Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ tại các trường mầm non tư thục quận đống đa, thành phố hà nội theo quan điểm montessori

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN XUÂN PHƢƠNG

“QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC - GIÁO DỤC TRẺ
TẠI CÁC TRƢỜNG MẦM NON TƢ THỤC QUẬN ĐỐNG ĐA,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO QUAN ĐIỂM MONTESSORI”

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Hà Nội – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN XUÂN PHƢƠNG

“QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC - GIÁO DỤC TRẺ
TẠI CÁC TRƢỜNG MẦM NON TƢ THỤC QUẬN ĐỐNG ĐA,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO QUAN ĐIỂM MONTESSORI”

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8 14 01 14
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Thị Thuý Hằng

Hà Nội - 2019



LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu đề tài: “Quản lý hoạt động chăm sóc –
giáo dục trẻ ở các trường mầm non tư thục quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
theo quan điểm Montessori”. Luận văn cao học đã được hoàn thành tại Đại
học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội. Để có được luận văn tốt nghiệp
này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà
Nội, các thầy cô là giảng viên trong trường, đã truyền giảng kiến thức cho tôi
trong suốt hai năm học vừa qua.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn các đồng chí phòng Giáo dục và Đào tạo
quận Đống Đa, các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường mầm non
đã giúp đỡ tôi nhiệt tình trong quá trình tôi làm luận văn này. Đặc biệt, tôi xin
gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS.TS Đỗ Thị Thuý Hằng đã
tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, góp ý cho tôi để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 09 tháng 07 năm 2019

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Xuân Phƣơng

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM
SÓC – GIÁO DỤC TRẺ TẠI CÁC TRƢỜNG MẦM NON TƢ THỤC

THEO QUAN ĐIỂM MONTESSORI .......................................................... 7
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................... 7
1.1.1. Ở nước ngoài ........................................................................................... 7
1.1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................. 8
1.2. Các khái niệm cơ bản ............................................................................... 11
1.2.1. Quản lý và quản lý giáo dục.................................................................. 11
1.2.2. Giáo dục mầm non ................................................................................ 15
1.2.3. Trường mầm non tư thục ...................................................................... 15
1.2.4. Hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ ....................................................... 16
1.2.5. Quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ của trường mầm non tư thục 19
1.2.6. Quan điểm Montessori .......................................................................... 21
1.3. Trường mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân ............................... 22
1.3.1. Vị trí, nhiệm vụ ..................................................................................... 22
1.3.2. Đặc điểm của trường mầm non tư thục trong hệ thống giáo dục
quốc dân .......................................................................................................... 23
1.4. Hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ tại trường mầm non tư thục theo quan
điểm Montessori .............................................................................................. 23
1.4.1. Nguyên lý cơ bản trong giáo dục theo quan điểm Montessori ............. 23
1.4.2. Hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ theo quan điểm Montessori .......... 24
1.4.3. Vai trò và ý nghĩa của quan điểm Montessori ...................................... 28

ii


1.5. Quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ theo quan điểm Montessori 30
1.5.1. Xây dựng kế hoạch chăm sóc – giáo dục trẻ theo quan điểm Montessori 30
1.5.2. Tổ chức thực hiện hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ theo quan điểm
Montessori ....................................................................................................... 32
1.5.3. Chỉ đạo hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ theo quan điểm Montessori.. 33
1.5.4. Kiểm tra đánh giá hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ theo quan điểm

Montessori ....................................................................................................... 34
1.6. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ theo
quan điểm Montessori ..................................................................................... 36
1.6.1. Yếu tố khách quan ................................................................................. 36
1.6.2. Yếu tố chủ quan .................................................................................... 37
Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 38
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC
– GIÁO DỤC TRẺ TẠI CÁC TRƢỜNG MẦM NON TƢ THỤC QUẬN
ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI THEO QUAN ĐIỂM MONTESSORI .................... 39
2.1. Khái quát về giáo dục mầm non quận Đống Đa – Hà Nội ...................... 39
2.1.1. Đặc điểm kinh tế, xã hội quận Đống Đa, Hà Nội ................................. 39
2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục mầm non quận Đống Đa, Hà Nội .......... 40
2.1.3. Sơ lược về các trường mầm non tư thục theo quan điểm Montessori tại
quận Đống Đa, Hà Nội .................................................................................... 41
2.2. Giới thiệu khảo sát ................................................................................... 42
2.2.1. Mục đích khảo sát ................................................................................. 42
2.2.2. Đối tượng khảo sát ................................................................................ 42
2.2.3. Số lượng khảo sát .................................................................................. 42
2.3. Thực trạng về hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ ở các trường mầm non
tư thục quận Đống Đa – Hà Nội theo quan điểm Montessori......................... 43
2.3.1. Thực trạng về mục tiêu chăm sóc – giáo dục trẻ theo phương pháp
Montessori ....................................................................................................... 43
2.3.2. Thực trạng chương trình, nội dung chăm sóc – giáo dục trẻ theo phương
pháp Montessori .............................................................................................. 44
iii


2.3.3. Thực trạng phương pháp chăm sóc – giáo dục trẻ theo phương pháp
Montessori ....................................................................................................... 45
2.3.4. Thực trạng kiểm tra kết quả chăm sóc – giáo dục trẻ theo phương pháp

Montessori ....................................................................................................... 47
2.3.5. Thực trạng các điều kiện thực hiện hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ
theo phương pháp Montessori ......................................................................... 48
2.4. Thực trạng về quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ ở các trường
mầm non tư thục quận Đống Đa – Hà Nội theo quan điểm Montessori......... 57
2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch chăm sóc – giáo dục trẻ theo quan điểm
Montessori ....................................................................................................... 57
2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ theo
quan điểm Montessori ..................................................................................... 59
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ theo quan điểm
Montessori ....................................................................................................... 61
2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ theo
quan điểm Montessori ..................................................................................... 62
2.5. Đánh giá chung ........................................................................................ 64
2.5.1. Điểm mạnh ............................................................................................ 64
2.5.2. Hạn chế.................................................................................................. 66
2.5.3. Nguyên nhân ......................................................................................... 66
Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 68
CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC –
GIÁO DỤC TRẺ TẠI CÁC TRƢỜNG MẦM NON TƢ THỤC QUẬN
ĐỐNG ĐA – HÀ NỘI THEO QUAN ĐIỂM MONTESSORI .................. 69
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp .................................................................. 69
3.1.1. Nguyên tắc đồng bộ .............................................................................. 69
3.1.2. Nguyên tắc kế thừa................................................................................ 69
3.1.3. Nguyên tắc khả thi ................................................................................ 69
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ tại các trường mầm
non tư thục quận Đống Đa, Hà Nội theo quan điểm Montessori.................... 70
iv



3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh về tính ưu
việt của phương pháp giáo dục Montessori .................................................... 70
3.2.2. Đổi mới hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên về hoạt
động chăm sóc – giáo dục trẻ theo quan điểm Montessori ............................. 75
3.2.3. Đổi mới trong công tác quản lý, phân công, phân cấp trách nhiệm cho
từng tổ bộ phận để phát huy vai trò tự quản lý ............................................... 78
3.2.4. Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động chăm sóc - giáo dục theo
quan điểm Montessori ..................................................................................... 80
3.2.5. Bổ sung các điều kiện nhằm hỗ trợ thực hiện hiệu quả các hoạt động
chăm sóc – giáo dục trẻ theo quan điểm Montessori ...................................... 83
3.3 Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp......................... 86
3.3.1. Những vấn đề chung về khảo nghiệm đã đề xuất ................................. 86
3.3.2. Kết quả khảo nghiệm ............................................................................ 86
3.3.3. Nhận xét ................................................................................................ 87
Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................... 88
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 89
1. Kết luận ....................................................................................................... 89
2. Khuyến nghị ................................................................................................ 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 92
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 95

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt

Nguyên nghĩa


AMI

Hiệp hội Montessori Quốc tế

CBGV

Cán bộ giáo viên

CBQL

Cán bộ quản lý

CSGD

Cơ sở giáo dục

GD&ĐT Giáo dục & Đào tạo
GDMN

Giáo dục mầm non

NV

Nhân viên

PH

Phụ huynh

QLGD


Quản lý giáo dục

THPT

Trung học phổ thông

VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Sự phát triển của các trường mầm non tư thục theo quan điểm
Montesori từ năm 2014 – 2018 ....................................................................... 41
Bảng 2.2: Thành phần và số lượng đối tượng khảo sát .................................. 43
Bảng 2.3: Tổng hợp ý kiến của CBGV về chương trình, nội dung chăm sóc –
giáo dục trẻ theo quan điểm Montessori ......................................................... 44
Bảng 2.4: Tổng hợp ý kiến của CBGV về phương pháp chăm sóc – giáo dục
theo quan điểm Montessori ............................................................................. 46
Bảng 2.5: Tổng hợp ý kiến của PH về kết quả hoạt động chăm sóc – giáo dục
trẻ theo quan điểm Montessori ........................................................................ 47
Bảng 2.6: Tổng hợp ý kiến của CBGV và phụ huynh học sinh về cơ sở vật
chất, trang thiết bị ............................................................................................ 50
Bảng 2.7: Cơ cấu đội ngũ giáo viên Montessori ............................................. 51
Bảng 2.8: Tổng hợp ý kiến của CBGV về năng lực chuyên môn của GV
Montessori ....................................................................................................... 53
Bảng 2.9: Tổng hợp ý kiến của CBGV về nguyên nhân khó khăn của GV
Montessori ....................................................................................................... 55
Bảng 2.10: Tổng hợp ý kiến của CBGV về thực trạng xây dựng kế hoạch

chăm sóc – giáo dục trẻ theo quan điểm Montessori ...................................... 57
Bảng 2.11: Tổng hợp ý kiến của CBGV về thực trạng tổ chức thực hiện hoạt
động chăm sóc – giáo dục trẻ theo quan điểm Montessori ............................. 59
Bảng 2.12: Tổng hợp ý kiến của CBGV về thực trạng chỉ đạo hoạt động chăm
sóc – giáo dục trẻ theo quan điểm Montessori ................................................ 61
Bảng 2.13: Tổng hợp ý kiến của CBGV về thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt
động chăm sóc – giáo dục trẻ theo quan điểm Montessori ............................. 63
Bảng 3.1: Mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp ................. 87

vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục, đặc nền
móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ
cho trẻ em. Đây là cấp học thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ
từ 3 tháng đến 6 tuổi nhằm giúp các em phát triển toàn diện về thể chất, trí
tuệ, tình cảm, thẩm mỹ và hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách,
trang bị cho trẻ những kỹ năng cần thiết trước khi bước vào lớp 1 (Điều 22 –
Luật Giáo dục) [19]. Tại nhiều quốc gia châu Âu phát triển như Phần Lan,
Thuỵ Điển, Na Uy… coi giai đoạn mầm non là “giai đoạn vàng để phát triển”
và thực hiện chính sách: trường mầm non là trường tự nguyện do chính quyền
địa phương quản lý, trẻ dưới 6 tuổi có thể theo học miễn phí. Ở Singapore,
giáo dục trong những năm đầu được quốc gia này nhìn nhận không chỉ là
một sự chuẩn bị cho bậc học tiểu học, mà còn nhằm phát triển một đất nước
tri thức.
Với tầm quan trọng đó, những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã
có nhiều chủ trương, chính sách tăng cường vai trò quan trọng của giáo dục
mầm non. Trong đó, chương trình giáo dục mầm non đổi mới được xây dựng

từ năm 2002 theo quy trình khoa học với sự tham gia của các nhà khoa học,
nhà sư phạm, cán bộ quản lý và giáo viên mầm non. Chương trình này đã tổng
hợp những điểm ưu việt về giáo dục mầm non trong và ngoài nước như hướng
tới sự phát triển toàn diện của trẻ, lấy trẻ làm trung tâm và quan điểm tích
hợp. Chương trình này nhấn mạnh đến tính chủ động, sáng tạo của giáo viên
trong việc lựa chọn nội dung giáo dục cụ thể, phù hợp với khả năng và kinh
nghiệm sống còn non nớt của trẻ và phù hợp với đặc thù phát triển kinh tế của
địa phương.
Hiện nay, giáo dục mầm non Việt Nam cũng đang du nhập nhiều các
quan điểm, triết lý giáo dục của các nước phát triển như quan điểm giáo dục
1


Montessori, quan điểm Reggio Emilia, phương pháp 0 tuổi, phương pháp
Glenn Doman…[22] Trong đó, quan điểm giáo dục Montessori được các
chuyên gia giáo dục đánh giá là có nhiều điểm tương đồng và có tính khả thi
để thực hiện lồng ghép vào chương trình giáo dục mầm non chính thống. Một
số các trường công lập cũng đã xây dựng phòng học ứng dụng Montessori.
Đối với các trường tư thục, nhiêu trường tư cũng chuyển hướng triển khai
quan điểm Montessori. Tại quận Đống Đa không dưới 10 cơ sở giáo dục đã
và đang triển khai nuôi dạy trẻ theo quan điểm Montessori. Tuy nhiên đa số
các trường đều mới chỉ đưa Montessori là một công cụ bổ trợ để triển khai
giáo dục mầm non. Khi triển khai Montessori cùng với hoạt động chăm sóc –
giáo dục trẻ, các nhà trường còn gặp phải nhiều khó khăn như chưa có hệ
thống quản lý khoa học để triển khai ứng dụng phương pháp tiên tiến này vào
dạy học; chất lượng đội ngũ giáo viên chưa đảm bảo để ứng dụng tích cực
phương pháp này vào hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ theo phương pháp
truyền thống.
Xuất phát từ những lý do trên, với tư cách là một cán bộ quản lý của
một trường mầm non tư thục thuộc quận Đống Đa, tôi chọn đề tài nghiên cứu:

“Quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ tại các trường mầm non tư
thục quận Đống Đa, thành phố Hà Nội theo quan điểm Montessori”, với
mong muốn tìm ra những biện pháp hữu ích giúp quản lý hoạt động chăm sóc
- giáo dục trẻ theo quan điểm Montessori hiệu quả hơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu thực trạng quản lý
hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ tại các trường mầm non tư thục quận Đống
Đa, thành phố Hà Nội theo quan điểm Montessori; trên cơ sở đó, đề xuất các
biện pháp quản lý ứng dụng Montessori vào hoạt động chăm sóc - giáo dục
trẻ tại các trường mầm non tư thục nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo
dục trẻ tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn quận trong thời gian tới.
2


3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ tại trường mầm non theo quan điểm
Montessori.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ tại các trường mầm non tư
thục trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội theo quan điểm Montessori.
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Cơ sở lý luận nào về quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ tại các
trường mầm non theo quan điểm Montessori?
- Việc quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ tại các trường mầm
non tư thục trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội theo quan điểm Montessori
diễn ra như thế nào?
- Để tăng cường quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ tại các
trường mầm non tư thục trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội theo quan điểm
Montessori, cần áp dụng những biện pháp nào?

5. Giả thuyết nghiên cứu
Hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ theo quan điểm Montessori trong
các trường mầm non tư thục là một hoạt động mới, do đó việc quản lý hoạt
động này còn gặp phải nhiều khó khăn và hạn chế. Nếu hiệu trưởng các
trường mầm non tư thục quận Đống Đa, thành phố Hà Nội dựa trên các văn
bản hướng dẫn thực hiện hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ do
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và tìm hiểu sâu triết lý giáo dục Montessori
để triển khai các biện pháp quản lý theo hướng: xây dựng kế hoạch, xây dựng
môi trường học tập theo quan điểm Montessori, quy trình thực hiện công tác
chăm sóc – giáo dục trẻ tích hợp cả phương pháp truyền thống và phương
pháp Montessori; tăng cường bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, nhân
viên; đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá và quản lý đội ngũ giáo viên, nhân
3


viên gắn với công tác thi đua, thực hiện tốt các chế độ, chính sách đãi ngộ;
tăng cường hoạt động phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm
sóc – giáo dục trẻ, giúp phụ huynh tìm hiểu và quan sát ứng dụng Montessori
trong dạy học thì chất lượng hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ ở các trường
mầm non tư thục quận Đống Đa thành phố Hà Nội sẽ được nâng cao.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1 Về lí luận
Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ, công
tác quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non tư thục, quan điểm
Montessori.
6.2 Về thực tiễn
- Hiện trạng hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ tại các trường mầm non
tư thục quận Đống Đa, Hà Nội theo quan điểm Montessori.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chăm sóc – giáo
dục trẻ tại các trường mầm non tư thục quận Đống Đa, Hà Nội theo quan

điểm Montessori.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ
và khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các biện pháp quản lý đó tại các
trường mầm non tư thục quận Đống Đa, Hà Nội theo quan điểm Montessori.
7. Phạm vi nghiên cứu
7.1. Thời gian nghiên cứu: 2016-2018
7.2. Địa bàn nghiên cứu: 04 trường mầm non tư thục trên địa bàn quận
Đống Đa, Hà Nội áp dụng phương pháp giáo dục theo quan điểm Montessori:
Trường mầm non Future Kids, Peace Montessori Pre-school, Trường Mầm
Non Vinschool và Trường mầm non quốc tế Việt Anh Montessori.
Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý hoạt động chăm sóc –
giáo dục trẻ tại 04 trường mầm non tư thục quận Đống Đa, Hà Nội đang xây
4


dựng lớp học Montessori hoặc áp dụng một phần ứng dụng phương pháp
Montessori vào hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ. Cụ thể: khảo sát và đánh
giá hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ theo Montessori; đánh giá công tác
quản lý hoạt động này của các cán bộ quản lý nhà trường…
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Thu thập các tài liệu liên quan đến giáo dục mầm non cho trẻ em, cụ
thể là quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ mầm non; các công trình
nghiên cứu có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận của luận văn.
8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Với phương pháp này, tác giả sẽ
xây dựng phiếu hỏi dành cho các đối tượng là giáo viên, cán bộ quản lý nhà
trường, ban giám hiệu và phụ huynh học sinh để thu thập các thông tin về
thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ với ứng dụng
Montessori tại 04 trường mầm non tư thục quận Đống Đa, Hà Nội. Phương

pháp này cũng giúp thu thập ý kiến của CBQL, GV và phụ huynh học sinh về
tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc –
giáo dục được đề xuất trong luận văn.
- Phương pháp phỏng vấn: Với mục đích bổ trợ phương pháp điều tra
khảo sát, trực tiếp tiếp xúc với Hiệu trưởng, các cấp quản lý liên quan tại các
cơ sở giáo dục tư thục trên địa bàn quận Đống Đa và thông qua một số bảng
câu hỏi để tìm hiểu về nhu cầu, nguyện vọng của gia đình có con theo học tại
các trường mầm non tư thục quận Đống Đa đang theo quan điểm Montessori.
Ngoài ra, phương pháp này cũng được ap dụng cho các đối tượng phỏng vấn
là giáo viên và CBQL để xác định tính khả thi của các biện pháp được đề
xuất.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Phương pháp nghiên cứu này
giúp cho việc thu thập những thông tin liên quan đến vấn đề giáo dục cho trẻ
5


mầm non thông qua các kinh nghiệm về quản lý hoạt động chăm sóc - giáo
dục trẻ theo Montessori tại 4 trường mầm non tư thục quận Đống Đa, Hà Nội.
8.3. Phương pháp hỗ trợ
- Phương pháp thống kê toán học: Dựa trên các số liệu thống kê về kết
quả đánh giá, về thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục của CBQL
qua các nguồn số liệu, có thể đưa ra những nhận định, phân tích, đánh giá
thực trạng và giải pháp quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trong các nhà
trường.
8.4. Phương pháp quan sát
Quan sát thực tiễn các hoạt động trong công tác quản lý hoạt động
chăm sóc - giáo dục trẻ với ứng dụng Montessori tại 04 trường mầm non tư
thục quận Đống Đa, Hà Nội.
9. Cấu trúc đề tài (dự kiến)
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo, Phụ

lục, luận văn gồm 03 chương, đó là:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ
theo quan điểm Montessori.
Chƣơng 2: Thực trạng về quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ
tại các trường mầm non tư thục quận Đống Đa, Hà Nội theo quan điểm
Montessori.
Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ tại
các trường mầm non tư thục quận Đống Đa – Hà Nội theo quan điểm
Montessori.

6


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM
SÓC – GIÁO DỤC TRẺ TẠI CÁC TRƢỜNG MẦM NON TƢ THỤC
THEO QUAN ĐIỂM MONTESSORI
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Ở nước ngoài
Từ cuối thế kỷ XIV, vấn đề dạy học và quản lý hoạt động dạy học đã
được nhiều nhà giáo dục quan tâm, đặc biệt là J.A. Comenxki, người đã đặt
cơ sở lý luận cho nền dân chủ giáo dục tiến bộ sau này và cho đến nay, hệ
thống lý luận đó vẫn còn có giá trị tích cực, tiến bộ đối với sự nghiệp Giáo
dục và đào tạo (GD&ĐT), giáo dục thế hệ trẻ trong xã hội văn minh hiện đại
[20, tr.34].
Trong khoảng thời gian đó, Maria Montessori (1870-1952), một nhà
giáo dục người Ý, nổi tiếng với phương pháp giáo dục trẻ em mang tên bà:
phương pháp Montessori. Ban đầu bà quan tâm đến việc giáo dục những trẻ
em chậm phát triển trí tuệ và áp dụng thành công hệ thống phương pháp giáo
dục cho trẻ em chậm phát triển trí tuệ. Năm 1907, Montessori thành lập
trường “Children’s House” và thành công trong việc áp dụng phương pháp

Montessori cho trẻ em bình thường. Sự thành công đặc biệt của trường này
giúp bà thiết lập hàng loạt ngôi trường tương tự trên cả nước Ý. 40 năm sau
đó, bà đã đi khắp châu Âu, Ấn Độ và Hoa Kỳ để giảng dạy, phổ biến, thiết lập
hệ thống các trường áp dụng phương pháp giáo dục của bà [23, tr.2].
Phương pháp giáo dục “Montessori” là một hệ thống lý thuyết hoàn
chỉnh dựa trên những nguyên tắc kích thích những ý tưởng sáng tạo, khả năng
tự lập, khả năng tự học của học sinh, kích thích niềm say mê học tập thông
qua những loại hình tổ chức phối hợp và nguyên tắc trẻ em phải được đối xử
như một nhân cách cá nhân hoàn chỉnh và độc lập [22, tr.54]. Phương pháp
giáo dục của Montessori đã trình bày trong các tác phẩm của bà như The
7


Montessori Method (1912), The Secret of Childhood (1936), Education for a
New York (1946), To Educate the Human Potential (1948).
Maria Montessori đã để lại cho thế giới một di sản quý báu: Một
phương pháp giáo dục kết hợp nhuần nhuyễn giữa triết lý về sự tự do và sự tự
phát triển của trẻ, sử dụng phương cách thực hành. Phương pháp Montessori
đã được nhân rộng ra nhiều nước từ mẫu giáo đến bậc học phổ thông.
Năm 1929, Maria Montessori và con trai bà, ông Mario Montessori
đồng sáng lập Hiệp hội Montessori quốc tế: Association Montessori
International (AMI). AMI thúc đẩy và điều hành các chương trình đào tạo
giáo viên Montessori, các chương trình nghiên cứu và phát triển, hợp tác với
các ủy ban của AMI và các tổ chúc liên kết tại các nước, trên toàn cầu. Đường
lối giáo dục Montessori đã được đưa vào việc giáo dục trẻ, trên hơn 100 năm
qua tại nhiều trường mầm non trên thế giới, nhấn mạnh đến khả năng tự định
hình nhân cách, tính độc lập, sáng tạo và khả năng làm chủ bản thân của trẻ.
Hiện nay, dù đã trải qua hơn 100 năm kinh nghiệm trên khắp thế giới, Hiệp hội
AMI vẫn tiếp tục thúc đẩy các nghiên cứu và phát hiện mới về giáo dục nhằm
đáp ứng hiệu quả đối với các nhu cầu của trẻ em trong mọi thời đại [23, tr.7].

Như vậy, có nhiều nghiên cứu về giáo dục theo quan điểm Montessori
trên thế giới nhưng nghiên cứu về quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ
theo quan điểm Montessori chưa có nhiều. Do vậy tác giả cần tìm hiểu thêm
về đề tài để có thêm tri thức phục vụ cho nghiên cứu vấn đề quản lý hoạt động
chăm sóc – giáo dục theo phương pháp Montessori trong trường mầm non tư
thục và áp dụng vào thực tế công tác quản lý nhà trường.
1.1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ, đa số các nhà nghiên
cứu tập trung xây dựng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục trẻ
và đào tạo giáo viên mầm non. Là một phương pháp có nhiều tính ưu việt,
Montessori đã được nghiên cứu và đưa vào các chương trình giảng dạy tại
8


nhiều trường mầm non, cả công lập và tư thục tại Việt Nam trong những năm
gần đây. Tuy nhiên, đa phần vẫn chỉ dừng lại ở mức độ tham khảo hoặc ứng
dụng một phần ý tưởng và giáo cụ mà Montessori sáng tạo ra mà chưa có
nhiều trường mầm non đáp ứng đủ các điều kiện về trang thiết bị, giáo viên,
phương pháp giáo dục theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Montessori Quốc tế.
Ngày 23-24/07/2012, Hiệp hội Montessori Quốc tế (AMI) đã phối hợp
với trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh,
thuộc Đại học Quốc gia Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học “Giáo dục
mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh và phương pháp giáo dục Montessori” và
tập huấn về phương pháp giáo dục Montessori ở tuổi mầm non.
Ngày 23/10/2015, Trường Đại học Giáo dục phối hợp với Viện đào tạo
Giáo viên Montessori Hàn Quốc (MTP Korea), trực thuộc Hiệp hội
Montessori Quốc tế Hoa Kỳ (AMI) kết hợp với Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức
chương trình Hội thảo tập huấn “Phương pháp giáo dục mầm non
Montessori”. Hội thảo được tổ chức với mục đích giới thiệu về phương pháp
giáo dục Montessori và hướng dẫn một số bài thực hành với giáo cụ

Montessori đến các nhà giáo dục, các nhà quản lý cấp học Mầm non và giáo
viên trường Mầm non [30, tr.12].
Điều này chứng tỏ rằng, phương pháp Montessori đang được các nhà
nghiên cứu giáo dục nước ra rất quan tâm và mong uốn áp dụng hiệu quả vào
các trường mầm non. Tuy nhiên, hoạt động quản lý giáo dục trong các trường
mầm non nói chung và quản lý hoạt động giáo dục theo phương pháp
Montessori nói riêng ở các trường mầm non nói riêng thực tế chưa được quan
tâm nghiên cứu.
Bộ GD&ĐT ban hành nhiều văn bản, tài liệu hướng dẫn, chỉ đạo các
trường thực hiện theo từng chuyên đề chuyên sâu để nâng cao chất lượng
chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non, nhưng nghiên cứu về công tác
quản lý ở trường mầm non thì mới được giới thiệu với một số công trình như
9


“Sổ tay người Hiệu trưởng trường mầm non”, “Tài liệu bồi dưỡng cán bộ
quản lý ngành học mầm non” gồm quyển một và quyển hai, gần đây là “Quản
lý trường mầm non” dưới sự nghiên cứu của các nhà khoa học của Học viện
Quản lý giáo dục được phát hành vào năm 2013 đã cung cấp toàn bộ những lý
luận về khoa học quản lý, quản lý nhà trường và hướng dẫn cụ thể các hoạt
động quản lý cho cán bộ quản lý trong trường mầm non với các tình huống,
bài tập thiết thực [7, tr.38].
Có thể kể đến một số nghiên cứu về hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ
mầm non như sau:
- Luận văn thạc sĩ “Quản lý chất lượng giáo dục mầm non tại trường
Mẫu giáo Việt – Triều hữu nghị thành phố Hà Nội” của tác giả Đỗ Quỳnh
Anh, đại học Giáo dục, năm 2013.
- Luận văn thạc sĩ “Quản lý chất lượng giáo dục mầm non của trường
mầm non tư thục “Mẹ yêu con” quận Ba Đình, thành phố Hà Nội” của tác giả
Vũ Thị Thúy, Đại học Giáo dục, năm 2013.

- Luận văn thạc sĩ “Quản lý hoạt động dạy học ở các trường mầm non
thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội” của tác giả Đỗ Thị Tường Vân, Đại học
Giáo dục, năm 2013.
- Luận văn thạc sĩ “Quản lý hoạt động giáo dục theo phương pháp
Montessori tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố Hà Nội
trong bối cảnh hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Bắc, Học viện Quản lý Giáo
dục, năm 2016.
Ngoài ra, còn rất nhiều bài báo, nghiên cứu khoa học được đăng tải trên
các tạp chí được thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng
cũng đã đề cập đến vấn đề quản lý giáo dục trong trường mầm non. Tuy
nhiên, các nghiên cứu trên chỉ dừng lại ở nghiên cứu tổng quát các hoạt động
quản lý của hiệu trưởng các trường, các biện pháp nâng cao hiệu quả chăm
sóc – giáo dục trẻ mầm non nói chung chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu hoạt
10


động chăm sóc – giáo dục trẻ theo phương pháp Monstessori, đặc biệt tại các
trường mầm non tư thục và trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội.
Vì vậy, tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động
chăm sóc - giáo dục trẻ tại các trường mầm non tư thục quận Đống Đa, thành
phố Hà Nội theo quan điểm Montessori” với mong muốn đề xuất một số biện
pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ
tại trường mầm non tư thục trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
theo quan điểm Montessori, đáp ứng yêu cầu xây dựng trường mầm non chất
lượng cao trong bối cảnh hiện nay.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý và quản lý giáo dục
Quản lý
Khi tiếp cận ở các góc độ khác nhau, các nhà nghiên cứu sẽ đưa ra các
khái niệm về quản lý khác nhau.

Taylor F.W, người được coi là cha đẻ của thuyết Khoa học quản lý cho
rằng: “Quản lý là biết được điều bạn muốn biết người khác làm và sau đó thấy
được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [tr. 28,
tr.123].
Theo Henry Fayol (1841-1925), quản lý gồm 04 chức năng cơ bản đó
là kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. 04 chức năng này gắn liền với các
phương thức quản lý truyền thống [11, tr.43].
Theo Nguyễn Thị Mỹ Lộc, quản lý là hoạt động tác động có chủ đích,
định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể (người bị quản
lý) trong một đơn vị nhằm giúp đơn vị đó vận hành và đạt được mục đích đề
ra [17, tr.28].
Theo Đặng Quốc Bảo, quản lý của một tổ chức thực chất gồm hai quá
trình liên kết chặt chẽ với nhau, “quản” và “lý”. Trong đó, “quản” là sự coi
sóc, giữ gìn, duy trì trạng thái ổn định, và “lý” là sự chỉnh sửa, sắp xếp, đổi
mới, đưa vào phát triển [3, tr.34]
11


Trong Từ điển tiếng Việt, có thể thấy rất nhiều định nghĩa về quản lý.
Như vậy, quản lý là một hoạt động có chủ đích của con người nhằm định
hướng, tổ chức, sử dụng các nguồn lực, phối hợp của một nhóm người nhằm
đạt được mục tiêu đề ra một cách hiệu quả trong một bối cảnh nhất định [30].
Khoa học quản lý được xây dựng và phát triển từ hàng trăm năm trước.
Những thành tựu của khoa học quản lý dù có mang một chút hơi hướng của
lịch sử, nhưng không thể phủ nhận các quy luật vĩnh hằng của khoa học này.
Khoa học quản lý là hệ thống tri thức phản ánh thực tiễn quản lý ở một giai
đoạn phát triển xã hội nhất định và là sự kế thừa những tư tưởng quản lý trong
lịch sử. Hệ thống tri thức của khoa học quản lý vừa mang tính khái quát hoá,
vừa mang tính trừu tượng hoá. Tính khái quát hoá và trừu tượng hoá của khoa
học quản lý thể hiện ở hệ thống tri thức về chủ thể quản lý, đối tượng quản lý,

mục tiêu quản lý, quy luật, nguyên tắc quản lý, phương pháp, các chức năng
quản lý... Khoa học quản lý là một khoa học xã hội, liên quan đến hành vi con
người nên nó vừa mang tính khoa học, lại vừa mang tính nghệ thuật. Khoa
học quản lý là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính lý luận và tính thực tiễn,
những thành tựu của khoa học quản lý vẫn đang và luôn luôn được gắn với
đời sống thực tiễn của xã hội. Và quản lý là một thành tựu của khoa học quản
lý, có tính ứng dụng cao trong đời sống của xã hội loài người.
Quá trình vận hành của phương thức quản lý truyền thống được mô tả
qua sơ đồ sau:

12


Các
nguồn

Mục tiêu tổ chức

lực của

Dự báo/ lập
kế hoạch

tổ chức
Kiểm tra/
đánh giá

Tổ chức

Chỉ đạo/

lãnh đạo

Để vận hành được hệ thống quản lý, trước tiên, nhà quản lý cần xác
định rõ ràng mục tiêu của tổ chức, phân tích các yếu tố môi trường bên trong
và bên ngoài tổ chức, đồng thời liệt kê các nguồn lực của tổ chức có thể huy
động để thực hiện công việc quản lý. Dự báo và lập kế hoạch là chức năng cơ
bản của quản lý, gồm các công đoạn như nhận dạng, phân tích tình hình, bối
cảnh, dự báo khả năng,... lựa chọn và xác định mục tiêu, hoạch định quy trình
để đạt được mục tiêu. Tổ chức là việc chuyển các kế hoạch thành hành động
cụ thể để đạt được mục tiêu đề ra. Khi thực hiện các công việc, nhà quản lý
luôn phải chỉ đạo các thành viên, lôi cuốn khuyến khích họ tham gia hoàn
thành mọi nhiệm vụ để đạt được mục tiêu. Cuối cùng, nhà quản lý phải
thường xuyên kiểm tra, đánh giá giám sát các thành quả hoạt động và tiến
hành sửa chữa, chỉnh sửa các hoạt động khi cần thiết. Đây là một quy trình
khép kín và liên tục của phương thức quản lý truyền thống.
Quản lý giáo dục
Theo D.V Khuđominxki, quản lý giáo dục là sự tác động có hệ thống,
kế hoạch, ý nghĩa và mục đích của chủ thể, quản lý ở các cấp khác nhau đến
tất cả các khâu của hệ thống đảm bảo giúp giáo dục cho toàn bộ thế hệ trẻ và
sự phát triển toàn diện, hài hòa [14, tr.5]
13


Theo M.L.Konđacốp, quản lý giáo dục là tập hợp các biện pháp tổ
chức, kế hoạch hóa, sắp xếp cán bộ để đạt được sự vận hành bình thường của
các cơ quan trong hệ thống giáo dục nhằm tiếp tục mở rộng hệ thống cả về số
lượng và chất lượng [15, tr.72].
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang, quản lý giáo dục là việc nhà trường
tác động đến quá trình dạy học, giáo dục thể chất để quán triệt các tính chất
của trường học tại Việt Nam nhằm đạt được các mục tiêu dự kiến cả về lượng

và chất [28, tr.68].
Phạm Minh Hạc lại cho rằng quản lý nhà trường, quản lý giáo dục nói
chung là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng, nghĩa là đảm bảo nhà trường
hoạt động theo nguyên lý giáo dục để đạt được các mục tiêu mà ngành Giáo
dục – Đào tạo đã đề ra. Chỉ có tổ chức dạy học mới quản lý được giáo dục
[10, tr.89].
Theo Trần Kiểm, quản lý giáo dục được hiểu ở nhiều cấp độ, nhưng
chủ yếu là cấp độ vĩ mô và vi mô [16, tr.2]. Trong đó, nếu xét ở cấp độ vĩ mô,
quản lý giáo dục là những hoạt động tự giác của chủ thể quản lý đến tất cả các
bộ phận của hệ thống để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đã đề ra, nhằm
đào tạo, giáo dục thể hệ trẻ cho toàn ngành giáo dục. Ở cấp độ vi mô, quản lý
giáo dục là hệ thống các hành động có chủ đích đến giáo viên, công nhân
viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng trong và ngoài nhà
trường để thực hiện mục tiêu giáo dục có hiệu quả [tr. 37].
Như vậy, quản lý giáo dục được hiểu là sự tác động có ý thức, chủ đích
nhằm điều khiển, hướng dẫn quá trình giáo dục, các hoạt động của cán bộ,
giáo viên, học sinh và có sự phối hợp tối đa của các nguồn lực để đạt được
mục đích quản lý và phù hợp với quy luật khách quan.
Quản lý giáo dục có 4 chức năng cơ bản:
- Chức năng kế hoạch hoá
- Chức năng tổ chức
14


- Chức năng chỉ đạo thực hiện
- Chức năng kiểm tra
1.2.2. Giáo dục mầm non
Giáo dục mầm non hay giáo dục tuổi ấu thơ là việc giáo dục những
năm đầu tiên của cuộc đời mỗi con người. Do đó, hơn bao giờ hết, công việc
này rất quan trọng, có ý nghĩa hình thành và phát triển nhân cách của on

người, mở đầu cho toàn bộ quá trình giáo dục [6, tr.21].
Giáo dục mầm non là việc giáo dục trẻ em trước khi vào cấp tiểu học,
gồm các hoạt động tại các cơ sở chính quy như trường mầm non, nhà trẻ, mẫu
giáo hay các cơ sở không chính quy, tại gia đình. Nhiệm vụ cốt lõi của giáo
dục mầm non là hình thành nền móng đầu tiên cho sự nghiệp giáo dục nhân
cách của con người.
Giáo dục mầm non là việc hỗ trợ trẻ để giúp trẻ phát triển tốt nhất một
cách toàn diện, kết hợp nhiều kỹ năng khác nhau về xã hội, tình cảm, nhận
thức bởi những kỹ năng này sẽ giúp trẻ chuẩn bị sẵn tâm lý học hỏi khi học
tiểu học và tham gia vào đời sống xã hội. Do đó, những kỹ năng mà họ học
được tại cấp học mầm non sẽ là nền tảng cho học tập và thành công sau này
nên giáo dục mầm non là yếu tố quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cho đất nước trong tương lai.
1.2.3. Trường mầm non tư thục
Theo Điều lệ trường Mầm non được ban hành theo Quyết định số
14/2008/QĐ-Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 07/4/2008 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo quy định các loại trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm
trẻ, lớp mẫu giáo độc lập (Điều lệ 4) [5, tr.4], trường mầm non, trường mẫu
giáo, nhà trẻ, lớp mẫu giáo độc lập được tổ chức theo các loại hình như công
lập, dân lập và tư thục.
Trong đó, trường công lập do cơ quan Nhà nước lập, đầu tư cơ sở vật
chất, đảm bảo kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên. Trường dân lập
15


do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo kinh
phí hoạt động và nhận được hỗ trợ từ chính quyền địa phương. Trường tư thục
được lập bởi tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, cá
nhân, đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phí hoạt động bằng nguồn vốn của
chính các tổ chức đó, không phải của ngân sách nhà nước [5, tr.3].

Như vậy, trường mầm non tư thục là sự kết hợp giữa nhà trẻ, mẫu giáo,
nhận chăm sóc – giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi. Việc quản lý trường mầm
non tư thục nhằm đảm bảo một số mục tiêu như: tổ chức, quản lý các hoạt
động và chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; xây dựng quy hoạch phát triển, lập
kế hoach, tổ chức thực hiện trước hội đồng và các cấp có thẩm quyền; phân
công, quản lý, đánh giá, xép loại, tuyển dụng, thuyên chuyển, khen thưởng,
kỷ luật giáo viên, nhân viên theo quy định; quản lý, sử dụng các nguồn lực, tài
sản một cách có hiệu quả; tiếp nhận, quản lý trẻ và các hoạt động chăm sóc,
giáo dục trẻ [5, tr.4].
1.2.4. Hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ
Mục tiêu của hoạt động chăm sóc trẻ:
Đối với lứa tuổi nhà trẻ, mục tiêu chính là phát triển thể chất, phát triển
nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm xã hội. Trong đó, phát
triển thể chất nhằm giúp trẻ khỏe mạnh, cơ thể phát triển cân đối; cân nặng và
chiều cao nằm trong kênh A; thực hiện được các vận động cơ bản; thích nghi
với môi trường sinh hoạt ở trường mầm non; có một số thói quen tự phục vụ
trong ăn uống, vệ sinh cá nhân. Phát triển nhận thức là giúp trẻ thích tìm hiểu
thế giới xung quanh; có sự nhạy cảm của các giác quan: Vị giác, khứu giác,
xúc giác, thính giác, thị giác; nhận biết được về bản thân, một số sự vật hiện
tượng quen thuộc gần gũi; có khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ, phát triển tư
duy trực quan - hành động và tư duy trực quan hình ảnh. Phát triển ngôn ngữ
là giúp trẻ nghe, hiểu được các yêu cầu đơn giản bằng lời nói của người khác;
diễn đạt được các nhu cầu đơn giản bằng lời nói; có khả năng trả lời được một
16


×