Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Phân tích thực trạng việc thực hiện một số quy định quản lý các thuốc phải kiểm soát đặc biệt tại bệnh viện quận thủ đức, thành phố hồ chí minh năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 87 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN
MỘT SỐ QUY ĐỊNH QUẢN LÝ CÁC THUỐC
PHẢI KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT TẠI BỆNH VIỆN
QUẬN THỦ ĐỨC, TP. HỒ CHÍ MINH
NĂM 2017

LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI – 2019


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN
MỘT SỐ QUY ĐỊNH QUẢN LÝ CÁC THUỐC
PHẢI KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT TẠI BỆNH VIỆN
QUẬN THỦ ĐỨC, TP. HỒ CHÍ MINH
NĂM 2017

LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: Tổ chức quản lý dược
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà


Thời gian thực hiện: Tháng 7/2018 – Tháng 11/2018
HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn
tới PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà , Cô đã dành nhiều thời gian để hướng
dẫn tôi và luôn cho tôi những kiến thức khoa học và ý kiến quý báu trong suốt
quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể các quý thầy cô
phòng Sau đại học và quý thầy cô trong bộ môn Quản lý và kinh tế Dược –
Trường Đại học Dược Hà Nội đã cho tôi kiến thức khoa học và những kinh
nghiệm quý báu.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám hiệu nhà trường, cùng các
thầy cô giáo trong trường Đại học Dược Hà Nội, nơi tôi đã học tập và rèn luyện
trong suốt thời gian học tại trường.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc,Khoa Dược Bệnh
Viện Quận Thủ Đức, các bạn đồng nghiệp, bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho tôi học tập, công tác, thực hiện nghiên cứu và làm luận văn này.

Hà Nội, ngày 7 tháng 11 năm 2018
Học viên

Nguyễn Thị Tuyết Mai


MỤC LỤC
TRANG
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. 1
MỤC LỤC ........................................................................................................ 2

CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... 5
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ 6
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... 7
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................... 3
1.1. Các công ƣớc quốc tế về kiểm soát các chất ma túy, chất hƣớng
thần và các tiền chất ......................................................................... 3
1.1.1 Công ước 1961 ........................................................................................................ 3
1.1.2 Công ước 1971 ........................................................................................................ 3
1.1.3 Công ước 1988 ........................................................................................................ 4

1.2. Qui định về quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hƣớng thần, thuốc
tiền chất trên thế giới và tại Việt Nam ............................................ 4
1.2.1. Khái niệm thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất ................................. 4
1.2.2. Qui định về kê đơn ................................................................................................ 5
1.2.3. Qui định về giao nhận, vận chuyển ...................................................................... 7
1.2.4. Qui định về cấp phát và sử dụng thuốc ................................................................ 7
1.2.5. Quy định về bảo quản và báo cáo ......................................................................... 8
1.3.1. Thực trạng quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất trên
thế giới ................................................................................................................ 9
1.3.2. Thực trạng quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất ở Việt
Nam ................................................................................................................... 11

1.4. Vài nét về Bệnh viện Quận Thủ Đức và thực trạng quản lý thuốc
gây nghiện, thuốc hƣớng thần, thuốc tiền chất tại Bệnh viện
Quận Thủ Đức ................................................................................. 13
1.4.1. Vài nét về Bệnh viện Quận Thủ Đức ................................................................. 13


1.4.2. Thực trạng quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất tại

Bệnh viện Quận Thủ Đức năm 2017............................................................... 14

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 16
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................... 16
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 16
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 16

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................ 16
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................ 16
2.2.2. Mẫu nghiên cứu .................................................................................................. 16
*Thực trạng việc thực hiện một số qui định chung trong việc quản lý thuốc gây nghiện,
hướng thần, tiền chất: ....................................................................................... 24
2.2.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu............................................................. 24

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 26
3.1. Phân tích thực trạng việc thực hiện một số quy định chung trong
quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hƣớng thần và thuốc tiền chất
tại Bệnh viện quận Thủ Đức năm 2017 ........................................ 26
3.1.1 Trình độ chuyên môn của người giữ thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và
thuốc tiền chất tại khoa Dược và 12 khoa lâm sàng ......................................... 26
3.1.3.Thực hiện việc theo dõi ghi chép nhiệt độ, độ ẩm tại kho bảo quản thuốc gây
nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất từ ngày 1/6/2017 đến 31/12/2017..... 32
3.1.4. Thực hiện xử lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất...................... 35
3.1.6.Thực hiện giao nhận thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất.............. 38

3.2. Phân tích thực trạng việc sử dụng thuốc và thực hiện các quy định về
kê đơn điều trị nội trú gây nghiện, thuốc hƣớng thần và thuốc tiền
chất tại Bệnh viện quận Thủ Đức năm 2017.................................... 46
Bảng 3.10. Số lượng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất đã sử dụng tại 12
khoa của Bệnh viện từ 1/6/2017 đến 31/12/2017 ................................................ 46

3.2.2 Thực hiện ghi thông tin bệnh nhân thuốc gây nghiện thuốc hướng thần và tiền
chất trong kê đơn nội trú.................................................................................. 49
3.2.3. Thực hiện theo chỉ định thuốc trong kê đơn thuốc gây nghiện, thuốc hướng
thần và thuốc tiền chất ..................................................................................... 50
3.2.4.Thực hiện việc đánh số thứ tự ngày dùng thuốc gây nghiện, thuốc.................. 50


4.1. Phân tích thực trạng việc thực hiện một số quy định chung trong
quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hƣớng thần và thuốc tiền chất tại
Bệnh viện quận Thủ Đức năm 2017. .............................................. 54
4.2. Phân tích thực trạng việc sử dụng và thực hiện kê đơn điều trị nội
trú thuốc gây nghiện, thuốc hƣớng thần và thuốc tiền chất tại
Bệnh viện quận Thủ Đức năm 2017 ............................................... 58
4.3. Một số hạn chế của đề tài: ................................................................ 61
KẾT LUẬN .............................................................................................. 62
KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 67


CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt

Tiếng Việt

Tiếng Anh

Ban kiểm soát ma túy
The International
Quốc tế

Narcotics Control Board

1

INCB

2

WHO

3

BV

Bệnh viện

4

BYT

Bộ y tế

5

GN

Gây nghiện

6


HT

Hướng thần

7

TC

Tiền chất

8

TPGN

Thành phẩm gây
nghiện

9

TPHT

Thành phẩm hướng
thần

10

HSTM

Hồi sức tim mạch


11

ICU

Hồi Sức Tích Cực –
Chống Độc

12

TT

Thông tư

13

SOP

Qui trình thao tác
chuẩn

14

STT

Số thứ tự

Tổ chức y tế thế giới

Word health
Organization


Intensive Care

Standard Operating
Procedure


DANH MỤC BẢNG
NỘI DUNG

TRANG

Bảng 2.1.

Phân bố nơi sống của bệnh nhân nội trú

17

Bảng 2.2.

Các biến số nghiên cứu
Trình độ chuyên môn của người quản lý thuốc gây
nghiện, thuốc hướng thần và thuốc tiền chất
Thực hiện bảo quản thuốc gây nghiện, hướng
thần, tiền chất
Thực hiện theo dõi ghi chép nhiệt độ, độ ẩm trong
kho thuốc gây nghiện, hướng thần, tiền chất
Thực hiện xử lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng
thần, tiền chất trả lại trong quá trình sử dụng
Thực hiện hủy bao bì thuốc gây nghiện, thuốc

hướng thần và thuốc tiền chất
Thực hiện giao nhận thuốc gây nghiện, thuốc
hướng thần và thuốc tiền chất
Thực hiện cấp phát thuốc gây nghiện, thuốc
hướng thần và thuốc tiền chất
Số lượng thuốc gây nghiện, hướng thần, tiền chất
sử dụng trong nội trú
Số lượng thuốc gây nghiện, hướng thần, tiền chất
tồn trữ
Thực hiện ghi thông tin bệnh nhân khi kê đơn thuốc
gây nghiện, thuốc hướng thần và thuốc tiền chất
Thực hiện đúng chỉ định khi kê đơn thuốc gây
nghiện, thuốc hướng thần và thuốc tiền chất
Thực hiện đúng quy định về đánh số thứ tự ngày
dùng thuốc trong kê đơn nội trú

18

Bảng 3.3.
Bảng 3.4.
Bảng 3.5.
Bảng 3.6.
Bảng 3.7.
Bảng 3.8.
Bảng 3.9.
Bảng 3.10.
Bảng 3.11.
Bảng 3.12.
Bảng 3.13.
Bảng 3.14.


26
27
32
35
36
38
40
46
47
49
49
50


DANH MỤC HÌNH
NỘI DUNG

TRANG

Hình 3.1.

Tủ thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền
chất tại khoa Dược

30

Hình 3.2.

Tủ thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và thuốc tiền

chất của các khoa

31

Hình 3.3.

Ngăn riêng cho thuốc gây nghiện

32

Hình 3.4.

Ngăn riêng cho thuốc hướng thần

32

Hình 3.5.

Sổ ghi chép nhiệt độ, độ ẩm theo ngày tháng

34

Hình 3.6.

Lưu vỏ thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất

38

Hình 3.7.


Mẫu phiếu lĩnh thuốc gây nghiện của trưởng khoa
điều trị ký không ghi rõ họ tên.

42

Hình 3.8.

Mẫu phiếu bù thuốc thiếu chữ ký trưởng khoa điều
trị

43

Hình 3.9.

Mẫu phiếu hoàn trả thuốc thiếu chữ ký trưởng khoa
điều trị

44

Hình 3.10.

Mẫu phiếu bù thuốc không phải trưởng khoa ký tên.

45

Hình 3.11.

Mẫu đơn thuốc nội trú không đánh số thứ tự ngày
dùng thuốc gây nghiện


52

Hình 3.12.

Mẫu đơn thuốc nội trú không đánh số thứ tự ngày
dùng thuốc gây nghiện, hướng thần

53


ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe của người sử dụng. Nếu biết sử dụng đúng cách thì thuốc có tác dụng
phòng và chữa bệnh, nếu sử dụng không đúng cách thì có thể ảnh hưởng đến
tính mạng con người. Trong đó, nhóm các thuốc gây nghiện, thuốc hướng
thần và tiền chất là những loại thuốc cần quản lý đặc biệt hơn nữa. Bởi vì
ngoài việc đáp ứng các yêu cầu chuyên môn, các thuốc này còn ảnh hưởng
rất lớn đến an ninh xã hội nếu không được quản lý chặt chẽ theo đúng quy
định. Chính vì vậy mà từ cơ quan quản lý đến các cơ sở điều trị, cần tối ưu
hóa công tác cung ứng và sử dụng thuốc an toàn, hợp lý . Việc quản lý các
thuốc đặc biệt này phải tuân thủ theo Luật Dược 105/2016/QH 13, Nghị định
của Chính Phủ số 54/2017/NĐ- CP ban hành ngày 8/5/2017 và Thông tư của
Bộ Y tế số 20 /2017/TT- BYT ban hành ngày 10/5/2017.
Hiện nay các Nghị định, thông tư được Chính phủ và Bộ Y tế ban hành
đã đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý thuốc nói chung và thuốc gây
nghiện, hướng thần, thuốc tiền chất nói riêng. Việc thực hiện tuân thủ các quy
chế này ở mỗi đơn vị cơ sở không giống nhau, vẫn còn có một số cơ sở chưa
đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của các qui định đó. Cho đến nay, Bệnh viện
quận Thủ Đức vẫn chưa có nghiên cứu nào về thực trạng quản lý thuốc gây
nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất. Vì vậy ,tôi tiến hành đề tài: “Phân

tích thực trạng việc thực hiện một số quy định quản lý các thuốc phải
kiểm soát đặc biệt tại Bệnh viện Quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
năm 2017”. Với hai mục tiêu sau:
Phân tích thực trạng việc thực hiện một số quy định chung trong quản
lý các thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất tại Bệnh viện Quận
Thủ Đức năm 2017

1


Phân tích thực trạng việc sử dụng và thực hiện kê đơn điều trị nội trú
các thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và thuốc tiền chất tại Bệnh viện
quận Thủ Đức năm 2017
Từ đó đưa ra một số kiến nghị, đề xuất nhằm thực hiện tốt các qui
định trong quản lý cấp phát và sử dụng thuốc gây nghiện, hướng thần, tiền
chất một cách an toàn , hợp lý, hiệu quả tại Bệnh viện và cho những năm
tiếp theo.

2


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Các công ƣớc quốc tế về kiểm soát các chất ma túy, chất hƣớng thần
và các tiền chất
1.1.1 Công ước 1961
Là Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961, được hội nghị
Liên hợp quốc thông qua ngày 30/3/1961 tại New York - Mỹ, tham gia hội
nghị gồm có đại diện của 73 Quốc gia tham dự. Công ước bao gồm 50 điều
quy định về chức năng nhiệm vụ, chế độ hoạt động của Ban kiểm soát ma túy
Quốc tế (INCB), các chế độ dự báo nhu cầu sử dụng các chất gây nghiện cho

mục đích y học và nghiên cứu khoa học, các quy định về thương mại Quốc tế
đối với các chất gây nghiện, quy định về hình phạt, hoạt động chống buôn bán
bất hợp pháp, các biện pháp giám sát và kiểm soát.
Công ước 1961 cũng đưa ra danh mục các chất ma túy phải kiểm soát
gồm 99 chất. Sau đó đến năm 1972, Công ước 1961 cũng đã được sửa đổi
theo Nghị định thư 1972 và đã cập nhật bổ sung vào danh mục các chất Ma
túy phải kiểm soát theo Công ước 1961 lên tới 134 chất được chia làm 03
Danh mục [ 20].
1.1.2 Công ước 1971
Là công ước về các chất hướng tâm thần năm 1971
Công ước 1971 được Hội nghị của Liên hợp quốc thông qua tại Viên
ngày 21/02/1971, tham gia hội nghị gồm có đại diện của 71 Quốc gia tham dự.
Cũng tương tự như Công ước 1961, Công ước 1971 bao gồm 33 điều
quy định về chức năng, nhiệm vụ, chế độ hoạt động của Ban kiểm soát ma túy
Quốc tế (INCB), các chế độ dự báo nhu cầu sử dụng các chất hướng thần cho
mục đích y học và nghiên cứu khoa học, các quy định về thương mại Quốc tế
đối với các chất hướng thần, quyết tâm phòng ngừa và đấu tranh chống lạm
dụng các chất hướng thần và gắn với nó là việc buôn bán bất hợp pháp các
chất ma túy này đang gia tăng.
3


Công ước 1971 cũng đưa ra Danh mục các chất hướng thần phải kiểm
soát gồm 33 chất. Sau đó Danh mục các chất hướng thần đã được cập nhật bổ
sung, vì vậy cho tới nay tổng số các chất hướng thần phải kiểm soát theo Công
ước 1971 lên tới 116 chất, được chia làm 4 Danh mục [21].
1.1.3 Công ước 1988
Là Công ước về vận chuyển, buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và
chất hướng tâm thần năm 1988.
Công ước 1988 được Hội nghị của Liên hợp quốc thông qua tại phiên họp

toàn thể lần thứ 6 tại Viên ngày 19/12/1988. Công ước này ra đời nhằm mục
đích thúc đẩy sự hợp tác giữa các Quốc gia thành viên tham gia Công ước để họ
có thể giải quyết có hiệu quả hơn những vấn đề khác nhau về kiểm soát hoạt
động buôn bán bất hợp pháp Quốc tế các chất Ma túy và các chất hướng thần.
Công ước 1988 gồm 34 điều quy định về các chế độ dẫn độ tội phạm Ma túy
xuyên quốc gia, quyền tài phán, sự hợp tác quốc tế và tương trợ pháp lý, trao
đổi thông tin, hình thức hợp tác với nhau trong việc điều tra tội phạm Ma túy
quốc tế, đào tạo, các biện pháp nhằm loại trừ việc trồng trái phép các loại cây
có các chất ma túy và nhằm xóa bỏ nhu cầu sử dụng trái phép các chất ma túy
và các chất hướng thần, vận chuyển thương mại,...
Công ước 1988 còn quy định Danh mục các tiền chất và các chất hóa
học không thể thiếu được trong quá trình tổng hợp ra các chất Ma túy và chất
hướng tâm thần gồm 22 chất được chia thành 2 Danh mục [ 22].
1.2. Qui định về quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hƣớng thần, thuốc tiền
chất trên thế giới và tại Việt Nam
1.2.1. Khái niệm thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất
* Thuốc gây nghiện là thuốc có chứa dược chất kích thích hoặc ức chế thần
kinh dễ gây ra tình trạng nghiện đối với người sử dụng thuộc Danh mục dược
chất gây nghiện do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

4


*Thuốc hướng thần là thuốc có chứa dược chất kích thích hoặc ức chế thần
kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện
đối với người sử dụng thuộc Danh mục dược chất hướng thần do Bộ trưởng
Bộ Y tế ban hành.
*Thuốc tiền chất là thuốc có chứa tiền chất thuộc Danh mục tiền chất dùng
làm thuốc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành [13].
1.2.2. Qui định về kê đơn

Việc kê đơn thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng
tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất cho người bệnh ngoại trú thực hiện
theo quy định của “Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú” theo thông
tư số 05/2016/TT- BYT ngày 29/02/2016 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Kê đơn vào Đơn thuốc “N” theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04 ban
hành kèm theo Thông tư này và được làm thành 03 bản: 01 Đơn thuốc “N”
lưu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; 01 Đơn thuốc “N” lưu trong Sổ khám bệnh
hoặc Sổ điều trị bệnh cần chữa trị dài ngày của người bệnh; 01 Đơn thuốc
“N” lưu tại cơ sở cấp, bán thuốc có dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Trường hợp việc cấp, bán thuốc của chính cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kê
đơn thuốc thì không cần dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
Kê đơn vào Đơn thuốc “H” theo mẫu quy định tại Phụ lục số 07 ban
hành kèm theo Thông tư này và được làm thành 03 bản, trong đó: 01 Đơn
thuốc “H” lưu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; 01 Đơn thuốc “H” lưu trong Sổ
khám bệnh hoặc Sổ điều trị bệnh cần chữa trị dài ngày của người bệnh; 01
Đơn thuốc “H” lưu tại cơ sở cấp, bán thuốc có dấu của cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh. Trường hợp việc cấp, bán thuốc của chính cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
kê đơn thuốc thì không cần dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
Đối với bệnh cần chữa trị dài ngày (bệnh mạn tính): Kê đơn thuốc theo
hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế hoặc kê đơn với số lượng thuốc
sử dụng tối đa 30 (ba mươi) ngày.

5


Đối với người bệnh tâm thần, động kinh:
Kê đơn thuốc theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của chuyên khoa;
Người nhà người bệnh hoặc nhân viên trạm y tế xã nơi người bệnh cư
trú chịu trách nhiệm cấp phát, lĩnh thuốc và ký, ghi rõ họ tên vào sổ cấp thuốc
của trạm y tế xã (mẫu sổ theo hướng dẫn của chuyên khoa);

Việc người bệnh tâm thần có được tự lĩnh thuốc hay không do người kê
đơn thuốc quyết định đối với từng trường hợp [3]
Việc kê đơn thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và thuốc tiền chất cho
người bệnh nội trú thực hiện theo quy định của Thông tư số 23/2011/TTBYT do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ngày 10/6/2011 :”Hướng dẫn sử dụng
thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh”
Kê đơn trong điều trị nội trú thì chỉ định thuốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng,
hồ sơ bệnh án không viết tắt tên thuốc, không ghi ký hiệu, chỉ định thuốc
đúng tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, liều dùng, số lần dùng thuốc, thời điểm
dùng thuốc và những chú ý đặc biệt khi dùng thuốc. Trường hợp sửa chữa bất
kỳ nội dung nào phải ký xác nhận bên cạnh.
Sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần phải đánh số thứ tự
ngày dùng thuốc. Đối với bệnh mạn tính cần sử dụng thuốc dài ngày thì đánh
số thứ tự ngày dùng thuốc theo đợt điều trị, số ngày của mỗi đợt điều trị cần
ghi rõ ngày bắt đầu và ngày kết thúc sử dụng thuốc [4], [6]
Kê đơn thuốc của cơ sở khám, chữa bệnh có ứng dụng công nghệ thông
tin trong kê đơn thuốc:
- Đơn thuốc kê trên máy tính 01 lần, sau đó in ra và người kê đơn ký
tên, trả cho người bệnh 01 bản để lưu trong Sổ khám bệnh hoặc trong Sổ Điều
trị bệnh cần chữa trị dài ngày của người bệnh.
- Đơn thuốc “N” và Đơn thuốc “H” thực hiện theo quy định. Đơn thuốc
được in ra 03 bản tương ứng để lưu đơn.

6


- Đơn thuốc “N” theo quy định được in ra 06 bản tương ứng cho 03 đợt
Điều trị cho một lần khám bệnh, trong đó: 03 bản tương ứng 03 đợt điều trị
lưu tại Bệnh án điều trị ngoại trú của người bệnh; 03 bản tương ứng 03 đợt
điều trị giao cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh.
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có ứng dụng công nghệ thông tin phải

bảo đảm việc lưu đơn để triết xuất dữ liệu khi cần thiết [6]
1.2.3. Qui định về giao nhận, vận chuyển
Người vận chuyển thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất
phải mang theo văn bản giao nhiệm vụ của người đứng đầu cơ sở, giấy tờ tùy
thân hợp lệ, hóa đơn bán hàng hoặc phiếu xuất kho.
Khi tiến hành giao, nhận các thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc
tiền chất phải có Biên bản giao nhận theo mẫu quy định
Khi giao, nhận thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt,
người giao, người nhận thuốc phải tiến hành kiểm tra đối chiếu tên thuốc, tên
nguyên liệu, nồng độ, hàm lượng, số lượng, số lô sản xuất, hạn dùng, chất
lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc về mặt cảm quan; phải ký và ghi rõ họ tên
vào chứng từ xuất kho, nhập kho
Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất trong quá trình
vận chuyển phải bảo đảm an ninh, tránh thất thoát [8].
1.2.4. Qui định về cấp phát và sử dụng thuốc
Việc cấp phát, sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và thuốc
tiền chất thực hiện theo quy định tại Thông tư số 23/2011/TT- BYT ngày 10
tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Hướng dẫn sử dụng thuốc trong
các cơ sở y tế có giường bệnh
Khoa Dược cấp phát thuốc cho các khoa điều trị, phòng khám theo
phiếu lĩnh thuốc và phải theo dõi, ghi chép đầy đủ số lượng xuất, nhập, tồn
kho thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và thuốc tiền chất vào sổ theo mẫu
quy định.
7


Tại các khoa điều trị, sau khi nhận thuốc từ khoa Dược, người được
phân công nhiệm vụ phải đối chiếu tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng
thuốc trước lúc tiêm hoặc phát cho người bệnh;
Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và thuốc tiền chất không sử dụng

hết hoặc do người bệnh chuyển cơ sở hoặc bị tử vong, khoa điều trị, phòng
khám phải làm giấy trả lại bộ phận Dược. Trưởng bộ phận Dược phải căn cứ
điều kiện cụ thể để quyết định tái sử dụng hoặc hủy theo quy định và lập biên
bản lưu tại cơ sở
Trưởng bộ phận Dược hoặc người có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành
Dược trở lên được người đứng đầu cơ sở giao nhiệm vụ bằng văn bản ký
duyệt Phiếu lĩnh thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và thuốc tiền chất của
khoa điều trị, phòng khám;
Trưởng khoa điều trị hoặc phó khoa điều trị được trưởng khoa giao
nhiệm vụ bằng văn bản, trưởng phòng khám hoặc phó phòng khám được
trưởng phòng khám giao nhiệm vụ bằng văn bản ký duyệt Phiếu lĩnh thuốc
gây nghiện, thuốc hướng thần và thuốc tiền chất cho khoa, phòng mình [4].
1.2.5. Quy định về bảo quản và báo cáo
Quy định về bảo quản:
Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất phải được bảo
quản tại kho, tủ riêng có khóa chắc chắn và không được để cùng các thuốc,
nguyên liệu làm thuốc khác. Nếu không có kho, tủ riêng, thuốc gây nghiện có
thể để cùng tủ, giá, kệ chung với thuốc hướng thần, thuốc tiền chất nhưng
phải sắp xếp riêng biệt cho từng loại thuốc, có biển hiệu rõ ràng để tránh
nhầm lẫn
Thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, có chứa dược chất
hướng thần, có chứa tiền chất phải để khu vực riêng biệt, không được để cùng
các thuốc khác.

8


Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất ở tủ thuốc trực, tủ
thuốc cấp cứu phải được để ở một ngăn hoặc ô riêng và do điều dưỡng viên
trực giữ, cấp phát theo y lệnh. Tủ thuốc trực, tủ thuốc cấp cứu có khóa chắc

chắn, số lượng, chủng loại thuốc phải kiểm soát đặc biệt để tại tủ thuốc trực,
tủ thuốc cấp cứu do người đứng đầu cơ sở quy định bằng văn bản. Khi đổi ca
trực, người giữ thuốc của ca trực trước phải bàn giao số lượng thuốc ,sổ theo
dõi thuốc cho người giữ thuốc của ca trực sau, phải ký nhận đầy đủ trên sổ
theo dõi thuốc [8].
Qui định về báo cáo:
- Báo cáo định kỳ:
Trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lập
báo cáo xuất, nhập, tồn kho, sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần,
thuốc tiền chất, thuốc phóng xạ, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất gửi về
Sở Y tế nơi cơ sở đặt trụ sở theo mẫu báo cáo quy định
- Báo cáo đột xuất:
Trong thời hạn 48 (bốn mươi tám) giờ, kể từ khi phát hiện nhầm lẫn,
thất thoát thuốc phóng xạ, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền
chất, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất ,cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lập
báo cáo bằng văn bản và gửi về Bộ Y tế theo mẫu báo cáo quy định.
Báo cáo quy định được thực hiện trực tuyến khi Bộ Y tế triển khai phần
mềm, dữ liệu quản lý chung trên toàn quốc [8]
1.3. Thực trạng quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hƣớng thần, thuốc tiền
chất trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Thực trạng quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền
chất trên thế giới
Ma túy được trồng hầu như khắp nơi trên thế giới, những vùng tập
trung lớn như: Tam giác vàng (Mianma, Thái lan, Lào, Trung quốc, Việt
nam), Lưỡi liềm vàng (Iran, Pakistan, Tazekistan) và ở các nước Châu Mỹ La
9


Tinh, Pêru, Colombia, Bôlivia … Ma túy từ đây được vận chuyển đi khắp nơi,
mà thị trường béo bở nhất hiện nay là Bắc Mỹ và các nước Châu Âu. Trong

khi Mỹ La Tinh là nguồn cung cấp chủ yếu cocaine cho thị trường rộng lớn ở
Bắc Mỹ và Tây Âu – 70%, thì trong khi đó Tam giác vàng ở Đông Nam Á là:
“Trung tâm kinh tế thuốc phiện” lớn nhất thế giới. Sản xuất 2.000 tấn/năm .
Theo báo cáo tình hình ma túy Toàn cầu năm 2015 của Cơ quan phòng
chống Ma túy và Tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC), ước tính có
khoảng 246 triệu người, tương đương với khoảng hơn 5% dân số toàn thế giới
trong độ tuổi từ 15 đến 64 đã từng sử dụng ma túy trái phép trong năm 2013.
Số người có vấn đề về sử dụng ma túy chiếm khoảng 27 triệu người. Có
khoảng 1,65 triệu người tiêm chích ma túy đang phải sống chung với HIV
trong năm 2013. Đáng lo ngại là, nhu cầu tiêu thụ các chất gây nghiện mới
ngày càng tăng.Các vụ bắt giữ gần đây cũng cho thấy rằng hiện tượng các lô
hàng heroin lớn từ Afghanistan được nhập lậu qua Ấn Độ Dương vào Đông
Phi và Nam Phi ngày càng phổ biến. Tây Phi tiếp tục trở thành khu vực trung
chuyển buôn lậu cocain từ Đại Tây Dương đi châu Âu và Đông Âu cũng đang
nổi lên như một khu vực quá cảnh và điểm đến của loại ma túy này [11]
Các Công ước quốc tế qui định các chế độ quản lý đặc biệt đối với các
loại thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc
như sau:
-Chế độ báo cáo hàng năm về tình hình sử dụng các chất gây nghiện,
chất hướng thần trong lĩnh vực y tế, nghiên cứu khoa học hay điều tra tội
phạm. Thông báo tên và địa chỉ của cơ quan Chính phủ có thẩm quyền cấp
phép xuất khẩu, nhập khẩu các loại thuốc này cho Ban kiểm soát ma túy Quốc
tế (The International Narcotics Control Board)(INCB).
-Các qui định liên quan tới thương mại quốc tế như: khi một quốc gia
nào định xuất, nhập khẩu các chất qui định trong Công ước ngoài việc phải

10


gửi Giấy phép xuất nhập khẩu cho Ban kiểm soát ma túy quốc tế (INCB) còn

phải gửi cho cơ quan có thẩm quyền của nước xuất, hay nhập khẩu để biết rõ
số lượng, tên hoạt chất. Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần chỉ được
phép xuất hay nhập sau khi đã có ý kiến chính thức của cơ quan có thẩm
quyền. Sau khi việc xuất, nhập khẩu đã thực hiện xong, cơ quan có thẩm
quyền của nước nhập (xuất) phải thông báo cho nước xuất (nhập) biết được
kết quả của việc xuất, nhập này (thông báo chính xác số lượng xuất, nhập, địa
điểm xuất, nhập...)
-Qui định chế độ cung cấp, trao đổi thông tin cần thiết cho việc kiểm
soát việc vận chuyển hợp pháp các chất ma tuý, chất hướng thần...
-Qui định chế độ dự trù hàng năm trên cơ sở báo cáo tình hình sử dụng
của năm trước, nếu số lượng dự trù bất thường so với các năm trước phải
được giải thích và chứng minh hoặc đôi khi có sự thẩm tra thực tế của nhân
viên INCB. Hàng năm Ban kiểm soát ma túy quốc tế (INCB) đều gửi thông
báo đầy đủ về tình hình quản lý, sử dụng các loại thuốc gây nghiện, thuốc
hướng tâm thần của các nước trên Thế giới để tham khảo.
Ngoài ra, các Công ước còn qui định chế độ xử phạt, thanh tra, giám sát
việc thực hiện các qui định của Công ước. Qui định việc phối hợp với Cảnh
sát quốc tế (ENTERPOL) điều tra chống tội phạm về ma tuý quốc tế, và các
qui định có liên quan đến các ngành khác như nông nghiệp, lâm nghiệp, công
nghiệp...[19], [20], [21], [22].
1.3.2. Thực trạng quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền
chất ở Việt Nam
Tệ nạn ma tuý là hiểm hoạ lớn cho toàn xã hội, gây tác hại cho sức
khoẻ, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự,
an toàn xã hội và an ninh quốc gia. Hoạt động vận chuyển, mua bán, sử dụng
ma túy tổng hợp có xu hướng gia tăng; phương thức, thủ đoạn hoạt động của

11



tội phạm ma túy ngày càng đa dạng, các đường dây mua bán được tổ chức
mang tính chuyên nghiệp, nhiều mắt xích, tinh vi, khép kín.
Theo số liệu của Bộ Công an, toàn quốc hiện có 210.751 người nghiện
ma túy có hồ sơ quản lý, tuy nhiên số người nghiện ma túy và tội phạm ma
túy tiếp tục gia tăng và ngày càng khó kiểm soát. Thông tin này được đưa ra
tại hội nghị sơ kết công tác cai nghiện ma túy và phòng chống tệ nạn xã hội
do Bộ LĐ- TB&XH tổ chức tại Đà Nẵng ngày 31- 7 - 2017 với sự tham gia
của đại diện nhiều tỉnh thành.
Xuất phát từ tình hình phức tạp của tệ nạn ma túy, Chính phủ đã chỉ
đạo các Bộ, Ban ngành xây dựng Luật phòng, chống ma tuý số
23/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật phòng, chống ma tuý số 16/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm
2008.
Để hướng dẫn chi tiết thực hiện một số Điều của Luật phòng, chống Ma
tuý, Chính phủ đã ban hành các Nghị định sau:
Nghị định số 80/2001/NĐ- CP ngày 05 tháng 11 năm 2001 của Chính
phủ hướng dẫn việc kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý ở
trong nước.
Nghị định số 58/2003/NĐ- CP ngày 29 tháng 5 năm 2003 của Chính
phủ quy định về kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển quá cảnh lãnh
thổ Việt Nam chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần.
Nghị định số 82/2013/NĐ- CP ngày 19 tháng 07 năm 2013 của Chính
phủ về việc ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất. Chính phủ Việt
Nam cho thành lập Uỷ ban kiểm soát ma tuý Quốc gia trực thuộc Chính phủ
là cơ quan đầu mối tổng hợp tình hình sử dụng, buôn bán, vận chuyển, phòng
Chống tội phạm về ma túy trong cả nước.
Quyết định số 2434/QĐ- TTg ngày 13/12/2013 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành về kế hoạch thống kê người nghiện ma túy. Mục đích của kế
12



hoạch này là để khắc phục và chấn chỉnh những tồn tại, thiếu sót trong công
tác thống kê người nghiện ma túy, làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách,
xây dựng kế hoạch phòng chống ma túy
Ở VN, trước khi luật phòng chống ma túy ra đời , việc quản lý các chất
gây nghiện, hướng thần ,tiền chất chủ yếu sử dụng cho mục đích nghiên cứu
khoa học, kiểm nghiệm,… và trong lĩnh vực y tế hoặc trong công nghiệp theo
những qui định riêng của Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Công nghiệp…
Những năm gần đây, công tác quản lý các thuốc phải kiểm soát đặc biệt
đảm bảo quản lý chặt chẽ theo các công ước Quốc tế, không để thất thoát vào
mục đích bất hợp pháp.
Các cơ sở được Cục quản lý Dược cấp phép nhập khẩu, mua, bán, bảo
quản, cấp phát và dự trù theo đúng qui định hiện hành tại qui chế quản lý các
thuốc gây nghiện, hướng thần , tiền chất.
Nhằm tăng cường công tác quản lý chặt chẽ thuốc gây nghiện, thuốc
hướng thần và thuốc tiền chất trong ngành y tế hiện nay, Chính phủ ban hành
Nghị định 54/2017/NĐ- CP ngày 8/5/2017 quy định danh mục 79 hoạt chất
phóng xạ; và Bộ Y tế ban hành Thông tư số 20/2017/TT- BYT ngày
10/5/2017 quy định danh mục 43 hoạt chất gây nghiện, 70 hoạt chất hướng
thần, 08 hoạt chất tiền chất, 60 hoạt chất bị cấm sử dụng trong một số ngành,
lĩnh vực [8],[12].
1.4. Vài nét về Bệnh viện Quận Thủ Đức và thực trạng quản lý thuốc gây
nghiện, thuốc hƣớng thần, thuốc tiền chất tại Bệnh viện Quận Thủ Đức
1.4.1. Vài nét về Bệnh viện Quận Thủ Đức
Tọa lạc tại số 29, đường Phú Châu, Khu phố 5, phường Tam Phú, quận
Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh. Bệnh viện quận Thủ Đức chính thức thành lập và
đi vào hoạt động từ ngày 28 tháng 6 năm 2007 theo quyết định số
32/2007/QĐ- UBND trên cơ sở tách ra từ Trung tâm Y tế quận Thủ Đức với
tổng diện tích là 11.252 m2.
13



Bệnh viện quận Thủ Đức phục vụ khám chữa bệnh cho người dân trên
địa bàn quận Thủ Đức và các tỉnh lân cận. Từ một Bệnh viện với quy mô 50
giường bệnh mà chỉ trong vòng 10 năm (từ năm 2007 đến năm 2017 hiện nay)
đã tăng lên đến 800 giường bệnh, kế hoạch thực hiện từ 4500 – 5500 lượt
bệnh nhân ngoại trú/ ngày, bình quân tiếp nhận khoảng 150 trường hợp cấp
cứu/ ngày. Với đội ngũ nhân sự hơn 1.700 người, trong đó trình độ chuyên
môn đại học và sau đại học là 548 người với 12 phòng và 28 khoa. Bệnh viện
quận Thủ Đức đã khẳng định được năng lực khám chữa bệnh đúng tầm của
Bệnh viện cửa ngõ phía Đông Bắc của Thành phố trong hệ thống chăm sóc
sức khỏe cụm y tế (Hóc Môn, Bình Chánh, Quận 7, Thủ Đức).
1.4.2. Thực trạng quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền
chất tại Bệnh viện Quận Thủ Đức năm 2017
Thành phố Hồ Chí Minh có 112 bệnh viện, bao gồm Bệnh viện chuyên
khoa, đa khoa đầu ngành trực thuộc Sở Y tế, Bệnh viện tuyến Trung ương,
Bệnh viện thuộc bộ ngành khác và Bệnh viện ngoài công lập, có nhu cầu về
thuốc gần như đứng hàng đầu cả nước, nên việc quản lý thuốc gây nghiện,
thuốc hướng thần và thuốc tiền chất gặp không ít khó khăn từ phía Bệnh viện
và Sở Y tế. Việc quản lý các thuốc đặc biệt này phải tuân thủ theo Thông tư
số 20/2017/TT- BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 10/ 5 /2017:” Qui định chi
tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Dược” và Nghị định số
54/2017/NĐ- CP do Chính Phủ ban hành ngày 8/5/2017 :”Quy định quản lý
các thuốc cần kiểm soát đặc biệt”.
Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh với vai trò là cơ quan quản lý cấp địa phương
thực hiện một số công tác chuyên biệt bao gồm: xét duyệt dự trù, kiểm tra
giám sát, triển khai các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn các vấn đề cụ
thể khác có liên quan đến thuốc gây nghiện, hướng thần, tiền chất… cho các
bệnh viện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Các cơ sở điều trị là nơi trực


14


tiếp kê đơn, cấp phát cho bệnh nhân, dự trù, mua và bảo quản theo đúng quy
định hiện hành.
Trong những năm qua, Bệnh viện quận Thủ Đức luôn chú trọng công
tác quản lý các thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và thuốc tiền chất theo
quy định của Chính phủ, Bộ Y tế và pháp luật Việt Nam, không để xảy ra thất
thoát ảnh hưởng đến xã hội.
Từ khi thành lập đến nay, Bệnh viện Quận Thủ Đức chưa có nghiên
cứu đánh giá nào về việc thực hiện các quy định nhóm thuốc gây nghiện,
thuốc hướng thần, thuốc tiền chất này . Lượng bệnh nhân đến điều trị tại BV
có sử dụng thuốc gây nghiện, hướng thần, tiền chất ngày càng tăng và việc
quản lý các nhóm thuốc phải quản lý đặc biệt này như thế nào , có thực hiện
đúng theo qui định trong Nghị định 54/2017/NĐ-Cp ban hành ngày 8/5/2017
và thông tư 20/2017/TT-BYT ban hành ngày 10/5/2017, việc sử dụng và kê
đơn điều trị nội trú thuốc gây nghiện, hướng thần, tiền chất có đúng qui chế
theo thông tư 23/2011/ TT-BYT hay không .Do đó, tôi chọn đề tài này nhằm
nâng cao hiệu lực đối với việc quản lý ,sử dụng, kê đơn thuốc gây nghiện,
thuốc hướng thần và tiền chất một cách an toàn, hợp lý tại bệnh viện. Từ đó,
đề xuất 1 số giải pháp cũng như triển khai qui trình cấp, phát thuốc cho bệnh
nhân điều trị ngoại trú, đáp ứng nhu cầu cho bệnh nhân và giảm tải cho điều
trị nội trú.

15


CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Các phiếu lĩnh , bù, hoàn trả thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần của
các khoa tại Bệnh viện Quận Thủ Đức từ ngày 1/6/2017 đến 31/12/2017.
- Hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân điều trị nội trú có sử dụng thuốc gây
nghiện, thuốc hướng thần tại Bệnh viện Quận Thủ Đức từ ngày 1/6/2017 đến
ngày 31/12/2017.
-Sổ sách báo cáo xuất, nhập và các văn bản liên quan đến thuốc gây
nghiện, hướng thần, tiền chất theo Nghị định 54/2017/ NĐ-CP và thông tư
20/2017/TT-BYT.
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ 1/6/2017 đến 31/12/2017
- Địa điểm nghiên cứu : Khoa Dược Bệnh viện Quận Thủ Đức
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang
2.2.2. Mẫu nghiên cứu
*Cở mẫu:
- 12 khoa trong 20 khoa điều trị nội trú có sử dụng thuốc gây nghiện,
thuốc hướng thần , trong tổng số 28 khoa lâm sàng tại Bệnh viện Quận
Thủ Đức
- 100 hồ sơ bệnh án có sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần
được kê từ ngày 1/6/2017 đến 31/12/ 2017
-120 phiếu lĩnh, phiếu bù, phiếu hoàn trả thuốc gây nghiện, hướng thần
của 12 khoa từ ngày 1/6/2017 đến 31/12/ 2017
* Phương pháp chọn mẫu:

16


×