Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG THẺ HIỆN NAY Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.33 KB, 27 trang )

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG THẺ HIỆN NAY Ở VIỆT
NAM
1.1 NHỮNG NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ THẺ
1.1.1 Khái niệm và phân loại
1.1.1.1 Khái niệm
* Về mặt sử dụng
Thẻ là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do ngân hàng
phát hành. Thẻ được cấp cho khách hàng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch
vụ hoặc để rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động hay tại các ngân hàng
đại lý trong phạm vi số dư của tài khoản tiền gửi hoặc theo hạn mức tín
dụng được kí kết giữa ngân hàng phát hành và chủ thẻ. Hoá đơn thanh toán
thẻ chính là giấy nhận nợ của chủ thẻ đối với cơ sở chấp nhận thẻ. Đơn vị
chấp nhận thẻ và đơn vị cung ứng dịch vụ rút tiền mặt đòi tiền chủ thẻ qua
ngân hàng phát hành thẻ và ngân hàng thanh toán thẻ.
Các chủ thể tham gia vào giao dịch thẻ bao gồm:
 Ngân hàng phát hành
Ngân hàng phát hành thẻ là thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc
tế ( đối với các ngân hàng nước ngoài) và được NHNNVN cho phép thực hiện
nghiệp vụ phát hành thẻ (đối với các ngân hàng trong nước). Đây là ngân hàng
chuẩn bị thẻ cho khách hàng, ngân hàng phát hành có trách nhiệm: xem xét
việc phát hành thẻ, hướng dẫn chủ thẻ sử dụng thẻ và ban hành các quy định
cần thiết khi sử dụng thẻ, thanh toán số tiền trên hoá đơn của khách hàng do
ngân hàng đại lý chuyển đến, cấp phép các thương vụ thanh toán vượt hạn
mức.
 Ngân hàng thanh toán
Ngân hàng thanh toán thẻ là thành viên chính thức hoặc thành viên liên kết
của tổ chức thẻ quốc tế hoặc các ngân hàng được ngân hàng phát hành thẻ uỷ
quyền thực hiện nghiệp vụ thanh toán thẻ.
Ngân hàng thanh toán là ngân hàng trực tiếp ký hợp đồng với các cơ sở chấp
nhận thẻ và thanh toán các chứng từ giao fịch do cơ sở chấp nhận thẻ xuất
trình. Một ngân hàng vừa có thể đóng vai trò là ngân hàng thanh toán vừa


đóng vai trò là ngân hàng phát hành.
 Chủ thẻ
Chủ thẻ là người có tên ghi trên thẻ, được ngân hàng phát hành thẻ cho
phép sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ thay tiền mặt theo hạn
mức tín dụng được cấp. Ngoài ra chủ thẻ có thể sử dụng thẻ để rút tiền mặt tại
các máy rút tiền tự động hoặc các ngân hàng đại lý.
Chủ thẻ bao gồm chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ. Chủ thẻ chính và chủ thẻ
phụ cùng sử dụng chung một tài khoản thẻ với hạn mức tín dụng mà ngân
hàng cấp cho chủ thẻ chính. Giao dịch của chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ được
thể hiện trên cùng một sao kê và được gửi cho chủ thẻ chính để thanh toán. chủ
thẻ chính là người chịu trách nhiệm cuối cùng về thanh toán cá khoản chi tiêu
của cả chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ.
 Đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT)
ĐVCNT là các tổ chức hay cá nhân cung ứng hàng hoá, dịch vụ chấp
nhận thẻ làm phương tiện thanh toán. Các đơn vị này thông thường được
ngân hàng trang bị máy móc, kỹ thuật để chấp nhận thanh toán tiền hàng hoá,
dịch vụ bằng thẻ.
 Ngân hàng đại lý thanh toán
Là ngân hàng được ngân hàng thanh toán thẻ uỷ quyền thực hiện một số dịch
vụ chấp nhận thanh toán thẻ thông qua hợp đồng ngân hàng đại lý.
 Tổ chức thẻ quốc tế
Là hiệp hội các tổ chức tài chính, tín dụng, tham gia phát hành và thanh
toán thẻ quốc tế. Tổ chức và làm trung tâm xử lý cấp phép, thông tin giao dịch,
thanh toán của các ngân hàng thành viên trên toàn thế giới. Mỗi tổ chức thẻ
quốc tế đều có tên sản phẩm của mình. Khác với ngân hàng thành viên, tổ chức
thẻ quốc tế không có quan hệ trực tiếp với chủ thẻ hay CSCNT mà chỉ cung cấp
một mạng lưới viễn thông toàn cầu phục vụ cho quy trình thanh toán, cấp phép
cho ngân hàng thành viên một cách nhanh chóng. HIện nay trên thế giới có các
tổ chức thẻ: VISA, MASTERCARD, Công ty thẻ AMEX, Công ty thẻ JCB.
 Người chịu trách nhiệm thanh toán

Là người chịu trách nhiệm toàn bộ các khoản chi tiêu phát sinh từ việc
sử dụng thẻ và là chủ thẻ chính (nếu là thẻ cá nhân) hoặc tổ chức, công ty xin
cấp thẻ (nếu là thẻ do công ty uỷ quyền cho cá nhân sử dụng).
* Về mặt cấu tạo:
Dù là bất cứ loại thẻ gì, thẻ bao giờ cũng có một đặc điểm chung nhất:
Nó được làm bằng Plastic, có kích thước tiêu chuẩn quốc tế là 5,5cm x
8,5cm. Trên thẻ có in đầy đủ các yếu tố như: nhãn hiệu thương mại của thẻ,
số thẻ, tên chủ thẻ ,ngày hiệu lực ( ngày cuối cùng có hiệu lực) và một số cá
yếu tố khác tuỳ theo quy định của các Tổ chức thẻ quốc tế hoặc hiệp hội phát
hành thẻ.
Mặt trước của thẻ:
Biểu tượng: Mỗi loại thẻ có một biểu tượng riêng, mang tính đặc trưng
của tổ chức phát hành thẻ. Đây được xem như một yếu tố an ninh chống lại sự
giả mạo.
♦ VISA: Hình chữ nhật 3 mầu: xanh, trắng, vàng có chữ VISA chạy ngang
giữa màu trắng, trên hình chữ nhật 3 màu là hình chim bò câu đang
bay in chìm.
♦ MASTERCARD: Có 2 hình tròn lồng nhau nằm ở góc dưới bên phải
(một hình màu da cam, một hình màu đỏ) và dòng chữ MASTERCARD
màu trắng chạy ở giữa; trên 2 hình tròn lồng nhau là 2 nửa quả cầu
lồng nhau in chìm.
♦ JCB: Biểu tượng 3 màu: xanh công nhân, đỏ, xanh lá cây, có chữ JCB
chạy ngang ở giữa.
♦ AMEX: Biểu tượng hình đầu người chiến binh.
Số thẻ: Số này dành riêng cho mỗi chủ thẻ, được dập nổi trên thẻ và
được in lại trên hoá đơn khi chủ thẻ thanh toán bằng thẻ. Tuỳ theo từng loại
thẻ mà số các chữ số, chữ số và cách cấu trúc theo nhóm cũng khác nhau.
Thời gian có hiệu lực của thẻ: Là thời hạn mà thẻ được phép lưu hành.
Tuỳ theo từng loại thẻ mà có thể ghi ngày hiệu lực cuối cùng của thẻ hay ngày
đầu tiên đến ngày cuối cùng được sử dụng thẻ.

Họ và tên chủ thẻ: Được in bằng chữ nổi, là tên cá nhân nếu là thẻ cá
nhân, tên của người được uỷ quyền sử dụng nếu là thẻ công ty. Ngoài ra, có thẻ
còn có cả ảnh của chủ thẻ.
Ký tự an ninh trên thẻ, số mật mã của đợt phát hành: Mỗi loại thẻ luôn
có ký tự an ninh kèm theo, in phía sau ngày hiệu lực. VD: thẻ VISA có chữ
V( hoặc CV, PV, RV, GV), thẻ MASTER có chữ M và chữ C lồng vào nhau. Ngoài ra,
thẻ AMEX còn in thêm mật mã cho từng đợt phát hành.
Mặt sau của thẻ:
Dải băng từ: dải băng này có khả năng lưu trữ các thông tin cần thiết như: số
thẻ, ngày hiệu lực, tên chủ thẻ, ngân hàng phát hành…
Dải băng chữ ký: Trên dải băng này phải chữ ký của chủ thẻ để CSCNT có thể
đối chiếu chữ ký khi thực hiện thanh toán.
1.1.1.2 Phân loại
Trên mỗi giác độ khác nhau thì thẻ cũng được chia thành những loại
khác nhau. Chúng ta sẽ xem xét thẻ trên những phương diện cơ bản như sau:
* Theo chủ thể phát hành
• Thẻ do ngân hàng phát hành: là loại thẻ do ngân hàng phát hành
giúp cho khách hàng sử dụng số tiền do ngân hàng cấp tín dụng. Đây
là loại thẻ được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, không chỉ trong
phạm vi quốc gia mà còn trên phạm vi toàn cầu. Ví dụ như: VISA,
MASTERCARD, JCB…
• Thẻ do các tổ chức phi ngân hàng: đây có thể là các loại thẻ du lịch
giải trí của các tập đoàn kinh doanh lớn hoặc cũng có thể là thẻ do
các công ty xăng dầu, các cửa hiệu lớn phát hành. Ví dụ: Diners Club,
Amex…
* Theo tính chất thanh toán của thẻ
•Thẻ tín dụng (credit card):
Là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhấ, theo đó người chủ thẻ được
sử dụng một hạn mức tín dụng tuần hoàn để mua sắm hàng hoá,
dịch vụ tại các CSCNT.

Thẻ tín dụng thường do ngân hàng phát hành và thường được qui
định một hạn mức tín dụng nhất định trên cơ sở khả năng tài chính,
tài sản thế chấp của chủ thẻ. Chủ thẻ chỉ được phép chi tiêu trong
phạm vi hạn mức tín dụng đã cho. Chủ thẻ phải thanh toán cho ngân
hàng phát hành thẻ theo kỳ hàng tháng. Lãi suất tín dụngtuỳ thuộc
vào qui định của mỗi ngân hàng phát hành.
Tính chất tín dụng của thẻ còn thể hiện ở việc chủ thẻ được ứng
trước một hạn mức tiêu dùng mà không phải trả tiền ngay, chỉ thanh
toán sau một kì hạn nhất định. Thẻ tín dụng được coi là một công cụ
tín dụng trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng.
•Thẻ ghi nợ (debit card):
Với loại thẻ này, chủ thẻ có thể chi trả tiền hàng hoá, dịch vụ dựa trên
số dư tài khoản tiền gửi hoặc tài khoản tiền gửi thanh toán của mình
tại ngân hàng phát hành thẻ. Thẻ thanh toán không có hạn mức tín
dụng vì nó phụ thuộc vào số dư hiện hữu trên tài khoản của chủ thẻ.
Số tiền chủ thẻ chi tiêu sẽ được khấu trừ ngay vào tài khoản của chủ
thẻ thông qua những thiết bị điện tử đặt tại CSCNT.
Ngoài 2 loại thẻ phổ biến nhất là thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ đã nêu ở trên
thì cũng có một số loại thẻ khác được sử dụng cho cho một số mục đích
nhất định như:
•Thẻ rút tiền mặt (cash card) dùng để rút tiền mặt từ tài khoản của
chủ thẻ tại các máy rút tiền tự động ATM hoặc tại ngân hàng và sử
dụng các dịch vụ khác do máy ATM cung cấp ( vd: kiểm tra số dư,
chuyển khoản chi trả các khoản vay…). Với chức năng chuyên dùng
để rút tiền, yêu cầu đặt ra với chủ thẻ là phải ký quỹ tiền vào tài
khoản hoặc được ngân hàng cấp tín dụng thấu chi.
•Thẻ lưu giữ giá trị (storedb value card) được phát hành bằng cách
nộp một số tiền nhất định để mua thẻ, mỗi lần sử dụng thì số tiền
trên thẻ bị trừ dần. Thẻ này được sử dụng dể mua bán hàng hoá có
giá trị tương đối nhỏ như xăng dầu ở các điểm bán xăng tự động,

gọi điện thoại…(thẻ điện thoại và thẻ internet ở Việt Nam là điển
hình).
* Theo phạm vi lãnh thổ:
•Thẻ nội địa là thẻ được giới hạn sử dụng trong phạm vi một quốc gia
do vậy đồng tiền giao dịch phải là đồng bản tệ nước đó. Hoạt động
của loại thẻ này rất đơn giản, chỉ do một ngân hàng hoặc một tổ
chức điều hành việc phát hành, xử lý trung gian cho đến việc thanh
toán. Thẻ có nhược điểm là việc sử dụng chỉ giới hạn trong phạm vi
một quốc gia vì vậy việc kinh doanh sẽ không thật hiệu quả nếu
mạng lưới các CSCNT còn ít.
•Thẻ quốc tế sử dụng các loại ngoại tệ mạnh để thanh toán, được
chấp nhận trên phạm vi toàn cầu. Thẻ được hỗ trợ, quản lí trên toàn
thế giới bởi các tổ chức tài chính lớn như MasterCard, Visa… hoạt
động thống nhất, đồng bộ. Thẻ quốc tế rất được ưa chuộng vì tính an
toàn, tiện lợi của mình.
* Theo hạn mức của thẻ:
•Thẻ vàng (Gold card): là loại thẻ ưu hạng phù hợp với mức sống và
nhu cầu tài chính của khách hàng có thu nhập cao. Thẻ được phát
hành cho những đối tượng có uy tín, có khả năng tài chính lành
mạnh, có nhu cầu chi tiêu lớn. Điểm khác biệt của thẻ vàng so với thẻ
thường là hạn mức tín dụng lớn.
•Thẻ thường hay còn gọi là thẻ chuẩn (Standard card):là một loại thẻ
tín dụng nhưng mang tính phổ thông, phổ biến, được sử dụng rộng
rãi trên toàn thế giới, có hạn mức tín dụng thấp hơn thẻ vàng.
1.1.2 Vai trò và tính tiện ích của thẻ thanh toán
1.1.2.1 Đối với chủ thẻ
Cũng như các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt khác, thẻ sẽ
không thể tồn tại nếu nó không đem lại những lợi ích cụ thể cho người sử dụng
nó. Thật vậy:
 Nhanh chóng và thuận tiện:

Thứ nhất, với kích thước gọn nhẹ, chủ thẻ có thể dễ dàng mang thẻ
theo người và sử dụng thẻ để thanh toán tiền các loại hàng hoá- dịch vụ thông
qua một mạng lưới rộng rãi các ĐVCNT trong và ngoài nước. Chỉ cần một động
tác xuất trình thẻ và kí vào hoá đơn thì coi như việc mua bán đã hoàn tất và
chủ thẻ có thể nhận được những thứ mình cần.
Thứ hai, tính linh hoạt và thuận tiện của thẻ còn thể hiện rõ ràng khi
chủ thẻ đi du lịch hay công tác nước ngoài. Với thẻ thanh toán, chủ thẻ được
mua hàng hoá trước trả tiền sau và tài khoản của chủ thẻ chỉ bị ghi nợ khi nào
chủ thẻ thực sự chi tiêu bằng thẻ. Ngoài ra, chủ thẻ sẽ yên tâm hơn trong thời
gian ở nước ngoài khi ngân hàng phát hành thẻ triển khai các dịch vụ kèm
theo như: dịch vụ khách hàng 24/24, dịch vụ trợ giúp toàn cầu, dịch vụ bảo
hiểm lữ hành…
Thứ ba, với một tấm thẻ thanh toán trong tay, chủ thẻ sẽ có thể dễ
dàng rút tiền mặt bất cứ lúc nào tại các máy ATM được trang bị ở những nơi
công cộng trong và ngoài nước. Máy ATM còn cung cấp cho chủ thẻ những dịch
vụ khác như: trả nợ vay, chuyển khoản, xem số dư tài khoản…qua các thiết bị
điện tử của máy.
Thứ tư, sử dụng thẻ tín dụng có nghĩa là chủ thẻ đang được nhận một
khoản tín dụng tiêu dùng tự động, tức thời. Với hạn mức tín dụng mà ngân
hàng cung cấp, chủ thẻ có điều kiện mở rộng các giao dịch tài chính trong khả
năng thu nhập có hạn. Đối với thẻ nợ, chủ thẻ thậm chí còn được hưởng một
mức thấu chi nhất định trên tài khoản tiền gửi của mình tại ngân hàng.
 Tiết kiệm và hiệu quả
Thứ nhất, với việc sử dụng thẻ, một cách gián tiếp chủ thẻ đã tiết kiệm
được thời gian và chi phí vận chuyển, kiểm đếm tiền. Giao dịch bằng thẻ diễn
ra nhanh gọn cũng làm giảm thời gian phải bỏ ra cho việc mua sắm hàng hoá
dịch vụ, hay thời gian đến ngân hàng để làm các thủ tục với séc du lịch hoặc
các phương tiện thanh toán khác.
Thứ hai, với sao kê hàng tháng do ngân hàng gửi đến, chủ thẻ có thể
kiểm soát được các giao dịch tài chính của mình trong kỳ. Nếu chủ thẻ thanh

toán đầy đủ các khoản đã chi tiêu khi có thông báo thì không phải trả lãi ngoaì
khoản phí thường niên quy định. Cũng có thể chủ thẻ chấp nhận thanh toán
một khoản vừa đủ để duy trì hạn mức mà ngân hàng cho phép, phần còn lại họ
sẵn sàng trả lãi để được sử dụng số tiền còn nợ vào những mục đích khác có
chi phí cơ hội cao hơn.
Thứ ba, đối với những gia đình có con em đi du học thì thẻ thanh toán
thực sự đem lại hiệu quả trong việc chu cấp tiền hàng tháng mà không cần
phải tốn nhiều thời gian và thủ tục như các hình thức khác. Với thẻ kinh doanh,
công ty có thể quản lý và kiểm soát hiệu quả chi tiêu của nhân viên, giảm các
khoản tạm ứng công tác phí, thậm chí công ty còn được cấp ngay một nguồn
vốn ngắn hạn mà không cần thủ tục vay vốn.
 An toàn và được bảo vệ
Thẻ được chế tạo hết sức tinh vi, hiện đại và khó làm giả nên tính an
toàn của thẻ rất cao. Việc so sánh chữ kí mẫu trên thẻ với chữ kí chủ thẻ kết
hợp với các thông tin được mã hoá lưu ở đằng sau thẻ tạo nên một bức tường
vững chắc trước nguy cơ bị người khác lạm dụng. Khi mất thẻ hay lộ số PIN,
chủ thẻ có thể thông báo ngay cho ngân hàng phát hành thẻ để kịp thời phong
toả tài khoản thẻ. Với sự phát triển của các thiết bị kiểm tra hiện đại cũng như
sự ra đời của thẻ thông minh, tính an toàn của thẻ thanh toán sẽ còn tiếp tục
được nâng cao.
1.1.2.2 Đối với ĐVCNT
Các ĐVCNT là điều kiện không thể thiếu đối với sự phát triển thanh toán
thẻ. Thẻ sẽ trở nên vô dụng nếu không có các chủ thể này. Khi tham gia thanh
toán thẻ, lợi ích mà các ĐVCNT nhận được sẽ lớn hơn nhiều so với các chi phí
mà họ bỏ ra.
 Tăng doanh số bán hàng và thu hút thêm khách hàng
Khi đời sống của người dân được tăng cao thì đầu tư nước ngoài, du
lịch quốc tế sẽ ngày càng phát triển. Chấp nhận thanh toán thẻ là cung cấp cho
khách hàng, đặc biệt là các nhà đầu tư và khách du lịch một phương tiện chi
trả nhanh chóng tiện lợi. Do vậy, khả năng thu hút khách hàng sẽ tăng lên, nhờ

đó doanh số cung ứng hàng hoá dịch vụ của đơn vị cũng tăng lên. Như vậy thẻ
thanh toán tạo cho ĐVCNT khả năng cạnh tranh cao hơn so với các đơn vị
khác.
 Đảm bảo chi trả, tăng vòng quay của vốn, giảm chi phí
Việc chấp nhận thẻ sẽ giúp cho các cơ sở đa dạng hoá các phương thức
thanh toán, giảm tình trạng chậm trả của khách hàng. Với thẻ thanh toán, tài
khoản của ĐVCNT lập tức ghi có ngay sau khi thông tin truyền qua hệ thống
máy móc điện tử đên ngân hàng thanh toán. Số tiền này ĐVCNT có thể sử dụng
ngay vào mục đích quay vòng vốn, giảm các chi phí cơ hội. Đồng thời việc chấp
nhận thẻ thanh toán giúp cho đơn vị tiết kiệm thời gian kiểm đếm, thu giữ tiền

×