Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

HIỆN TƯỢNG cảm ỨNG điện từ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 14 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GD-ĐT TRI TÔN
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TRƯỜNG THCS TRI TÔN

Tri Tôn, ngày 12 tháng 02 năm 2019

BÁO CÁO
Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp,
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
I - Sơ lược lý lịch tác giả:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Phượng

Nam, nữ: nữ

- Ngày tháng năm sinh: 1984
- Nơi thường trú: Ấp Tô Hạ, Xã Núi Tô, Huyện Tri Tôn, Tỉnh An Giang
- Đơn vị công tác: Trường THCS Tri Tôn.
- Chức vụ hiện nay: …………………………………..
- Lĩnh vực công tác: Giảng dạy
II – Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị:
 Tóm tắt tình hình đơn vị
- Tổng số cán bộ - giáo viên – nhân viên là 85, trong đó có 74/78 giáo viên đạt trình
độ ĐHSP, đảm bảo đáp ứng việc giảng dạy tất cả các môn học theo quy định của cấp
học.
- Phần lớn giáo viên sử dụng vi tính thành thạo và ứng dụng công nghệ thông tin khá
tốt trong dạy học.
- Một số giáo viên trẻ, nhiệt tình trong công tác
- Khuôn viên trường khá lớn, thoáng đảm bảo cho nhu cầu giảng dạy của giáo viên,
vui chơi, học tập của học sinh. Trường có khu nhà vệ sinh dành riêng cho giáo viên học sinh, hàng rào, cổng rào, nhà bảo vệ phục vụ tốt trong hoạt động của nhà trường.
Các phòng học, bàn ghế đúng quy cách, đèn quạt đầy đủ phục vụ tốt cho công tác dạy


và học .
- Thiết bị dạy học trong các phòng thực hành thí nghiệm Lý, Hóa, Sinh được trang
bị đầy đủ.
 Những thuận lợi và khó khăn
 ThuËn lîi
- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của BGH, chỉ đạo của ngành và của địa
phương.
Trang - 1


- Sự quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy của đồng nghiệp đặc biệt
là đồng nghiệp trong tổ bộ môn
- Sự kết hợp giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội ngày càng được chặt chẽ nên đã
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
- Trong công tác chi đạo Nhà Trường luôn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên
môn thông qua sinh hoạt tổ.
- Khối lượng kiến thức đã có giảm tải, nhẹ nhàng phù hợp với thời gian 45' trên
lớp, phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.
- Học sinh ngoan, có ý thức vươn lên trong học tập.
- Cơ sở vật chất khá đầy đủ để phục vụ cho việc giảng dạy. Trường có được các
phòng bộ môn, phòng ứng dụng CNTT.
 Khó khăn
- Học sinh chưa thực sự chú ý tới bộ môn một cách nghiêm túc như chưa vận dụng
làm TN ở nhà....
- Một bộ phận PHHS thường lo làm ăn, nên ít quan tâm đến việc học của con
mình.
- Bản thân cũng chưa được trải nghiệm giảng dạy ở các khối lớp của cấp học nên
gây đôi chút khó khăn trong vệ hình thành kiến thức truyền thụ cho học sinh.
 Tên sáng kiến: Thí nghiệm về “ HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ ”
 Lĩnh vực: Vật lý


III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến:
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến
- Kiến thức về phần điện học là một kiến thức khá trù trượng, khó nhận biết bằng
trực quan nên gây khó khăn cho học sinh về việc tiếp thu và hình thành kiến thức.
- Đa số học sinh còn chưa nhận biết được dòng điện cảm ứng được tạo ra bằng cách
nào? Nó liên quan đến hiện tượng vật lý gì ?
- Học sinh còn gặp khó khăn trong việc nhận biết sự về hiện tượng cảm ứng điện từ
cũng như cách xác định chiều dòng điện cảm ứng
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến
- Từ những thực trạng trên tôi nhận thấy cần phải đưa ra cách truyền đạt về các hiện
tượng phần điện học thông qua các thí nghiệm biểu diễn qua đó giúp học sinh nhận
thức được dễ dàng kiến thức mà mình đã học. đó cũng là lí do tôi chọn đề tài Thí
nghiệm về “ HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ ” để áp dụng vào vật lý Lớp 9,
chương 2: Điện từ học
+ Tiết 32, bài 31: “ Hiện tượng cảm ứng điện từ ”.
+ Tiết 36, bài 33: “ Dòng điện xoay chiều – phần I: chiều của dòng điện cảm ứng ” .
Trang - 2


- Để tạo hứng thú cho học sinh thích học môn vật lý hơn ngoài việc hướng dẫn học
sinh nhận biết về hiện tượng cảm ứng điện từ cũng như cách xác định chiều dòng
điện cảm ứng một cách dễ dàng ở vật lý 9 bằng sự kết hợp với những hình ảnh trực
quan sinh động qua đồ dùng thí nghiệm “ HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ ”
- Dựa vào dụng cụ mới này học sinh có thể quan sát được “ hiện tượng cảm ứng điện
từ cũng như cách xác định chiều dòng điện cảm ứng ” một cách dễ dàng hơn ở vật
lý 9.

3. Nội dung sáng kiến
Đối tượng nghiên cứu:

- Đối tượng là học sinh đại trà.
- Thời gian thực hiện là tuần 16, 20 của năm học 2017 -2018 và được tiếp tục kiểm
nghiệm ở tuần 16, 20 năm học 2018 -2019

Trang - 3


- Cách sử dụng :
HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ VÀ CÁCH NHẬN BIẾT CHIỀU DÒNG ĐIỆN
CẢM ỨNG

Bước 1: Hình ảnh mô
phỏng về đồ dung “ HIỆN
TƯỢNG CẢM ỨNG
ĐIỆN TỪ ”.

Trang - 4


Bước 2: Cho cực bắc(N)
của nam châm di chuyển
vào bên trong khung dây
kín  nhận thấy kim điện
kế lệch phải

Trang - 5


Bước 3: Thay đổi cực của
nam châm(cực nam  S)

đưa vào bên trong khung
dây lúc này kim điện kế
vẫn bị lệnh nhưng đổi
chiều sang trái(chứng tỏ
dòng điện cảm ứng đổi
chiều khi đổi cực nam
châm)

Trang - 6


Bước 4: làm lại thí
nghiệm như bước 3,
nhưng di chuyển nam
châm ra ngoài khung dây
lúc này kim điện kế bị
lệch ngược lại(lệch sang
phải)

Trang - 7


Bước 5: Kết luận
- Làm thí nghiêm tương
tự với nam châm hình
chữ U ta cũng thu kết
quả giống như vậy
- Vậy dòng điện cảm ứng
xuất hiện trong khung
dây kín khi:

+ Ta đưa nam châm lại
gần hay ra xa khung dây
+ Chiểu dòng điện cũng
đổi chìều khi ta di chuyển
nam châm lại gần hay ra
xa khung dây cũng như
thay đổi cực của nam
châm

Trang - 8


MÔ TẢ VỀ TIẾN TRÌNH DẠY
Thí nghiệm về “ HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ ”
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Mô tả được thí nghiệm hoặc nêu được ví dụ về hiện tượng cảm ứng điện từ
- Cách nhận biết chiều của dòng điện cảm ứng thông qua thí nghiệm
2. Kĩ năng.
- Giải thích được các hiện tượng liên quan đến hiện tượng cảm ứng điện từ.
3. Thái độ.
- Tích cực, nghiêm túc trong quá trình làm thí nghiệm liên hiện tượng cảm ứng điện
từ.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: bộ thí nghiệm tự làm về hiện tượng cảm ứng điện từ, tranh vẽ …
2. Học sinh: coi bài trước, soạn bài và bảng phụ khi hoạt động nhóm
III. Hoạt động dạy và học.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Sơ lược lại một số kiến thức có lien quan đến bài học.

3. Bài mới.
Ӝ Giới thiệu bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC
NỘI DUNG
GIÁO VIÊN
SINH
Hoạt động 1: Mô tả được thí nghiệm hoặc nêu được ví dụ về hiện tượng cảm ứng điện
từ.
- Cho HS đọc I, quan - Đọc, quan sát, lắng nghe, tìm I. Cấu tạo và hoạt động của
sát H.30.1 hoặc
hiểucấu tạo và hoạt động của đinamô ở xe đạp.
đinamô thực → GV
đinamô ở xe đạp.
☻Cấu tạo và hoạt động của
và HS tìm hiểucấu tạo
đinamô.
và hoạt động của
Trong đinamô có một nam châm
đinamô ở xe đạp.
và cuộn dây. Khi quay núm của
đinamô thì nam châm quay theo
và đèn sáng,

- Cho HS đọc C1.
- Giới thiệu dụng cụ
H.31.2 và phân tích
nội dung C1 → GV
hướng dẫn và cùng
HS làm TN H.31.2

Trang - 9

- Đọc C1.
- Quan sát, lắng nghe, làm
TN, thu lấy kết quả trả lời C1.

II. Dùng nam châm để tạo ra
dòng điện.
1. Dùng nam châm vĩnh cữu.
‫٭‬Thí nghiệm 1.


thu lấy kết quả trả lời
C1.

- C1:
+Di chuyển nam châm lại gần cuộn
dây thì kim điện kế lệch trái.
+Di chuyển nam châm ra xa cuộn
dây thì kim điện kế lệch phải
→Như vậy, trong cuộn dây xuất
hiện dòng điện và có chiều thay đổi
theo chiều dịch chuyển của nam
châm.

- Cho HS đọc C2 →
GV phân tích nội
dung C2, hướng dẫn
và cùng HS làm TN
thu lấy kết quả trả lời

C2.

- Cho HS đọc C3.
- Giới thiệu dụng cụ
H.31.3 và phân tích
nội dung C1 → GV
hướng dẫn và cùng
HS làm TN H.31.3
thu lấy kết quả trả lời
C3.

Trang - 10

- Đọc, lắng nghe, làm TN, thu
lấy kết quả trả lời C2.

- Đọc C3.
- Quan sát, lắng nghe, làm
TN, thu lấy kết quả trả lời C3.
Hiện tượng xảy ra tương tự
như vậy khi ta thay đổi nam
châm vĩnh cửu bằng nam
châm điện

- C2: Có
‫٭‬Nhận xét 1:
☻Cách dùng nam châm vĩnh cữu
để tạo ra dòng điện.
Dòng điện xuất hiện trong cuộn
dây dẫn kín khi ta đưa một cực

nam châm lại gần hay ra xa a đầu
cuộn dây đó hoặc ngược lại.
2. Dùng nam châm điện.
‫٭‬Thí nghiệm 2.
- C3:
→ Như vậy, trong cuộn dây xuất
hiện dòng điện và có chiều thay đổi.
‫٭‬Nhận xét 2:
☻Cách dùng nam châm điện để
tạo ra dòng điện.
Dòng điện xuất hiện trong cuộn
dây dẫn kín trong thời đóng và
ngắt mạch của nam châm điện,
nghĩa là trong thời gian dòng điện
của nam châm điện biến thiên.
☻Các cách tạo ra dòng điệndòng
điện trong cuộn dây dẫn kín.
Có nhiều cách dùng nam châm để
tạo ra dòng điện trong cuộn dây
dẫn kín. Dòng điện được tạo ra
theo cách đó gọi là dòng điện cảm
ứng.
III. Hiện tượng cảm ứng điện từ.


- Yêu cầu HS đọc
thông tin → GV và
HS cùng phân tích,
tìm hiểu “thế nào là
hện tượng cảm ứng

điện từ”.

- Đọc, lắng nghe, phân tích,
tìm hiểu.
Hoạt động 2: Vận dụng – Củng cố.
- Tổ chức cho HS lần - Đọc, quan sát, lắng nghe,
lượt đọc và trả lời
vận dung kiến thức, suy nghĩ,
C4,5 → GV nhận xét, trả lời.
trợ giúp khi cần thiết.
+C4: Làm TN H.30.4
→ kiểm tra tính chính
xác của câu trả lời của
HS.
- Đọc, tìm hiểu.
- Cho HS đọc và tìm
hiểu nội dung phần có
thể em CB

☻Hiện tượng xuất hiện dòng điện
cảm ứng gọi là hiện tượng cảm
ứng điện từ.

- C4: Trong cuộn dây có dòng điện
cảm ứng xuất hiện.
- C5:Đúng là nhờ nam châm ta có
thể tạo ra dòng điện.

 Mức độ khả thi
- Dạy hiện tượng cảm ứng điện từ bằng thí nghiệm biểu diễn dễ quan sát, dễ nhật biết

các hiện tượng của phần điện học với bộ thí nghiệm sử dụng dễ dàng, quan sát được
hiện tượng rõ ràng.
- Đồ dùng mới có, dễ thao tác và dễ thành công, vì các bước tiến hành này chính do
giáo viên thiết kế, chế tạo và khai thác để sử dụng trong giảng dạy. Không đòi hỏi
những kỹ năng thực hành đặc biệt, nên giáo viên nào cũng có thể thực hành được.
- Hiện tượng và kết quả thí nghiệm có sức hấp dẫn lôi cuốn, vì vậy nó có tác dụng
kích thích hứng thú học tập của học sinh.
- Với sáng kiến Thí nghiệm về “ HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ ” có thể
áp dụng giảng dạy cho học sinh khối 9 của toàn trường, chia sẽ ở tổ bộ môn vật lý
trong trường và chia sẻ ở các trường trong huyện.
IV. Hiệu quả đạt được:
- Hiệu quả việc đổi mới phương pháp giảng dạy:
+ Trong quá trình giảng dạy môn vật lý, tôi nhận thấy rằng với việc hướng dẫn truyền
đạt kiến thức cho học sinh về hiện tượng cảm ứng điện từ và cách xác định chiều dòng
điện cảm ứng thông qua đồ dung dạy học này góp phần mang lại hiệu quả cao của bộ
Trang - 11


môn cũng như những tiết học các em tham gia rất hăng hái, giờ học sôi nổi thu hút
nhiều em tham gia.
+ Theo kết quả khảo sát các lớp mà tôi nghỉ cần áp dụng cụ mới này. Học sinh sẽ rất
say mê hứng thú học tập, biết cộng tác nhóm, biết đặt vấn đề và giải quyết vần đề mà
giáo viên đưa ra. Phần lớn học sinh của lớp nhận biết được hiện tượng cảm ứng điện
từ cũng như cách tạo ra dòng điện phục vụ trong sản xuất và trong đời sống sinh hoạt.
V. Mức độ ảnh hưởng:
- Sáng kiến Thí nghiệm về “ HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ ” có thể áp
dụng cho học sinh khối 9 của toàn trường, chia sẽ ở tổ bộ môn vật lý trong trường và
chia sẽ ở huyện trong buổi trưng bày đồ dùng dạy học cấp huyện vào tháng 01/2018
tại trường tiểu học “A” Châu Lăng.
- Giúp cho bản than cũng như quý đồng nghiệp có nguồn tư liệu để phục vụ trong

công tác giảng dạy.
- Bổ sung thêm đồ dùng dạy học trong phòng thực hành bộ môn và có thể nhân rộng
cho các tổ chuyên môn ở các trường bạn.
VI. Kết luận:
- Qua sáng kiến Thí nghiệm về “ HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ ” này bản
thân tôi nhận thấy đề tài này đạt mức độ nhất định về nhiều mặt. Cụ thể:
+ Trong quá trình giảng dạy môn vật lý, tôi nhận thấy rằng với việc tự tạo và cải tiến
đồ dùng dạy học đã góp phần mang lại hiệu quả cao của bộ môn cũng như những tiết
học các em tham gia rất hăng hái, giờ học sôi nổi thu hút nhiều em tham gia.
+ Theo kết qủa khảo sát các lớp mà tôi áp dụng cụ mới này, tôi nhận thấy kết qủa học
tập của học sinh được nâng lên rõ rệt. Học sinh rất say mê hứng thú học tập, biết cộng
tác nhóm, biết đặt vấn đề và giải quyết vần đề mà giáo viên đưa ra. 100% học sinh của
lớp nhận biết được “ hiện tượng cảm ứng điện từ cũng như cách xác định chiều dòng
điện cảm ứng ”một cách dễ dàng hơn.
+ Việc tạo mới đồ dùng dạy học là hoàn toàn phù hợp với xu thế dạy học vật lý hiện
nay bởi vì việc tự tạo đồ dùng dạy học làm thay đổi nội dung, hình thức và phương
pháp dạy học một cách phong phú hơn.
Tóm lại: bằng phương pháp trực quan thông qua Thí nghiệm về “ HIỆN TƯỢNG
CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ ” này đã tạo hứng thú học tập cho học sinh, lớp học sinh động
hơn đặc biệt là học sinh yếu kém bắt kịp được kiến thức với các em khá, giỏi.
Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật.
.

Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến

Trang - 12

Người viết sáng kiến



Nguyễn Thị Phượng

PHỤ LỤC
Nội dung trình bày
I- Sơ lược lý lịch tác giả
Trang - 13

Trang
1


II. Tên sáng kiến

1

III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến

2

1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến

2

2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến

2

3. Nội dung sáng kiến

3


IV. Hiệu quả đạt được

12

V. Mức độ ảnh hưởng

12

VI. Kết luận

12

Phụ lục

14

Trang - 14



×