Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Quản lý hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp tại trường đại học kinh tế đại học quốc gia hà nội theo tinh thần khởi nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 143 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ LƢƠNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHẢO SÁT VIỆC LÀM
CỦA SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
- ĐHQGHN THEO TINH THẦN KHỞI NGHIỆP

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Hà Nội – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ LƢƠNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHẢO SÁT VIỆC LÀM
CỦA SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
- ĐHQGHN THEO TINH THẦN KHỞI NGHIỆP

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số : 8.14.01.14
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc

Hà Nội – 2019



LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban Giám hiệu,
Phòng Sau Đại học, Khoa Quản lý Giáo dục - Trường Đại học Giáo dục – Đại học
Quốc gia Hà Nội, các thầy giáo, cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn, sự kính trọng đặc biệt đến GS. TS. Nguyễn Thị Mỹ
Lộc - người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về khoa học để tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
- Các khoa, ngành, phòng
- Giảng viên của Nhà trường
- Sinh viên sau tốt nghiệp
- Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ, khích lệ và giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian qua.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, song có thể
còn có những mặt hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sự
chỉ dẫn của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Hà Nội, tháng 06 năm 2019
Tác giả

Nguyễn Thị Lƣơng

i


BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa


GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

CBQL, GV

Cán bộ quản lý, giảng viên

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

GV

Giảng viên

ĐBCLGD

Đảm bảo chất lượng giáo dục

ĐH

Đại học

ĐHQGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội




Hoạt động

KSVL

Khảo sát việc làm

QL

Quản lý

SV

Sinh viên

SVSTN

Sinh viên sau tốt nghiệp

TTKN

Tinh thần khởi nghiệp

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................i
BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ ii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .......................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ..................................................................................ix

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHẢO SÁT VIỆC
LÀM CỦA SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC
THEO TINH THẦN KHỞI NGHIỆP .....................................................................6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ..............................................................................6
1.1.1. Nghiên cứu về hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp trong
các trường đại học trong và ngoài nước ......................................................................6
1.1.2. Nghiên cứu về QL HĐ khảo sát việc làm của SV sau tốt nghiệp trong các
trường ĐH trong và ngoài nước ................................................................................13
1.2. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu ......................................16
1.2.1. Sinh viên và sinh viên sau tốt nghiệp ..............................................................16
1.2.2. Việc làm ..........................................................................................................17
1.2.3. Khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp ..............................................18
1.2.4. Một số vấn đề về “Tinh thần khởi nghiệp” .....................................................19
1.2.5. Quản lý ............................................................................................................20
1.2.6. Quản lý hoạt động khảo sát việc làm của SV sau tốt nghiệp theo tinh thần
khởi nghiệp ................................................................................................................21
1.3. Hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp tại các trường Đại học
theo tinh thần khởi nghiệp .........................................................................................22
1.3.1. Mục tiêu khảo sát việc làm của SV sau tốt nghiệp .........................................22
1.3.2. Nội dung khảo sát việc làm của SV sau tốt nghiệp .........................................23
1.3.3. Hình thức tiến hành khảo sát ...........................................................................24
1.3.4. Yêu cầu về khảo sát việc làm của SV sau tốt nghiệp ......................................24

iii


1.4. Nội dung quản lý hoạt động khảo sát việc làm của SV sau tốt nghiệp tại các
trường Đại học theo tinh thần khởi nghiệp ...............................................................25
1.4.1. Lập kế hoạch hoạt động khảo sát việc làm của SV sau tốt nghiệp theo tinh

thần khởi nghiệp ........................................................................................................25
1.4.2. Tổ chức hoạt động khảo sát việc làm của SV sau tốt nghiệp theo tinh thần
khởi nghiệp ................................................................................................................26
1.4.3. Chỉ đạo, lãnh đạo hoạt động khảo sát việc làm của SV sau tốt nghiệp theo tinh
thần khởi nghiệp ........................................................................................................30
1.4.4. Giám sát, kiểm tra hoạt động khảo sát việc làm của SV sau tốt nghiệp theo
tinh thần khởi nghiệp.................................................................................................32
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động khảo sát việc làm của SV sau tốt
nghiệp tại các trường Đại học theo tinh thần khởi nghiệp. .......................................34
1.5.1. Năng lực của cán bộ quản lý nhà trường ........................................................34
1.5.2. Năng lực và trình độ của đội ngũ làm công tác khảo thí, khảo sát .................34
1.5.3. Yếu tố thuộc về chính sách, chế độ đãi ngộ cho đội ngũ làm công tác khảo sát ....35
1.5.4. Chương trình đào tạo.......................................................................................35
1.5.5. Các văn bản, quy chế quy định về hoạt động khảo sát việc làm SVSTN ...........35
1.5.6. Các điều kiện về cơ sở vật chất kĩ thuật, kinh phí đào tạo phục vụ cho hoạt
động khảo sát việc làm SVSTN ................................................................................36
1.5.7. Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động .....................................................36
Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHẢO SÁT VIỆC LÀM
CỦA SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐHQGHN THEO TINH THẦN KHỞI NGHIỆP ...............................................38
2.1. Khái quát về Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN ...........................................38
2.1.1. Khái quát về Nhà trường .................................................................................38
2.1.2. Đội ngũ giảng viên cơ hữu của Nhà trường ....................................................39
2.1.3. Quy mô đào tạo của Trường ...........................................................................40
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ...............................................................................41
2.2.1. Mục tiêu khảo sát ............................................................................................41
2.2.2. Đối tượng và địa bàn khảo sát ........................................................................41

iv



2.2.3. Nội dung và phương pháp khảo sát: ...............................................................42
2.3. Thực trạng hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp tại Trường
Đại học Kinh tế - ĐHQGHN theo tinh thần khởi nghiệp .........................................43
2.3.1. Thực trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp .....................................43
2.3.2. Thực trạng hoạt động khởi nghiệp của sinh viên sau tốt nghiệp tại Trường Đại
học Kinh tế - ĐHQGHN ...........................................................................................52
2.3.3. Thực trạng HĐ khảo sát việc làm của SV sau tốt nghiệp tại Trường Đại học
Kinh tế - ĐHQGHN theo tinh thần khởi nghiệp .......................................................58
2.4. Thực trạng quản lý HĐ khảo sát việc làm của SV sau tốt nghiệp tại Trường Đại
học Kinh tế - ĐHQGHN theo tinh thần khởi nghiệp ................................................66
2.4.1. Nhận thức về tầm quan trọng của HĐ khảo sát việc làm của SV sau tốt nghiệp
theo tinh thần khởi nghiệp .........................................................................................66
2.4.2. Thực trạng kế hoạch HĐ khảo sát việc làm của SV sau tốt nghiệp theo tinh
thần khởi nghiệp ........................................................................................................67
2.4.3. Thực trạng tổ chức HĐ khảo sát việc làm của SV sau tốt nghiệp theo tinh thần
khởi nghiệp ................................................................................................................69
2.4.4. Thực trạng chỉ đạo, lãnh đạo HĐ khảo sát việc làm của SV sau tốt nghiệp
theo tinh thần khởi nghiệp .........................................................................................72
2.4.5. Thực trạng giám sát, kiểm tra, đánh giá HĐ khảo sát việc làm của SV sau tốt
nghiệp theo tinh thần khởi nghiệp. ............................................................................74
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐ khảo sát việc làm của SV sau
tốt nghiệp theo tinh thần khởi nghiệp .......................................................................78
2.6. Đánh giá chung về thực trạng QL HĐ khảo sát việc làm của SV sau tốt nghiệp
tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN theo tinh thần khởi nghiệp .......................80
2.6.1. Điểm mạnh ......................................................................................................80
2.6.2. Điểm yếu .........................................................................................................81
Chƣơng 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHẢO SÁT VIỆC LÀM
CỦA SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐHQGHN THEO TINH THẦN KHỞI NGHIỆP ...............................................85
3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp QL HĐ khảo sát việc làm của SV sau tốt nghiệp ..85


v


3.2. Các biện pháp QL HĐ khảo sát việc làm của SV sau tốt nghiệp tại Trường Đại
học Kinh tế - ĐHQGHN theo tinh thần khởi nghiệp ................................................86
3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức của cán bộ, giảng viên và sinh viên về vai trò, ý
nghĩa về hoạt động KSVL theo tinh thần khởi nghiệp..............................................86
3.2.2. Chỉ đạo xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, đổi mới phương thức đào
tạo, tăng cường kỹ năng thực hành, giúp sinh viên khởi nghiệp khi còn học ...........90
3.2.3. Tăng cường các nguồn lực, chính sách hỗ trợ cho hoạt động KSVL của
SVSTN theo TTKN đạt hiệu quả ..............................................................................94
3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp ........................................................................100
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp QL HĐ khảo sát
việc làm của SV sau tốt nghiệp tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN theo tinh
thần khởi nghiệp ......................................................................................................101
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ..................................................................................101
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm ..................................................................................101
3.4.3. Đối tượng khảo nghiệm.................................................................................101
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm ....................................................................................101
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................107
1. Kết luận ...............................................................................................................107
2. Khuyến nghị ........................................................................................................109
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................111
PHỤ LỤC ...................................................................................................................1

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Đội ngũ giảng viên cơ hữu của Nhà trường .............................................39

Bảng 2.2. Quy mô đào tạo của Nhà trường ...............................................................40
Bảng 2.3. Thực trạng việc làm của SV sau tốt nghiệp tại Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN theo tinh thần khởi nghiệp ......................................................................43
Bảng 2.4. Thống kê thực trạng việc làm của sinh viên hiện nay chia theo ngành ....44
Bảng 2.5. Thực trạng thành phần kinh tế của các đơn vị lao động SVSTN đã làm
việc Thành phần kinh tế ............................................................................................45
Bảng 2.6. Bảng thống kê thành phần kinh tế của các đơn vị lao động SVSTN đã
làm việc .....................................................................................................................45
Bảng 2.7. Bảng tổng hợp vị trí/ chức vụ CSV có thể đảm nhiệm tại nơi làm việc ...46
Bảng 2.8. Thống kê thời gian tối thiểu SVSTN tìm được việc làm (theo tuần): ......47
Bảng 2.9. Khoảng thời gian cần thiết để tìm việc làm của SVSTN ..........................47
Bảng 2.10. Đánh giá của doanh nghiệp về chất lượng tuyển dụng sinh viên sau tốt
nghiệp của Trường ĐHKT – ĐHQGHN ...................................................................49
Bảng 2.11. Đánh giá của doanh nghiệp về những điểm mạnh, điểm yếu của chương
trình đào tạo của Nhà trường.....................................................................................51
Bảng 2.12. Kiến nghị của doanh nghiệp sử dụng lao động cải thiện, đổi mới
Chương trình đào tạo đại học trong Nhà trường .......................................................51
Bảng 2.13. Hoạt động khởi nghiệp của SVSTN Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN STN .........................................................................................................52
Bảng 2.14. Thực trạng kiến thức về khởi nghiệp, sinh viên được tiếp cận khi học
trong nhà trường ........................................................................................................53
Bảng 2.15. Kiến thức cần thiết cho công việc khởi nghiệp/ kinh doanh của SVSTN .....56
Bảng 2.16. Hình thức dạy học, giáo dục thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của SV sau
khi tốt nghiệp.............................................................................................................57
Bảng 2.17. Thực trạng mục đích HĐ khảo sát việc làm của SV sau tốt nghiệp tại
Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN theo tinh thần khởi nghiệp ............................59

vii


Bảng 2.18. Thực trạng nội dung HĐ khảo sát việc làm của SV sau tốt nghiệp tại
Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN theo tinh thần khởi nghiệp ............................61

Bảng 2.19. Thực trạng hình thức HĐ khảo sát việc làm của SV sau tốt nghiệp tại
Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN theo tinh thần khởi nghiệp ............................63
Bảng 2.20. Thực trạng mức độ đạt được về yêu cầu HĐ khảo sát việc làm của SV
sau tốt nghiệp ............................................................................................................64
Bảng 2.21. Thực trạng kế hoạch HĐ khảo sát việc làm của SV sau tốt nghiệp theo
tinh thần khởi nghiệp.................................................................................................67
Bảng 2.22. Thực trạng tổ chức HĐ khảo sát việc làm của SV sau tốt nghiệp theo
tinh thần khởi nghiệp.................................................................................................70
Bảng 2.23. Thực trạng chỉ đạo, lãnh đạo HĐ khảo sát việc làm của SV sau tốt
nghiệp theo tinh thần khởi nghiệp .............................................................................73
Bảng 2.24. Thực trạng giám sát, kiểm tra, đánh giá HĐ khảo sát việc làm của SV
sau tốt nghiệp theo tinh thần khởi nghiệp .................................................................75
Bảng 2.25. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến HĐ khảo sát việc làm của SV sau
tốt nghiệp theo tinh thần khởi nghiệp .......................................................................78
Bảng 3.1. Đánh giá của CBQL, GV về tính cấp thiết của các biện pháp quản lý ..101
Bảng 3.2. Đánh giá của CBQL, GV về tính khả thi của các biện pháp quản lý .....102

viii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Mức độ đáp ứng với công việc khi được bố trí phù hợp với chuyên
môn được đào tạo ......................................................................................................49
Biểu đồ 2.2. Mức độ cập nhật thông tin về khởi nghiệp trong quá trình học của SV ......55
Biểu đồ 2.3. Nhận thức về tầm quan trọng của HĐ khảo sát việc làm của SV sau tốt
nghiệp theo tinh thần khởi nghiệp ............................................................................. 68
Biểu đồ 3.1. Đánh giá của CBQL, GV về tính cấp thiết của các biện pháp quản lý......102
Biểu đồ 3.2. Đánh giá của CBQL, GV về tính khả thi của các biện pháp ..............103
Biểu đồ 3.3. Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp .....104


ix


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong hệ thống giáo dục thì giáo dục Đại học có tác động trực tiếp đến chất
lượng nguồn nhân lực, ảnh hưởng mạnh mẽ đối với sự phát triển xã hội loài người,
đặc biệt ở giai đoạn hiện nay, khi khoa học công nghệ tiến bộ vượt bậc. Sự phát
triển khoa học và công nghệ đã làm thay đổi cơ cấu ngành nghề trong nền kinh tế,
cơ cấu ngành nghề của nhân lực lao động trong xã hội, đòi hỏi GD&ĐT điều chỉnh
cơ cấu ngành nghề và cơ cấu trình độ đào tạo sao cho phù hợp với yêu cầu của nền
kinh tế. Việc thay đổi cơ cấu ngành nghề và trình độ của nhân lực lao động trong xã
hội nảy sinh nhu cầu lớn của người lao động được bồi dưỡng nâng cao trình độ
nghề nghiệp và đào tạo lại để chuyển đổi vị trí làm việc cũng như nghề nghiệp.
Hiện tượng quốc tế hóa, toàn cầu hóa, giáo dục đại học xuyên biên giới, sự phát
triển nhanh và mạnh của khoa học công nghệ đòi hỏi giáo dục Việt Nam phải vươn lên,
đi trước, đón đầu để đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước, đảm bảo cho đất nước ngày một phát triển ổn định và bền vững.
Trong bối cảnh phát triển đó, việc đào tạo theo nhu cầu của xã hội là một xu
hướng mới trong giáo dục đại học của Việt Nam. Việc cung cấp các sản phẩm đào
tạo theo nhu cầu xã hội, các trường Đại học, Cao đẳng phải quan tâm đến vấn đề
việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp, phải nhận thức sâu sắc về việc đào tạo nguồn
nhân lực đáp ứng với yêu cầu trong tình hình mới. Khảo sát sinh viên sau tốt nghiệp
(SVSTN) là việc làm quan trọng đối với mỗi nhà trường, là một trong những tiêu
chí của công tác kiểm định chất lượng các trường Đại học, Cao đẳng theo điều lệ
trường Đại học và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Bộ GD&ĐT đã có Công số
2919/BGDĐT-GDĐH ngày 10/7/2017 về việc khảo sát tình hình việc làm của sinh
viên tốt nghiệp. Thông tin khảo sát từ các cựu sinh viên cung cấp sẽ góp phần rất
lớn vào việc đánh giá đúng đắn thực trạng tình hình việc làm, cũng như tính phù

hợp của chương trình đào tạo với thực tiễn. Thông qua đó, nhà trường có thêm
những căn cứ khoa học để điều chỉnh nội dung chương trình đào tạo nhằm đáp ứng
ngày càng cao nhu cầu của người học, các nhà tuyển dụng và thực tiễn hiện nay.

1


Đây là một hoạt động rất mới đối với Giáo dục Đại học Việt Nam. Nhà nước
Việt Nam đã phải đầu tư kinh phí từ vay Ngân hàng Thế giới để tiến hành. Tuy vậy,
do chưa có kinh nghiệm và chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và đồng bộ
nên việc triển khai khảo sát việc làm của SVSTN dường như chưa đem lại hiệu quả
mong muốn.
Trên thực tế, hoạt động khảo sát việc làm của SVSTN ở Đại học, Cao đẳng
vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập, dẫn đến không phản ánh được, đúng thực trạng
tình hình việc làm của SVSTN. Việc nâng cao chất lượng đào tạo, uy tín của nhà
trường phụ thuộc vào số lượng sinh viên ra trường có việc làm đúng chuyên môn
được đào tạo không? Sản phẩm đào tạo liệu có đáp ứng được yêu cầu của nhà sử
dụng lao động không? Sau tốt nghiệp sinh viên phải đối diện với những khó khăn
gì? Từ đó cho thấy, nhà trường thực hiện hoạt động khảo sát việc làm của SVSTN
là rất cần thiết. Qua hoạt động khảo sát, thấy được mối quan hệ giữa kết quả đào tạo
và tình trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp, nhà trường sẽ biết mình cần làm gì,
thay đổi gì về chỉ tiêu ngành nghề, chương trình đào tạo… để đáp ứng nhu cầu xã
hội và hỗ trợ cho sinh viên. Qua đó, nhà trường còn đánh giá được các yếu tố ảnh
hưởng đến kết quả xin việc và những yếu tố sinh viên nên trang bị khi còn trên ghế
nhà trường. Từ đó cho chúng ta một cái nhìn mới về những yêu cầu cơ bản trong
công việc hiện nay.
Bên cạnh đó, việc QL hoạt động khảo sát việc làm của SVSTN tại các trường
đại học, cao đẳng hiện nay còn chưa được các nhà quản lý chú trọng, quan tâm.
Việc thực hiện QL hoạt động khảo sát việc làm của SVSTN vẫn còn sơ sài, bỏ mặc
việc thực hiện cho phòng ĐBCLGD là đơn vị đầu mối, cùng phòng Công tác Chính

trị, Quản lý Sinh viên và các khoa liên quan lấy thông tin của cựu sinh viên về tình
hình việc làm sau tốt nghiệp. Việc thực hiện vẫn còn mang tính hình thức và phần
nhiều là để giải trình với Bộ GD&ĐT chứ chưa xuất phát từ nội tại các trường
mong muốn cải tiến về chất lượng nên không có đầu tư cho hoạt động thỏa đáng.
Như vậy, có thể nói công tác quản lý hoạt động khảo sát việc làm của
SVSTN là rất cần thiết và cần có những giải pháp khoa học, hiệu quả, nhằm phục
vụ cho những định hướng của nhà trường, góp phần nâng thương hiệu và thúc đẩy
nhà trường phát triển phù hợp với tình hình đổi mới trong nước và quốc tế.

2


Để hoạt động khảo sát việc làm của SVSTN đạt hiệu quả, để nhà trường điều
chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh, cơ cấu ngành đào tạo, đổi mới nội dung chương trình,
phương pháp đào tạo và tăng cường các điều kiện nhằm nâng cao chất lượng đào
tạo và tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm cần có những nghiên cứu cơ bản có hệ
thống về hoạt động khảo sát cũng như công tác quản lý hoạt động này.Việc nghiên
cứu biện pháp QL hoạt động khảo sát việc làm SVSTN có ý nghĩa to lớn về mặt lý
luận và thực tiễn.
Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài luận văn: “Quản lý
hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp tại Trƣờng Đại học
Kinh tế - ĐHQGHN theo tinh thần khởi nghiệp”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hoạt động khảo sát việc làm và
QL hoạt động khảo sát việc làm của SVSTN theo tinh thần khởi nghiệp, đề tài đề
xuất các biện pháp QL hoạt động khảo sát việc làm của SVSTN tại Trường Đại học
Kinh tế - ĐHQGHN theo tinh thần khởi nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
và tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng chuyên ngành được đào tạo theo tinh
thần khởi nghiệp.
3. Đối tƣợng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và đối tƣợng khảo sát

3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động khảo sát việc làm của SVSTN trường Đại học theo tinh thần
khởi nghiệp.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động khảo sát việc làm của SVSTN tại Trường Đại học Kinh tế
- ĐHQGHN theo tinh thần khởi nghiệp.
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực tiễn hoạt động khảo sát việc làm của SVSTN theo tinh thần khởi
nghiệp và QL hoạt động khảo sát việc làm của SVSTN tại Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN theo tinh thần khởi nghiệp hiện nay như thế nào?
- Cần có giải pháp gì nhằm QL tốt hoạt động khảo sát việc làm của SVSTN
tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN theo tinh thần khởi nghiệp?

3


5. Giả thuyết khoa học
Hoạt động khảo sát việc làm của SVSTN tại Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN hiện nay đang được triển khai thực hiện, tuy nhiên còn nhiều bất cập,
khó khăn trong công tác quản lí và chưa có tác động trở lại nhằm hình thành tinh
thần khởi nghiệp ở người học. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động
khảo sát thực trạng việc làm của sinh viên sau khi ra trường theo tinh thần khởi
nghiệp phù hợp với thực tiễn và áp dụng đồng bộ các biện pháp thì sẽ nâng cao chất
lượng và hiệu quả đào tạo của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN theo tinh thần
khởi nghiệp nhằm đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu cấp thiết của xã hội.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận của hoạt động khảo sát việc làm của SVSTN
theo tinh thần khởi nghiệp.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động khảo sát việc làm của
SVSTN tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN theo tinh thần khởi nghiệp.
- Đề xuất một số biện pháp QL hoạt động khảo sát việc làm của SVSTN tại
Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN theo tinh thần khởi nghiệp.

7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài tiến hành khảo sát SV tốt nghiệp từ năm học 2015-2016 đến năm học
và 2016-2017.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, sơ đồ hóa trong nghiên cứu hệ
thống tài liệu.
8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra bằng phiếu hỏi, gửi email, điện thoại,...
- Quan sát, khảo sát thực tế.
- Phỏng vấn.
8.3. Về đối tượng khảo sát
Khảo sát cán bộ quản lý, chuyên viên, giảng viên, và cựu SV Trường Đại
học Kinh tế - ĐHQGHN và các nhà tuyển dụng, để đánh giá thực trạng công tác

4


hoạt động khảo sát việc làm của SVSTN tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
theo tinh thần khởi nghiệp hiện nay.
8.4. Phương pháp bổ trợ : Dùng các thuật toán thống kê để xử lý số liệu
9. Những đóng góp của đề tài
9.1. Về mặt lý luận
Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận việc QL hoạt động khảo sát việc làm của
SVSTN theo tinh thần khởi nghiệp, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khảo sát
việc làm của SVSTN, nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường, từng bước đảm
bảo chất lượng tào tạo, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của
xã hội, giúp Nhà trường tự nhìn nhận lại sản phẩm đào tạo so với nhu cầu của thị
trường lao động.
9.2. Về mặt thực tiễn

Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động khảo sát việc làm của SVSTN và
thực trạng QL hoạt động khảo sát việc làm của SVSTN tại Trường Đại học Kinh tế
- ĐHQGHN theo tinh thần khởi nghiệp, luận văn đề xuất một số giải pháp QL hoạt
động khảo sát việc làm của SVSTN, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khảo sát
việc làm của SVSTN, nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường, từng bước đảm
bảo chất lượng đào tạo, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của
xã hội, giúp Nhà trường tự nhìn nhận lại sản phẩm đào tạo so với nhu cầu của thị
trường lao động.
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, Phụ
lục , luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về QL hoạt động khảo sát việc làm của SVSTN tại
các trường đại học theo tinh thần khởi nghiệp
Chương 2: Thực trạng QL hoạt động khảo sát việc làm của SVSTN tại
Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN theo tinh thần khởi nghiệp.
Chương 3: Biện pháp QL hoạt động khảo sát việc làm của SVSTN tại
Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN theo tinh thần khởi nghiệp.

5


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHẢO SÁT VIỆC
LÀM CỦA SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC
THEO TINH THẦN KHỞI NGHIỆP
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu về hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp
trong các trường đại học trong và ngoài nước
Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt để phát triển kinh tế- xã hội của mọi quốc
gia. Vì vậy, nghiên cứu về lĩnh vực việc làm để tìm ra những giải pháp nâng cao

chất lượng nguồn nhân lực là một chủ đề thu hút được nhiều sự quan tâm của các
nhà khoa học trên thế giới. Và để khẳng định vị thế của một trường đại học thì một
trong những yếu tố quan trọng đó là mức độ thành công của sinh viên sau khi tốt
nghiệp. Do vậy, khảo sát việc làm của SVSTN (sinh viên sau tốt nghiệp) có ý nghĩa
vô cùng quan trọng. Kết quả khảo sát hoạt động này đã được một số nghiên cứu
quan tâm, trong phạm vi, luận văn kể đến một số công trình sau:
Nghiên cứu ở nước ngoài:
Dựa trên thống kê về những kỹ năng được yêu cầu từ sinh viên mới tốt
nghiệp được thực hiện bởi những nhà tuyển dụng nhân lực ở các công ty/tập đoàn
lớn hàng đầu Mĩ như: Microsoft, Target jobs, BBC, Propects, NACE và AGR và
nhiều tổ chức khác, bài viết “Mười kỹ năng hàng đầu mà nhà tuyển dụng muốn là
gì?” (What are the top ten skills that employers want?) trên trang web của đại học
Kent đã đưa ra 10 kỹ năng được đánh giá cao nhất ở sinh viên mới ra trường ở tất cả
các khối ngành như sau [56]: Đứng đầu trong top 10 các kỹ năng này là kỹ năng
diễn đạt ý tưởng; tiếp theo đó là kỹ năng làm việc nhóm và khả năng nhìn nhận và
đánh giá tính thương mại, khả năng phân tích và nghiên cứu; theo sau đó là những
kỹ năng: tự đưa ra sáng kiến và giải pháp, vận hành ổn định công việc, giao tiếp qua
văn bản, lập kế hoạch và tổ chức, khả năng linh hoạt phù hợp với hoàn cảnh và cuối
cùng là kỹ năng quản lý thời gian. Bên cạnh đó bài viết này cũng đưa ra những kỹ

6


năng quan trọng khác như: kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng đàm phán và thuyết phục, kỹ
năng máy tính, tự nhận thức bản thân, tự học, tự lập, khả năng đưa ra quyết
định…Dưới sự tổng kết của những trang web có uy tín trên, những kỹ năng này có
thể coi là những kỹ năng tổng hợp nhất, tiêu biểu và chung nhất mà các ứng viên
cần có để đáp ứng bất cứ một loại công việc nào.
Một bài viết khác có tên: “Nhà tuyển dụng nên biết gì về tuyển dụng sinh
viên quốc tế” (What employers should know about hiring international students)

[57] đăng trên trang web của đại học Pittsburgh nói về mối quan tâm của những nhà
tuyển dụng đối với sinh viên quốc tế. Bài viết cung cấp những thông tin về quy định
làm thêm cho sinh viên quốc tế lao động tại Mỹ. Cũng theo đó, sinh viên có thể làm
những công việc có liên quan tới chuyên ngành học tập của mình để củng cố và trau
dồi kiến thức cũng như khả năng thực hành trong thực tiễn, hoặc thậm chí sinh viên
có thể làm nhiều các công việc khác miễn là có khả năng và đáp ứng được những
yêu cầu về thời gian lưu trú. Các sinh viên cần phải trải qua quá trình phỏng vấn và
sẽ được nhận vào làm việc nếu đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Đây
cũng là cơ hội để mỗi sinh viên thử thách và tập làm quen với quá trình thi
tuyển/xin tuyển dụng ở các cơ quan/công ty/tổ chức sau này.
Bài nghiên cứu “Expectations on capacity: Nonconformity between employers
and graduates - Perspectives on end-user computing skill requirements at work” [54,
tr.34] - nghiên cứu của Shirley Gibbs và Gary Steel, Trường Đại học Lincoln, New
Zealand về sự mong đợi của người sử dụng lao động đối với kỹ năng sử dụng máy
tính – một kỹ năng quan trọng và cần thiết ở ứng viên tuyển dụng của một số ngành.
Nghiên cứu này nêu bật ý nghĩa đối với ba nhóm: nhà tuyển dụng, sinh viên tốt
nghiệp, và các nhà giáo dục. Nghiên cứu này cũng đã đưa ra một số khuyến nghị
đối với 3 nhóm này như sau. (1) Nhà tuyển dụng lao động được khuyến khích: thay
đổi nhận định của họ về trình độ tin học của các sinh viên tốt nghiệp, trao đổi rõ
ràng những yêu cầu của họ đối với những người mới tốt nghiệp này và trao đổi với
các nhà cung cấp giáo dục đại học về những yêu cầu tại nơi làm việc. (2) Sinh viên
tốt nghiệp được khuyến khích: tự nhận thức của về các kỹ năng máy tính mà nơi

7


tuyển dụng yêu cầu và thận trọng hơn khi đánh giá kỹ năng máy tính của mình. (3)
Các nhà cung cấp giáo dục được khuyến khích: Thay đổi hồ sơ để phù hợp với
những sinh viên tốt nghiệp, trao đổi với người sử dụng lao động về những vấn đề liên
quan đến những kỹ năng cần thiết của sinh viên mới tốt nghiệp và không nên ngạc

nhiên nếu sinh viên mới tốt nghiệp không đáp ứng được những yêu cầu cần thiết.
Nghiên cứu trong nước:
Trong bài viết “Công tác đào tạo cử nhân Tâm lý học với đáp ứng yêu cầu xã
hội ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội” [35
, 123 - 125] tác giả Nguyễn Hồi Loan đã có những nghiên cứu về vấn đề đáp ứng
nhu cầu xã hội của các cử nhân mới ra trường. Bài viết đã đưa ra số liệu sinh viên
tìm đc việc làm có liên quan đến ngành nghề đào tạo ngay sau 1 năm ra trường là
31.4%, số sinh viên chưa tìm được việc làm là 2.9%. Như vậy có thể thấy rằng số
cử nhân mỗi năm tốt nghiệp chưa đáp ứng nổi yêu cầu về nguồn nhân lực chất
lượng cao và kéo theo hậu quả là làm tốn kém tiền bạc, công sức của cả người học
và người dạy trong 4 năm đại học. Tác giả cũng đã đưa ra kết luận tại một hội thảo
của nhà trường cùng với Hội các nhà quản trị Doanh nghiệp Việt Nam – đơn vị đào
tạo và sử dụng sản phẩm đào tạo của trường là: sinh viên của trường phải đào tạo từ
6 tháng đến 1 năm trước khi có thể chính thức làm việc. Trong quá trình huấn luyện
và đào tạo lại, các sinh viên phải bổ sung và điều chỉnh kiến thức không chỉ về
chuyên môn nghiệp vụ mà còn về cả thái độ và kỹ năng làm việc, nhận thức về
trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động cũng như đạo đức, kỷ luật,
kỹ năng giải quyết vấn đề thực tiễn. Thực tế đó đã cho thấy phương thức đào tạo
của trường so với yêu cầu của thị trường lao động còn có độ chênh nhất định, chưa
đáp ứng kịp thời và phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng, dẫn tới cả 3 bên: cơ sở
đào tạo, sinh viên và nhà tuyển dụng đều chịu những sức ép và trở ngại nhất định.
Bài viết với nhan đề “Nhiều sinh viên ra trường không tìm được việc làm: Vì
sao và tại ai?” [21, tr.10 - 11] của tác giả Thanh Hà trong buổi tọa đàm “Giải pháp
gắn kết giữa đào tạo với thị trường lao động ở Việt Nam” của Trường Đại học Khoa

8


học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức vào ngày 09/12/2011.
Đây là hoạt động nằm trong dự án hợp tác “Cải cách chính sách giáo dục ở Việt

Nam” giữa Trường ĐHKHXH&NV với Quỹ Rosa Luxemburg, Cộng hòa Liên
bang Đức. Bài viết đã đưa ra con số về tình hình việc làm sau tốt nghiệp của sinh
viên như sau: Với cỡ mẫu gồm 3000 sinh viên đã tốt nghiệp thì có 73% sinh viên đã
tìm được việc làm nhưng có tới 58,2% sinh viên không biết xin việc ở đâu, 42%
không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, 27% không xin được việc do
ngành học không phù hợp với nhu cầu thị trường hay thậm chí có 18% sinh viên
không tìm được việc do nhà tuyển dụng không biết tới ngành đào tạo. Đặc biệt, theo
tác giả những khó khăn lớn nhất gặp phải khi đi xin việc của sinh viên thường là:
không biết tìm việc ở đâu, không có được việc do thiếu kỹ năng nhà tuyển dụng yêu
cầu, nhà tuyển dụng không hiểu về chuyên ngành của sinh viên hoặc không có nhu
cầu về nhân sự thuộc chuyên ngành đó. Đây là một thực trạng cho thấy việc đào tạo
hiện nay còn chưa bám sát thực tiễn; nhiều ngành thừa nhân lực trong khi nhiều
ngành thiếu trầm trọng hoặc đào tạo ra sinh viên chưa đáp ứng hoặc đáp ứng sai nhu
cầu của thị trường do đó dẫn đến tình trạng sinh viên không tìm được việc làm hoặc
không hài lòng với công việc hiện tại do làm trái ngành nghề được đào tạo.
Tác giả Vũ Dũng với cuốn sách mang tên “Việc làm, thu nhập của thanh niên
hiện nay – Nhìn từ góc độ tâm lý học” (2012) [15, 12 - 15]. Nội dung cuốn sách đưa
ra một số vấn đề lý luận và thực tiễn về việc làm và thu nhập của thanh niên. Trình
bày những khía cạnh tâm lý của việc làm, thu nhập của thanh niên nước ta hiện nay.
Một số đề xuất và giải pháp giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập của thanh niên.
Tác giả Trần Đình Hoan, Lê Mạnh Khoa với tác phẩm mang tên “Sử dụng
nguồn lao động và giải quyết việc làm ở Việt Nam” (1991), [22, 24 - 26]. Tác phẩm
đã nêu bật vai trò và tiềm năng nguồn lao động trong phát triển kinh tế - xã hội của
mỗi quốc gia. Từ đó, đề cập tới hiện trạng lao động và việc làm hiện nay ở nước ta
đồng thời nêu lên phương hướng chủ yếu sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc
làm có hiệu quả ở Việt Nam.

9



Luận án “Một số vấn đề về việc làm và thất nghiệp ở Việt Nam” [53, 34 78] của tác giả Phạm Quang Vinh. Tác giả đã hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề
chung về việc làm và thất nghiệp đặc biệt là phân tích các lý thuyết về việc làm và
thất nghiệp từ trước đến nay. Đặc biệt, tập trung phân tích thực trạng của vấn đề
việc làm và thất nghiệp ở Việt Nam, tìm ra nguyên nhân của tình trạng này hiện
nay. Từ đó, luận giải và đề xuất một số quan điểm về mục tiêu, hình thức và phương
pháp tạo công ăn việc làm, chống thất nghiệp ở Việt Nam.
Nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên
năm cuối các ngành khoa học xã hội” (Nghiên cứu trường hợp Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn) [6, 35 – 56] của tác giả Phạm Huy Cường. Tác giả
đã phân tích thực trạng định hướng nghề nghiệp của sinh viên năm cuối các Ngành
Khoa học Xã hội và các yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp của họ chẳng
hạn như yếu tố gia đình, yếu tố môi trường học tập, yếu tố truyền thông đại chúng,
yếu tố bạn bè, yếu tố môi trường. Đặc biệt, luận văn còn được tác giả phân tích
thêm các yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp giữa các nhóm sinh viên năm
cuối các ngành khoa học xã hội chia theo ngành học, địa bàn cư trú, nghề nghiệp
của cha mẹ và kết quả học tập của sinh viên
Kết quả nghiên cứu về “Việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên Ngành Xã
hội học, thực trạng và giải pháp” [27, 22 – 78] của tác giả Vũ Thị Huệ cho thấy
được thực trạng việc làm của sinh viên ngành xã hội học sau khi tốt nghiệp ra
trường. Đồng thời, đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng trong quá trình xin việc và
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tìm kiếm việc làm cho sinh viên sau khi tốt
nghiệp như các khóa đào tạo bên ngoài nhà trường, kiến thức chuyên môn và kỹ
năng mềm, hoạt động làm thêm…Cuối cùng, tác giả có đóng góp một số ý kiến
nhằm nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm cho sinh viên tốt nghiệp khoa Xã hội
học trong tương lai.
Nghiên cứu về “Định hướng nghề nghiệp và khu vực làm việc sau tốt nghiệp
của sinh viên ngoài công lập hiện nay” (Nghiên cứu Trường Đại học Đông Đô) [40,
56 – 72] của tác giả Nguyễn Thị Minh Phương. Tìm hiểu định hướng nghề nghiệp

10



trước khi thi đại học và định hướng nghề nghiệp sau khi học tập từ năm thứ nhất
đến năm thứ tư. Định hướng nghề nghiệp và khu vực làm việc của sinh viên Đại
học Đông Đô, tìm hiểu định hướng nghề nghiệp và khu vực làm việc sau tốt nghiệp
của sinh viên Đại học Đông Đô. Giả thuyết 1: lựa chọn ngành học của sinh viên Đại
học Đông Đô hiện nay khác khá xa so với định hướng nghề nghiệp ban đầu của họ.
giả thuyết 2: sinh viên có xu hướng tìm việc làm khu vực liên doanh và các đô thị
lớn do môi trường làm việc và các quyền lợi khác. Giả thuyết 3 – định hướng nghề
nghiệp có liên quan chặt chẽ tới năng lực thực tế của sinh viên. Giả thuyết 4 – vị thế
xã hội của gia đình giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận được những cơ hội việc làm lớn.
Nghiên cứu tinh thần khởi nghiệp được nhóm nghiên cứu Nguyễn Quang
Thu, Trần Thế Hoàng, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, Hà Kiên Tân, Trường Đại
học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương [48] đã nghiên cứu kiểm định mối quan hệ giữa
nhận thức, ý định và hành vi khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam thông qua việc
khảo sát 368 sinh viên đã từng khởi nghiệp tại các trường Đại học tại TP.HCM,
Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Nhận thức khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam có một số khác biệt: Mục
tiêu của nghiên cứu này mở rộng lý thuyết sự kiện kinh doanh (EEM) bằng việc đưa
vào mô hình yếu tố ý định hành động. Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố này đều
có tác động dương đến hành vi khởi nghiệp.
Khởi nghiệp là một lĩnh vực luôn được các nhà nghiên cứu quan tâm hàng
đầu vì sự phát triển nền kinh tế quốc gia. Việc gia tăng được số lượng các doanh
nghiệp trong nền kinh tế luôn là mối bận tâm chính của chính phủ, các nhà hoạch
định chính sách và các học giả với hai lý do. Một là, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế;
hai là, giảm thất nghiệp, đặc biệt với sinh viên mới ra trường tại các nước đang phát
triển. Lứa tuổi thanh niên từ 18 đến 36 thường mạo hiểm, ít sợ rủi ro, mong muốn
làm giàu, nhạy bén với các cơ hội kinh doanh, có ý định khởi nghiệp và thực hiện
khởi nghiệp ở mức cao. Tuy nhiên, nhận thức khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam
có một số khác biệt nhất định. Tại nhiều quốc gia phát triển, khởi nghiệp dựa trên

nền tảng của sự sáng tạo. Trong khi đó, nhận thức tại Việt Nam lại có phần nghiêng

11


về tạo việc làm, tăng thu nhập và xem như là một lựa chọn nghề nghiệp. Mặc dù
nhận thức về khởi nghiệp ở độ tuổi 18-36 là khá cao, nhưng ý định khởi nghiệp lại
không tương xứng. Nhận thức khởi nghiệp của sinh viên có ảnh hưởng như thế nào
đến ý định và cuối cùng đến hành vi khởi nghiệp thực sự của họ?
Nghiên cứu này nhằm kiểm định vai trò của nhận thức khởi nghiệp đến ý
định và hành vi khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam thông qua việc khảo sát sinh
viên năm cuối các trường Đại học tại TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa
Vũng Tàu, với 3 đóng góp mới: kiểm định vai trò của yếu tố nhận thức (nhận thức
khả thi và nhận thức mong muốn) đến ý định (mục tiêu, hành động) và hành vi khởi
nghiệp; kiểm định tác động của yếu tố ý định mục tiêu đến ý định hành động; đánh
giá mức độ tác động của ý định khởi nghiệp (mục tiêu và hành động) đến hành vi
khởi nghiệp.
Kết quả nghiên cứu kiểm chứng được vai trò quan trọng của nhận thức khả
thi đến ý định khởi nghiệp (ý định mục tiêu và ý định hành động) của sinh viên Việt
Nam. Khẳng định lại vai trò quan trọng của ý định mục tiêu và ý định hành động
trong mối quan hệ giữa nhận thức và hành vi khởi nghiệp, trong đó yếu tố trung
gian ý định hành động được đưa vào mô hình có ý nghĩa thống kê (mối quan hệ mới
chưa được kiểm định tại Việt Nam), góp phần phát triển lý thuyết sự kiện khởi
nghiệp (EEM) của Krueger và cộng sự (2000). Yếu tố ý định hành động được xem
là yếu tố có hiệu quả đối với việc thúc đẩy hành vi khởi nghiệp. Nó nhấn mạnh từ
dạng tâm trí (ý định mục tiêu) chuyển sang ý định hành động nhằm cụ thể hóa các
mục tiêu đã định hướng trước đó. Từ đó giúp nhà khởi nghiệp tiềm năng kiên trì với
ý định khởi nghiệp.
Khu công nghệ cao phần mềm Đại học quốc gia – Thành phố Hồ Chí Minh
có thực hiện nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu xác định nhân tố ảnh hưởng đến tinh

thần khởi nghiệp của SV ngành CNTT trong Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến tinh thần khởi nghiệp
của SV ngành CNTT bao gồm: Động cơ làm chủ, Sự đảm bảo và gánh nặng công
việc; Kiểm soát hành vi; Sự hỗ trợ của môi trường học thuật. [19]

12


1.1.2. Nghiên cứu về QL HĐ khảo sát việc làm của SV sau tốt nghiệp trong các
trường ĐH trong và ngoài nước
Nghiên cứu ở nước ngoài:
Dự án nghiên cứu tác động của chương trình hỗ trợ việc làm cho sinh viên
tốt nghiệp của nhóm tác giả Atfield, Purcell và Hogarth (2009) của Viện nghiên cứu
lao động việc làm Warwick, Vương Quốc Anh đã tiến hành đánh giá tác động của
chương trình hỗ trợ việc làm đối với cả sinh viên tốt nghiệp (người được tuyển
dụng) và cả tổ chức tuyển dụng họ. Kết quả cho thấy thiết kế chương trình đào tạo
có ít nhiều ảnh hưởng đến cơ hội việc làm sau này của sinh viên tốt nghiệp.
Kết quả nghiên cứu của Claire Shaw (2013) cho thấy sinh viên tốt nghiệp
Đại học ở Anh quốc sẽ khó có khả năng xin việc nếu không có chút kinh nghiệm
làm việc nào. Nhiều trường đại học tại Anh quốc đã đưa chương trình hỗ trợ kinh
nghiệm làm việc hoặc huấn luyện hướng nghiệp cho sinh viên để dễ xin việc khi tốt
nghiệp. Trường đại học Surrey – một trong những cơ sở đào tạo đi đầu trong lĩnh
vực này – hơn một nửa số sinh viên của trường đã được cử đi thực tập một năm
trong khoảng giữa năm thứ hai và năm học cuối của mình.
Nghiên cứu trong nước:
Theo số liệu khảo sát của Nhân Việt Management Group, với “500 doanh
nghiệp tại TP.HCM vào tháng 12.2010, có đến 94% sinh viên mới ra trường đi làm
cần được đào tạo lại để đáp ứng nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Trong đó, các nội
dung cần đào tạo lại có 92% về nghiệp vụ chuyên môn, 61% về kỹ năng mềm cơ
bản, 53% về kỹ năng quản lý và lãnh đạo”. Đây là con số đáng báo động đối với

thực trạng đào tạo kỹ năng mềm của các trường ĐH ở Việt Nam hiện nay, làm giảm
đáng kể chất lượng nhân lực đầu ra. [41]
Nhằm đánh giá chất lượng giảng dạy đồng thời tìm kiếm giải pháp nâng cao
khả năng có việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, khoa Kinh tế và Kinh doanh
Quốc tế, Đại học Kinh tế, ĐHQGHN đã tiến hành nghiên cứu khảo sát nhà tuyển
dụng và xây dựng báo cáo “Về sự hài lòng của Tổ chức đối với sinh viên tốt nghiệp
chương trình cử nhân Kinh tế Quốc tế chất lượng cao” [17]. Bản báo cáo đã cho

13


thấy : “91% nhà sử dụng lao động cho rằng cử nhân của chương trình được sắp xếp
các vị trí làm việc phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Các nhà tuyển dụng góp ý
chương trình nên bổ sung các khóa bồi dưỡng để cử nhân có thể đảm nhận ngay
các nhiệm vụ sau khi được tuyển dụng. Bên cạnh đó, 58% ý kiến cho rằng cần bồi
dưỡng thêm kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, 50% ý kiến yêu cầu bồi dưỡng thêm
kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn. 20% nhà tuyển dụng cho rằng không cần bồi dưỡng
thêm cho cử nhân của chương trình. Một số nhà sử dụng lao động yêu cầu bổ sung
kỹ năng mềm (20%), kỹ năng công nghệ thông tin (11%), ngoại ngữ (17%)”.
Thông qua việc thực hiện khảo sát trực tiếp nhà tuyển dụng, bản báo cáo
cũng đưa ra các giải pháp do chính các nhà tuyển dụng đề xuất, nhằm tăng khả năng
sinh viên sau khi tốt nghiệp đáp ứng các yêu cầu của các đơn vị tuyển dụng, từ đó
nâng cao khả năng có việc làm của sinh viên. Một số đề xuất được đưa ra trong báo
cáo, bao gồm: “Chương trình đào tạo được xây dựng với sự tham gia của các nhà
sử dụng lao động (76%), Sinh viên được học các khóa bổ trợ các kỹ năng mềm đáp
ứng yêu cầu xã hội (58%), Các nhà sử dụng lao động nhận sinh viên thực tập
(52%), nhà sử dụng lao động đặt hàng sinh viên nghiên cứu khoa học theo nhu cầu
thực tiễn (50%). Hàng năm Trường có chương trình giao lưu trường đại học - nhà
sử dụng lao động (44%)”.
Tác phẩm “Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam” của tác giả

Nguyễn Hữu Dũng (1997), [14, 35 - 38] thì vấn đề giải quyết việc làm cho thanh
niên Việt Nam được đề cập khá toàn diện. Trước hết, tác giả nêu lên vị trí của chính
sách việc làm trong hệ thống chính sách xã hội ở Việt Nam. Từ đó, tác giả đã mô tả
phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu chính sách việc làm. Các khái niệm
về lao động, thị trường lao động, việc làm. Thực trạng vấn đề việc làm ở Việt Nam
và phương hướng giải quyết. Khuyến nghị định hướng một số chính sách cụ thể về
việc làm, mô hình tổng quát về chương trình quốc gia xúc tiến việc làm.
Luận án tiến sĩ kinh tế “Các giải pháp quản lý nhằm tăng khả năng tự tạo
việc làm cho thanh niên Việt Nam” [2] của tác giả Ngô Quỳnh An đã nghiên cứu
trên nhóm thanh niên Việt Nam có độ tuổi từ 15 tuổi – 29 tuổi (từ năm 2006 –

14


×