Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Trình bày các phương pháp chung của quản lý kinh tế. Tại sao trong thực tiễn quản lý, nhà quản lý phải biết kết hợp sử dụng tổng hợp các phương pháp thì mới nâng cao được hiệu lực của quản lý?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.13 KB, 4 trang )

Câu 7
Trình bày các phương pháp chung của quản lý kinh tế.
Tại sao trong thực tiễn quản lý, nhà quản lý phải biết kết hợp sử dụng
tổng hợp các phương pháp thì mới nâng cao được hiệu lực của quản lý?
-----------------------------* Các phương pháp chung của quản lý kinh tế
1. Phương pháp hành chính:
a. Hành chính và quan hệ hành chính
Để tiến hành sản xuất vật chất, con người phải quan hệ với nhau và tác
động lẫn nhau dưới những hình thức tổ chức nhất định. Và chính tổ chức bộ máy
của sản xuất đã sinh ra thẩm quyền giữa con người với nhau, sinh ra quan hệ chấp
hành và điều hành, quan hệ cấp trên và cấp dười, quyền uy và phục tùng - tức sing
ra điều hành kiểu hành chính. Vì vậy, quản lý bằng hành chính chỉ có thể hình
thành và được thực hiện ở những quan hệ có tính chất hành chính.
b. Phương pháp hành chính
- Đó là phương pháp mệnh lệnh đơn phương, tức quyền uy và phục tùng, là
phương pháp sử dụng các quan hệ hành chính để tác động váo đối tượng quản lý,
vì thế nó mang nặng tính quyền lực - quyền lực hợp pháp.
- Phương phấp hành chính có ba đặc điểm cơ bản:
+ Phương pháp hành chính chứa đựng quan hệ không bình đẳng giữa các
bên tham gia quan hệ quản lý nhưng vẫn bình đẳng trước pháp luật.
+ Trong phương pháp hành chính, một bên nhân danh tổ chức, được phục
tùng quyền lực của tổ chức để ra các quyết định hoặc mệnh lệnh đơn phương mà
không cần sự chấp thuận của bên kia.
+ Trong phương pháp hành chính, một bên có quyền đưa ra các yêu cầu, đề
nghị; còn bên kia có quyền xem xét giải quyết hoặc bác bỏ yêu cầu, đề nghị đó.
c. Nội dung của phương pháp quản lý hành chính trong quản lý kinh tế
+ Tác động về mặt tổ chức bằng cách quy cách hóa, tiêu chuẩn hóa tổ chức,
tiêu chuẩn hóa các chỉ tiêu.
+ Tác động về mặt điều khiển bằng cách đưa ra các nghị quyết, chỉ thị,
thông tư, quyết định nhằm điều hòa, phối hợp các hoạt động kinh tế của các ngành, các
cấp, các đơn vị kinh tế cơ sở.


2. Phương pháp kinh tế
a. Quan hệ kinh tế và các hình thức biểu hiện của nó
Quan hệ kinh tế là quan hệ giữa người với người được hình thành thông
qua các yếu tố vật chất. Quan hệ kinh tế là quan hệ tài sản, nhưng không phải mọi
quan hệ tài sản đều là quan hệ kinh tế. Quan hệ kinh tế hình thành trong quá trình


sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng và được thực hiện thông qua các hình thức
kinh tế cơ bản sau đây:
+ Trong sản xuất vật chất trực tiếp - đó là các hình thức như: hợp tác lao
động, khoán, đấu thầu, hợp đồng, cho thuê.
+ Trong lĩnh vực phân phối, các quan hệ kinh tế thể hiện ra và được thực
hiện thông qua các hình thức kinh tế khách quan như: tiền lương, lợi nhuận, cổ tức,
lãi suất, thuế khóa, tiền thưởng,…
+ Trong lĩnh vực trao đổi và tiêu dùng, các quan hệ kinh tế thể hiện ra và
được thực hiện thông qua các hình thức kinh tế như giá cả, cạnh tranh, môi giới,
quảng cáo, đấu giá, đầu cơ, quyền sở hữu công nghiệp, hợp đồng,…
b. Phương pháp kinh tế trong quản lý kinh tế
- Phương pháp kinh tế là phương pháp sử dụng các hình thức kinh tế khách
quan để tác động đến lợi ích, dùng lợi ích và thông qua lợi ích để định hướng,
hướng dẫn và thúc đẩy các hoạt động kinh tế hướng vào những mục tiêu của quản
lý kinh tế.
- Phương pháp kinh tế có những đặc điểm cơ bản sau đây:
+ Phương pháp kinh tế được thực hiện thông qua việc sử dụng các hình
thức kinh tế khách quan.
+ Phương pháp kinh tế gắn liền với việc sử dụng quan hệ hàng hóa - tiền tệ,
tức là gắn liền với hạch toán kinh doanh.
+ Phương pháp kinh tế đặt người lao động và tập thể lao động vào sự tự lựa
chọn nội dung và phương pháp hoạt động thông qua sự quan tâm của họ đến lợi ích
vật chất, vì lợi ích vật chất thiết thân mà hoạt động có hiệu quả.

- Phương pháp kinh tế có hai cách tác động cơ bản:
+ Tác động bằng cách tạo ra sự quan tâm về lợi ích thông qua các kế hoạch,
chiến lược và các chính sách phát triển kinh tế của chủ thể quản lý.
+ Tác động bằng cách quy cách hóa, tiêu chuẩn hóa các định mức như định
mức khoán, định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức tiền lương, định mức thuế, định
mức về doanh thu và lợi nhuận …
3. Phương tâm lý giáo dục
- Phương pháp giáo dục thuyết phục trong quản lý kinh tế là phương pháp
tác động vào nhận thức, tình cảm, đạo đức của người lao động để nâng cao tính tự
giác, nhiệt tình của họ trong công việc.
- Nội dung của phương pháp giáo dục gồm:
+ Trang bị tri thức, niềm tin cho người lao động về công việc và nghề
nghiệp cũng như về tương lai của công ty, của ngành, địa phương cũng như của đất
nước.


+ Làm rõ vị trí, vai trò, và quyền lợi, trách nhiệm của từng người, từng bộ
phận đẻ nâng cao ý thức của họ đối với công việc và tổ chức kinh tế.
+ Cung cấp thông tin đầy đủ, thường xuyên về công việc và tổ chức.
+ Làm tăng ý nghĩa cuộc sống của mọi người thuộc quyền bằng cách giải
quyết tốt các quan hệ chủ yếu của người lao động khiến họ gắn bọ với tập thể và
sẵn sàng gánh vác mọi trách nhiệm với đơn vị trong những lúc khó khăn.
Phương pháp tâm lý giáo dục không thể thiếu trong quản lý của mọi tổ
chức. Vì nó có thể khắc phục những hạn chế của phương pháp tổ chức - hành chính
và phương pháp kinh tế. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng hoặc người quản lý thiếu
gương mẫu thì sẽ gây phản tác dụng nên trong quá trình quản lý phải biết vận dụng
một cách khéo léo và kết hợp nhuần nhuyễn với các phương pháp khác để đạt hiệu
quả cao trong quản lý.
Để nâng cao hiệu quả của phương pháp giáo dục - tâm lý, cần phải tôn
trọng nhân cách và tình cảm nộ tâm của các đối tượng quản lý để có sự xử lý phù

hợp với họ, để khắc phục tình trạng áp dụng như nhau, thiếu tế nhị, thiếu sự
khuyến khích. Công tác giáo dục - tâm lý cần được đổi mới một cách thiết thực để
làm cho các đối tượng quản lý hiểu và thực hiện đúng các quy định của nhà nước.
* Trong thực tiễn quản lý, nhà quản lý phải biết kết hợp sử dụng tổng
hợp các phương pháp thì mới nâng cao được hiệu lực của quản lý, bởi vì:
Thứ nhất, các quy luật kinh tế tác động lên quá trình sản xuất - kinh doanh
một cách tổng hợp. Các phương pháp quản lý là sự vận dụng tự giác các quy luật
kinh tế nên chúng cũng cần phải được sử dụng tổng hợp mơi có hiệu quả.
Thứ hai, hệ thống quản lý kinh tế và hệ thống sản xuất - kinh doanh không
phải là những quan hệ riêng rẽ mà là tổng hợp các quan hệ kinh tế, xã hội, chính
trị, pháp luật , do đó chỉ có sự vận dụng tổng hợp các phương pháp quản lý mới có
thể điều hành được hệ thống ấy.
Thứ ba, đối tượng tác động của quản lý chủ yếu là con người. Con người
lại là tổng hoà các quan hệ xã hội. Trong con người tổng hợp nhiều động cơ, nhiều
nhu cầu và nhiều tính cách khác nhau. Cho nên phương pháp tác động lên con
người cũng là phương pháp tổng hợp.
Thứ tư, mỗi phương pháp quản lý đều có những giới hạn áp dụng nhất định
và những ưu - nhược khác nhau, do đó cần sử dụng chúng một cách tổng hợp để chúng có
thể bổ sung lẫn nhau.
Thứ năm, các phương pháp quản lý luôn luôn có mối liên quan chặt chẽ với
nhau, vận dụng tốt phương pháp này sẽ tạo điều kiện cho việc sử dụng tốt phương
pháp kia, nên cần sử dụng chúng một cách tổng hợp
Tuy nhiên việc sử dụng tổng hợp các phương pháp không có nghĩa là
không có phương pháp nào là chính. Việc lựa chọn phương pháp nào là chính phụ


thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể, tuy nhiên thông thường mà nói, phương pháp
kinh tế xét cho cũng vẫn là phương pháp quan trọng nhất, vì nó thường mang lại
hiệu quả rõ rệt trong sự phát triển kinh tế và là tiền đề vững chắc và lâu dài để vận
dụng các phương pháp còn lại

Trong những phương pháp nêu trên, dẫu rằng phương pháp kinh tế là chủ
yếu, nhưng mỗi phương pháp đều có những mặt mạnh và những mặt hạn chế của
nó. Việc sử dụng tổng hợp ba phương pháp trên nó sẽ luôn đưa đến hiệu quả cao
nhất trong công việc. Chẳng hạn như phương pháp tổ chức hành chính có ưu điểm
là thực hiện nhanh chóng nhưng lại không đánh vào lợi ích vật chất, do vậy, nó
thiếu tính khuyến khích hoặc như phương pháp kinh tế nếu không có tính giáo dục
thì sẽ dễ chạy theo lợi nhuận, lợi ích tối đa với bất kỳ giá nào - và nó sẽ làm băng
hoại xã hội. Cả ba phương pháp trên đều được thực hiện trong một con người cụ
thể, cho nên, khi bắt đầu công việc, con người phải thông qua phương pháp tổ chức
hành chính để bố trí công việc, nhưng để khuyến khích họ làm việc tốt hơn thì phải
sử dung phương pháp kinh tế. Nhưng để ngăn chặn những thói hư tật xấu thì không
có phương pháp nào khác hơn là phải sử dung phương pháp tâm lý giáo dục để
khuyên răn họ.
---------------------------------------



×