Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (936.56 KB, 125 trang )

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG THỊ HUYỀN TRANG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN CHIÊM HÓA, TỈNH
TUYÊN QUANG
Ngành: Quản lý đất
đai
Mã số ngành: 8 85 01
03

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. ĐẶNG VĂN MINH

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Thái Nguyên – 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình tôi, các số
liệu, kết quả đã nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tôi xin cam đoan, rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2019
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Huyền Trang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài này, tôi đã nhận được sự
quan tâm giúp đỡ nhiệt tình, sự đóng góp quý báu của nhiều tập thể, cá nhân
đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến GS.TS. Đặng Văn
Minh
đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo
Khoa Quản lý tài nguyên, Phòng Đào tạo Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên đã luôn tạo điều kiện cho tôi để thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo UBND huyện Chiêm Hóa,
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Chiêm Hóa, Văn phòng đăng ký đất

đai chi nhánh huyện Chiêm Hóa, Phòng Nông nghiệp, UBND các xã vùng
nghiên cứu… đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài trên
địa bàn và đóng góp những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành tốt đề tài.
Tôi xin cảm ơn sự góp ý chân thành của các cán bộ, đồng nghiệp và bạn
bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, người thân đã động viên, tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Hoàng Thị Huyền Trang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................... ii
MỤC LỤC................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................... vi
MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................ 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................. 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ...........................


3
1.1 Một số lý luận về sử dụng đất nông nghiệp và tình hình sử dụng đất
nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam........................................... 3
1.1.1. Một số lý luận về sử dụng đất nông nghiệp ....................................
3
1.1.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam ......
4
1.2. Đánh giá hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp 9
1.2.1. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp........ 9
1.2.3. Khái quát về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất ............................ 12
1.3. Đánh giá loại hình sử dụng đất theo phương pháp đánh giá đất của
FAO (tổ chức lương thực và nông nghiệp của liên hợp quốc) ..... 16
1.4. Những nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên thế giới và
Việt Nam ....................................................................................... 17
1.4.1. Những nghiên cứu trên thế giới .................................................... 17
1.4.2. Những nghiên cứu trong nước ...................................................... 18
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP

NGHIÊN

CỨU......................................................................................... 21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




4


2.1. Phạm vi, đối tượng, thời gian nghiên cứu........................................ 21
2.1.1. Phạm vi nghiên cứu:...................................................................... 21

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




5

2.1.2. Đối tượng nghiên cứu.................................................................... 21
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.................................................... 21
2.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................ 21
2.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................. 22
2.5. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu................................................ 26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................... 27

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Chiêm Hóa ................... 27
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 27
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................. 30
3.1.3. Đánh giá thực trạng sử dụng đất huyện Chiêm Hóa ..................... 32
3.2. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất. .................................. 37
3.2.1. Xác định các loại hình và kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
chính của huyện Chiêm Hóa ......................................................... 37
3.2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Chiêm
Hóa........................................................................................................... 42
3.3. Nghiên cứu và đề xuất giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng
đất sản xuất nông nghiệp huyện Chiêm Hóa ................................ 59
3.3.1. Đề xuất các loại hình sử dụng đất có triển vọng của huyện ......... 59
3.3.2. Một số đề xuất và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử

dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Chiêm Hóa ....................... 62
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 66

1. Kết luận ............................................................................................... 66
2. Đề nghị ................................................................................................ 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 68
PHỤ LỤC ................................................................................................ 71

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Nguyên nghĩa

BVTV

Bảo vệ thực vật

CNHN

Công nghiệp hàng năm

CNLN


Công nghiệp lâu năm

CPTG

Chi phí trung gian

ĐT, ĐX

Đậu tương, Đậu xanh.

FAO

Tổ chức lương thực và nông nghiệp

GTNCLĐ

Giá trị ngày công lao động

GTSX

Giá trị sản xuất

HQĐV

Hiệu quả đồng vốn

HQKT

Hiệu quả kinh tế




Lao động

LM

Lúa mùa

LUT

Land Use Type (Loại hình sử dụng đất)

LX

Lúa xuân

NQ - CP

Nghị quyết - Chính phủ

TNHH

Thu nhập hỗn hợp

TTCN-CN

Tiểu thủ công nghiệp-công nghiệp

UBND


Ủy ban nhân dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




7

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.

Cơ cấu kinh tế của huyện Chiêm Hóa giai đoạn 20142018................................................................................... 31

Bảng 3.2:

Hiện trạng sử dụng đất của huyện Chiêm Hóa ................. 32

Bảng 3.4:

Các loại hình sử dụng đất chính của huyện Chiêm Hóa... 38

Bảng 3.5.

Hiệu quả kinh tế các LUT tiểu vùng 1.............................. 43

Bảng 3.6.

Hiệu quả kinh tế các LUT tiểu vùng 2.............................. 47


Bảng 3.7:

Hiệu quả kinh tế các LUT tiểu vùng 3.............................. 49

Bảng 3.8.

Mức đầu tư lao động của các kiểu sử dụng đất tại 3 tiểu vùng51

Bảng 3.9.

Mức độ đầu tư phân bón của một số loại cây trồng trên địa
bàn huyện .......................................................................... 54

Bảng 3.10.

Phân cấp chỉ tiêu đánh giá mức độ hiệu quả của các loại
hình sử dụng
đất........................................................................ 56

Bảng 3.11:

Đánh giá hiệu quả LUT có hiệu quả bền vững................. 57

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng
cho con người. Đất đai là nền tảng để con người định cư và tổ chức các hoạt
động kinh tế xã hội, nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản
xuất không thể thay thế được, đặc biệt là đối với ngành sản xuất nông nghiệp,
đất là yếu tố đầu vào có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất đất nông
nghiệp, đồng thời cũng là môi trường duy nhất sản xuất ra những lương thực
thực phẩm nuôi sống con người. Việc sử dụng đất có hiệu quả và bền vững
đang trở thành vấn đề cấp thiết với mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức sản xuất
của đất đai cho hiện tại và cho tương lai.
Ở nước ta, vai trò đặc biệt của đất đai đã được cụ thể hóa trong các văn
bản pháp luật. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2013 của Quốc hội tại chương III, tại các điều 53, 54 đã quy định: “Đất đai, tài
nguyên nước, khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên
nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý và tài sản công thuộc sở
hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” và “Đất
đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất
nước, được quản lý theo pháp luật”. Để đảm bảo quản lý và sử dụng đất đai
hợp lý trong nhiều năm qua Đảng, Nhà nước đã đặc biệt quan tâm tới vấn đề
sử dụng hiệu quả đất sản xuất nông nghiệp. Chúng ta đã từng bước thực hiện
việc giao đất nông lâm nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các hộ gia đình, các tổ chức

và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài, có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích
người dân sử dụng đất hiệu
quả.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế - xã hội của huyện Chiêm Hóa
có bước phát triển mạnh, đã làm tăng áp lực đối với đất đai. Kết quả thực hiện
quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 cho thấy chưa khoanh định được diện
Số hóa
tích
đất bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




trồng lúa cần bảo vệ; đối với đất lâm nghiệp chưa thực hiện nghiêm ngặt các
quy định về bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; với đất phi nông nghiệp,
việc quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp còn dàn trải, thiếu thống
nhất đặc biệt là đất nông nghiệp diện tích ngày càng bị thu hẹp do phải chuyển
mục đích sang các loại đất khác, việc bù đắp lại diện tích đất trồng lúa bị mất
là vô cùng khó khăn. Bên cạnh đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp hiện nay
của huyện khai thác và sử dụng đạt hiệu quả kinh tế chưa cao, đất đai ngày
càng suy giảm về chất lượng, rửa trôi và xói mòn diễn ra khá mạnh do người
dân chưa có các phương thức canh tác vừa cải tạo vừa chống xói mòn đất. Vì
vậy, việc nghiên cứu để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
đất nông nghiệp là một yêu cầu hết sức quan trọng và cần thiết trong thời gian
tới.
Xuất phát từ thực tế đó, em tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá hiệu
quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên
Quang"
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá thực trạng sử dụng đất sản xuất nông tại huyện Chiêm Hóa,

tỉnh Tuyên Quang
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp (hiệu quả kinh tế,
xã hội và môi trường) huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
- Đề xuất được các giải pháp sử dụng đất sản xuât nông nghiệp hợp lý,
nâng cao hiệu quả sử dụng đất đáp ứng yêu cầu tiến tới công nghiệp hoá - hiện
đại hoá và phát triển nông nghiệp bền vững.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề
tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của huyện Chiêm Hóa trong việc quy
hoạch sử dụng đất nông nghiệp. Các khuyến cáo về loại hình sử dụng đất sẽ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




cung cấp cho nông dân lựa chọn hợp lý để chuyển đổi cơ cấu sản xuất đạt hiệu
quả cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 Một số lý luận về sử dụng đất nông nghiệp và tình hình sử dụng đất
nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam.
1.1.1. Một số lý luận về sử dụng đất nông nghiệp

Đất là một phần của vỏ trái đất, nó là lớp phủ lục địa mà bên dưới nó là
đá và khoáng sinh ra nó, bên trên là thảm thực bì, khí quyển. Là lớp mặt tươi
xốp của lục địa có khả năng sản sinh ra sản phẩm của cây trồng. Là lớp phủ
thổ nhưỡng, thổ quyển, là một vật thể tự nhiên, mà nguồn gốc của thể tự nhiên
đó là do hợp điểm của 4 thể tự nhiên khác của hành tinh là thạch quyển, khí
quyển, thủy quyển và sinh quyển. Sự tác động qua lại của bốn quyển trên và
thổ quyển có tính thường xuyên và cơ bản.
Luật đất đai năm 2013 nêu rõ: “Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục
đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi
trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng, bao gồm đất
sản xuất nông nghiệp, đất sản xuất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất
làm muối và đất nông nghiệp khác” (Quốc hội, 2013).
Đất nông nghiệp là đất được sử dụng chủ yếu vào sản xuất của các
ngành nông nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc sử
dụng vào mục đích nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp. Khi nói đất nông
nghiệp người ta nói đất sử dụng chủ yếu vào sản xuất của các ngành nông
nghiệp, bởi vì thực tế có trường hợp đất đai được sử dụng vào mục đích khác
nhau của các ngành. Trong trường hợp đó, đất đai được sử dụng chủ yếu cho
hoạt động sản xuất nông nghiệp mới được coi là đất nông nghiệp, nếu không
sẽ là các loại đất khác (tùy theo việc sử dụng vào mục đích nào là chính). Bởi
vậy:
- Đất nông nghiệp phải được sử dụng đầy đủ, hợp lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




- Đất nông nghiệp phải được sử dụng đạt hiệu quả cao. Muốn nâng cao
hiệu quả sử dụng đất phải thực hiện tốt, đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và

chính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




sách kinh tế - xã hội trên cơ sở đảm bảo an toàn về lượng thực, thực phẩm,
tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và nông lâm sản cho xuất
khẩu (Nguyễn Xuân Quát, 1996).
- Đất nông nghiệp cần phải được quản lý và sử dụng một cách bền vững.
Sự bền vững ở đây là sự bền vững cả về số lượng và chất lượng, có nghĩa là
đất đai phải được bảo tồn không chỉ đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại
mà còn cho thế hệ tương lai.
Như vậy, để sử dụng đất triệt để và có hiệu quả, đảm bảo cho quá trình
sản xuất được liên tục thì việc tuân thủ những nguyên tắc trên là việc làm cần
thiết và hết sức quan trọng với mỗi quốc gia.
1.1.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt
Nam
2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế
giới
Trong sản xuất nông lâm nghiệp thì đất đai là nhân tố quyết định, có ý
nghĩa vô cùng quan trọng. Trên thế giới, mỗi quốc gia có nền sản xuất nông
nghiệp phát triển không giống nhau nhưng tầm quan trọng của nó đối với đời
sống con người thì quốc gia nào cũng thừa nhận và hầu hết các nước đều coi
nông nghiệp là cơ sở, nền tảng của sự phát triển. Tuy nhiên, khi dân số ngày
một tăng nhanh thì nhu cầu lương thực, thực phẩm là một sức ép rất lớn lên
đất, nhất là đất nông nghiệp. Trong khi đó đất đai lại có hạn, đặc biệt quỹ đất
nông nghiệp lại có xu hướng giảm do chuyển sang các mục đích phi nông
nghiệp. Để đảm bảo an ninh lương thực loài người phải tăng cường các biện

pháp khai thác, khai hoang đất đai phục vụ cho mục đích nông nghiệp. Vì vậy,
đất đai là đối tượng bị khai thác triệt để, trong khi đó các biện pháp bảo vệ và
tăng độ phì cho đất không được chú trọng dẫn tới hậu quả môi trường sinh thái
bị phá vỡ, hàng loạt diện tích đất bị thoái hóa trên phạm vi toàn thế giới, đất bị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




mất chất dinh dưỡng, hữu cơ do bị xói mòn, nhiễm mặn… gây ảnh hưởng lớn
đến năng suất, chất lượng nông sản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Theo P.Buringh, toàn bộ đất nông nghiệp của thế giới có khoảng 3,3 tỉ
ha (chiếm khoảng 22% tổng diện tích đất liền); Phần diện tích còn lại (khoảng
78%, tương đương 11,7 tỷ ha) không dùng được vào sản xuất nông nghiệp.
Trong tổng số 3,3 tỷ ha đất nông nghiệp, con người hiện đang sử dụng cho
trồng trọt khoảng
1,5 tỉ ha (chiếm xấp xỉ 10,8% tổng diện tích đất đai và 46% đất đang có khả
năng trồng trọt). Như vậy, còn 54% đất có khả năng trồng trọt chưa được khai
thác.
Đất nông nghiệp là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sản xuất nông,
lâm nghiệp. Trên thế giới, mặc dù nền sản xuất nông nghiệp của các nước phát
triển ở trình độ không giống nhau, nhưng tầm quan trọng của nông nghiệp đối
với đời sống con người thì quốc gia nào cũng phải thừa nhận. Trên thế giới
các nước coi sản xuất nông nghiệp là cơ sở của sự phát triển. Tuy nhiên, khi

dân số tăng nhanh thì nhu cầu về lương thực, thực phẩm là một sức ép rất lớn.
Để đảm bảo an ninh lương thực, loài người phải tăng cường khai hoang để
thêm đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp. Thêm nữa, đất đai lại bị khai
thác triệt để, không có biện pháp ổn định độ phì nhiêu của đất.
Nhân tố vô cùng quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp là đất đai.
Trên thế giới, mặc dù nền sản xuất nông nghiệp của các nước phát triển không
giống nhau nhưng tầm quan trọng đối với đời sống con người thì quốc gia nào
cũng thừa nhận. Hầu hết các nước coi sản xuất nông nghiệp là cơ sở nên tảng
của sự phát triển. Tuy nhiên, khi dân số ngày một tăng nhanh thì nhu cầu
lương thực, thực phẩm là một sức ép rất lớn. Để đảm bảo an ninh lương thực
loài người phải tăng cường các biện pháp khai hoang đất đai. Do đó, đã phá
vỡ cân bằng sinh thái của nhiều vùng, đất đai bị khai thác triệt để và không
còn thời gian nghỉ, các biện pháp gìn giữ độ phì nhiêu cho đất chưa được coi
trọng. Mặt khác, cùng với việc phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội, công
nghệ, khoa học và kỹ thuật, công năng của đất được mở rộng và có vai trò
quan trọng đối với cuộc sống của con người. Nhân loại đã có những bước tiến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




kỳ diệu làm thay đổi bộ mặt trái đất và mức sống hằng ngày. Nhưng do chạy
theo lợi nhuận tối đa cục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




bộ không có một chiến lược phát triển chung nên đã gây ra những hậu quả tiêu

cực như: ô nhiễm môi trường, thoái hoá đất. Kết quả là hàng loạt diện tích đất
bị thoái hoá trên phạm vi toàn thế giới qua các hình thức bị mất chất dinh
dưỡng và chất hữu cơ, bị xói mòn, bị nhiễm mặn và bị phá hoại cấu trúc của
tầng đất... Người ta ước tính có tới 15% tổng diện tích đất trên trái đất bị thoái
hoá do những hành động bất cẩn của con người gây ra (Nguyễn Khang và
Phạm Dương Ưng, 1995).
Trên thế giới đất đai được phân bố ở các châu lục không đều. Tuy có
diện tích đất nông nghiệp khá cao so với các châu lục khác nhưng Châu Á lại
có tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp trên tổng diện tích đất tự nhiên thấp. Mặt
khác, Châu Á là nơi tập trung phần lớn dân số thế giới, ở đây có các quốc gia
dân số đông nhất nhì thế giới là Trung Quốc, Ấn 5 Độ. Đối với ở Châu Á, đất
đồi núi chiếm 35% tổng diện tích. Đất trồng trọt nhờ nước trời nói chung là
khá lớn khoảng 407 triệu ha, trong đó xấp xỉ 282 triệu ha đang được trồng trọt
và khoảng 100 triệu ha chủ yếu nằm trong vùng nhiệt đới ẩm của Đông Nam
Á. Phần lớn diện tích này là đất dốc và chua; khoảng 40-60 triệu ha trước đây
vốn là đất rừng tự nhiên che phủ, nhưng đến nay do bị khai thác khốc liệt nên
rừng đã bị phá và thảm thực vật đã chuyển thành cây bụi và cỏ dại.
Đất canh tác trên thế giới có hạn và được dự đoán là ngày càng tăng do
khai thác thêm những diện tích đất có khả năng nông nghiệp nhằm đáp ứng
nhu cầu về lương thực thực phẩm cho loài người. Tuy nhiên, do dân số ngày
một tăng nhanh nên bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người ngày một
giảm.
1.1.2.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam
Việt Nam là nước có diện tích tự nhiên nhỏ so với các nước khác trên
thế giới, Việt Nam đứng thứ 4 ở khu vực Đông Nam Á, nhưng dân số lại đứng
ở vị trí thứ 2 nên bình quân diện tích trên đầu người chỉ xếp vào hàng thứ 9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





trong khu vực. Theo số liệu của kết quả kiểm kê đất đai năm 2014, Việt Nam
có tổng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




diện tích tự nhiên là 33.069.731 nghìn ha, trong đó đất nông nghiệp là
26.822.953 nghìn ha, bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 2.956,38
m2/ người (Nguyễn Văn Bộ, 2014). Diện tích đất bình quân đầu người ở Việt
Nam thuộc loại thấp nhất thế giới. Ngày nay với áp lực về dân số và tốc độ đô
thị hóa diện tích đất đai nước ta ngày càng giảm, đặc biệt là diện tích đất nông
nghiệp.
Trong những năm gần đây cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta bước đầu
đã gắn phương thức truyền thống với phương thức công nghiệp hoá và đang
dần từng bước xóa bỏ tính tự cung, tự cấp, chuyển dần sang sản xuất hàng hoá
và phục vụ xuất khẩu. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm thoả
mãn nhu cầu cho xã hội về sản phẩm nông nghiệp đang trở thành vấn đề cáp
bách luôn được các nhà quản lý, sử dụng đất quan tâm.
Trên thực tế cho thấy, trong những năm qua do tốc độ công nghiệp hoá,
cũng như đô thị hoá diễn ra khá mạnh mẽ ở nhiều địa phương trên phạm vi cả
nước làm cho diện tích đất nông nghiệp ở nước ta có nhiều biến động. Đất
nông nghiệp và đất canh tác bình quân đầu người ngày càng giảm, do dân số
vẫn tiếp tục tăng nhanh, dẫn đến sự thiếu hụt tư liệu cơ bản để phát triển sản
xuất nông nghiệp. Diện tích đất đai càng ngày bị xói mòn, thoái hóa do việc
phá rừng gây ra cũng đang ngày càng tăng lên. Đáng báo động hơn là tình
trạng suy giảm chất lượng đất nông nghiệp do rửa trôi, xói mòn, khô hạn, sa

mạc, mặn hoá, phèn hoá, chua hoá, thoái hoá lý hoá học đất, ô nhiễm… suy
thoái chất lượng đất dẫn đến giảm khả năng sản xuất, giảm đa dạng sinh học
và nhiều hậu quả khác. Những tác động tiêu cực trên đây ảnh hưởng trực tiếp
đến hơn 50% diện tích đã và đang sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng là
thách thức to lớn đối với sự phát triển nông nghiệp bền vững ở nước ta (Lê
Thái Bạt, 2009).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Kết quả nghiên cứu của Lê Thái Bạt (2009), đã thống kê ở nước ta có
15,7 triệu ha đất bị xói mòn, rửa trôi, đất chua, có 9 triệu ha đất có tầng mỏng
và độ phì thấp, 3 triệu ha đất thường bị khô hạn và sa mạc hoá, 1,9 triệu ha đất
bị phèn hoá và mặn hoá. Ngoài ra còn các tình trạng ô nhiễm do phân bón, hoá
chất bảo vệ thực vật, chất thải, nước thải đô thị, khu công nghiệp, làng nghề,
sản xuất dịch vụ, chất độc hoá học để lại sau chiến tranh cũng gây ảnh hưởng
đến việc sử dụng đất. Đây thực sự là những vấn đề đáng lo ngại và thách thức
lớn đối với nước ta hiện nay.
Theo Nguyễn Đình Bồng (2002), đất sản xuất nông nghiệp của nước ta
chỉ chiếm khoảng 28,38% diện tích tự nhiên, gần tương đương với diện tích
này là diện tích đất chưa sử dụng. So với một số nước trên thế giới, nước ta có
tỷ lệ đất nông nghiệp rất thấp.
Vì vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng đất để phát triển một nền nông
nghiệp đủ sức cung cấp lương thực thực phẩm cho toàn dân và có một phần
xuất khẩu thì cần phải biết cách khai thác hợp lý đất đai, tiết kiệm và sử dụng
đất có hiệu
quả.
Tỉnh Tuyên Quang là một tỉnh miền núi có phía Bắc giáp tỉnh Hà
Giang, phía Đông Bắc giáp Cao Bằng, phía Đông giáp Bắc Kạn và Thái

Nguyên, phía Nam giáp Vĩnh Phúc, phía Tây - Nam giáp Phú Thọ, phía Tây
giáp Yên Bái.
Tuyên Quang có tổng diện tích tự nhiên là 5.867,9 Km2 bao gồm: 1 thành
phố và 6 huyện chính là Yên Sơn, Hàm Yên, Sơn Dương, Chiêm Hóa, Na
Hang, Lâm Bình. Trong đó:
Huyện Chiêm Hóa có đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao, đất chưa sử
dụng chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng diện tích tự nhiên: Đất nông nghiệp chiếm
92,84
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




% tổng diện tích tự nhiên (tỷ lệ chung của cả tỉnh là 90,66%, của cả vùng
Đông Bắc là 81,84%). Trong đó đất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng cao với
82,20%. Đất rừng sản xuất hiện đang chiếm tỷ lệ cao nhất trong đất lâm
nghiệp với 52,5% (Tỷ lệ chung của tỉnh là 43,96%); đất chưa sử dụng chiếm
2,13 % tổng diện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




tích tự nhiên (tỷ lệ chung của tỉnh là 2,01%, của vùng Đông Bắc là 9,97%).
Đây là sự bố trí đúng đắn, thích hợp trong điều kiện hiện tại phù hợp với mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Điều đó được thể hiện ở các mặt
sau:
- Khai thác tối đa quỹ đất đai vào sản xuất nông, lâm nghiệp.
- Sử dụng có hiệu quả nguồn lao động tại chỗ.

- Sử dụng đất sản xuất nông, lâm nghiệp tạo ra nhiều loại sản phẩm, với
số lượng lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, đồng thời tạo ra nguồn sản
phẩm hàng hoá, tạo nguồn nguyên liệu, thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến.
- Đất trồng lúa tương đối ổn định về quy mô diện tích, địa bàn và đang
được đầu tư nâng cao về năng suất, chất lượng góp phần ổn định mục tiêu an
toàn lương thực.
1.2. Đánh giá hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp
1.2.1. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp
Đất nông nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng, là yếu tố hàng đầu của
ngành sản xuất nông nghiệp. Đất nông nghiệp không chỉ là chỗ dựa của lao
động mà còn cung cấp thức ăn cho cây trồng, mọi tác động của con người vào
cây trồng đều dựa vào đất đai. Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu
không thể thay thế được. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp (Bùi Nữ Hoàng
Anh, 2013).
Trên thế giới đang sử dụng khoảng 1,5 tỷ ha đất cho sản xuất nông
nghiệp. Tiềm năng đất nông nghiệp của thế giới khoảng từ 3 - 5 tỷ ha. Nhân
loại đã làm hư hại khoảng 1,4 tỷ ha đất và hiện nay mỗi năm có khoảng 6 -7
triệu ha đất nông nghiệp bị bỏ do xói mòn và thoái hoá. Để giải quyết nhu cầu
về sản phẩm nông nghiệp của con người phải thâm canh tăng vụ, tăng năng
suất cây trồng và mở rộng diện tích đất nông nghiệp. Việc điều tra, nghiên
cứu đất đai để nắm vững số lượng và chất lượng đất bao gồm điều tra lập bản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×