Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đề đọc hiểu ngữ liệu ngoài sách giáo khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.26 KB, 7 trang )

LUYỆN ĐỀ ĐỌC HIỂU BÀI THƠ BẾP LỬA
Đề 1.
Phần I: Đọc hiểu
Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Mong ước đầu tiên và lớn nhất của tôi là các con sẽ trở thành người tử tế, sau đó là cháu sẽ
có một cuộc sống hạnh phúc. Sau này con có trở thành bất cứ ai trên cuộc đời này, làm bất
cứ công việc gì thì cũng làm việc một cách tử tế, ứng xử với bản thân, với gia đình, bạn bè,
những người xung quanh, với cộng đồng và thậm chí là với cả trái đất này một cách tử tế!
Việc cháu tiếp tục học ở đâu, làm việc gì là tùy vào sở thích, niềm đam mê và năng lực của
cháu. Tôi và gia đình hoàn toàn tôn trọng vào sự lựa chọn và quyết định của con mình.
(Thạc sĩ Đinh Thị Thu Hoài – Giám đốc Trung tâm Đào tạo Kĩ năng sống Insight, mẹ của
"cậu bé vàng" Đỗ Hải Nhật Minh trả lời phỏng vấn báo Giáo dục và Thời đại số 24 ngày 281-2017, trang 7)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng ở đoạn trích trên.
Câu 2. Theo em, trình tự lập luận trong đoạn trích trên được trình bày theo phương pháp
nào?
Câu 3. Xác định nội dung cơ bản của đoạn trích?
Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn: Sau này con có trở thành
bất cứ ai trên cuộc đời này, làm bất cứ công việc gì thì cũng làm việc một cách tử tế, ứng xử
với bản thân, với gia đình, bạn bè, những người xung quanh, với cộng đồng và thậm chí là
với cả trái đất này một cách tử tế!
Câu 5. Là một người trẻ tuổi, anh/chị có tán đồng với mong ước về tương lai tuổi trẻ của vị
phụ huynh thể hiện trong đoạn trích trên không? Vì sao?
Phần II. Làm văn
Câu 1.
Viết đoạn văn quy nạp từ 10-12 dòng trình bày suy nghĩ của em về những người sống tử tế
trong xã hội hôm nay.
Câu 2. Trong vai cô kĩ sư (Lặng lẽ sa pa- Nguyễn Thành Long) kể lại cuộc gặp gỡ đáng nhớ
với anh thanh niên
Đề 2

PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 ĐIỂM). Đọc đoạn thơ sau và trả lười các câu hỏi từ 1-5:


Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát
Chuyến phà dào dạt, bến nước Bình Ca

( Ta đi tới, Tố Hữu)
Câu 1(0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
Câu 2(0,5 điểm): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 3(1,0 điểm): Tìm thành phần gọi đáp trong câu thơ: Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!
Câu 4(1,5 điểm): Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ trong câu thơ: Rừng cọ,
đồi chè, đồng xanh ngào ngạt

Câu 5(01,0 điểm): Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của đất nước qua đoạn thơ
trên.
PHẦN LÀM VĂN (6,0 điểm).
Câu 1(2,0 điểm): Viết đoạn văn diễn dịch (8 đến 10 câu), trong đó có câu văn chứa thành
phần biệt lập tình thái(gạch chân dưới thành phần biệt lập tình thái), với câu chủ đề:
Yêu thiên nhiên là tình cảm cần có với mỗi chúng ta
Câu 2. (4,0 điểm)
Trong vai bé Thu, kể lại truyện ngắn “Chiếc lược ngà”

1


Gợi ý:
Phần I. Đọc hiểu
1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng: nghị luận/phương thức nghị luận.
2. Trình tự lập luận trong đoạn trích được trình bày theo phương pháp tổng-phân-hợp.
3. Nội dung cơ bản của đoạn trích:
Những lời tâm sự (chia sẻ) của một phụ huynh: mong con trở thành người tử tế.

4. HS nêu quan điểm cá nhân và có những lí giải thuyết phục, nhưng không thể không tán
đồng. Vì đó là ý kiến đúng đắn, sâu sắc và có trách nhiệm.
Phần II.
Câu 1.
b. Yêu cầu về nội dung:
* Giải thích
Hiểu một cách đơn giản "người tử tế" là người làm việc tốt, sống đúng, sống đẹp, sống có ý
nghĩa, phù hợp với đạo đức, chuẩn mực của xã hội. "Người tử tế" phải là người sống thật
với bản lĩnh của chính mình
- Biểu hiện của người sống tử tế:
+ Sống trung thực, không gian dối, vụ lợi.
+ Sống đúng lương tâm, suy nghĩ, cảm xúc của bản thân....
.+ Luôn sẵn sàng mở lòng giúp đỡ những người xung quanh. Cho đi mà không yêu cầu đền
đáp.
Người tử tế là người luôn có tấm lòng bao dung, độ lượng, không quan tâm đến địa vị, danh
vọng, không quá chú trọng vào cái tôi mà luôn luôn nghĩ cho người khác và đặt lợi ích cộng
đồng lên trên hết.
+ Người tử tế luôn có những hành động xuất phát từ động cơ trong sáng, mọi suy nghĩ đều
hướng đến sự lương thiện, vì cuộc sống chung, thậm chí còn biết hy sinh những quyền lợi
cá nhân để hướng tới những điều tốt đẹp trọn vẹn cho cộng đồng
+ ứng xử có văn hóa. Biết tôn tọng người khác
- Ý nghĩa của lối sống tử tế:
+ Sự tử tế chính là biểu hiện của niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp. Vì thế tử tế cũng chính là
biết yêu cuộc sống này, có như vậy bạn mới có thể sống một cách tốt nhất.
+ Khi bạn biết đối xử tử tế với mọi người cũng là lúc bạn nhận được sự tử tế từ xã hội. Như
vậy tử tế sẽ khiến cho các mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn.
+ sống tử tế làm con người gần nhau hơn, tránh đc lối sóng vô cảm
+ Sự tử tế là biểu hiện của sự thiện tâm, đức độ. Khi con người biết làm đẹp tâm của mình,
khi đó họ mới trở thành người thực sự có giá trị.
- Phê phán những con người sống ích kỉ, giả dối.

- Liên hệ bản thân: Em đã thể hiện sự tử tế của mình trong cuộc sống như thế nào?
Dẫn chứng về việc làm tử tế: Nhặt được 7.400 USD (hơn 172 triệu đồng) trong bao rác, hai
mẹ con nhặt rác là cô Đào - anh Hiền ở TP.HCM đã trả lại cho khách Tây. Anh Hiền còn
nói: "Em đặt mình vào hoàn cảnh của người mất, nếu mình đi làm cực khổ để dành được
một số tiền mà bị mất thì chắc sẽ buồn lắm". 7.400 USD không phải số tiền nhỏ nhưng
chính sự tử tế giúp 2 mẹ con nhặt rác có hành động đẹp, xứng đáng trở thành tấm gương cho
nhiều người.
=>Đây là sự việc mới, được báo chí đưa cách đây không lâu. Việc lấy được những dẫn
chứng mới giúp bài viết sinh động, thời sự, không bị đi vào lối mòn.
- Có thể kể đến sự việc: Vụ hôi bia ở Đồng Nai do chủ xe bị lật bánh. Mặc cho lời cầu xin
của chủ xeo, nhiều người vẫn "cướp giật" như cảnh nạn đói năm 1945. Hay là vụ người
chồng lai vợ bầu đi sinh, giữa đường bị tai nạn, người mẹ tử vong, người con văng ra khỏi
bụng mẹ nhưng người dân vẫn thờ ơ, không ai giúp đỡ....
- Tấm gương anh Trần Hữu Hiệp quên mình cứu người trong vụ lật ca-nô trên sông Soài
Rạp (huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh) khiến cộng đồng cảm phục, lan tỏa tình người trong

2


cộng đồng mà sự hy sinh quả cảm ấy trở thành biểu tượng của sự tử tế. Khi ca-nô lật, anh
Hiệp nhờ mặc áo phao đã cứu được bốn người. Phát hiện một phụ nữ có thai đang chấp chới
trong lằn ranh sinh tử, dù đã đuối sức nhưng anh vẫn nhường áo phao. Có lẽ chẳng còn một
mỹ từ nào để biểu đạt hết cái đẹp của sự hy sinh cao cả này. Thời chiến tranh có không ít
tấm gương chiến sĩ lấy thân mình chở che đồng đội và điều này không khó lý giải vì tình
đồng đội, vì lý tưởng quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Nay giữa thời bình, giữa bề bộn lo
toan cơm áo đời thường, sự tử tế nhường ấy thật đáng quý, đáng trân trọng. Tôi cứ ám ảnh
mãi hình ảnh anh Hiệp trên sông vào thời khắc ấy trước sinh mệnh hai mẹ con. Ám ảnh để
rồi cố lý giải vì sao anh lại chọn cứu người thay vì giải thoát mình khỏi nguy hiểm. Có thể
đã có một sự lựa chọn? Và sự tử tế, tình yêu con người đã chiến thắng. Anh đã coi sự sống
đồng loại còn quý hơn tính mạng của mình

- Một sớm mai trên đường phố, hình ảnh một cụ già chống gậy được một người bất kỳ, có
thể là em bé đi học, thanh niên dạo phố hay viên cảnh sát giao thông dẫn qua đường giữa
một rừng xe cộ chẳng nhẽ lại không là một hình ảnh lay động tình người.
Mầm thiện có phải là sự tử tế được gieo trồng? Nó đấy nhưng phải biết nhìn để nhận
ra và sống cùng nó mới có được sự tử tế làm nên thương hiệu của tình người. Tôi vẫn
luôn tin rằng dù ở đâu, lúc nào tình người vẫn luôn có mặt, tổ điểm thêm cho cuộc đời
này tươi sáng hơn.
Đề 2.

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
- Thể thơ: Lục bát
-Thành phần gọi đáp: Tổ quốc ta ơi!
- Biện pháp tu từ:
+ Liệt kê: rừng cọ, đồi chè, đồng xanh
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: đồng xanh ngào ngạt (từ thị giác chuyển sang khứu
giác)
- Tác dụng: làm hiện lên không gian bát ngát, khoáng đạt. Làm nổi bật vẻ đẹp bình
dị, thân quen của cảnh vật quê hương: rừng cọ, đồi chè, đồng xanh. Hình ảnh, mùi
vị hòa quyện làm say mê lòng người
Lưu ý: thí sinh chỉ ra biện pháp tu từ khác mà đúng và phân tích hợp lí thì giám
khảo vẫn cho điểm tối đa
Vẻ đẹp của đất nước:
+ tươi đẹp, rực rỡ, tràn đầy sức sống
+ Mang hơi thở, nhịp sống của con người
-> tự hào về vẻ đẹp của quê hương, đất nước; bộc lộ tình yêu tha thiết của tác giả
đối với cuộc sống
Bếp lửa
MB:
* chung( dành cho cả bài)
- Viết về người bà và tình yêu thương, đức hi sinh cao cả thì “bếp lửa” của BV là một

trong những bài thơ xúc động nhất
- Bài thơ là dòng hồi tưởng của cháu về những năm tháng được sống bên bà, gắn liền
với hình ảnh bếp lửa
- Bài thơ thể hiện tình bà yêu cháu, nỗi nhớ da diết, lòng biết ơn vô hạn của cháu với

* Riêng: (khi phân tích từng khổ)
3


- 3 câu thơ đầu: hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc
- 4 khổ tiếp: Những kỉ niệm tuổi thơ bên bà ( Năm 4 tuổi; 8 năm ròng; năm giặc đốt
làng)
- Khổ 6: Những suy ngẫm và bà và bếp lửa
- Khổ 7: Nỗi nhớ của cháu về bà và bếp lửa
TB:
- Bài thơ đc viết năm 1963 khi ấy BV là SV du học ở nước ngoài
- Bài thơ đi theo dòng hồi tưởng từ quá khứ đến hiện tại và lắng lại ở suy nghĩ
của cháu về người bà kính yêu
*LĐ 1. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc (khổ 1)
- Khi nhớ về quê hương, người ta thường nhớ về những kỉ niệm gắn liền trong quá
khứ như dòng sông, bến nước, con đò; mái trường, thầy cô, bè bạn. Đối với Bằng
Việt, sự hồi tưởng được bắt đầu từ hình ảnh rất đõỗ bình dị , quen thuộc, thân thương,
ấm áp:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
+ Điệp ngữ “một bếp lửa” trở thành điệp khúc mở đầu bài thơ với giọng điêụ sâu
lắng, da diết giới thiệu một hình ảnh gắn bó suốt quãng đời tuổi thơ cháu
+ Hình ảnh bếp lửa được nhóm lên từ một buổi sáng còn mờ hơi sương; nó thật ấm
áp giữa cái lạnh của “chờn vờn sương sớm”, thật thân thương với bao tình cảm “ấp iu
nồng đượm”.

+ Từ láy: chờn vờn”, giúp ta hình dung đc ngọn lửa bập bùng lay động, khi tỏ, khi
mờ; “ấp iu” vừa diễn tả công việc nhóm bếp, vừa gợi ra bàn tay kiên nhẫn, khéo léo
và tấm lòng chan chứa yêu thương mà bà dành cho cháu
- Hình ảnh bếp lửa, rất tự nhiên đánh thức dòng cảm xúc hồi tưởng của cháu về bà,
ngưòi nhóm lửa, người nhóm bếp mỗi sớm mai - một hình ảnh xuyên suốt bài thơ:
“Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”.
+ Lời thơ nghẹn ngào xúc động; k chỉ thể hiện tình cháu yêu bà mà còn dựng lên
chân dung của một người bà tảo tần hôm sớm, một cuộc đời đã trải qua “ mấy nắng
mưa”, nghèo khổ và vất vả.
+ Nghĩ về bếp lửa, nhớ về bếp lửa mà trong lòng đứa cháu đi xa trào dâng một cảm
xúc thương bà mãnh liệt. Cảm xúc đó bật ra thành tiếng “thương” làm cho cảm xúc
lan toả, thấm sâu vào lòng người.
LĐ 2 Từ đó, bài thơ gợi lại cả một thời thơ ấu bên người bà ( Khổ 2,3,4)
* Kỉ niệm năm 4 tuổi:
- Những câu thơ gợi lại một tuổi thơ đầy nhọc nhằn, gian khổ. Tuổi thơ ấy có bóng
đen ghe rợn của nạn đói khủng khiếp năm 1945 cháu phải chịu nỗi cơ cực với toàn
dân tộc.
- Thành ngữ “đói mòn đói mỏi” – cái đói kéo dài làm mỏi mệt, kiệt sức, con ngựa gầy
rạc cùng với người bố đánh xe cũng gầy khô…Quá khứ hiện về thật đau thương.
- Không thấy một vòm trời cổ tích với những sắc màu lung linh huyền ảo của một
thời thơ ấu như chúng ta thường hồi tưởng về nó. Chỉ có cái nghèo đói dai dẳng, mỏi
mòn khắp thôn quê.Giọng thơ nặng trĩu một nỗi buồn thương
- Thời gian ấy, cháu được sống trong sự cưu mang của bà. Ấn tượng nhất với cháu
đến giờ vẫn là:
“ lên 4 tuổi cháu đã quen mùi khói”/ Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu/ Nghĩ lại đến
giờ sống mũi còn cay/
4


+ Câu thơ có giá trị biểu cảm cao: khói hun nhèm là khói từ củi ướt làm cay xè mắt

cháu; BV đã chọn một chi tiết giàu sức gợi, rất cụ thể từ bếp lửa của nhà nghèo để
diễn tả chân thực một tuổi thơ cơ cực; gợi một nỗi niềm da diết, bâng khuâng, có cả
chút gì đó rất xót xa.
+ Mùi khói bếp của một thời thiếu thốn gian khổ ấy cho đến bây giờ khi cháu đc sống
cuộc sống đủ đầy, mỗi khi nghĩ lại “sống mũi còn cay. Cay vì vì củi ướt , vì khói bếp;
cay vì cồn cào nỗi nhớ thương bà.
-> Cảm xúc quá khứ hoà lẫn hiện tại và chắc hẳn cảm xúc quá khứ phải sâu sắc
lắm mới có thể trỗi dậy mạnh mẽ thế. Cho dù năm tháng trôi qua nhưng kí ức
ấy trở thành một vết thương lòng đâu dễ nguôi ngoai. Qua đó, nhà thơ khẳng
định, tuổi thơ dẫu thiếu thốn vật chất nhưng không bao giờ thiếu thốn nghĩa
tình. Nhớ về bếp lửa là BV thể hiện nghĩ tình sâu nặng với quê hương
*Kỉ niệm 8 năm ròng:
- 8 năm ròng cháu bên bà cũng là chiều dài của cuộc chiến tranh vệ quốc
“ Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
+ Giặc đói chưa qua thì giặc ngoại xâm tràn tới. Gia đình phải đi li tán; cha mẹ cháu
bận công tác không về, cháu ở lại gắn bó cùng bà
+ Khổ thơ có thời gian 8 năm đằng đẵng, con số không nhiều mà sao ngày tháng
tưởng chừng dài vô tận. Những năm tháng đó thật quạnh vắng; có cả không gian
mênh mông, vắng vẻ của cánh đồng xa; đặc biệt là sự xuất hiện của âm thanh tiếng
chim tu hú
+ Tiếng tu hú được nhắc lại nhiều lần trong đoạn thơ lúc thì gần gũi lúc lại mơ hồ,
như giục giã, khắc khoải, thở than-> khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm, nhớ
mong, gợi nỗi nhớ da diết, nghẹn ngào
+ Trong nỗi nhớ da diết ấy, cháu vẫn luôn có bà: Cháu ở cùng bà...cháu học”
. Với việc sử dụng hàng loạt những động từ “bảo”. Dạy, chăm; nghệ thuật liệt kê cùng
với điệp từ “bà” “cháu” được lặp lại 4 lầnvừa gợi sự chăm sóc của bà dành cho cháu;
sự quấn quýt yêu thương của hai bà cháu vừa thể hiện được vai trò của bà lúc như
người mẹ; người chị gái thân thương và cũng là người thầy đầu tiên trong cuộc đời
cháu-> ở vai trò nào bà cũng ân cần, chu đáo yêu thương chăm chút cháu; nuôi cháu

lớn khôn, soi sáng trí tuệ và tâm hồn cháu-> Chỉ bấy nhiêu thôi cũng cảm nhận được
cháu biết ơn bà đến nhường nào
. câu thơ cuối:
Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
Là lời gọi tâm tình, lời trách cứ nhẹ nhàng nhưng ẩn sau đó là nỗi nhớ thương bà
trong cô đơn quạnh vắng. Bà luôn bên cháu, dạy dỗ, chăm sóc cho cháu lớn lên, nuôi
dưỡng cả tâm hồn lẫn thể chất cho cháu, vậy mà bây giờ cháu cũng đi xa, để bà một
mình khó nhọc.Tiếng chim tu hú giờ đây trở thành một mảnh tâm hồn tuổi thơ để gợi
nhớ gợi thương.
->Như vậy, bếp lửa đánh thức kỉ niệm tuổi thơ, ở đó lung linh hình ảnh người bà và
có cả hình ảnh quê hương.
* Kỉ niệm năm giặc đốt làng:
- Mặc chiến tranh tàn phá, hủy diệt; mặc khổ đau chất chồng: năm giặc ...vẫn vữn
lòng...bình yên

5


+ Đoạn thơ tái hiện bức tranh làng quê trong những năm đất nước có chiến tranh vô
cùng chân thực: cháy tàn cháy rụi là cháy hết k còn gì. Tất cả đều xơ xác, tiêu điều,
mất mát. Đó là - những năm tháng đau thương, vất vả của cả dân tộc
+ Gian khổ, thiếu thốn, nhớ nhung cần che giấu để người đi xa được yên lòng.
“Bố ở chiến khu bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
Bà k chỉ là một ng bà tảo tần, chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh, giàu tình yêu
thương mà còn là hiện thân cụ thể nhất cho hậu phương lớn, trở thành người bà kháng
chiến
=> Chính sự kết hợp nhuần nhị độc đáo giữa các yếu tố biểu cảm, miêu tả và tự sự.

khiến cho hình ảnh của bà thật gần gũi, những mảng kí ức tuổi thơ lại hiện về sống
động và chân thành, giản dị.
- Không gì lâa chuyển nổi niềm tin của bà vào tương lai: rồi sớm rồi chiều…dai
dẳng”
“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen.
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”
+ Hình ảnh bếp lửa đã trở thành ngọn lửa
+ bếp lửa ấm áp của tình cảm gia đình, tình bà cháu trở thành ngọn lửa của tình yêu
thương, của sức sống bền bỉ mãnh liệt, của những kỉ niệm thiêng liêng một thời thơ
ấu
+ Ngọn lửa là niêm tìn kì diệu nâng bước cháu trên suốt chặng đường dài. Ngọn lửa
là sức sống, lòng yêu thương, niềm tin mà bà truyền cho cháu.
+ Cùng với hình tượng “ngọn lửa”, các từ ngữ chỉ thời gian: “rồi sớm rồi chiều”, các
động từ “nhen”, “ủ sẵn”, “chứa” đã khẳng định ý chí, bản lĩnh sống của bà, cũng là
của người phụ nữ Việt Nam giữa thời chiến.
+ Điệp ngữ “một ngọn lửa” cùng kết cấu song hành đã làm cho giọng thơ vang lên
mạnh mẽ, đầy xúc động tự hào.
-> Tình thương, đức hi sinh, tính kiên trì nhẫn nại của bà là nguồn nhiên liệu vô tận
làm bừng sáng lên ngọn lửa vĩnh cửu truyền cảm ấy. Như thế, hình ảnh bà không chỉ
là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa - ngọn lửa của sự sống, niềm
tin cho các thế hệ nối tiếp.
LĐ 3.+ Tám câu thơ tiếp theo là những suy nghĩ sâu sắc của nhà thơ, của đứa
cháu về người bà kính yêu, về bếp lửa trong mỗi gia đình Việt Nam chúng ta.
Cuộc đời của bà nhiều “lận đận”, trải qua nhiều “nắng mưa” vất vả. Bà cần mẫn lo
toan,
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận...
Bà vẫn giữ thói quen ...
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm”

+ từ láy lận đận, phép đảo ngữ kết hợp với cụm từ chỉ tời gina “mấy nắng mưa” gợi tả
một cách xúc động cuộc đời gian nan, vất vả và sự tảo tần, đức hi sinh của bà
+ Điệp từ “nhóm” được nhắc đi nhắc lại 4 lần trong 4 câu thơ vừa có ý nghĩa tả thực
gợi công việc quen thuộc bà vẫn làm nhưng cũng gợi ra nhiều ý nghĩa: Truyền cho
háu lòng nhân ái, bao dung; tình làng, nghĩa xóm; sự đoàn kết, sẻ chia; thắp sáng
những ước mơ hoài bão trong cháu; bồi đắp cho cháu cả cách sống lẫn tâm hồn
+ bếp lửa bình dị , thân quen là thế nhưng lại vô cùng thiêng liêng: Ôi kì lạ...
6


Kì lạ bởi nó bồi đắp cho cháu bao tình cảm cao đẹp; bởi từ bếp lửa của bà cháu đã
trưởng thành, khôn lớn k chỉ về tầm vóc mà còn ở cả nhận thức, tâm hồn; thiêng
liêng bởi Bếp lửa nơi quê nhà ấy chan chứa bao ân tình; là tất cả tình yêu thương ủ ấp
bà dành cho cháu; là điểm tựa tinh thần lớn nhất cuộc đời cháu
-> Khổ thơ thể hiện niềm biết ơn sâu sắc của cháu với bà kình yêu.
LĐ 4. Niềm thương nhớ của cháu:
- Đứa cháu năm xưa giờ đã trưởng thành, rời xa vòng tay ấm áp của bà
“ Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu.
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
….. Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa”
- Điệp từ “trăm” mở ra một thế giới rộng lớn với những điều mới mẻ. Cháu đã được
sống với những niềm vui rộng mở, với cuộc sống đủ đầy nhưng giữa “ngọn khói trăm
tàu, ngọn lửa trăm nhà, cháu vẫn không thể quên bếp lửa của bà, vẫn không nguôi
nhớ thương bà…. – -Câu hỏi tu từ: “sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?, là lời cháu
nhắc nhở mình phải luôn nhớ đến ngọn lửa quê hương, nhớ tình bà ấp áp bởi nó k chỉ
là kỉ niệm thiêng liêng mà còn làm ấm lòng, nâng đỡ cháu trên những bước đường
đời.
d. Bài thơ chứa đựng một ý nghĩa triết lí thầm kín: những gì là thân thiết nhất của
tuổi thơ mỗi người đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình đài rộng
của cuộc đời.

KL: - Với thể thơ tự do linh hoạt trong bộc lộ cảm xúc; giọng thơ xúc động, hình ảnh
thơ giàu tính biểu tượng
- Bài thơ thể hiện sâu sắc tình bà yêu cháu và lòng cháu biết ơn bà.
- giúp ta nhận ra Tình yêu thương và lòng biết ơn bà chính là một biểu hiện cụ thể của
tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương, và đó cũng là sự khởi đầu của
- . Bài thơ như ngọn lửa ấm áp toả sáng và cháy mãi trong tình cảm của người đọc.

7



×