Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

GDCD bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả trong kì thi học sinh giỏi cấp huyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.61 MB, 59 trang )

PHỤ LỤC 1 :
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
PHIẾU ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN
1. Họ và tên người đăng ký: Nguyễn Thị Mỹ Trang
2. Chức vụ: Giáo viên
3. Đơn vị công tác: Trường THCS TT Tri Tôn
4. Nhiệm vụ được giao trong đơn vị: Dạy môn GDCD khối 7,9.
5. Tên đề tài sáng kiến: Bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả trong kì thi học sinh giỏi cấp
huyện
6. Lĩnh vực đề tài sáng kiến: Chuyên môn.
7. Tóm tắt nội dung sáng kiến:
- Xây dựng chương trình khung để tiến hành bồi dưỡng.
- Tìm và lựa chọn học sinh.
- Nghiên cứu phần lí thuyết để ôn cho các em, Hướng dẫn các em kĩ năng cách thức làm bài.
- Tiến hành ôn theo kế hoạch đề ra.
- Bồi dưỡng kiến thức thực tế, vấn đề bức xúc, nóng bỏng của xã hội như: an toàn giao thông,
ma túy, bạo lực học đường, mạng xã hội, bảo vệ môi trường, bạo hành trẻ em, ...
- Hướng dẫn các em cách xử lí tình huống, giải quyết vấn đề, biết nhận xét, nhận định, đánh
giá...
- Kiểm tra kiến thức của các em sau khoản thời gian bồi dưỡng.
- Sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình bồi dưỡng.
8.Thời gian, địa điểm, công việc áp dụng sáng kiến:
Thời gian: Năm học 2017 - 2018 và 2018 – 2019.
Địa điểm: Trường THCS TT Tri Tôn.
Công việc áp dụng sáng kiến: Bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD
09. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Trường THCS TT Tri Tôn
10. Kết quả đạt được:
- Có học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp huyện.
- Giáo viên có thêm nhiều kinh nghiệm và nâng cao tay nghề, nắm sâu hơn về kiến thức.


Tri Tôn, ngày 20 tháng 09 năm 2019
Tác giả

Nguyễn Thị Mỹ Trang

1


PHÒNG GD-ĐT TRI TÔN
TRƯỜNG THCSTT Tri Tôn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tri Tôn, ngày 02 tháng 01 năm 2020.

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
I- Sơ lược lý lịch tác giả:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Mỹ Trang

Nam, nữ: nữ

- Ngày tháng năm sinh: 28-101970
- Nơi thường trú: tổ 20, khóm 6, TT Tri Tôn- Huyện Tri Tôn.
- Đơn vị công tác: Tổ GDCD-N-MT Trường THCS TT Tri Tôn.
- Chức vụ hiện nay: Tổ trưởng.
- Lĩnh vực công tác: Dạy môn GDCD.
II. Tên sáng kiến: Bồi dưỡng học sinh đạt hiệu quả trong kì thi học sinh giỏi cấp huyện .
III. Lĩnh vực: chuyên môn
IV. Mục đích yêu cầu của sáng kiến:
1/ Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:

- Nhằm hưởng ứng các phong trào thi đua giữa thầy và trò, đế đáp ứng yêu cầu trên tham
gia các cuộc thi dành học sinh trong đó có thi văn hóa, là giáo viên dạy môn GDCD việc bồi
dương cho học sinh dự thi học sinh giỏi cũng rất cần thiết, góp phần nâng cao giá trị bộ môn
mà nhiều người còn xem nhẹ.
- Bồi dưỡng như thế nào để đạt kết quả thì đối tượng dạy học là quan trọng nhất .Mà
muốn đối tượng dạy học đạt thành tích cao,kết quả tốt thì người làm thầy, cô phải có phương
pháp tiến hành bồi dưỡng làm sao cho các em học sinh thấy hứng thú,say mê môn học của
mình từ đó có thái độ tích cực trong học tập bộ môn.
- Sau khi xem, tham khảo nhiều sách bài tập, sách nâng cao kiến thức bản thân thấy kiến
thức bồi dưỡng học sinh giỏi mênh mông rất nhiều và rất rộng do đó học sinh khó học hết các
kiến thức.
- Học sinh tham gia đội tuyển có nhiều đối tượng khác nhau về trình độ và năng lực
,nên người giáo viên bồi dưỡng phải có kế hoạch xây dựng cụ thể để các em học tập có trình tự
và không sót kiền thức ,có như vậy mới đạt hiệu quả cao trong công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi.
- Khi tham gia bồi dưỡng cần phải có một hệ thống kiến thức đáp ứng được yêu cầu dự
thi HSG để học sinh dễ dàng nghiên cứu; do đó mà nội dung nghiên cứu trong đề tài này phải
đủ kiến thức lý thuyết và các dạng bài tập. Ngoài ra còn nắm bắt kiến thức, vấn đề, hiện tượng,
sự việc ở thực tế.Do đó vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi cần phải có đầu tư ,có tâm huyết không

2


ngại khó để đào tạo các em trở thành một học sinh có đầy đủ kiến thức sinh học để các em
vững vàng hơn trong kì thi học sinh giỏi.
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến
- Đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo , triển khai dạy học
sinh theo “ định hướng phát triển năng lực ”.Do đó việc quan tâm bồi dưỡng học sinh giỏi là
vấn đề cần thiết trong ngành giáo dục,vì những em học sinh này là đội ngũ đầu tiên có thể thực
hiện tốt và phát huy năng lực của bản thân thông qua quá trình học tập ,bồi dưỡng học sinh

giỏi.Nên giáo viên từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào
quá trình dạy học đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh nhằm phát
huy hết khả năng của các em.
- Để hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ và phát huy năng lực tự lực tích cực của học
sinh có nhiều phương pháp dạy học khác nhau và có nhiều biện pháp thực hiện. Một trong
những biện pháp có hiệu quả là giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi theo hướng phát huy năng
lực tự lực của học sinh. Khi soạn giáo án, việc xây dựng câu hỏi được giáo viên thường xuyên
tiến hành và tiến hành ở hầu hết các bài với nhiều môn học khác nhau. mang lại kết quả cao
trong việc thực hiện mục tiêu của mỗi phần, mỗi bài, mỗi Việc xây dựng câu hỏi trong mỗi nội
dung là công cụ đắc lực, là phương tiện sư phạm hữu hiệu thúc đẩy hoạt động nhận thức của
học sinh, xây dựng câu hỏi tốt sẽ tạo điều kiện tốt để bài dạy thành công. Việc thường xuyên
xây dựng trước khi dạy và sử dụng câu hỏi đó trong bài dạy sẽ đưa học sinh vào những tình
huống có vấn đề cần giải quyết, mà muốn giải quyết được những vấn đề đó học sinh phải tích
cực vận động linh hoạt, sáng tạo những kiến thức đã có để trả lời. Vì vậy tăng cường xây dựng
câu hỏi là việc làm cần thiết và cấp bách đối với mỗi giáo viên hiện nay trong bồi dưỡng học
sinh giỏi.
3. Nội dung sáng kiến
a/ Tiến trình thực hiện :
- Nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến vấn đề bồi dưỡng học
sinh giỏi như sách giáo khoa, tài liệu chuẩn KTKN, sách tham khảo, kênh hình... ,đọc những
tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá.
- Tiến hành tìm kiếm học sinh ở năm học trước thông qua quá trình học tập trên lớp,
thông qua đồng nghiệp chia sẽ, góp ý kiến để chọn những học sinh nổi trội.
- Bên cạnh đó, sử dụng kết hợp các phương pháp như trò chuyện, phỏng vấn học
sinh.Điều tra trắc nghiệm; Quan sát thực tiễn.
- Khảo sát học sinh trước khi áp dụng đề tài cụ thể qua các bài kiểm tra.
- So sánh đối chiếu trước và sau khi áp dụng sáng kiến.
b/ Thời gian thực hiện :
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2017-2018 đến năm 2018-2019 ; 2019-2020.
c/ Biện pháp tổ chức:

1/ Chọn học sinh:
3


Sau vài lần tiếp xúc với làm quen với các em tại lớp tôi được phân công, thì bản thân tôi đã
tìm hiểu và nắm được sức học cũng như trình độ tiếp thu của từng học sinh trong lớp cũng như
qua các tiết bồi dưỡng đầu tiên,qua đó tôi thấy rằng để tạo cho các em yêu thích bộ môn,tích
cực hăng say học tập bồi dưỡng học sinh giỏi thì giáo viên ít nhất bước đầu phải có kế hoạch lộ
trình cụ thể tránh lan man gây cho các em mất tự tin,chán nản trong khi bồi dưỡng.Có như vậy
các em mới hứng thú yêu thích học môn Sinh học được và thi tốt hơn.
2/Xây dựng khung phân phối chương trình khi bồi dưỡng:
NỘI DUNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CẤP THCS
NĂM HỌC : 2017 – 2018 và năm học 2018-2019 - 2019-2020 MÔNGDCD.
Tuần

Tiết

1

2

1
3

4

1
2

Nội dung

Ôn lại kiến thức chuẩn, cơ bản của khối 6:
- Công cước LHQ về quyền trẻ em.
- Thực hiện TTan toàn giao thông.
- Quyền bất khả xâm phạm TT, SK,DD,NP.
- Tích cực, tự giác tham gia hoạt động TT-XH.
- Mục đích học tập của HS.
Ôn lại kiến thức chuẩn, cơ bản của khối 6
- Công cước LHQ về quyền trẻ em.
- Thực hiện TTan toàn giao thông.
- Quyền bất khả xâm phạm TT, SK,DD,NP.
- Tích cực, tự giác tham gia hoạt động TT-XH.
Mục đích học tập của HS.
Ôn lại kiến thức chuẩn, cơ bản của khối 6
- Công cước LHQ về quyền trẻ em.
- Thực hiện TTan toàn giao thông.
- Quyền bất khả xâm phạm TT, SK,DD,NP.
- Tích cực, tự giác tham gia hoạt động TT-XH.
Mục đích học tập của HS.
Ôn lại kiến thức chuẩn, cơ bản của khối 6
- Công cước LHQ về quyền trẻ em.
- Thực hiện TTan toàn giao thông.
- Quyền bất khả xâm phạm TT, SK,DD,NP.
- Tích cực, tự giác tham gia hoạt động TT
XH.
- Mục đích học tập của HS.
- Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên.
Ôn lại kiến thức chuẩn, cơ bản của khối 7
- - Bảo vệ môi trường.TNTN; Bảo vệ di sản văn
hóa; Bộ máy nhà nước; Nhà nước
CHJXHCNVN


Thời gian
dạy

Địa điểm
dạy

Thứ 6
Tiết 2

Phòng 27

Tiết 3

Phòng 27

Thứ7
Tiết 2

Phòng 27

Thứ 7
Tiết 3

Phòng 27

Thứ 6
Tiết 2

Phòng 27


4


Tuần

Tiết

2

Ôn lại kiến thức chuẩn, cơ bản của khối 7
- Bảo vệ môi trường.TNTN; Bảo vệ di sản văn hóa;
Bộ máy nhà nước; Nhà nước CHJXHCNVN
Ôn lại kiến thức chuẩn, cơ bản của khối 7
- Bảo vệ môi trường.TNTN; Bảo vệ di sản văn hóa;
Bộ máy nhà nước; Nhà nước CHJXHCNVN
Ôn lại kiến thức chuẩn, cơ bản của khối 7
- Bảo vệ môi trường.TNTN; Bảo vệ di sản văn hóa;
Bộ máy nhà nước; Nhà nước CHJXHCNVN
Ôn lại kiến thức chuẩn, cơ bản của khối 8.
- Tôn trọng người khác; Liêm khiết; pháp luật;
Quyền khiếu nại, tố cáo; Quyền tự do ngôn luận;
Hoạt động tập thể-XH;Tình bạn; Hiến pháp.
Ôn lại kiến thức chuẩn, cơ bản của khối 8
- Tôn trọng người khác; Liêm khiết; pháp luật;
Quyền khiếu nại, tố cáo; Quyền tự do ngôn luận;
Hoạt động tập thể-XH;Tình bạn; Hiến pháp.
Ôn lại kiến thức chuẩn, cơ bản của khối 8
- Tôn trọng người khác; Liêm khiết; pháp luật;
Quyền khiếu nại, tố cáo; Quyền tự do ngôn luận;

Hoạt động tập thể-XH;Tình bạn; Hiến pháp.
Ôn lại kiến thức chuẩn, cơ bản của khối 8
- Tôn trọng người khác; Liêm khiết; pháp luật;
Quyền khiếu nại, tố cáo; Quyền tự do ngôn luận;
Hoạt động tập thể-XH;Tình bạn; Hiến pháp.
Ôn lại kiến thức chuẩn, cơ bản của khối 9
- Chí công vô tư; Tự chủ;
Ôn lại kiến thức chuẩn, cơ bản của khối 9

3

Ôn lại kiến thức chuẩn, cơ bản của khối 9

4

Ôn lại kiến thức chuẩn, cơ bản của khối 9

1

Cung cấp thông tin, liên hệ thực tế

2

Cung cấp thông tin, liên hệ thực tế

3

Cung cấp thông tin, liên hệ thực tế

4


Cung cấp thông tin, liên hệ thực tế

1

Hướng dẫn Hs cách giải quyết vấn đề: BLHĐ;
TNGT; sử dung điện thoại, lên mạng

2

3

4

1

2

3
3

4

1

4

5

Nội dung


Thời gian
dạy

Địa điểm
dạy

Tiết 3

Phòng 27

Thứ 7
Tiết 2

Phòng 27

Thứ 7
Tiết 3

Phòng 27

Thứ 6
Tiết 2

Phòng 27

Tiết 3

Phòng 27


Thứ 7
Tiết 2

Phòng 27

Thứ 7
Tiết 3

Phòng 27

Thứ 5
Tiết 2
Tiết 3
Thứ7
Tiết 2
Thứ 7
Tiết 3
Thứ 5
Tiết 2
Tiết 3
Thứ 7
Tiết 2
Thứ 7
Tiết 3
Thứ 6
Tiết 2

Phòng 27
Phòng 27
Phòng 27

Phòng 27
Phòng 27
Phòng 27
Phòng 27
Phòng 27
Phòng 27
5


Tuần

Tiết
2

6

3
4

7

8

9

10

Nội dung
Hướng dẫn Hs giải cách quyết vấn đềBLHĐ;
TNGT; sử dung điện thoại, lên mạng

Hướng dẫn Hs giải quyết vấn đề, xử lí tình
huốngBLHĐ; TNGT; sử dung điện thoại, lên mạng
Hướng dẫn Hs giải quyết vấn đề, xử lí tình
huốngBLHĐ; TNGT; sử dung điện thoại, lên mạng

1

Giáo viên cho học sinh làm bài tập: ra đề

2

Giáo viên cho học sinh làm bài tập: ra đề

3

Giáo viên cho học sinh làm bài tập: ra đề

4

GV sửa bài cho học sinh:

1

Giáo viên cho học sinh làm bài tập: ra đề

2

Giáo viên cho học sinh làm bài tập: ra đề

3


Giáo viên cho học sinh làm bài tập: ra đề

4

GV sửa bài cho học sinh

1

Giáo viên ra đề cho học sinh làm bài tập

2

Giáo viên ra đề cho học sinh làm bài tập

3

Giáo viên ra đề cho học sinh làm bài tập

4

GV sửa bài cho học sinh

1

Giáo viên ra đề cho học sinh làm bài tập

2

Giáo viên ra đề cho học sinh làm bài tập


3

Giáo viên ra đề cho học sinh làm bài tập

4

GV sửa bài cho học sinh

Thời gian
dạy

Địa điểm
dạy

Tiết 3

Phòng 27

Thứ 7
Tiết 2
Thứ 7
Tiết 3
Thứ 5
Tiết 2
Tiết 3
Thứ6
Tiết 2
Thứ 6
Tiết 3

Thứ 5
Tiết 2
Tiết 3
Thứ 6
Tiết 2
Thứ 6
Tiết 3
Thứ 6
Tiết 2
Tiết 3
Thứ 7
Tiết 2
Thứ 7
Tiết 3
Thứ 6
Tiết 2
Tiết 3
Thứ 7
Tiết 2
Thứ 7
Tiết 3

Phòng 27
Phòng 27
Phòng 27
Phòng 27
Phòng 27
Phòng 27
Phòng 27
Phòng 27

Phòng 27
Phòng 27
Phòng 27
Phòng 27
Phòng 27
Phòng 27
Phòng 27
Phòng 27
Phòng 27
Phòng 27

3/Các kiến thức chuẩn cơ bản liên quan đến bồi dưỡng học sinh giỏi
Khối 6
1/Thế nào là yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên?
6


- Sống gần gũi,gắn bó với thiên nhiên,tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên,không làm những điều
có hại cho thiên nhiên,biết khai thác từ thiên nhiên những gì có lợi cho con người và khắc
phục,hạn chế những tác hại do thiên nhien gây ra.
2/Vai trò của thiên nhiên đối với con người là gì?
- Là tài sản vô giá và rất cần thiết cho cuộc sống của con người,thiên nhiên chính là môi
trường sống của con người.
- Thiên nhiên bị tàn phá sẽ làm ô nhiễm môi trường mất cân bằng sinh thái gây ra những hậu
quả nặng nề mà con người phải gánh chịu.
1/Thế nào là mục đích học tập?
- Học tập để trở thành con ngoan trò giỏi,cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt.
- Trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây
dựng quê hương,đất nước,bảo vệ Tổ Quốc XHCN.
2/Ý nghĩa:

- Giúp con người luôn biết cố gắng,có nghị lực vượt qua mọi khó khăn gian khổ,vươn lên
trong học tập và đạt kết quả tốt,thành công trong cuộc đời.
1/ Những nhóm quyền trẻ em công ước LHQ ban hành:
a/ Nhóm quyền sống còn:
-Là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại.
b/ Nhóm quyền bảo vê:
- Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em thoát khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử,bị bỏ rơi,..
c/ Nhóm quyền phát triển:
- Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện.
d/ Nhóm quyền tham gia:
-Là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em.
1/ Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông:
- Do ý thức của người tham gia giao thông chưa tốt.
- Đường xấu và hẹp.
- Người tham gia giao thông đông.
- Phương tiện giao thông không bảo đảm an toàn.
2/Một số qui định của pháp luật:
- Đối với người đi bộ: Phải đi trên hè phố,lề đường, không có hè phố, lề đường thì phải đi sát
mép đường. Nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường thì người
đi bộ phải tuân theo.
- Đối với người đi xe đạp: Không đi xe dàn hàng ngang, lạng lách, đánh võng, đi đúng phần
đường quy định, không sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác; không mang vác và chở vật cồng
kềnh; không buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh.
4/Ý nghĩa:
- Bảo đảm an toàn giao thông cho mình và cho mọi người,tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra,gây
hậu quả đau lòng cho bản thân và mọi người.
- Bảo đảm cho giao thông được thông suốt,tránh ùn tắc,gây khó khăn trong giao thông,ảnh
hưởng đến mọi hoạt động của xã hội.
7



Ý nghĩa của việc học tập:
- Đối với bản thân:Giúp con người có kiến thức,có hiểu biết,được phát triển toàn diện,trở
thành người có ích cho gia đình và xã hội.
- Đối với gia đình:Góp phần quan trọng trong việc xây dựng gia đình no ấm,hạnh phúc.
- Đối với xã hội:Giáo dục,đào tạo nên những con người lao động mới có đủ những phẩm chất
và năng lực cầ thiết,xây dựng đất nước giàu mạnh

Những nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được
pháp luật bảo hộ về tính mạng,sức khỏe,danh dự và nhân phẩm của công dân:
- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể.Không ai được xâm phạm tới thân thể
người khác.Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật.
- Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng,sức khỏe,danh dự và nhân phẩm.Mọi
người phải tôn trọng tính mạng,sức khỏe,danh dự và nhân phẩm của người khác.Nếu vi phạm
sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.
 Ý Nghĩa :
- Đây là quyền quan trọng nhất, đáng quý nhất của mỗi công dân vì nó gắn liền với mỗi con
người, nhờ quyền đó mà mỗi công dân có thể sống tự do, bình an.
Kiến thức khối 7
Bài : Bảo vệ Môi Trường
a/ Môi trường : là bao gòm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có
ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên.
b/ Tài nguyên thiên nhiên : là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có
thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống
con người
2/ Nguyên nhân :
- Nguyên nhân : Chặt phá rừng bừa bãi, khai thác không có kế hoạch tái sinh, làm ô nhiễm môi
trường.
+ Các chất thải không qua xử lý, khói bụi nhà máy, khai thác TNTN không có kế hoạch, đánh
bắt cá bằng điện, thuốc nổ, vứt rác thải bừa bãi ra môi trường, sông hồ.

+ Làm mất cân bằng hệ sinh thái, làm môi trường bị suy thoái, gây lũ lụt, mưa bão lớn, làm
ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người.
3/ Vai trò của MT và TNTN
- Cung cấp cho con người phương tiện sinh sống, phát triển mọi mặt.
- Tạo cơ sở vật chất để phát triển KT-XH nâng cao chất lượng cuộc sống.
4/ Bảo vệ MT và TNTN
- Đó là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của quốc gia, là sự nghiệp của toàn dân.
- Thực hiện đúng các qui định về bảo vệ môi trường và TNTN.
5/ Trách nhiệm CD : ( biện pháp cần thiết)
- Giữ gìn VS môi trường
- Hạn chế dùng chất khó phân hủy, thu gom, tái chế và tái sử dụng đồ phế thải.
- Tiết kiệm điện, nước.
Do tác động tiêu cực của con người trong đời sống và trong các hoạt động kinh tế, không thực
hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên
8


*******************
Bài: Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
1/ Bản chất Nhà nước?
Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là “ nhà nước của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân”. Do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh Đạo.
2/ Bộ máy nhà nước là gì? Bao gồm những loại cơ quan cơ quan nào?
Bộ máy nhà nước là một hệ thống tổ chức bao gồm các loại cơ quan nhà nước cấp trung
ương và cấp địa phương, có các chức năng và nhiệm vụ khác nhau.
- Các cơ quan quyền lực do nhân dân bầu ra ( Quốc hội, Hội đồng nhân các cấp ).
- Các cơ quan hành chính nhà nước.
- Các cơ quan xét xử.
- Các cơ quan kiểm sát.
3/ Quyền và nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước là gì?

Quyền:
- Làm chủ.
- Giám sát các đại biểu và các cơ quan đai diện do mình bầu ra.
- Góp ý kiến vào hoạt động của các đại biểu và các cơ quan đại diện do mình bầu ra.
Nghĩa vu:
- Công dân thực hiện tốt chính sách, pháp luật của nhà nước.
- Bảo vệ các cơ quan nhà nước.
- Giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành công vụ.
Lưu ý:
Vì sao nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân?
Nhà nước ta là thành quả của cuộc cách mạng tháng tám năm 1945 do nhân dân ta tiến
hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, bộ máy nhà nước ta do nhân dân bầu
ra.( nhân dân bầu ra Đại biểu quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp ).Nhà nước hoat động vì
lợi ích của nhân dân.
Cơ quan quyền lực nhà nước do nhân dân bầu ra gồm: Quốc hội và Hội đồng nhân
dân các cấp.
Cơ quan hành chính nhà nước gồm: Chính phủ và Ủy ban nhân các cấp.
Cơ quan xét xử gồm: Tòa án nhân dân tối cao, tòa án nhân dân tỉnh, tòa án nhân huyện.
Cơ quan kiểm sát gồm: VKSND tối cao, viên kiểm sát nhân tỉnh, viện kiểm sát nhân
huyện.
Về phân cấp thì bộ máy nhà nước được phân thành 4 cấp: BMNN cấp trung ương,
BMNN cấp tỉnh, BMNN cấp huyện, BMNN cấp xã( phường, thị trấn)
Về phân công gồm có 4 loại cơ quan:
- Cơ quan quyền lực nhà nước do nhân dân bầu ra: Quốc hội và Hội đồng nhân các cấp.
- Cơ quan hành chính nhà nước : Chính phủ và Ủy ban nhân các cấp.
- Cơ quan xét xử : TAND tối cao, TAND tỉnh ( thành phố trực thuộc trung ương ), TAND
huyện ( quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ).
- Cơ quan kiểm sát : VKSND tối cao, VKSND tỉnh ( thành phố trực thuộc trung ương ),
VKSND huyện ( quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ).
9



**********************
Bài : Bộ Máy Nhà Nước Cấp Cơ Sở ( xã, phường, thị trấn )
Bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm có 2 cơ quan:
1/ Hội đồng nhân dân xã ( phường, thị trấn ) : là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
phương, do nhân dân bầu ra.
Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn: chịu trách nhiệm trước nhân dân về phát
triển kinh tế - xã hội, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, về quốc phòng và an ninh ở địa
phương; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã, giám
sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã.
2/ Ủy ban nhân dân xã ( phường, thị trấn ) : là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương,
do Hội đồng nhân dân xã ( phường, thị trấn ) bầu ra.
Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân có nhiệm
vụ và quyền hạn: thực hiện quản lí nhà nước ở địa phương mình trong mọi lĩnh vực; kiểm tra
việc chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của
Hội đồng nhân dân xã; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Một số công việc mà cơ quan nhà nước cấp xã ( phường, thị trấn ) đã làm để chăm lo
đời sống mọi mặt cho nhân dân như: tổ chức lại sản xuất để phát huy thế mạnh của địa
phương, nâng cao đời sống nhân dân; chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục, chăm lo sức khỏe
nhân dân ( xây dựng trường học, trạm y tế, phòng chống dịch bệnh… ); bảo vệ trật tự trị an,
phòng chống tệ nạn xã hội…
3/ Trách nhiệm của công dân đối với bộ máy nhà nước cấp xã ( phường, thị trấn ):
- Tôn trọng và bảo vệ các cơ quan nhà nước.
- Làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với nhà nước.
- Chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật cũng như những quy định của
chính quyền đại phuơng.
Bài : Bảo Vệ Di Sản Văn Hóa
1/ Thế nào là di sản văn hóa?
Di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học,

được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật
thể và di sản văn hóa vật thể.
2/ Di sản văn hóa phi vật thể là gì?
Là sản phẩm tinh thần có giá trị vh, ls, kh được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu
truyền bằng miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác. Di sản
văn hóa phi vật thể bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn hoc, nghệ thuật, khoa học, ngữ
văn truyền miệng, diễn xướng dân gian… và những tri thức dân gian khác. ( ví dụ: kho tàng ca
dao, tục ngữ, truyện dân gian; làn điệu dân ca…)
3/ Di sản văn hóa vật thể là gì?
Là sản phẩm vật chất có giá trị ls, vh, kh bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam
thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. ( ví dụ: Trống đồng, Cố đô Huế, Phố cổ Hội An…)
4/ Tại sao phải giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa?
- Các di sản văn hóa phi vật thểrất dễ bị mai một cùng với thế hệ già, nếu không được bảo
tồn lưu giữ, truyền lại thì sẽ bị lãng quên, ví dụ: Một nghệ sĩ cao tuổi hát ca trù, tuồng…
10


Các di sản vật thể bị xuống cấp trầm trọng, hư hỏng do thời gian chiến tranh, do thiên
nhiên, do ý thức của con người.
- Những cổ vật quý hiếm của quốc gia bị đánh tráo, mất cắp.
5/ Ý nghĩa của việc giữ gìn, bảo vệ những di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh, di tích
lịch sử - văn hóa?
DSVH, di tích lịch sử - văn hóa va danh lam thắng cảnh là những cảnh đẹp của đất
nước, là tài sản của dân tộc nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ
tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các
lĩnh vực.
Những di sản, di tích và cảnh đẹp đó cần được giữ gìn và phát huy trong sự nghiệp xây
dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và góp phần vào kho
tàng di sản văn hóa thế giới.
Bảo vệ di sản văn hóa có ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa giáo dục truyền thống, ý nghĩa văn

hóa, giá trị kinh tế, xã hội. ngày nay, di sản văn hóa có giá trị kinh tế - xã hội không nhỏ. Ở
nhiều nước du lịch sinh thái, văn hóa đã trở thành ngành kinh tế công nghiệp không khói, đồng
thời qua du lịch thiết lập quan hệ quốc tế trong thời đại hội nhập cùng phát triển. Bảo vệ di sản
văn hóa còn góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sống của con người.
6/ Nhà nước đã có những quy định gì để bảo vệ di sản văn hóa?
- Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
- Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa, chủ sở hữu di
sản văn hóa có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
- Nghiêm cấm các hành vi:
+ Chiếm đoạt làm sai lệch di sản văn hóa.
+ Huỷ hoại, hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hóa.
+ Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích
lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
+ Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.
+ Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa để thực hiện những hành vi trái pháp
luật.
Kiến thức ở khối 8:
-

Bài : Pháp Luật Và Kỉ Luật.
1/ Thế nào là pháp luật , kỉ luật?
- Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được
Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
- Kỉ luật là những quy định , quy ước của một cộng đồng( một tập thể) về những hành vi cần
tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người.
2/ Mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật:
Kỉ luật của tập thể phải phù hợp với pháp luật của Nhà nước, không được trái với pháp
luật.
3/ Ý nghĩa:
11



Những quy định của pháp luật và kỉ luật giúp cho mọi người có mộtchuẩn mực chung để
rèn luyện và thống nhất trong hoạt động. Ngoài việc xác định được trách nhiệm bảo vệ được
quyền lợi của mọi người ,pháp luật và kỉ luật còn góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi cá
nhân và toàn xã hội phát triển theo một định hướng nhất định.
**************************
Bài: Tích Cực Tham Gia Các Hoạt Động Chính Trị Xã Hội.
1/ Thế nào là hoạt chính trị- xã hội?
- Hoạt động chính trị - xã hội là những hoạt động có nội dung liên quan đến việc xây dựng
và bảo vệ nhà nước, bảo vệ chế độ chính trị, trật tự an ninh xã hội; là những hoạt động
trong các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng và hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường
sống của con người…
- Ví dụ: hoạt động tuyên truyền vận động bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp;
hoạt động tuyên truyền vận độngthực hiện dân số, kế hoạch hoá gia đình; hoạt động đền ơn
đáp, nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ; hoạt động quyên góp, ủng hộ nhân dân các
vùng bị thiên tai, các nạn nhân chất độc màu da cam...
Để có thể làm việc có kế hoạch và tự giác, chủ động thực hiện các hoạt động chính trị xã hội, học sinh cần làm gì?
- Xây dựng kế hoạch,bảo đảm cân đối các nội dung học tập, việc nhà, hoạt động của Đội,
Đoàn, của trường để không bỏ sót.
- Nhắc nhở lẫn nhau.
- Biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
- Thường xuyên đấu tranh với bản thân để chống lại tư tưởng, ngại khó, tính ích kỉ, tính
thiếu kỉ luật, tính “bốc đồng” của tuổi trẻ: thích thì làm, gặp khó khăn thì chán nản…
*******************************
Bài : Tôn Trọng Và Học Hỏi Các Dân Tộc Khác
1/ Thế nào là tôn trong và học hỏi các dân tộc khác?
- Là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hoá của các dân tộc khác; luôn tìm hiểu và tiếp
thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hoá,xã hội của các dân tộc khác; đồng thời
thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình.

- Biểu hiện cụ thể như: tìm hiểu về lịch sử, kinh tế và văn hoá của các dân tộc khác; tôn
trọng ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán của họ; thừa nhận và học hỏi những tinh
hoa văn hoá, những thành tựu về các mặt của họ;…
2/ Ý nghĩa:
- Mỗi dân tộc đều có những thành tựu nổi bật về kinh tế, khoa học – kĩ thuật, văn hoá, nghệ
thuật, những công trình đặc sắc, những truyền thống quý báu. Đó là vốn quý của loài người
cần được tôn trọng, tiếp thu và phát triển.
- Tôn trọng và hỏi họi các dân tộc khác sẽ tạo điều kiện để nước ta tiến nhanh trên con
đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc.
- Góp phần cho các dân tộc cùng nhau xây dựng một nền văn hoá chung của nhân loại ngày
càng tiến bộ, văn minh.
12


Giúp ta có thêm kinh nghiệm tốt, tìm ra hướng đi phù hợp trong việc xây dựng và phát
triển đất nước, giữ gìn bản sắc dân tộc, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của đất nước.
Lưu ý:
Chúng ta có cần tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác không? Vì sao?
Chúng ta rất cần tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác:
- Chúng ta cần tôn trọng độc lập chủ quyền và các giá trị văn hoá của tất cả các dân tộc trên
thế giới; có quan hệ hữu nghị không kì thị, phân biệt, coi thường bất cứ dân tộc nào.
- Chúng ta cần khiêm tốn học hỏi có chọn lộc những tinh hoa văn hoá của các dân tộc khác
để bổ sung kinh nghiệm, làm giàu nền văn hoá dân tộc, lấy kinh nghiệm các nước khác
làm bài học quý giá trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Bên cạnh việc học hỏi các dân tộc chúng ta phải bảo vệ và thể hiện lòng tự hào dân tộc
chính đáng của mình.
Bởi vì:
- Mỗi dân tộc có giá trị văn hoá riêng mà chúng ta không có.
- Những giá trị văn hoá của các dân tộc khác góp phần giúp chúng ta phát triển kinh tế, văn
hoá , giáo dục và khoa học – kĩ thuật.

- Đất nước ta còn nghèo, trải qua nhiều cuộc chiến tranh, rất cần học hỏi các giá trị văn hoá
của các dân tộc trên thế giới.
Nên học tập các dân tộc khác như thế nào? lấy ví dụ về một số trường hợp nên hoặc
không nên trong việc học hỏi các dân tộc khác.
- Nên học tập các dân tộc khác bằng cách:
+ Mở rộng quan hệ, giao lưu hợp tác với tất cả các nước.
+ Tôn trọng và học tập kinh nghiệm của tất cả các nước.
+ Cử người đi du học nước ngoài để tiếp thu những thành tựu văn hoá khoa học – kĩ thuật
tiên tiến.
- Những cái nên học:
+ Thành tựu về khoa học – kĩ thuật, công nghệ .
+ Trình độ quản lí.
+ Nhữn tiến bộ, văn minh trên các lĩnh vực: văn hoá , dục ,nghệ thuật…
- Những cái không nên học:
+ Lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền.
+ Vi phạm đạo đức, phá hoại truyền thống dân tộc.
+ Sản phẩm văn hoá đồi trụy.
-

**************************
Bài : Quyền Khiếu Nại , Tố Cáo Của Công Dân
1/ Thế nào là quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân:
13


Quyền khiếu nại là quyền của công dân, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
xem xét lại các quyết định, hành vi hoặc quyết định kỉ luật khi có căn cứ cho rằng, quyết
định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Ví dụ: Khiếu nại khi mình bị cơ quan kỉ luật oan, khi không được nâng lương đúng thời
hạn, khi không được bố trí việc làm theo đúng hợp đồng lao động đã kí…

- Quyền tố cáo là quyền của công dân, báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết
về một vụ việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại
hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
Ví dụ: Tố cáo khi phát hiện có hành vi tham ô tài sản của Nhà nước, nhận hối lộ, buôn bán,
vận chuyển ma túy, cưỡng đoạt tài sản của công dân…
2/ Sự giống nhau và khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo:
* Giống nhau:
- Đều là quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong hiến pháp 1992.
- Là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cùa Nhà nước, của tập thể và của cá nhân.
- Là phương tiện để công dân tham gia quản lí nhà nước quản , xã hội.
* Khác nhau:
- Đối tượng:
+Đối tượng của khiếu nại là các quyết định hành chính, hành vi hành chính.
+Đối tượng của tố cáo là các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe doạ gây
thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
- Cơ sở:
+Cơ sơ của khiếu nại là quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân người khiếu nại khi bị
xâm phạm.
+Cơ sở của tố cáo là tất cả các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe doạ gây
thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
- Mục đích:
+Mục đích của khiếu nại là khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người đã bị xâm
phạm hoặc bị thiệt hại.
+Mục đích của tố cáo là nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn chế kịp thời mọi hành vi vi
phạm đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
3/ Ý nghĩa của việc thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo:
- Thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo là biện pháp để công dân tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của mình và của người khác khi bị xâm phạm.
- Là biện pháp để công dân đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ
chức, cá nhân.

- Là hình thức để công dân giám sát hành động của cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà
nước khi thi hành công vụ.
4/ Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo:
- Kiểm tra cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền xem xét khiếu nại, tố cáo trong thời
hạn pháp luật quy định.
- Xử lí nghiêm minh các hành vi xâm hại lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của tập thể và công dân.
-

14


Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để
vu khống, vu cáo, làm hại người khác.
5/ Trách nhiệm của công dân:
- Tích cực học tập nâng cao trình độ nhận thức để có thể sử dụng đúng đắn quyền khiếu nại,
tố cáo của công dân.
- Việc thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo phải trung thực, khách quan, thận trọng và đúng
quy định.
- Không được lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.
Lưu ý:
Hiến pháp quy định công dân có quyền khiếu nại, tố cáo:
- Để tạo cơ sở pháp lí cho công dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp khi bị xâm phạm.
- Đệ tạo cơ sở pháp lí cho công dân giám sát các hoạt động của cơ quan và cán bộ, công
chức nhà nước.
- Để ngăn ngừa, đấu tranh và phòng, chống tội phạm.
Những người nào được quyền khiếu nại?
- Người khiếu nại phải là người có khả năng hành vi đầy đủ( từ 18 tuổi trở lên, không bị mất
năng lực hành vi). Người chưa có năng lực hành vi đầy đủ có thể thực hiện quyền khiếu
nại, tố cáo thông qua người đại diện.

- Người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp có liên quan trực tiếp đến quyết
định, hành vi mình khiếu nại. Chỉ khiếu nại các quyết định hành chính, hành vi hành chính
liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân.
Những người nào được quyền tố cáo?
Người tố cáo là mọi công dân, bất cứ ai, không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp cũng đều
có quyền tố cáo trước cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về việc làm vi phạm pháp luật
của bất cứ người nào, gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước, tập thể và công dân..
Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình
có trách nhiệm như thế nào đối với việc khiếu nại, tố cáo?
Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm:
- Tiếp người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
- Tiếp nhận và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật khiếu nại, tố cáo.
- Xử lí nghiêm minh người vi phạm.
- Áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra.
- Bảo đảm cho quyết định giải quyết được thi hành nghiêm chỉnh và phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật về quyết định của mình.
Trách nhiệm của người giải quyết khiếu nại, tố cáo:
Người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo mà không giải quyết, thiếu trách nhiệm
trong việc giải quyết hoặc cố tình giải quyết trái pháp luật phải bị xử lí nghiêm minh, nếu
gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Các cơ quan nào trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo?
- Quốc hội.
-

15


-


Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Hội đồng nhân dân.
Các ủy ban của Quốc hội.
Hội đồng nhân dân các cấp.
Đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Hội đồng nhân dân.
*******************************
Bài : Quyền Tự Do Ngôn Luận

1/ Thế nào là quyền tự do ngôn luận?
Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý
kiến đối với những vấn đề chung của đất nước, của xã hội.
2/ Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào?(Quy định của pháp luật)
- Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.
- Có quyền được thông tin theo quy định của pháp luật.
- Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận trongcác cuộc họp ở cơ sở(tổ dân phố, trường
lớp…) trên các phương tiện thông tin đại chúng( qua quyền báo chí).
- Kiến nghị với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong dịp tiếp xúc với cử tri.
Hoặc góp ý kiến vào các dự thảo, cương lĩnh, chiến lược, dự thảo văn bản luật, bộ luật
quan trọng. Sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật, để phát huy
tính tích cực và quyền làm chủ của công dân, góp phần xây dụng nhà nước, quản lí xã hội.
3/ Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận của công dân:
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo
chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình.
Lưu ý:
Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật có nghĩa
là : tự do trong khuôn khổ pháp luật quy định không lợi dụng tự do để phát biểu lung tung, vu
khống, vu cáo người khác hoặc xuyên tạc sự thật, phá hoại, chống lại lợi ích của Nhà nước và
nhân dân.

Sử dụng quyền tự do ngôn luận nhằm mục đích gì?
- Xây dựng và bảo vệ lợi ích chung của tập thể, của đất nước.
- Thông qua quyền tự do ngôn luận để phát huy dân chủ, thực hiện quyền làm chủ của công
dân, phê bình, đóng góp ý kiến xây dựng tổ chức, cơ quan, xây dựng đường lối, chiến lược
xây dựng và phát triển đất nước.
Những hành vi thể hiện quyền tự do ngôn luận:
- Ý kiến tham gia trong các cuộc họp của cơ sở bàn về kinh tế, chính trị, văn hoá ở địa
phương.
- Ý kiến tham gia xây dựng kế hoạch của cơ quan, kế hoạch năm học của trường của lớp.
- Phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng về các vấn đề điện, nước, bảo vệ môi
trường, an toàn giao thông.
- Chất vấn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp về các vấn đề: bảo hiểm y
tế, đất đai, giáo dục, chế độ chính sách…
- Góp ý về dự thảo văn bản luật( luật dân sự, luật giáo dục, luật hôn nhân gia đình).
16


Những hành vi tự do ngôn luận trái pháp luật?
- Phát biểu lung tung, không chính xác, không có cơ sở những sai phạm của người khác,
hoặc của các cơ quan, tổ chức…
- Viết thư nặc danh để vu cáo, nói xấu cán bộ, nói xấu người khác vì động cơ cá nhân.
- Xuyên tạc sự thật về công cuộc đổi mới của đất nước, về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam…
Làm thế nào để sử dụng có hiệu quả quyền tự do ngôn luận?
Để sử dụng có hiệu quả quyền tự do ngôn luận theo quy định của pháp luật, phát huy
quyền làm chủ của nhân dân, công dân nói chung và học sinh nói riêng cần phải:
- Ra sức học tập nâng cao kiến thức văn hoá, xã hội.
- Tìm hiểu và nắm vững pháp luật, nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
để có thể đóng góp các ý kiến có giá trị và tham gia vào các hoạt động quản lí nhà nước,
quản lí xã hội.
**************************

Bài : Hiến Pháp Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
1/ Hiến pháp là gì, vị trí của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật:
Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp
luật. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của
Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp.
2/ Nội dung Hiến pháp quy định những vấn đề gì?
Nội dung của Hiến pháp quy định những vấn đề nền tảng, những nguyên tắc mang tính
định hướng của đường lối xây dựng, phát triển đất nước: bản chất nhà nước, chế độ chính trị,
chế độ kinh tế, chính sách văn hóa xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của cộng dân, tổ chức bộ
máy nhà nước.
3/ Cơ quan ban hành, sửa đổi Hiến pháp? Thủ tục sửa đổi như thế nào?
- Hiến pháp do Quốc hội xây dựng theo trình, tự thủ đặt biệt, được quy định trong Hiến
pháp(Điều 147), Quốc hội có quyền sửa đổi Hiến pháp.
- Thủ tục sửa đổi: được Quốc hội thông qua đại biểu Quốc hội với ít nhất là 2/3 số phiếu đại
biểu nhất trí.
4/ Trách nhiệm của công dân: Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và
pháp luật.
Lưu ý:
Từ khi thành lập nước ( 1945) đến nay, Nhà nước ta đã ban hành mấy bản Hiến
pháp? Vào những năm nào?
Từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa( 1945) đến nay, Nhà nước ta đã ban
hành 5 bản Hiến pháp, đó là:
- Hiến pháp 1946.
- Hiến pháp 1959.
- Hiến pháp 1980.
- Hiến pháp 1992.
- Hiến pháp 2013
17



Em hãy tóm tắt sơ lược sự ra đời của các bản Hiến pháp đó?
- Hiến pháp 1946: sau khi cách mạng tháng Tám – 1945 thành công , Nhà nước ban hành
Hiến pháp của cách mạng dân tộc, dân chủ và nhân dân.
- Hiến pháp 1959: Hiến pháp của thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống
nhất nước nhà.
- Hiến pháp 1980: Hiến pháp của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước.
- Hiến pháp 1992: Hiến pháp của thời kì đổi mới.
Hiến pháp 1959, 1980, 1992 là những bản Hiến pháp sửa đổi bổ sung.
- Hiến pháp 2013 là HP của thời kì đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế.
Trên cơ sở sơ lược về sự ra đời của các bản Hiến pháp, em rút ra nhận xét gì?
Em rút ra nhận xét: Mỗi một bản Hiến pháp ra đời là đánh dấu một thời kì, một giai đoạn
phát triển của cách mạng Việt Nam, khẳng định những thắng lợi đã đạt được đồng thời đề ra
phương hướng, đường lối xây dựng và phát triển đất nước thời kì mới.
Vai trò, vị trí của Hiến pháp Việt Nam là sự thể chế hoá đường lối chính trị của Đảng
cộng sản Việt Nam trong từng thời kì, từng giai đoạn cách mạng
- Hiến pháp Việt Nam định hướng cho đường lối phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Các chế định cơ bản của Hiến pháp 1992 gồm những vấn đề gì?
Các chế định cơ bản của Hiến pháp pháp 1992 gồm:
- Về chế độ chính trị.
- Về chế độ kinh tế.
- Về chính sách văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ.
- Về bảo vệ Tổ quốc Việt nam XHCN.
- Về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Về chế độ chính trị, HP 1992 khẳng định bản chất Nhà nước ta là gì?
Về chế độ chính trị, HP 1992 khẳng định bản chất Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là
Nhà nước pháp quyềnXHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về ai?
Tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công
nhân với giai cấp nông dân và đội ngủ tri thức.
Bài : Pháp Luật Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

*********************
1/ Pháp luật là gì?
Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được nhà
nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
2/ Đặc điểm của pháp luật:
- Tính quy phạm phổ biến: các quy định của pháp luật là thướt đo hành vi của mọi người
trong xã hội quy định khuôn mẫu, những quy tắc xử sự chung mang tính phổ biến.
- Tính xác định chặt chẽ: các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiện
trong các văn bản pháp luật.

18


Tính bắt buộc( tính cưỡng chế): pháp luật do Nhà nước ban hành, mang tính quyền lực nhà
nước, bắt buộc mọi người đều phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị Nhà nước xử lí theo quy
định.
3/ Bản chất của pháp luật:
Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam; thể hiện quyền làm chủ của nhân dân VN trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội.
4/ Trách nhiệm của công dân trong việc sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật:
Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia,
chấp hành những nguyên tắc sinh hoạt cộng đồng.
Lưu ý:
Vì sao phải có pháp luật? Vì sao mọi người phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật?
Pháp luật là phương tiện quản lí Nhà nước, quản lí xã hội, là phương tiện để bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của công dân. Nếu không có pháp luật xã hội sẽ không thể ổn định và phát
triển được vì vậy mọi người phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
Đạo đức và pháp luật khác nhau như thế nào?
- Đạo đức: chuẩn mực đạo đức xã hội đúc kết từ thực tế cuộc sống và nguyện vọng của nhân

dân, mọi người tự giác thực hiện, sợ dư luận xã hội, lương tâm cắn rứt.
- Pháp luật: Do Nhà nước đặt ra được ghi lại bằng các văn bản, bắt buộc thực hiện, nếu vi
phạm bị phạt cảnh cáo, phạt tù, phạt tiền.
Pháp luật nước ta thể hiện tính dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ về mọi
mặt của nhân dân lao động Việt Nam như thế nào?
Pháp luật nước ta ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật các quyền và nghĩa
vụ cơ bản của công dân trên tất cả các mặt của đời sống và tạo điều kiện để đảm bảo việc
thực hiện các quyền đó.
Vì sao nói pháp luật là phuợng tiện quản lí Nhà nước, quản lí xã hội?
Pháp luật là phương tiện quản lí nhà nước, quản lí xã hội. Thông qua các quy phạm, pháp
luật quy định rõ ràng về khuôn khổ, phạm vi, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tất cả các
cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, chính trị - xã hội, quy định quyền, nghĩa vụ công dân, yêu
cầu mọi cơ quan, tổ chức, mọi công dân phải tuân thủ.
Ví dụ: Để thực hiện quyền tự do kinh doanh khi thành lập công ty phải qua các thủ tục do luật
định.
- Quy định các biện pháp bảo vệ quyền( ví dụ: đối với các tài sản có giá trị như nhà cửa, xe
ô tô… phải đăng kí quyền sở hữu).
- Quy định các biện pháp xử lý những hành vi vi phạm quyền và lợi ích của công dân.
- Quy định xử lý hình sự đối với các tội trộm cắp tài sản, phạt vi phạm hợp đồng, bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng( dân sự)…
Phần I: Một số bảng so sánh:
Bảng 1: So sánh sự khác nhau giữa pháp luật và kỉ luật
Pháp luật
Kỉ luật
- là quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung.
- là những quy định , quy ước của một tập thể , m
cộng đồng.
-

19



- do Nhà nước ban hành.
- có tính bắt buộc.
- thực hiện bằng biện pháp giáo dục, thuyết phục,
cưỡng chế.
Ví dụ: Luật giao thông đường bộ quy định tất cả
mọi người và phương tiện tham gia giao thông đều
đi về bên phải theo chiều đi của mình, phải tuân
theo hệ thống tín hiệu đèn giao thông, ai không
chấp hành thì sẽ bị xử phạt,

- do tập thể (cơ quan, tổ chức) đề ra
- hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo thống n
chặt chẽ.
- những quy định của tập thể phải tuân theo
định của pháp luật, không được trái pháp luật.
Ví dụ: Nội quy trường THCS AP quy định: học s
đến trường mặc đồng phục quần xanh đậm,
trắng. Nghỉ học phải có đơn xin phép của
huynh. HS nào không tuân theo nội qui tùy t
mức độ vi phạm có thể nhắc nhở, phê bình.

Bàng 2: So sánh sự khác nhau giữa đạo đức và kỉ luật
Nội dung
Đạo Đức
Pháp Luật
Cơ sở hình Đúc kết từ thực tế cuộc sống và Do Nhà nước ban hành
thành
nguyện vọng của nhân qua nhiều

thế hệ.
Hình thức Các câu ca dao , tục ngữ, các câu Các văn bản pháp luật như bộ luật, luật…trong đó
thể hiện
châm ngôn…
quy định các quyền, nghĩa vụ, quyền hạn của cơ
quan, cán bộ, công chức Nhà nước…
Biện pháp Tự giác, thông qua tác động của Bằng sự tác động của Nhà nước thông qua tuyên
bảo đảm dư luận, xã hội lên án, khuyến truyền, giáo dục, thuyết phục hoặc răn đe, cưỡng
thực hiện
khích , khen chê.
chế và xử lý các hành vi vi phạm.

Bảng 3: So sánh sự khác nhau giữa quyền khiếu nại và tố cáo
Nội dung
Khiếu nại
Tố cáo
Ai
có Công dân có quyền và lợi ích bị Bất cứ công dân nào
quyền
xâm hại
Về việc gì? Các quyết định hành chính và hành Hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe
vi hành chính
dọa gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức
Cơ sở?
Quyền và lợi ích hợp pháp của bản Tất cả hành vi VPPL gây thiệt hại hoặc đe dọa gây
thân người khiếu nại bị xâm phạm thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân, cơ quan tổ chức.
Mục đích ? Để khôi phục quyền và lợi ích hợp Nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn chế kịp thời mọ
pháp của người khiếu nại đã bị xâm hành vi VPPL xâm phạm đến lợi ích Nhà nước

hại hoặc bị thiệt hại
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan
tổ chức.
Khối 9
Bài: Bảo Vệ Hòa Bình
20


1/ Thế nào là hòa bình và bảo vệ hòa bình?
- Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu
biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia – dân tộc, giữa con người với con
người, là khát vọng của toàn nhân loại.
- Bảo vệ hòa bình là làm mọi việc để bảo vệ, giữ gìn cuộc sống xã hội bình yên; dùng
thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn
giáo, quốc gia; không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.
2/ Vì sao cần phải bảo vệ hoà bình?
- Hòa bình đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình yên cho con người; còn chiến tranh
chỉ mang lại đau thương, tang tóc, đói nghèo, bệnh tật, trẻ em thất học, gia đình li tán…
- Hiện nay chiến tranh, xung đột vũ trang vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới và là
nguy cơ đối với nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới.
Lưu ý:
Theo em, ngày nay đất nước ta đã được độc lập, chúng ta đang sống trong hòa bình,
vậy chúng ta có trách nhiệm bảo vệ hòa bình thế giới không?
Là một dân tộc yêu chuộng hòa bình và đã phài chịu đựng quá nhiều đau thương mất mát
của mấy cuộc chiến tranh cam go, ác liệt để bảo vệ độc lập, tự do cho tổ quốc, nhân dân ta
càng thấu hiểu giá trị của hoà bình. Chúng ta đã, đang và sẽ tích cực tham gia vào sự nghiệp
đấu tranh vì hoà bình và công lí trên thế giới.
Để bảo vệ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh, chúng ta phải làm gì?
Để bảo vệ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh chúng ta cần xây dựng mối quan hệ tôn trọng,
thân thiện giữa con người với con người; xây dựng mối quan hệ hiểu biết, bình đẳng, hữu

nghị, hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới.
Để thể hiện lòng yêu hòa bình, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh
cần làm gì?
Tham gia các phong trào bảo vệ hòa bình như:
- Đi bộ vì hòa bình.
- Viết thư cho bạn bè quốc tế những vùng có chiến tranh, tham gia các cuộc thi viết bài với
chủ đề vì hòa bình.
- Tham gia các diễn đàn vì hòa bình, chống chiến tranh do trường, địa phương tổ chức.
- Cư xử với bạn bè và mọi người xunh quanh một cách thân thiện, đoàn kết, hòa bình
- Có ý thức tìm hiểu, tôn trọng văn hóa các dân tộc và các quốc gia khác.
Ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của ai?
- Ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của tất cả các quốc gia, các dân
tộc và của toàn nhân loại.
- Ý thức bảo vệ hòa bình, lòng yêu hòa bình cần được thể hiện ở mọi nơi, mọi lúc, trong
các mối quan hệ và giao tiếp hàng ngày giữa con người với con người.
Theo em, ngày nay còn có chiến tranh không?
Ngày nay, ở nhiều khu vực trên thế giới vẫn đang xảy ra chiến tranh, xung đột vũ trang,
các thế lực phản động, hiếu chiến vẫn đang âm mưu phá hoại hòa bình ; ngòi nổ chiến tranh
vẫn đang âm ỉ tại nhiều nơi trên thế giới của chúng ta.
21


-

-

Chiến tranh chính nghĩa:
Tiến hành đấu tranh chống xâm lược.
Bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc.
Bảo vệ hòa bình.

Chiến tranh phi nghĩa:
Xâm lược đất nước khác.
Phá hoại độc lập, chủ quyền của dân tộc khác.
Gây chiến tranh giết người, cướp của.
Phá hoại hòa bình.
Vì sao, chúng ta phải bảo vệ hòa bình , ngăn ngừa chiến tranh?
Chúng ta phải bảo vệ hòa bình, ngăn ngừa chiến tranh vì hòa bình đem lại cuộc sống
bình yên, ấm no, hạnh phúc; chiến tranh là đau thương, chết chóc, bệnh tật, thiếu ăn,
không được học hành…
Nếu hòa bình là khát vọng của loài người thì chiến tranh là thảm họa của loài người
Ngày nay các thế lực phản động, hiếu chiến vẫn đang âm mưu phá hoại hòa bình, gây
chiến tranh tại nhiều nơi trên thế giới, vì thế chúng ta phải bảo vệ hòa bình.
Bài : Tình Hữu Nghị Giữa Các Dân Tộc Trên Thế Giới

1/Khái niệm:
Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là mối quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước
này với nước khác. ví dụ: Việt – Lào, Việt Nam – Cu- ba…
2/Ý nghĩa:
Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới sẽ tạo cơ hội và điều kiện hợp tác, cùng
phát triển, tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến
tranh.
3/Chủ trương của Đảng và Nhà nước:
Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện chính sách đối ngoại, hòa bình, hữu nghị với các
dân tộc các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Chính sách quan hệ hữu nghị đó đã làm
cho thế giới hiểu rõ hơn về đất nước, con người, công cuộc đổi mới của Việt Nam, về đường
lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta; từ đó chúng ta tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và hợp
tác ngày càng rộng rãi của thế giới đối với Việt Nam.
4/Trách nhiệm công dân - học sinh:
Là công dân Việt Nam, chúng ta có trách nhiệm phải thể hiện tình đoàn kết hữu nghị
với bạn bè và người nước ngoài bằng thái độ, cử chỉ, việc làm và sự tôn trọng, thân thiện rong

cuộc sống hàng ngày.
Lưu ý:
Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX:
“… Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn
đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển…
Mở rộng quan hệ nhiều mặt, song phương với các nước và vùng lãnh thổ, các trung tâm
chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực theo các nguyên tắc tôn trọng độc
lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không
22


dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bình đẳng và cùng có lợi, giải quyết các bất đồng và
tranh chấp bằng thương lượng hòa bình, làm thất bại mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp
đặt và cường quyền…”
Những việc làm góp phần phát triển tinh thần hữu nghị:
- Tích cực tham gia lao động, hoạt động nhân đạo.
- Tham gia bảo vệ môi trường.
- Chia sẻ nỗi đau đối với các bạn ở các nước bị thiên tai, lũ lụt, động đất, sóng thần…
những nước đang xảy ra xung đột chiến tranh.
- Cư xử văn minh, lịch sự với người nước ngoài.
- Học tập ngoại ngữ để nâng cao hiểu biết văn hóa các dân tộc và thuận lợi trong việc giao
lưu…
*******************
Bài : Hợp Tác Cùng Phát Triển
1/ Thế nào là hợp tác cùng phát triển?
Hợp tác cùng phát triển là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công
việc, lĩnh vực nào đó vì sự phát triển chung của các bên.
Ví dụ: Việt Nam hợp tác với Nga trong lĩnh vực khai thác dầu khí
Việt Nam hợp tác với Nhật trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng.
2/ Vì sao trong bối cảnh thế giới hiện nay, hợp tác phải là vấn đề quan trong và tất yếu ?

- Hiện nay thế giới đang đứng trước những vấn đề cấp thiết, đe dọa sự sống còn của
toàn nhân loại như ( bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, khủng bố quốc tế, dịch bệnh hiểm
nghèo…)
- Để giải quyết những vấn đề đó, cần phải có sự hợp tác quốc tế, chứ không một quốc
gia một dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết được.
3/ Chủ trương và nguyên tắc hợp tác của Đảng và Nhà nước ta:
- Chủ trương: Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc tăng cường hợp tác với các nước
xã hội chủ nghĩa, các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Nguyên tắc: tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp
vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bình đẳng
cùng có lợi, giải quyết bất đồng tranh chấp bằng thương lượng hòa bình, phản đối mọi
âm mưu và hành động gây sức ép áp đặt và cường quyền. Nước ta đã và đang hợp tác có
hiệu quả với nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo
dục, y tế…
4/ Trách nhiệm của công dân - học sinh trong việc rèn luyện tinh thần hợp tác là gì?
- Rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong học tập, lao động,
hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
- Luôn quan tâm đến tình hình thế giới và trong nước.
- Có thái độ hữu nghị, đoàn kết với người nước ngoài và giữ phẩm chất tốt đẹp của người
Việt Nam trong quan hệ giao tiếp…
23


****************
Bài : Kế Thừa Và Phát Huy Truyền Thống Tốt Đẹp Của dân Tộc
1/ Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá
trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
2/ Một số truyền thống tốt đẹp tiêu biểu:
- Truyền thống đạo đức: nhân nghĩa, hiếu học, đoàn kết, cần cù lao động, tôn sư trọng đạo.

- Truyền thống văn hóa: các phong tục, tập quán tốt đẹp và cách ứng xử mang bản sắc văn
hóa Việt Nam.
- Truyền thống nghệ thuật: tuồng , chèo , làn điệu dân ca…
- Nghề truyền thống: khảm trai, đúc đồng, dệt vải, dệt lụa. thêu…
3/ Vì sao phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc:
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là tài sản vô giá, góp phần tích cực vào quá trình phát
triển của mỗi cá nhân và cả dân tộc.
4/ Trách nhiệm công dân - học sinh:
- Biết tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong mọi lĩnh vực.
- Biết tự hào, trân trọng và bảo vệ, giữ gìn các truyền thống.
- Biết sống và ứng xử phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống.
********************
Bài : Năng Động , Sáng Tạo
1/ Thế nào là năng động, sáng tạo?
- Năng động là tích cực, dám nghĩ, dám làm.
- Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần
hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã
có.
Bài tập:
1/ Năng động là gì? Sáng tạo là gì? Em hãy nêu những biểu hiện năng động, sáng tạo trong
lao động, học tập và trong sinh hoạt hằng ngày?
2/ Theo em, năng động sáng tạo có y nghĩa như thế nào trong cuộc sống và đặc biệt trong
thời đại ngày nay? Để trở thành người năng động, sáng tạo học sinh phải làm gì?
Trả lời:
1/ Thế nào là năng động, sáng tạo?
- Năng động là tích cực, dám nghĩ, dám làm.
- Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần
hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã
có.
2/ Biểu hiện:

Trong lao động: chủ động dám nghĩ, dám làm tìm ra cái mới, cách làm mới, năng suất hiệu
quả cao, phấn đấu để đạt được mục đích tốt đẹp.
24


Trong học tập: có phương pháp học tập khoa học, say mê tìm tòi để phát hiện cái mới, không
thỏa mãn những điều đã biết.
Trong sinh hoạt hằng ngày: lạc quan, tin tưởng, có y thức phấn đấu vươn lên vượt khó, vượt
khổ về cuộc sống vật chất và tinh thần,…
3/ Ý nghĩa trong cuộc sống và trong thời đại ngày nay:
- Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện nay.
- Giúp con người vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được
mục đích đề ra một cách nhanh chống và tốt đẹp.
- Nhờ có năng động, sáng tạo mà con người làm nên những kì tích vẻ vang, mang lại niềm
vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước.
4/ Để trở thành người năng động, sáng tạo học sinh cần phải:
- - Năng động, sáng tạo là kết quả của quá trình rèn luyện siêng năng, tích cực của mỗi
người trong học tập, lao động và cuộc sống.
- Để trở thành người lao động sáng tạo mỗi học sinh ần tìm ra cách học tập tốt nhất cho
mình, có phương pháp học tập đúng đắn, có kế hoạch và tích cực vận dụng nhhững điều
đã biết vào cuộc sống.
*********************
Bài: Làm việc Có Năng Suất , Chất Lượng , Hiệu Quả
1/ Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?
Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra được nhiếu sản phẩm tốt, có chất
lượng cả về nội dung và hình thức trong một thời gian ngắn.
2/ Ý nghĩa:
Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của cá
nhân, gia đình và xã hội bởi vì: tạo ra được nhiều sản phẩm tốt, có chất lượng trong một thời
gian ngắn sẽ thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân

được nâng cao . Đồng thời, bản thân người lao động sẽ thấy hạnh phúc, tự hào về thành quả
lao động của mình và họ sẽ có thu nhập cao, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình.
3/ Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, mỗi người lao động phải làm gì?
Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả mỗi người lao động phải tích cực nâng cao
tay nghề, rèn luyện sức khỏe, lao động một cách tự giác, có kỉ luật và luôn năng động, sáng
tạo.
Lưu ý:
Trong lao động:
Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả:
- Lao động tự giác, đảm bảo kỉ luật an toàn trong lao động .
- Máy móc kĩ thuật công nghệ hiện đại.
- Chất lượng hàng hóa, sản phẩm tốt, mẫu mã đẹp, giá thành phù hợp.
- Thái độ phục vụ khách hàng tốt.
Không năng suất, chất lượng, hiệu quả:
25


×