Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Đề tài nghiên cứu chương trình ngữ dụng trong sách giáo khoa trung học phổ thông – ban khoa học tự nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.51 KB, 31 trang )

Bài tập chuyên đề Trần Thị Minh Trang - K54D
Ngữ văn

PHẦN MỞ ĐẦU
Nội dung kiến thức ngữ dụng đã được đưa vào giảng dạy trong nhà
trường, thuộc phân môn Tiếng Việt nhằm mục đích rèn luyện cho học sinh kỹ
năng sản sinh, khả năng lĩnh hội lời nói, lời viết. Trong chương trình phổ thông
trung học, kiến thức ngữ dụng được phân chia đồng đều cho cả ba khối líp 10,
11, 12. Kiến thức ngữ dụng được giảng dạy trực tiếp không chỉ trong các bài dạy
thuộc phân môn Tiếng Việt mà còn được tích hợp trong một số bài dạy thuộc
phân môn Làm Văn. Vì ngữ dụng là một ngành khoa học còn khá mới mẻ, nên
việc xem xét, nhận định về nội dung giảng dạy ngữ dụng trong chương trình
trung học phổ thông là một việc làm cần thiết để nâng cao chất lượng dạy và học
phân môn Tiếng Việt nói chung và phần kiến thức Ngữ dụng nói riêng.
Trong rất nhiều hình thức kiểm tra đánh giá chất lượng dạy và học, chính
thức trắc nghiệm khách quan đang ngày càng phát huy hiệu quả và được sử
dụng rộng rãi. Kết hợp với câu hỏi tự luận ngắn, trắc nghiệm khách quan góp
phần đa dạng hoá cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập với bộ môn Ngữ
Văn, trong đó phân môn Tiếng Việt là một mảnh đất tốt cho sự thể nghiệm của
phương pháp trắc nghiệm. Vì vậy, việc xây dựng một hệ thống câu hỏi trắc
nghiệm khách quan và tự luận cho các bài học thuộc phân môn Tiếng Việt là
một việc làm cần thiết trong công tác giảng dạy.
Do vậy, chuyên đề chúng tôi chọn đề tài: Vài nét về chương trình ngữ
dụng trong sách giáo khoa Trung học Phổ thông – ban Khoa học tự nhiên.
Triển khai đề tài này, hi vọng chuyên đề sẽ góp phần đem lại hiệu quả cho việc
giảng dạy và tiếp nhận ngữ dụng trong bậc Trung học Phổ thông.
1
Bài tập chuyên đề Trần Thị Minh Trang - K54D
Ngữ văn

PHẦN NỘI DUNG


Chương I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT
I. Nhân tè giao tiếp
1. Ngữ cảnh
Ngữ cảnh là những nhân tốt có mặt trong một cuộc giao tiếp nhưng nằm
ngoài diễn ngôn. Ngữ cảnh là một tổng thể những hợp phần sau đây:
2. Nhân vật giao tiếp
Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào một cuộc giao tiếp bằng
ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ để tạo ra các lời nói, các diễn ngôn qua đó mà tác
động vào nhau. Đó là những người tương tác bằng ngôn ngữ. Giữa các nhân vật
giao tiếp có quan hệ vai giao tiếp và quan hệ liên cá nhân.
Vai giao tiếp: trong một cuộc giao tiếp có sự phân vai, vai phát ra diễn ngôn
tức là vai nói (viết), kí hiệu là SP1 và vai tiếp nhận diễn ngôn tức vai nghe (đọc), kí
hiểu SP2. Trong cuộc giao tiếp nói, mặt đối mặt, hai vai nói va nghe thường luân
chuyển, SP1 sau khi nói xong chuyển thành vai nghe SP2 và ngược lại.
Tuy nhiên trong một cuộc giao tiếp bằng lời trừ thuyết ngôn, các vai giao
tiếp trên có thể có mặt hoặc vắng mặt tiếp ngôn hoặc đích ngôn ( nói chung là
người nhận) có thể ở tình trạng chủ động (có thể đáp ngay lời của người nói) mà
cũng có thể bị động (chỉ tiếp nhận không phản hồi tại chỗ).
Trong một cuộc giao tiếp người tham gia này phải xây dựng nên một hình
ảnh tinh thần về các đặc điểm, trạng thái năng lực của người kia theo đích giao
tiếp của mình để rồi căn cứ vào các hình ảnh tinh thần đó mà định ra chiến lược
hay kế hoạch giao tiếp, kế hoạch này là một tổ chức gồm các hành động chủ yếu
bằng lời để đạt đến đích của mình.
Quan hệ liên cá nhân: quan hệ vai giao tiếp là quan hệ giữa các nhân vậy
giao tiếp đối với chinh sự phát, nhận trong giao tiếp. Quan hệ liên cá nhân là
quan hệ so sánh xét trong tương quan xã hội, hiểu biết, tình cảm giữa các nhân
vật giao tiếp với nhau.
Quan hệ liên cá nhân giữa các nhân vật giao tiếp có thể xét theo 2 trục:
trục tung là trục vị thế xã hội, còn gọi là trục quyền uy, trục hoành là trục của

quan hệ khoảng cách, còn gọi là trục thân cận. Quan hệ này có thể thay đổi Ýt
2
Bài tập chuyên đề Trần Thị Minh Trang - K54D
Ngữ văn

hoặc nhiều trong quá trình giao tiếp. Thường thì quan hệ quyền uy sẽ giữ
nguyên trong quá trình giao tiếp còn quan hệ khoảng cách có thể thay đổi.
Quan hệ liên cá nhân chi phối cả tiến trình giao tiếp, cả nội dung và hình
thức diễn ngôn. Trong các ngôn ngữ, đặc biệt là trong Tiếng Việt, xưng hô chịu
áp lực rất mạnh của quan hệ liên cá nhân.
Hiện thực ngoài diễn ngôn: trừ nhân vật giao tiếp, tất cả những yếu tố vật
chất, xã hội, văn hoá có tính cảm tính và những nội dung tinh thần tương ứng
không được nói đến trong diễn ngôn trong quá trình giao tiếp được gọi là hiện
thực ngoài diễn ngôn (đối với ngôn ngữ thì là hiện thức ngoài ngôn ngữ).
Tuy gồm cả những yếu tố vật chất và tinh thần nhưng hiện thực ngoài
diễn ngôn phải được nhân vật giao tiếp ý thức. Khi đã trở thành hiểu biết của
những người giao tiếp ( và của những người sử dụng ngôn ngữ) thì hiện thực
ngoài diễn ngôn hợp thành tiền giả định bách khoa hay tiền giả định giao tiếp
của ngôn ngữ.
Hiện thực - đề tài của diễn ngôn: khi giao tiếp các nhân vật giao tiếp sử
dụng diễn ngôn của mình để nói về một cái gì đó. Cái được nói tới là hiện thực -
đề tài của diễn ngôn.
Hiện thực – đề tài của diễn ngôn trước hết bao gồm những cái tồn tại, diễn
tiến trong hiện thực ngoài ngôn ngữ và ngoài diễn ngôn; cái thuộc tâm giới của
con người nh cảm xúc, tư tưởng, nguyện vọng Hiện thực - đề tài của diễn ngôn
còn là bản thân ngôn ngữ.
Hoàn cảnh giao tiếp bao gồm những hiểu biết về thế giới, vật lý, sinh lý,
tâm lý, xã hội, văn hoá, tôn giáo, lịch sử các ngành khoa học, nghệ thuật ở thời
điểm và ở không gian trong đó đang diễn ra cuộc giao tiếp.
Thoại trường: được hiểu là cái không – thời gian cụ thể ở đó cuộc giao tiếp

diễn ra. Mỗi thoại trường quy định một cách thức sử dụng ngôn ngữ phù hợp với
nó.
II. Hội thoại
Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó
cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác. Hội thoại được diễn
ra theo những quy tắc nhất định. Những quy tắc Êy khá mềm dẻo, linh hoạt và
gắn bó chặt chẽ với ngữ cảnh.
3
Bài tập chuyên đề Trần Thị Minh Trang - K54D
Ngữ văn

Các quy tắc hội thoại bao gồm: quy tắc điều hành luân phiên lượt lời, quy
tắc điều hành nội dung của hội thoại và quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân –
phép lịch sự.
4
Bài tập chuyên đề Trần Thị Minh Trang - K54D
Ngữ văn

Chương II
NHẬN XÉT KIẾN THỨC NGỮ DỤNG TRONG SÁCH GIÁO KHOA
PHỔ THÔNG TRUNG HỌC (LỚP 10-11-12)
Nội dung kiến thức ngữ dụng đã được đưa vào giảng dạy trong nhà
trường, thuộc phân môn Tiếng Việt nhằm mục đích rèn luyện cho học sinh kỹ
năng sản sinh, khả năng lĩnh hội lời nói, lời viết. Ngay từ bậc tiểu học, học sinh
đã được làm quen với các kiến thức ngữ dụng cơ bản. Trong chương trình Tiếng
Việt bậc trung học phổ thông, các nội dung kiến thức ngữ dông tiếp tục được
đưa ra với một mức độ kiến thức và yêu cầu cao hơn. Việc phân chia, sắp xếp
kiến thức đối với từng khối líp nhìn chung đã có sự hợp lý, phù hợp với nền tảng
kiến thức và khả năng tiếp nhận của học sinh trung học phổ thông. Tuy vậy, vẫn
còn tồn tại một vài nhược điểm cần khắc phục.

I. Cấu trúc chương trình:
Trong chương trình phổ thông trung học, kiến thức ngữ dụng được phân chia
đồng đều cho cả ba khối líp 10, 11, 12. Kiến thức ngữ dông được giảng dạy trực
tiếp không chỉ trong các bài dạy thuộc phân môn Tiếng Việt mà còn được tích hợp
trong một số bài dạy thuộc phân môn Làm Văn. Đây là xu hướng tích hợp kiến
thức trong giảng dạy Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông hiện nay. Tuy nhiên,
trong chuyên đề này, chúng tôi không đi vào tìm hiểu nội dung ngữ dụng trong
phân môn Làm Văn, mà chỉ đi vào nhận xét những nội dung ngữ dụng được thể
hiện trực tiếp trong phân môn Tiếng Việt ở cả ba khối líp 10, 11 ,12.
Cấu trúc chương trình ngữ dụng ở bậc trung học phổ thông trong phân
môn Tiếng Việt được thể hiện cụ thể trong bảng dưới đây:
STT Líp Nội dung dạy ngữ dụng Ghi chó
1. SGK 10 – T1.
Ban khoa học tự nhiên.
- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn
ngữ (thế nào là hoạt động giao
tiếp bằng ngôn ngữ).
- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn
ngữ (tiếp theo) (luyện tập).
Bài 1 –
trang 14.
Bài 2 –
trang 20.
5
Bài tập chuyên đề Trần Thị Minh Trang - K54D
Ngữ văn

2. SGK 11 – T1.
Ban khoa học tự nhiên.
- Ngữ cảnh

+ Khái niệm.
+ Các nhân tố của ngữ cảnh.
+ Vai trò của ngữ cảnh.
+ Luyện tập.
Bài 10 –
trang 102.
3. SGK 12 – T1.
Ban khoa học tự nhiên.
Sách thí điểm.
- Hàm ý hội thoại (khái niệm
hàm ý hội thoại).
- Hàm ý hội thoại (tiếp theo) (tác
dụng của hàm ý).
Bài - trang
183.
Bài - trang
236.
Dùa vào bảng thống kê, có thể thấy cấu trúc chương trình ngữ dụng ở bậc
trung học phổ thông khá đồng đều. Mỗi khối líp đều có điều kiện giảng dạy kiến
thức ngữ dông. Điều này giúp học sinh tiếp nhận kiến thức ngữ dụng một cách
hệ thống và liên tục trong ba năm. Nội dung kiến thức đưa ra trong sách phổ
thông trung học nhìn chung không phải là kiến thức mới hoàn toàn, học sinh đã
được chuẩn bị nền tảng kiến thức từ bậc tiểu học và trung học cơ sở. Các kiến
thức ngữ dụng trở lại ở bậc trung học phổ thông với mức độ chuyên sâu hơn, nội
dung bài học đa dạng và phong phú hơn, bài tập đưa ra có số lượng lớn hơn, tạo
điều kiện cho học sinh thực hành kiến thức.
1. Chương trình sách giáo khoa líp 10.
Trong chương trình sách giáo khoa líp 10, phân môn Tiếng Việt, kiến
thức ngữ dông thể hiện trong một bài “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”,
phân bố trong hai tiết. Với hai tiết dạy này, học sinh có thể hoàn toàn nắm được

những kiến thức cơ bản, đồng thời có thời gian luyện tập về những nội dung
kiến thức vừa lĩnh hội. Nội dung ngữ dụng trong chương trình líp 10 chiếm 20%
chương trình Tiếng Việt (kể cả phần Ôn tập cuối năm). Đây là một tỉ lệ hợp lí.
Cấu trúc chương trình ngữ dụng líp 10 có hai tiết, chia làm hai phần: tiết 1 học
sinh làm quen với lý thuyết; tiết 2 dành cho luyện tập.
2. Chương trình sách giáo khoa líp 11
Trong sách giáo khoa Ngữ Văn líp 11, phân môn Tiếng Việt, kiến thức
ngữ dụng được giới thiệu trong một bài “Ngữ cảnh”, giới hạn trong một tiết,
6
Bài tập chuyên đề Trần Thị Minh Trang - K54D
Ngữ văn

chiếm gần 8,5% cấu trúc chương trình Tiếng Việt (kể cả bài Ôn tập). So với líp
10, tỉ lệ nội dung ngữ dụng đưa vào sách giáo khoa ở líp 11 có giảm đi. Nhưng
trên thực tế, trong một tiết học, rất nhiều kiến thức được đưa ra cho học sinh
(khái niệm, các nhân tố của ngữ cảnh, vai trò của ngữ cảnh) kèm theo đó là mét
khối lượng bài tập nhất định. Do vậy, kiến thức ngữ dụng đưa vào líp 11 vẫn
đảm bảo yêu cầu về số lượng và chất lượng.
3. Chương trình sách giáo líp 12
Trong sách giáo khoa líp 12, phân môn Tiếng Việt, kiến thức ngữ dụng
được giới thiệu trong một bài “Hàm ý hội thoại”, giới hạn trong ba tiết.
Cấu trúc chương trình ngữ dụng ở líp 12 chia đều cả lí thuyết và luyện tập
ở ba tiết. Trong từng tiết học, học sinh vừa được tiếp cận với các nội dung kiến
thức vừa được thực hành. Việc phân chia cấu trúc chương trình như vậy tạo điều
kiện cho học sinh vừa tiếp nhận vừa thực hành kiến thức. Mặt khác, cách phân
chia này còn phù hợp với nội dung kiến thức được đưa ra: trong ba tiết, học sinh
được tiếp cận với một khối lượng kiến thức khá lớn (khái niệm hàm ý hội thoại,
cách thức tạo câu có hàm ý). Chia nhỏ lí thuyết thành ba tiết có bài tập đi kèm là
hợp lý, phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh.
II. Mục tiêu bài dạy

1. Chương trình sách giáo khoa líp 10.
Kiến thức ngữ dụng trong chương trình líp 10 được thể hiện ở một đơn vị
kiến thức “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”, chia thành hai tiết.
- Tiết 1: Giới thiệu kiến thức
- Tiết 2: Thực hành
Bài học này yêu cầu học sinh phải đạt một số chuẩn kiến thức cơ bản sau:
- Câu hái quan trọng nhất mà học sinh cần tìm được câu trả lời là “Thế
nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”.
- Học sinh phải giải thích được tại sao hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
lại là hoạt động quan trọng nhất trong những hoạt động trao đổi thông tin của
con người, trong mối tương quan với những hoạt động giao tiếp bằng các
phương tiện khác (cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt )
7
Bài tập chuyên đề Trần Thị Minh Trang - K54D
Ngữ văn

- Học sinh cần nắm được hai quá trình của hoạt động giao tiếp bằng ngôn
ngữ là tạo lập văn bản, lĩnh hội văn bản; và mối quan hệ giữa chúng.
- Ngoài ra, qua bài học này, học sinh cần hiểu rõ những khái niệm cơ bản:
nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp,
phương tiện và cách thức giao tiếp cũng như sù chi phối của chúng đối với
hoạt động giao tiếp.
Nhìn chung, mức yêu cầu đối với bài học này khá cao, vì học sinh được
dành riêng một tiết cho phần lí thuyết. Trong một tiết học Êy, các chuẩn kiến
thức đề ra phải được giải quyết một cách triệt để.
2. Chương trình sách giáo khoa líp 11.
Kiến thức ngữ dụng trong chương trình líp 11 phần Tiếng Việt được thể
hiện ở một đơn vị kiến thức “Ngữ cảnh”, giới hạn trong một tiết học. Trong thời
gian 45’, học sinh vừa phải nắm được một khối lượng kiến thức nhất định, vừa
phải thực hành một số bài tập cơ bản dưới sự định hướng của giáo việc.

Bài “Ngữ cảnh” yêu cầu học sinh đạt được một số chuẩn kiến thức sau.
- Trước hết, học sinh cần phải nắm được khái niệm “Ngữ cảnh” trong hoạt
động giao tiếp cùng với những nhân tố của ngữ cảnh (nhân vật giao tiếp, bối
cảnh ngoài ngôn ngữ bao gồm bối cảnh giao tiếp rộng, bối cảnh giao tiếp hẹp,
hiện thực được nói tới, văn cảnh).
- Học sinh lý giải được vai trò quan trọng của ngữ cảnh đối với hoạt động
giao tiếp bằng ngôn ngữ: ảnh hưởng đến cả người nói (người viết) với quá trình
sản sinh lời nói, câu văn và người nghe (người đọc) với quá trình lĩnh hội lời
nói, câu văn.
- Ngoài ra, học sinh cần phải nắm được kĩ năng nói và viết phù hợp với
ngữ cảnh, có năng lực nhận thức và lĩnh hội được lời nói trong mối quan hệ với
ngữ cảnh, có khả năng giải mã lời nói trong từng ngữ cảnh cụ thể.
Dung lượng kiến thức mà bài “Ngữ cảnh” đưa ra tương đối lớn trong thời
gian mét tiết học. Tuy vậy, học sinh líp 11 đã được làm quen với các khái niệm
nh: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp trong nội dung
ngữ dụng líp 10, vì vậy các em không gặp khó khăn khi tiếp nhận bài học này.
3. Chương trình sách giáo khoa líp 12.
8
Bài tập chuyên đề Trần Thị Minh Trang - K54D
Ngữ văn

Ở chương trình sách giáo khoa líp 12, phân môn Tiếng Việt, kiến thức
ngữ dụng được thể hiện ở một đơn vị kiến thức “Hàm ý hội thoại”, giới hạn
trong ba tiết.
Qua ba tiết học về “Hàm ý hội thoại”, học sinh phải đạt một số chuẩn
kiến thức sau.
- Học sinh cần nắm được là khái niệm “Hàm ý hội thoại”, nhận diện được
hàm ý mà người nói, người viết gửi gắm trong phát ngôn, từ đó hiểu đúng ý của
người nói.
- Học sinh lÝ giải được hàm ý trong hội thoại, mối liên quan giữa tác

dụng của hàm ý với hoàn cảnh giao tiếp.
- Học sinh cũng cần phải nắm được một số cách thức tạo câu có hàm ý.
Kiến thức phân bố đồng đều cho cả ba tiết (mỗi tiết có cả lí thuyết và
luyện tập). Ở 2 tiết đầu học sinh nhận thức về vai trò của hàm ý trong hội thoại
và cách thức nhận diện hàm ý đó. ĐÕn tiết 3, học sinh được làm quen với các
cách thức để tạo ra hàm ý và việc vận dụng chúng trong từng hoàn cảnh giao
tiếp cụ thể. Học sinh líp 12 sẽ có những thuận lợi nhất định, vì kiến thức về các
phương châm hội thoại đã được học ở các líp học dưới.
4. Nhận xét chung
Nhìn chung chuẩn kiến thức mà các bài ngữ dụng đặt ra trong chương
trình sách giáo khoa trung học phổ thông không quá khó đối với học sinh. Trong
những thời lượng cho phép, dưới sự gợi mở của giáo viên, học sinh hoàn toàn có
thể đạt được các chuẩn kiến thức được đề ra. Kiến thức ngữ dông ở các líp 10,
11, 12 có sự liên thông với nhau và liên thông với kiến thức ngữ dụng trung học
cơ sở. Càng ở các líp trên, kiến thức càng được mở rộng dùa trên những nền
tảng đã có.
III. Nội dung kiến thức.
1. Chương trình sách giáo khoa líp 10.
1.1. Phần lí thuyết.
Bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiết 1)
* Ưu điểm
9
Bài tập chuyên đề Trần Thị Minh Trang - K54D
Ngữ văn

- Về tính vừa sức: kiến thức ngữ dông trong chương trình líp 10 là vừa
sức với học sinh. Những kiến thức về hoạt động giao tiếp, nhân vật giao tiếp, vai
giao tiếp, lượt lời, hoàn cảnh, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp đều là
những kiến thức học sinh đã được tiếp cận từ các líp dưới.
- Về nội dung bài học: nội dung bài học được trình bày ngắn gọn, rõ ràng

nên học sinh dễ tiếp nhận, dễ ghi nhí ngay kiến thức.
- Về cấu trúc bài học: cÊu trúc bài học chia làm 2 phần: lí thuyết “thế nào
là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” và “bài tập” vào 2 tiết tách rời nhau.
Học sinh có điều kiện về thời gian để có thể nắm chắc lí thuyết và chuẩn bị bài
tập ở nhà trước. Học sinh sẽ phát huy được tính chủ động tích cực trong giê học
việc luyện tập sẽ có hiệu quả hơn,.
- Về ngữ liệu: trong phần 1, ngữ liệu Hội nghị Diên Hồng ngắn gọn, rõ
ràng, bảo đảm đủ thông tin cho học sinh phân tích để hiểu được hoạt động giao
tiếp bằng ngôn ngữ. Văn bản đưa ra đã quen thuộc với học sinh từ chương trình
Trung học cơ sở nên dễ tiếp cận, dễ trả lời chính xác các câu hỏi do sách giáo
khoa đặt ra.
Câu hỏi để phân tÝch ngữ liệu rõ ràng, dễ hiểu. Việc cã kèm theo câu hỏi
gợi mở giúp học sinh tiếp cận vấn đề từng bước là rất khoa học. Câu hỏi đặt ra ở
hai phần, có logic trình tự hợp lí. Mỗi câu hỏi đề cập đến một vấn đề của hoạt
động giao tiếp, đi từ đối tượng thực hiện hoạt động giao tiếp (nhân vật giao
tiếp), qua sự luân phiên lượt lời của hoạt động giao tiếp đến hoàn cảnh giao tiếp
để từ đó hiểu nội dung cuộc giao tiếp, nhằm mục tiêu cuối cùng là hiểu mục đích
giao tiếp, kết quả giao tiếp. Câu hỏi phân tích về các nhân tố chi phối hoạt động
giao tiếp được đặt ra với số lượng lớn là phù hợp với yêu cầu rèn luyện, nâng
cao kĩ năng phân tích, lĩnh hội và tạo lập văn bản trong giao tiếp của bài học.
Nhìn chung không có câu nào quá khó.
- Phần ghi nhí: súc tích, phân ý rành mạch và đảm bảo được những nội
dung kiến thức cơ bản nhất học sinh cần nằm được về hoạt động giao tiếp bằng
ngôn ngữ.
* Khuyết điểm
- Không thống nhất giữa đề mục bài học và phần ghi nhí:
10
Bài tập chuyên đề Trần Thị Minh Trang - K54D
Ngữ văn


Trong phần ghi nhí, sách giáo khoa chia ra 3 nội dung ghi nhớ cơ bản là
khái niệm về hoạt động giao tiếp, hai quá trình hình thành hoạt động giao tiếp và
các nhân tố chi phối đến hoạt động giao tiếp. Tuy nhiên, phần đề mục của tiết
học lại chỉ đề cập đến “Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” rất dễ
khiến học sinh hiểu rằng bài học chỉ tìm hiểu về khái niệm hoạt động giao tiếp
bằng ngôn ngữ.
ĐÓ thống nhất với nội dung bài học còng nh kiến thức cơ bản cần nắm
cuối bài, nên sửa mục I thành “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”.
- Không thống nhất giữa câu hỏi gợi mở và phần ghi nhí:
Mục đầu tiên của Ghi nhớ nêu khái niệm hoạt động giao tiếp là “hoạt
động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu
bằng phương tiện ngôn ngữ (dạng nói và dạng viết), nhằm thực hiện những mục
đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động”. Mục 2 của Ghi nhớ nêu lên:
“Mỗi hoạt động giao tiếp gồm hai quá trình: tạo lập văn bản (do người nói,
người viết thực hiện) và lĩnh hội văn bản (do người nghe, người đọc thực hiện).
Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác”. Nhưng trong cả hai phần hệ
thống câu hỏi phân tích ngữ liệu không có câu nào đề cập đến hai nội dung này.
Nếu những “kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” chỉ
được đưa ra ở phần ghi nhí hoặc trong quá trình giáo viên giảng, học sinh sẽ bị
đặt vào thế bị động, áp đặt tiếp nhận kiến thức. Do đó cần thiết phải có mặt câu
hỏi về hai nội dung trên để học sinh tự phát hiện và lĩnh hội hai vấn đề đó.
Chẳng hạn, trước khi đưa ra 2 ngữ liệu 1 và 2 cùng các hệ thống câu hỏi
phân tích ngữ liệu, giáo viên có thể yêu cầu học sinh chia làm 2 nhóm đồng thời
tạo lập hai cuộc giao tiếp: mét nửa líp giao tiếp bằng ngôn ngữ nói về chủ đề học
tập; nửa líp còn lại giao tiếp bằng ngôn ngữ viết bằng cách viết một tờ đơn. Sau
đó giáo viên đưa ra câu hỏi để học sinh tiếp cận vấn đề:
+ Hoạt động bàn bạc về thời tiết và viết đơn xin nghỉ học là hoạt động
giao tiếp. Hoạt động đó được tạo lập nh thế nào? Nhằm mục đích gì?
+ Khi thực hiện một hoạt động giao tiếp, chúng ta đã thực hiện những
hành động gì? Sử dụng phương tiện gì là chủ yếu? Ngoài ra còn dùng những

phương tiện nào?
11
Bài tập chuyên đề Trần Thị Minh Trang - K54D
Ngữ văn

Đưa thêm hoạt động này vào giê học, học sinh vừa hiểu rõ được về hoạt
động giao tiếp, vừa được áp dụng kiến thức vào thực tiễn để bước đầu hoàn
thành kĩ năng.
- Về ngữ liệu: ở mục 2, ngữ liệu được chọn là bài Tổng quan văn học Việt
Nam có dung lượng quá dài và ở mức độ khó đối với học sinh. Việc đưa ngữ liệu
dài sẽ làm học sinh phân tán, khó tập trung vào kiến thức cần nắm. Hơn nữa,
trong ngữ liệu, người tạo lập và người tiếp nhận văn bản đều không thể xác định
cụ thể, hoàn cảnh tạo lập giao tiếp cũng không rõ ràng, học sinh khó trả lời một
cách chính xác các câu hỏi. Nên chọn một đoạn trong văn bản hoặc thay bằng một
ngữ liệu ngắn hơn: một bài thơ, một bài ca dao hoặc một truyện cười dân gian.
* Kết luận
Như vậy, về cơ bản, nội dung lí thuyết về bài học “Hoạt động giao tiếp
bằng ngôn ngữ” được xây dựng khá rõ ràng, rành mạch, dễ tiếp cận, đảm bảo
tính khoa học và quy luật nhận thức cũng như tầm nhận thức của học sinh líp 10
Trung học Phổ thông. Một số tồn tại đã được nêu trên có thể dễ dàng khắc phục
trong quá trình giảng dạy.
1.2. Phần bài tập
Dung lượng bài tập gồm 5 bài.
* Ưu điểm.
- Hệ thống bài tập sách giáo khoa đưa ra về cơ bản đã thể hiện được
hướng tích hợp giữa 3 phân môn Văn – Tiếng Việt – Làm Văn.
Bài tập 1-2-3: tích hợp kiến thức Tiếng Việt và kiến thức Văn, cho học
sinh cơ hội áp dụng lí thuyết hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ vào việc lĩnh
hội, phân tích tác phẩm văn học. Ở bài tập 1, lÝ thuyết mà học sinh được ôn lại
qua bài tập này là lí thuyết về các nhân tố giao tiếp. Bốn câu hỏi mà bài tập đưa

ra là bốn gợi ý lần lượt đề cập đến các nhân tố giao tiếp: nhân vật giao tiếp, thời
điểm giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, cách thức giao tiếp
Thông qua việc trả lời hệ thống câu hỏi gợi ý, học sinh có thể phân tích lí giải
ảnh hưởng của các nhân tố giao tiếp Êy trong hoàn cảnh bài ca dao cụ thể được
trích dẫn.
12
Bài tập chuyên đề Trần Thị Minh Trang - K54D
Ngữ văn

Ưu điểm nổi bật mà các bài tập có được chính là giúp học sinh biết vận
dụng các kiến thức về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ để phân tích, cảm thụ
một tác phẩm văn học. Sự phát triển dần độ khó của bài tập hoàn toàn phù hợp
với khả năng của học sinh.
Bài tập 4-5: tích hợp kiến thức Tiếng Việt và Làm Văn. Bài tập 4 giúp học
sinh rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản dùa trên những kiến thức ngữ dụng đã
có Bài tập 5 rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích văn bản trên cơ sở những
kiến thức ngữ dụng đã có. Ở bài tập này, ngữ liệu đưa ra khá hấp dẫn: “Bức thư
Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà tháng 9 năm 1945”. Ngữ liệu yêu cầu là một bức
thư không quá dài, không làm loãng sự chú ý của học sinh, mặt khác lại có sự
xuất hiện đầy đủ các nhân tố giao tiếp. Bài tập 5 được coi là một bài tập nâng
cao so với cả 4 bài tập trước đó.
- Sách giáo khoa đã đưa ra những gợi dẫn cụ thể, giúp học sinh có định
hướng làm bài. Ưu điểm này thể hiện rất rõ ở phần gợi ý trong ngoặc đơn nhằm
cụ thể hoá lệnh bài tập ở bài tập 4.
* Khuyết điểm
- Cần có một hai câu hỏi nâng cao để phát huy khả năng của học sinh khá giỏi.
* Kết luận
Nhìn chung, hệ thống bài tập trong sách giáo khoa líp 10 khá hoàn chỉnh
đáp ứng đòi hỏi về việc ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho học sinh.

Trong 45’ nếu học sinh có thể giải quyết được cả 5 bài tập trong sách giáo khoa,
giáo viên có thể linh hoạt cho thêm bài tập để học sinh về nhà làm để ôn tập lại
kiến thức một lần nữa.
2. Sách giáo khoa líp 11.
2.1. Phần Lí thuyết.
Bài “Ngữ cảnh”
* Ưu điểm.
- Về tính vừa sức: nội dung kiến thức đưa vào bài học là vừa sức với học
sinh bởi các khái niệm được nhắc đến trong bài đều là các khái niệm đã từng gặp
và được tìm hiểu ở líp dưới. Các yếu tố nhỏ Êy làm nên một khái niệm mới là
13
Bài tập chuyên đề Trần Thị Minh Trang - K54D
Ngữ văn

ngữ cảnh mà thôi. Do đó bài học gần như là một sự hệ thống lại kiến thức cho
học sinh dễ có cái nhìn khái quát về kiến thức, tránh sự nhỏ lẻ vụn vặt và nhầm
lẫn các khái niệm, chứ không mang tính chất trình bày kiến thức hoàn toàn mới.
- Về nội dung bài học: các nội dung được đưa ra rất linh hoạt và không
gây nhàm chán.
Mục “I. Khái niệm”: kiến thức được đưa ra theo hình thức quy nạp - đi từ
ví dụ cụ thể để đưa ra khái niệm. Cách đưa ngữ liệu đã có thể gây hứng thó cho
học sinh: đưa ra hàng loạt các câu hỏi và khẳng định theo lối phản đề: “Nếu đột
nhiên nghe được câu nói này, không biết bối cảnh sử dụng của nó thì khôn mét
ai có thể trả lời được những câu hỏi trên”.
Mục “II. Các nhân tố của ngữ cảnh”: kiến thức được đưa ra theo hình
thức diễn dịch - đưa ra khái niệm trước, sau đó mới lấy ngữ liệu và phân tích
ngữ liệu để mình hoạ làm sáng rõ.
Mục “III. Vai trò của ngữ cảnh”: kiến thức được hình thành ở dạng chắc
chắn, khẳng định.
- Về cấu trúc bài học: lí thuyết của bài “Ngữ cảnh” được phân bố rất rõ

ràng, rành mạch từ đề mục lớn đến các đề mục nhỏ. Trình tự của các phần (từ
phần lớn đến phần nhỏ) cũng được sắp xếp, đảm bảo tính logic và khoa học: đi
từ khái niệm đến các nhân tố cấu thành đến vai trò của ngữ cảnh. Trình tự này
hoàn toàn phù hợp với quy luật tiếp nhận và nhận thức của học sinh.
- Về ngữ liệu: ngữ liệu mang tính chất tích hợp giữa ngữ và văn, lại là
những ngữ liệu quen thuộc, dễ tiếp vận và phân tích, rèn luyện khả năng phân
tích tác phẩm văn chương từ góc độ của ngữ dụng học, của hoạt động giao tiếp
bằng ngôn ngữ. Việc phân tích ngữ liệu cũng được viết ngắn gọn và rành mạch,
dễ hiểu, dễ nắm bắt.
- Phần ghi nhí: đưa ra 3 điểm tương ứng với 3 phần lớn trong nội dung bài
học rÊt súc tích, rõ ràng và thể hiện được sự nhất quán cao. Các nội dung đưa ra
đều hướng tới và phục vụ cho kiến thức cần ghi nhớ ở cuối bài.
* Khuyết điểm
- Về vấn đề phát triển tính tích cực, chủ động của học sinh: bài “Ngữ
cảnh” được thiết kế trên hình thức diễn giải là chủ yếu. Học sinh lĩnh hội kiến
14
Bài tập chuyên đề Trần Thị Minh Trang - K54D
Ngữ văn

thức trong tâm thế bị áp đặt chứ không qua hình thức trả lời các câu hái rồi rót ra
kiến thức, không có cơ hội để phát huy tính chủ động, tính tích cực của mình.
Các khái niệm về ngữ cảnh không phải là những khái niệm đơn giản nên việc
đưa trực tiếp khái niệm để học sinh nắm bắt là hợp lí, song không nên phân tích
rõ ràng ngữ liệu, dễ khiến học sinh ghi nhớ máy móc.
Chẳng hạn trong phần I.2, khi đưa ra bối cảnh phát sinh của câu: “Giờ
muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?”, có thể bá phần phân tích ngữ liệu, thay vào
đó là yêu cầu học sinh dùa vào bối cảnh trên, hãy trả lời các câu hỏi mà phần I.1
đã đưa ra để thấy được vai trò của bối cảnh và nhận diện về bối cảnh. Nh thế khi
đưa ra khái niệm bối cảnh, học sinh sẽ dễ dàng hiểu rõ bản chất. Có thể để
nguyên phần khái niệm vì rót ra khái niệm chính xác là một yêu cầu hơi khó đối

với học sinh trung học phổ thông.
Ở phần II và III cũng vậy. Nên xây dựng theo cách đưa ra khái niệm và
yêu cầu học sinh từ khái niệm đó phân tích ngữ liệu để nhận diện trong ngữ liệu
các nhân tố của ngữ cảnh để từ đó rót ra vai trò của ngữ cảnh đối với người nói
(người viết) và người nghe (người đọc). Nh vậy, vừa kiểm tra được mức độ hiểu
khái niệm của học sinh vừa phát huy được tính tích dực, chủ động của học sinh
trong giê học.
- Về ngữ liệu: mục II.1 và II.2 đều sử dụng ngữ liệu là câu nói của chị Tí
và lời kể của tác giả trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam được đưa
ra từ phần I. Nhưng mục II.3 lại dùng ngữ liệu là bài thơ “Câu cá mùa thu” của
Nguyễn Khuyến làm mất đi tính hệ thống của ngữ liệu trong bài.
Do đó, hoặc là mục II.3 dùng ngữ liệu thống nhất với các mục trước.
Hoặc là mỗi mục lấy mét ngữ liệu khác nhau cho phong phú nội dung bài học.
(Có thể lấy truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao để phân tích khái niệm nhân
vật giao tiếp, “Truyện Kiều” của Nguyễn Du để phân tích bối cảnh ngoài ngôn
ngữ).
- Về việc sử dông thuật ngữ: không thống nhất giữa thuật ngữ trong mục
II.3. Khi viết về văn cảnh, sau khi đưa ra khái niệm và phân tích ngữ liệu thì sách
giáo khoa kết luận: “Các từ ngữ này, và nói chung, tất cả các từ ngữ, câu thơ
trong bài tạo nên ngữ cảnh cho từ cần, ngữ cảnh đó làm cơ sở cho người viết
15
Bài tập chuyên đề Trần Thị Minh Trang - K54D
Ngữ văn

dùng từ cần và người đọc hiểu được nó”. Khi đang minh hoạ làm rõ khái niệm
văn cảnh thì ở trường hợp này phải sửa thành văn cảnh chứ không phải là ngữ
cảnh.
ĐÓ phù hợp với tầm nhận thức của học sinh phổ thông, các khái niệm
ngữ dụng đã được đơn giản hoá và biến đổi Ýt nhiều so với lí thuyết dụng học.
Ở đây là khái niệm “hiện thực được nói tới”. Như ở cơ sở lí thuyết đã trình bày

phía trên, mét trong các yếu tố của ngữ cảnh là hiện thực ngoài diễn ngôn, trong
đó bao gồm hiện thực đề tài của diễn ngôn (hiện thực ngoài ngôn ngữ), hoàn
cảnh giao tiếp (hoàn cảnh giao tiếp rộng) và thoại trường (hoàn cảnh giao tiếp
hẹp). Khái niệm “bối cảnh ngoài ngôn ngữ” tương đương với khái niệm “hiện
thực ngoài ngôn ngữ”, hoàn cảnh giao tiếp và thoại trường tương đương với
bối cảnh giao tiếp rộng và bối cảnh giao tiếp hẹp. Nhưng khái niệm “hiện thực
được nói tới” lại có phần không tương đồng với hiện thực - đề tài của diễn ngôn
(của ngôn ngữ). Quy chiếu sang khái niệm này dễ làm học sinh nhầm lẫn với
“nội dung được nói tới trong diễn ngôn” chứ không phải là “hiện thực bên ngoài
các nhân vật, có thể hiện thực tâm trạng của con người” như đã nêu về khái
niệm. Do đó nên dùng đúng thuật ngữ của dụng học đi kèm theo những giải
thích của giáo viên hơn là đơn giản hoá nhưng dễ nhầm lẫn này.
* Kết luận
Nh vậy, nội dung lí thuyết bài học Ngữ cảnh trong chương trình sách giáo
khoa phổ thông líp 11 về cơ bản là mạch lạc, dễ hiểu và dễ tiếp cận. Những tồn
tại về hình thức thiết kế bài học tuy có nhưng không đáng kể và có thể dễ dàng
khắc phục trong quá trình giảng dạy.
2.2. Phần bài tập.
Dung lượng bài tập gồm 5 bài.
* Ưu điểm.
Nhìn chung các bài tập mà sách giáo khoa đưa ra đã tạo cơ hội cho học
sinh ôn lại các kiến thức đã học về ngữ cảnh. Hầu hết các bài tập đã có sự tích
hợp kiến thức Văn - Tiếng Việt - Làm văn (Bài tập 1,2,3,4). Ở bài tập 5, học
sinh được vận dụng kiến thức ngữ dụng vào một tình huống có thể gặp trong
16
Bài tập chuyên đề Trần Thị Minh Trang - K54D
Ngữ văn

thực tế. Nh vậy, thông qua bài tập này, học sinh có thể rèn luyện kĩ năng lĩnh hội
lời nói phù hợp với từng hoàn cảnh nhất định.

Hệ thống bài tập mà sách giáo khoa 11 đưa ra đã tận dụng được những cơ
sở kiến thức về văn học mà học sinh được cung cấp trước đó. Các ngữ liệu đưa
ra để tìm hiểu hầu hết đều quen thuộc với học sinh, có độ hấp dẫn nhất định. Bài
tập 2 sử dụng ngữ liệu là bài thơ “Tự tình II” (Hồ Xuân Hương); bài tập 3 sử
dụng ngữ liệu là bài thơ “Thương vợ” (Tó Xương); bài tập 4 sử dụng ngữ liệu là
bài thơ “Vịnh khoa thi Hương” (Tó Xương). Các bài này đều có trong chương
trình giảng dạy ở các cấp học trước đó. Đây vốn là những bài thơ hay, vì vậy khi
đi vào phân tích dưới ánh sáng của Ngữ dụng học, học sinh có những hứng thó
và vui thích nhất định, từ đó tạo nên tâm lí tập trung và nhiệt tình cần thiết.
* Khuyết điểm
- Không thống nhất trong phân chia đề phần bài tập
Phần nội dung lí thuyết được chia thành 3 mục lớn I, II, III tương đương
nhau về mặt dung lượng kiến thức. Theo quy luật đó, phần luyện tập phải được
chia thành mục IV. Nhưng trong sách giáo khoa, phần luyện tập được tách riêng
ra và không được chia đề mục, điều đó thể hiện sự không thống nhất trong kết
cấu bài học.
- Lệnh bài tập chưa rõ ràng
Với câu lệnh “Căn cứ vào ngữ cảnh, hãy phân tích những chi tiết được
miêu tả trong hai câu sau”, học sinh khó xác định được “phân tích chi tiết” là
làm những công việc gì, sự phụ thuộc của chúng vào ngữ cảnh sẽ phải chỉ ra ở
phương diện nội dung hay hình thức. Lệnh bài tập có thể thay đổi nh sau: “Hãy
chỉ ra sù chi phối của ngữ cảnh (hoàn cảnh sáng tác) đến nội dung và hình thức
ngôn ngữ trong hai câu thơ sau”.
- Lỗi về khoa học sư phạm: Lệnh bài tập bị lặp từ một cách không cần
thiết: “Vận dụng hiểu biết về ngữ cảnh để lí giải những chi tiết của hình ảnh bà
Tó trong bài thơ “Thương vợ” của Tó Xương”. Nên thay đổi lệnh bài tập cho
ngắn gọn và cụ thể hơn. Ví dô: “Ngữ cảnh đã chi phối đến việc khắc họa hình
ảnh bà Tó trong bài thơ “Thương vợ” của Tó Xương như thế nào?”.
3. Sách giáo khoa líp 12.
17

Bài tập chuyên đề Trần Thị Minh Trang - K54D
Ngữ văn

Chương trình sách giáo khoa phổ thông líp 12 vẫn còn đang trong thời kỳ thí
điểm nên không hoàn toàn giống bố cục của chương trình líp 10 và 11. Bài học
Tiếng Việt líp 12 được phân bố rõ làm hai phần. Phần I: phân tích ngữ liệu và phần
II: luyện tập chứ không nêu đề mục của kiến thức lý thuyết nh của líp 10 và 11.
3.1. Phần lÝ thuyết
* Ưu điểm
- Về cấu trúc bài học: nội dung bài học Hàm ý hội thoại được chia thành 3
tiết học, mỗi tiết học có kết cấu 2 phần: Phân tích ngữ liệu và Luyện tập. Thiết
kế bài học như trên giúp học sinh có thể tiếp cận kĩ càng được kiến thức về hàm
ý hội thoại ở từng khía cạnh, từng góc độ của vấn đề, từ khái niệm hàm ý hội
thoại, tác dụng của hàm ý hội thoại cho đến một số cách thức tạo câu có hàm ý.
Trật tù sắp xếp của ba nội dung cũng như vậy cũng phù hợp với quy luật nhận
thức của học sinh: từ nắm được khái niệm, đến hiểu được tác dụng rồi có ý thức
sử dụng nó trong thực tế.
- Về tính vừa sức: các khái niệm cũng như vấn đề được đưa vào bài học
đều là những khái niệm và kiến thức học sinh đã được học ở líp dưới (bài Các
phương châm hội thoại trong SGK líp 9, tập 1; bài Nghĩa tường minh và hàm Èn
trong SGK líp 9, tập 2). Do đó nội dung lí thuyết đưa ra là vừa sức. Mỗi tiết học
đi sâu vào một khía cạnh ở mức độ chi tiết và cao hơn, khó hơn so với các líp
dưới cũng là phù hợp với tầm nhận thức của học sinh líp 12 THPT.
- Về ngữ liệu: tất cả các ngữ liệu trong bài học đều thuộc chương trình
SGK 12 thí điểm, giúp học sinh dễ dàng trả lời một cách chính xác những câu
hỏi phân tích ngữ liệu. Hơn nữa, ở cả 3 tiết ngữ liệu đều được trích dẫn trực tiếp
(Phần 4 của tiết 3 sử dụng ngữ liệu của phần 1 tiết 1 nhưng cũng đã trích dẫn ở
trước). Ngữ liệu trích dẫn trong bài có một ưu điểm lớn là ngắn gọn, rõ ràng và
được lùa chọn rất phù hợp để học sinh tiếp nhận kiến thức về hàm ý hội thoại.
Ngữ liệu đưa ra đều là những tác phẩm văn chương đặc sắc, sẽ phát huy được

phương pháp tích hợp trong dạy học ngữ văn. Từ hướng khai thác các tác phẩm
văn chương ở góc độ ngôn ngữ, ngữ dụng học này, học sinh có cái nhìn toàn
diện hơn, kĩ càng hơn về tác phẩm và rèn luyện thêm cách hiểu văn bản nghệ
thuật.
18
Bài tập chuyên đề Trần Thị Minh Trang - K54D
Ngữ văn

- Về câu hỏi phân tích ngữ liệu: cả 3 tiết, câu hỏi đặt ra đều rất rõ ràng,
rành mạch. Câu hỏi phần lớn đúng với nội dung kiến thức cần đạt được mà phần
ghi nhớ đã tổng kết.
Trong tiết 2 (Tác dụng của hàm ý) hệ thống câu hỏi phân tích ba ngữ liệu
đều hướng vào bốn tác dụng cơ bản thường gặp của hàm ý trong hội thoại được
nêu lên phần ghi nhí bốn, giúp học sinh hiểu và ghi nhớ kiến thức dễ dàng. Ví
dô ở ngữ liệu 1, học sinh có thể thấy một câu nói ngắn gọn của ông Lí chứa rất
nhiều Èn ý bên trong; ở ngữ liệu 2 câu trả lời của Mai trước thái độ quát tháo
của bà án: “Thưa cụ, đây là nhà tôi, chứ không phải là dinh quan tri huyện, xin
cụ nhớ cho” vừa thể hiện được tính lịch sự trong giao tiếp, vừa dự đoán được hiệu
quả mạnh mẽ của câu nói hàm ý đối với người nghe; ở ngữ liệu 3 các câu hỏi
không nhằm mục đích hỏi của Từ đều tìm “sự vô can, không phải chịu trách
nhiệm” về những nội dung rất tế nhị mà Từ muốn nói với Hộ. Những điều này
đều được hệ thống câu hỏi phân tích ngữ liệu gợi mở, dẫn dắt rất rõ ràng và đầy
đủ.
Trong tiết 3 (Một số cách tạo câu có hàm ý), hệ thống câu hỏi phân tích
ngữ liệu cũng thể hiện ưu điểm này.
Nh vậy, mỗi ngữ liệu đưa ra đều có thể chứa đựng tất cả các khía cạnh của
hàm ý hội thoại. Người biên soạn đã chọn nhiều ngữ liệu để tạo sự phong phú đem
lại hứng thó cho học sinh. Hơn nữa, hệ thống câu hỏi phân tích ngữ liệu cũng lại rất
sắc sảo khi tùy từng mục đích mà khai thác ngữ liệu ở mỗi góc độ khác nhau. Qua
cách xây dung chương trình này có thể rèn luyện khả năng tư duy cho học sinh một

cách logic và khoa học khi tiếp nhận một văn bản, một tác phẩm.
* Khuyết điểm
- Trong tiết 1.
Về ngữ liệu: hai ngữ liệu được dẫn ra là hai ngữ liệu rất hợp lí minh
chứng cho khái niệm hàm ý hội thoại. Tuy nhiên, hệ thống câu hỏi phân tích hai
ngữ liệu này chưa thực sự hướng vào nội dung được tổng kết trong ghi nhí.
“Để học sinh có thể từ ngữ liệu nhận biết hai vấn đề có trong phần ghi
nhí: “Hàm ý hội thoại là những nội dung, ý nghĩ mà người nói không trực tiếp
nói ra bằng từ ngữ, tuy vẫn có ý định thông báo đến người nghe, còn người
19
Bài tập chuyên đề Trần Thị Minh Trang - K54D
Ngữ văn

nghe phải dùa vào nghĩa tường minh của câu và tình huống giao tiếp của câu để
suy ra thì mới hiểu hết, hiểu đúng được ý người nói” cần khắc phục một số câu
hỏi phân tích ngữ liệu.
Ở ngữ liệu 1, câu hỏi a cần sửa thành: “ở lượt lời mở đầu cuộc thoại, Bá
Kiến có nói câu “Tôi không phải là cái kho”. Đây có phải nội dung đích thực
mà Bá Kiến muốn thông báo không? Nói thế có hàm ý gì?”. Đưa ra câu hỏi này
kết hợp với câu b sẽ hướng nhận thức của học sinh vào ý thứ nhất của ghi nhớ.
Để giúp học sinh tù rót ra được ý thứ hai của ghi nhí, cần bổ sung thêm câu hỏi
nhận biết, có thÓ sửa câu hỏi c về lượt lời của Chí Phèo để hướng học sinh đến
nội dung này: “ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của mình, Chí Phèo chưa nói hết ý
mình. Dùa vào đâu để có thể nhận ra điều đó. Phần hàm ý còn lại được tường
minh hóa (được nói rõ) ở lượt lời nào? Vì sao có cách nói đó?”
- Trong Tiết 2.
Về câu hỏi phân tích ngữ liệu: câu hỏi b trong ngữ liệu 1 - “Lời đáp của ông
Lí có hàm ý gì? Hãy chọn những nội dung sau đây mà anh (chị) cho là thích hợp:
Khẳng định một cách mạnh mẽ và cứng rắn thái độ không khoan nhượng,
không tha cho bác Phô.

Bộc lé được một cách đắc ý quyền uy của mình
Bộc lé được sự mỉa mai, khinh miệt sự tuỳ tiện, cảm tính của đàn bà.”
Xuất hiện 2 tồn tại trong cách đặt câu hỏi phân tích ngữ liệu:
Thứ nhất, nội dung những phương án đưa ra cho học sinh lùa chọn chưa
toàn diện. Trong câu trả lời của ông Lí bộc lé cả sự hống hách, hách dịch bề trên
chứ không chỉ là đắc ý hay khinh miệt, từ chối. Do đó, đặt học sinh trong tình
huống lùa chọn này là không thực sự tối ưu.Có thể khắc phục bằng cách đưa
thêm một phương án lùa chọn nữa bao hàm được đủ các hàm ý của câu nói hơn:
“Khẳng định sự từ chối, bộc lé sự hống hách, quyền uy của mình và mỉa mai
bác Phô gái”
Thứ hai, đây là một văn bản đã được học sinh đọc hiểu trong chương trình
Văn thí điểm líp 12. Hơn nữa đối tượng tiếp nhận ở đây là học sinh líp 12
THPT, tầm tiếp nhận cũng như khả năng tư duy, phân tích đã phát triển ở mức
độ tương đối cao, do đó trước câu hái: “Lời đáp của ông Lí có hàm ý gì?” về
20
Bài tập chuyên đề Trần Thị Minh Trang - K54D
Ngữ văn

một văn bản đã quen thuộc, học sinh hoàn toàn có thể trả lời được. Việc đưa ra
phương án lùa chọn trong trường hợp này làm giảm cơ hội rèn luyện tư duy
còng nh khả năng phân tích của học sinh. Vì vậy ở câu hỏi này cũng hoàn toàn
có thể cất bỏ phần lùa chọn để học sinh chủ động khai thác và tiếp cận kiến thức.
Câu hái c trong ngữ liệu 1: “Có phải ông Lí nói một câu mà Èn chứa
nhiều hàm ý không?” là hoàn toàn thừa. Vì khi giải quyết câu hỏi b ở trên học
sinh đã có thể tự nhận ra được rất nhiều hàm ý trong câu nói của ông Lí. Mặt
khác, một câu hỏi mà câu trả lời chỉ đòi hỏi đúng hoặc sai với trình độ của học
sinh líp 12 là hoàn toàn không phù hợp. Do đó nên cắt bỏ câu hỏi c để hệ thống
câu hỏi phân tích ngữ liệu 1 được hợp lí.
Trong ngữ liệu 2, câu a đưa ra câu hỏi về hàm ý trong câu trả lời của Mai
nhưng lại để lé phần trả lời ngay trong lời hái: “nhưng Mai đã ôn tồn đáp lại

một cách nhẹ nhàng và lịch sù nh thế nào?”. Cách đặt câu hỏi mang tính chất
mớm lời này khiến học sinh không phải tư duy nhiều, hạn chế tính tích cực chủ
động của học sinh trong tiết học. Do đó chỉ nên hái: “Bà án quát tháo và ra lệnh
cấm đoán Mai, nhưng Mai đã trả lời nh thế nào?” là đủ.
- Trong tiết 3.
Câu hái b để phân tích ngữ liệu 1, cũng được xây dựng theo hướng lùa
chọn. Cũng giống nh đã phân tích ở trên về hình thức câu hỏi lùa chọn, có thể
khắc phục bằng cách cắt bỏ phần lùa chọn, câu hỏi khi Êy chỉ còn: “Theo anh
(chị), anh thanh niên có ý gì khi nói dài dòng nh vậy?” để học sinh tự trả lời.
Nếu vẫn muốn lùa chọn hình thức câu hỏi lùa chọn thì cần chỉnh sửa lại nội
dung của các phương án lùa chọn. Bởi lệnh câu hỏi đưa ra là: “đánh dấu vào khả
năng anh (chị) tán thành” nhưng hai phương án lùa chọn lại không toàn diện. Cần
đưa ra một phương án thứ ba gộp cả hai nội dung đó để học sinh lùa chọn.
Trường hợp cũng tương tù nh vậy với câu hỏi b của phần ngữ liệu 3. Nên
cắt bỏ cụm lệnh: “chọn trong các khả năng” đi để những ý còn lại: thanh minh
cho bản thân, thể hiện sự ân hận và lòng thương yêu con chã, biểu lé sự đồng
cảm với con chó… trong dấu ngoặc đơn như một số gợi ý để học sinh trả lời.
* Kết luận
21
Bài tập chuyên đề Trần Thị Minh Trang - K54D
Ngữ văn

Nh vậy, về cơ bản nội dung lí thuyết của bài học Hàm ý hội thoại được
xây dựng khá thống nhất, lôgic và rõ ràng. Những kiến thức được đưa ra vừa
tầm với học sinh. Một số tồn tại không đáng kể về câu hỏi phân tích ngữ liệu có
thể sẽ được chuyển hóa linh hoạt trong thực tế giảng dạy.
3.2. Phần bài tập
* Trong tiết 1.
- Ưu điểm:
Phần bài tập đưa ra 2 bài để học sinh thực hành. Cả hai bài này đều củng

cố cho học sinh kiến thức về khái niệm “hàm ý hội thoại”. Lệnh bài tập ở cả hai
bài đều được chia nhỏ, vừa định hướng tìm hiểu cho học sinh vừa là những gợi ý
cần thiết để các em có thể giải quyết yêu cầu bài tập.
Bài tập 1 sử dụng ngữ liệu là truyện cười dân gian. Ngữ liệu bài tập 2 là
những tình huống có thể gặp trong cuộc sống. Sự đa dạng của ngữ liệu cho phép
học sinh làm quen với các tình huống khác nhau, rèn luyện sự linh hoạt trong
việc áp dụng kiến thức ngữ dụng trong học Văn và trong cuộc sống.
Bài tập 1 có sử dụng thuật ngữ “lượt lời”. Đây là một thuật ngữ đã được
giới thiệu cho học sinh trong chương trình cấp II. Do đó, sự xuất hiện của nó
trong lệnh bài tập là hợp lí. Các lệnh bài tập rõ ràng là điểm tựa cho học sinh đi
vào tìm hiểu hàm ý của người nói trong cuộc hội thoại đang phân tích.
- Khuyết điểm:
Số lượng bài tập quá Ýt. Phần luyện tập không chỉ để học sinh thực hành
trên líp, mà phải có một số bài tập nhất định để học sinh về nhà làm. Với hai bài
này, học sinh dễ dàng hoàn thành ngay trên líp. Do vậy, giáo viên phải linh hoạt
trong việc giao bài tập về nhà cho học sinh (từ 3 đến 4 bài) với độ khó tăng dần
(phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh líp 12).
Lệnh bài tập quá cụ thể, không cần thiết: “Những câu nói trên có phải để
thông báo về thời tiết hay hỏi về việc sở hữu đồng hồ không” (bài tập 2). Cần
thay đổi lệnh bài tập thành: “Phân tích hàm ý của người nói trong những tình
huống trên”.
22
Bài tập chuyên đề Trần Thị Minh Trang - K54D
Ngữ văn

Nhìn chung cả 2 bài tập đều tương đối dễ so với nhận thức của học sinh
líp 12. Nếu giáo viên ra thêm bài cho học sinh về nhà làm thì phải chú ý tăng độ
khó, tạo điều kiện cho học sinh thực hành, từ đó nắm vững kiến thức.
* Trong tiết 2.
- Ưu điểm:

Sự tích hợp kiến thức giữa các phân môn tiếp tục được phát huy. Bài tập
1,2 sử dụng ngữ liệu trong tác phẩm “Nửa chõng xuân” của Khái Hưng. Bài 3
lấy ngữ liệu là một truyện cười dân gian.
Bài tập 1: hai gợi ý được sắp xếp hợp lí, gợi ý 1 là để học sinh nhận diện
hàm ý trong câu nói của Mai, gợi ý 2 giúp học sinh đi vào phân tích tác dụng
của hàm ý đối với người nghe (bà Án).
Bài tập 2: để giải quyết được bài tập 2 thì phải thông qua tìm hiểu bài tập
1, so sánh điểm tương đồng và khác biệt trong 2 hoàn cảnh giao tiếp, lệnh bài
tập cụ thể. Dùa vào việc trả lời các lệnh bài tập đó, học sinh lần lượt giải quyết
các yêu cầu của bài học đề ra.
Bài tập 1 và bài tập 2 có sự liên thông với nhau, tạo cho học sinh lối tư
duy logic, mạch lạc.
Bài tập 4: mở rộng cơ hội cho học sinh vận dụng các kiến thức hàm ý hội
thoại vào tình huống trong thực tế giao tiếp hàng ngày hoặc lĩnh hội một tác
phẩm điện ảnh.
- Khuyết điểm:
Bài tập 1,2 sử dụng ngữ liệu trong tiểu thuyết “Nửa chõng xuân”, do đó
muốn tìm hiểu hàm ý trong phát ngôn của nhân vật thì phải xem lại toàn bộ nội
dung của tác dụng. Nếu không chuẩn bị trước ở nhà thì học sinh rất khó tái tạo
kiến thức.
Xuất hiện lỗi về khoa học sư phạm trong bài tập 1: gợi ý b viết “cách nói
“chua chát” có tác dụng như thế nào so với cách nói ”thẳng”, nhưng không gợi
ý cho học sinh nói “thẳng” là nói như thế nào.
Lệnh bài tập của bài tập 2 chưa chính xác, lặp từ không cần thiết. Có thể
thay đổi lệnh bài tập nh sau: “Hàm ý ở câu nói cuối cùng của Mai có hàm ý nh
thế nào đối với người tiếp nhận”.
23
Bài tập chuyên đề Trần Thị Minh Trang - K54D
Ngữ văn


Bài tập 4 được đánh giá là bài tập nâng cao so với 3 bài tập trên. Đặt trong
thời lượng 45’ của tiết học, học sinh không thể thực hành bài tập này trên líp mà
phải đem về nhà. Trong khi đó lệnh bài tập 4 đưa ra lại rất mơ hồ: “Hãy ghi lại
(hoặc nhớ lại)”. Lệnh bài tập còn lặp từ: “Hãy ghi lại (hoặc nhớ lại) hai cuộc
hội thoại, mét trong thực tế giao tiếp hàng ngày và một trong phim truyện có
dùng câu có hàm ý”. Có thể thay bằng lệnh: “Hãy ghi lại (hoặc nhớ lại) hai
cuộc hội thoại, 1 trong thực tế giao tiếp hàng ngày và một trong phim truyện sử
dụng dùng câu có hàm ý”.
* Trong tiết 3.
- Ưu điểm:
Ưu điểm nổi bật của ba bài tập là tích hợp kiến thức các phân môn Ngữ
Văn. Ba bài tập đều xoay quanh nội dung kiến thức này với độ khó khác nhau.
Với ba bài tập đưa ra, học sinh được một số cách thức tạo câu có hàm ý. Ngữ
liệu quen thuộc, phong phó.
- Khuyết điểm:
Đé khó của các bài chưa có sự phân hoá rõ rệt, chưa có bài tập nâng cao
thực sự.
Bài tập 1: bá qua lời dẫn ban đầu mà đi ngay vào ngữ liệu. Học sinh chưa
được chuẩn bị tâm thế. Có thể khắc phục bằng cách thêm lời dẫn: “Đọc đoạn
truyện sau và trả lời câu hỏi”
Bài tập 2: lệnh bài tập chưa rõ ràng. Gợi ý a nên đổi thành “câu hỏi của
nhân vật trong đoạn văn trên yêu cầu người đối thoại cung cấp thông tin gì?”
24
Bài tập chuyên đề Trần Thị Minh Trang - K54D
Ngữ văn

4. Nhận xét chung
4.1. Phần lÝ thuyết
Nội dung lí thuyết ngữ dụng được đưa ra trong chương trình trung học
phổ thông là vừa sức với học sinh ở mỗi líp. Những ngữ liệu đưa ra có chọn lọc,

đều tập trung theo hướng tích hợp giữa các phân môn Ngữ Văn, phát huy khả
năng sáng tạo, chủ động của học sinh. Các câu hỏi phân tích ngữ liệu vẫn còn
một số tồn tại, nhưng cũng không quá khó để khắc phục trong khi giảng dạy.
Giáo viên cần linh hoạt để có thể hướng dẫn học sinh tiếp cận bài học một cách
logic và khoa học nhất.
4.2. Phần bài tập
Trong sách giáo khoa phổ thông trung học, bài tập về kiến thức ngữ dụng
ở cả ba khối líp khá hợp lí. Các bài tập đưa ra đa số đều tập trung vào phần kiến
thức được học, một số bài mở rộng nâng cao. Một số khuyết điểm ở từng bài tập
cụ thể có thể dễ dàng được chỉnh sửa trong quá trình giảng dạy.
Việc lùa chọn bài tập còn có chỗ chưa hợp lí, có sự trùng lặp. Tiêu biểu là
bài tập 5 (tr.105 sách giáo khoa líp 11) và bài tập 2 (tr.185 sách giáo khoa 12),
phần b nhỏ là hoàn toàn giống nhau. Đây là một bất cập cần được sửa chữa bởi
vì trong khi học sinh được tiếp cận với kiến thức mới, đồng thời có bước phát
triển trong nhận thức, mà bài tập lại không hề thay đổi. Học sinh líp 11 và líp 12
làm cùng một bài tập, với yêu cầu không hề khác nhau (thậm chí trong sách giáo
khoa líp 12 còn gợi ý kĩ hơn sách giáo khoa líp 11).
Vì kiến thức lí thuyết của ba líp có quan hệ với nhau nên hệ thống bài tập
cũng có quan hệ trên một vài khía cạnh nhất định. Giải quyết hết số lượng bài
tập đó, học sinh có cái nhìn hệ thống về những kiến thức ngữ dụng đã học.
25

×