Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Một số biện pháp giáo dục đạo đức nhân cách học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 16 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRI TÔN
TRƯỜNG TIỂU HỌC ‘A’ THỊ TRẤN TRI TÔN

BÁO CÁO
Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng
dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, NHÂN CÁCH CHO HỌC SINH
LỚP 4

Lớp :
NGƯỜI THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ HẰNG
CHỨC VỤ : GIÁO VIÊN

Tri Tôn, tháng 11 năm 2019.

-1–


PHỤ LỤC II: MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN
PHÒNG GD-ĐT TRI TÔN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH ’A’ TRI TÔN
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tri Tôn, ngày 20 tháng 11 năm 2019.
BÁO CÁO
Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp,
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
I.
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH TÁC GIẢ :
- Họ và tên : Nguyễn Thị Hằng . Giới tính : nữ
- Ngày tháng năm sinh : 1981


- Nơi thường trú: Khóm 1 – Thị Trấn Tri Tôn.
- Đơn vị công tác : Trường Tiểu học ‘A’ Tri Tôn
- Chức vụ hiện nay : Giáo viên dạy lớp
- Lĩnh vực công tác: Giáo viên chủ nhiệm
II.
SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA ĐƠN VỊ
Nêu tóm tắt tình hình đơn vị, những thuận lợi, khó khăn của đơn vị trong việc thực
hiện nhiệm vụ
* Thuận lợi:
- Cơ sở vật chất đầy đủ đảm bào phục vụ công tác dạy và học.
- Phòng giáo dục ,Đảng ủy, Uỷ ban nhân dân thường xuyên quan tâm đến giáo dục nhà
trường, đặc biệt là công tác giáo dục của địa phương.
- Được sự phối hợp nhịp nhàng của các bộ phận trong nhà trường và các ban ngành
đoàn thể, các khóm quan tâm chăm lo cho giáo dục.
- Độ ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được chuẩn hóa nên việc tiếp cận chương trình và
lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh, góp phần đưa chất
lượng giáo dục ngày càng đi lên.
* Khó khăn:
- Các em học sinh trong độ tuổi đang đi học thì bỏ địa phương theo cha mẹ làm ăn xa
sau một thời gian quay lại địa phương và bỏ học.
- Các phòng chưa đảm bào điều kiện trường đạt chuẩn quốc gia.
TÊN SÁNG KIẾN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC , NHÂN
CÁCH CHO HỌC SINH LỚP 4
LĨNH VỰC : Giáo dục đạo đức học sinh tiểu học
III. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA SÁNG KIẾN
Việc giáo dục đạo đức là vấn đề cấp thiết không chỉ ở một quốc gia nào. “Trong
tương lai tri thức là quyền lực, giáo dục đạo đức là chìa khóa cuối cùng mở cánh cửa
vào tương lai”. Đảng và nhà nước ta cũng xác định được rằng giáo dục đạo đức cho học
sinh Tiểu học là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Để giáo dục đạo đức cho các em nhiệm
vụ đó trước hết của các thầy cô giáo. Trên cơ sở điều tra chất lượng giáo dục đạo đức

của học sinh trường Tiểu học “A” Tri Tôn, từ đó rút ra một số kết luận về tâm lý lứa tuổi
-2–


điển hình, đề xuất một số biện pháp giáo dục đạo đức nhằm nâng cao chất lượng đạo
đức cho học sinh của trường tiểu học “A” Tri Tôn . Việc tìm hiểu và đánh giá chất lượng
đạo đức học sinh nhằm giúp giáo viên nắm được tình hình đạo đức của lớp mình, trường
mình, nhìn nhận được thái độ, ý thức của học sinh, hiểu được yếu tố và nguyên nhân
nào đã tác động đến đạo đức của các em. Từ đó tìm cho mình phương pháp giảng dạy
thông qua các môn học và các hoạt động tập thể có hiệu quả cao nhất trong việc giáo
dục đạo đức cho các em học sinh nhằm nâng cao chất phẩm chất đạo đức cho các em
học sinh, cũng từ đó rút ra cho bản thân những bài học quý báu trong việc hình thành
nhân cách học sinh Tiểu học .
1.Thực trạng ban đầu trước khi áp dung đề tài :
1.1. Bối cảnh của đề tài:
Xã hội ngày càng phát triển con người càng phải hoàn thiện, một con người hoàn
thiện về nhân cách là con người không chỉ có tài mà cần phải có cả đức. Nhân cách của
con người muốn được xây dựng và phát triển cần bắt đầu ngay từ khi mới sinh ra và đặc
biệt là trong giai đoạn ngồi trên ghế nhà trường và nhất là trường tiểu học. Có thể nói,
việc hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức, tri thức cho thế hệ trẻ là một trong
những nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, đây cũng là một trong những nhiệm vụ của nhà
trường nói riêng, của ngành giáo dục nói chung cần phải thực hiện. Giáo dục đạo đức
cho học sinh Tiểu học là một mặt của hoạt động giáo dục nhằm xây dựng cho trẻ em
những tính cách nhất định và bồi dưỡng cho các em những quy tắc hành vi thể hiện
trong thái độ với bạn bè, gia đình, người khác và đối với Nhà nước.
Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay đòi hỏi xuất hiện những con người có
phẩm chất đạo đức đầy đủ để đưa sự nghiệp đó tiến lên đúng hướng và thu được nhiều kết
quả. Thái độ đặc biệt coi trọng nhân cách đã được Hồ Chủ Tịch dạy: “Có tài mà không có
đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Đức là nền tảng tạo
đà cho tài phát triển, tài làm cho đức phát triển toàn diện vững chắc làm gia tăng các giá trị

xã hội cho mỗi người.
Song cũng thật đáng buồn là hiện nay chất lượng đạo đức đang bị suy giảm xuống
trông thấy, trong các nhà trường hiện tượng vô lễ, nói tục chửi bậy tăng lên, hiện tượng
lười học, chán học tăng vọt, truyền thống tôn sư trọng đạo bị chà đạp có một số học sinh
dám xé cả sách vở của thầy cô, chửi cả thầy cô hay một em học sinh chỉ mới học cấp 2
chỉ vì câu like trên mạng mà mua xăng vào đốt trường . Ngoài xã hội xuất hiện nhiều
tiêu cực, tệ nạn xã hội gia tăng và tràn lan khắp mọi nơi mà chủ yếu là ở lứa tuổi thanh
thiếu niên như cướp giật hay vụ một thanh niên tuổi đời chỉ mới hai mươi ngoài tuổi mà
có thể giết 5-6 mạng người. Đó là một hồi chuông cảnh báo về một sự suy đồi các giá trị
đạo đức mà chúng ta cần suy ngẫm.
Trước thực trạng đó đạo đức càng trở nên cần thiết và quan trọng. Thế hệ trẻ hôm nay
là tương lai của đất nước ngày mai, nếu chỉ chú trọng vào giáo dục “trí dục” mà xem
nhẹ giáo dục “đức dục” thì xã hội sẽ ra sao. Chính vì vậy, mọi nhà trường tiến bộ, nhân
đạo, dân chủ, hướng về tương lai nhất thiết phải coi trọng và ngày càng làm tốt hơn việc
bồi dưỡng đạo đức mới cho thế hệ trẻ đang lớn lên và tiến hành ngay từ bậc Tiểu học.
Đặc điểm học sinh của trường tiểu học “A” Tri Tôn nói chung đa số các em rất
ngoan hiền nhưng cách ứng xử, giao tiếp với người lớn, thầy cô, bạn bè,…còn ít nhiều
hạn chế: các em còn nói chuyện trống không, một số em chưa biết dạ thưa khi nói
chuyện với người lớn, khi gặp người lớn tuổi các em thường không biết chào hoặc khi
được cho quà một số em ít nói lời cảm ơn, một số em chưa biết giúp đỡ bạn khi gặp khó
-3–


khăn. Là giáo viên dạy nhiều năm ở lớp 4 tôi đã nắm bắt được ít nhiều tâm lý, đặc điểm
của học sinh và đã đề ra nhiều giải pháp giáo dục tích cực, bước đầu đã đạt được những
thành công nhất định trong việc giáo dục hành vi ứng xử của các em.
Từ thực tiễn trên, tôi nhận thấy việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh tiểu học
là rất quan trọng và cần thiết không chỉ với lớp tôi mà toàn trường nói chung. Đó là lí do
tôi chọn đề tài: “Kinh nghiệm giáo dục đạo đức và nhân cách cho học sinh tiểu học .”
1.2. Thực trạng của vấn đề :

a. Tình hình thực tế:
Trường Tiểu học “A” Tri Tôn là một trường tại thị trấn Tri Tôn, có điểm trường
chính nằm ở đường Điện Biên Phủ Khóm III, gần cầu Cây Me dọc kênh tám ngàn, có
nhiều học sinh chuyển đến và không ổn định. Thường xuyên là các em bên khóm 5 (khu
chợ rau và khu dân cư Sao Mai) chuyển đến. Do điều kiện thực tế không mấy thuận lợi
nên việc giáo dục đạo đức cho các em gặp nhiều khó khăn.
Đời sống kinh tế của người dân nơi đây còn thấp. Đa số các hộ gia đình không có
đất sản xuất phải mướn đất làm hoặc đi làm mướn, làm thuê để sinh sống. Vì vậy, ít có
thời gian quan tâm đến việc học cũng như giáo dục đạo đức cho con em mình.
Qua nhiều năm giảng dạy lớp 4 tại trường, tôi nhận thấy cách ứng xử giao tiếp với
người lớn, thầy cô, bạn bè của học sinh lớp 4 ở đây rất kém, chiếm phần lớn học sinh
lớp cụ thể như sau:
Ứng xử tốt
Năm học

Chưa biết giúp đỡ,
Ứng xử với người lớn,
xưng hô, giao tiếp bạn
thầy cô chưa đạt.



Số
số
lượn Tỉ lệ
Số lượng Tỉ lệ
Số lượng Tỉ lệ
g
3
70,6

2014-2015
24
05
14,7%
05
14,7%
4
%
3
76,5
2015-2016
26
03
8.8%
5
14.7%
4
%
Qua bảng số liệu cho thấy :
Năm học 2014-2015: có 70,6% số học sinh lớp hành vi ứng xử tốt, còn 14,7% học
sinh ứng xử với người lớn, thầy cô chưa đạt, 14,7% học sinh chưa biết giúp đỡ, xưng hô,
ứng xử với bạn bè.
Năm học 2015-2016: có 76,5% số học sinh lớp hành vi ứng xử tốt, còn 8,8% học sinh
ứng xử với người lớn, thầy cô chưa đạt, 14,7% học sinh chưa biết giúp đỡ, xưng hô, ứng
xử với bạn bè.
b. Qua thực tế tìm hiểu thực trạng trên cho thấy nguyên nhân là :
Thứ nhất: Giáo viên chưa kịp thời sửa sai hành vi đạo đức của các em khi các
em vi phạm.
Thứ hai: Việc kết hợp 3 môi trường giáo dục chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên
vì vậy đôi lúc chưa uốn nắn, chỉnh sửa kịp thời sai lệch của các em ở gia đình, ngoài xã

hội.
Thứ ba: Các chương trình phát thanh măng non, Đội, Sao của trường chưa
thường xuyên, kịp thời đến với học sinh, đồng thời các bản tin cũng ít đề cập đến việc
giáo dục một số hành vi đạo đức của học sinh thường ngày. Việc giáo dục đạo đức thông
qua sinh hoạt tập thể cho các em còn hạn chế .
-4–


Thứ tư: Một nguyên nhân cũng được đặt ra là kinh tế xã hội phát triển ngày càng
cao và sự bùng nổ thông tin, dẫn đến việc một bộ phận gia đình khá giả chiều chuộng
con mình, tạo nên sự đua đòi trong các em.
Thứ năm: Điện thoại di động, Internet, phim ảnh, của các Website đen đã tác
động không nhỏ đến nhận thức, lối sống và cách hành xử của học sinh, làm hư hỏng học
sinh bởi bản tính tò mò, hiếu động của tuổi mới lớn.
Từ thực trạng trên, tôi nhận thấy cần có những giải pháp cụ thể, thích hợp để giáo
dục, điều chỉnh hành vi ứng xử của học sinh lớp mình đạt hiệu quả .
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến :
Từ thực trạng và bối cảnh trên, rõ ràng chúng ta đều nhận thấy giới trẻ nói chung
và các em học sinh nói riêng càng ngày càng có dấu hiệu suy đồi về đạo đức (là học sinh
mà dám chửi giáo viên và xé sách giáo viên, xuất hiện nhiều hành vi trộm cắp, đánh
nhau….) quên cả truyền thống tôn sư trọng đạo. Đây là một thực trạng đáng buồn và
đáng lên án .Vì vậy, tôi nhận thấy cần có những giải pháp cụ thể, thích hợp để giáo dục,
điều chỉnh hành vi ứng xử của các em đạt hiệu quả và đó chính là sự cần thiết phải áp
dụng sáng kiến .
3. Nội dung sáng kiến :
3.1. Tiến trình thực hiện :
Sau khi đi sâu vào nghiên cứu về việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh ở
trường. Tôi nhận thấy đây là vấn đề cần quan tâm với ngành giáo dục nói chung và của
trường Tiểu học “A” Tri Tôn nói riêng. Mỗi người giáo viên cần xác định đây là vấn đề
quan trọng mà giáo viên là cái cán trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh.

Khi áp dụng những biện pháp giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh vào tình
hình thực tiễn của lớp thì kết quả rất khả quan, lớp tôi luôn đạt 100% học sinh có phẩm
chất đạo đức tốt.
3.2. Thời gian thực hiện: từ 9/2016 đến nay
3.3. Biện pháp tổ chức:
Để giáo dục tốt hành vi ứng xử của học sinh lớp 4 nói riêng và toàn trường tiểu
học “A” Tri Tôn nói chung đạt hiệu quả, tôi thực hiện các giải pháp sau :
Thứ nhất:
*Giáo dục hành vi ứng xử của học sinh thông qua quá trình đứng lớp và dạy học
các môn học khác :
Giáo viên cần kịp thời sửa sai hành vi đạo đức của các em khi các em vi phạm.
Cụ thể: ở lớp 4E năm học 2016-2017có học sinh tên Nguyễn Thị Lan em này hay nói
tục chửi thề tôi đã kịp thời giáo dục và uốn nắn em trước lớp cũng như để giáo dục luôn
các em học sinh khác và đồng thời cũng gặp riêng em để nói chuyện, khuyên nhủ và đến
cuối năm tôi không còn nghe các bạn phàn nàn về tật hay nói tục chửi thề của em này
nữa.
Ngoài việc giáo dục hành vi ứng xử với người lớn, thầy cô, bạn bè cho các em
thông qua môn học đạo đức bắt buộc trong chương trình, trong quá trình giảng dạy, tôi
đều tận dụng tối đa việc giáo dục đạo đức của các em thông qua giao tiếp giữa giáo viên
- học sinh và lồng ghép giáo dục kịp thời qua nội dung các môn học khác có liên quan
đến việc giáo dục đạo đức học sinh.Việc giáo dục đạo đức học sinh thông qua giao tiếp
trong quá trình dạy học giúp tôi đều chỉnh kịp thời những hành vi chưa đạt ở học sinh
khi nói chuyện với thầy cô , người lớn cần phải dạ thưa, nói có đầu có đuôi, không nói
cộc lốc, trống không .Khi nhận vật gì mà người lớn đưa đều phải nhận bằng hai tay và
nói lời cảm ơn….Cụ thể: Trong quá trình dạy học, khi đặt câu hỏi cho học sinh: “ Tại
-5–


sao ở Đà Lạt có nhiều hoa, quả, rau xứ lạnh ?” Nếu học sinh trả lời: “ Vì khí hậu mát
mẻ” thì tôi yêu cầu em trả lời lại cho có đầu có đuôi và phải có lời “thưa cô” đầu tiên

khi trả lời câu hỏi: “ Thưa cô, vì ở Đà lạt có khí hậu mát mẻ quanh năm”. Hoặc khi học
sinh lên bảng làm bài tôi đưa cho em một viên phấn để viết bảng. Nếu như em chỉ nhận
bằng một tay và không nói lời cảm ơn, tôi cũng liền nhắc nhở các em khi nhận vật gì
của người lớn cũng phải nhận bằng hai tay và nói lời cảm ơn…Những hành vi, việc làm
tuy nhỏ nhưng nếu ta không chú ý sẽ ảnh hưởng tới việc phát triển nhân cách của các
em sau này.

Lồng ghép giáo dục học sinh qua tiết học
*Giáo dục hành vi ứng xử của học sinh mọi lúc, mọi nơi :
Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi đang hình thành nhân cách. Nếu chúng ta
định hướng kịp thời và đúng lúc cho các em thì nhân cách ấy ngày càng hoàn thiện, các
em sẽ trở thành một người có đạo đức tốt.
Tuy nhiên nếu thiếu sự quan tâm, sửa chữa kịp thời của người lớn, thầy cô thì
hành vi đạo đức của các em sẽ bị mai một, các em sẽ dần dần tạo những thói quen xấu
như nói chuyện với bạn là “mày-tao” trong lúc chơi đùa, không biết giúp đỡ người
khác ,…Việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh không chỉ dành riêng cho các buổi
học, các giờ lên lớp mà phải quan tâm mọi lúc, mọi nơi. Việc làm này đòi hỏi giáo viên
phải có tâm huyết với nghề, yêu thương học sinh do phải mất nhiều thời gian. Khi các
em có những biểu hiện vi phạm hành vi đạo đức, giáo viên cần kịp thời điều chỉnh cho
-6–


các em một cách tế nhị, mềm dẻo, linh hoạt tránh những lời nói xúc phạm như quát
mắng, phạt học sinh.
Phân công học sinh có hành vi đạo đức tốt kèm sát một học sinh có hành vi ứng
xử chưa tốt trong giờ ra chơi hoặc trên đường đi học, về nhà để kịp thời báo cáo cho
giáo viên những biểu hiện sai lệch của bạn như không lễ phép với người lớn, xưng hô
bạn bè là mày, tao …Với việc làm này tôi được học sinh cung cấp thông tin kịp thời nên
điều chỉnh có hiệu quả những hành vi sai lệch của các em.
Cụ thể: Tôi đã giao cho Mai kèm bạn Hoài Nhớ 15 phút đầu giờ Mai lên gặp tôi

và bảo: “Thưa cô, trưa hôm qua khi vào đến trường bạn Nhớ gặp thầy cô không chào ạ.
Em nhắc bạn chửi em và thách em vào méc cô.” Tôi nhắc Hoài Nhớ em là học sinh nếu
gặp người lớn mà không chào hỏi là không ngoan và không được mọi người yêu mến.
Trao đổi một hồi em đã hứa với tôi là sẽ thực hiện theo điều tôi chỉ bảo. Từ đó về sau tôi
luôn nhận được thông tin từ em Mai là em Nhớ gặp người lớn luôn biết chào hỏi rất tốt.
Thứ hai: Giáo dục đạo đức học sinh thông qua phối hợp tốt “ gia đình –nhà
trường –xã hội”
Việc giáo dục hành vi ứng xử của học sinh mọi lúc mọi nơi giúp điều chỉnh kịp
thời những biểu hiện lệch lạc trong mọi hành vi ứng xử của các em. Tuy nhiên, trong
thực tế các em không được giáo dục kịp thời do người lớn không chú ý sửa sai, điều
chỉnh cho các em trong thời gian các em ở nhà trường hoặc ngoài xã hội. Đối với thời
gian ở lớp, ở trường học sinh luôn được thầy cô điều chỉnh hành vi ứng xử khi biểu hiện
sai lệch. Nhưng đó là thời gian có thầy cô bên cạnh, giáo viên không bao quát được mọi
hành vi ứng xử của các em trong giờ chơi, thời gian đến trường, trên đường đi học về, ở
nhà…
Gia đình – nhà trường –xã hội luôn được coi là “tam giác đều “ trong công tác giáo dục
hành vi đạo đức, học tập cho học sinh có hiệu quả. Tầm quan trọng của mỗi lực lượng
cũng như mối quan hệ giữa gia đình –nhà trường và xã hội trong việc giáo dục đạo đức
cho học sinh ai cũng biết tuy nhiên luôn còn khoảng cách lớn giữa nói và làm.
Vì vậy, muốn giáo dục kịp thời, chấn chỉnh những sai lệch cho các em trong cuộc
sống, học tập hàng ngày tôi tiến hành thực hiện như sau:
- Mời phụ huynh họp, nêu lí do, tầm quan trọng của việc giáo dục kịp thời những
hành vi ứng xử cho học sinh. Từ đó giáo viên cùng phụ huynh học sinh phối hợp thực
hiện giáo dục con em ở nhà, đồng thời luôn có sự thông tin kịp thời giữa giáo viên chủ
nhiệm và phụ huynh về hành vi đạo đức của con em.
-Vào đầu năm học tôi cho mỗi em học sinh chuẩn bị một quyển tập để ghi chép và trao
đổi giữa giáo viên và phụ huynh học sinh.Qua thực hiện tôi nhận được những thông tin
phản hồi của phụ huynh học sinh hàng tuần. Cụ thể: thông tin từ phụ huynh học sinh
em Nguyễn Chấn Khang “ Cô ơi em không thực hiện điều cô dạy, em nói chuyện với tôi
không dạ thưa, em không học bài mà cứ mê chơi gam và xem ti vi suốt .Cô làm ơn nhắc

nhở em dùm tôi rất cảm ơn cô”. Chính nhờ thông tin phản hồi của phụ huynh nên tôi đã
điều chỉnh hành vi ứng xử của em Khang một cách kịp thời và nhanh chóng.
Thứ ba: Thông qua sinh hoạt tập thể, sinh hoạt ngoài giờ
để giáo dục những hành vi ứng xử của học sinh
-7–


Việc sinh hoạt tập thể như sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, sinh hoạt vui chơi, lao
động đều góp phần vào việc giáo dục những hành vi ứng xử cho học sinh đạt hiệu quả .
Để giáo dục kịp thời những hành vi ứng xử cho học sinh trong các buổi sinh
hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp hay các buổi lao động tập thể, tôi luôn lồng
ghép những nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh như kể chuyện về gương “Người
tốt việc tốt “, tuyên dương những học sinh ngoan, lễ phép với người lớn, thầy cô. Đối
với tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tôi thường cho học sinh “sắm vai”, xử lí
tình huống hay kể chuyện những tấm gương tốt trong việc giúp đỡ mọi người, những
mẫu chuyện về những học sinh ngoan, lễ phép .

Học sinh vui chơi sinh hoạt cùng bạn bè

-8–


Học sinh tham gia xử lí tình huống
Cụ thể: Trong tiết sinh hoạt lớp, tôi thường hay lồng ghép cho các em xử
lí tình huống:“Giúp đỡ người già”,“Khi bạn mình quên áo mưa”,“Khi bạn quên
mang viết”, …….
Như vậy, với cách lồng ghép vào các buổi sinh hoạt tập thể để giáo dục đạo đức
cho học sinh, sự tiến bộ của các em về hành vi ứng xử ngày càng được nâng cao, các em
ngoan hơn, ý thức hơn và biết điều chỉnh hành vi một cách tích cực.
Ngoài ra, trong tuần tôi dành riêng một khoảng thời gian cho việc sinh hoạt Sao, qua đó

tôi dạy cho các em những bài hát, kể những câu chuyện có nội dung giáo dục hành vi
ứng xử tốt. Đồng thời, trong những lần sinh hoạt Sao tôi yêu cầu các em tìm những
gương tốt của các bạn về chăm ngoan, lễ phép…để kể cho nhau nghe. Qua việc sinh
hoạt Sao đều đặn, học sinh trước đây vốn rụt rè, nhút nhát, nhiều em khi giáo viên hỏi
mãi vẫn không trả lời, hoặc không biết ứng xử giao tiếp với bạn bè, nay đã có những
hành vi ứng xử tốt hơn và tiến bộ rõ rệt.
-9–


Lồng ghép giáo dục đạo đức cho các em.
Cụ thể: Như em Nguyễn Xuân Hương lúc trước khi hỏi đến em, em không trả lời hoặc
trả lời rất chậm nhưng bây giờ em đã tiến bộ rất nhiều, em đã nói to trong những lần
sinh hoạt tập thể đồng thời cũng mạnh dạn tham gia phát biểu trước đám đông…
Thứ tư : Cần nâng cao hơn ý thức giáo dục con em của các bậc phụ huynh :
Thường thì, cha mẹ chỉ chấp nhận rằng con mình“cá biệt”, trái chứng khác
người khi trẻ đã có những biểu hiện quá đà, để lại hậu quả nghiêm trọng. Lúc đó, chúng
ta quen đổ thừa cho môi trường, do truyền hình, do phim ảnh bạo lực, thậm chí, là do
những người bạn hư. Quả thực, môi trường xã hội, bao gồm bạn bè, phim ảnh là những
tác nhân bổ sung, nhưng nguyên nhân chính vẫn là phương pháp giáo dục sai lầm của
gia đình.
Một sự nhầm lẫn phổ biến là chúng ta vẫn nghĩ, chính sự lơi lỏng nào đó của
mình đã làm hư những đứa trẻ. Thực chất, sự phó mặc, bỏ rơi của phụ huynh là nguyên
nhân không thể chối cãi khiến đứa trẻ trở nên cá biệt. Nhưng, sự nuông chiều, bảo bọc
mới chính là tác nhân trực tiếp.
Có lẽ chúng ta đã đôi lần thấy được cảnh tượng một bà mẹ kiên nhẫn đứng đút
từng muỗng thức ăn cho con trước giờ vào học ở cổng trường tiểu học, hay cảnh một
- 10 –


cháu bé nằm lăn ra ăn vạ để đòi một món đồ. Ai cũng biết, trẻ có thể xúc ăn thuần thục

rất sớm trước khi vào tiểu học, và ở độ tuổi ấy, trẻ đã phải nhận biết được thái độ đồng
tình/phản đối của cha mẹ để tự điều chỉnh hành vi. Nhưng vì xót con, chúng ta vẫn chạy
theo con vì từng chút dinh dưỡng và cùng nhau thỏa hiệp trước những đòi hỏi của trẻ,
bởi không đủ kiên nhẫn chờ con trẻ tự nguôi ngoai. Thực chất, bản chất của những biểu
hiện đó là sự ích kỷ, ỷ lại. Từ tính ích kỷ, ỷ lại ấy đến các hành vi “cá biệt” là một bước
không xa. Vì vậy, các bậc phụ hunh cần biết thương con đúng cách, thương con không
có nghĩa là nuông chiều con muốn gì được nấy vô tình sẽ làm hư trẻ và ảnh hưởng đến
nhân cách sau này của trẻ .
Thứ năm: Cần có sự quản lí chặt hơn của ngành chức năng với mạng
Internet.
Những năm qua, cùng với sự phát triển của các dịch vụ viễn thông, dịch vụ
Internet có tốc độ phát triển vượt bậc góp phần đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ
thông tin, cung cấp nguồn thông tin quan trọng, bổ ích, giúp người dân tiếp thu nhiều
kiến thức mới, nâng cao trình độ và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào mọi
lĩnh vực hoạt động của đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước .
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, dịch vụ Internet còn không ít hạn chế, tiêu cực:
các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, đại lý Internet và người sử dụng còn vi
phạm các quy định về cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet và trò chơi trực tuyến; trò
chơi kích động bạo lực; truy nhập các Website không lành mạnh, đồi truỵ đã tác động
không nhỏ đến nhận thức, lối sống và cách hành xử của học sinh, làm hư hỏng học sinh
bởi bản tính tò mò, hiếu động của tuổi mới lớn. Vì vậy, cần có sự nhập cuộc của ngành
chức năng cần chấn chỉnh và đi đến chấm dứt những điều không lành mạnh làm ảnh
hưởng đến giới trẻ và nhân cách sống của các em .
Sau khi đi sâu vào nghiên cứu về việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh
ở trường. Tôi nhận thấy đây là vấn đề cần quan tâm với ngành giáo dục nói chung và
của trường Tiểu học “A” Tri Tôn nói riêng. Mỗi người giáo viên cần xác định đây là vấn
đề quan trọng mà giáo viên là cái cán trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho học
sinh.
Khi áp dụng những biện pháp giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh vào tình
hình thực tiễn của lớp thì kết quả rất khả quan, lớp tôi luôn đạt 100% học sinh có phẩm

chất đạo đức tốt.
Trường Tiểu học “A” Tri Tôn là một trường tại Thị Trấn, có điểm trường thuộc khu
gốm sứ khóm III, có nhiều học sinh chuyển đến và không ổn định. Do điều kiện thực tế
không mấy thuận lợi nên việc giáo dục đạo đức cho các gặp nhiều khó khăn.
Đời sống kinh tế của người dân nơi đây còn thấp. Đa số các hộ gia đình không có
đất sản xuất phải mướn đất làm hoặc đi làm mướn làm thuê để sinh sống. Vì vậy, ít có
thời gian quan tâm đến việc học cũng như giáo dục đạo đức cho con em mình.
Qua nhiều năm giảng dạy lớp 4 tại trường, tôi nhận thấy cách ứng xử giao tiếp với
người lớn, thầy cô, bạn bè của học sinh lớp 4 ở đây rất kém, chiếm phần lớn học sinh
lớp cụ thể như sau:

- 11 –


Năm học

Sĩ số

Ứng xử tốt

Chưa biết giúp đỡ,
Ứng xử với người lớn,
xưng hô, giao tiếp bạn
thầy cô chưa đạt.


Số
lượn
g


Số lượng

2016-2017

28

20

2017-2018

30

23

2018-2019

32

28

Tỉ lệ
71,4
%
76,7
%
87,5
%

Tỉ lệ


Số lượng

Tỉ lệ

03

10,7%

05

17,8%

03

10%

4

13,3%

2

6,25%

2

6,25%

Qua bảng số liệu cho thấy :
Năm học 2016-2017: có 71,4% số học sinh lớp hành vi ứng xử tốt, còn 10,7% học

sinh ứng xử với người lớn, thầy cô chưa đạt, 17,8% học sinh chưa biết giúp đỡ, xưng hô,
ứng xử với bạn bè.
Năm học 2017-2018: có 76,7% số học sinh lớp hành vi ứng xử tốt, còn 10% học sinh
ứng xử với người lớn, thầy cô chưa đạt, 13,3% học sinh chưa biết giúp đỡ, xưng hô, ứng
xử với bạn bè.
Năm học 2018-2019: có 87,5% số học sinh lớp hành vi ứng xử tốt, còn 6,25% học
sinh ứng xử với người lớn, thầy cô chưa đạt, 6,25% học sinh chưa biết giúp đỡ, xưng hô,
ứng xử với bạn bè.
Qua thực tế tìm hiểu thực trạng trên cho thấy nguyên nhân là :
Thứ nhất: Giáo viên chưa kịp thời sửa sai hành vi đạo đức của các em khi các
em vi phạm. Việc kết hợp 3 môi trường giáo dục chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên vì
vậy đôi lúc chưa chỉnh sửa kịp thời sai lệch của các em ở gia đình, ngoài xã hội.
Thứ hai: Các chương trình phát thanh măng non, Đội, Sao của trường chưa
thường xuyên, kịp thời đến với học sinh. Việc giáo dục đạo đức thông qua sinh hoạt tập
thể cho các em còn hạn chế.
Thứ ba: Một nguyên nhân cũng được đặt ra là kinh tế xã hội phát triển ngày
càng cao và sự bùng nổ thông tin, dẫn đến việc một bộ phận gia đình khá giả chiều
chuộng con mình, tạo nên sự đua đòi trong các em.
Thứ tư: Điện thoại di động, Internet, phim ảnh, của các Website đen đã tác động
không nhỏ đến nhận thức, lối sống và cách hành xử của học sinh, làm hư hỏng học sinh
bởi bản tính tò mò, hiếu động của tuổi mới lớn.
Việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh không chỉ dành riêng cho các buổi
học, các giờ lên lớp mà phải quan tâm mọi lúc, mọi nơi. Việc làm này đòi hỏi giáo viên
phải có tâm huyết với nghề, yêu thương học sinh do phải mất nhiều thời gian
Từ thực trạng trên, tôi nhận thấy cần có những giải pháp cụ thể, thích hợp để giáo
dục, điều chỉnh hành vi ứng xử của học sinh lớp mình đạt hiệu quả .
- 12 –


IV.


Giáo viên nhận xét sửa sai cho học sinh
Hiệu quả đạt được:

Qua một học kì được thực hiện những giải pháp trên, việc giáo dục hành vi ứng xử
của học sinh lớp 4 trường Tiểu học “A” Tri Tôn đã có những kết quả nhất định .
Kết quả này được thể hiện cụ thể qua bảng sau :

Năm học

Cuối năm
2017- 2018
Cuối năm
2018-2019

Ứng xử tốt

Chưa biết giúp đỡ,
Ứng xử với người lớn,
ứng xử, xưng hô với
thầy cô chưa đạt.
bạn bè

Số
lượn
g

Tỉ lệ

Số lượng


30

23

76,7
%

03

10%

04

13,3%

32

32

100%

0

0%

0

0%



số

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

Từ bảng trên cho thấy :
Số học sinh đầu năm không biết chào hỏi thầy cô và người lớn tuổi, không biết
xin lỗi khi phạm lỗi,cảm ơn khi nhận quà, xưng hô giao tiếp với bạn bè chưa đạt đã
giảm đi rõ rệt không còn học sinh có hành vi ứng xử sai nữa. Số học sinh có hành vi
ứng xử tốt tăng từ 76,7% đến 100% ở cuối năm học.
Một số em trước đây có hành vi ứng xử còn hạn chế như em: Nguyễn Gia Hào
khi nói chuyện với người lớn không biết dạ thưa tới nay em đã nói chuyện rất lễ phép,
- 13 –


ngoan ngoãn, có dạ thưa. Còn em Chau Sóc Hên lúc trước em hay trả lời trống không
với thầy cô và người lớn giờ đây hành vi giao tiếp của em có tiến bộ rõ rệt, em nói
chuyện có dạ thưa, xưng hô đúng mực với mọi người .Hay em Trần Kim Lộc trước đây
khi mắc lỗi với người khác hay khi nhận quà em không nhận lỗi và nói lời cảm ơn,…
giờ đây em tiến bộ rất nhiều.

Học sinh có tiến bộ sau khi thực hành các kỹ năng
V. Mức độ ảnh hưởng
Xuất phát từ những nguyên nhân về một số hành vi đạo đức của học sinh lớp 4
còn hạn chế, tôi nhận thấy rằng về phía giáo viên, gia đình và xã hội cần phải rút ra một
số kinh nghiệm sau:

1. Đối với giáo viên :
Cần tìm hiểu đặc điểm riêng của mỗi học sinh để có biện pháp giáo dục đạo
đức phù hợp, luôn lấy những câu chuyện, tấm gương tốt gần gũi để động viên, giáo dục
hành vi đạo đức của các em.
Phối hợp với các tổ chức đoàn thể,xã hội, các hoạt động thể thao trong nhà
trường để có biện pháp gáo dục học sinh kịp thời mang lại hiệu quả thiết thực nhất.
2.Về phía nhà trường.
- 14 –


Cần tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động tập thể, giúp các em mạnh
dạn. Từ đó giúp giáo viên có biện pháp giáo dục cho các em hợp lí.
3 Về phía học sinh:
Cần phối hợp với nhà trường, các tổ chức lao động giáo dục khác ngoài xã hội.
Cần có biện pháp giáo dục con em hợp lí, tránh nuông chiều.
VI. Kết luận :
Qua những năm làm công tác giảng dạy, tôi nhận thấy tình trạng đạo đức học
sinh yếu kém là nỗi lo của những người làm công tác giáo dục và của toàn xã hội.
Muốn giáo dục hành vi ứng xử của học sinh đạt hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng
đạo đức của học sinh lớp 4 trong năm học thì vai trò của người giáo viên, của cộng
đồng trong xã hội phải được phát huy tối đa và triệt để. Vì vậy, đề tài tôi nghiên cứu
nhằm giáo dục hành vi ứng xử của học sinh lớp 4 đạt hiệu quả, cần thực hiện những
việc sau:
Ngoài việc giáo dục hành vi ứng xử với người lớn, thầy cô, bạn bè cho các em
thông qua môn học đạo đức bắt buộc trong chương trình , trong quá trình giảng dạy, tôi
đều tận dụng tối đa việc giáo dục các em thông qua giao tiếp giữa giáo viên - học sinh
và lồng ghép giáo dục kịp thời qua nội dung môn học khác có liên quan với việc giáo
dục đạo đức học sinh. Việc giáo dục đạo đức học sinh thông qua giao tiếp trong quá
trình dạy học giúp học sinh điều chỉnh kịp thời những hành vi chưa đạt ở học sinh khi
nói chuyện với thầy cô, người lớn cần phải dạ thưa, nói có đầu, có đuôi, không nói cộc

lốc trống không .
Tất cả các giải pháp trên đã giúp tôi điều chỉnh kịp thời hành vi ứng xử của các
em một cách có hiệu quả nhất.
Đề tài tôi nghiên cứu không đề cập đến toàn bộ tất cả những hành vi đạo đức
của học sinh mà chỉ đi sâu vào việc giáo dục hành vi ứng xử của học sinh lớp 4 trường
Tiểu học “A” Tri Tôn với những giải pháp sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật.
Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến

Người viết sáng kiến

Nguyễn Thị Hằng

- 15 –


- 16 –



×