả các loại s dụng đất ở nông thôn: nông
nghiệp theo nghĩa rộng nhất của nó, bao gồm cả chăn nuôi, cùng với lâm nghiệp, giải
trí ho c du lịch và bảo tồn thiên nhiên.
Khung này là một tài liệu tiên phong trong khái niệm bền vững đƣợc công nhận
rộng rãi hiện nay. Một trong sáu nguyên tắc cơ bản của nó là sự phù hợp với đất đai
đƣợc s dụng trên cơ sở bền vững, khía cạnh suy thoái môi trƣờng đã đƣợc tính đến
khi đánh giá sự phù hợp. Do đó, khung đánh giá đất đai đã ảnh hƣởng đến nhiều
phƣơng pháp đánh giá đất đƣợc phát triển từ năm 1976, hầu hết đều dựa trên cơ sở
nông nghiệp sinh thái (FAO, 2007).
Phân vùng sinh thái nông nghiệp (Agro-ecological Zoning) là một đánh giá định
lƣợng về khả năng thích ứng của thực vật đối với một khu vực nhất định. Đây là một
phƣơng pháp mở rộng và định lƣợng dựa trên các khái niệm Khung đánh giá đất đai
của FAO. Các khu sinh thái nông nghiệp đề cập đến sự phân chia bề m t trái đất thành

các khu vực đồng nhất liên quan đến các yếu tố vật lý quan trọng nhất đối với sản xuất
13


thực vật. Những nỗ lực ở quy mô lục địa nhằm mục đích đạt đƣợc xấp xỉ đầu tiên về
tiềm năng sản xuất của tài nguyên đất thế giới; Các bản đồ và báo cáo phân vùng sinh
thái nông nghiệp quy mô quốc gia cung cấp cơ sở dữ liệu cần thiết để lập kế hoạch
phát triển nông nghiệp trong tƣơng lai và phân vùng cho các chính sách phát triển
nông thôn. Một số đánh giá theo cấp lục địa đã đƣợc thực hiện cho Châu Phi, Đông
Nam Á và Tây Nam Á, Trung và Nam Mỹ. Nghiên cứu quy mô quốc gia đầu tiên theo
phƣơng pháp này đƣợc thực hiện ở Kenya (Kassam và cộng sự, 1991).
Việc xây dựng và áp dụng tích hợp giữa Phân tích hệ thống canh tác và đánh giá
đất tích hợp (Land evaluation and Farming systems analysis) cho quy hoạch s dụng
đất là cách tiếp cận đầu tiên để liên hệ giữa hệ thống trồng trọt và chăn nuôi với các
loại s dụng đất và để phân tích hệ thống s dụng đất và canh tác ở các cấp độ khác
nhau (quốc gia, khu vực, trang trại, thành phần trang trại). Cả đánh giá đất và phân tích
hệ thống canh tác là các phƣơng pháp nhằm cải thiện việc s dụng đất và sản xuất
nông nghiệp. Phƣơng pháp này đã đƣợc ứng dụng để lập kế hoạch cấp khu vực ở
Costa Rica (Alfaro và cộng sự, 1994) và Thái Lan (Anaman và Krishnamra, 1994).
Bên cạnh việc đánh giá đất đai thông qua các quy tắc và ý kiến chuyên gia, một
số hệ thống đánh giá đất đƣợc vi tính hóa. Ví dụ nhƣ, công nghệ thông tin địa lý (GIS)
đã cung cấp các phƣơng tiện khoa học để đáp ứng nhu cầu về thông tin không gian
định lƣợng về tài nguyên đất. Hệ thống thông tin địa lý đã cải thiện đáng kể việc x lý
dữ liệu không gian, phân tích dữ liệu không gian mở rộng và cho phép mô hình hóa
các thuộc tính địa hình thông qua các mô hình độ cao kỹ thuật số.
Một ví dụ khác là những tiến bộ kỹ thuật liên tục trong quan sát trái đất đã cung
cấp các kỹ thuật và các nguồn dữ liệu môi trƣờng mới để nâng cấp thông tin không
gian trên các bề m t che phủ đất và theo dõi những thay đổi do hoạt động của con
ngƣời từ góc độ sinh lý học. Viễn thám, bao gồm chụp ảnh trên không và hình ảnh vệ
tinh, có lợi thế lớn ở các khu vực thiếu thông tin định tính và định lƣợng trên vùng đất

nhƣ ở Châu Phi và ở những khu vực trải qua những thay đổi nhanh chóng.
1.2.2. Tình hình đánh giá sử dụng đất nông nghiệp trong nước
Theo kết quả thống kê diện tích đất đai 2017, tổng diện tích tự nhiên cả nƣớc có
33.123.568 ha bao gồm đất nông nghiệp 27.284.906 ha chiếm 82,32%, đất phi nông
nghiệp 3.749.674 ha chiếm 11,32% và đất chƣa s dụng 2.105.305 ha chiếm 6,36%
diện tích tự nhiên.(Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, 2018). Vùng đồng bằng sông Hồng
14


có tổng diện tích đất nông nghiệp là 1.419.558 ha, chiếm 66,77% diện tích tự nhiên
trong vùng (Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, 2018), là trung tâm sản xuất lƣơng thực lớn
thứ 2 của cả nƣớc sau đồng bằng sông C u Long, thu hút sự quan tâm của các nhà
khoa học tới đánh giá s dụng đất nông nghiệp toàn vùng.
Trên phạm vi cho toàn quốc, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp cũng
thông qua phƣơng pháp tổng hợp các yếu tố đất đai và s dụng bản đồ đất tỷ lệ
1/250.000 của các vùng sinh thái nông nghiệp lên bản đồ tỷ lệ 1/500.000 của toàn
quốc, đã xây dựng và hoàn thành bản đồ đơn vị đất đai các loại hình s dụng đất chính
ở Việt Nam theo FAO để làm cơ sở cho chiến lƣợc khai thác và s dụng tiềm năng đất
(Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 1995).
Trong công trình nghiên cứu "Kết quả bƣớc đầu đánh giá tài nguyên đất Việt
Nam", các tác giả đã xác định đƣợc toàn Việt Nam có 372 đơn vị đất đai. Toàn quốc
có 90 loại hình s dụng đất và phân chia 41 loại thích hợp đất đai cho 9 vùng sinh thái
khác nhau trên phạm vi toàn quốc (Lê Văn Khoa và cộng sự, 1999).
Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học đánh giá đất đai cho vùng sinh thái
đồng bằng sông Hồng nhƣ: Phân vùng sinh thái nông nghiệp vùng Đồng bằng sông
Hồng của các tác giả Cao Liêm, Đào Châu Thu, Trần Thị Tú Ngà (1990); Nguyễn
Công Pho (1995), Cao Liêm, Vũ Thị Bình, Quyền Đình Hà (1992, 1993), Phạm Văn
Lăng (1992). Trong đó, Nguyễn Công Pho (1995) đã tiến hành đánh giá đất vùng đồng
bằng sông Hồng trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, theo phƣơng pháp của
FAO đã xây dựng hƣớng s dụng đất đai phục vụ cho công tác quy hoạch tổng thể của

vùng. Kết quả đã xác định đƣợc 33 đơn vị đất đai, trong đó có 22 đơn vị đất thuộc
đồng bằng, 11 đơn vị đất đai thuộc vùng đồi núi và 28 loại hình s dụng đất chính.
Việc đánh giá nguồn tài nguyên đất ở cấp độ nhỏ hơn (tỉnh, huyện, xã) là một
yêu cầu cấp thiết đƣợc đ t ra hiện nay nhằm cụ thể hoá kết quả của công tác đánh giá
đất làm cơ sở cho việc xây dựng định hƣớng s dụng đất hiện tại cũng nhƣ trong tƣơng
lai. Có rất nhiều nghiên cứu ở cấp độ này trong đánh giá tài nguyên đất đai nhƣ Vũ Thị
Bình (1995), Nguyễn Đình Bồng (1995), Nguyễn Văn Tân, Nguyễn Khang (1994), Đỗ
Nguyên Hải (2000), Nguyễn Quang Học (2000), Đoàn Công Quỳ (2001), Hoàng Văn
Mùa và Nguyễn Hữu Thành (2006), Nguyễn Đình Bộ (2010), ... Kết quả nghiên cứu
của các công trình này đƣợc xây dựng ở các tỷ lệ từ 1/50.000 đến 1/25.000 để đánh giá
tiềm năng đất đai cho việc phát triển nông nghiệp trong tƣơng lai dựa vào cơ sở cải tạo
15


thuỷ lợi, chống xói mòn đất làm nền tảng để xây dựng định hƣớng quy hoạch s dụng
đất trên quan điểm sinh thái bền vững và phát triển đa dạng hoá cây trồng theo hƣớng
sản xuất hàng hoá.
Vũ Thị Bình (1995) đã nghiên cứu, đánh giá đất đai của huyện Gia Lâm thuộc
vùng đồng bằng sông Hồng, dựa trên bản đồ tỷ lệ 1/25.000 đã xác định đƣợc 20 đơn vị
đất đai và 10 loại hình s dụng đất.
Nguyễn Đình Bồng (1995) đã vận dụng phƣơng pháp đánh giá thích hợp đất của
FAO để đánh giá tiềm năng sản xuất nông, lâm nghiệp cho đất đồi núi trọc ở tỉnh
Tuyên Quang với tỷ lệ 1/50.000. Kết quả đã xác định và đề xuất 153.173 ha đất trống
đồi núi trọc có khả năng khai thác và s dụng vào sản xuất nông, lâm nghiệp.
Đỗ Nguyên Hải (2000) đã đánh giá khả năng s dụng đất và hƣớng s dụng đất
bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn (cũ), tỉnh Bắc Ninh. Kết quả
nghiên cứu đã xác định đƣợc 25 đơn vị đất đai trên toàn bộ diện tích đất sản xuất nông
nghiệp của huyện.
Nguyễn Quang Học (2000) cũng đã tiến hành nghiên cứu đánh giá và định hƣớng
s dụng tài nguyên đất, nƣớc phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững huyện Đông

Anh, Hà Nội. Kết quả đã xác định đƣợc 29 đơn vị đất đai và 7 loại hình s dụng đất
chính với 22 hệ thống cây trồng, trong đó các đơn vị đất đai thuộc đất phù sa sông
Hồng đƣợc bồi hàng năm và đất xám bạc màu chiếm ƣu thế, phân bố tập trung cho sản
xuất, thâm canh tăng vụ để sản xuất hàng hoá.
Đoàn Công Quỳ (2001) đã đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch s dụng đất nông,
lâm nghiệp huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu đã xác định đƣợc 52
đơn vị đất đai và 9 loại hình s dụng đất.
Hoàng Văn Mùa và Nguyễn Hữu Thành (2006) cũng đã tiến hành nghiên cứu
phân loại đất xã Lục Bình, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Cạn theo FAO/UNESCO. Kết
quả nghiên cứu đã xác định xã Lục Bình có 3 nhóm đất chính là: Fluvisols, Gley,
Acrisols.
Đỗ Thị Tám (2001) tiến hành nghiên cứu đánh giá hiệu quả s dụng đất nông
nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa thị xã Văn Giang, tỉnh Hƣng Yên. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, một số LUT cho hiệu quả kinh tế cao, dễ áp dụng và tạo thu nhập
cao cho ngƣời lao động nhƣ: LUT cây ăn quả, LUT lúa - cá, LUT chuyên màu.
Nguyễn Thanh Trà và Phạm Văn Vân (2010) tiến hành nghiên cứu đánh giá hiệu
16


×