Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Tổ chức quản lý nội bộ công ty cổ phần những vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.6 MB, 73 trang )

B ộ GIÁO DỤC VẢ ĐẢO TẠO

BỘ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
•li**********************

CAO THỊ KÌM TRINH

TÔ CHỮC QUẢN LỸ NỘI Bộ CỔNG TY C õ PHÀN
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TỉỄN

LUÂN VÃN ĨHẠC Sĩ LUẬT HỌC


BÔ T ư PHÁP

BÔ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

CAO THỊ KIM TRINH

TỔ CHỨC QUẢN LÝ NỘI BỘ CÔNG TY c ổ PHẦN
NHỮNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẺN

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60.38.50

LUẬN VĂN THẠC s ĩ LUẬT HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN CHÍ HIẾU

T H Ư V IẸ N
t r ư ờ n g đ a ỉ h ọ c lu ật ha

PHỎNG ĐOC

HÀ NÔI - 2004

-----


1

MỤC LỤC
T rang

MỞ ĐẦU

3

CHƯƠNG I: NHŨNG VÂN ĐỀ LÝ LUẬN VỂ T ổ CHỨC QUẢN LÝ
NỘI B ộ CÔNG TY CỔ PHẦN
1.1. Tổ chứ c quản lý nội bộ CTCP và vai trò của nó đối với hoạt động CTCP

6

1.2. Các đặc trưng của CTCP tác động đến cơ c h ế quản lý nội bộ CTCP

9


1.3. Các yêu cầu cơ bản đối với việc tổ chức quản lý CTCP

19

14. M ố i liên hệ giữa Đ iều lệ C ông ty và pháp luật doanh ngh iệp trong việc

25

điều ch ỉn h quan hệ nội bộ CTCP

CHƯƠNG II: NHŨNG q u y đ ị n h c ủ a p h á p l u ậ t VỂ T ổ CHỨC
QUẢN LÝ NỘI BỘ CÔNG TY c ổ PHẨN VÀ THỤC TIÊN ÁP DỤNG
2.1. Cơ cấu bộ m áy quán lý cô n g ty cổ phần

28

2.1. Sự phân bổ quyền lực trong công ty cổ phần

33

2.3. N g u y ê n tắc hoạt động và thủ tục thông qua các quyết định quản lý

44

2.4. Q u y ền hạn và trách nhiệm của người quản lý

52

2.5. K iểm soát các giao dịch có giá trị lớn và giao dịch dễ phát sinh tư lợi


CHƯƠNG III: MỘT s ố KIÊN NGHỊ NHAM h o à n t h i ệ n c á c

___55

59

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỂ T ổ CHỨC QUẢN LÝ NỘI BỘ
CÔNG TY CỔ PHẦN
3.1. Sự cần thiết phai hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức quản

59

]ý nội bộ công ty cổ phần
3.2. N h ữ n g định hướng cơ bản của việc ho àn thiện các quy định của pháp
luật về tổ chức qu án lý nội bộ c ô n s ty cổ phẩn
3.3. M ộ t s ố kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về
tổ chức q u án lý nội bộ cô ng ty cổ phần

62

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

68
69

65



2

BẨNG CHỮ VIẾT TẮT

TT
1

Tên chữ viết tắt
Công ty cổ phần
Công ty trách nhiệm hữu hạn

2

Ký hiệu
CTCP
Công ty TNHH

■ -

3

Doanh nghiệp nhà nước

DNNN

4

Doanh nghiệp tư nhân

DNTN


5

Hợp tác xã

6

Đại hội đồng cổ đông

7

Hội đổng quán trị

8

Ban kiểm soát

..................

HTX
ĐHĐCĐ
HĐQT
BKS


3

PHẨN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Như chúng ta đã biết, tư tưởng quản lý nội bộ doanh nghiệp trên thế
giới đã được hình thành và phát triển từ nhiều thế kỷ qua. Lịch sử kinh tế thế
giới đã chứng kiến nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính. Và một trong
những nguyên nhân hàng đầu của những cuộc khủng hoảng nói trên đó là sự
yếu kém Irong quản lý doanh nghiệp. Để khắc phục những yếu kém này,
nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế đã dành nhiều thời gian và công sức
nghiên cứu hoạt động quản lý nội bộ doanh nghiệp và đã đúc rút được nhiều
bài học kinh nghiệm.
Ớ Việt Nam, lư tưởng quản lý nội bộ doanh nghiệp được ghi nhận lần
đầu tiên lại Luật Công ly 1990 và Luật Doanh nghiệp tư nhàn 1990. Mặc dù
đây là mộl vấn đề quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp nói
chung, CTCP nói nông. Nhưng thực tế cho thấy, vấn đề quản trị công ty, tổ
chức quán lý nội bộ công ty thường bị coi nhẹ. Có rất nhiều công ty việc tổ
chức còn mang tính tự phát, thiếu tính chuyên nghiệp. Chính việc coi nhẹ này
đã làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty chưa thực sự hiệu
quả. Có nhũng trưc nu hợp còn gây sự mâu thuẫn nội bộ dẫn đến tình trạng
đình trệ sản xuất, tan vỡ doanh nghiệp,...
Hơn nữa, hiện tại ở Việt Nam, tuy số lượng CTCP chưa nhiều so với các
loại hình doanh nghiệp khác, nhưng đã xuất hiện một số vấn đề liên quan đến
tổ chức quản lý nội bò cần phái giải quyết. Tuy nhiên, trong khoa học pháp lý
Việt Nam lại chưa có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về việc tổ chức
quản lý nội bộ CTCP.
Mặl khác, Luật Doanh nghiệp 1999 trên cơ sở kế thừa và khắc phục
những điểm yếu kém của Luật Công ty 1990, đã có nhiều quy định mới về tổ


4

chức hộ máy quản lý CTCP. Những quy định mới này cần phải được xem xét,
so sánh, đánh giá.

Từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “T ổ chức quản lý nội bộ

CTCP, những vấn đê lý luận và thực tiễn ” làm đề tài cho Luận văn Thạc sỹ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Để tài này đi.'Ợj nghiên cứu nhằm mục đích làm rõ vấn đề lý luận của
việc tổ chức bộ máy quản lý nội bộ CTCP, chỉ ra các nguyên tắc chi phối việc
tổ chức quản lý CTCP. các nguyên tác phân bổ quyền lực giữa các cơ quan
quản lý và các chức danh quản lý trong công ty. Đồng thời, trên cơ sở so sánh
với Luật Công ty 1090 mà phân tích và đánh giá được các quy định mới của
Luật Doanh nghiệp 1999 về tổ chức quản lý nội bộ CTCP. Từ đó, đánh giá
được thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về tổ chức quản lý nội bộ
CTCP. Mật khác, qua quá trình nghiên cứu, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm
tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về tổ chức quản lý nội bộ CTCP.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu cùa đề tài là: Tổ chức quản lý nội bộ CTCP,

những vấn đề lý luận và thực tiễn.


Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi các quy định của Luật Doanh

nghiệp 1999 về tổ chức quản lý nội hộ CTCP. Trong đó có sự phân tích, đánh
giá, đối chiếu với Luật Công ly 1990, và đánh giá quá trình áp dụng pháp luật
trong thực tiễn.
4. Phưong pháp nghiên cứu
Đồ tài được nghiên cứu Irên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lê Nin, sử dụng

phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, gắn lý luận về quản lý nội
bộ CTCP với các ván đề thực tiễn trong hoạt động quản lý nội bộ trong CTCP


5

ở Việt Nam. Ngoài ra, còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương
pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê so s á n h ,...
5. Nhũng đóng góp mói cua luận văn

Thú nhất: Luận văn đã làm rõ một số vấn đề lý luận, chỉ ra được các
nguyên tắc chi phôi việc tổ chức quản lý CTCP, chỉ ra được các yêu cầu cơ
bản đối với việc tổ chức quản lý CTCP.

T hứ hai: Luận văn đã đánh giá được các yếu kém, bất cập của Luật
Công ty 1990. Trên cơ sở đó đã phân tích và đánh giá được các quy định mới
của Luật Doanh ngl.it p 1999 về tố chức quản lý nội bộ CTCP.

Thứ ba: Luận văn đã đưa ra được một số ví dụ điển hình trong thực tiễn
áp dụng. Trên cơ sở đánh giá thực trạng đó, luận văn đã phân tích được những
vướng mắc cần phải khắc phục trong quá trình áp dụng.

T hứ tư: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tổ chức quản lý
nội bộ CTCP, luận văn đã đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định
của pháp luật về vấn để này.
6. Nội dung co bản của Luận Vãn
Ngoài phần mở đầu và danh mục tài liệu tham khảo, luận vãn bao gồm ba
chương:
Chương I: Những vấn đề lý luận về tổ chức quản lý nội bộ công ty cổ phần.
Chương, II: Những quy định của pháp luật về tố chức quản lý nội bộ công ty cổ

phần và thực tiền áp dụng.
Chương III: Một sô kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về
tổ chức quản lý nội bộ cống ty cổ phần.


6

CHƯƠNG I:
N HỮ NG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VỂ T ổ CHỨC QUẢN LÝ
NỘI B ộ CÔNG TY CỔ PHẦN

1.1.

T ổ CHỨC QUẨN LÝ NỘI BỘ CÔNG TY c ổ PHAN

v à vai t r ò

CỦA NÓ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY c ó PHẨN
/.7.7. K hái niệm vu các nội dung cơ bản của việc tổ chức quẩn lý công ty cổ

phần
Trước khi tiếp cận nghiên cứu khái niệm quản lý nội bộ công ty cổ phần
nói riêng, khái niệm quản lý nội bộ doanh nghiệp nói chung, cần làm rõ quan
niệm về quản lý. Hiện nay, có nhiều cách giải thích khác nhau về thuật ngữ
quản lý. Có quan niệm cho rằng, quản lý là hành chính, là cai trị. Quan niệm
khác lại cho rằng, quán lý là điều hành, điều khiển, chi huy. Như vậy, ta có
thể hiểu, quản lý là sự tác động, chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và
hành vi hoạt động C'-le. con người đê chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt
tới m ục đích đã đề ra và đúng ý đổ của người quản lý. Như ta đã biết, quản lý
nội bộ doanh nghiệp nói chuns và quản lý nội bộ CTCP nói riêng là một dạng

của hoại động quản lý. Ta có thể hiểu quản lý nội bộ doanh nghiệp là sự tác
động, chỉ huy, điều khiển của các nhà quản lý tới các hoạt động của doanh
nghiệp. Hay ta có thể hiểu, quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý tới đối
tượng quan lý. Đây chí là cách hiểu chung dựa trên cơ sở quan niệm về thuật
ngữ quản lý. Còn trên thực tế, có khá nhiều cách tiếp cận khác nhau đến khái
niệm quản lý nội bộ công ty.
Theo Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), quản lý nội bộ
công ty là một hệ thống các cơ chế, các hành vi quản lý mà theo đó các công
ty được điều hành theo một ý chí thống nhất. Quán lý nội bộ công ty cho phép


7

tạo ra mội CO' chế mà các mục tiên cùa công ly được xác lập, tạo ra các phương
tiện đê đạl được các mục đích đã đề ra và để giám sát việc thực hiện [29].
Theo Ngân hang thế giới (WB), quản lý nội bộ công ty được coi là một
hệ thống kết hợp các yếu tố luật pháp, thể chế và các thông lệ quản lý của các
công ly. Nó cho phép các công ly có thể thu hút được các nguồn tài chính và
nhân lực. hoạt động một cách có hiệu quả, tạo ra các giá trị kinh tế lâu dài cho
các thành viên troi . 2 khi vẫn tôn trọng các quyền lợi của những người có
quyền, lợi ích liên quan và của xã hội [15].
Theo Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), quản lý nội bộ công ty bao
gồm một hệ thống các quy chế xác định rõ mối quan hệ giữa các cổ đông, các
chức danh quản lý, các chủ nợ, chính phủ và những người có quyền, lợi ích
liên quan khác và một hệ thống các cơ chế để đảm bảo cho các quy chế nói
trên được thực hiện một cách trực tiếp hay gián tiếp [27].
Như vậy, ta có thể hiểu quản lý nội bộ còniị ty là hệ thống cúc cơ chế

mà tlieo đó công ty ơưực quản /ý, thông qua việc lổ chức điều hành nội bộ
công ty, mù trong đó các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể quản lý như các

cô đông, HĐQT, Giám dốc, người lao động và những người C'ó lợi ích liên

quan dược phân định rõ l ủ 11 ạ.
Quản lý nội bộ doanh nghiệp khác với quản lý nhà nước đối với hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Các hoạt động quản lý này có sự khác
nhau ỏ' một số điểm cơ bản về chủ thể quản lý, đối tượng quản lý và mục đích
quản lý. Chủ thể quán lý của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp là nhà
nước, còn đối tượng quản lý là bản thân doanh nghiệp. Trong khi chủ thể quản
lý của hoạt động quản lý nội bộ doanh nghiệp là bộ máy quản lý của doanh
nghiệp, còn đối tượng quán lý là các hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh
nghiệp. Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh cùa doanh nghiệp là
quản lý bên ngoài, quản lý ở tầm vĩ mô đối với doanh nghiêp. Quản lý nội bộ
doanh nghiệp là hệ ihống các cơ chế mà chính các chù thể quản lý đặt ra để tự


8

quản lý doanh nghiệp mình, còn quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp là hệ
thống các cơ chế mà nhà nước đặt ra để quản lý doanh nghiệp với tư cách là
một chù thể bên ngoài doanh nghiệp. Ngoài ra, ta cũng có thể hiểu quản lý
nội bộ doanh nghiệp là quản lý vi mó. còn quản lý nhà nước đối với hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp là quản lý vĩ mô. Nhà nước chỉ đưa ra những
quy định m ang tính ciiất định hướng đối với doanh nghiệp mà không trực tiếp
quản lý mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Quản lý nội bộ
doanh nghiệp là hệ thống các cơ chế mà các chủ thể quản lý đặt ra tác động
trực tiếp tới mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Từ những phí' 11 tích ở trên, ta thấy quản lý nội bộ CTCP lù hệ thống các
cơ c h ế m ù các chủ th ể quản lý đặt ra đ ể quản ỉỷ hoạt động của CTCP bao
iịổm cúc C/KV định về chức Iiăiií>, nhiệm vụ, quyền hạn của từiìíỊ bộ phận trong
bộ m á y quả n lý; Iiiịityên lắc hoạt dộng vù thủ tục thông qua các quyết dinh,...


Hoạt động quản lý nội bộ doanh nghiệp nói chung, CTCP nói riêng bao
gồm rất nhiều nội dung. Các nội dung này phải thể hiện được tất cả các vấn đề
liên quan đến tổ chức quản lý nội bộ công ty. Trong đó bao gồm cả các vấn đề
mang tính khái quát chung và các vấn đề mang tính cụ thể, chi tiết. Việc tổ
choc quản lý nội bộ CTCP bao gồm rất nhiều nội dung, trong đó có thể kể đến
các nội dung cơ bản như:
Cơ cấu bộ máy quản lý công ty cổ phần;
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận trong bộ máy quản
lý;
1^-

N guyên tắc hoạt động và thủ tục thông qua các quyết định quản lý;
Quyền hạn và trách nhiệm cùa người quản lý công ty;
Kiểm soát những giao dịch có giá trị lớn và những giao dịch dễ phát
sinh tư lợi.


9

1.1.2. Vai trò của quấn lý nội bộ cóng ty cổ phần đôi vói hoạt động kinh
doanh của công ty
Tổ chức quản lý nội bộ công !y có vai trò quan trọng, mặc dù trong thực
tế vấn đề này thường bị coi nhẹ. Thực tế có rất nhiều công ty, đặc biệt là Công
ty TNHH do thành viên gia đinh góp vốn nên tổ chức quản lý thường mang
tính chất tự phát. Với việc quán lý như vậy nên hoạt động kinh doanh của các
công ty chưa thực sự hiệu quả hoặc hiệu quả kinh tế chưa cao. Chính vì vậy,
tổ chức quản lý nội bộ công ly có một vai trò quan trọng đối với hoạt động của
công ty. Như ta đã biết, không chỉ các hoạt động của công ty mới cần được
quản lý, m à tất cả các hoạt động trên thực tế muốn thực hiện được cũng như

muốn đạt hiệu qùa cao cần có sự quan lý. Sự quản lý ở đây như mộl sự định
hướng và đảm bảo cho các qíía trình đó được diễn ra theo đúng mục đích đã
đặt ra. Tổ chức quản lý nội bộ công ty đảm bảo cho hoạt động của công ty
thống nhất, đổng bộ và hiệu quả. Mặt khác, quản lý nội bộ công ty tạo sự phân
chia rành mạch các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn từng bộ phận trong bộ
máy quản lý. Như ta đã biết, quan lý nội bộ công ty là hệ thống các cơ chế mà
thông qua đó công ty được quản lý. Với những cơ chế này sẽ giúp công ty
hoạt động theo đúng ý muốn và mục đích của các nhà quản lý. Một công ty
không được tổ chức quản lý. chắc chắn rằng công ty đó sẽ không thể hoạt
động được, và nếu hoạt động sẽ khổng đem lại hiệu quả mong muốn.

1.2.

CÁC ĐẶC TRƯNG PHÁP LÝ CÚA CÔNG TY c ổ

PHẨN TÁC

ĐỘNG ĐẾN C ơ CHẾ QUẢN LÝ NỘI BỘ CÔNG TY
Công tv cổ phần là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn. Cơ cấu tổ
chức bộ máy quản lý. những vấn đé quản lý nội bộ, quyền lợi và nghĩa vụ của
các cổ đông được giai quyết chủ yếu dựa trên nguyên tắc đối vốn (nghĩa là
dựa trên giá trị cổ phần và loại cổ phần mà các cổ đỏng nắm giữ). Mặt khác,
với cấu trúc vốn linh hoạt và khả năng chuyển nhượng cổ phần dễ dàng trên


10

thị trường, làm cho CTCP có phạm vi, quy mô kinh doanh lớn, số lượng cổ
đông đổng đảo, cơ cấu cổ đông linh hoạt - điều này cũng ảnh hưởng đến tổ
chức quản lý nội bộ CTCP. Như vậy, ta có thể nêu mộl số đặc trưng pháp lý cơ

bản của CTCP tác động đến cơ chế quản [ý nội bộ cồng ty, đó là:

T hứ nhất , cấu trúc vốn của CTCP.
CTCP là loại hình doanh nghiệp đa sở hữu. Khi tham gia vào CTCP,
các cổ đông không quan tâm đến nhân thân của nhau mà chỉ quan tâm đến
phần vốn góp. Vốn là toàn bộ những tài sản hữu hình và vô hình thuộc sở hữu
của công ty hoặc công ty chiếm hữu được dựa vào bất cứ giai đoạn nào của
chu trình sản xuất kinh doanh nhàm tìm kiếm lợi nhuận. Vốn là điểu kiện tiên
quyếl và là cơ sở vật chất cho chúng ta tiến hành hoạt động sán xuất kinh
doanh. Vốn là cơ sỏ' cho việc tổ chức và quản lý doanh nghiệp thông qua sự
vận động của lợi ích. Cơ chế quán lý thông qua vốn trước đây chưa tồn tại, sự
kiểm soái thông qua vốn chí được nhắc tới khi có sự ra đời cùa Luật Doanh
nghiệp 1999, cư chế quản lý thông qua lợi ích vật chất là cơ sở để doanh
nghiệp được quản lý về mặt vĩ mô, “ sự kiểm soát về vốn là sợi dây buộc chặt
công ty mẹ và công ty con”. Vốn cùa công ty được hình thành từ nhiều nguồn:
vốn vay, vốn góp. vốn tích luỹ. Với CTCP, vốn điều lệ được thể hiện dưới
dạng các cổ phần, c ổ phần là phần chia nhỏ nhất vốn điều lệ của công ty,
được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu, c ổ phần bao gồm nhiều loại: cổ phần
phổ thông và cổ phần trú đãi. Sự đa dạng hóa các loại cổ phần với các quyền
và mức độ khác nhau cho phép CTCP tạo lập được cấu trúc vốn linh hoạt phù
hợp với khả năng, yêu cầu phái triển cũng như yêu cầu quản lý công ty.
Với lính chấl đa sở hữu. cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, cơ chế quản lý
trong CTCP dựa tre 11 sức mạnh kinh tế của các nhóm sở hữu trong công ty.
Trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong công ty có sự phân chia quyền lực
rõ ràng giữa các bộ phận. Sự phân chia quyền lực này trước hết phụ thuộc vào
ly lệ vốn góp của các cổ đông, nhằm đảm hảo một cư cấu tố chức quản lý chặt


chẽ. bao vệ đến mức tôi đa quyền lợi của các cổ đông. Điểm khác biệt về cơ
cấu tổ chức quản lý. đồng thời là đặc trưng của CTCP so với các loại hình

doanh nghiệp khác do là cơ cấu tổ chức quản lý cùa CTCP chịu sư chi phối
của cấu trúc vốn, v ề cơ bản. bộ máy quản lý của các doanh nghiệp đối vốn có
sự phân chia quyền lực và cơ cấu hoàn chỉnh, rõ ràng hơn so với doanh nghiệp
tư nhân, công ty hợp danh.ỊCTCP là một trong những loại hình doanh nghiệp
có cơ cấu tổ chức Ciiặi chẽ nhất, có sự phân chia quyền lực rõ ràng nhất và cơ
cấu tổ chức này chịu sự chi phối quyết định của cấu trúc vốn.I Cấu trúc vốn
không những quyết định hoạt động kinh doanh mà còn đóng vai trò quan
trọng trong việc chi phối cấu trúc quản lý của CTCP. Trong CTCP, việc hình
thành bộ máy tổ ch lít quản lý và việc phân chia quyền lực giữa các bộ phận
cấu thành đó, cấu trúc vốn có ảnh hưửng quyết định và chi phối. Vì vậy, xây
dựng một cơ cấu vốn như thế nào là hợp lý, phù hợp với các quy định của pháp
luật, phù hợp với kha năng của công ty và phù hợp với phạm vi, quy mô. hiệu
quả kinh doanh nhằm thu hút tối đa các nauổn vốn trong xã hội là vấn đề mà
bất cứ CTCP nào cũng quan tâm. Trong quá trình hoạt động kinh doanh,
CTCP căn cứ vào cơ sở pháp lý quy định về cấu trúc vốn dể thực hiện việc tạo
lập và huy động vốn phù hợp với các quy định của pháp luật.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 1999, cổ phần phổ thông là loại
cố phần bắt buộc phái có và là loại cổ phần chủ yếu của công ty, vì bản chất
cổ phần phổ thông là riềtì tảng của CTCP. c ổ phần phổ thông chứa đựng đầy
đủ các yếu lố của một cổ phần, là loại cổ phần thể hiện đầy đủ nhất các quyền,
nghĩa vụ của cổ đông, c ổ phần phổ thông là loại cổ phần dễ chuyển nhượng đây có thể nói là mội trong nhũng đặc tính lớn nhất của cổ phần phổ thông.
Ngoài cổ phần phổ thông, CTCP còn có cổ phần ưu đãi. Luật Doanh nghiệp
quy định cổ phần ưu đãi bao gồm: cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi
cổ lức. cổ phần ưu đãi hoàn lại và các loại cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ
công ty quy định. Q iu đó ta thấy, cấu trúc vốn của CTCP gồm nhiều loại nên


12

cấu trúc vốn rất linh hoạt, có thê đáp ứng được nhu cầu của rất nhiều nhà đầu

tư. Mặt khác, bản than các loại cổ phần có thể có sự chuyển hóa. Vì vậy, cấu
trúc vốn trong vốn điều lệ thường xuyên thay đổi, tạo sự linh hoạt trong cấu
trúc vốn của CTCP. Với một cấu trúc vốn linh hoạt như vậy, CTCP sẽ có một
cơ cáu tổ chức quán lý khác so với các ioại hình công ty khác.
Thật vậy, trong cơ cấu tổ chức quản [ý của CTCP, ĐHĐCĐ là cơ quan
có quyền lực cao nhất, là nơi thể hiện tập trung nhất vai trò của các cổ đông.
ĐHĐCĐ bao gồm tất cả các cổ đỏng không phân biệt cổ đông đại chúng hay
cổ đông lớn, dù cổ đông đó nắm giữ bao nhiêu cổ phần đều có quyền tham dự
họp Đại hội đổng c ) đông, c ổ 'đ ô n g là những người góp vốn tạo nên công ty,
họ có vai trò to lớn trong việc tồn tại và phát triển của CTCP. Vai trò này của
cổ đông phụ ihuộc vào số cổ phần mà họ nắm giữ. Sự chi phối của cấu trúc
vốn tới tố chức bộ máy của CTCP thể hiện rõ nét tại ĐHĐCĐ. Khi các cổ
đông góp vốn vào CTCP thì lu' cách chủ sở hữu của cổ đông đối với công ty
được xác lập. cổ đông sẽ có quyền tham gia ĐHĐCĐ. Tuy nhiên, việc tham
gia vào cơ quan quyền lực cao nhất của CTCP hoàn toàn phụ thuộc vào đặc
điếm, tính chai của cổ phần mà cổ đông đó đang nắm giữ. Việc phân chia
quyền lực ở ĐHĐCĐ phụ thuộc rất nhiều vào cấu trúc vốn. Sự chi phối của
cấu trúc vốn thể hiện ớ việc triệu tập ĐHĐCĐ. Theo quy định của Luật Doanh
nghiệp 1999, cuộc họp ĐHĐCĐ được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại
diện ít nhất 51 % số cổ phần có quyền biêủ quyết. Như vậy, đối với việc triệu
tập ĐHĐCĐ thì số lượng cổ đông không quan trọng mà quan trọng là số lượn?
cổ đông đại diện cho cổ phần. Mặt khác, việc triệu tập ĐHĐCĐ phụ thuộc vào
cơ cấu vốn còn thể hiện ở chỗ cổ đông nắm cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ có
ảnh hưởng lớn hơn so với cổ đỏng phổ thông và cổ đông ưu đãi cổ tức không
có quyền biểu quyếl. Sự chi phối của cấu trúc vốn còn thể hiện ở cách thức
thông qua các quyct định của ĐHĐCĐ. Quyết định của ĐHĐCĐ được thông
qua tại cuộc họp khi được số cổ dông đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu


13


quyết cùa tất cả cổ đông dự họp chấp thuận. Đối với quyết định về loại cổ
phần và số lượn lì cổ phần được quyền chào bán của từng loại; sửa đổi. hổ sung
Điều lệ công ly; lổ chức lại. giải thể công ty; bán hơn 50% tổng giá trị tài sản
được ghi trong sổ kế toán của công ty thì phải được số cổ đông đại diện ít nhất
65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận. Như vậy,
rõ ràng cơ chế quyết định các vấn đề của ĐHĐCĐ bị chi phối bởi cấu trúc
vốn.
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý điều hành hoạt động của công ty
cổ phần. Về nguyên lac, hoạt động của CTCP do các cổ đông quyết định, song
không phải tất cá các cổ đông đều có khả năng tham gia quản lý, điều hành
các hoạt dộng kinh doanh của CTCP. Trong việc hình thành HĐQT, cấu trúc
vốn của CTCP đóng một vai trò quyết định. Điều này thể hiện ở chỗ, các cổ
lớn được quyền đề cử người vào HĐQT. HĐQT trong CTCP là do cổ đông bầu
tại ĐHĐCĐ. Số phiếu tham gia bầu không căn cứ vào số lượng cổ đông, mà
căn cứ vào cổ phần có quyển bầu. Vì vậy, quyển bỏ phiếu không phải là quyền
lự nhiên vốn có của các cổ đông mà quyền này gắn liền với cổ phần, hay nói
cách khác là bị chi phối bởi cổ phần và được phân chia tỷ lệ với số iượng cổ
phần nắm giữ của mỗi cổ đông. Sự chi phối của cấu trúc vốn đối với HĐQT
còn thể hiện ỏ' cơ chế thực thi quyền lực của HĐQT.
Ớ Việt Nam, các doanh nghiệp mà trong cơ cấu tổ chức bộ máy có
HĐQT, cách thức lùi h thành HĐQT là do bầu (trừ HĐQT trong DNNN và
nhà nước nắm giữ 100% vốn là do nhà nước bổ nhiệm). Cách thức bầu Chủ
tịch và các thành viên của HĐQT bị chi phối bởi tỷ lệ vốn góp. Điều này thể
hiện rõ trong hai loại hình doanh nghiệp, điển hình là doanh nghiệp liên doanh
và CTCP. Trong doanh nghiệp liên doanh, HĐQT do các bên liên doanh thỏa
thuận cử ra, nhưng căn cứ vào mức độ góp vốn của các bên. Số thành viên
trong HĐQT. nguyên tắc hoạt động, nhiệm kỳ của HĐQT do pháp luật quy
định. Số lượng thành viên trong HĐQT cùa doanh nghiệp liên doanh tỷ lệ



14

thuận với phần vốn góp của các bên Irong doanh nghiệp liên doanh. Hoạt động
của HĐỌT trong doanh nghiệp liên doanh tiến hành theo nguyên tắc nhất trí
và nguyên tắc quá bán. Các doanh nghiệp khác cũng như vậy, ví dụ Công ty
TNHH.
Không những thế, việc hình thành, cơ chế hoạt động của BKS trong
CTCP cũng bị chi phối bởi yếu tố vốn. Sự chi phối này không căn cứ vào tỷ lệ
cổ phần mà căn cứ vào cổ phần có quyền bầu tại ĐHĐCĐ để bầu BKS. Theo
quy định của Luật Doanh nghiệp 1999, cơ chế hình thành BKS là do cổ đông
bầu tại ĐHĐCĐ.
Tuy nhiên, cũng có một số loại hình doanh nghiệp, việc tố chức bộ máy
quản lý không bị chi phối bởi cấu trúc vốn (Ví dụ HTX, DNNN, DNTN).
Trong tổ chức bộ máy quán lý của HTX, các xã viên trong HTX không
phụ thuộc vào số vốn góp nhiều hay ít mà họ đều có quyền và nghĩa vụ binh
đáng như nhau. Mồi xã viên có quyền biểu quyết ngang nhau và họ có một
phiếu bầu tại Đại hội xã viên để bầu Ban quản trị và Chủ nhiệm HTX. Ngược
lại, tố chức bộ má) quản lý của CTCP dựa trên nguyên tắc đặc trưng là nền
dân chủ cổ phần, phiếu hầu hoàn toàn phụ thuộc vào số lượng và tỷ lệ cổ phần
mà các cổ đông nắm giữ. Như vậy, tổ chức bộ máy quản lý của HTX không bị
chi phối bởi cấu trúc vốn như tổ chức bộ máy quản lý của CTCP.
Trong DNNN, cơ chế quản lý, hoạt động của DNNN do nhà nước chi
phối với tư cách là chủ sở hữu. Như vậy, cách thức tổ chức quản lý của DNNN
vẫn mang tính mệnh lệnh hành chính. Và vì vậy, ta có thể khẳng định rằng cơ
cấu tổ chức quản lý cúa DNNN không phụ thuộc vào cấu trúc vốn. DNNN
không phải là loại hình doanh nghiệp đa sở hữu, vốn do nhà nước đầu tư - chỉ
có một chủ sở hữu duy nhất là nhà nước và nhà nước quyết định toàn bộ
những vấn đề về cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp.
Đối với DNTN. do tính chất đặc thù là chí có một cá nhân đầu tư vốn,

tổ chức quán lý. Vì vậy, toàn bộ hoạt động của DNTN đều do một cá nhân


15

giải quyết và định đoạt. Và ta có thể khẳng định rằng cấu trúc vốn khổng ảnh
hưởng tới tổ chức bô máy quản lý DNTN.
Một số quốc gia khác trên thế giới cũng quy định cơ chế hình thành cơ
cấu quyền lực trong CTCP là theo cơ chế bầu theo cổ phần. Sự tham gia của cổ
đông vào ĐHĐCĐ. sự hình thành HĐQT. BKS đều chịu ảnh hưởng của cổ
phần, hay nói cách khác, đều bị chi phối bởi cấu trúc vốn.
Luật Công ty Hoa Kỳ quy định thể thức bỏ phiếu tích luỹ được một số
tiểu bang chấp nhận. Bỏ phiếu tích lũy là hình thức bỏ phiếu nhằm tăng cơ hội
cho các cổ đông thiếu số bầu đại diện của mình vào HĐQT [16, tr. 521, 522].
Theo Luật Công ty Thailand, Malaysia, Philippines, Singapore cơ chế
hình thành cơ cấu quyền lực trong CTCP được thực hiện thông qua việc bỏ
phiếu. Cổ đống có thể bầu chọn trực tiếp hoặc qua đề cử. c ổ đông nắm giữ
51% số cổ phần có thể bầu chọn tất cả thành viên HĐQT. Ngoài ra, còn có
quy định bầu chọn bằng hình thức dồn phiếu. Hình thức này cho phép các cổ
đông dồn phiếu cho n.ột ứng cử viên [5, tr. 51, 52].
Như vậy, theo pháp luật Anh, Mỹ và các nước trong khối ASEAN, cơ
chế hình thành cơ câu quyền lực trong công ty cố phán là cơ chế bỏ phiếu với
nhiều hình Ihức khác nhau. Song, điểm chung nhất trong việc hình thành cơ
cấu quyền lực ở các l’ệ thống pháp luật này là không căn cứ vào cổ dông mà
căn cứ vào cổ phần.

T hứ hai, cơ cấu thành viên của CTCP.
Công ly cổ phần thường có số lượng cổ đông lớn và dễ thay đổi cơ cấu
thành viên. Điều này xuất phát từ đặc trưng của CTCP là có cấu trúc vốn linh
hoạt, vốn được chuyển nhượng dễ dàng. Với việc chuyển nhượng vốn dễ dàng

nên các cổ đông dễ dàng rút khỏi công ty, gia nhập công ty, chuyển dịch vốn
từ cổ đông này sang cố đông k h ác,... Với một cơ cấu thành viên linh hoạt như
vậy. sẽ có ảnh hưởns nhiều đến việc tổ chức quản lý nội bộ CTCP.


16

Trước hếl, sự U'C động cùa cơ cấu thành viên cùa CTCP thể hiện ở chỗ
cơ cấu tổ chức quản lý của CTCP khác so với các loại hình doanh nghiệp
kháđ. Thực tế cho thấy, việc thành lập và điều hành CTCP phức tạp hơn nhiều
so với các loại hình công ty khác như Công ty TNHH, công ty hợp danh,
DNTN,... Tính phức tạp này bắt nguồn từ đặc trưng của CTCP là: CTCP
thường có số lượng cố đông lớn. Tính đa sở hữu cùng với một số lượng lớn các
cổ đông là một trong những tiền đề của sự tách bạch giữa quản lý và điều hành
công ty. Việc quản lý. điều hành công ty do bộ máy quản lý thực hiện dưới sự
giám sát của các cổ đổng. Các loại hình công ty khác có số lượng thành viên ít
nên việc tổ chức quán lý dơn giản để giảm chi phí quản lý. CTCP giới hạn số
lượng cổ đồng tối thiểu (ba cổ đổng), không giới hạn số lượng cổ đông tối đa,
còn Công ly TNHH cổ hai thành viên trở lên, giới hạn số lượng thành viên tối
đa không vượt quá năm mươi thành viên. CTCP và Công ty TNHH đều là loại
hình công ty đối vón, song CTCP được đặc trưng bởi phạm vi quy mô hoạt
động, số lượng cổ đông. CTCP thường có số lượng cổ đông lớn, có những
công ly cổ phần có tới hàng vạn cổ đông. Công ty TNHH về bản chất là loại
hình công ly dối vốn nhưng vẫn mang nhiều nét của công ty đôi nhân. Điều
này thể hiện ở chỗ tl ành viên trong Công ty TNHH thường là những người
quen biết, tin cậy lẫn nhau. Số lượng thành viên của Công ty TNHH cũng rất
hạn chế, Thành viên của Công ty TNHH không muốn trao quyền quản lý công
ty và kiểm soái công ty cho người khác, các thành viến thường trực tiếp quản
lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vậy, cấu trúc quản lý của
Công ty TNHH trong nhiều trường hợp không mang tính chất chuyên nghiệp,

các thành viên đều tham gia Hội đồ no thành viên để quản lý, điều hành các
hoạt độnu sản xuất kinh doanh của công ty.
Tuy nhiên, không phải chí cơ cấu thành

viên trong CTCP mới ảnh

hưởng đến cơ cấu tô chức quản lý của CTCP, mà cơ cấu thành viên cũng ảnh


17

hưởng tới cơ cấu tổ chức quán lý của các loại hình doanh nghiệp khác như:
Công ty TNHH. HTX,...
Đối với Công ty TNHH. cơ cấu thành viên chi phối đến cơ cấu tổ chức
quản lý thể hiện ở chỗ số lượng thành viên ảnh hưởng đến việc thành lập BKS
hay không thành lập. Công ty TNHH có trên mười một thành viên, cơ cấu tổ
chức quản lý bao gồm: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đổng thành viên,
Giám đốc (Tổng giám đốc) và BKS. Công ty TNHH dưới mười một thành viên
không thành lập BKS.
Đối với HTX , cơ cấu tổ chức quản lý của HTX bao gồm ba cơ quan
quản lý sau: Đại hội xã viên. Ban quản trị, Chủ nhiệm hợp tác xã, BKS. Nếu
HTX có nhiều xã viên thì có thể tổ chức Đại hội đại biểu xã viên thay bàng
Đại hội xã viên. Mặt khác, đối với HTX có ít xã viên thì chi bầu một kiểm
soát viên thay vì báu BKS. Như vậy, số lượng xã viên chi phối đến cơ cấu tổ
chức quản lý của HTX.
Sự chi phối của cơ cấu thành viên tới tổ chức bộ máy quản lý CTCP còn
thể hiện ở chỗ số lượng cổ đông chi phối tới tổ chức quản lý nội bộ CTCP.
Điều này thể hiện à í,uy định cơ cấu tổ chức quản lý CTCP tuỳ thuộc vào số
lượng cổ đông. Đối với CTCP có trên mười một cổ đông thì trong cơ cấu tổ
chức phải thành lập BKS độc lập. Đối với CTCP có từ mười một thành viên trở

xuống thì trong cơ cấu tổ chức không nhất thiết phải thành lập BKS độc lập.

T h ứ ba, quy ịnô hoạt động của CTCP.
Có thể dễ dàng thấy rằng CTCP có khả năng thu hút vốn lớn thông qua
việc phái hành các loại chứng khoán ra công chúng. Trong CTCP việc chuyển
nhượng vốn được thực hiện một cách tự do, linh hoạt giữa các cổ đông. Chính
vì vậy, CTCP thường có quy mô hoạt động lớn hơn nhiều so với các loại hình
doanh nghiệp khác. Với quy mô hoạt động lớn như vậy, nên tổ chức quản lý
CTCP được xây dựng thể hiện tính chuyên nghiệp hơn so với các loại hình
doanh nghiệp khác. Việc tổ chức quán lý CTCP có sự phân định rõ ràng giữa

THƯ V IỆ N
Ị TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HA NỌI

Ị p h ò n g OQC

--------- ----------


18

quyền sớ hữu và quyền quán lý. Quyền quản lý được giao cho bộ máy quản lý
thực hiện.
Và ta cũng có thể thấy rằng, quy mô hoạt động không chí ảnh hưởng tới
cơ cấu tổ chức quản lý của CTCP, mà còn ảnh hưởng tới cơ cấu tổ chức quản
lý của các loại hình doanh nghiệp khác như: DNNN. HTX, CônR ty TNHH,...
Đối với DNNN, cư cấu tổ chức quản lý phụ thuộc vào hình thức và quy
mô hoại động. DNNN tồn tại dưới nhiều hình thức và có quy mô khác nhau.
Do vậy mà không thế áp dụng một cách thống nhất hình thức tổ chức quản lý
đối với mọi DNNN. Tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp nhà nước độc lập

có quy mô lớn có cơ cấu tổ chức quản lý gồm: HĐQT, BKS, Giám đốc (Tổng
giám đốc) và bộ máy giúp việc. Các DNNN khác thì chỉ có Giám đốc và Bộ
máy giúp việc. HĐ(/1 được thành lập ở các tổng công ty và doanh nghiệp hoạt
động độc lập có quy mô lớn để thực hiện chức năng quản lý hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Đây là một tổ chức kinh tế có quy mô lớn nên một
mình Giám đốc (Tổng giám đốc) khó có khả năng quản lý nhấl là trong điều
kiện của nền kinh Ư thị trường. Do đó, cần có sự tập trung trí tuệ của nhiều
người đê quan lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách có hiệu
quả hơn. Nhu' vậy. tổ chức quàn lý DNNN phụ thuộc vào hình thức và quy mô
của DNNN. Tống công ty nhà nước và DNNN có quy mô lớn thì cơ cấu tổ
chức cùa chúng phức tạp hơn. DNNN có quy mô nhỏ thì cơ cấu tổ chức đơn
giản hơn để giảm các chi phí quản lý. Trong các DNNN có quy mô nhỏ thì
không ihành lập HĐQT mà Giám đốc là người điều hành cao nhất, chịu trách
nhiệm độc lập về toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Giám đốc do người
quyết định thành lập (ỉoanh nghiệp bổ nhiệm, miễn nhiệm.
Đối với HTX. nếu có quy mô lớn, HTX có thể bầu HĐQT để thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản trị hợp tác xã. Như vậy, cơ cấu tổ chức
quản lý cùa hợp tác xã cũng bị chi phối bởi quy mô hoạt động của hợp tác xã.


19

Đối với Công ty TNHH một thành viên, tuỳ thuộc vào quy mô, ngành
nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ gồm: HĐQT, Giám đốc (Tống
giám đốc) hoặc Chù tịch công ty, Giám đốc (Tổng giám đốc). Những Công ty
TNHH một thành viên hoại động trên quy mô lớn, ngành nghề kinh doanh đa
dạng thì lổ chức bộ máy quản lý theo mô hình HĐQT và Giám đốc.

1.3.


CÁC YÊU CẨU C ơ BẢN Đ ố i VỚI VIỆC T ổ CHÚC QUẢN LÝ
CỒN(Ỉ TY CỔ PHẨN
Việc tổ chức bộ máy quản lý cho doanh nghiệp nói chung và cho CTCP

nói riêng phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

Thú nhất, bộ máy quản lý CTCP phải gọn nhẹ, linh hoạt đ ể giảm chi
p h í quản lý.
Trước hết, ta thấy rằng một bộ máy quản lý có gọn nhẹ, linh hoạt thì
mới có thể thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đồng thời còn giảm
được chi phí quản lý. Quản lý nội bộ trong công ty giải quyết vấn đề này bằng
việc quy định rõ ràng quyền lợi và nghĩa vụ của bộ máy quản lý trong công ty,
bằng việc tâng cường kiểm tra hoạt động quản lý và bằng những yếu tố động
viên để gắn lợi ích của người quản lý với lợi ích của cổ đông và của công ly.
Yêu cầu này đã được Luật Doanh nghiệp giải quyết khá thành công. Luật
Doanh nghiệp quy định tổ chức bộ máy quản lý tùy thuộc vào số lượng thành
viên. Đối với CTCP có số lượng cố đông ít thì bộ máy quản lý được quy định
dơn giản, gọn nhẹ hưn. Trong tổ chức bộ máy quản lý của những công ty này
không nhất thiết pliái thành lập BKS. Điều này thể hiện một bước tiến của
Luật Doanh nghiệp so với Luật Công ty 1990. Mặt khác, Luật Doanh nghiệp
còn qưy định nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận trong tổ chức bộ máy
quản lý một cách rất rõ ràng, cụ thể, chi tiết. Đây cũng là một bước tiến rất rõ
ràng so với Luật Cói;: ty 1990. Tuy nhiên, những công ty dưới 12 thành viên
mà muốn tổ chức bộ máy quản lý có BKS thì cũng không bị pháp luật cấm.


20

Thứ hai, việc tổ chức quản lý CTCP phải đảm bảo sự phản công rành
mạch chức năng, nhiệm vụ, -quyên hạn giữa các bộ phận trong bộ máy

quản lý đống thời phải có co c h ế phối hợp, kiểm soát, giám sát hữu hiệu
giữa các bộ phận đó.
Bộ máy quản lý của các doanh nghiệp, trong đó có CTCP bao gồm
nhiều bộ phận hợp thành. Để đảm bảo sự vận hành trôi chảy, đồng bộ của bộ
máy quản lý đòi hỏi phải có sự phân công rành mạch về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn giữa các bộ phận đó. Đồng thời, các bộ phận đó phải có sự phối
hợp và kiểm soát lẫn nhau.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, yêu cầu này đã được giải quyết
khá tốt. Nhiệm vụ. quyền hạn, thể thức hoạt động của ĐHĐCĐ, HĐQT. Giám
đốc (Tống giám dốc), BKS được quy định khá rõ ràng, cụ thể. Các cơ quan
này có sự độc lập tương đối trong hoạt động và có sự chi phối lẫn nhau.
ĐHĐCĐ là cơ quan có quyền lực cao nhất trong CTCP, giải quyếl những vấn
đề quan trọng nhất. HĐỌT là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền
nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền
lợi của công ly. trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. Giám đốc
(Tổng giám đốc) là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty. BKS
kiểm tra, giám sát các hoạt động của các cơ quan quản lý trong việc quản lý,
điều hành hoạt động kinh doanh. Với những chức năng của các bộ phận như
vậy. ta thấy các bộ phận này có mối liên hệ và chi phổi lẫn nhau. ĐHĐCĐ là
cơ quan quyết định Ci' 0 nhất có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên
HĐQT, thành viên BKS; xem xét và xử lý các vi phạm của HĐQT và BKS gây
thiệt hại cho công ty và cổ đông của công ty. HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm,
cách chức Giám đốc (Tổng giám đốc) và cán bộ quản lý quan trọng khác của
công ty, Giám đốc (Tổng giám đốc) chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc
thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Thành viên HĐQT có quyền yêu
cầu Giám đốc (Tổng giám đốc). Phó giám đốc (Phó tổng giám đốc), các cán


21


bộ quản lý các đơn vị khác trong công ty cung cấp các thông tin, tài liệu về
tình hình tài chính, hoại động kinh doanh của công ty và của các đơn vị trong
công ty. Qua đó ta thây, các cơ quan trong bộ máy quản lý của CTCP được
phân công một cách rành mạch, và có sự phối hợp, kiểm soát lẫn nhau trong
quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

Thú ba, tố chức quản lý CTCP đảm bảo khả năng tham gia quản lý
của các cỏ đỏng nhằm bảo vệ một cách tốt nhất quyền lọi của các cổ đông.
Cổ đông là người góp vốn vào CTCP và là chủ sở hữu đối với CTCP.
Trong CTCP, cổ đông có vai trò quan trọng. Sự ra đời và hoạt động của CTCP
luôn gắn liền với các cổ đông, c ổ đông là chủ sở hữu của công ty, nhưng
không phải bao giờ cũng là người quản lý hay là người đại diện của CTCP.
Khi góp vốn, các cổ đông không tiếp tục sở hữu các giá trị đã góp vào công ty
với tư cách là vốn góp mà sẽ sở hữu bản thân công ty tương ứng với tỷ lệ vốn
góp. Các cổ đông không trực tiếp quản lý các hoạt động của CTCP. Chính vì
vậy, bảo vệ quyền lợi cùa các

00

đổng là một vấn đề vô cùng quan trọng. Các

cơ chế quản lý nội bộ trong CTCP cần phải được thiết lập nhằm bảo vệ tối đa
các quyền của các Jổ đông trong công ty. Các cổ đông góp vốn được quyền
tham gia vào các phiên họp ĐHĐCĐ, biểu quyết các vấn đề quan trọng của
công ty liên quan đến cơ cấu, tổ chức, hoạt động kinh doanh của công ty và
chịu trách nhiệm hữu hạn đối với phần vốn mà mình nắm giữ. Thông qua cơ
chế bỏ phiếu tại ĐHĐCĐ, họ gián tiếp quyết định những vấn đề của công ty
như bầu HĐQT, thông qua định hướng phát triển công ty, sửa đổi, bổ sung
Điều lệ công ty. Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 1999 quy định nhiều cơ chế
khác nhau đê đảm bảo cho các cổ đông có thể chi phối hoạt động của CTCP.

Tuy nhiên, khả năng chi phối hoạt động của CTCP hoàn toàn phụ thuộc vào số
lượng và tính chất cua các cổ phần mà các cổ đông đó đang sở hữu.
Trước hết. nguyên tắc này được thể hiện ở việc quy định, ghi nhận các
quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong Luật Doanh nghiệp rất rõ ràng, cụ thể.


22

Bên cạnh việc quy định các quyền về kinh tế như: Quyền chuyến nhượng cổ
phần, quyền nhận

Lổ

lức, quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần, quyền ưu

tiên đối với các cổ phần mới phát hành, quyền nhận tài sản được thanh lý theo
tý lệ cổ phần khi công ty chấm dứt sự tồn tại, Luật Doanh nghiệp còn quy định
các quyền liên quan đến việc tham gia vào tổ chức bộ máy quản lý hoạt động
của công ty, quyền k e m tra giám sát hoạt động của CTCP. Các cổ đông có
quyền tham gia vào tổ chức bộ máy quản lý của CTCP. Đây là một trong
những nhóm quyền quan trọng của cổ đông gắn liền với sự tồn tại và phát
triển của CTCP như quyền tham dự ĐHĐCĐ, quyền biểu quyết, quyền bầu
các thành viên của IIĐQT và thông qua các quyết định. Mặt khác, để bảo vệ
quyền và lợi ích của mình các cố đông thông qua cơ quan kiểm soát được bầu
ra tại ĐHĐCĐ để kiểm Ira, giám sál hoạt động của CTCP. Các cổ đông có
quyền xem xét sổ sách, báo cáo tài chính của công ty khi có những cơ sở để
xác định rằng có vấn đề trong quản lý công ty, và có quyền yêu cầu công ty
phải giải trình trước cổ đông.
Ngoài ra. bảo vệ quyền lợi của cổ đông còn thể hiện ở những quy định
bảo vệ lựi ích của cổ đông thiếu số. Trong CTCP, khả năng chi phối các hoạt

động của công ly đối với các cổ đông gắn liền với số lượng và loại cổ phần mà
cổ đông đó nắm giữ. Vì vậy, những cổ đông lớn sẽ có ưu thế hơn trong việc
tham gia bộ máy quản lý so với cổ đông thiểu số. Tuy nhiên, trong các CTCP,
cổ đông thiểu số thường chiếm sổ đông, pháp luật cần có những quy định
nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho cổ đông thiểu số. Trong CTCP, mỗi cổ phần
cùng loại đều tạo c l o người sở hữu nó có các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang
nhau. Luật Doanh nghiệp quy định đầy đủ, chi tiết các quyền của các cổ đông,
đồng thời quy định các biện pháp báo vệ quyền lợi của các cổ đông. Trong
CTCP, các cổ đông đa số thường chi phối hoạt động của công ty, những cổ
đông này có đại diỊii trong HĐQT. c ổ đông thiểu số thường bị chèn ép và
không có lợi thế như các cổ đông đa số khi tham gia bộ máy quản lý điều


23

hành của CTCP. c ổ đông thiểu số nắm giữ tỷ lệ cổ phần nhỏ so với các cổ
đông khác nên không có khả năng giám sál hoạt động của CTCP, nhất là hoạt
động của HĐQT, từ đó mà HĐQT có thể có các quyết định gây thiệt hại cho
các cổ đôns thiểu số. Chính vì vậy, điều quan trọng là cần phải bảo vệ quyền
lợi cùa các cổ đông thiểu số, đảm bảo sự cân bằng trong hoạt động của CTCP.
Luật Doanh nghiệp đã giải quyết khá thành công vấn đề này. Theo Luật
Doanh nghiệp, cơ chế bảo vệ cổ đông thiểu số đã được xác lập một cách tương
đối đầy đủ hơn. Cố dong thiểu số có những quyền sau: Quyền được cung cấp
thông tin, quyền ưu tiên mua cổ phần, quyền yêu cầu công ly mua lại cổ phần;
Đề cử người vào HĐQT, yêu cầu triệu tập ĐHĐCĐ, kiến nghị vấn đề đưa vào
chương trình họp ĐHĐCĐ, quyền xem xét danh sách cổ đông, có quyền biểu
quyết tại cuộc họp DliĐCĐ.
Cùng với các quy định về quyền của các cổ đông nói trên, Luật Doanh
nghiệp còn quy định các biện pháp nhằm khắc phục tình trạng các cổ đông đa
số hoặc cổ đông là thành viên trong HĐQT, Giám đốc (Tổng giám đốc) và các

cán bộ quản lý k h á: lạm dụng vị thế, quyền hạn của mình để thu vén cho cá
nhân, gia đình, làm phương hại đến lợi ích của công ty nói chung và của các
cổ đông thiểu số nói riêng. Các biện pháp đó là: người góp vốn phải chuyển
quyền sở hữu tài sản cho công ty; Nếu người điều hành có lỗi, không ghi chép
sổ sách kế toán thì phải bồi thường thiệt hại; Quy định nghĩa vụ của công ty
mà thực chất là của cầc cổ đông đa số phải mua lại cổ phần theo yêu của các
cổ đông thiểu số. Mặt khác, Luật Doanh nghiệp đã quy định cụ thể và chi tiết
cơ chế và cách thức để những người góp vốn có thể tham gia vào việc ra quyết
định ư doanh nghiệp, giám sát việc quản lý doanh nghiệp, c ổ đông hoặc nhóm
cổ đông sở hữu trên 10% số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất
sáu tháng hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu
cầu triệu tập ĐHĐCĐ. Măt khác, cổ đông hoặc nhóm cổ đông trên có quyền
xem danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cố đông, có quyền kiến


×