Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích các nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường và những vấn đề đặt ra hiện nay; hướng đổi mới của quản lý Nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.36 KB, 3 trang )

câu 15
Phân tích các nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường
và những vấn đề đặt ra hiện nay; hướng đổi mới của quản lý Nhà nước đối
với các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam
--------------------------------Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có chức năng sản xuất - kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ một cách hợp pháp nhằm đạt lợi nhuận hoặc hiệu quả kinh tế - xã hội
tối đa.
Cơ chế thị trường là cơ chế vận hành của nền kinh tế dưới tác động của các
quy luật thị trường.
* Nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường và
những vấn đề đặt ra hiện nay
Một là, làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm.
Ngược lại với cơ chế hế hoạch hóa tập trung, trong cơ chế thị trường,
doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải lo cả đầu vào lẫn đầu ra của sản xuất.
Đó là các hoạt động tạo ra hàng hóa, dịch vụ có chất lượng cao, giá cả hợp lý nhằm
thỏa mãn nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của sản xuất tiêu dùng. Các hoạt
động này đòi hỏi doanh nghiệp phải được tự chủ về khai thác nhu cầu, xây dựng kế
hoạch, tự chủ tài chính, kỹ thuật, tổ chức, nhân sự, sản phẩm….trong khuôn khổ
pháp luật không cấm.
Hai là, hạch toán độc lập tái sản xuất mở rộng doanh nghiệp.
Tái sản xuất mở rộng là sự lặp lại quá trình sản xuất với quy mô lớn hơn.
Muốn tăng quy mô sản xuất kinh doanh trong cơ chế mới, doanh nghiệp phải tích
tụ vốn. Muốn có điều kiện này, doanh nghiệp phải thực hiện hạch toán kinh doanh
theo nguyên tắc tự cấp phát tài chính, tự hoàn vốn và có doanh lợi, phải lấy đồng
tiền làm thước đo hiệu quả sản xuất kinh doanh ngay cả với doanh nghiệp Nhà
nước.
Ba là, Cạnh tranh để tồn tại.
Cạnh tranh là một tất yếu kinh tế, một quy luật trong nền kinh tế hàng hóa
vận động theo cơ chế thị trường và có nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia hoạt
động sản xuất kinh doanh. Cạnh tranh được diễn ra giữa các doanh nghiệp cùng
hoặc khách ngành nghề kinh doanh, giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước với


mục đích là giành vị thế trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để tăng thu lợi nhuận,
nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
Cạnh tranh sẽ kích thích các doanh nghiệp ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, cải tiến tổ chức và phương thức quản lý khoa học hơn, tiết
kiệm chi phí sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, giá thành rẻ phù hợp
thị hiếu người tiêu dùng. Đồng thời, buộc các nhà quản lý kinh tế phải năng động,


linh hoạt và quyết đoán trong việc đưa ra những quyết định quản lý phù hợp. Cạnh
tranh cũng là một động lực khuyến khích các doanh nghiệp liên doanh, liên kết hợp
tác tinh tế.
Bốn là, Hoạt động theo định hướng của thị trường, đa dạng hóa sản
phẩm.
Đa dạng hóa sản phẩm là một đòi hỏi khách quan của cơ chế thị trường và
là xu thế chung của các doanh nghiệp trên thế giới. Mục đích của đa dạng hóa sản
phẩm kinh doanh là để tăng doanh thu, lợi nhuận, tăng sức cạnh tranh của doanh
nghiệp trên thị trường, phòng ngừa các rủi ro từ đó duy trì sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp. Mặt khác, điều này còn nhằm tạo ra “cung” mới để kích thích
“cầu” mới.
Muốn đa dạng hóa sản phẩm, doanh nghiệp phải trên cơ sở một hoặc một
số sản phẩm truyền thống mang tính chủ đạo từ đó mở rộng dần chủng loại sản
phẩm cùng ngành, tiến tới đa ngành.
* Hướng đổi mới của quản lý Nhà nước đối với các loại hình doanh
nghiệp ở Việt Nam
Trong thực tế chung toàn cầu hóa, hợp tác kinh tế quốc tế và kinh tế thị
trường, hàng hóa nhiều thành phần, trong nước tồn tại nhiều loại hình doanh
nghiệp là tế bào, là sự sống còn của nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt, sau khi Việt
Nam gia nhập các tổ chức kinh tế, thương mại quốc tế thì vấn đề cạnh tranh, tồn tại
và phát triển của các doanh nghiệp trong nước ngày càng khó khăn phải có hướng
đổi mới quản lý của Nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp trong nước.
Cụ thể, cần cải tiến thủ tục hành chính, đơn giản hóa tạo cơ sở pháp lý

thuận lợi cho những loại hình doanh nghiệp mới ra đời. Đây là điều kiện quan
trọng để thực hiện mục tiêu phát triển 1 triệu doanh nghiệp trong cả nước vào năm
2020. Không chỉ thuận lợi trong hình thành mới, cần thuận lợi cho doanh nghiệp
kinh doanh theo cơ chế thị trường cụ thể là chuyển đổi mục đích kinh doanh vì
hiện nay ở nhiều lĩnh vực, các doanh nghiệp chỉ được kinh doanh trong phạm vi
những mặt hàng đã đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp vẫn chưa được kinh doanh
tất cả những gì mà pháp luật không cấm.
Cần đổi mới quan hệ tài chính giữa nhà nước và doanh nghiệp, loại bỏ
những can thiệp quá sâu của nhà nước vào hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Cần đảm bảo thực hiện nguyên tắc tài chính có phân biệt, thay đổi
cơ chế kiểm tra từ tiền kiểm sang hậu kiểm, yêu cầu các doanh nghiệp tự khai tài
chính, thuế…theo đúng quy định của pháp luật bên cạnh đó cần có biện pháp giảm
thuế đối với các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng tài chính nhưng
vẫn đảm bảo nguồn thu và tích tụ vốn mở rộng quy mô sản xuất cho doanh nghiệp
và thực hiện nghĩa vụ đối với đất nước.


Quan trọng hơn là nhà nước cần tạo môi trường cạnh tranh công bằng, bình
đẳng giữa các doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp. Đặc biệt là bình đẳng về cơ
hội kinh doanh, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận các nguồn nguyên liệu cũng
như thị trường tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy và tạo động lực cho doanh nghiệp áp
dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh, tăng chất lượng giảm giá thành
sản phẩm và tạo điều kiện để doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
---------------------------



×