Tải bản đầy đủ (.docx) (117 trang)

Đánh giá khả năng thu hút khách du lịch nội địa đối với điểm đến huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 117 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Hạnh

GVHD: ThS. Dương Thị Dung


Để hoàn thành Khoá luận tốt nghiệp này
bản thân tôi đã thật sự rất nỗ lực và nhận sự
giúp đỡ từ nhiều phía. Với tình cảm chân thành
và sâu sắc nhất, cho tôi được phép bày tỏ
lòng biết ơn tới tất cả các cá nhân và cơ quan
đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình học
tập và nghiên cứu đề tài.
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến
quý thầy cô giáo của Khoa Du lòch Đại Học Huế
đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và
giúp đỡ tôi trong suốt 4 năm học vừa qua. Đặc
biệt tôi xin chân thành cảm ơn Thạc só Đào Thò
Minh Trang, người đã dành rất nhiều thời gian quan
tâm và tận tình chỉ bảo cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các
anh chò và nhân viên Khách sạn Saigon Tourane
Đà Nẵng đã tạo mọi điều kiện,nhiệt tình giúp
đỡ để tôi hoàn thành tốt trong suốt quá trình
thực tập tại khách sạn.
Tôi cũng xin cảm ơn những người thân, bạn
bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt 4 năm
học vừa qua cũng như trong quá trình thực hiện
Khoá luận tốt nghiệp.
Do còn hạn chế về thời gian, kiến thức cũng


như kinh nghiệm nên Khoá luận không tránh
khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được
1

SVTH: Phan Trần Nhật Nhung_K48KTDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Hạnh

GVHD: ThS. Dương Thị Dung

những ý kiến đóng góp của các thầy cô và
các bạn để chuyên đề được hoàn thành tốt
hơn.
Huế, tháng 5 năm
2019
Sinh viên
Lê Thò Quỳnh Vân

2

SVTH: Phan Trần Nhật Nhung_K48KTDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kì đề tài

nghiên cứu khoa học nào.
Huế, tháng 05 năm 2019
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Quỳnh Vân

SVTH: Lê Thị Quỳnh Vân

3

Lớp: K49-QTKDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠNi
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ii
MỤC LỤC..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ..........................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH..................................................................................ix
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................3
5. Quy trình nghiên cứu.....................................................................................7
6. Kết cấu của đề tài...........................................................................................8
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................9

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................9
1.1. Một số khái niệm về du lịch........................................................................9
1.1.1. Du lịch..................................................................................................9
1.1.2. Khách du lịch......................................................................................10
1.1.2.1. Khái niệm.....................................................................................10
1.1.2.2. Phân loại.......................................................................................10
1.1.3. Điểm đến du lịch.................................................................................11
1.1.3.1. Khái niệm điểm đến du lịch..........................................................11
1.1.3.2. Các yếu tố cấu thành nên điểm đến du lịch..................................12
1.1.3.3. Vai trò của điểm đến du lịch.........................................................14
1.2. Một số vấn đề liên quan đến khả năng thu hút của điểm đến....................17
1.2.1. Khái niệm về khả năng thu hút của điểm đến.....................................17
1.2.2. Vai trò của việc thu hút khách du lịch đến với điểm đến.....................18
1.2.3. Ý nghĩa của việc thu hút khách du lịch đến điểm đến du lịch.............18

SVTH: Lê Thị Quỳnh Vân

4

Lớp: K49-QTKDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
1.2.3.1. Ý nghĩa về mặt kinh tế.................................................................18
1.2.3.2. Ý nghĩa về mặt xã hội...................................................................19
1.3. Các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch nội địa của
một điểm đến...................................................................................................19
1.3.1. Các nhân tố liên quan đến cầu............................................................20
1.3.2. Các nhân tố liên quan đến cung..........................................................21
1.3.2.1. Nhóm các nhân tố về tài nguyên con người, văn hóa và thiên

nhiên cho du lịch.......................................................................................21
1.3.2.2. Nhóm các nhân tố về môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng
cho du lịch.................................................................................................22
1.3.2.3. Nhóm các nhân tố về khung chính sách và quy định cho hoạt
động du lịch...............................................................................................23
1.3.3. Các nhân tố cản trở khác.....................................................................24
1.4. Mối quan hệ giữa khả năng thu hút và tính cạnh tranh của điểm đến..........25
1.5. Một số công trình nghiên cứu liên quan trên thế giới và trong nước.........26
1.5.1. Một số công trình nghiên cứu trên thế giới.........................................26
1.5.1.1. Công trình đánh giá khả năng thu hút của điểm đến du lịch
được đo lường bởi các thuộc tính của Hu & Ritchie (1993)......................26
1.5.1.2. Công trình khả năng thu hút điểm đến của Azlizam Aziz
(2002)........................................................................................................27
1.5.2. Một số công trình nghiên cứu trong nước...........................................29
1.5.2.1. Công trình nghiên cứu đánh giá khả năng thu hút du khách của
điểm đến Huế của Bùi Thị Tám và Mai Lệ Quyên ( 2012).......................29
1.5.2.2. Công trình nghiên cứu đánh giá khả năng thu hút khách du
lịch của điểm di tích Đại Nội - Huế của Lê Thị Ngọc Anh và Trần Thị
Khuyên (2014)..........................................................................................30
1.6. Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thiết của nghiên cứu....................30
1.6.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất...............................................................30
1.6.2. Các giả thuyết nghiên cứu cho mô hình..............................................33
TÓM TẮT CHƯƠNG 1....................................................................................34
SVTH: Lê Thị Quỳnh Vân

5

Lớp: K49-QTKDDL



Khóa luận tốt nghiệp Đại học
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG THU HÚTKHÁCH DU
LỊCH NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI ĐIỂM ĐẾN HUẾ...................................................35
2.1. Tổng quan về điểm đến Huế.....................................................................35
2.1.1. Quá trình hình thành...........................................................................35
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên...............................................................................36
2.1.3. Tình hình phát triển du lịch Huế giai đoạn 2016 - 2018.....................40
2.2. Sơ lược về mẫu điều tra............................................................................40
2.3.1. Thông tin cá nhân của mẫu điều tra....................................................41
2.3.2. Thông tin về chuyến đi của mẫu điều tra............................................43
2.3.2.1. Số lần đến Huế.............................................................................43
2.3.2.2. Kênh thông tin..............................................................................44
2.3.2.3. Hình thức chuyến đi.....................................................................45
2.3.2.4. Thời điểm tham quan Huế............................................................46
2.3.2.5. Mục đích đến Huế........................................................................46
2.3.2.6. Thời gian cho một chuyến tham quan đến Huế............................47
2.4. Đánh giá khả năng thu hút của điểm đến Huế...........................................47
2.4.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo (Cronbach‘s Anpha)....................47
2.4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA........................................................52
2.4.2.1. EFA lần 1......................................................................................53
2.4.2.2. EFA lần 2......................................................................................55
2.4.2.3. Đặt tên và giải thích các nhân tố rút trích.....................................57
2.4.3. Phân tích nhân tố khám phá cho nhân tố khả năng thu hút của
điểm đến Huế...............................................................................................59
2.4.4. Phân tích hồi quy................................................................................60
2.4.5. Kết quả thống kê mô tả các biến trong mô hình..................................64
TÓM TẮT CHƯƠNG 2....................................................................................66
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ
NĂNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA CỦA ĐIỂM ĐẾN
HUẾ...................................................................................................................67

3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp.............................................................................67
SVTH: Lê Thị Quỳnh Vân

6

Lớp: K49-QTKDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
3.1.1. Định hướng phát triển du lịch của điểm đến Huế...............................67
3.1.2. Kết quả nghiên cứu.............................................................................68
3.1.2.1. Ưu điểm........................................................................................68
3.1.2.2. Hạn chế........................................................................................68
3.2. Các giải pháp đề ra nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du lịch nội
địa đối với điểm đến Huế.................................................................................69
3.2.1. Chú trọng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa- xã hội
của Huế.........................................................................................................69
3.2.2. Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, tiếp thị, cung cấp thông tin cho
du khách.......................................................................................................70
3.2.3. Đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng cho người làm du lịch................70
3.2.4. Hoàn thiện và đa dạng hóa các dịch vụ tại điểm đến..........................71
TÓM TẮT CHƯƠNG 3....................................................................................72
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................73
1. Kết luận........................................................................................................73
2. Kiến nghị.....................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................77
PHỤ LỤC

SVTH: Lê Thị Quỳnh Vân


7

Lớp: K49-QTKDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Sự khác nhau giữa điểm đến du lịch, điểm du lịch và địa điểm du
lịch......................................................................................................12
Bảng 1.2. Các biến quan sát thuộc các nhóm nhân tố tác động đến khả năng
thu hút khách du lịch nội địa của điểm đến Huế.................................32
Bảng 2.1. Lượt khách và doanh thu của Huế giai đoạn 2016 - 2018...................40
Bảng 2.2. Thông tin về đối tượng điều tra...........................................................41
Bảng 2.3. Cronbach’s Alpha của các nhân tố.......................................................49
Bảng 2.4. Các biến đưa vào phân tích.................................................................51
Bảng 2.5. Kết quả phân tích nhân tố lần 1...........................................................54
Bảng 2.6. Kết quả xoay nhân tố EFA..................................................................55
Bảng 2.7. Đặt tên các nhóm nhân tố mới thành lập.............................................57
Bảng 2.8. Kiểm định KMO cho nhân tố khả năng thu hút của điểm đến Huế
...........................................................................................................59
Bảng 2.9. Kết quả phân tích nhân tố EFA cho nhân tố khả năng thu hút của
điểm đến Huế.....................................................................................59
Bảng 2.10. Mối quan hệ tương quan giữa biến độc lập và phụ thuộc..................60
Bảng 2.11. Kết quả hồi quy theo phương pháp Stepwise....................................61
Bảng 2.12. Kết quả thống kê mô tả các biến mới trong mô hình.........................64

SVTH: Lê Thị Quỳnh Vân

8


Lớp: K49-QTKDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Số lần đến Huế................................................................................43
Biểu đồ 2.2. Kênh thông tin biết đến Huế...........................................................44
Biểu đồ 2.3. Lựa chọn đi du lịch cùng.................................................................45
Biểu đồ 2.4. Thời điểm đến Huế..........................................................................46
Biểu đồ 2.5. Mục đích đến Huế...........................................................................46
Biểu đồ 2.6. Thời gian lưu tại Huế......................................................................47

SVTH: Lê Thị Quỳnh Vân

9

Lớp: K49-QTKDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. Quy trình nghiên cứu đề tài đánh giá khả năng thu hút khách du lịch
nội địa đối với điểm đến Huế.................................................................7
Hình 2. Khung lý thuyết về liên hệ giữa khả năng thu hút và khả năng cạnh
tranh của điểm đến (TDCA Vengesayi, S. (2003).................................26
Hình 3. Mô hình đánh giá khả năng thu hút du khách của điểm đến bởi Hu
& Ritchie (1993)..................................................................................27

Hình 4. Hệ thống đo lường khả năng thu hút của điểm đến (Azlizam Aziz, 2002).......28
Hình 5. Mô hình khả năng thu hút du khách của điểm đến Huế của Bùi Thị
Tám và Mai Thị Lệ Quyên (2012)........................................................29
Hình 6. Mô hình đề xuất nghiên cứu khả năng thu hút khách du lịch nội địa
của điểm đến Huế.................................................................................31
Hình 7. Mô hình nghiên cứu................................................................................58

SVTH: Lê Thị Quỳnh Vân

10

Lớp: K49-QTKDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch đang ngày càng trở thành một lĩnh vực phát triển mạnh mẽ. Được
biết đến như một ngành kinh tế tổng hợp có tốc độ phát triển nhanh chóng, du
lịch không chỉ đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia
mà còn trở thành đòn bẩy tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát
triển. Ở Việt Nam, từ những năm 60 của thế kỷ 20, du lịch đã dần khẳng định
được vai trò và vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân với đóng góp không
nhỏ vào GDP của cả nước. Theo số liệu của Tổng cục Du lịch Việt Nam, số
lượng khách du lịch nội địa trong năm 2018 là 80 triệu lượt khách, tăng 8,5% so
với năm 2017. Tổng thu nhập từ khách du lịch trong năm 2018 là 620 nghìn tỷ
đồng, tăng 21,4% so với năm 2017. Những chỉ tiêu về lượng khách, thu nhập, tỷ
trọng GDP và việc làm đã khẳng định vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế
quốc dân. Nó cũng giúp cho người dân địa phương có cơ hội bày tỏ niềm tự hào

về nền văn hóa đặc sắc của mình, từ đó tạo đòn bẩy để phục hồi các giá trị truyền
thống và đời sống văn hóa đang dần mai một. Du lịch cũng tạo ra sự giao lưu
giữa con người của nhiều dân tộc, nhiều tầng lớp, nhiều nền văn hóa khác nhau
từ đó giúp nuôi dưỡng sự đối thoại giữa các nền văn hóa và khuyến khích sự
sáng tạo, đa dạng về văn hóa.
Là trung tâm văn hóa - du lịch của Việt Nam, có nhiều di sản văn hóa được
thế giới công nhận đặc biệt phải kể đến Quần thể di tích Cố đô Huế. Chính vì
vậy, Huế có những tiềm năng to lớn trong việc phát huy lợi thế thành phố của
những di sản và lễ hội, những giá trị văn hóa, bề dày lịch sử, cùng với tiềm năng
phát triển du lịch biển với những bãi biển nổi tiếng, những làng nghề truyền
thống đặc sắc, nét độc đáo về ẩm thực… Những nét đặc trưng này sẽ là lợi thế so
sánh trong việc thu hút khách du lịch với các địa điểm du lịch khác trong vùng.
Bên cạnh những lợi thế to lớn đó, việc khai thác sâu để phát triển thu hút
khách du lịch còn bị hạn chế, đặc biệt là đối với khách du lịch nội địa. Theo Sở Du
SVTH: Lê Thị Quỳnh Vân

11

Lớp: K49-QTKDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Lịch Huế, năm 2018 lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế đạt 4,332 triệu lượt,
tăng gần 14% so với năm 2018. Tuy nhiên trong đó khách nội địa đạt 2,132 triệu
lượt, giảm 0,07% so với năm 2018. Các lý giải cho thực trạng này có thể bao gồm
cả các nhân tố khách quan của cạnh tranh thị trường du lịch quốc tế và các yếu tố
môi trường vĩ mô. Mặt khác cũng cần xem xét một cách nghiêm túc các yếu tố chủ
quan trong phát triển du lịch Huế với các chỉ báo khoa học làm cơ sở cho việc đề
xuất các giải pháp phù hợp trong quản lý và phát triển điểm đến Huế.
Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi quyết định tiến hành khảo sát và nghiên cứu

về vấn đề này thông qua đề tài “Đánh giá khả năng thu hút khách du lịch nội
địa đối với điểm đến Huế ” nhằm đánh giá thực trạng về khả năng thu hút khách
du lịch nội địa, từ đó đề xuất giải pháp thu hút đông đảo khách du lịch nội địa
đến với Huế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu thực trạng về khả năng thu hút khách du lịch nội địa của điểm
đến Huế qua đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách
du lịch nội địa của Huế.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa một số vấn đề lí luận và thực tiễn về khả năng thu hút khách
du lịch của điểm đến.
- Đánh giá khả năng thu hút khách du lịch nội địa của điểm đến Huế
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du lịch
nội địa đến Huế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Trong khuôn khổ của đề tài tập trung nghiên cứu
khả năng thu hút khách du lịch nội địa của điểm đến Huế.
- Đối tượng điều tra: Khách du lịch nội địa tại điểm đến Huế.
SVTH: Lê Thị Quỳnh Vân

12

Lớp: K49-QTKDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: đề tài được thực hiện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Về thời gian: từ tháng 1/2019 đến tháng 5/2019.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
4.1.1. Số liệu thứ cấp
- Số liệu tổng hợp từ Sở Du Lịch tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Ngoài ra, thông tin thứ cấp còn được nghiên cứu từ sách, báo, internet, các
tài liệu thuộc chương trình học tập trên các sách và giáo trình.
4.1.2. Số liệu sơ cấp
- Thu thập số liệu sơ cấp thông qua việc điều tra bảng hỏi từ khách du lịch
nội địa tại Huế. Số liệu sơ cấp từ tháng 01 đến tháng 04 năm 2019.
- Tiến hành phỏng vấn trực tiếp du khách bằng phiếu điều tra (bảng câu hỏi).
- Số lượng phiếu điều tra: 150 phiếu
- Các thông tin thu thập:
Bảng hỏi gồm 3 phần:
- Phần I bao gồm 6 câu hỏi liên quan đến các thông tin chung về chuyến đi
như mục đích, thời gian, hình thức chuyến đi. Loại thang đo cho phần này là
thang đo định danh.
- Phần II bao gồm 26 biến quan sát đo lường 05 nhân tố có tác động đến
khả năng thu hút khách du lịch nội địa của điểm đến Huế, cụ thể là: Vị trí địa lý,
Văn hóa – xã hội, Đặc điểm vật chất, Đặc điểm tự nhiên, Các đặc tính bổ trợ.
Trong phần II, tác giả sử dụng thang đo Likert, theo đó những người được khảo
sát thể hiện sự đồng ý của họ đối với các phát biểu về các nhân tố trên theo năm
mức độ, từ 1 tương ứng với “ Hoàn toàn không đồng ý “ đến 5 tương ứng với
“Hoàn toàn đồng ý” . Lựa chọn thang điểm 5 mức độ bởi đây là thang điểm phổ

SVTH: Lê Thị Quỳnh Vân

13

Lớp: K49-QTKDDL



Khóa luận tốt nghiệp Đại học
biến nhất và cũng đáng tin cậy như thang điểm 7 hay 9 mức độ (Zikmund
1997;Elmore,Beggs 1975)
- Phần III gồm những câu hỏi liên quan đến thông tin cá nhân của người
được khảo sát về độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, vùng miền, nghề nghiệp,
mức thu nhập. Loại thang đo được sử dụng cho phần này là thang đo định danh.
4.2. Phương pháp xác định mẫu
Sử dụng công thức tính kích cỡ mẫu do hệ thống VIDAC (Trung tâm
Trông tin và Phân tích số liệu Việt Nam, 2008) cung cấp:
n= z2 *(p-q)/e2
Trong đó:
n = là cỡ mẫu
z = giá trị phân phối tương ứng với độ tin cậy lựa chọn (trong trường hợp
này chọn độ tin cậy 95% thì giá trị z là 1,96)
p = là ước tính tỷ lệ % của tổng thể
q = 1-p (thường tỷ lệ p và q được ước tính 50%/50% đó là khả năng lớn
nhất có thể xảy ra của tổng thể).
e = sai số cho phép (3%, 4%, 5%...). Trong trường hợp này, chọn e = 10%.
= 96,04. Như vậy quy mô mẫu là 96 .
Mặc khác, theo Hair và cộng sự, để sử dụng phương pháp phân tích nhân tố
khám phá (EFA) kích thước mẫu tốt khi tỉ lệ quan sát/ biến đo lường là 5 :1 nghĩa
là một biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát. Nghiên cứu sử dụng 26 biến đo
lường, kích thước mẫu tối thiểu là 26*5= 130. Để đảm bảo thu hồi đủ số phiếu
tối thiểu, tác giả phát ra 150 bảng hỏi trong quá trình khảo sát.
Phương pháp chọn mẫu : ngẫu nhiên không lặp.
4.3. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu
Các tài liệu sau khi thu thập thì được tiến hành chọn lọc, phân tích, xử lý,
hệ thống hóa để tính toán các chỉ tiêu phù hợp với đề tài. Sử dụng phương pháp

SVTH: Lê Thị Quỳnh Vân

14

Lớp: K49-QTKDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
thống kê để hệ thống và tổng hợp tài liệu. Các công cụ và kĩ thuật tính toán đươc
xử lý trên phần mềm thống kê SPSS 22.0.
Phương pháp xử lý số liệu thứ cấp: Sau khi được Sở Du Lịch tỉnh Thừa
Thiên Huế cung cấp số liệu thứ cấp, tiến hành xử lý số liệu bằng các phương
pháp sau:
- Phương pháp tổng hợp, sàng lọc, sắp xếp để xử lý tài liệu thu thập được.
- Phương pháp lập luận quy nạp.
- Phương pháp học thuật, khoa học.
Phương pháp xử lý số liệu sơ cấp: Sau khi thu thập bảng hỏi từ phía du
khách tiến hành xử lý bảng hỏi bằng phần mềm SPSS 22.0, trong đó đã sử dụng
một số phương pháp phân tích sau:
4.3.1. Thống kê mô tả
Chủ yếu sử dụng thống kê về tần suất (Frequency), phần trăm (Percent), giá
trị trung bình (Mean). Mục đíchc của phương pháp này là mô tả mẫu điều tra, tìm
hiểu đặc điểm của đối tượng điều tra, thống kê các ý kiến đánh giá của du khách.
Kết quả thống kê mô tả sẽ là cơ sở để đưa ra những nhận định ban đầu và tạo cơ
sở đưa ra các giải pháp cho đề tài.
4.3.2. Kiểm tra độ tin cậy thang đo
Kiểm định nhằm loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác
trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số thông
qua hệ số Cronbach Alpha.
Cụ thể là:

- Hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,8: Hệ số tương quan cao.
- Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,7 đến 0,8: Chấp nhận được.
- Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 đến 0,7: Chấp nhận được nếu thang đo mới
4.3.3. Phân tích nhân tố khám phá

SVTH: Lê Thị Quỳnh Vân

15

Lớp: K49-QTKDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (Fnhân tố có ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến
tính của các nhân tố với các biến quan sát.
Các tác giả Mayers, L.S.,Gamst, G., Guarino A.J. (2000) đề cập rằng: Trong
phân tích nhân tố, phương pháp trích Pricipal Components Analysis đi cùng với
phép xoay Varimax là cách thức được sử dụng phổ biến nhất.
Theo Hair & ctg (1998, 111), Factor loading (hệ số tải nhân tố hay trọng số
nhân tố) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA.
- Factor loading > 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu
- Factor loading >0,4 được xem là quan trọng
- Factor loading > 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn
Điều kiện để phân tích nhân tố khám phá là phải thỏa mãn các yêu cầu:
Tiêu chuẩn rút trích nhân tố gồm chỉ số Engenvalue (đại diện cho lượng biến
thiên được giải thích bởi các nhân tố) và chỉ số Cumulative (tổng phương sai trích
cho biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu % và bao nhiêu % bị thất
thoát). Nhân tố chỉ được rút trích tại Engenvalue > 1 và được chấp nhận khi tổng
phương sai trích ≥ 50%

0.5 ≤ KMO ≤ 1: Hệ số KMO (Kaiser-Meyer- Olkin) là chỉ số được dùng để
xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố.Trị số KMO lớn có ý nghĩa phân tích
nhân tố là thích hợp.
Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig.< 0,05): Đây là một đại lượng
thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng
thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig.< 0.05) thì các biến quan sát có
mối tương quan với nhau trong tổng thể. Phần trăm phương sai toàn bộ
(Percentage of variance) > 50%: thể hiện phần trăm biến thiên của các biến quan
sát. Nghĩa là xem biến thiên là 100% thì giá trị này cho biết phân tích nhân tố
giải thích được bao nhiêu %.
4.3.4. Phương pháp phân tích hồi quy đa biến
SVTH: Lê Thị Quỳnh Vân

16

Lớp: K49-QTKDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Phân tích hồi quy đa biến nhằm xác định các yếu tố chính ảnh hưỏng đến
khả năng thu hút khách du lịch nội địa của điểm đến Huế và từ đó đo lường mức
độ tác động của các yếu tố đó. Giả định các yêu tố tác động đến khả năng thu hút
khách du lịch có tương quan tuyến tính, mô hình lý thuyết đề xuất như sau:
Y = β0 + β1 .F1 + β2 .F2 + …. + βn .Fn

Trong đó:
- Y là biến phụ thuộc thể hiện khả năng thu hút khách du lịch nội địa của
điểm đến Huế
- β0: hằng số, thể hiện sự đóng góp của các yếu tố ngoài mô hình đến khả
năng thu hút của điểm đến Huế

- βi (với i= 1,n): hệ số hồi quy của các biến độc lập, thể hiện mức độ ảnh
hưởng của biến độc lập đến biến phụ thuộc.
- Fi (với i= 1,n): các biến độc lập được rút trích sau khi phân tích nhân tố
khám phá EFA
5. Quy trình nghiên cứu
Hình 1. Quy trình nghiên cứu đề tài đánh giá khả năng thu hút
khách du lịch nội địa đối với điểm đến Huế

SVTH: Lê Thị Quỳnh Vân

17

Lớp: K49-QTKDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Xác định vấn
đề nghiên cứu

Chỉnh sửa và
tính cỡ mẫu

Tiến hành điểu
tra chính thức

Báo cáo nghiên
cứu

Thiết kế

nghiên cứu

Điểu tra thử 30
bảng hỏi

Mã hóa, nhập
và làm sạch dữ
liệu

Kết quả
nghiên cứu

Thu thập dữ
liệu

Thiết kế bảng
hỏi sơ bộ

Xử lý số liệu

Phân tích dữ
liệu

SVTH: Lê Thị Quỳnh Vân

18

Lớp: K49-QTKDDL



Khóa luận tốt nghiệp Đại học
6. Kết cấu của đề tài
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Phần này trình bày lí do lựa chọn vấn đề nghiên cứu, mục đích, đối tượng
và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, kết cấu
của đề tài.
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bố cục phần này gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Trình bày cơ sở lí thuyết và cơ sở thực tiễn về vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Thực trạng khả năng thu hút khách du lịch nội địa của
điểm đến Huế.
Phân tích những đánh giá của du khách về khả năng thu hút khách du lịch
nội địa của điểm đến Huế.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút
khách du lịch nội địa của điểm đến Huế.
Từ kết quả nghiên cứu được và xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn, trình
bày những giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du lịch nội địa của
điểm đến Huế.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận và đề xuất các kiến nghị đối với các cấp nhằm thực hiện các giải
pháp đã nêu ra.

SVTH: Lê Thị Quỳnh Vân

19

Lớp: K49-QTKDDL



Khóa luận tốt nghiệp Đại học

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I.
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm về du lịch
1.1.1. Du lịch
Theo PGS. TS Trần Đức Thanh nên tách thuật ngữ du lịch thành hai phần
để định nghĩa nó. Du lịch có thể được hiểu là:
(1) Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá
nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao tại
chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số
giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng.
(2) Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy sinh
trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của
cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao
tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh.
Định nghĩa chính thức về du lịch của Tổ chức du lịch Thế giới được đưa ra
tại Hội nghị quốc tế về Lữ hành và thống kê du lịch ở Otawa, Canada diễn ra vào
tháng 6/1991 như sau: “Du lịch bao gồm những hoạt động của con người đi đến
và lưu trú tại một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của
mình) trong thời gian liên tục không quá một năm nhằm mục đích nghỉ ngơi,
kinh doanh và các mục đích khác”.[1]
Nhưng theo điều 3 Luật du lịch Việt Nam (2017): “Du lịch là các hoạt động
có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong
thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ
dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích
hợp pháp khác.” [5]

SVTH: Lê Thị Quỳnh Vân


20

Lớp: K49-QTKDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Dựa vào các định nghĩa trên ta có thể nói tóm lại, du lịch là một hoạt động
của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó tại một địa điểm, một thời gian
nhất định ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình.
1.1.2. Khách du lịch
1.1.2.1. Khái niệm
Có nhiều cách hiểu khác nhau về khách du lịch đứng ở trên các góc độ
khác nhau:
Tổ chức Du lịch Thế giới định nghĩa khách du lịch như những người “đi du
lịch đến và ở lại, ở những nơi bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong
hơn 24 giờ và không quá một năm liên tiếp cho giải trí, kinh doanh và các mục
đích khác không liên đến những nhân viên, hướng dẫn viên du lịch của tổ chức
thực hiện việc du lịch đó”.
Liên đoàn quốc tế các tổ chức du lịch (Tiền thân của tổ chức du lịch thế
giới): “Khách du lịch là người ở lại nơi tham quan ít nhất 24h qua đêm vì lý do
giải trí, nghỉ ngơi hay công việc như: thăm thân, tôn giáo, học tập, công tác”.
Uỷ Ban tài nguyên Quốc gia của Mỹ đưa ra định nghĩa: “Du khách là người
đi ra khỏi nhà ít nhất 50 dặm vì công việc giải trí, việc riêng trừ việc đi lại hàng
ngày, không kể có qua đêm hay không”.
Địa lý du lịch Việt Nam định nghĩa: “Du khách từ bên ngoài đến địa điểm
du lịch chủ yếu nhằm mục đích nâng cao nhận thức với môi trường xung quanh,
tham gia vào các hoạt động thư giãn, giải trí, thể thao, văn hoá kèm theo việc tiêu
thụ những giá trị tự nhiên, kinh tế, dịch vụ và qua đêm tại cơ sở lưu trú của
ngành du lịch”.

Theo Luật du lịch Việt Nam: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp
đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến.” ( Theo Điều
3, Chương I, Luật du lịch Việt Nam 2017)
1.1.2.2. Phân loại
Theo Luật du lịch Việt Nam 2017, khách du lịch bao gồm:

SVTH: Lê Thị Quỳnh Vân

21

Lớp: K49-QTKDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
- Khách du lịch nội địa: là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở
Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam.
- Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch.
- Khách du lịch ra nước ngoài là công dân Việt Nam và người nước ngoài
cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài.
1.1.3. Điểm đến du lịch
1.1.3.1. Khái niệm điểm đến du lịch
Trong tiếng Anh từ “Tourism Destination” được dịch ra tiếng Việt là điểm
đến du lịch. Tổ Chức Du Lịch Thế Giới đã đưa ra định nghĩa điểm đến du lịch:
“Điểm đến du lịch là vùng không gian mà khách du lịch ở lại ít nhất một đêm,
bao gồm các sản phẩm du lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu
hút khách, có ranh giới hành chính để quản lí và có sự nhận diện về hình ảnh để
xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường”.[9]
Theo Bordas Rubies (2001) định nghĩa “Điểm đến là một khu vực địa lý
trong đó chứa đựng một nhóm các nguồn lực về du lịch và các yếu tố thu hút, cơ

sở hạ tầng, thiết bị, các nhà cung cấp dịch vụ, các lĩnh vực hỗ trợ khác và các tổ
chức quản lý mà họ tương tác và phối hợp các hoạt động để cung cấp cho du
khách các trải nghiệm mà họ mong đợi tại điểm đến mà họ lựa chọn”.[10]
Theo Buhalis (2000) định nghĩa “Điểm đến là nơi cung cấp tổng hợp các
sản phẩm và dịch vụ du lịch được tiêu dùng dưới tên thương hiệu của điểm đến”.
Ranh giới của một điểm đến có thể được xác định một cách cụ thể bằng ranh giới
địa lý, chính trị hoặc cũng có thể xác định bằng ranh giới nhận thức và ranh giới
tạo ra bởi thị trường.[11]
Ở Việt Nam điểm đến du lịch vẫn chưa được nghiên cứu nhiều và chưa
được đưa vào luật hóa. Trong luật du lịch Việt Nam chỉ mới đề cập đến khái niệm
khu du lịch và điểm du lịch.

SVTH: Lê Thị Quỳnh Vân

22

Lớp: K49-QTKDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Bảng 1.1. Sự khác nhau giữa điểm đến du lịch, điểm du lịch
và địa điểm du lịch
Nội dung
phân biệt

Điểm đến du lịch

Điểm du lịch

Là một khái niệm


Là một khái niệm

Địa điểm du lịch
Là một khái niệm

rộng về không gian có hẹp về không gian. cụ thể về không
thể là một khu vực,
Khái niệm

gian.

một đất nước, một địa
phương. Là điểm định
hướng cho khách đến
du lịch.

Đối tượng

Khách du lịch phải Chủ yếu phục vụ

Có thể vừa phục

và nhu cầu

nghỉ tại đây ít nhất khách tham quan

vụ khách du lịch

một đêm.


vừa phục vụ

khách du

(visitors).

lịch

khách tham quan.

Điều kiện
dịch vụ du
lịch

Có thể đầy đủ các loại

Dịch vụ chưa hoàn Dịch vụ có thể

dịch vụ phục vụ khách hảo.

hoàn hảo và chưa

từ đi lại, ăn, ở, vui

hoàn hảo.

chơi, giải trí…
(Nguồn: Trích theo Thái Thị Kim Oanh - Đánh giá năng lực cạnh tranh
du lịch biển, đảo Nghệ An)


1.1.3.2. Các yếu tố cấu thành nên điểm đến du lịch
Đứng dưới góc độ “cung” có thể cho rằng khả năng thu hút điểm đến là tập
trung các tiện nghi và dịch vụ được thiết kế để đáp ứng nhu “cầu” của du khách
bao gồm các yếu tố sau:
Điểm hấp dẫn du lịch: Các điểm hấp dẫn của một điểm đến du lịch dù mang
đặc điểm nhân tạo, đặc điểm tự nhiên hoặc là các sự kiện thì cũng đều gây ra
động lực ban đầu cho sự thăm viếng của khách.

SVTH: Lê Thị Quỳnh Vân

23

Lớp: K49-QTKDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Giao thông đi lại: Hệ thống giao thông và phương tiện vận chuyển là hai
yếu tố quan trọng giúp nối liền với các thị trường nguồn khách, tăng sự trải
nghiệm cho du khách, tạo sự thuận lợi cho du khách, góp phần thúc đẩy du lịch
phát triển. Sự sáng tạo trong việc tổ chức lưu thông du lịch qua các điểm du lịch
giúp du khách tiếp cận với điểm đến và cũng là yếu tố thu hút khách du lịch.
Nơi ăn nghỉ: Các dịch vụ lưu trú của điểm đến không chỉ cung cấp nơi ăn
nghỉ mang tính chất đơn thuần mà còn tạo ra được cảm giác chung về sự tiếp đãi
cuồng nhiệt và ấn tượng khó quên về món ăn và đặc sản địa phương.
Các tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ: Du khách đòi hỏi một loạt các tiện nghi,
phương tiện và các dịch vụ hỗ trợ tại điểm đến du lịch. Bộ phận này có đặc điểm
là mức độ tập trung về sở hữu thấp.
Một yếu tố cấu thành nên khả năng thu hút điểm đến du lịch là cơ sở hạ
tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật của điểm đến. Cơ sở hạ tầng biểu thị tất cả các dạng

của công trình xây dựng trên hoặc dưới mặt đất cần thiết cho một khu vực dân cư
sinh sống bao gồm cả hệ thống thông tin liên lạc mở rộng ra hệ thống bên ngoài.
Cở sở vật chất kỹ thuật của điểm đến bao gồm toàn bộ những tiện nghi vật chất
và phương tiện kỹ thuật của

điểm đến du lịch, bao gồm các cơ sở lưu trú và ăn

uống, các điểm hấp dẫn được xây dựng, các khu vui chơi, giải trí, các cơ sở
thương mại và dịch vụ khác.
Đứng dưới góc độ tổng thể thì để hình thành một điểm đến du lịch thu hút
sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như:
Yếu tố kinh tế: Du lịch là một loại hoạt động liên ngành, liên vùng, do vậy
yếu tố kinh tế ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của du lịch, và ngược lại sự phát
triển của du lịch thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo. Nói như vậy có
nghĩa là du lịch cũng chịu sự lệ thuộc vào hiệu quả của các ngành kinh tế khác.
Yếu tố văn hoá – xã hội: Yếu tố văn hóa, xã hội chính là linh hồn của điểm
đến, văn hóa đẹp, xã hội an ninh sẽ giúp du khách cảm thấy an toàn, yên tâm gặp
gỡ dân bản xứ, giao thiệp, làm quen với phong tục, tập quán của địa phương và
ngược lại.
SVTH: Lê Thị Quỳnh Vân

24

Lớp: K49-QTKDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Yếu tố chính trị: Chính trị ổn định, hòa bình là nền tảng cho mọi hoạt động
sinh sôi và phát triển, du lịch không thể tồn tại phát triển nếu chính trị bất ổn và
ngược lại.

Các yếu tố khác: Để du lịch tồn tại và phát triển thì rất cần có: Chính sách
phát triển du lịch, nhu cầu đi du lịch, tiềm năng du lịch (điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, điều kiện tổ chức, điều kiện cơ sở vật
chất kỹ thuật…).
1.1.3.3. Vai trò của điểm đến du lịch
Điểm đến du lịch đóng vai trò quan trọng và quyết định đến sự phát triển du
lịch của một quốc gia hay một địa phương.
 Về mặt kinh tế
Thứ nhất, điểm đến du lịch là nơi xuất khẩu vô hình và xuất khẩu tại chỗ
với giá trị kinh tế cao.
Các giá trị tự nhiên và giá trị văn hóa, đặc biệt là các giá trị văn hóa vật thể
và giá trị văn hóa phi vật thể là tài sản của quốc gia, của địa phương và của cộng
đồng cần được gìn giữ không chỉ cho thế hệ mai sau mà cho cả toàn nhân loại.
Những giá trị này không thể mang ra thị trường bán được mà chỉ có thể thu hút
khách du lịch đến tham quan chiêm ngưỡng. Nếu người làm du lịch có trí tuệ và
sức sáng tạo ra những ý tưởng phù hợp với nhu cầu của khách du lịch để khai
thác các giá trị văn hóa này thì sẽ thu được nhiều ngoại tệ thông qua việc thu vé
tham quan và dịch vụ hướng dẫn tham quan. Sau khi khách tham quan và cảm
thụ các giá trị văn hóa và thiên nhiên này không mất đi, mà ngày càng được tôn
tạo và gìn giữ tốt hơn. Nguồn thu từ vé tham quan bằng ngoại tệ, các nhà kinh tế
gọi là “xuất khẩu vô hình”. Khách du lịch nước ngoài đến tham quan và du lịch,
họ tiêu thụ một số lượng lớn hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước và thanh
toán bằng ngoại tệ. Đây là một hình thức xuất khẩu, nhưng là xuất khẩu tại chỗ
với hiệu quả kinh tế cao. Vì nó tiết kiệm được rất nhiều khoản chi phí khi xuất
khẩu hàng hóa này ra thị trường thế giới, đó là: chi phí về vận chuyển, chi phí

SVTH: Lê Thị Quỳnh Vân

25


Lớp: K49-QTKDDL


×