Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Nghiên cứu hiệu quả giữ nước của rừng phục vụ chi trả dịch vụ môi trường đối với hồ thủy điện ở việt nam tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.72 KB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN PHÚC THỌ

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ GIỮ NƯỚC CỦA RỪNG
PHỤC VỤ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI
HỒ THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP
Ngành: Lâm sinh
Mã số: 9.62.02.05

Hà Nội - 2020


Luận án được hoàn thành tại:
Trường Đại học Lâm nghiệp – Xuân Mai – Chương Mỹ - Hà Nội.

Hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Trần Quang Bảo
2. PGS.TS. Nguyễn Đình Dương

Phản biện 1:………………………………………………………………
Phản biện 2: ………………………………………………………………
Phản biện 3: ………………………………………………………………

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại:
Vào hồi …… giờ, ngày..............tháng.................năm 2020



DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ
1. Nguyễn Phúc Thọ, Trần Quang Bảo (2011), Tiềm năng và giải pháp nâng
cao giá trị kinh tế sinh thái của rừng tự nhiên ở Việt Nam. Tạp chí Kinh tế
sinh thái số 38/2011, trang 111- 117.
2. Nguyễn Phúc Thọ, Trần Quang Bảo (2017), Đánh giá hiệu quả giữ nước
của rừng ở hồ thủy điện bằng các chỉ tiêu lý sinh. Tạp chí Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn số 11/2017, trang 116-124.
3. Nguyễn Phúc Thọ, Trần Quang Bảo (2017), Xác định giá trị dịch vụ môi
trường rừng cho các lưu vực thủy điện ở Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn số 15/2017, trang 145-152.
4. Nguyễn Phúc Thọ, Trần Quang Bảo, Nguyễn Hồng Hải (2019), Đặc điểm
biến động dòng chảy của một số lưu vực hồ thủy điện ở Việt Nam. Tạp chí
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 07/2019, trang 130-136.

1


MỤC LỤC

Trang số
MỤC LỤC

2

MỞ ĐẦU

4

1. Sự cần thiết của luận án...........................................................................................4
2. Mục tiêu của luận án ...............................................................................................4

2.1. Mục tiêu chung

4

2.2. Mục tiêu cụ thể

4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án .......................................................4
3.1. Đối tượng nghiên cứu

4

3.2. Phạm vi nghiên cứu

4

4. Những đóng góp mới của đề tài ..............................................................................5
4.1. Về cơ sở lý luận và khoa học

5

4.2. Về kết quả và kết luận

5

4.3. Về thực tiễn

5


5. Kết cấu chung của luận án ......................................................................................5
Chương 1

6

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

6

1.1. Một số khái niệm có liên quan .............................................................................6
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và quốc tế .......................................................6
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

7

2.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................7
2.1.1. Nghiên cứu đặc điểm của các lưu vực

7

2.1.2. Xác định khả năng giữ nước của rừng đối với hồ thủy điện trong mùa khô

7

2.1.3. Xác định khung giá trị giữ nước của rừng ở các hồ thuỷ điện

7

2.1.4. Đề xuất mức chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với cơ sở sản xuất thuỷ điện
7

2.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................7
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

7

2.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử l ý số liệu

2

11


Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

13

3.1. Đặc điểm của các lưu vực ..................................................................................13
3.1.1. Đặc điểm của các lưu vực quan trắc

13

3.1.2. Một số đặc điểm của các trạng thái rừng và đất rừng liên quan đến lưu lượng
nước tại các lưu vực

14

3.2. Khả năng giữ nước của rừng đối với hồ thủy điện trong mùa khô ....................14
3.2.1. Khả năng giữ nước của rừng đối với hồ thủy điện trong mùa khô

15


3.2.2. Khả năng giữ nước của rừng tính cho mỗi ha

16

3.2.3. Khả năng giữ nước của rừng trên mỗi kwh điện

16

3.2.4. Khả năng giữ nước của rừng trên mỗi mét khối nước

16

3.3. Giá trị bằng tiền về hiệu quả giữ nước của rừng ................................................16
3.3.1. Hệ số hiệu chỉnh

16

3.3.2. Khung giá trị dịch vụ giữ nước của rừng

17

3.3.3. Khung giá trị dịch vụ giữ nước của rừng tính cho mỗi hecta

17

3.3.4. Khung giá trị dịch vụ giữ nước tính cho một kWh điện

17


3.3.5. Khung giá trị dịch vụ giữ nước của rừng tính trên một mét khối nước

18

3.4. Đề xuất mức chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với cơ sở sản xuất thủy điện18
3.4.1. Nguyên tắc xác định mức chi trả dịch vụ môi trường rừng

18

3.4.2. Dự kiến khung mức chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với các nhà máy thủy
điện tính theo một kWh điện
18
3.4.3. Dự kiến mức chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với thủy điện tính theo một
hecta rừng
18
Chương 4. KẾT LUẬN

21

4.1. Kết luận ..............................................................................................................21
4.2. Tồn tại và đề nghị ...............................................................................................21

3


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của luận án

Chi trả dịch vụ môi trường rừng đã đóng góp rất lớn trong việc nâng
cao nhận thức xã hội về giá trị của môi trườn rừng, lợi ích, quyền hạn và

nghĩa vụ của các đối tượng được chi trả và phải chi trả.
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đã được áp dụng
hiệu quả vào trong cuộc sống và đã phát huy được nhiều mặt tích cực. Tuy
nhiên, việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR vẫn chưa được giải quyết
triệt để, việc xác định giá trị và mức chi trả DVMTR vẫn chưa khoa học, chưa
đủ thuyết phục các bên sử dụng DVMTR cũng như chủ rừng. Cơ sở khoa học
cho việc xác định giá trị DVMTR tác động trực tiếp đến hiệu quả của quá
trình vận động và thực hiện chính sách. Thiếu cở sở dẫn đến giảm hiệu quả
của chính sách trong việc giáo dục nhận thức về giá trị môi trường rừng.
Cho đến nay, mặc dù đã có các văn bản quy phạm pháp luật được ban
hành và đi vào thực tiễn nhưng vẫn chưa có nghiên cứu chi tiết, cụ thể và
đồng bộ khẳng định được chính xác vai trò và giá trị giữ nước của rừng nhằm
thỏa mãn các bên liên quan đến chi trả DVMTR, đặc biệt là chi trả dịch vụ
môi trường rừng đối với hồ thủy điện. Xuất phát từ vấn đề cấp thiết trên, đề
tài “Nghiên cứu hiệu quả giữ nước của rừng phục vụ chi trả dịch vụ môi
trường đối với hồ thủy điện ở Việt Nam" được thực hiện là cần thiết, có ý
nghĩa lớn về khoa học và thực tiễn.
2. Mục tiêu của luận án
2.1. Mục tiêu chung

Bổ sung cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện chính sách chi trả dịch vụ
môi trường rừng.
2.2. Mục tiêu cụ thể

1- Xác định được giá trị giữ nước của rừng ở vùng hồ thủy điện
2- Xây dựng được khung giá trị dịch vụ giữ nước của rừng làm cơ sở đề
xuất mức chi trả dịch vụ môi trường rừng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là khả năng giữ nước của rừng ở một

số cơ sở sản xuất thủy điện của Việt Nam
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Không gian nghiên cứu được thực hiện với 66 lưu vực
hồ thủy điện ở Việt Nam
- Về thời gian: Các số liệu thu thập được tại các lưu vực trong hai năm
2012 và 2013
- Về nội dung: Nghiên cứu tập trung chủ yếu đến lượng giá trị dịch vụ
4


môi trường rừng thông qua vai trò và khả năng giữ nước trong mùa khô
đối với các nhà máy thủy điện.
4. Những đóng góp mới của đề tài
4.1. Về cơ sở lý luận và khoa học
- Bổ sung cơ sở khoa học cho việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu
khả năng giữ nước của rừng;
- Góp phần cung cấp cơ sở dữ liệu khoa học chính sách chi trả dịch vụ
môi trường rừng ở vùng hồ thủy điện ở Việt Nam.
4.2. Về kết quả và kết luận
- Xác định được đặc điểm của các lưu vực;
- Xác định được vai trò và giá trị giữ nước của rừng trong mùa khô;
- Xây dựng được khung giá trị dịch vụ giữ nước của rừng theo nguồn
gốc, loại rừng và trạng thái rừng ở vùng hồ thủy điện;
- Đề xuất được mức chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với một số cơ
sở sản xuất thủy điện ở Việt Nam.
4.3. Về thực tiễn
Hỗ trợ cho các nhà quản lý trong việc lập quy hoạch, kế hoạch và tính
toán mức chi trả DVMTR phù hợp với thực tế tại cơ sở giúp nâng cao hiệu
quả công tác bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam.
5. Kết cấu chung của luận án


Kết cấu chung của luận án cụ thể như sau:
- Cùng với phần mở đầu, Phần chính được trình bày trong trang, gồm 3
chương:
+ Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
+ Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
+ Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
- Các tài liệu được tham khảo bao gồm tài liệu. Trong đó có tài liệu tiếng
Anh và tài liệu tiếng Việt.
- 38 bảng biểu được đánh số theo thứ tự;
- 18 hình ảnh được đánh số theo thứ tự.

5


Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm có liên quan

Luận án đã viện dẫn các khái niệm có liên quan thông qua các văn bản
pháp luật. Các khái niệm đó bao gồm: (1). Môi trường rừng; (2) Dịch vụ môi
trường rừng; (3). Chi trả dịch vụ môi trường rừng; (4) . Khả năng giữ nước
của rừng.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và quốc tế

Trong phần này, luận án đã tổng thuật đầy đủ các công trình nghiên cứu
ở trong nước và trên thế giới về các vấn đề liên quan đến luận án bao gồm:
(1). Lượng giá trị của rừng; (2). Khả năng giữ nước của rừng (bao gồm: các
điều kiện ảnh hưởng đến khả năng giữ nước của rừng, cơ chế giữ nước của
rừng, sự ngậm nước, bay hơi và đặc điểm dòng chảy trong các lưu vực); (3).

Chi trả dịch vụ môi trường rừng.

6


Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
2.1.1. Nghiên cứu đặc điểm của các lưu vực
2.1.2. Xác định khả năng giữ nước của rừng đối với hồ thủy điện trong mùa khô

- Hiệu quả giữ nước của rừng trên mỗi hecta;
- Hiệu quả giữ nước của rừng trên mỗi kwh điện;
- Hiệu quả giữ nước của rừng trên mỗi mét khối nước;
2.1.3. Xác định khung giá trị giữ nước của rừng ở các hồ thuỷ điện

- Khung giá trị dịch vụ giữ nước tính cho mỗi hecta rừng;
- Khung giá trị dịch vụ giữ nước tính cho mỗi kwh điện;
- Khung giá trị dịch vụ giữ nước của rừng tính trên mỗi mét khối nước.
2.1.4. Đề xuất mức chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với cơ sở sản xuất thuỷ
điện

- Nguyên tắc xác định mức chi trả dịch vụ môi trường rừng;
- Đề xuất mức chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với các nhà máy thuỷ
điện;
- Xác định mức chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với các nhà máy
thuỷ điện.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1.1. Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu thủy văn.

Trên thế giới có 3 nhóm phương pháp chủ yếu để nghiên cứu các chỉ tiêu
thủy văn trong mối liên hệ với các nhân tố ảnh hưởng. Trong đề tài này, luận
án sử dụng phương pháp nghiên cứu trên nhiều lưu vực không tương đồng.
2.2.1.2. Xác định các chỉ tiêu lý sinh
Để nghiên cứu nội dung này, đề tài đã thử nghiệm với 6 phương pháp đã
và đang được áp dụng trong thực tế bao gồm: Phương pháp sử dụng bãi thử
nghiệm, phương pháp sử dụng các cọc gỗ, phương pháp sử dụng hàng rào xói
mòn, phương pháp sử dụng hố bẫy xói mòn, phương pháp sử dụng trạm quan
trắc thủy văn và phương pháp sử dụng mô hình toán với 8 tiêu chí đánh giá
cho mỗi phương pháp. Trong đó, có một số tiêu chí quan trọng được đánh giá
theo trọng số. Trên cơ sở đó, đề tài đã lựa chọn được phương pháp tối ưu và
hiệu quả nhất là phương pháp sử dụng trạm quan trắc thủy văn có tổng điểm
đánh giá cao nhất đã được đề tài lựa chọn.
Phương pháp này được thực hiện như sau: Xây dựng các trạm thuỷ văn
để điều tra lưu lượng dòng chảy ở tiết diện đầu ra của nhiều lưu vực có đặc
điểm khác nhau, từ đó phân tích được ảnh hưởng của lớp phủ thực vật và các
nhân tố đến sản lượng nước tại điểm ra của lưu vực.
a. Các thông tin chung:
Các thông tin chung bao gồm: ranh giới, diện tích, độ cao, độ dốc trung
7


bình của lưu vực, diện tích các trạng thái rừng, lượng mưa vận chuyển trong
lưu vực, dòng chảy và bùn cát của 66 lưu vực (bao gồm cả 17 lưu vực có trạm
quan trắc quốc gia) phân bố ở các vùng trên cả nước.
Diện tích và ranh giới lưu vực: Diện tích và ranh giới các lưu vực: các
lưu vực nghiên cứu có ranh giới và diện tích nằm hoàn toàn trong lãnh thổ
Việt Nam. Ranh giới các lưu vực nghiên cứu được xác định qua mô hình số
hóa độ cao (DEM) với sự hỗ trợ của phần mềm ArcGIS và được kiểm tra lại
qua phân tích phân bố các đường đồng mức trên bản đồ địa hình 1:50000.

Diện tích các lưu vực được xác định qua ranh giới bản đồ và hàm tính
diện tích CartesianArea của phần mềm Mapinfo.
- Độ cao trung bình của lưu vực: độ cao trung bình của lưu vực được xác
định qua mô hình số hóa độ cao (DEM) với khoảng cách đều giữa các điểm
độ cao là 30m.
- Độ dốc trung bình của lưu vực: độ dốc trung bình của lưu vực cũng
được xác định qua mô hình DEM và hàm tính độ dốc của phần mềm ArcGIS
theo các bước: Spatial Analysis Tools  Surface  Slope
- Diện tích các trạng thái rừng trong lưu vực: với những lưu vực vừa và
nhỏ mà lưu lượng dòng chảy và bùn cát được điều tra trực tiếp trong năm
2012, 2013 thì bản đồ hiện trạng rừng này được rà soát và hiệu chỉnh bổ sung
bằng ảnh vệ tinh LANDSAT 8 với độ phân giải 15m. Ảnh vệ tinh Landsat
được tải xuống miễn phí ở trang web: Diện
tích các trạng thái rừng trong lưu vực được xác định trên bản đồ kiểm kê rừng
giai đoạn 2013 - 2016 đã được công bố bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
- Lượng mưa:
Lượng mưa được đo bằng vũ kế tại 49 lưu vực không có trạm quan trắc
quốc gia cùng với thời kỳ quan trắc lưu lượng dòng chảy và bùn cát. Vị trí đặt
trạm đo không quá 2 km so với điểm đo dòng chảy và bùn cát.
Thời gian đo: là 7 giờ và 19 giờ hàng ngày (một ngày tính từ 19h)
- Lưu lượng dòng chảy, chiều cao mực nước:
Các cống nước bê tông (hình trụ và hộp) cùng hệ thống chặn đất và bùn
cát để dòng chảy ổn định được ổn định.
Thời điểm điều tra:
Đối với các trạm quan trắc tạm thời, thời điểm điều tra được tiến hành 1
lần hoặc 2 lần tùy thuộc vào thời tiết đợt điều tra. Cụ thể,
+ Điểu tra 1 lần vào ngày nắng lúc 7-8 giờ, sau ngày mưa 2 ngày;
+ Điều tra 2 lần: ngày mưa lúc 7-8 giờ và 17-18 giờ, chưa quá 2 ngày
sau ngày mưa. Thời gian đo từ 46 đến 76 ngày trong thời kỳ chuyển tiếp từ

đầu đến giữa mùa mưa.
8


Chiều cao mực nước: xác định theo thước đo nước trước và sau cống.
Tốc độ dòng chảy: đo bằng phao xốp, trôi từ mặt trước đến mặt sau
cống, được thực hiện ba lần liên tiếp cho mỗi điểm điều tra.
Đối với 17 lưu vực có trạm quan trắc quốc gia:
Điều tra thủy văn tại các trạm thủy văn quốc gia được thực hiện theo quy
trình chung là một ngày 2 lần vào 7 giờ và 19 giờ.
Đối với nội dung này, đề tài đã quan trắc lưu lượng dòng chảy tại 49 lưu
vực và sử dụng số liệu quan trắc lưu lượng dòng chảy của Tổng cục KTTV tại
17 lưu vực khác. Số liệu quan trắc với những trạm thủy văn quốc gia là cả
năm 2007, còn với các trạm khác được bắt đầu từ tháng 7 hoặc tháng 8 và kéo
dài từ 1,5 – 2,5 tháng rưỡi trong năm 2012 và 2013. Đây là thời gian chuyển
tiếp từ thời kỳ đầu mùa mưa cho đến lúc mưa cực đỉnh nhất trong năm. Diện
tích các lưu vực dao động trong phạm vi rộng từ một vài hecta đến hàng trăm
nghìn hecta.
b. Phương pháp xác định lượng nước được rừng giữ lại trong mùa khô
- Xác định lượng dòng chảy 6 tháng mùa khô:
Trong nghiên cứu này mỗi trạm thủy văn được xem là một điểm thu
nước đầu ra của một hồ thuỷ điện. Lượng nước qua trạm thủy quan trắc thủy
văn được xác định bằng việc phân tích đường quá trình lưu lượng.
Căn cứ vào phân bố lượng mưa theo các tháng trong năm có thể xác định
được những tháng mùa khô cho từng nơi (6 tháng liên tục có lượng mưa thấp
nhất).
- Xác định tổng lượng dòng chảy tăng thêm do rừng:
Sử dụng phương trình thực nghiệm có các nhân tố tác động để tính tổng
lượng nước cho các mức che phủ rừng khác nhau sẽ xác định được tổng
lượng dòng chảy tăng thêm do ảnh hưởng của rừng.

- Xác định diện tích rừng quy chuẩn:
Diện tích rừng quy chuẩn và tỷ lệ diện tích được xác định theo khả năng
giữ nước của các trạng thái rừng.
Diện tích rừng quy chuẩn là diện tích rừng đã được hiệu chỉnh để có hiệu
quả giữ nước tương đương với trạng thái rừng có hiệu quả giữ nước cao nhất rừng tự nhiên.
- Xây dựng phương trình thực nghiệm liên hệ giữa sản lượng nước mùa khô
với các nhân tố ảnh hưởng:
Phương trình liên hệ giữa sản lượng nước mùa khô với các nhân tố ảnh
hưởng được xây dựng qua phân tích thống kê các số liệu thu thập được ở 66
trạm thủy văn về tổng lượng dòng chảy mùa khô, diện tích lưu vực, độ cao,
độ dốc, lượng mưa và tỷ lệ che phủ rừng trong lưu vực.
- Xác định số mét khối nước được rừng giữ lại cung cấp vào dòng chảy trong
9


mùa khô:
Số mét khối nước được rừng giữ lại để cung cấp trong mùa khô được xác
định bằng việc thay đổi tỷ lệ che phủ rừng quy chuẩn từ 0 đến 100% trong
phương trình thực nghiệm liên hệ giữa giữa các đại lượng này với các nhân tố
ảnh hưởng.
c. Quy đổi giá trị dịch vụ môi trường rừng ở vùng thuỷ điện từ các chỉ tiêu
lý sinh thành tiền
Sử dụng phương pháp giá thị trường. Theo đó, giá trị dịch vụ giữ nước
của rừng được tính bằng khối lượng nước được rừng giữ lại cung cấp cho
thuỷ điện trong trong 6 tháng mùa khô nhân với giá nước của thuỷ lợi phí.
d. Nghiên cứu phương pháp xác định hệ số hiệu chỉnh mức chi trả dịch vụ
môi trường rừng K
Xác định những hệ số hiệu chỉnh K cho mức chi trả dịch vụ môi
trường rừng theo các yếu tố về nguồn gốc rừng, mức giàu nghèo, cấp
phòng hộ bằng phương pháp so sánh. Theo đó, hệ số K của một trạng thái

rừng sẽ được xác định bằng tỷ lệ giữa giá trị môi trường của trạng thái rừng
đó với giá trị môi trường của trạng thái rừng có hiệu quả môi trường tốt nhất.
Hệ số K sẽ được xác định riêng rẽ theo từng chỉ tiêu ảnh hưởng quyết
định đến giá trị dịch vụ môi trường rừng gồm: loại rừng (rừng phòng hộ, đặc
dụng hay sản xuất v.v...), nguồn gốc rừng (rừng tự nhiên hay rừng trồng),
trạng thái rừng (rừng giàu, trung bình hay nghèo v.v...). Với một lô rừng cụ
thể sẽ có 3 hệ số hiệu chỉnh về mức chi trả dịch vụ môi trường rừng: K1 theo
loại rừng, K2 theo nguồn gốc rừng và K3 theo trạng thái rừng.
(1). Nguyên tắc xác định hệ số K
Những nguyên tắc xác định hệ số hiệu chỉnh K như sau.
+ Hệ số K phải thay đổi theo hiệu quả môi trường của khu rừng.
+ Hệ số K phải dễ áp dụng trong thực tiễn.
+ Hệ số K phải hỗ trợ thúc đẩy việc chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm của
cộng đồng trong bảo vệ và phát triển rừng.
+ Hệ số K được xác định bằng phương pháp so sánh tương đối
+ Hệ số K được xác định qua chỉ số liên quan đến hiệu quả môi trường
(2). Các tiêu chí xác định hệ số K
Tiêu chí xác định được đề tài sử dụng là loại rừng và trạng thái.
(3). Các chỉ số được sử dụng để xác định hệ số K
Chỉ số được sử dụng để phản ảnh giá trị dịch vụ là chỉ số phản ảnh khả
năng giữ nước của rừng (W)
e. Phương pháp xác định giá trị dịch vụ giữ nước của rừng cho thuỷ điện
tính trên trên một tấn đất, một mét khối nước và một kwh điện:
Giá trị giữ nước của rừng tính trên một mét khối nước được xác định
10


bằng 25% tích số của đơn giá bán điện với lượng điện do nhà máy tạo ra được
từ một mét khối nước.
Giá trị giữ nước của rừng tính trên một kwh điện được xác định bằng

cách chia tổng giá trị dịch vụ giữ nước cho tổng sản lượng điện của cơ sở sản
xuất thủy điện.
2.2.1.3. Xây dựng khung về giá trị dịch vụ môi trường rừng đối với cơ sở sản
xuất thuỷ điện trong lưu vực nghiên cứu
Giá trị dịch vụ môi trường rừng cho một kwh điện được xác định bằng
cách chia tổng số giá trị dịch vụ môi trường rừng cho sản lượng điện thương
phẩm của nhà máy.
Giá trị dịch vụ môi trường rừng tính cho một mét khối nước xác định
bằng cách chia tổng giá trị dịch vụ môi trường rừng cho tổng số mét khối
nước do rừng cung cấp trong mùa khô cho nhà máy thủy điện.
Giá trị dịch vụ môi trường rừng cho một hecta rừng được xác định bằng
cách chia cho tổng số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng cho diện tích rừng
quy chuẩn trong lưu vực.
2.2.1.4. Xác định khung mức chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với các cơ
sở sản xuất thủy điện trong toàn quốc
Để xác định khung mức chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với các cơ
sở sản xuất thủy điện trong toàn quốc, phương trình thực nghiệm phản ánh
liên hệ của các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội với giá trị dịch vụ môi trường
rừng và mức chi trả dịch vụ môi trường rừng được xây dựng. Trên cơ sở đó,
xác định khung mức chi trả dịch vụ môi trường rừng tính cho mỗi ha rừng
quy chuẩn và mỗi kwh điện. Để xây dựng phương trình thực nghiệm, các số
liệu tính toán được ở các lưu vực và phương pháp so sánh được áp dụng thông
qua sự thay đổi giá trị dịch vụ giữ nước của rừng, thay đổi hệ số K, thay đổi
mức chi trả cho một hecta rừng và mức chi trả tính theo một kwh điện theo
các yếu tố tự nhiên và các yếu tố kinh tế và xã hội.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được xử lý bằng các phần mềm thống kê phù hợp. Qua
phân tích, xử lý và tính toán, luận án đã thực hiện một số bước cụ thể sau:
- Xác định diện tích rừng quy chuẩn;
- Quy đổi giá trị dịch vụ môi trường rừng ở vùng thuỷ điện từ các chỉ

tiêu lý sinh thành tiền;
- Xác định hệ số hiệu chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường rừng K.
- Xác định giá trị dịch vụ giữ nước cho thuỷ điện của một hecta rừng với
các hệ số hiệu chỉnh mức chi trả K;
- Tính giá trị dịch vụ giữ nước cho thủy điện của một hecta rừng có hệ số
K tổng hợp bằng 1;
11


- Xác định diện tích rừng quy chuẩn
- Xác định số tiền chi trả cho một lô rừng vì dịch vụ giữ nước.

12


Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm của các lưu vực
3.1.1. Đặc điểm của các lưu vực quan trắc

3.1.1.1. Đặc điểm chung
Kết quả cho thấy đặc điểm các lưu vực nghiên cứu như sau:
+ Đặc điểm lưu vực nghiên cứu tương đối đa dạng: với diện tích lưu vực
dao động từ một vài ha đến một hàng trăm nghìn hecta. Độ cao điểm thu nước
của các lưu vực dao động từ 87 đến 1081m, trung bình là 422m. Độ dốc trung
bình trong lưu vực từ 3 đến 30 độ, trung bình là 19 độ.
+ Tỷ lệ diện tích rừng trong các lưu vực dao động lớn:
Diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng cũng như diện tích rừng nói chung
trong các lưu vực biến động ở mức độ lớn. Tỷ lệ diện tích rừng dao động từ
0 đến 100%, trung bình là 63%.
3.1.1.2. Lưu lượng dòng chảy

Kết quả cho thấy lưu lượng dòng chảy ở các lưu vực biến động trong
phạm vi từ vài m3/s đến hàng trăm m3/s. Lưu lượng dòng chảy lớn nhất
(qmax) cao hơn lưu lượng dòng chảy trung bình (qtb) từ 3 đến 30 lần, trung
bình là 13 lần. Lưu lượng dòng chảy thấp nhất (qmin) dao động từ xấp xỉ 0
đến hàng chục m3/s. Phân tích đặc điểm biến động lưu lượng dòng chảy ở các
lưu vực cho một số nhận xét sau:
3.1.1.3. Liên hệ giữ tổng lượng dòng chảy và tổng lượng nước mưa
Tổng lượng dòng chảy có liên hệ chặt với tổng lượng nước mưa rơi xuống
lưu vực.
Trung bình tổng lượng dòng chảy bằng khoảng 0,82 lần tổng lượng nước
mưa. Mức liên hệ của tổng lượng dòng chảy với tổng lượng nước mưa rất
chặt bằng phương trình tuyến tính y= 0,7733x-5,0956 (R2= 0,97). Như vậy,
tổng lượng dòng chảy phụ thuộc chủ yếu vào tổng lượng mưa.
Tính riêng cho 17 lưu vực có số liệu quan trắc cả năm thì tỷ lệ giữa tổng
lựợng dòng chảy trên tổng lượng mưa cả năm là

15.412.648.896m 3
=0,756.
20.374.266.901m 3

Lượng mưa trung bình năm ở các lưu vực này tính được là 2257mm, tương
ứng sẽ có 573 mm lượng mưa đã chi cho bốc thoát hơi trong một năm, bình
quân một tháng là 47,7mm, 6 tháng là 286,6mm.
3.1.1.4. Liên hệ giữ tổng lượng dòng chảy và tổng lượng nước mưa đã rơi
xuống lưu vực
Kết quả phân tích mỗi liên hệ cho thấy:
- Lưu lượng dòng chảy trung bình lưu lượng dòng chảy cao nhất và
tổng lượng dòng chảy (Qdc) đều liên hệ chặt với tổng lượng nước mưa đã rơi
xuống lưu vực với hệ số tương quan theo thứ tự là R2= 0,96 và 0,92. Hệ số
13



tương quan giữa lưu lượng dòng chảy với tổng lượng nước mưa đã rơi xuống
lưu vực đều lớn hơn 0,85, ngoại trừ lưu lượng dòng chảy thấp nhất (R2= 0,5).
- Liên hệ của lưu lượng dòng chảy thấp nhất (hay dòng chảy mùa khô)
với tổng lượng nước mưa không chặt chẽ bằng liên hệ giữa lưu lượng dòng
chảy cao nhất và dòng chảy trung bình với tổng lượng nước mưa.
3.1.1.5. Liên hệ giữa lưu lượng dòng chảy và độ dốc
Mức liên hệ giữa lưu lượng dòng chảy thấp nhất với tổng lượng nước
mưa, luôn thấp hơn liên hệ của nó với cả tổng lượng nước mưa và độ dốc, hệ
số tương quan R tăng từ 0,82 lên 0,89.
Lưu lượng dòng chảy thấp nhất có liên hệ chặt với tổng lượng nước mưa
và độ dốc trung bình của lưu vực. Độ dốc trung bình của lưu vực càng lớn thì
lưu lượng dòng chảy thấp nhất càng cao.
3.1.1.5. Đặc điểm lượng mưa và dòng chảy theo các tháng trong năm
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong điều kiện nhiệt đới mưa nhiều của
Việt Nam, tổng lượng dòng chảy phụ thuộc trực tiếp vào tổng lượng mưa. Có
đến 97% tổng lượng dòng chảy phụ thuộc trực tiếp vào tổng lượng nước mưa.
Lượng nước qua trạm quan trắc thủy văn trong 6 tháng mùa khô được
xem là lượng nước dồn đến một hồ thủy điện mà đập ngăn có vị trí tại trạm
thủy văn,được xác định bằng việc phân tích biểu đồ diễn biến mưa theo các
tháng trong năm.
Số liệu cho thấy mùa mưa ở các địa phương sớm muộn khác nhau,
nhưng đều kéo dài trung bình 6 tháng.
Tỷ lệ lượng mưa mùa khô so với tổng lượng mưa ở các lưu vực đạt từ 3,2
– 25,4 %. Trong khi đó, tỷ lệ dòng chảy mùa khô so với tổng lượng dòng chảy
từ 13 – 36%..
3.1.2. Một số đặc điểm của các trạng thái rừng và đất rừng liên quan đến lưu
lượng nước tại các lưu vực


Kết quả tính toán cho thấy, đối với các trạng thái có rừng trong khu vực
nghiên cứu (qua 177 OTC) cho thấy:
+ Chiều cao vút ngọn đạt trung bình 12,8m, giá trị đạt từ 8,3 đến 15,6m
với biến động lớn nhất là ở các trạng thái rừng phục hồi và rừng trồng keo tai
tượng (4,0 và 4,5m).
+ Độ tàn che có giá trị trung bình ở các trạng thái (không xét đến các
trạng thái không có độ tàn che như cây bụi và nương rẫy) từ 26,0 – 63,4% với
sai tiêu chuẩn từ 7,1 - 19,8 %.
+ Độ che phủ có giá trị từ 41,0 – 71,8 %.
+ Tỷ lệ thảm khô ở các OTC nghiên cứu ở mỗi trạng thái rừng có giá trị
nằm trong khoảng từ 36,0 – 78,9 %.
3.2. Khả năng giữ nước của rừng đối với hồ thủy điện trong mùa khô

14


3.2.1. Khả năng giữ nước của rừng đối với hồ thủy điện trong mùa khô

3.2.1.1. Xác định hệ số quy đổi các trạng thái rừng khác so với rừng chuẩn
3.2.1.2. Diện tích rừng quy chuẩn ở các lưu vực
3.2.1.3. Liên hệ giữa mô đun dòng chảy mùa khô với một số đặc điểm lưu vực
Kết quả phân tích cho thấy tổng lượng dòng chảy mùa khô tính trung
bình cho 1 ha hay còn gọi là mô đun dòng chảy mùa khô (Mk) có liên hệ
tương đối chặt với chỉ số K = ((Lm) × (Doc)0.5 × (TLRQD1)),
Chỉ tiêu về tỷ lệ che phủ rừng là một thừa số cấu tạo nên chỉ số K.
Như vậy, ảnh hưởng của tỷ lệ rừng quy chuẩn đến dòng chảy mùa khô là
đồng biến. Tỷ lệ che phủ rừng quy chuẩn càng cao thì mô đun dòng chảy
mùa khô càng lớn.
Trong số 3 nhân tố ảnh hưởng rõ rệt nhất đến lượng dòng chảy mùa khô
của lưu vực thì 2 nhân tố lượng mưa và độ dốc trung bình của lưu vực chúng

ít thay đổi, nhân tố còn lại thuộc về đặc điểm sinh học dễ thay đổi là tỷ lệ che
phủ rừng quy chuẩn.
Phương trình thực nghiệm về sự phụ thuộc đó là:
Mk = 0.0061 × K1 × (K2 + K3) + 344
+ Hiệu quả giữ nước của rừng tăng lên theo tỷ lệ che phủ của rừng.
+ Hiệu quả giữ nước của rừng tăng lên theo lượng mưa và độ dốc trung bình
của lưu vực.
Luận án đã sử dụng các phương trình thực nghiệm trên và số liệu về diện
tích, độ dốc trung bình, tỷ lệ che phủ rừng, lượng mưa, lượng nước do rừng
cung cấp trong mùa khô ở 32 hồ thủy điện có lưu vực liên tỉnh đã xác định
được các chỉ tiêu về lượng dòng chảy mùa khô trung bình từ một hecta lưu
vực trong điều kiện có rừng như hiện tại, lượng dòng chảy mùa khô trung
bình từ một hecta lưu vực trong điều kiện không có rừng, chênh lệch tổng
lượng nước mùa khô giữa có rừng và không có rừng trong lưu vực và lượng
dòng chảy mùa khô trung bình từ một hecta rừng quy chuẩn. Kết quả cho thấy
sự khác biệt về tỷ lệ che phủ rừng quy chuẩn, độ dốc trung bình trong các lưu
vực và lượng mưa bình quân ở các lưu vực đã làm cho hiệu quả giữ nước
trung bình của mỗi hecta rừng không giống nhau, dao động từ 1.839 đến
4.565 m3/ha. Ở Miền Bắc, trung bình 1 ha rừng giữ được 3.162 m3/ha nước để
cung cấp cho thuỷ điện trong mùa khô, ở Miền Trung là 3.235 m3/ha và ở Tây
Nguyên là 2.898 m3/ha, trung bình cả nước là 2.668 m3/ha.
Hiệu quả sử dụng nước cho phát điện của các nhà máy thuỷ điện ở Việt
Nam được đề tài xác định là có sự thay đổi trong khoảng từ 0,1334 đến
1,4579 kwh/m3. Nếu tính hiệu quả sử dụng nước trung bình cho phát điện ở
Việt Nam bằng cách chia tổng sản lượng điện với tổng lượng nước đã đưa vào
tua bin của 6 nhà thủy điện lớn nhất thì kết quả thu được là
15


H=


= 0.1714 (kwh/m3)

Có thể nhận thấy hiệu quả sử dụng nước của các nhà máy không giống
nhau, với một mét khối nước nhà máy thủy điện này tạo ra được số kwh điện
cao hơn so với nhà máy thủy điện khác có thể tới 10 lần. Hiệu quả sử dụng
nước của nhà máy thuỷ điện tỷ lệ thuận với chiều cao cột nước đưa vào tua
bin. Phương trình liên hệ của hiệu quả sử dụng nước (H) với chiều cao cột
nước (h) được viết như sau.
H = 0.00298 × h0.93 + 0.00141, R2=0.97
3.2.2. Khả năng giữ nước của rừng tính cho mỗi ha

- Giá trị giữ nước của một hecta rừng ở các lưu vực khác nhau tương đối
rõ. Giá trị giữ nước tổng hợp của một hecta rừng thay đổi từ 530.000 đến
1.500.000đ phụ thuộc vào đặc điểm lưu vực và hiệu suất sử dụng nước của
nhà máy thuỷ điện.
Liên hệ chặt của giá trị dịch vụ môi trường của một hecta rừng với các
nhân tố ảnh hưởng được thể hiện ở phương trình thực nghiệm với hệ số tương
quan cao. E = -221445-7806,74 × (TLRQD2)+2093,954 × (Hcn) +22022 ×
Doc + 529,36 × (mua), R=0,95
3.2.3. Khả năng giữ nước của rừng trên mỗi kwh điện

- Giá trị giữ nước của rừng tính trung bình trên một kWh điện cũng phụ
thuộc vào nhiều nhân tố đặc biệt là chiều cao cột nước vào tuabin nhà máy,
dao động từ 63 đến 368 đ/kWh, trung bình là 214 đ/kWh điện.
- Phương trình liên hệ của giá trị dịch vụ môi trường rừng giữ nước của
rừng tính trên một kWh là: E = 266,91709 + 2,94894 × (TLRQD2) - 0,56876
× (Hcn) - 11,19798 × Doc - 0,00246 × (mua), R=0,72
3.2.4. Khả năng giữ nước của rừng trên mỗi mét khối nước


Giá trị giữ nước của rừng tính trung bình trên một mét khối nước chủ
yếu phụ thuộc vào chiều cao cột nước vào tuabin nhà máy mà ít phụ thuộc
vào các nhân tố khác.
Phương trình liên hệ của hiệu quả sử dụng nước (H) với chiều cao cột
nước (h) được viết như sau:
H = 0,00298 ×
+ 0,00141; R² = 0,97
Có thể xác định giá trị DVMTR tính trên một mét khối nước do rừng
cung cấp cho thuỷ điện trong mùa khô theo phương trình sau.
Pm = 0,6528 × h + 7,79, R= 0.99
3.3. Giá trị bằng tiền về hiệu quả giữ nước của rừng
3.3.1. Hệ số hiệu chỉnh

3.3.1.1. Xác định hệ số hiệu chỉnh
Từ số liệu về đặc điểm liên quan đến hiệu quả giữ nước của rừng đề tài
đã xác định được hệ số hiệu chỉnh K theo hiệu quả giữ nước (Kw).
16


Kết quả tính toán cho thấy, nếu lấy hệ số hiệu chỉnh K cho rừng phòng
hộ 1,0 thì hệ số K cho rừng đặc dụng là 1,0 và rừng sản xuất là 0,9.
3.3.1.2. Đề xuất hệ số hiệu chỉnh
Trên cơ sở phân tích kết quả nghiên cứu xác định hệ số K có thể đưa ra
các hệ số K như sau:
Hệ số K1 cho rừng tự nhiên là 1,00 và rừng trồng là 0,80
Hệ số K2 cho rừng giàu là 1,0; rừng trung bình là 0,95 và rừng nghèo là
0,90
Hệ số K3 cho rừng phòng hộ là 1,00; rừng đặc dụng là 1,00 và rừng Sản
xuất là 0,9.
3.3.1.3. Hệ số hiệu chỉnh cho mỗi lô rừng trong từng trường hợp cụ thể

Đối với chi trả dịch vụ môi trường rừng ở các vùng hồ thủy điện cho 1 lô
rừng hệ số hiệu chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường rừng tổng hợp K cho
mỗi lô rừng trong các trường hợp sử dụng 1, 2, 3 tiêu chí như sau:
- Khi sử dụng 1 tiêu chí là nguồn gốc rừng sẽ có 2 tổ hợp về đặc điểm
rừng để xác định hệ số K. Đặc điểm rừng và hệ số K tổng hợp sau khi đã làm
tròn đến 0,05.
- Khi sử dụng 2 tiêu chí là nguồn gốc rừng và loại rừng sẽ có 4 tổ hợp về
đặc điểm rừng để xác định hệ số K. Các tổ hợp đặc điểm rừng và hệ số K tổng
hợp sau khi đã làm tròn đến 0,05.
- Khi sử dụng 3 tiêu chí là nguồn gốc rừng, loại rừng và trạng thái rừng
sẽ có 12 tổ hợp về đặc điểm rừng để xác định hệ số K. Các tổ hợp đặc điểm
rừng và hệ số K tổng hợp sau khi đã làm tròn đến 0,05.
3.3.2. Khung giá trị dịch vụ giữ nước của rừng

Căn cứ vào hiệu quả giữ nước của rừng ở các hồ thuỷ điện đề tài đã xác
định được giá trị dịch vụ giữ nước của rừng theo mỗi kwh điện và mỗi hecta
rừng cho 32 nhà máy thuỷ điện có diện tích thu nước nằm trên 2 tỉnh trở lên.
Số liệu cho thấy tổng giá trị giữ nước của một hecta rừng là 211.490 đ
và tính trung bình trên 1 kWh điện là 47 đ.
3.3.3. Khung giá trị dịch vụ giữ nước của rừng tính cho mỗi hecta

Giá trị dịch vụ môi trường rừng tính cho một hecta rừng thay đổi trong
phạm vi rộng phụ thuộc vào đặc điểm của lưu vực và hiệu suất sử dụng nước
của nhà máy. Căn cứ vào phạm vi biến động thực tế trên cả nước của các tiêu
chí, đề tài đã xác định khung giá trị dịch vụ môi trường rừng tính cho một
hecta trong những trường hợp hệ số hiệu chỉnh K từ 0,65 đến 1,00; tỷ lệ che
phủ rừng quy chuẩn từ 40 đến 100%, lượng mưa từ 1.400 đến 2.600mm, độ
dốc lưu vực từ 10 đến 260, chiều cao cột nước vào tuabin từ 20 đến 200m
3.3.4. Khung giá trị dịch vụ giữ nước tính cho một kWh điện


Số liệu cho thấy giá trị dịch vụ môi trường rừng tính trên một kWh điện
17


dao động từ khoảng 35đ đến 400 đ/kWh.
3.3.5. Khung giá trị dịch vụ giữ nước của rừng tính trên một mét khối nước

Giá trị dịch vụ giữ nước tính theo một mét khối nước phụ thuộc vào hiệu
suất sử dụng nước của nhà máy thuỷ điện. Sử dụng phương trình thực nghiệm
liên hệ giữa giá trị dịch vụ giữ nước của rừng với chiều cao cột nước vào
tuabin đề tài đã xây dựng được bảng tra giá trị dịch vụ giữ nước của rừng.
3.4. Đề xuất mức chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với cơ sở sản xuất thủy
điện
3.4.1. Nguyên tắc xác định mức chi trả dịch vụ môi trường rừng

Đề tài đã đưa ra một số nguyên tắc xác định mức chi trả dịch vụ môi
trường rừng như sau:
- Mức chi trả dịch vụ môi trường rừng phải thay đổi phù hợp với loại
rừng, trạng thái rừng và nguồn gốc hình thành rừng.
- Mức chi trả dịch vụ môi trường rừng phải dễ xác định trong thực tiễn.
- Mức chi trả dịch vụ môi trường rừng cần áp dụng tương đối thống nhất
mức chi trả dịch vụ môi trường rừng cho những đối tượng có trình độ công
nghệ khác nhau, ở những nơi điều kiện tự nhiên thuận lợi khác nhau.
- Mức chi trả dịch vụ môi trường rừng có thể không bằng với giá trị môi
trường do rừng tạo ra.
- Mức chi trả dịch vụ môi trường rừng phụ thuộc vào nhận thức và kiến
thức của các bên liên quan và của toàn xã hội.
3.4.2. Dự kiến khung mức chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với các nhà máy
thủy điện tính theo một kWh điện


Căn cứ vào mức chi trả theo Nghị định 156 là 36 đ/kWh và các ưu điểm
của các phương án chi trả đưa ra để xem xét, đề tài đề xuất mức chi trả chung
cho các nhà máy là 50 đ/kWh.
Như vậy, tỷ lệ mức chi trả dịch vụ môi trường rừng trong giá bán 1kWh
điện là: tương đương 25% giá trị dịch vụ môi trường rừng trung bình.
3.4.3. Dự kiến mức chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với thủy điện tính theo
một hecta rừng

Đề tài đã xác định khung về mức chi trả dịch vụ môi trường tính trên
một hecta rừng với các hệ số K khác nhau. Nó được thể hiện bằng (1)- công
thức xác định mức chi trả dịch vụ môi trường cho một hecta rừng quy chuẩn,
(2)- công thức xác định diện tích rừng quy chuẩn cần chi trả dịch vụ môi
trường của một nhà máy thuỷ điện, (3)- bảng tra hệ số hiệu chỉnh K, (4)- công
thức xác định mức chi trả, (5)- bảng tra mức chi trả cho các lô rừng với các hệ
số K khác nhau.
(1)- Công thức xác định mức chi trả dịch vụ môi trường Pc cho một
hecta rừng quy chuẩn:
18


Pc = I ×
Trong đó:
Pc là mức chi trả dịch vụ môi trường cho một hecta rừng quy chuẩn ở vùng
hồ thủy điện.
I là tỷ lệ tiền sử dụng để chi trả trực tiếp cho các lô rừng sau khi đã trừ đi
các tỷ lệ chi cho quản lý phí, quỹ dự phòng v.v... (khoảng 0,85).
n1 là số cơ sở phát điện phải chi trả DVMTR cho khu rừng,
n2 là số cơ sở cấp nước phải chi trả DVMTR cho khu rừng,
Di là sản lượng điện thương phẩm của cơ sở phát điện thứ i,
Ni là sản lượng nước thương phẩm của cơ sở cấp nước thứ i,

Sc1i là diện tích rừng quy chuẩn mà cơ sở phát điện thứ i phải chi trả,
Sc2i là diện tích rừng quy chuẩn mà cơ sở cấp nước thứ i phải chi trả
r là mức chi trả dịch vụ môi trường rừng tính trên 1 kWh điện,
40 là mức chi trả dịch vụ môi trường rừng tính trên một mét khối nước
thương phẩm của cơ sở cấp nước.
(2)- Công thức xác định diện tích rừng quy chuẩn
Sc =
Trong đó:
Sc là diện tích rừng quy chuẩn mà nhà máy thủy điện phải chi trả dịch
vụ môi trường rừng,
n là số lô rừng nằm trong diện tích thu nước (lưu vực) của nhà máy thủy
điện,
Si là diện tích lô rừng thứ i trong diện tích thu nước của nhà máy thủy
điện,
K1i là hệ số hiệu chỉnh theo nguồn gốc rừng của lô rừng thứ i,
K2i là hệ số hiệu chỉnh theo loại rừng của lô rừng thứ i,
K3i là hệ số hiệu chỉnh theo trạng thái rừng của lô rừng thứ i,
(3)- Bảng tra các hệ số hiệu chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường rừng
cho một lô rừng
Các hệ số hiệu chỉnh K1, K2, K3 của từng lô rừng được xác định theo
đặc điểm nguồn gốc, trạng thái và loại rừng.
(4)- Công thức xác định mức chi trả dịch vụ môi trường cho một lô rừng
Pli =Pc × Sci
Trong đó:
Pli là mức chi trả cho lô rừng thứ i,
Pc là mức chi trả dịch vụ môi trường cho một hecta rừng quy chuẩn ở vùng
hồ thủy điện,
Sci là diện tích quy chuẩn của lô rừng thứ i,
Sci = Si × K1 × K2 × K3,
19



Si là diện tích của lô rừng thứ i,
(5)- Bảng tra mức chi trả dịch vụ môi trường cho một hecta của lô rừng
với các hệ số K khác nhau
Căn cứ vào nguyên tắc tính mức chi trả dịch vụ môi trường rừng theo
hệ số hiệu chỉnh K và phạm vi biến động của mức chi trả dịch vụ môi
trường rừng đề tài đã xây dựng bảng tra mức chi trả dịch vụ môi trường
cho một hecta của lô rừng với các hệ số K khác nhau.

20


Chương 4. KẾT LUẬN

4.1. Kết luận
1. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, lượng dòng chảy mùa khô là chỉ
tiêu quan trọng về vai trò giữ nước của rừng đối với các hồ thủy điện. Nó tăng
lên theo tỷ lệ che phủ của rừng, lượng mưa và độ dốc trung bình của lưu vực.
Hiệu quả giữ nước của mỗi hecta rừng dao động từ 1.839 đến 4.565 m3/ha. Ở
Miền Bắc trung bình 1 ha rừng giữ được 3.162 m3/ha nước để cung cấp cho
thuỷ điện trong mùa khô, ở Miền Trung là 3.235 m3/ha và ở Tây Nguyên là
2.898 m3/ha, trung bình cả nước là 2.668 m3/ha.
2. Tại các khu vực nghiên cứu, Tổng giá trị giữ nước của một hecta rừng
quy chuẩn của các lưu vực ở Miền Bắc trung bình là 860.272 đ, ở Miền Trung
trung bình là 975.241 đ, ở Tây Nguyên trung bình là 765.638 đ. Tổng giá trị
giữ nước bình quân cho một kWh điện ở Miền Bắc là 162 đ/kWh, ở Miền
Trung là 171 đ/kWh, ở Tây Nguyên trung bình là 223 đ/kWh. Tính trung bình
cả nước, giá trị giữ nước của một hecta rừng là 836.970 đ và tính trung bình
trên 1 kWh điện là 199đ.

3. Hệ số hiệu chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường cho các lô rừng ở
vùng hồ thủy điện được xác định bằng cách so sánh các chỉ số phản ảnh giá trị
giữ nước của các loại rừng, trạng thái rừng và nguồn gốc rừng. Hệ số K1 cho
rừng tự nhiên là 1,00 và rừng trồng là 0,80, hệ số K2 cho rừng giàu là 1,0,
rừng trung bình là 0,95 và rừng nghèo là 0,90, hệ số K3 cho rừng phòng hộ là
1,00, rừng đặc dụng là 1,00 và rừng sản xuất là 0,9.
4. Trong phạm vi các lưu vực nghiên cứu, giá trị giữ nước của một hecta
rừng ở các lưu vực nghiên cứu dao động từ 530.000 đến 1.500.000đ. Giá trị
giữ nước của rừng tính trung bình trên một kWh điện dao động từ 63 đến 368
đ/kWh, trung bình là 203 đ/kWh. Giá trị giữ nước của rừng tính trung bình
trên một mét khối nước ở Miền Bắc trung bình là 67 đ/m3, ở Miền Trung là
124 đ/m3 và ở Tây Nguyên là 58 đ/m3.
5. Trong phạm vi cả nước, giá trị dịch vụ môi trường rừng của một hecta
rừng (P) dao động từ khoảng 50.000đ đến 1.700.000 đ/haR, tính cho một
kWh điện dao động từ khoảng 35đ đến 400 đ/kWh, tính theo một mét khối
nước dao động từ 20 đến 350 đ/m3,
6. Khung về mức chi trả dịch vụ môi trường rừng gồm: (1)- mức chi trả
với nhà máy thuỷ điện được đề xuất là 50 đ/kWh, bằng 25% doanh thu tăng
lên nhờ dịch vụ môi trường rừng, bằng 4% giá bán điện hiện nay, (2)- mức
chi trả tính trên một hecta rừng dao động từ 1.084 đ/haR đến 1.701.852
đ/haR, trung bình là 897.047 đ/haR.
4.2. Tồn tại và đề nghị
Đề tài không đủ điều kiện để hiện thực hóa mức chi trả dịch vụ môi
21


trường rừng. Đề nghị các cơ quan quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tạo
điều kiện để áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn chi trả dịch vụ môi
trường rừng.
Đề tài này vẫn chưa có nghiên cứu hệ số K liên quan đến mức khó khăn

trong quản lý bảo vệ rừng. Các công trình tiếp theo cần nghiên cứu bổ sung về
hệ số K theo điều kiện khó khăn của quản lý bảo vệ rừng.

22



×