Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Trình bày khái niệm doanh nghiệp; có mấy cách phân loại doanh nghiệp?Theo những cách phân loại đó thì hiện nay ở Việt Nam có những loại hình doahiệp nào? Ý nghĩa quản lý của việc phân loại doanh nghiệp?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.28 KB, 2 trang )

Câu 13
Trình bày khái niệm doanh nghiệp; có mấy cách phân loại doanh nghiệp?
Theo những cách phân loại đó thì hiện nay ở Việt Nam có những loại hình doanh
nghiệp nào? Ý nghĩa quản lý của việc phân loại doanh nghiệp?
----------------------* Khái niệm
Có nhiều khái niệm về doanh nghiệp, tuy nhiên bao quát có thể hiểu doanh
nghiệp là tổ chức kinh tế có chức năng sản xuất - kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
một cách hợp pháp nhằm đạt lợi nhuận hoặc hiệu quả kinh tế - xã hội tối đa. Theo
đó, về cơ bản doanh nghiệp khác với những chủ thể khác như sau:
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế hợp pháp, khác với các tổ chức kinh tế
ngầm bất hợp pháp; Doanh nghiệp có tư cách pháp lý độc lập không giống như bộ
phận của doanh nghiệp; Doanh nghiệp lấy hợp đồng kinh doanh là mục tiêu chính
khác với các đơn vị hành chính sự nghiệp.
* Các cách phân loại doanh nghiệp
Doanh nghiệp được phân loại theo những tiêu chí sau:
- Theo tiêu chí sở hữu, doanh nghiệp được phân thành doanh nghiệp nhà
nước, doanh nghiệp tập thể, Công ty Trách nhiệm hữu hạn, Công ty Cổ phần, Công
ty hợp danh, Công ty một thành viên, doanh nghiệp tư nhân trong nước, doanh
nghiệp tư nhân ngoài nước.
- Theo tiêu chí là tư cách pháp lý của chủ thể doanh nghiệp gồm pháp nhân
kinh doanh và thể nhân kinh doanh. Pháp nhân là tổ chức của nhiều người. Dù là
pháp nhân hay thể nhân thì doanh nghiệp đều có tư cách pháp lý đầy đủ, đều tham
gia vào quan hệ pháp luật một cách độc lập, chịu trách nhiệm trước pháp luật về
mọi hoạt động kinh doanh của mình.
- Theo tiêu chí trách nhiệm tài chính, doanh nghiệp được phân thành doanh
nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn về mặt tài chính và doanh nghiệp chịu trách
nhiệm vô hạn về mặt tài chính. Chịu trách nhiệm hữu hạn về mặt tài chính là chủ
doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm đến cùng về mọi hoạt động của doanh nghiệp
bằng toàn bộ tài sản của mình. Chịu trách nhiệm hữu hạn về mặt tài chính là chủ
doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của doanh nghiệp trong khuôn
khổ tài sản mà họ có trong doanh nghiệp.


- Theo tiêu chí về quy mô, các doanh nghiệp chia làm ba loại là doanh
nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp quy mô vừa và doanh nghiệp quy mô nhỏ. Ở
Việt Nam, doanh nghiệp có mức vốn điều lệ thấp hơn 5 tỷ đồng và số lao động
dưới 200 người được gọi là doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp có mức
vốn điều lệ cao hơn 5 tỷ, lao động từ 200 người trở lên là doanh nghiệp lớn.


- Theo tiêu chí ngành sản xuất - kinh doanh, nền kinh tế được chia làm ba
ngành cơ bản là công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Vì vậy, doanh nghiệp cũng
bao gồm doanh nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp nông nghiệp và doanh nghiệp
dịch vụ. Doanh nghiệp công nghiệp thường đòi hỏi vốn lớn, sản xuất chuyên môn
hóa và ngày càng sử dụng cong nghệ hiện đại. Doanh nghiệp nông nghiệp là các tổ
chức kinh tế có chức năng sản xuất trong linh vực nông, lâm, ngư nghiệp với đối
tượng sản xuất là cây trồng, vật nuôi. Doanh nghiệp dịch vụ là những doanh nghiệp
hoạt động trong các lĩnh vực thương mại, tài chính, ngân hàng, dịch vụ, vận tải….
* Theo những tiêu chí phân loại doanh nghiệp như trên, hiện nay trong
điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
gồm các loại doanh nghiệp: doanh nghiệp nhà nước; công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân; doanh nghiệp liên
doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp BOT; hợp tác xã.
* Dưới góc độ quản lý kinh tế, việc phân loại doanh nghiệp là cơ sở để
xác định cơ chế quản lý kinh tế phù hợp với từng loại doanh nghiệp. Việc phân
loại doanh nghiệp là để có phương pháp, hình thức phân công quản lý doanh
nghiệp phù hợp, đảm bảo cho hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
mang tính khoa học, chuẩn xác mà không làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Phân loại doanh nghiệp sẽ giúp nhà nước xây dựng
các cơ chế quản lý riêng biệt, phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, với quy mô
và thể thức hoạt động của các doanh nghiệp. Giúp nhà nước thiết lập phạm vi, nội
dung, phương thức và biện pháp quán lý cụ thể đối với từng nhóm doanh nghiệp,
góp phần đạt được mục tiêu quản lý đã đề ra. Ngoài ra, việc phân loại doanh

nghiệp còn giúp cho các nhà đầu tư lựa chọn mô hình sản xuất kinh doanh phù
hợp, điều này sẽ thúc đẩy việc đầu tư kinh doanh, khuyến khích phát triển thành
lập và hoạt động hiệu quả của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
---------------------------------------



×