Tải bản đầy đủ (.pdf) (190 trang)

Phân tích rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp viễn thông niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam-đã mở khóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 190 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

NGUYỄN THỊ MAI CHI

PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG
NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KẾ TOÁN

HÀ NỘI - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

NGUYỄN THỊ MAI CHI

PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG
NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM

Chuyên ngành: KẾ TOÁN (KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN - PHÂN TÍCH)
Mã số: 9340301

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN VĂN CÔNG



HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết
bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này này do tôi tự thực hiện và không vi phạm
yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2020
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Mai Chi

i


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... I
MỤC LỤC .....................................................................................................................II
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ VII
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... IX
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... XI
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .......................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................3
1.5. Quy trình nghiên cứu của luận án ........................................................................4
1.6. Kết cấu của luận án ................................................................................................5

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 6
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.............................................................. 7
2.1. Các nghiên cứu về rủi ro tài chính ........................................................................7
2.1.1. Bản chất rủi ro tài chính ........................................................................................7
2.1.2. Phân loại rủi ro tài chính .......................................................................................9
2.1.3. Nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro tài chính ................................................................13
2.2. Các nghiên cứu lý thuyết về rủi ro tài chính ......................................................17
2.2.1. Lý thuyết M&M ..................................................................................................17
2.2.2. Lý thuyết thương mại tĩnh (Static Trade-off Theory) .........................................19
2.2.3. Lý thuyết trật tự phân hạng (Peaking Order Theory) ..........................................20
2.2.4. Lý thuyết cấu trúc tài sản tối ưu (Optimum Asset Structure Theory) ..............22
2.3. Các nghiên cứu về nhận diện, đánh giá, đo lường và kiểm soát rủi ro tài
chính ..............................................................................................................................23
2.3.1. Nghiên cứu về nhận diện và đánh giá rủi ro tài chính .........................................23
ii


2.3.2. Nghiên cứu về đo lường rủi ro tài chính .............................................................28
2.3.3. Nghiên cứu về kiểm soát rủi ro tài chính ............................................................41
2.4. Xác lập vấn đề nghiên cứu ...................................................................................44
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 46
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 47
3.1. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu ..............................................................48
3.1.1. Chọn mẫu nghiên cứu ..........................................................................................48
3.1.2. Xử lý dữ liệu ........................................................................................................53
3.2. Mô hình và giả thiết nghiên cứu ..........................................................................54
3.2.1. Mô hình nghiên cứu.............................................................................................54
3.2.2. Giả thiết nghiên cứu ............................................................................................62
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 64
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............. 65

4.1. Tổng quan về các doanh nghiệp viễn thông niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam ...........................................................................................................65
4.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ..........................................................................65
4.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh ..........................................................................69
4.2. Phân tích rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp viễn thông niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam...................................................................................76
4.2.1. Phân tích rủi ro về khả năng thanh toán ..............................................................76
4.2.2. Phân tích rủi ro về lãi suất ...................................................................................82
4.2.3. Phân tích rủi ro về hiệu năng hoạt động ..............................................................83
4.2.4. Phân tích rủi ro về khả năng sinh lợi ...................................................................86
4.2.5. Phân tích rủi ro về cơ cấu nợ ...............................................................................88
4.2.6. Phân tích rủi ro về cấu trúc tài chính ...................................................................89
4.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp
viễn thông niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ..................................92
4.3.1. Quy trình phân tích ..............................................................................................92
iii


4.3.2. Kết quả phân tích .................................................................................................93
4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu ...........................................................................100
4.4.1. Về mức độ rủi ro tài chính .................................................................................100
4.4.2. Về tác động của các nhân tố ..............................................................................102
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .......................................................................................... 107
CHƯƠNG 5: .............................................................................................................. 109
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................... 109
5.1. Kết luận ...............................................................................................................109
5.1.1. Về ý tưởng nghiên cứu ......................................................................................109
5.1.2. Về kết quả nghiên cứu .......................................................................................109
5.1.3. Về những đóng góp mới của luận án .................................................................112
5.1.4. Về những hạn chế của luận án ...........................................................................113

5.1.5. Về hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án ......................................................113
5.2. Khuyến nghị ........................................................................................................114
5.2.1. Về kiểm soát rủi ro tài chính .............................................................................114
5.2.2. Về xử lý rủi ro tài chính ....................................................................................129
5.2.3. Về điều kiện thực hiện giải pháp kiểm soát rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp
viễn thông niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.......................................132
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 .......................................................................................... 135
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............................. 137
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 138

iv


PHỤ LỤC
Phụ lục 01: Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bình quân của các ngành
niêm yết giai đoạn 2010-2016....................................................................................148
Phụ lục 02: Hệ số khả năng thanh toán nhanh bình quân của các ngành niêm yết
giai đoạn 2010-2016 ...................................................................................................149
Phụ lục 03: Hệ số khả năng thanh toán chi phí lãi vay bình quân của các DNVT
giai đoạn 2010-2016 ...................................................................................................150
Phụ lục 04: Số lần thu hồi tiền hàng bình quân của các DNVT giai đoạn 20102016 .............................................................................................................................151
Phụ lục 05: Số lần luân chuyển tổng tài sản theo nhóm ngành giai đoạn 2010-2016
.....................................................................................................................................152
Phụ lục 06: Số lần luân chuyển tổng tài sản bình quân của các DNVT giai đoạn
2010-2016 ....................................................................................................................153
Phụ lục 07: Số lần luân chuyển TSCĐ bình quân của các DNVT giai đoạn 20102016 .............................................................................................................................154
Phụ lục 08: Số lần luân chuyển hàng tồn kho bình quân của các DNVT giai đoạn
2010-2016 ....................................................................................................................155
Phụ lục 09: ROS bình quân của các DNVT giai đoạn 2010-2016 .........................156
Phụ lục 10: ROS bình quân theo nhóm ngành giai đoạn 2010-2016 ....................157

Phụ lục 11: ROA bình quân theo nhóm ngành giai đoạn 2010-2016 ...................158
Phụ lục 12: ROA bình quân của các DNVT giai đoạn 2010-2016 ........................159
Phụ lục 13: ROE bình quân của các DNVT giai đoạn 2010 - 2016 .......................160
Phụ lục 14: ROE bình quân theo nhóm ngành giai đoạn 2010 - 2016 ..................161
Phụ lục 15: Hệ số nợ ngắn hạn/Tổng nợ phải trả bình quân theo nhóm ngành giai
đoạn 2010 – 2016 ........................................................................................................162
Phụ lục 16: Hệ số nợ ngắn hạn/Tổng nợ phải trả bình quân của các DNVT ......163
Phụ lục 17: Hệ số Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản bình quân của các DNVT giai
đoạn 2010 – 2016 ........................................................................................................164
Phụ lục 18: Hệ số tự tài trợ bình quân của các DNVT giai đoạn 2010 – 2016 .....165

v


Phụ lục 19: Hệ số đầu tư vào TSCĐ bình quân của các DNVT giai đoạn 2010 –
2016 .............................................................................................................................166
Phụ lục 20: Kết quả thống kê mô tả các biến độc lập và biến phụ thuộc .............167
Phụ lục 21: Kết quả kiểm tra tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình 168
Phụ lục 22: Kết quả mô hình OLS với biến phụ thuộc lnFrit ...............................169
Phụ lục 23: Kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mô hình OLS với biến phụ
thuộc lnFrit .................................................................................................................170
Phụ lục 24: Kết quả mô hình FEM với biến phụ thuộc lnFrit ..............................171
Phụ lục 25: Kết quả mô hình REM với biến phụ thuộc lnFrit..............................172
Phụ lục 26: Kết quả kiểm định Hausman lựa chọn mô hình FEM hay mô hình
REM với biến phụ thuộc lnFrit ................................................................................173
Phụ lục 27: Kết quả kiểm tra khuyết tật mô hình FEM ........................................174
Phụ lục 28: Kết quả khắc phục khuyết tật của mô hình FEM ..............................175
Phụ lục 29: Nợ dài hạn của các DNVT giai đoạn 2010 -2016 ................................176
Phụ lục 30: Tỷ trọng nợ phải thu so với Tài sản ngắn hạn của các DNVT giai
đoạn 2010 -2016 .........................................................................................................177


vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Diễn giải

AGE

Độ tuổi của công ty

BCTC

Báo cáo tài chính

CR

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

DS

Cơ cấu nợ

DN

Doanh nghiệp


DNVT

Doanh nghiệp viễn thông niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

ES

Cơ cấu vốn chủ sở hữu

FAS

Cơ cấu tài sản cố định

FEM

Fixed Effects Model – Mô hình tác động cố định

FAT

Hiệu năng TSCĐ

HOSE

Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

HNX

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

IGS


Khả năng thanh toán tổng quát

IR

Lãi suất

IT

Hiệu năng hàng tồn kho

MDA

Phân tích đa biến số

OLS

Ước lượng bình phương nhỏ nhất

QR

Khả năng thanh toán nhanh

QTRRTC Quản trị rủi ro tài chính
REM

Random Effects Model – Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên

ROA

Hệ số sinh lợi tổng tài sản


ROS

Hệ số sinh lợi của doanh thu thuần

RRTC

Rủi ro tài chính

RT

Hiệu năng phải thu
vii


Viết tắt

Diễn giải

SIZE

Quy mô của công ty

TAT

Hiệu năng tổng tài sản

TSCĐ

Tài sản cố định


TTCK

Thị trường chứng khoán

VCSH

Vốn chủ sở hữu

VNPT

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

UPCoM

Thị trường cổ phiếu chưa niêm yết

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Định nghĩa các biến của mô hình ..................................................................34
Bảng 2.2. Hệ số ࢻ của các ngành trong nghiên cứu của Haydarshina G.A ..................39
Bảng 3.1. Danh sách doanh nghiệp viễn thông niêm yết trên HNX từ năm 2010 tới hết
năm 2016 .......................................................................................................................50
Bảng 3.2. Danh sách doanh nghiệp viễn thông niêm yết trên HOSE ...........................52
Bảng 3.3. Tổng hợp mẫu nghiên cứu ............................................................................52
Bảng 3.4 Mô tả các biến trong mô hình ........................................................................56
Bảng 4.1. Kết quả hoạt động ngành viễn thông giai đoạn 2010 -2016 .........................67
Bảng 4.2. Số lượng doanh nghiệp viễn thông niêm yết giai đoạn 2010-2016 ..............68

Bảng 4.3. Kết quả kinh doanh của các DNVT giai đoạn 2010 – 2016 ....................69
Bảng 4.4 Tổng VCSH của DNVT giai đoạn 2010-2016 ...............................................70
Bảng 4.5 Tổng tài sản của các ngành viễn thông và DNVT giai đoạn 2010-2016 .......72
Bảng 4.6. Cơ cấu tài sản của các DNVT giai đoạn 2010 – 2016 ..................................73
Bảng 4.7. Số lượng lao động trong các DNVT giai đoạn 2010-2016......................75
Bảng 4.8. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát trung bình của các ngành niêm yết
giai đoạn 2010-2016 ......................................................................................................77
Bảng 4.9. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của các DNVT giai đoạn 2010-2016 78
Bảng 4.10. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của các DNVT .................................80
Bảng 4.11. Hệ số khả năng thanh toán nhanh của các DNVT giai đoạn 2010-2016 ....81
Bảng 4.12. Hệ số khả năng thanh toán chi phí lãi vay bình quân của các DNVT giai
đoạn 2010-2016 .............................................................................................................82
Bảng 4.13. Số lần thu hồi tiền hàng bình quân của các DNVT.....................................83
giai đoạn 2010-2016 ......................................................................................................83
Bảng 4.14. Số lần luân chuyển tổng tài sản bình quân của các DNVT .........................84
Bảng 4.15. Số lần luân chuyển TSCĐ bình quân của các DNVT giai đoạn 2010-2016
.......................................................................................................................................85
Bảng 4.16. Số lần luân chuyển hàng tồn kho bình quân DNVT giai đoạn 2010-2016 85
ix


Bảng 4.17. ROA bình quân DNVT giai đoạn 2010-2016 .............................................86
Bảng 4.18. ROS bình quân của các DNVT niêm yết giai đoạn 2010-2016 ..................87
Bảng 4.19. ROE bình quân của các DNVT giai đoạn 2010-2016.................................88
Bảng 4.20. Hệ số nợ ngắn hạn bình quân của các DNVT giai đoạn 2010-2016...........88
Bảng 4.21. Hệ số tự tài trợ bình quân của các DNVT giai đoạn 2010-2016 ................90
Bảng 4.22. Hệ số tự tài trợ bình quân của các DNVT giai đoạn 2010-2016 ................91
Bảng 4.23. Hệ số đầu tư vào TSCĐ bình quân của các DNVT giai đoạn 2010-2016 ..91
Bảng 4.24. Bảng thống kê mô tả các biến .....................................................................95
Bảng 4.25. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình .................97

Bảng 4.26. Kết quả ước lượng tham số bằng mô hình FEM .......................................100
Bảng 4.27. Giá trị Frit bình quân của các DNVT niêm yết giai đoạn 2010 – 2016 ....101
Bảng 4.28. Giá trị Coef của các nhân tố ......................................................................102
Bảng 4.29. Cơ cấu nợ phải trả của các DNVT giai đoạn 2010 - 2016 ........................104
Bảng 4.30. Tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế và tài sản bình quân các DNVT
giai đoạn 2010 - 2016 ..................................................................................................105
Bảng 4.31. Hệ số tài sản ngắn hạn so với nợ dài hạn và vốn hoạt động thuần bình quân
của các DNVT giai đoạn 2010 - 2016 .........................................................................105
Bảng 4.32. Tỷ trọng nợ phải thu ngắn hạn so với tài sản ngắn hạn bình quân toàn giai
đoạn 2010 - 2016 .........................................................................................................106
Bảng 4.33. Hệ số nợ NH so với nợ DH BQ của các DNVT giai đoạn 2010 – 2016 ..107
Bảng 5.1. Tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu bình quân của DNVT giai đoạn
2010-2016 ....................................................................................................................126

x


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Tác động của cấu trúc tài sản đến ROA ........................................................22
Hình 3.1. Quy trình chọn mẫu trên HNX ......................................................................50
Hình 3.2. Quy trình chọn mẫu trên HOSE ....................................................................51
Hình 3.3. Quy trình xử lý dữ liệu ..................................................................................54
Hình 3.4. Mô hình phân tích RRTC tại các DNVT .......................................................56
Hình 4.1. Tốc độ tăng trưởng VCSH của DNVT và toàn ngành giai đoạn 2010-2016
.......................................................................................................................................71
Hình 4.2. Tốc độ tăng trưởng tài sản của doanh nghiệp viễn thông và toàn ngành giai
đoạn 2010-2016 .............................................................................................................72
Hình 4.4. Quy trình phân tích hồi quy ...........................................................................93
Hình 4.5. Tần suất của biến phụ thuộc FRit ..................................................................94
Hình 4.6. Xu hướng biến động Frit bình quân DNVT trong giai đoạn 2010-2016 ....102

Hình 4.7. Biến động tỷ trọng nợ ngắn hạn, nợ dài hạn của DNVT và tỉ lệ lãi suất giai
đoạn 2010 - 2016 .........................................................................................................104
Hình 5.1. Quy trình phân tích RRTC ..........................................................................116

xi


CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
Ngành viễn thông gắn liền sự phát triển của nước Việt Nam từ những thời kỳ kháng
chiến chống giặc ngoại xâm, giải phóng đất nước, đến thời kỳ xây dựng và phát triển
ngày nay. Ngành có nhiệm vụ đảm bảo thông tin liên lạc hoạt động thông suốt, cung
cấp các dịch vụ về bưu chính, viễn thông cho các ngành kinh tế khác của nước nhà.
Trong giai đoạn hiện nay, với sự tham gia của nhiều Tập đoàn viễn thông lớn như:
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Viettel, FPT... đã mang lại sự
phát triển vượt bậc cho ngành viễn thông Việt Nam. Năm 2011 doanh thu toàn ngành
viễn thông mang lại 197.462,8 tỷ đồng tăng 11,07% so với năm 2010, sang đến năm
2012 doanh thu đã tăng lên thành 221.218,3 tỷ với tốc độ tăng 12,03%. Tuy nhiên
sang đến năm 2013 và các năm sau đó, tốc độ tăng doanh thu của toàn ngành viễn
thông bắt đầu chậm lại. Năm 2013, tốc độ tăng trưởng doanh thu chỉ còn 8,1%, năm
2016 chỉ đạt 7,91% (Tổng cục Thống kê, 2016). So với sáu tháng đầu năm 2014,
sáu tháng đầu 2015 thuê bao di động tăng 14,3% đạt 136,9 triệu thuê bao. Trong
đó, thuê bao 2G đạt mức 107,8 triệu thuê bao, với tốc độ tăng trưởng 6%, thuê bao
3G đạt 29,1 triệu thuê bao, tốc độ tăng trưởng mạnh ở mức 29,6%. Sang năm 2016,
doanh thu lĩnh vực viễn thông đạt 365.500 tỷ đồng (16,5 tỷ USD), với tốc độ tăng
trưởng đạt 7,5% so với năm 2015. Với kết quả đó, lĩnh vực viễn thông đã đóng góp
50.396 tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước (Vũ Trọng Phong, 2017). Năm 2017, với
những cơ hội mới cho sự pháp triển của ngành viễn thông đó là cuộc cách mạng công
nghệ 4.0 các doanh nghiệp (DN) viễn thông có điều kiện tăng trưởng thuận lợi. Tuy

nhiên, bên cạnh những cơ hội mới, các DN viễn thông cũng gặp những thách thức
không nhỏ như: việc cung cấp dịch vụ mạng 4G, 5G cho các thuê bao di động, chuyển
mạng di động vẫn giữ nguyên số thuê bao, thị trường viễn thông bắt đầu đi vào tình
trạng bão hòa… Điều này đòi hỏi các DN viễn thông phải chú trọng vào đầu tư nguồn
lực cho sự đổi mới, sáng tạo, thay đổi công nghệ, củng cố cơ sở hạ tầng để bắt kịp với
sự thay đổi của thị trường. Việc đầu tư, phát triển hạ tầng mạng đòi hỏi các DN viễn
thông phải đầu tư nguồn vốn lớn, việc thu hồi vốn nhanh hay chậm phụ thuộc vào
trình độ và khả năng của từng DN, cùng với đó là sự thay đổi nhanh chóng của công
nghệ viễn thông và thông tin đã khiến các DN viễn thông phải rủi ro không nhỏ trong
quá trình kinh doanh của mình.
TTCK (TTCK) Việt Nam được hình thành từ những năm 1998, 1999 với những phiên
1


giao dịch đầu tiên được thực hiện từ năm năm trước đó. Vào năm 2003 công ty đầu
tiên của ngành viễn thông tham gia TTCK Việt Nam là Công ty Cổ phần Viễn thông
VTC. Năm 2010 đánh dấu sự tham gia TTCK nhiều nhất của 9 công ty viễn thông.
Hiện nay trên TTCK Việt Nam có 14 DN viễn thông niêm yết, trên Sở Giao dịch
Chứng khoán (SGDCK) Hà Nội (HNX) 7 DN, SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh
(HOSE) có 7 DN. Số lượng DN niêm yết không nhiều, quy mô các DN này tuy chủ
yếu là DN lớn, nhưng so với các tập đoàn viễn thông chưa được niêm yết trên TTCK
Việt Nam thì lại quá nhỏ, nên sức cạnh tranh trên thị trường cũng không đáng kể. Vì
vậy, các DN viễn thông gặp không ít rủi ro trong kinh doanh, đặc biệt là rủi ro tài
chính (RRTC). Theo tính toán của tác giả, trong giai đoạn từ năm 2010 tới năm 2016,
sức sinh lợi doanh thu thuần (ROS) bình quân của các DN viễn thông niêm yết trên
TTCK Việt Nam (DNVT) chỉ đạt – 0,007 lần, nguyên nhân do trong hai năm 2011 và
2012 hệ số này chỉ đạt lần lượt là – 0,097 và – 0,209 lần. ROS của các năm còn lại đều
thấp hơn số bình quân của nhóm ngành Công nghệ Thông tin (Phụ lục 09, 10). Hệ số
sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) cũng trong tình trạng tương tự. Trị số bình
quân của chỉ tiêu ROE trong giai đoạn luôn thấp hơn số bình quân của nhóm ngành

Công nghệ Thông tin (Phụ lục 13, 14). Sức sinh lợi của ngành viễn thông quá thấp so
với các DN cùng ngành cũng như các ngành khác trong nền kinh tế và so với mức lãi
suất tại thời điểm đã gây khó khăn cho hoạt động thu hút vốn đầu tư để phát triển hoạt
động kinh doanh của ngành.
Dù không được mong đợi trong hoạt động kinh doanh luôn có những “rủi ro” rình rập
từ môi trường tự nhiên: bão, lũ lụt, hạn hán... từ môi trường xã hội, dân số, dân cư.
Môi trường văn hóa thấp kém, sự tha hóa về đạo đức... cũng là những nguyên nhân
gây rủi ro. Rủi ro có thể bắt nguồn từ môi trường chính trị, với thể chế pháp lý không
đủ để bảo vệ quyền của người dân nói chung, DN nói riêng. Rủi ro có thể đến từ trong
DN như: thái độ thờ ơ với rủi ro, chiến lược kinh doanh và trình độ quản lý DN không
phù hợp, cán bộ quản lý và nhân viên có trình độ yếu kém, đạo đức và văn hóa kinh
doanh không đầy đủ, không có động cơ làm việc, mất đoàn kết nội bộ... Trong kinh
doanh thì rủi ro nói chung và RRTC vẫn luôn hiện diện trong các quyết định đầu tư tài
chính hay trong các giao dịch kinh doanh. Rủi ro có thể gây ra những hậu quả xấu về
tài chính như: khánh kiệt tài chính, phá sản... Trên Thế giới đã có nhiều nghiên cứu về
lý thuyết và thực nghiệm liên quan tới RRTC. Về lý thuyết có thể đề cập đến một số lý
thuyết nổi bật như: lý thuyết M&M, lý thuyết trật tự phân hạng, lý thuyết thương mại
tĩnh, lý thuyết cấu trúc tài sản tối ưu… Về mặt thực nghiệm, có nhiều nghiên cứu trên
Thế giới và tại Việt Nam nghiên cứu về RRTC và kiểm định các lý thuyết trên. Tuy
2


nhiên, các nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở dữ liệu của các ngành nghề khác
nhau, phương pháp khác nhau nên kết quả chưa thống nhất về chiều tác động của các
nhân tố.
Vì vậy, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Phân tích rủi ro tài chính tại các doanh
nghiệp viễn thông niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” cho luận án tiến sỹ
của mình. Đề tài của nghiên cứu sinh có tính cấp thiết giúp các DN viễn thông niêm
yết trên TTCK Việt Nam (DNVT) nghiên cứu và giảm thiểu RRTC, đồng thời nâng
cao kết quả và hiệu quả kinh doanh, bắt kịp với xu thế phát triển của ngành viễn thông

trong nước nói riêng và trên trường quốc tế nói chung.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở vận dụng lý thuyết nền tảng về RRTC, luận án hướng tới mục tiêu phân
tích RRTC trong các DNVT. Từ đó, hàm ý các chính sách thích hợp để kiểm soát
RRTC của DN nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu RRTC, nâng cao chất lượng quản trị tài
chính và hiệu quả kinh doanh.
Từ mục tiêu nghiên cứu tổng quát nói trên, luận án đề ra các mục tiêu nghiên cứu cụ
thể về mặt lý thuyết và thực nghiệm sau đây:
1. Nhận diện RRTC trên các mặt: cơ cấu nợ, khả năng thanh toán, khả năng
sinh lợi, hiệu năng hoạt động, cấu trúc tài chính.
2. Xây dựng mô hình tác động của các nhân tố đến RRTC.
3. Đo lường mức độ và xác định xu hướng tác động của các nhân tố ảnh hưởng
đến RRTC trong các DNVT như: cơ cấu nợ, khả năng thanh toán…
4. Đề xuất các giải pháp thích hợp để kiểm soát RRTC tại các DNVT.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận án tập trung giải đáp các câu hỏi nghiên
cứu cụ thể sau:
1. Những đặc trưng cơ bản của RRTC trong các DN?
2. Các nhân tố ảnh hưởng tới RRTC trong các DNVT và cách thức đo lường?
3. Những hàm ý chính sách cần thiết nào cần áp dụng để kiểm soát RRTC tại các
DNVT?

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là rủi ro tài chính tại các DN viễn thông niêm yết
3



trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung:
Nội dung nghiên cứu của luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến
RRTC tại các DNVT bao gồm: (1) Giới thiệu đề tài nghiên cứu và tổng quan
nghiên cứu về RRTC và phân tích RRTC, (2) Phương pháp và mô hình nghiên cứu
về phân tích RRTC cùng với giả thuyết nghiên cứu, (3) Kết quả và thảo luận về kết
quả nghiên cứu RRTC trong các DNVT và (4) Kết luận về vấn đề nghiên cứu và
đưa ra các khuyến nghị đối với các DNVT.
+ Về không gian nghiên cứu:
Luận án tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp viễn thông niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam.
+ Về thời gian:
Dữ liệu phục vụ cho phân tích của luận án được thu thập từ Báo cáo tài chính (BCTC)
đã được kiểm toán, Báo cáo thường niên và dữ liệu liên qua khác trong khoảng thời
gian từ năm 2010 đến năm 2016.

1.5. Quy trình nghiên cứu của luận án
Để thực hiện luận án của mình, nghiên cứu sinh đã thực hiện quy trình nghiên cứu bao
gồm các bước sau:
- Tổng quan nghiên cứu:
Nghiên cứu sinh đã thu thập các tài liệu, giáo trình, tài liệu tham khảo, luận án, bài
báo, bài viết hội thảo khoa học liên quan đến đề tài nghiên cứu. Nghiên cứu các tài liệu
để nhìn nhận vấn đề nghiên cứu một cách rõ nét hơn. Từ đó, xác lập vấn đề và mục
tiêu nghiên cứu cho đề tài của mình.
- Xác định câu hỏi nghiên cứu:
Căn cứ vào vấn đề nghiên cứu được xác lập và mục tiêu nghiên cứu đã chọn. Nghiên
cứu sinh xây dựng các câu hỏi nghiên cứu. Câu hỏi nghiên cứu góp phần làm chi tiết
hơn mục tiêu nghiên cứu, xác định hướng đi đúng đắn hơn cho một nghiên cứu khoa học.
- Xây dựng khung lý thuyết:

Căn cứ vào tổng quan nghiên cứu, nghiên cứu sinh sẽ trình bày cơ sở lý thuyết về
RRTC. Từ khái niệm về rủi ro và RRTC, các nhân tố ảnh hưởng tới RRTC đến các
4


dấu hiệu nhận biết RRTC. Đồng thời nghiên cứu sinh sẽ trình bày các lý thuyết nền
tảng, cơ sở về RRTC.
- Thiết kế nghiên cứu:
Khi thực hiện tổng quan nghiên cứu và xác lập mục tiêu nghiên cứu, nghiên cứu sinh
đã phát hiện những ưu điểm và nhược điểm của các nghiên cứu trước. Từ đó, xác lập
khoảng trống cho nghiên cứu của mình. Căn cứ vào đó nghiên cứu sinh sẽ lựa chọn
phương pháp nghiên cứu phù hợp và thiết kế nghiên cứu cho mình. Phương pháp sử
dụng trong luận án là phương pháp nghiên cứu định lượng. Mô hình nghiên cứu của
luận án được lựa chọn theo mô hình của Bathory gồm một biến phụ thuộc (FRit – đại
diện cho RRTC) và 15 biến độc lập được chia thành tám nhóm nhân tố tác động. Bao
gồm: cơ cấu nợ, khả năng thanh toán, khả năng sinh lợi, hiệu năng hoạt động, cấu trúc
tài chính, lãi suất, độ tuổi của công ty và quy mô của công ty.
- Thu thập và phân tích dữ liệu:
Dựa vào phương pháp tính toán các biến phụ thuộc và biến độc lập, nghiên cứu sinh
thu thập dữ liệu từ các BCTC từ các DNVT. Với thời gian nghiên cứu là bảy năm từ
năm 2010 tới năm 2016. Sau đó, tính toán các chỉ tiêu liên quan tới mô hình theo từng
công ty trong từng năm trên một tệp Excel. Tiếp đó, tổng hợp lại số liệu của các công
ty về một tệp Excel chung. Cuối cùng, kiểm tra lại dữ liệu và sử dụng phần mềm
Stata14 để chạy mô hình hồi quy tương quan.
- Thảo luận kết quả nghiên cứu:
Việc thảo luận kết quả nghiên cứu của mô hình đã được xác định trong bước năm giúp
nghiên cứu sinh xác định được kết quả nào phù hợp với giả thiết nghiên cứu. Kết quả nào
không phù hợp cần được thống kê và kiểm chứng lại trong các nghiên cứu tiếp theo.
- Kết luận và đề xuất giải pháp:
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu và các thảo luận về kết quả, nghiên cứu sinh đưa ra các

kiến nghị về giải pháp hoàn thiện và hạn chế RRTC trong DNVT. Đồng thời đề xuất
các kiến nghị về các điều kiện để hoàn thiện và hạn chế RRTC trong các DNVT.

1.6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục bảng biểu, hình vẽ, danh mục tài
liệu tham khảo, phụ lục, luận án được kết cấu thành năm chương:
Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan nghiên cứu
5


Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả và thảo luận kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1 nghiên cứu sinh đã giới thiệu sơ bộ về đề tài nghiên cứu của luận án.
Qua hoạt động của các DN viễn thông nói chung, cùng với sự hình thành của Ủy ban
chứng khoán và các DNVT nói riêng, kết hợp với đặc điểm kinh doanh của các DNVT
nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Phân tích rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp viễn
thông niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. Tác giả đã xác lập được mục
tiêu nghiên cứu từ đó đưa ra các câu hỏi nghiên cứu. Trong chương 1 nghiên cứu sinh
cũng đã xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài và trình bày quy trình
nghiên cứu của luận án.

6


CHƯƠNG 2:
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1. Các nghiên cứu về rủi ro tài chính
2.1.1. Bản chất rủi ro tài chính
Xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới càng gia tăng càng khiến cho các DN phải đối
mặt với những biến cố trong hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) như: lạm phát,
giá cả, chính sách kinh tế thay đổi. Các biến cố này tác động tích cực và tiêu cực mạnh
mẽ đến tài sản, nguồn hình thành tài sản cũng như kết quả kinh doanh và hiệu quả kinh
doanh của DN. Các biến cố tiêu cực đó được gọi là rủi ro (risk). Để tiếp cận phù hợp
với RRTC trước hết chúng ta phải hiểu về rủi ro.
Quan điểm của Knight (1957), cho rằng rủi ro là sự không chắc chắn có thể đo lường
được. Trong từ điển Webster rủi ro là một mối nguy hại, nguy cơ gây ra thiệt hại hoặc
tổn thường. Vì vậy, khi nói đến rủi ro là nói đến những sự kiện, tình huống, khả năng
bất lợi xảy ra. Trong tác phẩm “Quản trị tài chính” của nhóm tác giả Eugene
F.Brigham & Houston (2009) cho rằng rủi ro là khả năng các sự kiện không mong đợi
sẽ xảy ra. Trong cuốn “Risk management and insurance” - Bảo hiểm rủi ro và quản trị
rủi ro đã có khái niệm về rủi ro một cách chi tiết hơn, rủi ro là sự biến động tiềm ẩn
của các kết quả (William & cộng sự 1998). Trong hầu hết hoạt động của con người
đều có thể xuất hiện rủi ro. Con người không thể dự đoán chính xác kết quả mà rủi ro
gây ra hoặc đem lại. Rủi ro luôn có tính bất định, nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi
nào một hành động dẫn đến khả năng được hoặc mất mà không thể đoán định trước.
Theo quan niệm của các học giả trong nước, đại diện Nguyễn Hữu Thân (1991) cho
rằng rủi ro là sự không may, không tốt, bất ngờ xảy đến. Nhóm tác giả Nguyễn Đình
Kiệm và Bạch Đức Hiển (2008) lại cho rằng rủi ro là một sự ngẫu nhiên xuất hiện các
biến cố có thể gây ra tổn thất hoặc đưa lại kết quả không như mong đợi.
Các quan điểm trong và ngoài nước tuy không giống nhau nhưng đều nhắc đến đặc
trưng riêng của rủi ro là mang tính ngẫu nhiên - sự xuất hiện các biến cố ngoài mong
đợi của chủ thể, kết quả do rủi ro mang lại là không mong đợi theo tình huống xấu.
Khi con người tham gia bất kỳ lĩnh vực nào từ văn hoá, thông tin, thể thao, du lịch đều
tiềm ẩn trong đó những nguy cơ xấu có thể xảy ra. Trong kinh doanh, mục tiêu chính
của DN khi hoạt động là lợi nhuận. Lĩnh vực kinh doanh có khả năng mang lại lợi
nhuận cao thì đi kèm với đó là mức độ rủi ro lớn.


7


Theo Lưu Thị Hương và Vũ Duy Hào (2006) RRTC là mức độ rủi ro bổ sung đối với
các cổ đông thường do kết quả của việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Đòn bẩy tài chính
đề cập tới việc sử dụng các chứng khoán có thu nhập cố định (nợ và cổ phiếu ưu đãi
của DN). Vũ Duy Hào và Đàm Văn Huệ (2009), cũng đồng tình với quan điểm này.
Cùng với đó theo Li Zhea & cộng sự (2012), trong tài liệu “Nghiên cứu quản trị rủi ro
tài chính (QTRRTC) của các DN ngành điện”, RRTC là xác suất mất vốn khi sử dụng
các phương pháp tài trợ, điều này làm giảm khả năng DN hoạt động trở lại.
Nguyễn Đình Kiệm và Bạch Đức Hiển (2008) cho rằng RRTC là sự giao động hay
tính biến đổi tỷ lệ thuận tăng thêm của tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (VCSH) hoặc
thu nhập trên một cổ phiếu, đồng thời làm mất khả năng thanh toán có xác suất tăng
khi DN sử dụng vốn vay và các nguồn tài trợ khác có chi phí tài chính cố định,
Theo quan điểm của Napp (2011) trong tài liệu “Quản trị rủi ro tài chính tại các DN
vừa và nhỏ: sử dụng phân tích tài chính để nhận dạng, phân tích và kiểm soát rủi ro tài
chính nội bộ” cho rằng RRTC có thể có hai loại: rủi ro môi trường và rủi ro nội tại.
Rủi ro môi trường phụ thuộc vào những thay đổi trên thị trường tài chính như: tỷ giá,
lãi suất, giá cả hàng hoá… Rủi ro nội tại bắt nguồn từ tình hình tài chính của DN.
Đồng thuận với quan điểm này là tác giả Eichhorn (2004) cũng cho rằng RRTC bao
gồm rủi ro bên trong và rủi ro bên ngoài DN.
Vũ Thị Hậu (2013) cho rằng RRTC bao gồm: rủi ro theo nghĩa rộng và rủi ro theo
nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng: RRTC là khả năng xảy ra những tổn thất gắn liền với hoạt
động tài chính như: đầu tư, vay nợ, mua bán… có gắn liền với những tác động từ bên
ngoài DN như sự thay đổi thể chế chính sách của Chính phủ, của môi trường chính trị,
yếu tố thiên tai. Theo nghĩa hẹp: RRTC là khả năng xảy ra tổn thất DN phải gánh chịu
khi huy động vốn từ nguồn vốn đi chiếm dụng để đầu tư cho hoạt động kinh doanh.
Từ các quan điểm của các nhà nghiên cứu trên, theo tác giả quan niệm về RRTC có thể
được trình bày như sau: Rủi ro tài chính là những tổn thất mà doanh nghiệp phải gánh

chịu do sự tác động của nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng tới
tình hình tài chính và có thể làm doanh nghiệp phá sản (thuộc về các nhân tố ảnh
hưởng tới rủi ro tài chính của doanh nghiệp có thể kể đến như: rủi ro về khả năng
thanh toán, rủi ro về khả năng sinh lợi, rủi ro do cơ cấu nợ, rủi ro về hiệu năng hoạt
động, rủi ro về cấu trúc tài chính…).
RRTC bao gồm các loại rủi ro: rủi ro về khả năng thanh toán (khả năng thanh toán
tổng quát, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán tức thời…), rủi ro về
tín dụng (rủi ro DN mắc phải khi khách hàng không hoàn trả được các khoản nợ), rủi
8


ro về lãi suất (rủi ro DN gặp phải khi có sự thay đổi về lãi suất cho vay trên thị trường
ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả và hiệu quả kinh doanh của DN), rủi ro về hiệu năng
hoạt động (rủi ro DN có thể gặp phải khi hiệu quả sử dụng tài sản của DN giảm sút),
rủi ro về khả năng sinh lợi (rủi ro DN gặp phải khi khả năng sinh lợi của DN bị giảm
sút hoặc bị âm trong nhiều kỳ), rủi ro về cơ cấu nợ (rủi ro DN gặp phải khi sử dụng
các loại nợ để tài trợ cho hoạt động SXKD với tỷ trọng không hợp lý), rủi ro về cấu
trúc tài chính (rủi ro gặp phải khi sử dụng một cấu trúc tài chính không hợp lý khiến
DN dễ mất khả năng thanh toán và hiệu quả sử dụng tài sản thấp).
Tình hình tài chính của DN tại một thời điểm cho thấy cách thức huy động, sử dụng
các nguồn lực tài chính cũng như khả năng thanh toán, khả năng sinh lợi của DN trong
quá trình hoạt động kinh doanh. Vì vậy, những tác động bên trong hay bên ngoài DN
gây ra sự thay đổi về lạm phát, lãi suất, tỷ giá, đòn bẩy tài chính… đều ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh của DN, từ đó tác động đến đòn bẩy tài chính và khả năng sinh
lợi của DN.

2.1.2. Phân loại rủi ro tài chính
Quan niệm về phân loại RRTC đến nay vẫn chưa có sự thống nhất cả trong và ngoài
nước. Việc nắm bắt tổng quan tình hình phân loại RRTC giúp các nhà nghiên cứu có
cái nhìn sâu sắc hơn về RRTC.

Theo tác giả Brown trình bày trong tài liệu Quản lý RRTC cho Dummies, RRTC được
chia thành bảy loại: rủi ro thị trường (Market risk), rủi ro tín dụng (Credit risk), rủi ro
hoạt động (Operational risk), rủi ro thanh khoản (Liquidity risk), rủi ro tài trợ (Funding
risk), rủi ro danh tiếng (Reputational risk) và rủi ro chính trị (Political risk) (Brown,
2015). Rủi ro thị trường là rủi ro DN gặp phải do sự không chắc chắn khi giá cả trên
thị trường thay đổi. Rủi ro tín dụng là rủi ro DN phải đối mặt khi các đối tác không
thực hiện cam kết về khoản vay tín dụng. Rủi ro hoạt động là những bất ổn DN gặp
phải khác với rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng. Kết quả và hiệu quả kinh doanh của
DN được tạo ra từ ba hoạt động chính: hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính và hoạt
động kinh doanh. Để có được hiệu quả kinh doanh tốt đòi hỏi kết quả thu về từ việc
đầu tư vào tài sản ngắn hạn và dài hạn phải cao. Khi DN hoạt động bền vững và ổn
định thì khả năng tạo ra doanh thu của một đồng tài sản được đầu tư càng lớn. Nói
cách khác, khi một DN có hiệu năng hoạt động càng cao, khả năng sử dụng tài sản (cả
ngắn hạn lẫn dài hạn) càng có hiệu quả, nâng cao khả năng sinh lợi của các yếu tố đầu
vào, tăng khả năng thanh toán, giảm thiểu nguy cơ phá sản và RRTC. Do vậy, nếu
trình độ quản lý yếu kém, hiệu năng sử dụng tài sản giảm DN sẽ có nguy cơ đối mặt
9


với RRTC… Rủi ro thanh khoản: là loại rủi ro gắn liền với khả năng thanh toán của
DN. Khả năng thanh khoản là khả năng chuyển đổi sang tiền của tài sản DN. Nếu tài
sản của DN không có tính thanh khoản cao, DN sẽ khó trang trải các khoản nợ (đặc
biệt là nợ ngắn hạn đến hạn). DN sẽ dễ đương đầu với rủi ro thanh khoản. Tuy nhiên,
nếu dự trữ quá nhiều tài sản có tính thanh khoản cao DN sẽ đảm bảo khả năng thanh
toán, nhưng hiệu quả sử dụng vốn sẽ giảm. Rủi ro tài trợ là sự không chắc chắn về việc
liệu các nhà đầu tư có cung cấp đủ tiền cho hoạt động kinh doanh của DN. Rủi ro danh
tiếng là sự không chắc chắn về uy tín của DN trong cảm nhận của các đối tượng bên
ngoài. Rủi ro chính trị là sự không chắc chắn về thay đổi của môi trường và thể chế
chính trị.
Tác giả Karen (2005) chia RRTC thành bảy loại: rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro

hàng hóa, rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro giá cổ phiếu và rủi ro thanh khoản.
Rủi ro lãi suất là xác suất của tác động bất lợi đến lợi nhuận hoặc giá trị tài sản của DN
do thay đổi lãi suất. Rủi ro ngoại hối phát sinh thông qua giao dịch, dịch thuật và tiếp
xúc kinh tế. Nó cũng có thể phát sinh từ các giao dịch dựa trên hàng hóa, tại đó giá
hàng hóa được xác định và giao dịch bằng loại tiền khác nhau. Rủi ro hàng hóa là rủi
ro DN có khả năng gặp phải do sự biến động giá cả hàng hoá, các yếu tố đầu vào trên
thị trường. Phần lớn các DN thường ký kết trước hợp đồng theo các đơn đặt hàng
trước khi tiến hành sản xuất. Giá trong hợp đồng thường được căn cứ vào định mức
chi phí, tiêu thức phân bổ chi phí cũng như lợi nhuận ước tính để xác định giá bán
trước. Nếu tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế tăng giá cả các yếu tố đầu vào tăng sẽ khiến
chi phí thực tế của đơn hàng tăng, gây ra nguy cơ gây ra thua lỗ và khả năng thanh
toán của DN (Eckbo, 2008)… Rủi ro tín dụng là mối lo ngại khi một DN bị nợ tiền
hoặc phải dựa vào một DN khác để thực hiện thanh toán hoặc nhân danh cho DN
mình. Rủi ro hoạt động phát sinh từ lỗi của con người và gian lận trong quy trình, thủ
tục, công nghệ và hệ thống. Rủi ro giá cổ phiếu ảnh hưởng đến các nhà đầu tư DN với
vốn chủ sở hữu hoặc các tài sản khác mà hiệu suất của nó được gắn với giá cổ phiếu.
Rủi ro thanh khoản là rủi ro mà một DN không đủ thanh khoản để duy trì hoạt động
hàng ngày của nó.
Nguyễn Minh Kiều (2014) cho rằng RRTC bao gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất và
rủi ro tỷ giá. Rủi ro tín dụng là loại rủi ro do người vay không trả được nợ theo thoả
thuận hợp đồng. Có thể chia ra hai loại rủi ro tín dụng: rủi ro tín dụng thương mại và
rủi ro tín dụng ngân hàng. Rủi ro tín dụng thương mại là rủi ro trong hoạt động thương
mại của công ty, khi công ty bán chịu hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng,
nhưng khách hàng không hoàn trả được và thất bại trong việc trả nợ. Rủi ro tín dụng
10


ngân hàng là rủi ro xảy ra trong hoạt động cho vay của ngân hàng, khi các DN đi vay
không có khả năng thanh toán tiền lãi và nợ gốc cho ngân hàng. Điểm khác nhau của
hai loại rủi ro này là: hai bên liên quan đến rủi ro tín dụng thương mại là các DN, còn

rủi ro tín dụng ngân hàng chủ thể cho vay là ngân hàng và các tổ chức tín dụng, chủ
thể đi vay là các DN. Mặt khác tín dụng thương mại thường không đề ra mức lãi suất
cho khoản vay mượn, nếu vượt qua thời hạn thanh toán quy định mới phải chịu phạt
hợp đồng. Nhưng lãi suất lại là điều kiện bắt buộc trong quan hệ tín dụng ngân hàng.
Rủi ro lãi suất: là loại rủi ro DN phải gánh chịu do sự thay đổi của lãi suất. Khi DN
vay nợ trong điều kiện lãi suất cao sẽ làm chi phí lãi vay tăng (Bhunia & Mukhuti,
2012). Trong trường hợp của Tập đoàn Mai Linh cho thấy tổng nguồn vốn tại thời
điểm 30/6/2012 của tập đoàn gần 5.580 tỷ đồng trong đó nguồn vốn đi chiếm dụng đã
chiếm 84% là 4.690 tỷ đồng. Chi phí lãi vay tập đoàn phải gánh chịu là hơn 272 tỷ
đồng, gấp hai lần chi phí quản lý DN và bốn lần chi phí bán hàng. Do đó, khi tập đoàn
sử dụng càng nhiều nguồn vốn vay để đầu tư cho hoạt động kinh doanh bao nhiêu thì
tập đoàn sẽ chịu càng nhiều tác động của RRTC. Rủi ro tỷ giá: là rủi ro bắt nguồn từ
sự thay đổi của tỷ giá của đồng ngoại tệ gây tổn thất đến giá trị kỳ vọng trong tương lai
của các bên tham gia thanh toán. Bất kỳ giao dịch nào của DN liên quan đến ngoại tệ
đều có nguy cơ rủi ro tỷ giá, từ hoạt động đầu tư, hoạt động xuất, nhập khẩu đến hoạt
động tín dụng. Rủi ro tỷ giá có tác động đến năng lực cạnh tranh của DN vì nếu tỷ giá
tăng sẽ làm cho giá các yếu tố đầu vào DN tăng, chí phí SXKD tăng, giá bán sản phẩm
hàng hoá phải tăng theo để bù đắp chi phí, giảm sức hấp dẫn với khách hàng và khả
năng cạnh tranh của DN. Đồng thời tỷ giá tăng sẽ tạo tính bất ổn trong hoạt động của
DN, sự tự chủ về tài chính cũng như giá trị của DN trên thị trường.
Vũ Thị Hậu (2013) cho rằng RRTC là nguy cơ DN mất khả năng thanh toán các khoản
nợ đến hạn do sử dụng đòn bẩy tài chính.
Trịnh Thị Phan Lan (2016) lại phân loại RRTC theo hai tiêu thức. Nếu theo nguồn gốc
phát sinh RRTC gồm hai loại: rủi ro do nhân tố nội sinh và rủi ro do nhân tố ngoại
sinh. Rủi ro do nhân tố nội sinh là trạng thái bất ổn trong hoạt động tài chính của DN
bị tác động bởi các nhân tố chủ quan như: năng lực hoạt động, cơ cấu nguồn vốn, khả
năng sinh lợi… Rủi ro do nhân tố ngoại sinh là trạng thái bất thường trong hoạt động
tài chính của DN do sự thay đổi của các nhân tố như: giá cả, lạm phát, lãi suất, tỷ giá
hối đoái…
Kế thừa các quan điểm phân loại RRTC của các nhà khoa học đi trước, theo nghiên

cứu sinh RRTC có thể được phân loại thành các loại rủi ro sau: rủi ro về khả năng
11


thanh toán, rủi ro về khả năng sinh lợi, rủi ro về hiệu năng hoạt động, rủi ro về tín
dụng, rủi ro về lãi suất, rủi ro về cơ cấu nợ, rủi ro về cấu trúc tài chính.
- Rủi ro về khả năng thanh toán:
Rủi ro về khả năng thanh toán là rủi ro DN gặp phải khi không có khả năng trang trải các
khoản nợ phải trả. Việc xem xét RRTC thông qua khả năng thanh toán nhằm xác định và
cảnh báo những dấu hiệu xấu có thể xảy ra trong thanh toán các khoản nợ của DN.
- Rủi ro về khả năng sinh lợi:
Rủi ro về khả năng sinh lợi là rủi ro DN gặp phải khi khả năng sinh lợi của DN bị
giảm sút hoặc bị âm trong nhiều kỳ. Khi đó sẽ ảnh hưởng tới việc trích lập các quỹ để
phát triển hoạt động SXKD và mức chia cổ tức của DN. Khả năng sinh lợi là khả năng
tạo ra lợi nhuận trên một đơn vị yếu tố đầu vào, đầu ra phản ánh kết quả SXKD hoặc
chi phí. Khả năng sinh lợi được thể hiện dưới nhiều chỉ tiêu khác nhau, nhưng có một
điểm chung đó là phản ánh hiệu quả kinh doanh trong DN. Các DN luôn mong muốn
đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất, đồng nghĩa với đó là chi phí đầu vào bỏ ra ít nhất
nhưng phải đạt mức lợi nhuận cao nhất.
- Rủi ro về hiệu năng hoạt động:
Rủi ro về hiệu năng hoạt động là rủi ro DN có thể gặp phải khi hiệu quả sử dụng tài
sản của DN giảm sút. Hiệu quả sử dụng tài sản phản ánh khả năng sử dụng các yếu tố
đầu vào của hoạt động kinh doanh và khả năng thanh toán.
- Rủi ro về tín dụng:
Rủi ro về tín dụng là rủi ro DN mắc phải khi khách hàng không hoàn trả được các
khoản nợ cho DN. Trong hoạt động tiêu thụ, công ty phải bán chịu hàng hoá, sản
phẩm, dịch vụ cho khách hàng, nhưng khách hàng không hoàn trả được và thất bại
trong việc trả nợ đồng nghĩa với rủi ro tín dụng xảy ra.
- Rủi ro về lãi suất:
Rủi ro về lãi suất là rủi ro DN gặp phải khi có sự thay đổi về lãi suất cho vay trên thị

trường ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả và hiệu quả kinh doanh của DN.
- Rủi ro về cơ cấu nợ:
Rủi ro về cơ cấu nợ là rủi ro DN gặp phải khi sử dụng các loại nợ để tài trợ cho hoạt
động SXKD với tỷ trọng không hợp lý. Việc tài trợ cho tài sản không phù hợp sẽ khiến
DN mất khả khả năng thanh toán.
- Rủi ro về cấu trúc tài chính:
Rủi ro về cấu trúc tài chính DN gặp phải khi sử dụng một cấu trúc tài chính không hợp
lý khiến DN dễ mất khả năng thanh toán và hiệu quả sử dụng tài sản thấp. Một DN có
12


×