Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Nghiên cứu sự phân bố và biến động của nguồn lợi cá nổi nhỏ vùng biển miền trung việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.81 MB, 76 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Đặng Thị Mai

NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN BỐ VÀ BIẾN ĐỘNG CỦA NGUỒN LỢI
CÁ NỔI NHỎ VÙNG BIỂN MIỀN TRUNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Đặng Thị Mai

NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN BỐ VÀ BIẾN ĐỘNG CỦA NGUỒN LỢI
CÁ NỔI NHỎ VÙNG BIỂN MIỀN TRUNG VIỆT NAM

Chuyên ngành: Hải dương học
Mã số: 8440228.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS ĐOÀN VĂN BỘ

Hà Nội – 2018




LỜI CẢM ƠN
Luận văn: “Nghiên cứu sự phân bố và biến động của nguồn lợi cá nổi nhỏ
vùng biển Miền Trung Việt Nam” được hoàn thành tại Khoa Khí tượng Thủy văn
và Hải dương học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
dưới sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của PGS.TS Đoàn Văn Bộ. Em xin gửi lời
biết ơn sâu sắc nhất tới thầy.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Khoa học Tự
nhiên nói chung và Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học nói riêng đã dạy
dỗ, cung cấp những kiến thức chuyên sâu và giúp đỡ em trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu.
Nhân đây, em cũng xin chân thành cảm ơn ThS Bùi Thanh Hùng (Viện
Nghiên cứu Hải Sản) đã cung cấp số liệu cho luận văn.
Do kinh nghiệm còn hạn chế nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi thiếu
sót. Em kính mong nhận được những góp ý của các thầy cô giáo để sửa chữa và
hoàn thiện luận văn.
Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2018
Học viên Đặng Thị Mai


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1
TỔNG QUAN NGUỒN LỢI CÁ NỔI NHỎ VÙNG BIỂN MIỀN TRUNG VÀ
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG ..............................................3
1.1 Giới thiệu vùng biển miền Trung ...................................................................3
1.1.1 Vị trí địa lý và địa hình vùng biển miền Trung ........................................3

1.1.2 Một số đặc trưng cơ bản về điều kiện tự nhiên ........................................4
1.2 Nguồn lợi cá nổi nhỏ vùng biển miền Trung .................................................7
1.2.1 Khái quát về nguồn lợi cá nổi nhỏ biển Việt Nam ...................................7
1.2.2 Nguồn lợi cá nổi nhỏ vùng biển miền Trung ............................................9
1.3 Một số phương pháp đánh giá trữ lượng nguồn lợi cá ............................... 13
1.3.1 Nội dung của việc đánh giá trữ lượng ....................................................13
1.3.2 Một số phương pháp đánh giá trữ lượng ................................................14
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG VÀ NGUỒN SỐ LIỆU SỬ
DỤNG .......................................................................................................................19
2.1 Phương pháp chuyển hóa năng lượng ..........................................................19
2.1.1 Phương pháp chuyển hóa năng lượng đánh giá nguồn lợi CNN ............19
2.1.2 Mô hình chu trình chuyển hóa Nitơ trong hệ sinh thái biển ...................20
2.2 Nguồn số liệu sử dụng trong nghiên cứu ......................................................27
2.2.1 Trường độ sâu .........................................................................................27
2.2.2 Trường 3D nhiệt độ nước biển ............................................................... 27
2.2.3 Trường bức xạ tự nhiên trung bình tháng trên mặt biển .........................33
2.2.4 Các tham số sinh thái của mô hình chu trình chuyển hóa Nitơ ..............34


Chương 3
CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG VÀ PHÂN BỐ, BIẾN ĐỘNG NGUỒN LỢI
CÁ NỔI NHỎ VÙNG BIỂN MIỀN TRUNG .......................................................37
3.1

Quá trình sản xuất vật chất hữu cơ trong quần xã sinh vật nổi vùng biển

miền Trung ..............................................................................................................37
3.1.1 Quá trình sản xuất sơ cấp của thực vật nổi .............................................37
3.1.2 Quá trình sản xuất thứ cấp của động vật nổi ..........................................40

3.1.3 Đặc trưng chuyển hóa năng lượng vùng biển .........................................42
3.2

Ước tính trữ lượng và khả năng khai thác nguồn lợi cá nổi nhỏ vùng biển

miền Trung .............................................................................................................43
3.2.1 Sinh khối cá nổi nhỏ ...............................................................................43
3.2.2 Năng suất cá nổi nhỏ...............................................................................46
3.2.3 Ước tính tổng trữ lượng và khả năng khai thác nguồn lợi cá nổi nhỏ ....49
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................54
PHỤ LỤC .................................................................................................................58
Phụ lục 1: Mô hình toán chu trình chuyển hóa Nitơ ...........................................58
Phụ lục 2: Tính toán bức xạ tự nhiên trên mặt biển ............................................61
Phụ lục 3: Tính toán năng suất sinh học và các hiệu suất sinh thái ...................62
Phụ lục 4: Tính toán các giá trị tích phân............................................................. 64
Phụ lục 5: Phân bố nhiệt độ nước biển trên các mặt cắt .....................................65


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tổng hợp kết quả đánh giá trữ lượng và khả năng khai thác nguồn lợi cá
biển Việt Nam .............................................................................................................9
Bảng 1.2: Trữ lượng và khả năng khai thác (nghìn tấn/năm) nguồn lợi cá nổi nhỏ
trên các vùng biển Việt Nam.....................................................................................11
Bảng 1.3: Sản lượng khai thác cá nổi nhỏ các tỉnh khu vực miền Trung .................11
Bảng 2.1: Trích file T0717.txt - trường 3D nhiệt biển trung bình tháng 7 – 2017 tại
vùng biển miền Trung ............................................................................................... 27
Bảng 2.2: Các thông số (hằng số) sinh thái của mô hình cho vùng biển miền Trung
...................................................................................................................................34
Bảng 3.1: Thống kê giá trị sinh khối TVN theo tháng tại một số tầng (mg-tươi/m3)

...................................................................................................................................37
Bảng 3.2: Thống kê giá trị sinh khối ĐVN theo tháng tại một số tầng (mg-tươi/m3)
...................................................................................................................................40
Bảng 3.3: Giá trị các hiệu suất sinh thái trung bình tháng trên toàn vùng biển .......42
Bảng 3.4: Giá trị trung bình sinh khối cá nổi nhỏ (tấn/ô lưới) các tháng vụ cá nam 45
Bảng 3.5: Giá trị sinh khối cá nổi nhỏ (tấn/ô lưới) các tháng vụ cá bắc ...................46
Bảng 3.6: Thống kê năng suất sinh học cá nổi nhỏ các tháng (tấn/ô lưới/tháng) trong
vụ cá nam tại vùng biển miền Trung.........................................................................48
Bảng 3.7: Thống kê năng suất sinh học cá nổi nhỏ các tháng (tấn/ô lưới/tháng)
trong vụ cá bắc tại vùng biển miền Trung ................................................................ 49
Bảng 3.8: Ước tính tổng trữ lượng và khả năng khai thác (năng suất) năm
2017nguồn lợi cá nổi nhỏ vùng biển miền Trung Việt Nam ....................................49
Bảng 3.9: Khả năng khai thác cho phép (nghìn tấn/tháng) nguồn lợi cá nổi nhỏ trung
bình tháng trong 2 vụ cá ở các khu vực ....................................................................51
Bảng 3.10: Trữ lượng và khả năng khai thác (nghìn tấn/năm) nguồn lợi cá nổi nhỏ
trên các vùng biển Việt Nam.....................................................................................52


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Phân chia ngư trường trên vùng biển Việt Nam .........................................3
Hình 1.2: Vùng biển miền Trung (vùng II) và địa hình đáy .......................................4
Hình 1.3: Trường dòng chảy tầng mặt mùa đông (bên trái) và mùa hè ......................6
Hình 1.4: Phân bố nguồn lợi cá nổi nhỏ ở biển Việt Nam mùa gió Tây Nam (trái),
mùa gió Đông Bắc (phải) ............................................................................................8
Hình 2.1: Sơ đồ chuyển hóa năng lượng trong chuỗi thức ăn ở hệ sinh thái biển ....19
Hình 2.2: Sơ đồ chu trình chuyến hoá Nitơ trong hệ sinh thái biển .........................21
Hình 2.3: Sơ đồ khối tính toán của Chương trình NiCyMod ....................................24
Hình 2.4: Phân bố nhiệt độ nước biển tầng mặt trung bình các tháng tại vùng biển
miền Trung ................................................................................................................29
Hình 2.5: Phân bố nhiệt độ nước biển tầng 25 m trung bình các tháng tại vùng biển

miền Trung ................................................................................................................30
Hình 2.6: Phân bố nhiệt độ nước biển tầng 50 m trung bình các tháng vùng biển
miền Trung ................................................................................................................31
Hình 2.7: Phân bố nhiệt độ nước biển tầng 100 m trung bình các tháng vùng biển
miền Trung ................................................................................................................32
Hình 2.8: Biến trình năm bức xạ quang hợp tại vùng biển miền Trung ...................34
Hình 3.1: Phân bố năng suất sơ cấp tinh của TVN (mgC/m3/ngày) trung bình toàn
cột nước trong các tháng ........................................................................................... 39
Hình 3.2: Phân bố năng suất thứ cấp của ĐVN (mgC/m3/ngày) trung bình toàn cột
nước trong các tháng .................................................................................................41
Hình 3.3: Phân bố sinh khối cả nổi nhỏ (tấn/ô lưới) vùng biển trong các tháng ......44
Hình 3.4: Phân bố khu vực và khả năng khai thác nguồn lợi cá nổi nhỏ (tấn/ô
lưới/tháng) vùng biển miền Trung ............................................................................47
Hình 3.5: Phân bố tổng trữ lượng nguồn lợi CNN (tấn/ô lưới/năm) trong năm 2017
...................................................................................................................................50


Hình 3.6: Phân phối theo tháng của tổng sinh khối (nghìn tấn) và khả năng khai thác
(nghìn tấn/tháng) nguồn lợi cá nổi nhỏ trên vùng II trong năm 2017 .......................51
Hình P5.1: Phân bố nhiệt độ nước biển trung bình tháng 1, tháng 4, tháng 7, tháng
10 trên mặt cắt vĩ tuyến 12,875oN vùng biển miền Trung ........................................65
Hình P5.2: Phân bố nhiệt độ nước biển trung bình tháng 1, tháng 4, tháng 7, tháng
10 trên mặt cắt vĩ tuyến 15,125oN vùng biển miền Trung ........................................66
Hình P5.3: Phân bố nhiệt độ nước biển trung bình tháng 1, tháng 4, tháng 7, tháng
10 trên mặt cắt kinh tuyến 110,375oE vùng biển miền Trung ..................................67
Hình P5.4: Phân bố nhiệt độ nước biển trung bình tháng 1, tháng 4, tháng 7, tháng
10 trên mặt cắt kinh tuyến 112,875oE vùng biển miền Trung ..................................68


MỞ ĐẦU

Ở Việt Nam, cá nổi nhỏ (CNN) là một trong những nguồn lợi biển quan
trọng, chiếm tỷ lệ cao (60 – 80 %) [1, 16, 37] trong tổng sản lượng khai thác cá biển
trên các vùng biển. Chúng bao gồm các loài như cá nục, cá bạc má, cá trích, cá
cơm, cá chuồn… sống chủ yếu ở các tầng nước từ 0 đến 100 m sâu và là đối tượng
khai thác của nhiều loại nghề như lưới rê, lưới vây, lưới kéo, chụp, mành… Các
nghề khai thác CNN tại Việt Nam đã tồn tại từ rất lâu, trước khi nghề khai thác cá
đáy và cá nổi lớn đại dương phát triển. Biển Việt Nam lại nằm trong khu vực nhiệt
đới gió mùa, có khu hệ cá biển thuộc khu hệ động vật Ấn Độ - Tây Thái Bình
Dương nên CNN không chỉ phong phú, đa dạng về thành phần loài, mà còn có
những đặc điểm sinh vật học đặc trưng của cá biển nhiệt đới.
Trong những năm gần đây, nguồn lợi cá gần bờ chủ yếu từ 30 m nước trở
vào (trong đó có CNN) đã và đang bị khai thác quá mức. Nguyên nhân chủ yếu do
phương tiện khai thác còn lạc hậu, hoạt động theo quy mô nhỏ lẻ, tự phát, cơ sở hạ
tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá còn yếu, công tác quản lý, kiểm tra, giám sát chưa
quyết liệt, đồng bộ [25]. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu khoa học và điều tra đánh
giá nguồn lợi hải sản nói chung, nguồn lợi CNN nói riêng cũng chưa được thường
xuyên thực hiện.
Trong khi đó, để có thể xác định được tiềm năng của ngư trường, mùa vụ,
giúp cho việc khai thác và quản lý khai thác hiệu quả nguồn lợi CNN thì việc đánh
giá trữ lượng, khả năng khai thác đối tượng này cũng như nghiên cứu về sự phân
bố, biến động của chúng trên các vùng biển Việt Nam là vô cùng quan trọng và cần
thiết. Hiện đã có một số nghiên cứu về nguồn lợi CNN trên các vùng biển Việt
Nam, sử dụng các phương pháp truyền thống (như phương pháp thuỷ âm, phương
pháp diện tích…) đã xác định được trữ lượng, khả năng khai thác nguồn tài nguyên
này của vùng biển trong cả năm, nhưng chưa đưa ra được bức tranh phân bố và biến
động trong từng tháng.
Luận văn này ngoài mục đích đánh giá trữ lượng và khả năng khai thác
nguồn lợi CNN cho 1 vùng biển cụ thể – vùng biển miền Trung (VBMT) – một

1



trong những ngư trường trọng điểm khai thác CNN, còn đưa ra bức tranh phân bố
và biến động trong từng tháng của các đặc trưng nêu trên cho vùng biển nghiên cứu.
Trong luận văn đã sử dụng phương pháp chuyển hóa năng lượng với “lõi” là mô
hình chu trình chuyển hoá Nitơ trong quần xã plankton biển (đối tượng thức ăn chủ
yếu của CNN). Đây là phương pháp dựa trên cơ sở đánh giá nguồn thức ăn nguyên
thuỷ - dòng năng lượng sơ khởi chuyển hóa qua chuỗi thức ăn thẳng trong hệ sinh
thái biển. Phương pháp này tuy không mới nhưng còn đang ít được nghiên cứu ở
Việt Nam và là lần đầu tiên ứng dụng (mang tính thử nghiệm) trong nghiên cứu
nguồn lợi CNN ở VBMT.
Luận văn có tiêu đề “Nghiên cứu sự phân bố và biến động của nguồn lợi cá
nổi nhỏ vùng biển miền Trung Việt Nam”, ngoài phần mở đầu, kết luận còn có 3
chương và phụ lục:
Chương 1. Tổng quan nguồn lợi cá nổi nhỏ vùng biển miền Trung và các
phương pháp đánh giá trữ lượng.
Chương 2. Phương pháp chuyển hoá năng lượng và nguồn số liệu sử dụng.
Chương 3. Chuyển hoá năng lượng và phân bố, biến động nguồn lợi cá nổi
nhỏ vùng biển miền Trung.

2


Chương 1
TỔNG QUAN NGUỒN LỢI CÁ NỔI NHỎ VÙNG BIỂN MIỀN TRUNG VÀ
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG
1.1 Giới thiệu vùng biển miền Trung
Theo Tổng cục Thủy sản, biển Việt Nam được chia thành 5 ngư trường lớn: (I)
- vịnh Bắc Bộ, (II) - miền Trung, (III) - Đông Nam Bộ, (IV) - Tây Nam Bộ và (V) vùng biển xa bờ (hình 1.1). Trừ vùng V, hoạt động khai thác hải sản trên các vùng
biển được chia thành nghề

cá ven bờ và nghề cá ngoài
khơi dựa vào độ sâu của
vùng biển, ranh giới phân
chia là đường đẳng sâu 30m,
riêng VBMT (vùng II) là
50m. Mùa vụ khai thác gồm:
vụ cá bắc (tháng 11 đến
tháng 4 năm sau ở vùng I,
tháng 10 đến tháng 3 năm
sau ở các vùng khác) và vụ
cá nam (các tháng còn lại)
tương ứng với hai mùa gió:
mùa gió Đông Bắc và mùa
gió Tây Nam [1, 34].
Hình 1.1: Phân chia ngư trường trên vùng biển Việt Nam [1]
1.1.1 Vị trí địa lý và địa hình vùng biển miền Trung
Vùng biển nghiên cứu trọng tâm của luận văn có giới hạn từ 11oN đến 17oN
và từ bờ biển các tỉnh miền Trung đến 111oE – hình 1.2. Đây chính là vùng II –
VBMT trong phân chia ngư trường của Tổng cục Thuỷ sản trên đây. VBMT có

3


thềm lục địa rất hẹp, đường đẳng sâu 50 m hầu như áp sát bờ và phần biển nông
không quá 200 m có diện tích không đáng kể (trừ phần phía bắc). Đây là vùng biển
có ít sông đổ ra, lưu lượng nhỏ, bờ biển bị chia cắt bởi các dãy núi đâm ra tạo thành
nhiều vũng vịnh, đầm phá. Điều này phản ánh tính chất đại dương toàn vùng biển.

Hình 1.2: Vùng biển miền Trung (vùng II) và địa hình đáy
Do những đặc điểm địa hình trên, trong tính toán và phân tích về trữ lượng

và khả năng khai thác nguồn lợi CNN, luận văn chia VBMT thành 2 khu vực (2 tiểu
vùng) là: khu vực gần bờ và khu vực ngoài khơi, lấy ranh giới là 109,5oE gần trùng
với đường đẳng sâu 200 m – giới hạn của thềm lục địa. Ngoài ra, do tính chất đại
dương của vùng biển mà việc tính toán trữ lượng và khả năng khai thác nguồn lợi
CNN được mở rộng đến kinh tuyến 115oE (vùng V) với mục đích xem xét tài
nguyên CNN ở cả vùng biển sâu giữa Biển Đông.
1.1.2 Một số đặc trưng cơ bản về điều kiện tự nhiên
1.1.2.1 Đặc điểm khí tượng [36]
VBMT nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu tác động trực tiếp của
trường gió Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau ) và Tây Nam (mạnh nhất từ
tháng 6 đến tháng 9). Trong quá trình tiến vào khu vực gần bờ, gió hướng đông bắc
(NE) chịu ảnh hưởng của lục địa bán đảo Đông Dương nên lệch dần về bắc đông
bắc (NNE), vào sát bờ chuyển thành chính bắc (N). Nhiệt độ không khí trung bình

4


năm của vùng biển dao động trong khoảng 22oC – 28,5oC, có xu thế tăng dần về
phía nam, cao nhất từ tháng 5 đến tháng 9 (trung bình 29,8oC – 31oC), thấp nhất
trong tháng 2 (trung bình 22oC – 24oC). Tại đây có nhiệt độ không khí tối cao
38,7oC – 40,9oC và tối thấp 9,2oC – 15,4oC.
Lượng mưa trung bình ngày trong năm dao động khoảng 1 – 13 mm/ngày,
xu thế tăng từ bờ ra khơi. Trong năm, tháng 1 có lượng mưa thấp nhất (1 – 2
mm/ngày), tháng 10 có lượng mưa cao nhất (8 – 14 mm/ngày), cực đại tại khu vực
Đà Nẵng – Quảng Nam (13 – 14 mm/ngày). Tổng số ngày mưa trong năm tại một
số trạm đo là: Đà Nẵng 139,9 ngày, Quảng Ngãi 154,7 ngày, Phan Rang 85,8 ngày.
Mùa mưa trong khu vực xảy ra từ tháng 8 đến tháng 12, cao điểm vào tháng 10, 11.
1.1.2.2 Đặc điểm hải văn và thủy động lực [36]
Nhiệt độ nước biển tầng mặt VBMT dao động trong khoảng 24 – 30oC, độ
muối 33,3 – 34,3 ‰. Xu thế chung của nhiệt độ nước biển các tháng là tăng từ bắc

xuống nam, độ muối ngược lại. Riêng ba tháng 7, 8, 9 có nước trồi ven bờ Ninh
Thuận – Bình Thuận, tạo thành khu vực nước lạnh và độ muối cao hơn xung quanh.
Theo tính chất thuỷ triều, VBMT được chia thành những khu vực triều khác nhau.
Khu vực biển ven bờ Quảng Trị đến bắc Quảng Nam có chế độ bán nhật triều
không đều, riêng lân cận cửa Thuận An – bán nhật triều đều; khu vực biển ven bờ từ
giữa Quảng Nam tới Bình Thuận có chế độ nhật triều không đều.
Trong mùa đông, khu vực phía bắc VBMT (16 – 18oN) là nơi hội tụ của 2
luồng hải lưu lớn của Biển Đông: dòng chảy đi từ vịnh Bắc Bộ xuống theo hướng
đông nam và dòng chảy xoáy thuận bờ tây Biển Đông (hình 1.3). Hai luồng dòng
chảy này nhập làm một và tiếp tục tiến xuống phía nam dọc theo hướng đường bờ
của đoạn bờ miền Trung nước ta. Trên đoạn đường tiếp tục này, dòng chảy ép sát
vào gần bờ và dưới ảnh hưởng của trường gió mùa đông nên dòng chảy được cường
hoá. Do tính chất nước sâu của dải ven bờ này mà sự cường hoá dòng chảy có thể
phát triển ở cả những tầng nước dưới mặt vài chục mét và sâu hơn [36].
Trong mùa hè, dòng chảy cơ bản có hướng ngược lại và tốc độ yếu hơn nên
thường xuất hiện các xoáy địa phương cục bộ. Với đặc điểm của địa hình cùng

5


hướng đường bờ đặc thù và trong điều kiện dòng chảy mùa hè hướng bắc và đông
bắc, nước trồi thường xuất hiện và phát triển tại khu vực phía nam VBMT (Khánh
Hoà – Bình Thuận), đôi khi phát triển lên phía bắc đến cả Bình Định.

Hình 1.3: Trường dòng chảy tầng mặt mùa đông (bên trái) và mùa hè [36]
Tại khu vực phía bắc VBMT, dòng chảy mùa đông có tốc độ trung bình
khoảng 10 – 30 cm/s, mùa hè trên dưới 10 cm/s; khu vực Đà Nẵng – Quảng Nam có
các giá trị tương ứng là 30 - 40 cm/s và 10 cm/s. Riêng khu vực biển ven bờ Khánh
Hòa – Bình Thuận, tốc độ dòng chảy khá lớn trong cả hai mùa (có thể 80 - 100 cm/s
tại mũi Đá Vách). Như trên đã nêu, đây là dòng được cường hóa ven bờ miền Trung

trong hệ thống hoàn lưu và là rìa hoàn lưu xoáy thuận mùa đông của Biển Đông.
Chế độ sóng phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ gió. Tại các khu vực biển xa bờ,
vào mùa gió Đông Bắc sóng hướng NE thịnh hành nhưng độ cao giảm dần về phía
nam, vào mùa gió Tây Nam sóng hướng SW thịnh hành có xu thế ngược lại. Tại các
khu vực biển gần bờ, hướng sóng có sự biến đổi: mùa đông tại Nha Trang hướng E
chiếm 60 % và NE chiếm 35 %, tại Phú Quý hướng NE chiếm 52 % và N – 45 %;

6


vào mùa hè tại Nha Trang sóng hướng SE – 56 % và S – 29 %, tại Phú Quý hướng
S – 44 % và SW – 21 % [36].
1.2 Nguồn lợi cá nổi nhỏ vùng biển miền Trung
1.2.1 Khái quát về nguồn lợi cá nổi nhỏ biển Việt Nam
Trên các ngư trường, dựa theo điều kiện cư trú có thể chia cá biển Việt Nam
thành 4 nhóm: cá tầng trên (cá nổi), cá tầng đáy, cá đáy và cá rạn san hô. Riêng
nhóm cá tầng trên có khoảng 260 loài, chiếm 15 % tổng số loài cá biển [25], chúng
thường sống tập trung thành đàn, những ngày nắng ấm và thời tiết thuận lợi có thể
nổi lên sát mặt nước để thở hoặc bắt mồi. Theo kích thước, nhóm cá này được chia
thành 2 nhóm phụ: nhóm cá nổi lớn như cá ngừ, cá cờ, cá kiếm… chủ yếu phân bố
ở các vùng biển sâu, xa bờ và nhóm CNN nhỏ như cá trích, cá nục, cá cơm, cá
chuồn, cá bạc má, cá chỉ vàng… phân bố ở mọi vùng biển. CNN là các loài sống ở
tầng nước mặt (chủ yếu 0 – 100 m sâu), không di cư xa như các loài cá nổi lớn và
thường có vòng đời ngắn. Tuy nhiên, trong chu kỳ sống hoặc trong các mùa vụ khác
nhau, nhiều loài CNN cũng có thể di cư đến các nơi sống thích hợp, thậm chí ngay
trong trong ngày chúng cũng có thể di chuyển (chủ yếu theo phương thẳng đứng)
liên quan đến cường độ ánh sáng tự nhiên. Cũng nhờ tập tính này của CNN mà
nhiều nghề khai thác đã sử dụng nguồn sáng nhân tạo để dụ cá.
Tính đến năm 2007, các chuyến điều tra nguồn lợi CNN ở vùng biển Việt
Nam đã bắt gặp 13 họ, 41 giống và 94 loài, trong đó VBMT bắt gặp 11 họ, 26 giống

và 44 loài. Các giá trị tương ứng ở vịnh Bắc Bộ là: 11, 35, 63; vùng biển Đông Nam
Bộ: 10, 35, 40; vùng biển Tây Nam Bộ: 10, 21, 59. Số lượng họ, giống loài bắt gặp
trong các chuyến điều tra vào mùa gió Tây Nam nhiều hơn mùa gió Đông Bắc [23].
Kết quả nghiên cứu mới nhất của Tiểu dự án I.9 thuộc Đề án 47 (2016, Viện
Nghiên cứu Hải Sản [18] – hình 1.4) cho thấy, trong vùng biển Việt Nam CNN
phân bố nhiều ở khu vực biển gần bờ với các nhóm chủ yếu là cá cơm (Ancvy), cá
khế (Caran), cá trích (Herr), cá nục (Scad), cá ngân – tráo (Yscad), cá hố (Hairt), cá
bạc má – ba thú (Mackr) và nhóm cá nổi nhỏ khác (Opel).

7


Hình 1.4: Phân bố nguồn lợi cá nổi nhỏ ở biển Việt Nam mùa gió Tây Nam (trái), mùa gió Đông Bắc (phải)
(đơn vị tính là hệ số phản hồi âm của máy dò âm đa tần - m2/nm2) [18]

8


1.2.2 Nguồn lợi cá nổi nhỏ vùng biển miền Trung
1.2.2.1 Trữ lượng và khả năng khai thác
Ở VBMT, nguồn lợi CNN được cho là tương đối dồi dào so với các vùng
biển khác (chỉ sau vùng biển Đông Nam Bộ) với trữ lượng khoảng 500 nghìn
tấn/năm chiếm gần 30 % trữ lượng CNN toàn biển Việt Nam [13] (bảng 1.1).
Bảng 1.1: Tổng hợp kết quả đánh giá trữ lượng và khả năng khai thác
nguồn lợi cá biển Việt Nam [13]
Vùng
biển

Loại cá


Độ
Sâu

Cá nổi nhỏ
Vịnh
Bắc Bộ
(Vùng I)

Cá đáy

<50m
>50m
Cộng

Cộng vùng
Cá nổi nhỏ
Miền
Trung
(Vùng II)

Cá đáy

<50m
>50m
Cộng

Cộng vùng
Cá nổi nhỏ
Đông
Nam Bộ

(Vùng III)

Cá đáy
Cộng vùng
Cá nổi nhỏ

Tây
Nam Bộ
Cá đáy
(Vùng IV) Cộng vùng
Gò nổi Cá nổi nhỏ
Toàn vùng Cá nổi lớn
biển
đại dương
Tổng
cộng
toàn
biển
Việt
Nam

<50m
>50m
Cộng

Trữ lượng
10 Tấn
Tỷ lệ (%)
390,000
57,3


Khả năng khai thác
103Tấn
Tỷ lệ (%)
156,000
57,3

39,240
251,952
291,166
681,166
500,000
18,494
87,905
106,399
606,399
524,000

5,7
37,0
42,7
100
82,5
3,0
14,5
17,5
100
25,2

15,682

100,785
116,467
271,467
200,000
7,398
35,162
42,560
242,560
209,600

5,7
37,0
42,7
100
82,5
3,0
14,5
17,5
100
25,2

349,154
1,202,735
1,551,889
2075,889
316,000

16,8
58,0
74,8

100
62,0

139,762
481,094
620,856
830,456
126,000

16,8
58,0
74,8
100
62,0

190,679
506,679
10,000

38,0
100
100

76,272
202,272
2,500

38,0
100
100


3

(300,000)

(120,000)

Cá nổi nhỏ

1740,000

41,6

694,100

41,6

Cá đáy
Cá nổi lớn
đại dương

2140,133

51,2

855,885

51,2

(300,000)


7,2

(120,000)

7,2

4180,133

100,0

1669,985

100,0

Toàn bộ

9


Tại vùng biển này, vào mùa gió Tây Nam các loài CNN thường chiếm tỷ lệ
cao trong sản lượng khai thác gồm: cá trích (23 %), cá nục (20 %) và cá ngân (15
%); vào mùa gió Đông Bắc là nhóm cá bạc má (28 %), cá nục (26 %) và cá hố (15
%). Đối với nghề lưới vây (vây ngày và vây ánh sáng), thường bắt gặp cá chuồn 2 –
6, cá nục: tháng 4 – 6, cá trích: tháng 6 – 8, cá cơm: tháng 1 – 7 [16, 25].
Mặc dù bảng 1.1 nêu trên được tổng hợp từ các nghiên cứu theo phương
pháp thuỷ âm và phương pháp diện tích trong giai đoạn trước 2001 [13] đã quá xa
thời điểm hiện tại, nhưng từ bảng này và hình 1.2 cũng cho chúng ta thấy nguồn lợi
CNN ở VBMT chỉ đứng sau vùng biển Đông Nam Bộ. Mặt khác, đây là vùng biển
sâu nên cá đáy và nghề khai thác cá đáy hầu như không phát triển như các vùng

biển khác, do vậy trữ lượng (và khả năng khai thác) CNN ở đây chiếm tới 82,5 %
tổng trữ lượng (và khả năng khai thác) nguồn lợi cá biển nói chung của cả vùng.
Đây là đặc điểm riêng của nghề cá VBMT. Một đặc điểm riêng khác của nghề cá
khu vực này là CNN còn được khai thác ở các đầm, phá, vũng, vịnh của Thừa Thiên
Huế, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, ngoài khơi còn có ngư trường tại các gò nổi
ngầm với đối tượng chủ yếu là cá đỏ môi, cá thu hố, cá mắt vàng [16, 25].
Cũng bằng phương pháp thuỷ âm, một đánh giá khác của Viện Nghiên cứu
Hải Sản năm 2007 cho riêng đối tượng CNN trên toàn vùng biển Việt Nam được
cho trong bảng 1.2 [23]. Kết quả đánh giá này nhìn chung khác biệt không nhiều so
với đánh giá trước đây ở vùng biển vịnh Bắc Bộ và VBMT, nhưng có sự khác biệt
đáng kể ở vùng biển Đông Nam bộ và đặc biệt là vùng biển Tây Nam bộ. Ngoài ra,
các nghiên cứu hiện có đều đánh giá tỷ lệ giữa khả năng khai thác so với trữ lượng
là như nhau không chỉ ở mọi đối tượng khai thác mà còn ở mọi vùng biển (nghiên
cứu năm 2001 là 40 % - bảng 1.1, năm 2007 là 50 % - bảng 1.2). Điều này cho thấy
hạn chế của các phương pháp truyền thống.
1.2.2.2 Sản lượng khai thác và ngư trường
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam (bảng 1.3) [35], quy mô khai
thác CNN của các tỉnh khu vực miền Trung (khai thác chủ yếu ở VBMT) phát triển
liên tục cả về sản lượng và số lượng tầu, tổng công suất. Mặc dù số liệu từ nguồn

10


nêu trên còn có nhiều bất cập, song đây là hiện trạng chung nghề cá trong cả nước
và cũng là điều đáng báo động trong công tác quản lý nghề cá.
Bảng 1.2: Trữ lượng và khả năng khai thác (nghìn tấn/năm)
nguồn lợi cá nổi nhỏ trên các vùng biển Việt Nam [23]
Vùng biển

Trữ lượng


Khả năng khai thác

Tỷ lệ % so với
trữ lượng

Vịnh Bắc Bộ

433,1

216,5

50

Miền Trung

595,6

297,8

50

Đông Nam bộ

770,8

385,4

50


Tây Nam bộ

945,4

472,7

50

Toàn biển VN

2744,9

1372,4

50

Bảng 1.3: Sản lượng khai thác cá nổi nhỏ các tỉnh khu vực miền Trung [35]
Năm
Tỉnh

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

2017

Quảng Trị

12

12


14

15

20

21

13

16

Thừa Thiên - Huế

23

25

26

27

29

31

23

29


Đà Nẵng

32

30

29

28

27

28

28

29

Quảng Nam

40

41

40

42

46


50

53

57

Quảng Ngãi

79

86

96

105

113

118

130

142

Bình Định

109

116


130

139

149

157

167

180

Phú Yên

36

39

43

43

42

48

53

54


Khánh Hoà

69

69

72

73

76

80

84

86

240

251

269

283

301

319


330

356

2068

-

4038 4543 6482 5705 6288

7466

530

-

1175 1702 2214 2885 3487

3974

Sản lượng khai thác toàn
vùng (nghìn tấn/năm)
Tổng số tầu khai thác biển
trên 90CV toàn vùng (chiếc)
Tổng công suất tầu trên 90
CV toàn vùng (nghìn CV)

11



Do ảnh hưởng của chế độ gió mùa tạo nên sự thay đổi cơ bản về điều kiện
môi trường sống, phân bố CNN ở VBMT cũng mang tính mùa vụ tương đối rõ
(điều này sẽ được cụ thể hơn trong chương 3 – kết quả nghiên cứu). Tuy nhiên do
VBMT có địa hình rất dốc, lại ít sông ngòi đổ ra, khu vực nước nông gần bờ với độ
sâu không quá 50 m rất hẹp nên hầu như toàn bộ vùng biển đều chịu ảnh hưởng trực
tiếp của nước biển khơi, dẫn đến tính mùa vụ trong phân bố nguồn lợi CNN ở đây
thể hiện không rõ như ở vịnh Bắc Bộ. Mặc dù vậy, ngay tại dải nước nông gần bờ
(độ sâu không quá 50 m) vẫn nhận thấy CNN thường tập trung từ tháng 3 đến tháng
9 với sự xuất hiện chủ yếu các loài cá đại diện của đại dương như cá chuồn, cá nục,
cá trích… [23]. Những ngư trường truyền thống khai thác nguồn lợi CNN ở VBMT
bao gồm [23]:
- Khu vực biển gần bờ Quảng Ngãi – Bình Định (không quá 50 m sâu):
Tại khu vực này, các đàn CNN thường phân bố dọc bờ biển trong phạm vi
rất hẹp. Cá nục xuất hiện nhiều từ Phù Cát đến Quy Nhơn trong tháng 4 – 6 và từ
Phù Mỹ đến Bình Sơn trong tháng 6 – 8. Cá trích cũng đạt sản lượng cao từ tháng 6
đến tháng 8 ở khu vực từ Sa Cần (Bình Sơn) đến Quy Nhơn. Cá cơm thường xuất
hiện từ tháng 1 đến tháng 7, sản lượng đạt cao trong tháng 3 đến tháng 5 tại khu vực
từ Đức Phổ đến Bình Sơn, sau đó là Phù Cát và Quy Nhơn. Cá chuồn thường áp
lộng từ tháng 4 đến tháng 6, cá hố khai thác đạt sản lượng cao tại Quy Nhơn từ
tháng 1 đến tháng 3, tại Sa Huỳnh từ tháng 6 đến tháng 9.
- Khu vực biển gần bờ Phú Yên - Khánh Hòa (không quá 50 m sâu):
Tại khu vực này, CNN thường tập trung nhiều từ tháng 3 – 5 và tháng 8 – 10,
trong đó cao nhất vào tháng 4 và tháng 8. Từ tháng 2 đến tháng 6 cá có sự di chuyển
từ phía nam lên phía bắc và từ tháng 7 đến tháng 11 di chuyển ngược lại.
- Khu vực biển khơi (trên 50 m sâu):
+ Bãi cá đông bắc Đà Nẵng từ 16o00’N đến 16o50’N và 108o00’E đến
110o00’E, độ sâu từ 100 đến 300 m, trữ lượng đạt trên 38 nghìn tấn/năm.
+ Bãi cá đông nam Quy Nhơn từ 13o10’N đến 13o30’N và kinh độ 109o00’E
đến 110o00’E, độ sâu từ 45 m đến 70 m, trữ lượng khoảng 27 nghìn tấn/năm.


12


+ Bãi cá Hòn Gió – Thuận An từ 16o30’N đến 17o30’N và kinh độ 107o00’E
đến 108o00’E, độ sâu từ 45 m đến 70 m, trữ lượng khoảng 52 nghìn tấn/năm.
1.3 Một số phương pháp đánh giá trữ lượng nguồn lợi cá
1.3.1 Nội dung của việc đánh giá trữ lượng
Như đã biết, sinh khối của quần thể/quần xã sinh vật (ví dụ quần xã CNN) là
toàn bộ số lượng cá thể sinh vật hoặc khối lượng của cả quần thể/quần xã có trong
một khu vực (vùng biển) xác định và tại một thời điểm xác định. Sinh khối này sau
một khoảng thời gian (1 tháng, 1 vụ, 1 năm, v.v…) lại có sự biến động (sinh thêm,
phát triển, hao hụt…), phần biến động này được hiểu là sản lượng sinh học (sản
lượng nếu tính trên 1 đơn vị thể tích/diện tích thì được gọi là năng suất). Do vậy,
sau một khoảng thời gian, quần thể/quần xã sinh vật của vùng biển sẽ có sinh khối
mới, đó là trữ lượng, chính bằng tổng đại số của sinh khối ban đầu và phần biến
động (sản lượng hoặc năng suất) trong khoảng thời gian nói trên. Quá trình cứ thế
tiếp diễn. Nếu phần biến động mang dấu dương, trữ lượng của quần thể/quần xã sẽ
phát triển với “xu thế tăng”, nếu mang dấu âm – phát triển với “xu thế giảm” (hay
suy tàn), nếu bằng “0” – phát triển ổn định. Nói cách khác, sinh khối là giá trị tại
một thời điểm (giá trị tức thời), còn trữ lượng là giá trị trong một khoảng thời gian,
bao gồm cả sinh khối ban đầu và phần biến động trong khoảng thời gian đó.
Trong điều kiện tự nhiên môi trường không bị ô nhiễm và không bị huỷ hoại,
các quần thể/quần xã sinh vật biển nói chung, CNN nói riêng thường có phần biến
động (sản lượng hoặc năng suất) mang dấu dương. Nếu lượng khai thác của con
người có giá trị đúng bằng giá trị phần biến động thì trữ lượng nguồn lợi phát triển
ổn định.
Xác định trữ lượng cá biển nói chung, CNN nói riêng là một trong những nội
dung cơ bản của đánh giá biến động nguồn lợi, bao gồm:
1) Xác định số lượng (số cá thể) hoặc khối lượng (kg, tấn) của quần thể/quần
xã cá trên toàn vùng biển (hoặc tính trên một đơn vị diện tích, thể tích). Đây là việc

xác định sinh khối của đối tượng cá quan tâm (giá trị tức thời).

13


2) Xác định sản lượng sinh học trên toàn vùng biển (hoặc năng suất sinh học)
của nguồn lợi cá (thường tính trong 1 tháng, hoặc 1 vụ, 1 năm) – đây cũng chính là
mức khai thác tối ưu đảm bảo sự phát triển bền vững của nguồn lợi.
Phần tiếp theo dưới đây giới thiệu một số phương pháp nghiên cứu, đánh giá
trữ lượng nguồn lợi cá biển theo 1 trong 2 (hoặc cả 2) nội dung nêu trên.
1.3.2 Một số phương pháp đánh giá trữ lượng
1.3.2.1 Phương pháp đánh dấu – bắt lại
Phương pháp này thường áp dụng tại các thuỷ vực kín, nửa kín (để được coi
là cá không di cư khỏi vùng biển) hoặc áp dụng đối với các loài cá ít di cư. Phương
pháp được thực hiện bằng cách đánh dấu một số cá thể (đeo thẻ, đeo vòng… trên đó
có ghi các thông tin cần thiết) và thả trở lại quần thể. Sau đó, cá thể đã đánh dấu
được bắt lại ngẫu nhiên trong quá trình khai thác.
Trữ lượng được tính như sau:
T/N = R/C

(1)

trong đó: N - Trữ lượng tính theo số lượng cá thể; T - Tổng số cá thể được đánh
dấu; C - Tổng số cá thể đánh bắt được; R - Số cá thể đánh dấu được bắt lại.
Ở Việt Nam phương pháp đánh dấu - bắt lại cũng đã được Viện Nghiên cứu
Hải Sản áp dụng đối với một số loài cá kinh tế, song cho đến nay học viên chưa có
điều kiện tiếp cận một công bố nào liên quan đến phương pháp này.
1.3.2.2 Phương pháp đếm trứng
Phương pháp đếm trứng dùng để xác định trữ lượng quần thể cá bố mẹ tập
trung tại bãi đẻ, được thực hiện bằng cách xác định tỉ lệ đực – cái trong quần thể,

sau đó xác định trữ lượng quần thể theo công thức:
B = E/F*P

(2)

trong đó: B - Trữ lượng quần thể cá bố mẹ; E - Số lượng trứng ước tính của 1 ngày
(được tính bằng cách lọc 1 đơn vị thể tích nước qua lưới phiêu sinh và đếm số trứng
trong phần đã lọc – đếm đại diện 100 ml); F – Sức sản xuất (hay số trứng trung bình
do 1 cá cái sinh sản); P – Tỉ lệ cá cái sinh sản.

14


Ở Việt Nam, đã có khá nhiều nghiên cứu về trứng cá – cá con của Nguyễn
Hữu Phụng, Võ Văn Quang, Phạm Quốc Huy, v.v… [21, 32, 33], song học viên
cũng chưa tiếp cận được một công bố nào liên quan đến ước tính trữ lượng quần thể
cá bố mẹ theo phương pháp đếm trứng.
1.3.2.3 Phương pháp thủy âm
Phương pháp này áp dụng cho các loài cá tầng trên, sử dụng trong các
chuyến khảo sát cá nổi nhằm xác định mật độ và phân bố của cá theo chiều rộng và
chiều sâu. Với giả thiết về sự đồng nhất của quần thể cá trong khu vực thăm dò,
phương pháp đã sử dụng tín hiệu phản xạ của sóng âm để xác định kích cỡ và mật
độ của đàn cá có trên diện tích quét của khu biển, và khi nhân với diện tích khu biển
sẽ được trữ lượng tức thời của khu biển đó. Trữ lượng cá toàn vùng biển được tính
như sau:
B = P1A1 + P2A2 + … PnAn

(3)

trong đó: B trữ lượng tức thời của cá trong toàn vùng biển; Pn – mật độ cá có trong

diện tích quét của máy thuộc khu biển thứ n; An – diện tích khu biển thứ n.
Hiện nay, các máy dò cá bằng phương pháp thuỷ âm đã được cải tiến hiện
đại đa tần số, tuy nhiên vẫn khó sử dụng ở các vùng nước ven bờ do ảnh hưởng của
phù sa, chất vẩn… Ở Việt Nam, đã có nhiều công bố về trữ lượng cá nổi theo
phương pháp này của Bùi Đình Chung, Chu Tiến Vĩnh, Nguyễn Viết Nghĩa, Vũ
Việt Hà, v.v…[14, 18, 24].
1.3.2.4 Phương pháp diện tích
Phương pháp này sử dụng lưới kéo đáy và áp dụng khá hiệu quả cho các loài
cá phân bố ở vùng biển ven bờ và sống tầng đáy, nhưng yêu cầu vùng biển nghiên
cứu phải có địa hình tương đối bằng phẳng. Nguyên lý của phương pháp cũng dựa
trên giả thiết về sự đồng nhất của cá và dựa vào trị số trung bình của sản lượng khai
thác tại các vị trí đánh lưới. Trữ lượng tức thời (B) được xác định như sau:
B = C1A/X1

(4)

với

15

C1 = C2/(t.v.h.X2)


trong đó: C1 - mật độ của cá trên 1 đơn vị diện tích (kg/km2); A - diện tích vùng
biển; X1 - hệ số thoát lưới; C2 - sản lượng đánh bắt trong 1 giờ kéo lưới (kg/giờ); X2
– độ mở ngang miệng lưới; t – thời gian kéo lưới; v – vận tốc dắt lưới.
Phương pháp diện tích đã được ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam với các công
bố của Bùi Đình Chung, Phạm Thược, Đào Mạnh Sơn, Nguyễn Viết Nghĩa, Vũ Việt
Hà, v.v… [13, 14, 17].
1.3.2.5 Phương pháp quan sát

Phương pháp này thường chỉ được áp dụng đối với các loài cá rạn san hô.
Phương pháp đòi hỏi phải có trang thiết bị hiện đại như thiết bị lặn, camera dưới
nước, độ sâu của khu vực nghiên cứu không quá lớn. Nguyên lý là sử dụng camera
để quan sát trên một mặt cắt ngang hoặc một diện tích nhất định, xác định loài và
đếm số cá thể trên ảnh. Hình ảnh được hiển thị trên màn hình hoặc ghi vào đĩa để
lưu trữ. Khu vực quan sát thường là một hình chữ nhật diện tích 5×50 (m). Đây là
phương pháp cho kết quả đánh giá nhanh hơn so với các phương pháp khác nhưng
độ chính xác không cao.
1.3.2.6 Các phương pháp phân tích quần thể
Các phương pháp này chủ yếu cung cấp những thông tin dự báo như trữ
lượng, sản lượng khai thác, khả năng khai thác tối ưu các đối tượng (loài) trên toàn
vùng biển và trong cả năm dự báo. Đây là những thông tin rất hữu ích cho các nhà
quản lý, quy hoạch và phát triển nghề cá công nghiệp, từ đó có thể đưa ra các
phương án đánh bắt phù hợp và hình thành các mô hình quản lý nghề cá bền vững.
Điển hình cho phương pháp này là các mô hình VPA, LCA, MUNTIFAL –
CL, VPA – 2BOX... Đây là những mô hình đơn loài, trong đó mô hình VPA
(Virtual Population Analysis – phân tích quần thể ảo) và mô hình LCA (Length
base of Cohort Analysis – phân tích thế hệ dựa vào chiều dài cá) đã được FAO
khuyến cáo sử dụng trong công tác quản lý nghề cá, nhất là đối với các nước nhiệt
đới có sự đa dạng nghề. Trong 2 mô hình này, VPA sử dụng số liệu cấu trúc tuối
của quần thể loài cá, kết quả cho độ tin cao hơn nhưng cũng đòi hỏi nhiều hơn về

16


nghiên cứu sinh học, sinh thái đối tượng, trong khi LCA đòi hỏi số liệu cấu trúc
chiều dài dễ đo đạc và thu thập hơn cấu trúc tuổi.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu theo phương pháp này đã được công bố bởi các
tác giả Nguyễn Phi Đính, Nguyễn Xuân Huấn, Đoàn Bộ, Chu Tiến Vĩnh, Vũ Việt
Hà, v.v… [3, 6, 19, 23, 31, 38].

1.3.2.7 Phương pháp năng lượng
Biết rằng đối tượng thức ăn chủ yếu của hầu hết các loài CNN chính là TVN
và ĐVN, quan điểm của phương pháp này cho rằng tiềm năng nguồn lợi CNN có
thể được ước tính từ cơ sở thức ăn của cá có trong vùng biển. Đó là nguồn thức ăn
có thể đảm bảo cho một lượng (sinh khối) cá nhất định sinh sống và phát triển trong
vùng biển. Đây là phương pháp đánh giá nguồn lợi CNN dựa trên cơ sở đánh giá
nguồn thức ăn nguyên thủy - dòng năng lượng sơ khởi chuyển hóa qua các bậc dinh
dưỡng của chuỗi thức ăn thẳng trong hệ sinh thái biển, như sau:
Thực vật nổi → Động vật nổi → Cá nổi nhỏ
Nếu tính được sinh khối, năng suất sinh học của quần xã sinh vật nổi và các
hiệu suất chuyển hoá năng lượng trong chuỗi thức ăn nêu trên thì hoàn toàn có thể
đánh giá được sinh khối và năng suất sinh học của CNN, nghĩa là đánh giá được trữ
lượng và khả năng khai thác.
Điều quan trọng là phương pháp năng lượng có thể triển khai tính toán tại
từng vị trí (ô lưới) trên vùng biển và tính toán trung bình từng tháng trong năm nên
có thể xác định được phân bố không gian – thời gian của trữ lượng và khả năng khai
thác, điều mà các phương pháp truyền thống chưa đạt được. Đây là phương pháp
tuy không mới nhưng ở Việt Nam cũng chưa nhiều các nghiên cứu theo hướng này.
Hiện đã có các công bố của Nguyễn Tác An, Nguyễn Tiến Cảnh, Đoàn Bộ, Nguyễn
Dương Thạo và gần đây có Lâm Ngọc Sao Mai [8, 11, 12, 22, 28, 29, 30, 39]. Đây
là phương pháp lựa chọn của luận văn nên sẽ được trình bày chi tiết trong chương 2.

17


×