Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Lồng ghép một số trò chơi trong dạy học lịch sử ở trường THCS núi tô nhằm nâng cao chất lượng bộ môn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (992.42 KB, 15 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS NÚI TÔ

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Núi Tô, ngày 07 tháng 01 năm 2020.

BÁO CÁO
Kết quả thực hiện sáng kiến
I. Sơ lược lý lịch tác giả:
- Họ và tên: Nguyễn Tùng Giang

Giới tính: Nam

- Ngày tháng năm sinh: 13/4/1984.
- Nơi thường trú: Núi Tô, Tri Tôn, An Giang
- Đơn vị công tác: Trường THCS Núi Tô
- Chức vụ hiện nay: giáo viên dạy lớp
- Lĩnh vực công tác: Giáo viên dạy môn lịch sử khối 6,7,8,9 và chủ nhiệm lớp
9A2.
II. Sơ lược tình hình nhà trường:
1. Tình hình thuận lợi và khó khăn
a. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của các ngành, các cấp nên cơ sở vật chất đầy đủ phục vụ tốt
cho việc giảng dạy.
- Tổ chuyên môn thường đôn đốc và giám sát hiệu quả. Đồng nghiệp chung tổ
thường xuyên trao đổi nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy. Bản thân giáo viên cũng cố
gắng phấn đấu.


- Phần đông các em đều có đủ sách giáo khoa.
b. Khó khăn:
- Đa số học sinh là dân tộc khmer, gia đình khó khăn. Phụ huynh không có điện
thoại nên khó liên lạc cũng như theo dõi chống bỏ học cũng như quan tâm đến tình
hình học tập của học sinh.
- Kĩ năng sử dụng Tiếng Việt của các em học sinh khmer còn chậm nên khó tiếp
thu, theo kịp kiến thức.
2. Tên sáng kiến: “ Lồng ghép một số trò chơi trong dạy học lịch sử ở trường
THCS Núi Tô nhằm nâng cao chất lượng bộ môn”
3. Lĩnh vực: Chuyên môn Lịch Sử, cải tiến phương pháp dạy học lịch sử. Dạy Lịch
sử khối 6,7,8,9.
III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến:
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:
Trong hệ thống giáo dục ở trường trung học, môn lịch sử có vai trò quan trọng
trong việc bồi dưỡng cho học sinh những kiến thức về văn hóa, tư tưởng chính trị,
thái độ tình cảm, phẩm chất đạo đức, thái độ hành động.

-1-


Thông qua lịch sử, học sinh nhận thấy được quá trình phát triển của xã hội loài
người. Ngoài ra, môn học này còn góp phần quan trọng trong việc hình thành bồi
dưỡng nhân sinh quan và thế giới quan khoa học.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:
" Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam".
Điều đó cho thấy rằng lịch sử là một môn học quan trọng trong nhà trường.
Tuy có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ nhưng hiện nay
học sinh còn có thái độ xem nhẹ bộ môn này. Các em tiếp thu kiến thức một cách hời
hợt, thiếu chính xác, thiếu hệ thống, chỉ mang hình thức là học để đối phó các kì kiểm

tra.
Điều này đã đặt ra cho nhiều giáo viên đang giảng môn lịch sử một câu hỏi: “
Làm thế nào để tạo cho học sinh hứng thú học lịch sử, phát huy tính tích cực xây
dựng bài, kích thích sự tìm hiểu khám phá về kiến thức lịch sử của học sinh? ”
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến
Trong thực tế giảng dạy cho thấy tình trạng học sinh tiếp thu kiến thức còn thụ
động, thiếu sự nhiệt tình, tích cực trong các hoạt động. Một vài học sinh có biểu hiện
ỷ lại vào các bạn trong nhóm, chưa mạnh dạn bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân.
Trong quá trình giảng dạy giáo viên chưa mạnh dạn trong việc đổi mới phương
pháp dạy học chính vì vậy mà giờ học thường cứng nhắc, giáo viên luôn có tâm lí dạy
làm sao cho hết được bài học, không hướng tới học sinh làm trung tâm của việc dạy
học. Chưa dám mạnh dạn tổ chức các trò chơi trong tiết dạy, các tiết làm bài tập lịch
sử…
Thực ra từ trước đến nay, đa số giáo viên ở trường do điều kiện dạy học, thiết bị
còn có phần hạn chế nên khi giảng dạy hầu như giờ học chưa sôi nổi, học sinh chưa
có hứng thú học tập, giờ học nhàm chán, nên hiệu quả giờ học đạt kết quả chưa cao.
Là giáo viên dạy môn lịch sử, trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy việc tổ
chức trò chơi trong dạy học có sức hấp dẫn kì lạ, không đơn thuần là phương tiện giải
trí bổ ích mà qua đó giúp học sinh dễ hiểu, dễ khắc sâu kiến thức, nắm được một số
kĩ năng quan trọng như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng vận động nhanh nhẹn, khéo léo, kĩ
năng hợp tác, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết định, điều đặc biệt hơn cả là
qua tổ chức trò chơi sẽ kích thích HS học tập, các em sẽ lĩnh hội tri thức lịch sử một
cách dễ dàng, củng cố kiến thức một cách vững vàng, tạo niềm say mê, hứng thú hơn
trong giờ học lịch sử. Để góp phần đổi mới phương pháp dạy học bộ môn lịch sử ở
trường THCS theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, tăng cường
hoạt động cá thể với học tập giao lưu giải trí, hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn. Xuất phát từ thực tế nói trên, tôi đã không ngừng đổi mới phương pháp
dạy học “Lồng ghép một số trò chơi trong dạy học Lịch sử ”, và đã mạnh dạn thiết
kế và tổ chức trò chơi trong giờ học lịch sử và có hiệu quả bước đầu rất đáng mừng.
Đề tài này được cá nhân tôi thực nghiệm và cũng được đồng nghiệp áp dụng trong

một số tiết dạy đem lại hiệu quả cao. Với đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần
giúp giáo viên tiến hành một giờ học lịch sử có hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực
chủ động trong việc tiếp thu, lĩnh hội nội dung kiến thức của bài học.
3. Nội dung sáng kiến:
a. Tiến trình thực hiện:
-2-


Để tiến hành thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu bổ trợ về “ Phương pháp dạy học Lịch sử”.
+ Nghiên cứu các loại sách tham khảo, sách giáo khoa Lịch sử lớp 6, 7, 8, 9; tài
liệu chuẩn kiến thức kỹ năng và các nguồn thông tin khác.
+ Sưu tầm thêm các bản đồ, lược đồ, các tranh ảnh liên quan đến nội dung của
đề tài.
+ Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, tư liệu về việc thức hiện các loại
trò chơi
+ Phương pháp so sánh, đối chiếu.
+ Thao giảng, dự giờ, trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp trong quá trình giảng
dạy.
+ Áp dụng kinh nghiệm, phương pháp mới trên lớp học.
+ Đánh giá kết quả ban đầu và điều chỉnh bổ sung.
+ Kiểm tra, đánh giá kết quả học sinh.
b. Thời gian: Từ năm học 2016-2017 đến nay.
c. Biện pháp tổ chức:
Để tạo cho học sinh sự hứng thú trong việc lĩnh hội tri thức, trước khi thực hiện
bài giảng trên lớp, tôi luôn phác thảo trước những hình thức và phương pháp tổ chức
tiết dạy sao cho phù hợp với tâm lý của học sinh để các em có thể tiếp thu một cách
dễ dàng nhất với mọi đối tượng học sinh. Nắm bắt được tâm lý hiếu động, thích vui
chơi, thích thể hiện mình của các em, bản thân tôi thường lồng ghép một số trò chơi
vào bài giảng của mình với nhiều hình thức khác nhau: giới thiệu bài, làm bài tập, kể

chuyện nhân vật lịch sử,liên hệ thực tế,củng cố bài... Tuy nhiên để các em có thể
tham gia vào các trò chơi một cách nhiệt tình thì ngay trong quá trình truyền đạt kiến
thức ta phải tạo cho các em một sự thoải mái, gợi mở dần những câu hỏi khó đồng
thời lưu ý các em cần tập trung để có kiến thức tham gia trò chơi ở cuối tiết. Phần
ứng dụng lồng ghép trò chơi tôi thường sử dụng ở mục củng cố bài giúp các em khắc
sâu, nhớ lâu kiến thức bài học.
Các em đang trong độ tuổi “trở thành làm người lớn” nên ngoài việc thể hiện
được cá tính của mình, các em còn thích được vui chơi và càng thích hơn những lời
khen mà thầy cô cũng như bạn bè giành cho mình. Bởi vậy, khi ứng dụng lồng ghép
trò chơi vào tiết dạy sẽ thỏa mãn được tâm lý đó của học sinh, giúp các em chú ý hơn
vào bài học dần dần sẽ tạo thành thói quen tốt cho các em. Khi các em tham gia vào
các trò chơi, tôi có thể đánh giá được trong quá trình học các em có chú ý hay không,
mức độ hiểu bài của các em là bao nhiêu thậm chí việc chuẩn bị và sưu tầm những
nội dung tương tự với bài học có được các em thực hiện nghiêm túc hay không, thông
qua thái độ tích cực, sôi nổi khi các em trực tiếp tham gia các trò chơi liên quan đến
kiến thức của mình.
Để tổ chức thành công trò chơi, giáo viên phải xác định được các yêu cầu sau
đây:
- Xác định được phạm vi áp dụng của trò chơi.
- Xác định mục đích áp dụng của trò chơi.
- Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh về trò chơi.
- Tiến hành trò chơi trên lớp. Gồm 05 bước chủ yếu:
Bước 1: Giới thiệu tên trò chơi.
-3-


Bước 2: Lựa chọn đội chơi.
Bước 3: Quy định thời gian, phổ biến luật chơi.
Bước 4: Tổ chức trò chơi.
Bước 5: Tổng kết (Đánh giá) trò chơi.

Trong những năm học qua, tôi đã thiết kế và mạnh dạn áp dụng các trò chơi nêu
trên vào quá trình giảng dạy môn lịch sử, ngoài ra các trò chơi này tôi mời đồng
nghiệp tổ chức dạy thử nghiệm ở các môn học khác và hiệu quả thu được là rất khả
quan. Do giới hạn của một sáng kiến kinh nghiệm nên tôi chỉ đưa ra một số trò chơi
tiêu biểu và có hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy lịch sử ở chương trình THCS.
* Một số trò chơi liên quan môn học trong dạy học Lịch sử từ năm học 2016 –
2017 đến nay và có cập nhật thêm phần mềm sub classroom (phần mềm tạo bài
tập miễn phí)
Trò chơi ô chữ.
Mục đích luyện cho học sinh kĩ năng tư duy, suy nghĩ, tổng hợp, hợp tác, ra
quyết định. Với trò chơi này, chúng ta có thể áp dụng vào khâu củng cố bài học, hoặc
có thể sử dụng để kiểm tra kiến thức sau khi học một chương, một giai đoạn lịch sử.
Ở trò chơi này có 2 dạng chủ yếu:
- Dạng thứ nhất: Ô chữ có một hàng ngang.
T
H
O
A
H
I
Ê
P
+ Ví dụ: Bài 26 – lớp 8: Sau khi dạy xong bài, giáo viên hỏi học sinh ? Ô chữ
gồm có 8 chữ cái. Đây là thái độ chủ yếu của triều đình phong kiến nhà Nguyễn đối
với quá trình Pháp xâm lược Việt Nam. (T H Ỏ A H I Ệ P)
- Dạng thứ hai: Ô chữ có nhiều hàng dọc và có từ chìa khoá bí mật (mô phỏng trò
chơi Đường lên đỉnh Ôlimpia)
Sau khi giáo viên đọc câu hỏi mật mã hai đội đưa tay dành quyền trả lời. Nếu trả lời
sai đội còn lại sẽ được quyền trả lời, mỗi đội trả lời tối đa một lần, thời gian suy nghĩ
là 10 giây.

+ Học sinh trả lời đúng mật mã được 40 điểm, nếu không giải được mật mã thì
giáo viên giải. Em nào hoàn thành trò chơi xuất sắc nhất sẽ được thưởng điểm.
+ Tổ chức trò chơi
Ví dụ: giáo viên treo bảng sơ đồ ô chữ có dán keo như sơ đồ trên lên bảng rồi cho
tiến hành trò chơi bằng cách đưa ra các gợi ý sau:
+ Mật mã lịch sử: Gồm 07 chữ cái: Đây chính lực lượng tham gia đông nhất trong
cuộc khởi nghĩa Yên Thế -> (Nông dân) - Nếu hai đội không trả lời được thì giáo
viên cho hai đội trả lời các câu hỏi hàng ngang.
Giáo viên đặt các câu hỏi gợi ý sau:
* Ô hàng ngang số 1; gồm 12 chữ cái: Tên vị thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
* Ô hàng ngang số 2; gồm 4 chữ cái: Đây là tên đồng bào ở Hà Giang đã tham
gia chống Pháp dưới ngọn cờ của Hà Quốc Thượng.
* Ô hàng ngang số 3; gồm 8 chữ cái: Tên tỉnh mà cuộc khởi nghĩa đã nổ ra.
* Ô hàng ngang số 4; gồm 14 chữ cái: Tên thật của Hoàng Hoa Thám.
* Ô hàng ngang số 5; gồm 7 chữ cái: Đây là tinh thần chiến đấu của nghĩa quân
Yên Thế.
* Ô hàng ngang số 6; gồm 11 chữ cái: Tên một nhà yêu nước tiêu biểu đã đến
bắt lên lạc với nghĩa quân Yên Thế.
-4-


* Ô hàng ngang số 7; gồm 5 chữ cái: Đây là tên vị lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Yên
Thế ở giai đoạn 1.
- Mỗi đội trả lời câu hỏi gợi ý theo trình tự lần lượt, học sinh được chọn ô hàng
ngang để trả lời, không theo ô thứ tự. Ví dụ: Em chọn hàng ngang thứ 3.
- Học sinh trả lời từ chìa khoá sau khi giáo viên đọc câu hỏi sau 5 giây.
H

B


T
A

R

A

U

O

C

A
M

G
O

I

N

A

N

H

D


U

N

P
D

H
E

A
N

B
A

O

N
O

G
N

N
G

G
V


H
G

O

A

A

N

T

N

H

G

A

H

M

I

G
I


C

H

A

U
M

Trò chơi tiếp sức.
Mục đích luyện cho học sinh kĩ năng tư duy, hiểu, biết, nhớ, hợp tác, rút
ra quyết định.
Giáo viên chuẩn bị nội dung sẳn ở những mẫu giấy sau đó có thể chia lớp làm 3
đội. Các thành viên trong đội lần lượt lên dán các dữ kiện sau cho đúng với nội dung
yêu cầu
+ VD: Sử 9 - Bài 12: “Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng
khoa học kĩ thuật”.
Học sinh sẽ hoàn thành theo mẫu sau: những thành viên trong đội sẽ thay nhau lên
hoàn thành. Đội nào hoàn thành sớm nhất và chính xác nhất sẽ thắng.
ST
Lĩnh vực
Thành tựu
T
1
2
3
4
5
6

7

Khoa học cơ bản
Công cụ sản xuất mới
Nguồn năng lượng mới
Vật liệu mới
Trong nông nghiệp
GTVT,TTLL
Du hành vũ trụ

Trò chơi “Điền sơ đồ trống”
Đây là trò chơi mà giáo viên đã chuẩn bị trước sơ đồ trống để cho học sinh điền
nội dung, với trò chơi này giáo viên dễ dàng áp dụng đối với các bài có liên quan tới
tổ chức bộ máy nhà nước, đặc biệt là chương trình lịch sử khối 6 và 7
Bài áp dụng: Bài 29: “Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và chuyển
biến kinh tế xã hội Việt Nam” (Lịch sử lớp 8)
- Phạm vi trò chơi: Dạy kiến thức mới. Phần 1. Tổ chức bộ máy nhà nước.
- Mục đích trò chơi: Giúp các em hiểu và rèn kĩ năng vẽ (dán) sơ đồ bộ máy thống trị
của Pháp ở Đông Dương.

-5-

A


- GV chuẩn bị trước sơ đồ trống (vẽ trên 02 tờ giấy Crơki) như sơ đồ phần đáp án
Tổ chức bộ máy thống trị của Pháp ở Đơng Dương được viết thành từng ơ chữ (viết
rời ngồi giấy Crơki thành 09 ơ) có dán keo 2 mặt như sau: (mỗi 1 ơ giáo viên chuẩn
bị 2 tờ)
Bộ máy chính quyền cấp tỉnh, huyện (Pháp – bản xứ)

Bộ máy chính quyền cấp Kì (Pháp)
Tồn quyền Đơng Dương
Bộ máy chính quyền cấp xã thơn (bản sứ)
Sơ đồ hồn chỉnh:
Toàn quyền Đông
Dương
Bắc Kì
(Thống
sứ)

Trung Kì
(Khâm
sứ)

Nam Kì
(Thống
đốc)

Lào
(Khâm
sứ)

Cam-pu-chia
(Khâm sứ)

Bộ máy chính quyền cấp Kì (Pháp)

Bộ máy chính quyền cấp Tỉnh, Huyện (Pháp + Bản sứ)

Bộ máy chính quyền cấp Xã, Thôn


Trò chơi “Điền lược đồ trống”
Với trò chơi này thì giáo viên chuẩn bị lược đồ, sơ đồ trống trước hoặc nhà trường
có sơ đồ khơng màu để học sinh điền kí hiệu của một chiến dịch, một cuộc khởi
nghĩa.
VD: học sinh điền kí hiệu chiến dịch Việt Bắc thu - đơng 1947; chiến dịch Biên giới
thu- đơng 1950, các cuộc tiến cơng chiến lược đơng xn 1953-1954, chiến dịch Điện
Biên Phủ 1954

-6-


Trò chơi “Tìm hiểu nhân vật lịch sử” và “nhìn hình đoán nhân vật”
Đây là trò chơi nhằm tìm hiểu một cách khái quát về thân thế sự nghiệp những
nhân vật lịch sử có công lao to lớn đối với lịch sử dân tộc và nhân loại, do vậy mà
giáo viên phải tổ chức chương trình ngoại khoá và các tiết làm bài tập lịch sử để dễ
dàng thực hiện.
+ VD: Tìm hiểu các nhân vật lịch sử đã có công đối với dân tộc trong giai đoạn Pháp
xâm lược Việt Nam. (Bài 24, 25 - Lịch sử 8). Giáo viên có thể đặt vài câu hỏi về thân
thế, những sự kiện lịch sử liên quan đến những nhân vật lịch sử từ đó học sinh sẽ trả
lời họ là ai.
- Ai là người đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp trên sông Vàm cỏ Đông
( 10/12/1861)?
- Ai là người chỉ huy nhân dân ta chống Pháp khi Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược
nước ta vào 1/9/1858 ?
+ VD: Bài 24, 25 - Lịch sử 8: Giáo viên cho học sinh xem các hình ảnh liên quan đến
từng nhân vật trong bài học từ đó để các em đoán nhân vật đó là ai ?
NGUYỄN TRUNG TRỰC

NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU


-7-


Trò chơi “Hái hoa - trả lời câu hỏi lịch sử”
Áp dụng đối với các tiết ngoại khóa, làm bài tập lịch sử. Giáo viên chuẩn bị một
cây hoa (trong thiên nhiên hoặc hoa giả), trên nhánh hoa có ghi các chủ đề câu hỏi để
học sinh lựa chọn (chủ đề nhân vật; chủ đề sự kiện; chủ đề chiến tranh; chủ đề văn
hoá…) trong mỗi chủ đề có hệ thống câu hỏi để HS trả lời…giáo viên cũng có thể
chia lớp thành 2 hoặc 3 đội tham gia và đại diện của từng đội lên chon câu hỏi để trả
lời

Trò chơi “Dựng lại nhân vật lịch sử” hoặc “Sắm vai”
-8-


Đây là trò chơi mà học sinh được làm quen ở nhiều môn khác nhau như: Ngữ
Văn, Giáo dục công dân…Qua trò chơi này học sinh sẽ khắc sâu thêm kiến thức từ
những nhân vật lịch sử cũng như các sự kiện có liên quan đến nhân vật. Đối với loại
trò chơi này giáo viên dễ ứng dụng trong môn Lịch sử khối 6-7.
+ VD: Trong bài 14 “ Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên” lịch
sử lớp 7 giáo viên có thể yêu cầu học sinh dựng lại tiểu phẩm nhân vật Trần Quốc
Toản khi không được dự hôị nghị Bình Than do còn nhỏ tuổi. Qua đó để thấy được
lòng yêu nước câm thù giặc xăm lược của Trần Quốc Toản đồng thời giáo dục lòng
yêu nước tự hào dân tộc cho học sinh.
Trò chơi “Ôn tập lịch sử”
Trò chơi này sẽ giúp học sinh tổng hợp được kiến thức ở từng chương và cả
một học kì. Đối với loại trò chơi này giáo viên dễ dàng thực hiện ở các tiết làm bài
tập lịch sử, bài tập chương hoặc ôn tập kiểm tra một tiết, ôn tập thi học kì.
Đối với trò chơi này giáo viên cần chuẩn bị câu hỏi sẳn đưa cho học sinh về

nhà soạn sau đó chia lớp thành 3 hoặc 6 đội và soạn trên Powerpoint.
Phần thi có thể chia làm 2 vòng:
- Vòng 1: Thi trả lời nhanh bằng các câu hỏi trắc nghiệm
- Vòng 2: Thi trả lời câu hỏi tự luận

TRÒ CHƠI ÔN TẬP LỊCH SỬ

GÓI CÂU HỎI SÔ 1

GÓI CÂU HỎI
SÔ 3
GÓI CÂU HỎI SÔ 3

GÓI CÂU HỎI SÔ 2

GÓI CÂU HỎI SÔ 4
GÓI CÂU HỎI SÔ 5

GÓI CÂU HỎI SÔ 6

-9-


+ Lưu ý: Khi thực hiện trò chơi này giáo viên nên phân công học sinh tham gia và
ban giám khảo, ban thư kí cho rõ ràng. Để cho cuộc thi sôi nổi giáo viên cần có phần
thưởng cho các đội tham gia.
* Phần mềm shub classroom ( phần mềm tạo bài tập miễn phí )
Phần mềm này tôi chỉ mới áp dụng thử ở học kì 1 năm học 2019-2020 do được giới
thiệu từ một người đồng nghiệp trong hội đồng bộ môn lịch sử của tỉnh đang dạy
trường Lê Hồng Phong huyện Tịnh Biên. Do còn mới nên tôi chỉ áp dụng một phần

nào đó ở khối 8 và 9, yêu cầu các em phải có điện thoại thông minh và phần nào đó
thông hiểu về internet (điện thoại phải kết nối Zalo)

Shub Classroom là ứng dụng tạo bài tập miễn phí từ file phi cấu trúc dưới mọi định
dạng. Với Shub Classroom bạn không cần phải lo nghĩ về thời gian chuẩn bị, chấm
điểm và quản lý bài tập của mình
CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG
1. Giáo viên: Tạo lớp học, bài tập trên SHub Classroom và gửi mã lớp học đến học
sinh

2. Học sinh: Tham gia lớp học thông qua mã lớp và làm bài trên ứng dụng

- 10 -


3. Hệ thống: Tự động chấm bài, thống kê và tổng hợp giúp giáo viên dễ dàng nắm
bắt tình hình lớp học

4. Nâng cao hiệu quả giảng dạy và chất lượng học sinh
TẠI SAO NÊN CHỌN SHUB CLASSROOM?
* Tốt nhất cho học sinh: Việc học của học sinh trở nên thú vị hơn bao giờ hết với
Shub Classroom. Sau khi làm bài xong, kết quả của học sinh sẽ được hiển thị ngay
lập tức
* Quản lý hiệu quả: Thông tin làm bài của học sinh được cập nhật liên tục cho giáo
viên và phụ huynh
* Miễn phí: Shub Classroom không những mang lại chất lượng tuyệt vời mà còn
hoàn toàn miễn phí
* Đơn giản: Bài tập được tạo chỉ với vài thao tác đơn giản mà không cần soạn thảo
đề bài
TÍNH NĂNG NỔI BẬT


- 11 -


Ngoài ra còn rất nhiều loại trò chơi khác cũng tạo nên sự hứng thú cho học sinh
như:
* Giáo viên tổ chức các tiết ngoại khoá, hay lồng ghép đối với các tiết làm bài tập
lịch hoặc sử dụng trong tiết học lịch sử địa phương sẽ dễ tổ chức và dễ thực hiện.
+ VD: Em hãy kể tên các di tích lịch sử tiêu biểu ở An Giang. (Khu tưởng niệm Chủ
Tịch Tôn Đức Thắng, Óc Eo, Cột dây Thép, Đồi Tức Dụp, nhà mồ Ba Chúc...)
Kể tên các anh hùng dân tộc ở An Giang mà em biết…
IV. Mức độ khả thi:
- Đề tài tài “ Lồng ghép một số trò chơi trong dạy học lịch sử ở trường
THCS Núi Tô nhằm nâng cao chất lượng bộ môn” đã được áp dụng ở trường
THCS Núi Tô năm học 2016-2017.
- Ngoài ra, bài viết này có thể triển khai ở tất cả các bộ môn trong trường trung
học cơ sở. Khi ứng dụng phải chọn lọc lại những nội dung phù hợp với tình tình thực
tế của trường mình và bổ sung những điểm mới theo yêu cầu của ngành trong từng
năm.
- Xã hội ngày càng phát triển, thành tựu khoa học ngày càng nhiều, dung lượng
kiến của mỗi tiết dạy là rất lớn. Do đó, với đề tài này sẽ giúp học nắm bắt, tiếp cận
được kiến thức bài học theo lối hiện đại, phát huy tính sáng tạo, tính chủ động tích
cực của học sinh, là cách dạy lấy học sinh làm trung tâm, giúp học sinh tiếp cận thế
giới hiện đại một cách nhanh nhất. Đây là lối dạy rất thuận lợi với yêu cầu của môn
lịch sử là một phương tiện để lồng ghép môi trường, lồng ghép kĩ năng sống, lồng
ghép tư tưởng Hồ Chí Minh.
V. Hiệu quả đạt được:

- 12 -



Trong quá trình thực hiện tiết dạy giáo viên nên tích hợp với công nghệ thông
tin như cho học sinh xem video, xem hình ảnh, phóng sự về những địa danh, sự kiện,
thông tin liên quan đến bài học thì học sinh đã rất hào hứng, phấn khởi và tự các em
đã có thêm những cảm nhận,
Trong thực tế chúng tôi nhận thấy khi soạn bài có kết hợp với trò chơi sẽ giúp
học sinh tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đã học. Từ đó học sinh
sẽ linh hoạt hơn, sinh động hơn. Học sinh có hứng thú học tập, tìm tòi, khám phá
nhiều kiến thức và được suy nghĩ, sáng tạo nhiều hơn. Từ đó vận dụng kiến thức vào
thực tế tốt hơn.
Bảng so sánh hiệu quả của quá trình lồng ghép trò chơi qua các năm thực dạy
môn lịch sử tại trường THCS Núi Tô
Năm học Tổng số
Giỏi
khá
Trung bình
Yếu
2016-2017
176
72 (40,91%) 55 (31,25 %) 47 (26,7%)
2 (1,14%)
2017-2018
198
97 (48,99%) 69 (34,85%) 30( 15,15%) 2 (1,01%)
2018-2019
181
83 (45,86%) 68 (37,57%) 29 (16,02%) 1 (0,55%)
a. Về phía học sinh:
- Giúp các em dễ nắm bắt bài gây được sự hứng thú khi học môn Lịch Sử, các em
nắm được kiến thức cần thiết, vận dụng linh hoạt, mềm dẻo vào tình huống cụ thể.

- Khi thực hiện lồng ghép trò chơi vào bài học giúp học sinh dễ hệ thống kiến thức
các môn, các em hứng thú tiếp thu và hứng thú học tập, dần dần các em yêu thích bộ
môn Lịch sử hơn, thấy được vai trò quan trọng và gần gũi hơn của môn học.
- Bước đầu hình thành ở các em cách học sáng tạo, tạo cho các em có thói quen
mở rộng tư duy sáng tạo, phân tích kĩ những vấn đề của bộ môn Lịch sử, có hứng thú
hơn trong việc sưu tầm tài liệu, hình ảnh cho bài giảng tiếp theo. Qua đó giúp các em
có phương pháp tự học, tự nghiên cứu.
- Khi lồng ghép trò chơi vào môn lịch sử thì những bài học mới sẽ trở nên cụ thể
gần gũi dễ hiểu, học sinh thấy được không còn phức tạp, xa lạ. Do đó, tiết học trở nên
sôi nổi, cuốn hút mọi đối tượng học sinh, phát huy hết khả năng sáng tạo, tư duy tổng
hợp của học sinh. Một tiết học như vậy sẽ để lại nhiều ấn tượng. Từ đó học sinh sẽ có
hứng thú với bộ môn lịch sử và sẽ tự mình làm những việc mà người giáo viên đã
hướng dẫn trước.
b. Về phía giáo viên
- Giúp cho bản thân tôi nhanh chóng đưa vào bài dạy của mình những thông
tin kịp thời, cấp thiết cho tiết dạy. Do đó hiệu quả các tiết dạy đã được nâng lên hẳn
so với những tiết chưa có lồng ghép .
- Bằng những thủ thuật cơ bản kết hợp với những phương pháp dạy học đặc trưng
bộ môn, chúng tôi có thể điều khiển tiết dạy một cách linh hoạt vừa đảm bảo nội
dung bài giảng vừa đảm bảo được tính chất sinh động của lớp, phát huy tính tích cực
học sinh với một bầu không khí tự nhiên, thoải mái mà không mất đi tính chất đặc thù
của bộ môn.
- Giờ học trở nên sinh động, thân thiện giữa thầy và trò nhất là những vấn đề mới
phát sinh trong tiết dạy. Người giáo viên luôn ở tư thế làm chủ được bài giảng của
mình ở mọi tiết dạy, và có thể điều chỉnh tiết dạy phù hợp thời gian. Trong mọi tiết

- 13 -


dạy, tùy hình hình lớp tôi có thể tích hợp linh hoạt, cần thiết. Do đó, tiết dạy mang

tính tự nhiên, mỗi kiến thức đều có một hiệu quả nhất định.
VI. Mức độ ảnh hưởng:
1. Tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm qua thực tiển áp dụng:
Điều quan trọng là các giải pháp trên đã hình thành cho các em những kỹ năng
cần thiết như: Khai thác kênh hình, nhận biết, phân tích, tư duy và làm tốt các bài tập
thực hành. Đây là một nền tảng vững chắc cho các em khi học tiếp tục lên các lớp
trên. Giúp các em hứng thú và tự tin trong học tập môn sử, mà không còn nhàm chán
môn học như trước đây.
2. Phạm vi tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm:
- Đây là đề tài tôi đã nghiên cứu từ năm học 2016- 2017. Tôi đã áp dụng vào
chương trình giảng dạy lịch sử.
- Áp dụng được trong chương trình lịch sử THCS về kĩ năng nhận biết, khai thác
kênh hình, câu hỏi tư duy, kĩ năng so sánh cho học sinh.
- Áp dụng cho học sinh của Trường THCS Núi Tô và cả các Trường THCS trực
thuộc huyện Tri Tôn sẽ đạt hiệu quả cao.
3. Những bài học kinh nghiệm:
- Giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ nội dung của bài học để truyền đạt kiến thức
cho học sinh một cách có tính lôgic và dễ nhớ. Bởi vì, chỉ khi nào giáo viên nắm
vững nội dung kiến thức và đầu tư nghiên cứu phương pháp dạy thì mới có thể truyền
đạt kiến thức cho học sinh bằng nhiều con đường khác nhau phù hợp với đặc điểm
từng đối tượng học sinh.
- Giáo viên không làm thay cho học sinh, mà chỉ đóng vai trò tổ chức, hỗ trợ cho
các em.
- Cần phải tạo bầu không khí học tập vui tươi, thân thiện sẽ giúp các em hưng
phấn trong học tập, các em sẽ tích cực hoạt động, từ đó các em sẽ đạt kết quả cao
trong học tập.
- Cần phải giáo dục ý thức tự giác học tập và tạo niềm tin, hứng thú học tập cho
các em.
- Khi giao việc cần phải vừa sức, phù hợp với khả năng học tập của từng đối
tượng học sinh.

- Dành nhiều thời gian cho các em luyện tập, thực hành qua đó sẽ giúp các em tự
chiếm lĩnh và nắm vững kiến thức.
- Có điều kiện nâng cao tay nghề.
VII. Kết luận:
Sau một thời gian thực hiện đề tài đã giúp cho các em học sinh hệ thống lại các
kiến thức bài học từ đơn giản đến phức tạp một cách khoa học, học sinh khắc sâu
được kiến thức qua từng bài dạy, hình thành được cho học sinh những kĩ năng sống
cơ bản. Học không chỉ nghe, nhìn mà phải giúp học sinh đi sâu vào thực tế, khám khá
những vấn đề có tính phức tạp bộ môn, phải có sự đào sâu, tổng quát hơn về những
kiến thức lịch sử đang học.
Phương pháp dạy học lồng ghép trò chơi không phải là mới, nhưng nếu biết vận
dụng hợp lý, người giáo viên sẽ làm cho bài giảng thêm sinh động, có tính hấp dẫn
với học sinh. Việc vận dụng phương pháp trên kết hợp với các hình thức dạy học tích
cực khác sẽ làm học sinh thêm yêu thích môn lịch sử, truyền cho các em lòng yêu
- 14 -


nước, tự hào với truyền thống dân tộc, từ đó có ý thức hơn trong việc xây dựng và
bảo vệ đất nước.
Xã hội ngày càng phát triển, thành tựu khoa học ngày càng nhiều, dung lượng
kiến của mỗi tiết dạy là rất lớn. Do đó, với đề tài này sẽ giúp học sinh nắm bắt, tiếp
cận được kiến thức bài học theo lối hiện đại, phát huy được tính sáng tạo, tính chủ
động tích cực của học sinh, là cách dạy lấy học sinh làm trung tâm, giúp học sinh tiếp
cận thế giới hiện đại một cách nhanh nhất.
Trên đây là một số kinh nghiệm, chúng tôi rút ra trong qua trình giảng dạy lịch
sử. Do thời gian có hạn và kinh nghiệm còn hạn chế trong quá trình viết khó tránh
khỏi thiếu sót .Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến nhiệt tình của Hội đồng khoa
học nhà trường cũng như các đồng nghiệp để đề tài từng bước hoàn chỉnh và áp dụng
có hiệu quả hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn!
Tôi xin cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật

Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến

Người viết sáng kiến

Nguyễn Tùng Giang

- 15 -



×