Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự dịch chuyển lao động tại sheraton grand da nang resort

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.51 KB, 51 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: Bùi Thiên Nga

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Giảng viên Bùi Thiên Nga, bộ môn Quản lý sự
kiện và Marketing Dịch vụ, Khoa Du Lịch – Đại Học Huế, trong thời gian qua đã
tận tình hướng dẫn em viết và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn ban giám đốc, phòng nhân sự, bộ phận Food and
Beverage, bộ phận Banquet...của Sheraton Grand Da Nang Resort, đã giúp em rất
nhiều trong việc thu thập số liệu, nắm bắt một số thông tin qua việc phỏng vấn,
phiếu điều tra, nhận thức tình hình thực hiện đề tài phục vụ cho việc nghiên cứu.
Với thời gian thực tập hạn chế, sự hiểu biết có hạn, chuyên đề không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy,
cô giáo, các anh, chị trong Sheraton Grand Da Nang Resort, cùng với những
người quan tâm để nọi dung chuyên đề hoạn thiện hơn, có thể giải quyết một
cách tốt nhất các vấn đề nhằm giải quyết được vấn đề dịch chuyển lao động trong
công ty.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Trương Hoàng Hùng

SVTH: Trương Hoàng Hùng

1

Lớp: K49-TC&QLSK


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học


GVHD: Bùi Thiên Nga

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kì đề tài
nghiên cứu khoa học nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc
rõ ràng và được phép công bố.
Huế, tháng 05 năm 2019
Sinh viên thực hiện
Trương Hoàng Hùng

SVTH: Trương Hoàng Hùng

2

Lớp: K49-TC&QLSK


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: Bùi Thiên Nga

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ii
MỤC LỤC..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................vi
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................2
5. Kết cấu đề tài.................................................................................................4
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VỀ DỊCH
CHUYỂN LAO ĐỘNG......................................................................................5
1.1. Một số khái niệm cơ bản.............................................................................5
1.1.1. Khái niệm dịch vụ lưu trú.....................................................................5
1.1.2. Khái niệm khu nghỉ dưỡng (Resort).....................................................7
1.1.3. Lao động...............................................................................................8
1.1.4. Đặc điểm lao động du lịch....................................................................9
1.1.4.1. Đặc điểm chung..............................................................................9
1.1.4.2. Đặc điểm lao động trong kinh doanh lĩnh vực lưu trú..................10
1.2. Dịch chuyển lao động................................................................................11
1.2.1. Khái niệm dịch chuyển lao động.........................................................11
1.2.2. Xu hướng dịch chuyển lao động trong ngành du lịch.........................11
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch chuyển lao động trong doanh nghiệp
......................................................................................................................... 13
1.3.1. Nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp............................13
1.3.2. Nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp............................15
1.3.3. Nhân tố con người..............................................................................16
SVTH: Trương Hoàng Hùng

3

Lớp: K49-TC&QLSK


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học


GVHD: Bùi Thiên Nga

1.3.4. Nhân tố nhà quản trị...........................................................................16
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG DỊCH CHUYỂN LAO ĐỘNG

TẠI

SHERATON GRAND DA NANG RESORT...................................................18
2.1. Giới thiệu khái quát về Khách sạn Sheraton Grand Da Nang Resort........18
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển, cơ sở vật chất của khách sạn
Sheraton Grand Da Nang Resort..................................................................18
2.1.2. Văn hóa doanh nghiệp của Sheraton Grand Dang Nang Resort..........21
2.1.2.1. Ý nghĩa logo Sheraton..................................................................21
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy nhân sự tại Sheraton Grand Dang
Nang Resort..............................................................................................22
2.1.1.3. Các hoạt động truyền thông nội bộ trong khách sạn.....................23
2.1.1.4. Môi trường làm việc và cơ hội thăng tiến việc làm trong
Sheraton Grand Da Nang Resort...............................................................24
2.2. Ý kiến đánh giá của đối tượng khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng đến
dịch chuyển lao động tại Sheraton Grand Da Nang Resort..............................26
2.2.1. Khái quát mẫu điều tra........................................................................26
2.2.2. Ý kiến về tầm quan trọng của các yếu tố quyết định lựa chọn nơi
làm việc của người lao động.........................................................................28
2.2.3. Ý kiến về tầm quan trọng của các yếu tố tác động quyết định dịch
chuyển nơi làm việc của người lao động......................................................30
2.2.3.1. Các yếu tố cá nhân.......................................................................30
2.3.3.2. Các yếu tố văn hóa tổ chức...........................................................32
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ DỊCH
CHUYỂN LAO ĐỘNG TẠI


SHERATON GRAND DA NANG

RESORT...........................................................................................................37
3.1. Giải pháp về phát triển chệ độ lương thưởng, phúc lợi.............................37
3.2. Giải pháp về phát triển chiến lược Marketing nội bộ................................37
3.2.1. Sự tham gia và cam kết hỗ trợ của cấp lãnh đạo.................................37
3.2.2. Hoạt động nguồn nhân lực trong thực hiện marketing nội bộ.............38
3.2.2.1. Tuyển dụng...................................................................................38
SVTH: Trương Hoàng Hùng

4

Lớp: K49-TC&QLSK


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: Bùi Thiên Nga

3.2.2.2. Đào tạo và phát triển nhân viên....................................................38
3.3. Giải pháp hạn chế dịch chuyển lao động...................................................39
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................40
1. Kết luận........................................................................................................40
2. Kiến nghị.....................................................................................................40
3. Kiến nghị với đội ngũ nhân viên Sheraton Grand Da Nang Resort..............41
TAI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................42
PHỤ LỤC

SVTH: Trương Hoàng Hùng


5

Lớp: K49-TC&QLSK


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: Bùi Thiên Nga

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Chỉ số cạnh tranh về lao động du lịch của Việt Nam với thế giới...................................12
Bảng 2: Nhân lực đang làm việc tại Sheraton Grand Dang Nang Resort....................................23
Bảng 3: Cơ cấu mẫu điều tra..........................................................................................................27
Bảng 4: Các yếu tố tác động quyết định lựa chọn nơi làm việc của người lao động..................29
Bảng 5. Phân tích phương sai về ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân tác động đến quyết
định dịch chuyển nơi làm việc của người lao động.......................................................31
Bảng 6. Phân tích phương sai về ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa tổ chức tác động đến
quyết định dịch chuyển nơi làm việc của người lao động.............................................34

SVTH: Trương Hoàng Hùng

6

Lớp: K49-TC&QLSK


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhâp quốc tế, lượng khách du lịch lựa
chọn điểm đến Việt Nam ngày càng gia tăng sự cạnh tranh trên thị trường kinh
doanh du lịch vì thế cũng ngày càng trở nên gay gắt. Các doanh nghiệp không chỉ
cạnh tranh để chiếm thị phần kinh doanh trên thị trường mà còn cạnh tranh để thu
hút nguồn lao động chất lượng. Từ đó, xuất hiện một hiện tượng khá phổ biến
trong ngành công nghiệp du lịch đó là sự dịch chuyển về lao động.
Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển, thị trường lao động cần nguồn nhân
lực lớn, người lao động càng có nhiều cơ hội lựa chọn công việc phù hợp với bản
thân, lựa chọn các doanh nghiệp có chính sách đãi ngộ, phúc lợi hấp dẫn. Bên
cạnh đó nguồn lao động chất lượng cao còn tìm kiếm việc làm với tiêu chí môi
trường làm việc tốt, có cơ hội thăng tiến và cống hiến nhiều hơn .Chính vì thế,
hiện nay “chảy máu chất xám” đang là vấn đề bức thiết trong các công ty kinh
doanh du lịch nói chung và kinh doanh dịch vụ lưu trú nói riêng.
Làn sóng “xin thôi việc” của các nhân viên đang làm việc trong các doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu rú, đặc biệt là tại các khách sạn và khu nghỉ dưỡng
cao cấp ngày càng phổ biến, nhất là những lao động có năng lực khá giỏi. Điều này
không chỉ ảnh hưởng đến bộ máy vận hành của doanh nghiệp trước mắt mà còn ảnh
hưởng đến định hướng và sứ mệnh phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Nghành công nghiệp du lịch đang đứng trước thách thức lớn về dịch chuyển nguồn
nhân lực làm việc. Bài toán đặt ra cho tất cả các doanh nghiệp đó là, làm thế nào để
hạn chế sự dịch chuyển gây bất lợi cho kế hoạch phát triển chung của doanh nghiệp.
Trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay, doanh nghiệp muốn mạnh phải có chính
sách thu hút người tài và có cơ chế đãi ngộ tương ứng để giữ chân họ.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề dịch chuyển lao động trong
ngành kinh doanh dịch vụ lưu trú. Em quyết định lựa chọn đề tài “Các yếu tố
ảnh hưởng đến sự dịch chuyển lao động tại Sheraton Grand Da Nang Resort”
làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
SVTH: Trương Hoàng Hùng

1


Lớp: K49-TC&QLSK


2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
dịch chuyển lao động tại Sheraton Grand Da Nang Resort. Từ đó, đề xuất các
giải pháp nhằm hạn chế sự dịch chuyển lao động tại đây.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến lao động trong
ngành du lịch và dịch chuyển lao động.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự dịch chuyển lao động tại Sheraton
Grand Da Nang Resort.
- Đề xuất giải pháp nhằm hạn chế dịch chuyển lao động tại Sheraton Grand
Da Nang Resort.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Sự dịch chuyển lao động tại Sheraton Grand Da
Nang Resort.
Đối tượng điều tra: Người lao động đang làm việc tại Sheraton Grand Da
Nang Resort.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự dịch chuyển lao động
của một doanh nghiệp như đặc điểm của nền kinh tế, các quy định, chính sách
trong nghành, văn hóa doanh nghiệp, các yếu tố cá nhân của người lao động...
Tuy nhiên, đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu và xác định các yếu tố thuộc phạm
vi doanh nghiệp, từ góc nhìn của nhà quản lý và người lao động.
Về không gian: Đề tài được thực hiện tại Sheraton Grand Da Nang Resort.
Về thời gian: Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến

tháng 4 năm 2019.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn số liệu
Đề tài tiến hành thu thập các dữ liệu liên quan tình hình phát triển và kinh
SVTH: Trương Hoàng Hùng

2

Lớp: K49-TC&QLSK


doanh dịch vụ lưu trú, cơ cấu nguồn lao động, sự dịch chuyển lao động,… thông
qua các nguồn sau:
Nguồn dữ liệu thứ cấp:
-

Số liệu và thông tin về tình hình phát triển du lịch khu vực, lượt khách

đến Đà Nẵng, lượt khách đến resort, cơ cấu lao động trong ngành,…được thu
thập từ các aebsite uy tính về du lịch, thống kê của sở, ban nghành có liên quan.
-

Thu thập thông tin từ nội bộ khách sạn - bộ phận tổ chức hành chính về

cơ cấu lao động của khách sạn, sơ đồ bộ máy quản lý. quá trình hình thành và
phát triển của khách sạn.
-

Các lý thuyết về kinh doanh dịch vụ lưu trú, dịch chuyển lao động được


tìm hiểu từ các bài báo học thuât, các nghiên cứu có liên quan của các tác giả
Việt Nam và quốc tế.
Nguồn dữ liệu sơ cấp:
Tiến hành khảo sát, phỏng vấn ý kiến của nhân viên đang làm việc tại
Resort.
4.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
- Phương pháp phân tích nội dung (Content Analysis) : Phương pháp này
được sử dụng để phân tích các tài liệu, nghiên cứu liên quan đến đề tài. Qua đó,
tổng hợp các lý thuyết chính liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp truyền thống thường được sử
dụng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa cùng
một nội dung, có tính chất tương tự để xác định xu hướng biến động của các chỉ
tiêu, đồng thời cho chúng ta thấy mức độ thực hiện của các chỉ tiêu đề ra. Dùng
phương pháp này nhằm so sánh số liệu qua các năm để phân tích sự biến động
của nguồn lao động, kết quả hoạt động kinh doanh, ...tại Sheraton Grand Da
Nang Resort bằng số tương đối cũng như số tuyệt đối qua năm 2018-2019.
- Phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp của đề tài được xử lý
bằng các thuật toán phù hợp thông qua phần mêm thống kê mô tả SPSS, phiên
bản 20.0

SVTH: Trương Hoàng Hùng

3

Lớp: K49-TC&QLSK


5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, phụ lục, các bảng biểu, danh mục các tài liệu tham
khảo, chuyên đề bao gồm 3 phần:

Phần I: Đặt vấn đề
Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu, phương pháp, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu.
Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu.
Chương 1. Cơ sở khoa học và thực tiễn về dịch chuyển lao động.
Chương 2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự dịch chuyển lao động tại
Sheraton Grand Da Nang Resort.
Chương 3; Giải pháp hạn chế sự dịch chuyển lao động tại Sheraton Grand
Da Nang Resort.
Phần 3: Kết luận và kiến nghị.

SVTH: Trương Hoàng Hùng

4

Lớp: K49-TC&QLSK


PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
VỀ DỊCH CHUYỂN LAO ĐỘNG
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm dịch vụ lưu trú
Dịch vụ lưu trú là hoạt động kinh doanh cung cấp các cơ sở lưu trú ngắn
hạn cho những người có nhu cầu (công tác, du lịch…). Ngoài ra, kinh doanh dịch
vụ lưu trú còn bao gồm cả các loại hình dài hạn dành cho sinh viên, công nhân…
Ngoài cung cấp dịch vụ lưu trú thì một số cơ sở còn cung cấp thêm các dịch vụ
khác như ăn uống, giải trí, sức khỏe… Tuy nhiên, loại trừ hoạt động cung cấp cơ
sở lưu trú dài hạn được coi như cơ sở thường trú (ví dụ cho thuê căn hộ hàng

tháng hoặc hàng năm được phân loại trong ngành Bất động sản).
Dịch vụ lưu trú trong du lịch được định nghĩa là nơi cung cấp chổ ở qua
đêm, với một khoản phí, bao gồm các trang thiết bị phù hợp, ít nhất một chiếc
giường được cung cấp như một dịch vụ chính cho khách du lịch. Việc cung cấp
chỗ ở có thể bao gồm việc cung cấp các dịch vụ đi kèm như thực phẩm (bữa
sáng,..), hoạt động rèn luyện, thể thao, thư giãn ….(European Commission,2009)
Theo Tổng cục du lịch Việt Nam (2000) , tiêu chí phân loại dịch vụ lưu trú
được nêu cụ thể như sau:
- Hotel
Khách sạn (hotel) là cơ sở lưu trú du lịch, có quy mô từ 10 buồng ngủ trở
lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục
vụ khách lưu trú và sử dụng dịch vụ. Hình thức khách sạn bao gồm các loại sau:
– Khách sạn thành phố (city hotel): là khách sạn được xây dựng tại các đô
thị, chủ yếu phục vụ khách thương gia, khách công vụ, khách tham quan du lịch
với quy mô dựa vào tiêu chuẩn đánh giá sao từ 1 – 5 sao.

SVTH: Trương Hoàng Hùng

5

Lớp: K49-TC&QLSK


– Khách sạn nghỉ dưỡng (hotel resort): là khách sạn được xây dựng thành khối
hoặc thành quần thể các biệt thự, căn hộ, bungaloa ở khu vực có cảnh quan thiên
nhiên đẹp, phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí, tham quan của khách du lịch.
– Khách sạn bên đường (motel) là khách sạn được xây dựng gần đường
giao thông, gắn với việc cung cấp nhiên liệu, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện
vận chuyển và cung cấp các dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch.
- Tourist village

Làng du lịch (tourist village) là cơ sở tập họp các biệt thự hoặc căn hộ,
bungaloa, bãi cắm trại thường nằm tại các vị trí có tài nguyên du lịch, cảnh quan
thiên nhiên đẹp. Trong làng du lịch, ngoài các cơ sở lưu trú thì còn có nhà hàng,
cửa hàng mua sắm, khu vui chơi giải trí và các dịch vụ tiện ích khác.
- Villa
Biệt thự du lịch (villa) là biệt thự có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du
lịch thuê, có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú. Có từ ba biệt thự du lịch trở
lên được gọi là cụm biệt thự du lịch.
- Serviced apartment
Căn hộ du lịch (serviced apartment) là căn hộ có trang thiết bị, tiện nghi cho
khách du lịch thuê, có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú. Có từ mười căn hộ
du lịch trở lên được gọi là khu căn hộ du lịch.
- Tourist camping
Bãi cắm trại du lịch (tourist camping) là khu vực đất được quy hoạch ở nơi
có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có kết cấu hạ tầng, có cơ sở vật chất kỹ thuật du
lịch và dịch vụ cần thiết phục vụ khách cắm trại.
- Tourist guest house
Nhà nghỉ du lịch (tourist guest house) là cơ sở lưu trú du lịch, có trang thiết
bị, tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch như khách sạn nhưng không đạt tiêu
chuẩn xếp hạng khách sạn.
- Homestay
Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay) là nơi sinh sống của
người sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu trú du lịch, có
SVTH: Trương Hoàng Hùng

6

Lớp: K49-TC&QLSK



trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch vụ khác
theo khả năng đáp ứng của chủ nhà.
1.1.2. Khái niệm khu nghỉ dưỡng (Resort)
Khái niệm về khu nghỉ dưỡng (Resort) hiếm khi được định nghĩa rõ ràng vì
sự khác nhau về tính chất và quy mô của chúng
Ở châu Âu, một khu nghỉ dưỡng thường được hiểu là một thị trấn nghỉ
dưỡng (resort toan) và từ này được dùng để chỉ một điểm đến du lịch hoặc một
địa điểm bao gồm một số lượng lớn các doanh nghiệp du lịch mà doanh thu từ
các hoạt động kinh doanh du lịch đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại của nó
(Cooper, Fletcher, Gilbert, & Aanhill, 1998; Aall, 2001).
Ngược lại, ở Bắc Mỹ, khái niệm về một khu nghỉ dưỡng (resort) lại được
định nghĩa hẹp hơn, khu nghĩ dưỡng thường được xem như là một cơ sở kinh
doanh du lịch cung cấp các cơ hội vui chơi giải trí, chỗ ở, thực phẩm, đồ uống, và
các dịch vụ khác, thuộc sỡ hữu của một cá nhân hoặc một tổ chức.(Cooper et al.,
1998; Poaers & Barroas, 1999; Aall, 2001)
Tuy nhiên, nhìn chung hiện nay ở Việt Nam, khái niệm khu nghĩ dưỡng
(resort) là loại hình khách sạn được xây dựng độc lập thành khối hay quần thể
bao gồm các khu căn hộ, biệt thự… ở những khu vực có cảnh quan, không gian
rộng rãi, đẹp, yên bình, xa khu đô thị, dân cư để phục cụ nhu cầu nghỉ dưỡng,
tham quan du lịch của con người.
Theo đó, khu nghĩ dưỡng (resort) được phân loại thành 3 loại hình chính
(Tổng cục du lịch Việt Nam (2000)
- Khu nghỉ dưỡng phức hợp
Khu nghỉ dưỡng phức hợp về cơ bản như một thị trấn, một thành phố bao
gồm rất nhiều khách sạn hướng tới những tiện ích và dịch vụ chính yếu và nổi
tiếng của địa phương đó. Hay nói một cách khác là nó có mối quan hệ cộng sinh
với một hoặc nhiều địa danh gần nó. Dựa vào đó, khu nghỉ dưỡng phức hợp có
nhiều nhà hàng, khu vui chơi giải trí, tiêu khiển, các cửa hàng bán lẻ, khách sạn
hội nghị và các tiện nghi khác.


SVTH: Trương Hoàng Hùng

7

Lớp: K49-TC&QLSK


- Khu nghỉ dưỡng khép kín (Destination resort)
Khu nghỉ dưỡng khép kín được phân chia làm hai khu:
– Khu du lịch nghỉ mát (Vacation resort): Những resort độc đáo lớn hay nhỏ sẽ
được phân định theo những điểm hấp dẫn và các tiện ích chính đối với du khách.
+ Khu du lịch chuyên ngành: Thường thêm vào các hình thức vui chơi giải
trí sống động để thu hút du khách.
+ Khách sạn hội nghị: Cung cấp các phòng hội nghị, các dịch vụ cho việc
hội họp, một số phòng triển lãm, không gian trưng bày, nhà hàng, các cửa hàng
bán lẻ, cơ sở y tế…
– Sòng bạc (Casino): Các sòng bạc mang rất nhiều tiện ích. Ở đó có thể là
các nhà hàng đặc sản, spa chăm sóc sức khỏe, các tiện ích, dịch vụ hiện đại, sân
golf 18 lỗ hoặc 2 sân, phòng chơi game truyền thống, nhà hàng
- Khu nghỉ dưỡng tiện lợi (Property resort)
Khách sạn trong các thành phố được cải tiến và nhiều nơi có thêm cụm spa,
casino, các cụm rạp hát, khu mua sắm, tòa nhà di tích lịch sử và công trình khảo
cổ… tất cả chúng ta gọi chúng là khu nghỉ dưỡng tiện lợi. Thông thường, một
khu nghỉ dưỡng tiện lợi sẽ nhỏ, chỉ với một hoặc hai tiện ích và dịch vụ nghỉ
dưỡng chính yếu. Do đó, nó không có tính khép kín.
1.1.3. Lao động
Tác giả Hanson J.L. (1986) định nghĩa: “Lao động là một khái niệm của
kinh tế học và được định nghĩa như là nỗ lực của con người trong sản xuất.”
Trong quá trình sản xuất, con người sử công cụ lao động tác động lên đối tượng
lao động nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cho lợi ích của con người. Lao động là

điều kiện chủ yếu cho tồn tại của xã hội loài người, là cơ sở của sự tiến bộ về
kinh tế, văn hoá và xã hội. Lao động được coi là nhân tố quyết định của bất cứ
quá trình sản xuất nào.
Trong kinh doanh du lịch, lao động được hiểu là nguồn nhân lực trực tiếp
sản xuất hay điều hành sản phẩm dịch vụ. Nguồn nhân lực du lịch bao gồm cả lao
động trực tiếp và lao động gián tiếp,lao động hiện có và lao động tiềm năng, bổ
sung cho sự phát triển của ngành. Tronghoạt động du lịch, lao động trực tiếp là
SVTH: Trương Hoàng Hùng

8

Lớp: K49-TC&QLSK


những người làm việc trong cơ quan quản lýnhà nước về du lịch, các đơn vị sự
nghiệp du lịch và các đơn vị kinh doanh du lịch; laođộng gián tiếp là những
người làm việc trong các ngành, các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động du lịch
như: văn hoá thông tin, hải quan, giao thông, thương mại, bưu chínhviễn thông,
dịch vụ công cộng, cộng đồng dân cư.
1.1.4. Đặc điểm lao động du lịch
1.1.4.1. Đặc điểm chung
Lao động ngành du lịch bao gồm toàn bộ nhân lực trực tiếp và gián tiếp
tham gia vào quá trình phục vụ khách du lịch. Trong đó nhân lực trực tiếp là
những người trực tiếp phục vụ khách du lịch tại khách sạn, nhà hàng, công ty lữ
hành, cửa hàng phục vụ khách du lịch, cơ quan quản lý du lịch, … Lao động gián
tiếp là những lao động không trực tiếp phục vụ khách du lịch nhưng thực hiện
các công việc mang tính quản lý, hỗ trợ cho các lao động trực tiếp. Ví dụ như
quản lý về du lịch tại các cơ quan của Chính phủ, quản lý, hành chính tại công ty
lữ hành, khách sạn. Nhân lực ngành du lịch có một số đặc điểm chung như sau:
- Nhân lực ngành du lịch có tính chuyên môn hoá cao. Chủ yếu là lao động

dịch vụ, có tính thời điểm, thời vụ.
Tỷ lệ lao động trẻ, lao động nữ, lao động thời vụ trong ngành du lịch cao
hơn các ngành khác. Thời gian làm việc của nhân lực ngành du lịch phụ thuộc
vào đặc điểm tiêu dùng. Trong kinh doanh du lịch, phần lớn nhân lực tiếp xúc
trực tiếp với khách hàng và họ tham gia thực hiện các công việc nhằm đạt được
mục tiêu đề ra.
- Nhân lực ngành du lịch được chia thành hai nhóm là nhân lực trực tiếp và
nhân lực gián tiếp.
Nhân lực tại các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch: Là các lao động trí óc,
đòi hỏi có kiến thức tổng hợp về du lịch; có khả năng xây dựng các quy hoạch phát
triển du lịch, định hướng phát triển du lịch quốc gia, địa phương; có kỹ năng xây
dựng và điều phối các chương trình, sự kiện về du lịch ở quy mô quốc gia, tỉnh,
thành phố. Nhóm nhân lực này chiếm số lượng nhỏ nhưng lại có vai trò quan trọng
trong việc phát triển hoạt động du lịch của quốc gia và địa phương.
SVTH: Trương Hoàng Hùng

9

Lớp: K49-TC&QLSK


Nhân lực trực tiếp cung ứng và kinh doanh dịch vụ tại các đơn vị kinh
doanh du lịch: Trong khách sạn là nhân lực đảm nhận các công việc buồng, bàn,
bar, bếp...Trong kinh doanh lữ hành có nhân lực đảm nhận công tác điều hành
tour du lịch, marketing du lịch và hướng dẫn du lịch...
Nhân lực quản lý tại các đơn vị kinh doanh du lịch: Chất lượng dịch vụ du
lịch được cung cấp cho khách hàng phụ thuộc nhiều vào quan điểm, tư duy và
phương pháp quản lý của nhóm nhân lực quản lý tại các đơn vị kinh doanh về du
lịch, tổ chức kinh doanh du lịch như các khách sạn, nhà hàng, công ty lữ hành…
Nhân lực hỗ trợ trong các đơn vị kinh doanh du lịch: Nhóm này bao gồm

nhân lực thuộc các phòng như phòng kế hoạch đầu tư; phòng tài chính-kế toán;
phòng vật tư thiết bị, phòng tổng hợp; phòng quản lý nhân sự cho đến các nhân
viên; nhân viên tạp vụ... trong các công ty, khách sạn hoặc các đơn vị kinh doanh
về du lịch kinh doanh du lịch.
1.1.4.2. Đặc điểm lao động trong kinh doanh lĩnh vực lưu trú
Nguồn lao động trong kinh doanh dịch vụ lưu trú bao gồm khách sạn, khu
nghĩ dưỡng,… là tập hợp đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc doanh nghiệp, góp
sức lực tạo ra sản phẩm dịch vụ nhằm đạt được được mục tiêu về doanh thu lợi
nhuận cho khách sạn.
- Đặc điểm về tính thời vụ: Lao động làm việc trong lĩnh vực lưu trú và
trong ngành du lịch đều có tính biến động lớn trong thời vụ du lịch, trong chính
vụ do sô lượng khách lớn nên đòi hỏi phải có nguồn lao động đông, phải làm
việc với cường độ mạnh và ngược lại.
Lao động trong khách sạn và khu nghĩ dưỡng- có tính công nghiệp hóa cao,
làm việc với nguyên tắc kỹ luật cao, nhanh nhẹn, đồng bộ.
- Đặc điểm về độ tuổi và giới tính: Lao động trong khách sạn đòi hỏi phải
có độ tuổi trẻ trung, khoảng từ 20-40 tuổi, độ tuổi này thay đổi trong từng bộ
phận của khách sạn.
Bộ phận lễ tân: Từ 20-25 tuổi
Bộ phận bàn, bar: Từ 20-30 tuổi
Bộ phận buồng phòng: Từ 20- 40 tuổi
SVTH: Trương Hoàng Hùng

10

Lớp: K49-TC&QLSK


Ngoài ra bộ phận có độ tuổi trung bình cao là bộ phận quản lý từ 40-50 tuổi
theo giới tính: Chủ yếu là lao động nữ, họ rất phù hợp với các công việc như làm

buồng, bar, lễ tân, còn nam thích hợp với bộ phận quản lý, bảo vệ, bếp.
Lao động trong các khách sạn, khu nghĩ dưỡng phụ thuộc vào tính thời vụ
nên mạng tính chu kỳ, tổ chức lao động trong khách sạn phụ thuộc vào tính thời
vụ , giới tính, độ tuổi , nên nó có tính luân chuyển trong công việc, khi một bộ
phận có nhu cầu cần lao động trẻ mà hiện tại ở bộ phận họ nhân viên đang có độ
tuổi cao vậy phải chuyển họ sang bộ phận khác phù hợp hơn và có hiệu quả. Đó
cũng là một trong những vấn đề mà các nhà quản lý nhân sự phải có hướng giải
quyết tối ưu nhất để đạt được kết quả mong muốn trong công việc và cũng chính
là một trong những nguyên nhân aya nên hiện tượng dịch chuyển lao động trong
nghành.
1.2. Dịch chuyển lao động
1.2.1. Khái niệm dịch chuyển lao động
Dịch chuyển lao động là khái niệm dùng để chỉ hoạt động dịch chuyển lao
động từ nơi này sang nơi khác. Tuy nhiên, với mỗi cách tiếp cận khác nhau, các
nhà nghiên cứu, tổ chức lại đưa ra những khái niệm khác nhau, cụ thể hơn và phù
hợp với từng đối tượng nghiên cứu.
Dịch chuyển lao động là sự thay đổi qua thời gian tỷ trọng của từng bộ phận
trong tổng số lao động theo một không gian, thời gian nào đó và diễn ra theo một
xu hướng nào đó (tăng lên hoặc giảm đi). Dịch chuyển lao động là một khái niệm
trong một không gian và thời gian nhất định làm thây đổi số lượng và chất lượng
lao động của một doanh nghiệp. (Theo tổng cục du lịch, 2008)
1.2.2. Xu hướng dịch chuyển lao động trong ngành du lịch
Hiện tại, cả nước có trên 1,3 triệu lao động du lịch, chiếm khoảng 2,5% tổng
lao động cả nước; trong đó chỉ có 42% được đào tạo về du lịch, 38% được đào tạo
từ các ngành khác chuyển sang và khoảng 20% chưa qua đào tạo chính quy mà chỉ
được huấn luyện tại chỗ. Chính vì thế, số lao động có chuyên môn, kỹ năng cao
vừa thiếu, vừa yếu, nhưng số lao động chưa đáp ứng yêu cầu lại dư thừa.

SVTH: Trương Hoàng Hùng


11

Lớp: K49-TC&QLSK


Trong bối cảnh số lượng khách sạn được xây dựng mới tăng nhanh, trong
khi các cơ sở đào tạo nghề chưa cung cấp được nguồn lao động có tay nghề và
kinh nghiệm thực tế đáp ứng yêu cầu, do vậy việc giữ được lao động hiện có đối
với mỗi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú là một vấn đề quan trọng. Làm
sao để kiểm soát được tỷ lệ nhân viên nghỉ việc rất được các doanh nghiệp dịch
vụ quan tâm vì biến động về nhân lực có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất
lượng dịch vụ.
Dịch chuyển lao động hiện nay của ngành Du lịch là những thách thức lớn
đối với Việt Nam khi hội nhập vào nền kinh tế khu vực Asean (AEC) và toàn
cầu, những vị trí chủ chốt trong các lĩnh vực chính như lưu trú và lữ hành ở Việt
Nam có khả năng sẽ do người nước ngoài đảm nhiệm, vì nguồn lao động trong
nước thiếu nhân lực có đủ tiêu chuẩn, lực lượng lao động có chất lượng và đạt
yêu cầu rất thấp vì vậy rất khó để có cơ hội thăng tiến trong bộ phận.
Theo đánh giá của diễn đàn kinh tế thế giới (AEF-2015) chỉ số cạnh tranh
về lao động du lịch của Việt Nam đứng ở vị trí 55/141 quốc gia.
Bảng 1: Chỉ số cạnh tranh về lao động du lịch của Việt Nam với thế giới
Xếp hạng trên 141

Chỉ số cụ thể
Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động du lịch

quốc gia
85

Mức độ đào tạo nhân viên


85

Kỹ năng xử lý tình huống đối với khách hàng

104

Thị trường lao động du lịch nói chung

37

Thực tế việc thuê lao động và sa thải

64

Tỷ lệ lao động nữ trong du lịch

23

Mức độ dễ dàng tuyển dụng nhân viên có tay nghề.

107

Lương và năng suất

23
(Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới, 2015)

Tuy nhiên có một số chỉ số Việt Nam đứng sau rất nhiều quốc gia như việc
tuyển dụng nhân viên có nghề (107/141); kỹ năng xử lý tình huống đối với khách


SVTH: Trương Hoàng Hùng

12

Lớp: K49-TC&QLSK


hàng (104/141) hoặc các chỉ số về trình độ chuyên môn, mức độ đào tạo nhân
viên. Các chỉ số trên cho thấy, người lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch
nhìn chung ở nước ta vẫn còn yếu kém về kỹ năng và trình độ chuyên môn. Điều
này dẫn đến một thực trạng là người lao động sẽ cảm thấy bản thân không tìm
được chổ đứng trong doanh nghiệp và liên tục tìm kiếm cơ hội để thay đổi và
phát triển bản thân. Trong khi đó, lao động có trình độ cao lại muốn thử sức mình
ở những doanh nghiệp, tập đoàn lớn.
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch chuyển lao động
trong doanh nghiệp
1.3.1. Nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp
– Kinh tế
Chu kỳ kinh tế và chu kỳ kinh doanh là nhân tố đầu tiên phải kể đến khi nó
ảnh hưởng rất lớn đến lực lượng lao động. Trong giai đoạn kinh tế suy thoái,
hoặc kinh tế bất ổn có chiều hướng đi xuống, doanh nghiệp cần phải duy trì lực
lượng lao động có tay nghề, giảm chi phí lao động. Doanh nghiệp phải quyết
định giảm giờ làm việc, cho nhân viên nghỉ tạm, hoặc cho nghỉ việc.
Ngược lại, khi kinh tế phát triển và có chiều hướng ổn định công ty lại có
nhu cầu phát triển lao động mới để mở rộng sản xuất, tăng cường đào tạo huấn
luyện nhân viên. Việc mở rộng sản xuất này đòi hỏi công ty phải tuyển thêm
người có trình độ, đòi hỏi phải tăng lương để thu hút nhân tài, tăng phúc lợi, và
cải thiện điều kiện làm việc.
- Dân số/lực lượng lao động

Tại Việt Nam, phụ nữ chiếm 52% lực lượng lao động xã hội, tham gia hoạt
động đông đảo ở tất cả các ngành kinh tế. Lực lượng lao động nữ đi làm đông hơn
rất ảnh hưởng đến xí nghiệp, xét trên phương diện thai sản, chăm sóc con cái.
- Luật pháp
Luật pháp ảnh hưởng nhiều đến việc thay đổi nơi lam việc cuar người lao
động. Ở Việt Nam, Luật lao động được ban hành nhằm quản lý, chi phối mối quan
hệ lao động trong tất cả các doanh nghiệp nhà nước và các hình thức sở hữu khác.

SVTH: Trương Hoàng Hùng

13

Lớp: K49-TC&QLSK


- Văn hóa – xã hội
Văn hóa xã hội của một nước ảnh hưởng rất lớn đến quyết định lựa chọn
nơi lam việc củ người lao động. Trong một nền văn hóa xã hội có quá nhiều đẳng
cấp, nấc thang giá trị xã hội.
Sự thay đổi lối sống trong xã hội cũng ảnh hưởng đến cấu trúc của các công
ty cũng như người lao động. Tại các nước phát triển, lực lượng lao động chuyển
từ khu vực sản xuất ra hàng hóa sang ngành dịch vụ, đó là các ngành giao thông,
truyền thông, các dịch vụ kinh doanh.
– Đối thủ cạnh tranh
Các công ty ngày nay chịu sự tác động bởi môi trường đầy cạnh tranh và
thách thức. Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp cann quan tam đúng mực đến
người lao động. .Để thực hiện được điều trên, các công ty phải có chính sách
nhân lực hợp lý, phải biết lãnh đạo, động viên, thăng thưởng hợp lý, phải tạo ra
một bầu không khí gắn bó. Ngoài ra công ty phải có một chế độ chính sách lương
bổng đủ để giữ nhân viên làm việc với mình, phải cải tiến môi trường làm việc,

và cải tiến các chế độ phúc lợi.
- Khách hàng
Khách hàng là mục tiêu của mọi doanh nghiệp. Khách hàng mua dịch vụ
của công ty là một phần của môi trường bên ngoài. Doanh số là một yếu tố quan
trọng đối với sự sống còn của một công ty. Do đó, các cấp quản trị phải bảo đảm
rằng nhân viên của mình phù hợp đac thù công việc. Nhan viên tiếp xúc trực tiếp
với khach han trong qua trình cung cap dịch vụ. Chất lượng của dịch vụ rất quan
trọng đối với khách hàng. Do đó, nhà quản trị phải làm cho nhân viên của mình
hiểu được rằng không có khách hàng là không còn doanh nghiệp, và họ không
còn có cơ hội được làm việc nữa. Hoặc người lao động hiểu rằng doanh thu của
công ty ảnh hưởng đến tiền lương của họ. Muốn cho người lao động ý thức được
các điều đó, nhiệm vụ của các cấp quản trị và của toàn công ty là phải biết quản
trị nhân lực một cách có hiệu quả, nghĩa là tổng hợp nhiều yếu tố chứ không phải
đơn thuần là lương bổng và phúc lợi, hoặc tăng lương, thăng chức.

SVTH: Trương Hoàng Hùng

14

Lớp: K49-TC&QLSK


1.3.2. Nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp
Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nhân lực bên trong doanh
nghiệp như:
- Mục tiêu của công ty
Mỗi công ty đều có mục tiêu riêng, mỗi cấp quản trị hiểu rõ mục tiêu của
công ty mình. Trong thực tế, mỗi bộ phận phòng ban đều phải có mục tiêu của bộ
phận mình. Mục tiêu của công ty là một yếu tố môi trường bên trong ảnh hưởng
đến các bộ phận chuyên môn như sản xuất, kinh doanh, marketing, tài chính. Mỗi

bộ phận chuyên môn phải dựa vào định hướng của công ty để đề ra mục tiêu của
bộ phận mình.
- Chính sách của công ty
Chính sách của công ty thường là các lĩnh vực thuộc về quản trị nhân lực.
Các chính sách này tùy thuộc vào chiến lược dùng người của công ty. Các chính
sách là chỉ nam hướng dẫn, chứ không phải luật lệ cứng nhắc, do đó chính sách
công ty phải linh động, đòi hỏi cần phải giải thích và cân nhắc. Nó có một ảnh
hưởng quan trọng đến cách hành xử công việc của các cấp quản trị. Một số chính
sách ảnh hưởng đến người lao động:
+ Cung cấp cho nhân viên một nơi làm việc an toàn
+ Khuyến khích mọi người làm việc hết khả năng của mình
+ Trả lương và đãi ngộ khuyến khích nhân viên làm việc đạt năng suất cao
dựa trên số lượng và chất lượng.
+ Bảo đảm cho nhân viên đang làm việc trong công ty là họ sẽ được ưu tiên
khi công ty có chỗ trống, nếu họ chứng tỏ đủ khả năng.
- Văn hóa của doanh nghiệp
Khái niệm văn hóa chỉ về một hệ thống giá trị hay hệ thống ý nghĩa được
chia xẻ. Những giá trị được chia xẻ này xác định, ở một mức độ lớn. Khi gặp
những vấn đề khó khăn, thì văn hóa của tổ chức sẽ giới hạn những điều mà nhân
viên sẽ làm bằng cách gợi ra một phương thức đúng để tổng hợp, xác định, phân
tích, và giải quyết vấn đề.

SVTH: Trương Hoàng Hùng

15

Lớp: K49-TC&QLSK


Bầu không khí văn hóa của công ty tiến triển và hình thành từ các tấm

gương của cấp quản trị cấp cao, chủ yếu phát huy từ những gì họ làm chứ không
phải những gì họ nói. Những yếu tố khác cũng tác động tạo ra văn hóa của một
công ty. Ba yếu tố sau đây có một ảnh hưởng đến bối cảnh tâm lý của công ty, đó
là truyền thông, động viên và phong cách lãnh đạo.
1.3.3. Nhân tố con người
Nhân tố con người ở đây chính là nhân viên làm việc trong doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp mỗi người lao động là một thế giới riêng biệt, họ khác nhau
về năng lực quản trị, về nguyện vọng, về sở thích…vì vậy họ có những nhu cầu
ham muốn khác nhau. Doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ vấn đề này để để ra các
biện pháp quản trị phù hợp nhất.
Cùng với sự phát triển của khoa học- kỹ thuật thì trình độ của người lao
động cũng được nâng cao, khả năng nhận thức cũng tốt hơn. Điều này ảnh hưởng
tới cách nhìn nhận của họ với công việc, nó cũng làm thay đổi những đòi hỏi,
thoả mãn, hài lòng với công việc và phần thưởng của họ.
Trải qua các thời kỳ khác nhau thì nhu cầu, thị hiếu, sở thích của mỗi cá
nhân cũng khác đi, điều này tác động rất lớn đến quyết định nghề nghiệp của họ.
Tiền lương là thu nhập chính của người lao động, nó tác động trực tiếp đến
người lao động. Mục đích của người lao động là bán sức lao động của mình để
được trả công. Vì vậy vấn đề tiền lương thu hút được sự chú ý của tất cả mọi
người, nó là công cụ để thu hút lao động.
1.3.4. Nhân tố nhà quản trị
Nhà quản trị có nhiệm vụ đề ra các chính sách đường lối, phương hướng
cho sự phát triển của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị ngoài trình
độ chuyên môn phải có tầm nhìn xa, trông rộng để có thể đưa ra các định hướng
phù hợp cho doanh nghiệp. Thực tiễn trong cuộc sống luôn thay đổi, nhà quản trị
phải thường xuyên quan tâm đến việc tạo bầu không khí thân mật, cởi mở trong
doanh nghiệp, phải làm cho nhân viên tự hào về doanh nghiệp, có tinh thần trách
nhiệm với công việc của mình. Ngoài ra nhà quản trị phải biết khéo léo kết hợp
hai mặt của doanh nghiệp, một mặt nó là một tổ chức tạo ra lợi nhuận mặt khác
SVTH: Trương Hoàng Hùng


16

Lớp: K49-TC&QLSK


nó là một cộng đồng đảm bảo đời sống cho các cán bộ công nhân viên trong
doanh nghiệp, tạo ra các cơ hội cần thiết để mỗi người nếu tích cực làm việc thì
đều có cơ hội tiến thân và thành công.
Nhà quản trị phải thu thập xử lý thông tin một cách khách quan tránh tình
trạng bất công vô lý gây nên sự hoang mang và thù ghét trong nội bộ doanh
nghiệp. Nhà quản trị đóng vai trò là phương tiện thoả mãn nhu cầu và mong
muốn của nhân viên. Để làm được điều này phải nghiên cứu nắm vững quản trị
nhân sự vì quản trị nhân sự giúp nhà quản trị học được cách tiếp cận nhân viên,
biết lắng nghe ý kiến của họ, tìm ra được tiếng nói chung với họ.

SVTH: Trương Hoàng Hùng

17

Lớp: K49-TC&QLSK


CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG DỊCH CHUYỂN LAO ĐỘNG
TẠI SHERATON GRAND DA NANG RESORT
2.1. Giới thiệu khái quát về Khách sạn Sheraton Grand
Da Nang Resort
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển, cơ sở vật chất của khách sạn
Sheraton Grand Da Nang Resort

Tên tổ chức, doanh nghiệp: Khách sạn Sheraton Grand Da Nang Resort.
Địa chỉ: 35 Trường Sa, Street, Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng
Điện thoại: 0236 3988 999
Người đại diện theo pháp luật: Bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch Tập đoàn
BRG (Banking, Real Estate , Golf), chủ đầu tư xây dựng dự án.
Người đứng đầu, quản lý khách sạn: Ông Frank BochMann.
Ngày 17/11/2017, Thương hiệu khách sạn & khu nghỉ dưỡng Sheraton,
thuộc tập đoàn Marriott International tổ chức khai trương ra mắt khu nghỉ dưỡng
Sheraton Grand Danang Resort tại thành phố Đà Nẵng.
Đây là khu nghỉ dưỡng mang thương hiệu Sheraton Grand đầu tiên tại khu
vực Đông Nam Á, gia nhập bộ sưu tập Sheraton Grand cao cấp gồm 37 khách
sạn và khu nghỉ dưỡng khác trên toàn thế giới.
Trong buổi lễ đón nhận thương hiệu Sheraton Grand Resort, bà Nguyễn Thị
Nga - Chủ tịch Tập đoàn BRG, chủ đầu tư xây dựng dự án cho biết: "Việc thương
hiệu Sheraton Grand Resort đầu tiên xuất hiện tại Khu vực Đông Nam Á là sự
ghi nhận ý nghĩa đối với ngành kinh doanh dịch vụ khách sạn và nghỉ dưỡng tại
Đà Nẵng và Việt Nam"."Với mức đầu tư trên 5 sao, Sheraton Grand Đà Nẵng
Resort được đánh giá là khu nghỉ dưỡng có lợi thế nhất trong hệ thống của Tập
đoàn Marriott tại Việt Nam", bà Nga cho biết."Có được thương hiệu Sheraton
Grand Đà Nẵng Resort ngày hôm nay là kết quả tốt đẹp của một quá trình làm
việc, thi công vô cùng khó khăn, vất vả nhưng cũng rất đáng tự hào của toàn thể

SVTH: Trương Hoàng Hùng

18

Lớp: K49-TC&QLSK


cán bộ nhân viên Tập đoàn BRG, đối tác Marriott và những nhà thầu thi công dự

án để Sheraton Grand Danang Resort được vinh dự phục vụ những sự kiện quan
trọng tầm cỡ quốc tế như Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 tại thành phố Đà Nẵng
vào tháng 11/2017", bà Nga nói.
Trước đó, Sheraton Grand Đà Nẵng Resort đã thi công chỉ trong 14 tháng
nhưng khu nghỉ dưỡng đã hoàn thiện mọi thứ về hạ tầng và dịch vụ để phục vụ
thành công đêm tiệc "Quốc yến" phục vụ nguyên thủ 21 nền kinh tế APEC và
hơn 1.000 quan khách. Tiếp sau sự kiện này, Sheraton Grand Đà Nẵng cũng đăng
cai tổ chức giải vô địch Golf liên Câu lạc bộ Châu Á Thái Bình Dương 2017.
Cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 20 phút đi xe, Sheraton Grand Đà Nẵng
Resort nằm bên bờ bãi biển Non Nước gồm hai khu khách sạn cao 6 tầng: khu I
gồm 130 phòng nghỉ và phòng suite, bao gồm căn phòng Đại Sứ; và khu II bao
gồm 128 phòng nghỉ và phòng suite, với phòng Tổng Thống đẳng cấp có lối đi
VIP, thang máy riêng và bãi đáp/cất cánh máy bay trực thăng. Khu Hội Nghị của
Sheraton Grand Danang Resort có tổng diện tích hơn 3.300m2, gồm 14 phòng
chức năng trong nhà. Tất cả đều được trang bị hệ thống âm thanh và hình ảnh
tiên tiến. Lĩnh vực hoạt động theo đăng ký kinh doanh: Lưu trú, Spa, Ăn uống,
Giai trí biển, Hội nghị.
● Vị trí.
Khu nghỉ dưỡng Sheraton Grand DaNang là khu nghỉ mát 5 sao bên bờ biển,
nằm trên những dải đất yên tĩnh của bãi biển cát trắng chiếu sáng - Bãi biển Non
Nước. Khu nghỉ dưỡng tọa lạc 35 đường Trường Sa, phường Hòa Hải, quận Ngũ
Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam - thành phố đáng sống ở Việt Nam
Đối với bất kỳ thông tin nào về điểm đến khác gần đó, khu nghỉ mát cung cấp
dịch vụ vận chuyển và dịch vụ cho khách của chúng tôi, làm cho nó trở thành một
cơ sở hoàn hảo để khám phá khu vực hấp dẫn của bờ biển miền trung Việt Nam:
• 20 phút đến sân bay quốc tế Đà Nẵng & trung tâm thành phố
• 5 - 20 phút đến các điểm du lịch chính của thành phố Đà Nẵng
• 5 - 10 phút để tham gia các sân golf 18 lỗ
• 20 phút đến Phố cổ Hội An - Di sản UNESCO
SVTH: Trương Hoàng Hùng


19

Lớp: K49-TC&QLSK


×