Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Bài thi vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề trong cuộc sống phan bon vai tro va tac hai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 21 trang )

BÀI DỰ THI
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH
HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC

- Tên tình huống: “Phân đạm, vai trò và tác hại”
- Môn học chính được sử dụng trong giải quyết tình huống: Môn Sinh
học
- Các môn tích hợp: Môn hóa, môn công nghệ, môn tin, môn văn.
- Thông tin về nhóm thí sinh:
1. Họ và tên:
Nguyễn Quỳnh Anh
Giới tính: Nữ
Ngày sinh:
23/9/2000
Lớp: 11A1
Điện thoại:
0975393878
Email:

2. Họ và tên:
Lê Thị Hà Trang
Giới tính: Nữ
Ngày sinh:
19/06/2000
Lớp: 11A1
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Viết Trung

HÀ NỘ, THÁNG 12/ 2016

1



“Phân đạm, vai trò và tác hại”
Theo thống kê của Bộ Y tế, chỉ trong 4 tháng đầu năm 2016, cả nước đã xảy ra
gần 30 vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, làm trên 1.386 người bị ngộ độc, trong đó
có 2 trường hợp tử vong. Riêng trong tháng 4.2016 đã xảy ra 9 vụ ngộ độc thực phẩm,
làm 375 người bị ngộ độc. Hầu hết các bệnh nhân bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị
nhiễm vi sinh vật bởi thời tiết nóng bức gây ra, cùng với đó là một số trường hợp bị
ngộ độc do hấp thụ phải hóa chất tồn dư trong thực phẩm.
(Nguồn: />Ngoài ra còn vô số các trường hợp ngộ độc khác. Trong số các nguyên nhân
thì việc sử dụng thực phẩm không an toàn được xem là nguyên nhân quan trọng.
Vậy các yếu tố làm cho thực phẩm không an toàn xuất phát từ đâu?
Theo GS.TS Trần Khắc Thi, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu rau quả


cho biết, “Có 4 yếu tố làm cho rau không an toàn, đứng đầu bảng là NO3 ; sau đó lần
lượt là kim loại nặng (thủy ngân, chì, asen) đến từ nước thải công nghiệp; thuốc BVTV
và cuối cùng là vi sinh vật gồm E.coly, Salmonella, trứng giun. Chính vì vậy, các nước


nhập khẩu rau, đặc biệt là Nga và EU bao giờ cũng phải kiểm tra NO3 , sau đó mới tới
các thành phần khác, nếu quá liều thì họ trả lại ngay”
(Nguồn: Báo Nông nghiệp Việt Nam, 27/4/2015)
NO3

được xác định là một trong những nguyên nhân đứng đầu làm cho rau


quả không an toàn, trong khi đó NO3 là thành phần của phân đạm. Tuy nhiên,
trong thực tế phân đạm được sử dụng khá phổ biến. Hàng ngày, em vẫn thấy các
bác nông dân sử dụng phân đạm để bón cho cây trồng. Bố, mẹ em không trồng rau

nên phải mua ngoài chợ, mỗi lần mua rau và các sản phẩm thủy hải sản ở chợ về
rất lo lắng, sợ ăn vào bị ngộ độc thậm chí có thể bị ung thư vì cho rằng rau sử dụng
nhiều đạm, cá thịt bảo quản bằng đạm. Lúc đó em có hỏi bố mẹ vì sao dùng phân
đạm lại có thể bảo quản được cá, thịt; Vì sao khi sử dụng phân đạm để bón cho rau,
củ…nếu không đúng kĩ thuật có thể gây ngộ độc cho con người, thậm chí có thể bị
ung thư…Tuy nhiên, bố mẹ cũng không giải thích rõ cho em.
Vậy sử dụng phân đạm trong sản xuất có lợi hay có hại? Vì sao các nhà khoa học
khuyến cáo khi bón phân đạm cho cây cần phải để thời gian dài sau mới thu hoạch và
đem sử dụng? Vì sao nhiều bài báo phản ánh có nhiều bệnh nhân bị ngộ độc, thậm chí bị
ung thư do sử dụng loại thực phẩm có tồn dư nitơ trong cơ thể? Từ những băn khoăn,
thức mắc trên đây đã thôi thúc em quyết định chọn đề tài.
“Phân đạm, vai trò và tác hại”
2


 Về kiến thức: Qua đề tài em tiềm hiểu một số nội dung quan trọng
- Phân đạm là gì?
- Cây hấp thụ phân đạm như thế nào? Phân đạm có vai trò gì đối với hoạt
động sản xuất? Vì sao khi bón đạm cho cây, cây lại sinh trưởng và phát triển tốt?
- Phân đạm được tạo ra như thế nào?
- Sử dụng phân đạm có thể bảo quản được thủy, hải sản đúng hay sai? Việc làm
như vậy gây hậu quả gì?
- Phân đạm ảnh hưởng như thế nào tới môi trường và sức khỏe con người? Phân
đạm là một trong những nguyên nhân gây ra rất nhiều trường hợp ngộ độc thức ăn,
thậm chí là gây bệnh ung thư đúng hay sai?
- Đề xuất một số biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của phân đạm đến môi
trường và sức khỏe con người.
 Về kỹ năng:
- Biết cách lựa chọn lương thực, thực phẩm an toàn
- Biết cách vận động người thân sử dụng phân đạm hiệu quả

 Về thái độ :
- Nhận thức đúng mức độ ảnh hưởng của phân đạm đối với sức khỏe con
người, sự an toàn của cộng đồng và xã hội.
- Vận động gia đình, người thân và bạn bè sử dụng phân đạm trong sản xuất
một cách khoa học, hạn chế tác hại xấu tới sức khỏe con người và môi trường sống.

Cách thức tiến hành: Nghiên cứu cá nhân.
3.1. Tiến hành các phương pháp nghiên cứu
+ Nghiên cứu tài liệu; đọc sách, báo, tìm thông tin trên mạng internet
+ Phỏng vấn; khảo sát; hỏi ý kiến của giáo viên, bố mẹ, ông bà.
3.2. Vận dụng kiến thức liên môn làm căn cứ khoa học để lý giải các vấn đề
nghiên cứu
 Kiến thức môn Hóa học: Tìm hiểu về phân đạm, quy trình sản xuất phân đạm.
Trên cơ sở đó tìm hiểu nguồn gốc của nitrat ( NO3 ), nitrit ( NO2 ) được hình
thành như thế nào trong điều chế phân đạm.
 Kiến thức môn Sinh học:
- Vai trò của phân đạm đối với thực vật.
- Quá trình cố định nitơ khí quyển nhờ vi sinh vật.
+
- Quá trình biến đổi (phản nitrat) và đồng hóa nitơ (tổng hợp NH 4 ) trong mô
thực vật.

3


+
Trên cơ sở đó tìm hiểu quá trình tạo ra ( NO 2 ), ( NH 4 ) trong cơ thể thực vật, từ
-

-


+

đó đề xuất biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của ( NO3 ), ( NO 2 ), ( NH 4 ) do tồn
dư trong mô thực vật.
 Kiến thức môn Công nghệ 10: Tìm hiểu một số loại phân đạm; đặc điểm, tính
chất của phân vô cơ, giải thích vì sao xử dụng phân đạm có thể làm chua đất,
ảnh hưởng xấu tới môi trường.
 Kiến thức môn Tin học:
- Kỹ năng khai thác thông tin trên mạng Internet;
- Các kỹ năng soạn thảo văn bản, vẽ hình ảnh, chụp, chèn hình ảnh...
 Kiến thức xã hội, y học:
- Tìm hiểu ảnh hưởng xấu của phân đạm tới sức khỏe con người, môi
trường sinh thái.
-

-

+

- Dựa trên kiến thức y học giải thích ảnh hưởng của ( NO3 ), ( NO2 ), ( NH 4 )
đối với sức khỏe con người.
 Kiến thức môn Văn học:
- Kỹ năng đọc lấy thông tin, lập luận, viết bài, thuyết trình.
- Một số câu tục ngữ ca dao liên quan tới vai trò của phân đạm trong sản xuất

 Khảo sát sự hiểu biết của bạn bè và người thân về vai trò và tác hại của phân
đạm.
 Xây dựng dàn ý nội dung bài viết hướng tới các vấn đề thiết thực và có tính ứng
dụng cao.

 Tìm đọc các tài liệu liên quan từ sách báo, mạng Internet để lấy tư liệu viết bài.
 Vận dụng kiến thức các môn học để giải thích, làm rõ các thông tin liên quan tới
bài viết.
 Tham khảo ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các bạn, người thân...
 Tiến hành viết bài.
 Thuyết trình tuyên truyền: tại lớp, trường; gia đình; người thân; bạn bè.
 Gửi đăng bài trên Website của trường.

5.1. Tìm hiểu thực trạng sử dụng phân đạm trong sản xuất nông nghiệp
4


Đơn vị: 1.000 tấn dinh dưỡng
Năm

N

1999/2000
2000/2001
2001/2002
2002/2003
2003/2004
2004/2005
2005/2006
2006/2007
2007/2008

1224,2
1332,0
1136,0

1305,4
1371,0
1437,4
1155,1
1357,5
1268,0
Bảng 1. Tiêu thụ phân bón vô cơ ở Việt Nam
(Nguồn: phân bón cho cây trồng ở Việt Nam đến năm 2020, báo Viện Nông nghiệp
khoa học kỹ thuật Việt Nam, 21/1/2014)
Qua bảng số liệu trên cho thấy lượng phân đạm sử dụng tăng hàng năm, qua
tiềm hiểu và quan sát tại địa phương em có thể thấy đa phần các nhà trồng trọt đều sử
dụng phân đạm để bón cho cây trồng.

Hình 1. Phân đạm

Hình 2. Bón đạm cho rau

Hình 4. Bón đạm cho cà phê
Hình 4. Bón đạm cho lúa
5.2. Tìm hiểu thực trạng hiểu biết của HS về vai trò và tác hại của phân đạm
 Xây dựng phiếu điều tra, tiến hành khảo sát, thu thập và phân tích số liệu
- Đối tượng là HS: 120 HS thuộc 3 khối 10, 11, 12 tại một trường THPT…
5


Câu hỏi
1
2
3


Nguyên tố hóa học là thành phần chính của phân
đạm là nguyên tố nào?
Sử dụng phân đạm chỉ có lợi mà không có hại
đúng hay sai?
Rễ cây chỉ có thể hấp thu được nitơ ở hai dạng

Trả lời
đúng

Trả lời
không đúng

60%

40%

65%

35%

40%
60%
+
và NH 4
4 Phân đạm chỉ có thể được tạo ra do con người
55%
45%
tổng hợp đúng hay sai?
5 Sử dụng phân đạm trong sản xuất, bảo quản thủy
hải sản không đúng cách có thể gây ung thư cho

40%
60%
người sử dụng đúng hay sai?
Bảng 2. Điều tra sơ bộ thực trạng hiểu biết của học sinh về phân đạm
 Đánh giá: Kết hợp giữa việc tiềm hiểu thực trạng tại địa phương và điều
tra thực trạng HS, em có một số nhận xét sau:
Đối với HS:
- Đa phần HS có hiểu biết về vai trò và tác hại của phân đạm vì các bạn
đả được học trên lớp.
- Tuy nhiên, chưa nhận thức rỏ ảnh hưởng xấu của phân đạm tới môi
trường và sức khỏe con người, quan trong hơn các bạn không tin nếu sử dụng
phân đạm trong sản xuất không đúng cách có thể gây ung thư cho con người.
Đối với người dân địa phương:
- Tình trạng sử dụng phân đạm trong sản xuất và bảo quản khá phổ biến.
- Vẫn còn tình trạng vì lợi nhuận mà bón phân đạm với lượng lớn và
không tuân thủ đúng thời gian trước khi thu hoạch.
- Nhiều người đã nhận thức rõ tác hại của việc bón đạm không đúng cách
có thể gây nguy hại tới sức khỏe nhưng bắt buộc vẫn phải sử dụng thực phẩm
không sạch để ăn hàng ngày vì không còn cách lựa chọn khác. Tuy nhiên, các
bác vẫn còn chưa hiểu rõ vì sao phân đạm có thể ảnh hưởng tới môi trường và
sức khỏe con người.
5.3. Viết bài tuyên truyền về vai trò và tác hại của phân đạm
Nội dung bài viết: “Phân đạm, vai trò và tác hại”
5.3.1. Phân đạm là gì?
Phân đạm là những phân bón có chứa nguyên tố dinh dưỡng nitơ (N), được gọi
là đạm, phân đạm được chia thành nhiều loại khác nhau.
NO3

6



Amôn clorua (NH4Cl)

PHÂN ĐẠM

Phân đạm hữu cơ

Amôn sunfat (NH4)2SO4
Urê [CO(NH2)2]

Các loại phân amôn

Amôn bicacbônat (NH4HCO3)
Diamôn phôphat (DAP)

Phân đạm vô cơ

Canxi nitrat [Ca(NO3)2]
Natri nitrat (NaNO3)
Các loại phân nitrat

Amôn nitrat: (NH4NO3)
Phân kali nitrat (KNO3)
Canxi-magiê nitrat

Hình 5. Sơ đồ các dạng phận đạm
5.3.2. Phân đạm được tạo ra như thế nào?
Phân đạm có thể được tạo ra thông qua hai con đường là tổng hợp nhân tạo và
tổng hợp tự nhiên. Quá trình tạo ra phân đạm bằng con đường nhân tạo là do các nhà
sản xuất điều chế trong các nhà máy công nghiệp, Quá trình tổng hợp tự nhiên được

thực hiện thông qua quá trình cố định nitơ trong khí quyển. Hai quá trình trên có thể
tóm tắt bằng sơ đồ:

Sự hình thành phân đạm

Tổng hợp nhân tạo
(Điều chế hóa học)
Con đường vật lý, hóa
học
Tổng hợp tự nhiên
(Có định nitơ trong
khí quyển)

VSV sống tự do
Con đường sinh học

VSV sống cộng sịnh

Hình 6. Sơ đồ các con đường tổng hợp phân đạm
 Phương pháp tổng hợp nhân tạo
Phương pháp điều chế một số loại phân đạm có thể tóm tắt qua bảng dưới đây:
Tên
phân

Chât tiêu
biểu

PP điều chế

7


Tác dụng với
cây trồng


Phân
đạm
amoni
Phân
đạm
nitrat
Urê

NH4Cl.
(NH4)2SO4,
NH4NO3...
NaNO3,
Ca(NO3)2...

Cho amoniac tác dụng với dung dịch axit.
2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4

Cung cấp N
dưới
dạng
+
NH4 cho cây
muối cacbonat + axit nitric.
Cung cấp N
CaCO3 + HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2 + dưới dạng

H2O
NO32
cho cây

NH2)2CO

CO + 2NH3 → (NH2)2CO + H2O

Cung
dưới

cấp N
dạng

 NH 2  2 cho cây
2-

 Quá trình cố định nitơ trong khí quyển
Nitơ trong khí quyển tồn tại dưới dạng khí N2 chiếm khoảng 79% thể tích
không khí. Mặc dù thực vật “Tắm mình trong biển nitơ” nhưng chúng không có khả
năng đồng hóa trực tiếp được. Do nitơ trong không khí tồn tại dạng Nitơ phân tử có
liên kết 3 ( N �N ) bền vững, nên rễ cây không hấp thụ được. Để sử dụng được nguồn
nitơ vô cùng phong phú này phải diễn ra quá trình cố định N 2 trong không khí nhờ vi
sinh vật sống cộng sinh hoặc sống tự do hoặc có thể được thực hiện nhờ con đường vật
lý và hóa học.
Con đường vật lý, hóa học:
Nhờ vào sấm sét (tia lửa điện) tạo ra sự phóng điện trong không khí, nhiệt độ
lúc này là khoảng 20000C. Trong điều kiện này liên kết trong N2 bị phá vỡ (bình
thường rất bền) và nó phản ứng với O2 theo phương trình:
(1)

- Khí NO lại phản ứng ngay với O2 tạo ra NO2 (khí có màu nâu):
(2)
- Khi đó có mưa thì sẽ có phản ứng tạo ra HNO 3 theo phương trình phản ứng
sau:
(3)
(4)
- Lúc này HNO3 dễ dàng phản ứng với nhiều chất (chủ yếu là gốc kim loại hoặc
) theo các phản ứng sau:
(5)
(6)
Các muối nitrat (phân đạm) tạo thành (chứa ion NO-3) giúp cây lúa hấp thụ để
phát triển và sinh trưởng.
Để nói lên vai trò quan trọng của quá trình tổng hợp nitơ từ khí quyển nhờ tác
nhân vật lý hóa học, ca dao có câu:
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
8


Con đường sinh học:
Nhờ các nhóm vi khuẩn sống tự do (Cyanobacteria, Azotobacter – trong ruộng
lúa, Anabaena…) và vi khuẩn cộng sinh (Rhizobium – cộng sinh ở nốt sần cây họ
đậu, Anabaena azollae – cộng sinh ở bèo hoa dâu …) tiết enzim nitrogenaza biến đổi
nitơ phân tử sẵn có trong khí quyển ở điều kiện thường (trong điều kiện kị khí và có
+

ATP và các lực khử mạnh) thành NH3 từ đây sẽ hình thành nên  NH 4 , NO3 cây dể
dàng hấp thụ theo sơ đồ:
2H


2H

H 2O

2H

  NH4+.
NN    NH=NH    NH2-NH2    NH3  
Như vậy, nhờ có quá trình cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học mà
lượng nitơ bị mất hàng năm do cây lấy đi luôn được bù đắp lại đảm bảo nguồn cung
cấp dinh dưỡng nito bình thường của cây.
Để nói lên vai trò quan trọng của việc cố định nitơ nhờ vi sinh vật ca dao có
câu:
“Bèo Dâu là giống bèo tiên
Bèo sinh ra của ra tiền cho ta”
(Trong bèo hoa dâu có cộng sinh với vi khuẩn Anabaena azollae)
5.3.3. Thực vật hấp thụ nitơ như thế nào?


+

- Thực vật có thể hấp thụ trực tiếp nitơ từ hai hai dạng NO3 , NH 4
- Cũng như nước và các chất khoáng khác, nitơ được thực vật hấp thụ từ đất
thông qua bộ rễ, quá trình hấp thụ diễn ra theo hai cơ chế chủ động hoặc bị động, con
đường vận chuyển của phân đạm từ đất vào trong cơ thể được thực hiện thông qua hai
con đường:
Con đường gian bào - thành tế bào:
NO3 NH +4

,


từ đất  TB lông hút  không gian giữa các bó sợi của các tế bào vỏ

đai Caspari
rễ      TBC của các tế bào nội bì  mạch gỗ rễ.
Con đường tế bào chất :

NO3 NH +4

,
từ đất  TB lông hút  xuyên qua TBC của các tế bào vỏ rễ  TBC
của các tế bào nội bì  mạch gỗ rễ.

9


Hình 7. Một số nguồn cung cấp nitơ cho cây
5.3.4. Nitơ được biến đổi như thế nào trong mô thực vật?

+
Tuy rễ có thể hấp thụ được cả hai dạng NO3 , NH 4 nhưng khi vào trong có thể,
+

+

tại mô thực vật chỉ đồng hóa được dạng NH 4 , NH 4 được sử dụng để tổng hợp các axit
amin
Sự đồng hoá nitơ trong mô thực vật gồm 2 quá trình:

+

- Quá trình khử nitrat: Là quá trình chuyển hoá NO3 thành NH 4 , có sự tham
gia của Mo và Fe được thực hiện ở mô rễ và mô lá theo sơ đồ

NO3


+
(nitrat)  NO 2 (nitrit)  NH 4 (amoni)

+
- Quá trình đồng hoá NH 4 trong mô thực vật: Theo 3 con đường
+

+ Amin hoá trực tiếp các axit xêto: Axit xêto + NH 4 -> Axit amin.
+ Chuyển vị amin: Axit amin + axit xêto -> amin mới + a. xêto mới
+ Hình thành amit: Là con đường liên kết phân tử NH 3 với axit amin
+
đicacboxilic. Axit amin đicacboxilic + NH 4 -> amit (hình thành amit là con đượng
+

+

hiệu quả nhằm khử độc NH 4 khi NH 4 dư thừa và là nguồn cung cấp nitỏ cho cây khi
cần)
Toàn bộ quá trình cố định, hấp thụ và biến đổi nitơ trong mô thực vật được tóm
tắt qua sơ đồ sau:

10



Hình 8. Quá trình cố định khí quyển; hấp thụ và biến đổi nitơ trong mô thực vật
5.3.5. Vai trò của phân đạm đối với sự sinh trưởng, phát triển của thực vật
- Nitơ là một nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu của thực vật:
+ Trực tiếp tham gia điều tiết các hoạt động sống của cơ thể
+ Không thể thay thế bằng nguyên tố khác
+ Nếu thiếu thực vật sẽ không hoàn thành được chu trình sống
- Tham gia cấu tạo nên các phân tử protein, enzim, coenzim, axit nucleic, diệp
lục, ATP …
- Tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất và trạng thái ngậm nước của tế
bào và ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của tế bào.
11


5.3.6. Phân đạm có ảnh hưởng gì tới môi trường và sức khỏe con người?
Phân đạm nếu sử dụng đúng cách, đúng quy trình thì không gây hai tới sức
khỏe con người. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách phân đạm có ảnh hưởng rất
lớn tới môi trường đặc biệt là sức khỏe con người.
 Ảnh hưởng xấu từ việc bón phân đạm cho cây trồng tới sức khỏe con người
Việc lạm dụng phân đạm trong trồng trọt gây tác hại như thế nào tới sức
khỏe con người?
Bón nhiều phân đạm trong thời kỳ muộn cho rau quả sẽ làm tăng hàm lượng
NO3

trong rau gây hội chứng trẻ xanh và có ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe con


người. Hàm lượng đạm ( NO3 ) ở mức bình thường khi hấp thu vào cơ thể con người
không gây ngộ độc. Nó chỉ gây hại khi hàm lượng đó vượt quá ngưỡng cho phép. Bởi



trong hệ tiêu hóa của con người khi hấp thụ NO3 . Từ NO3 nó chuyển thành NO 2 (qua
-

quá trình khử nitrat) mà NO 2 là một trong những chất chuyển biến Hemoglobin (chất
vận chuyển Oxi cho máu) thành Methahemoglobin (là chất không hoạt động), nếu ở
mức độ cao nó dẫn đến triệu chứng suy giảm hô hấp của tế bào và làm tăng phát triển


của các khối u. Đặc biệt trong cơ thể con người, nếu hàm lượng NO3 cao nó sẽ kết hợp
với amin bậc 2, 3 để trở thành Nitroamin là tiền đề gây ra bệnh ung thư. Vì vậy tổ chức
Y tế thế giới khuyến cáo hàm lượng N03- trong sản phẩm rau tươi sống không vượt quá
300mg/kg rau tươi. Tuy nhiên từng loại rau khác nhau thì hàm lượng N03- được phép
cũng khác nhau.
Nếu bón phân đạm mà thu hoạch và sử dụng ngay gây nên tác hại gì?


Khi bón phân đạm nitrat ( NO3 ), ngay lập tức rễ cây sẽ hấp thụ. Sau khi vào cơ

+
thể thực vật, ( NO3 ) bị khử thành NH 4 qua quá trình phản nitrat theo sơ đồ:

NO3


+

-> NO 2 -> NH 4 , quá trình này cần phải có thời gian, nếu lượng NO2

+


chưa được chuyển hóa thành NH 4 thì NO 2 chính là tác nhân gây ung thư. Khi người


sử dụng với lượng lớn và thời gian dài, NO 2 tích lũy trong cơ thể có thể gây nên bệnh
ung thư.
+

Mặt khác do thu hoạch ngay nên lượng NH 4 chưa được sử dụng để tổng hợp
nên các axit amin nên khi người ăn phải lượng lớn có thể gây ngộ độc.
Chính vì việc lạm dụng phân đạm, sử dụng không đúng cách, vì lợi nhuận trước
mắt của một bộ phân nhà sản xuất, đã cung cấp lương thực có lượng nitơ tồn dư cao ra
thị trường, đây có thể là một trong những nguyên nhân làm cho người Việt Nam nói
chung, người Hà Nội nói riêng mắc bệnh ung thư đứng hàng đầu thế giới.
 Ảnh hưởng xấu từ việc dùng phân đạm bảo quản thủy, hải sản
12


Tại sao một số ngư dân dùng phân đạm ure để bảo quản hải sản đánh bắt được
trên biển? Hải sản bảo quản như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của người tiêu
dùng?
Khi urê hòa tan trong nước thì thu một lượng nhiệt khá lớn, giúp hải sản giữ
được lạnh và ức chế vi khuẩn gây thối do vậy hải sản không bị ươn, hỏng, làm cho hải
sản tươi lâu.
Một vài vùng, dân còn có “sáng kiến” dùng phân đạm kết hợp với nước đá bảo
quản cá. Do phân đạm có tính diệt khuẩn, mặt khác khi ướp sẽ phân hủy tạo thành các
chất nitrat, nitrit, nên kéo dài được thời gian bảo quản cá. Ở nước ta trong điều kiện
nóng, cá rất dễ bị nhiễm khuẩn và ươn (phân hủy protein) phân đạm trong điều kiện ấy


-


sẽ phân hủy ra nitrat ( NO3 ), nitrit ( NO 2 ) nhiều hơn, giữ màu sắc cho cá, nhất là màu
hồng ở mang cá, làm cho cá tưởng như tươi, thuận tiện cho việc kinh doanh. Tuy
nhiên, việc này gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực.
- Urê là chất rất tốt cho cây trồng nhưng không tốt cho con người, vì thế việc
ướp hải sản bằng urê rất độc hại. Theo các tài liệu nghiên cứu thì khi ăn phải các loại
hải sản có chứa dư lượng phân urê cao thì người ăn có thể bị ngộ độc cấp tính với các
triệu chứng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy và tử vong. Nếu ăn hải sản có hàm lượng
urê ít nhưng trong một thời gian dài sẽ bị ngộ độc mãn tính, thường xuyên đau đầu
không rõ nguyên nhân, giảm trí nhớ và mất ngủ.
- Phân đạm thấm vào cá, hoặc không kịp biến đổi hoặc biến đổi thành các chất
trung gian khác như: amoniac (có mùi khai, khi nấu bị mất đi một phần nhưng phần
còn lại làm cho cá có mùi vị lạ, khó chịu, ăn không ngon, khó ăn) và acid cyauric, acid
cyanic (gây độc).
- Phân đạm và các chất trung gian này làm cho tổng lượng nitơ trong thực phẩm
tăng lên, làm mất cân bằng nitơ trong thực phẩm, ăn vào không có lợi. Khi dùng chúng
làm nước mắm, kiểm nghiệm có thể cho con số tổng lượng nitơ cao giả tạo (nhưng
không phải là lượng đạm có tính dinh dưỡng).
- Trong quá trình ướp có thể xảy ra quá trình phân hủy thối protein và sự có mặt
nitrit sẽ dễ tạo thành nitrosamine, một chất gây ung thư.
Do vậy nước ta cấm dùng phân đạm để bảo quản thực phẩm
 Ảnh hưởng tới môi trường nước

+
Tồn dư NO3 và NH 4 ảnh hưởng như thế nào tới môi trường nước?


Bón nhiều phân NO3 có thể gây phù dưỡng cho lưu vực, anion NO 3- trong phân
bón có tính linh động cao nên dễ bị rửa trôi xuống các tầng sâu hoặc xuống các thủy
vực, ô nhiễm các mạch nước ngầm, thủy vực.

+

Lượng NH 4 quá cao sẽ làm cho thực vật phù du phát triển quá mức gây thiếu
oxy vào sáng sớm, pH dao động, ảnh hưởng tới môi trường nước.
 Ảnh hưởng tới môi trường không khí
13



+
Vì sao tồn dư NO3 và NH 4 lại ngửi thấy mùi hôi, thối?

Quá trình phản ứng nitrat hóa biến NO3 trong đất thành NOx, N2, … hoặc khi
+

bón phân vào ngày nắng thì NH 4 biến thành NH3 bay vào khí quyển gây mùi hôi thối
trong không khí và góp phần giữ nhiệt trên bề mặt trái đất, tham gia vào sự làm nóng
lên trên toàn cầu một cách tích cực.
 Ảnh hưởng xấu tới môi trường đất
Vì sao bón phân đạm làm cho đất chua?
+
Khi bón phân đạm có chứa ion NH 4 ion này sẽ sinh thêm ion H+ theo phương trình

NH +4

2-

2

-> NH3 + H+, H+ kết hợp với các gốc axit như SO4 hoặc CO3 tạo ra các axit làm

tăng độ chua của đất.
 Góp phần gây nên hiện tượng mưa axit
Trong quá trình điều chế phân đạm, nếu NO 2 thất thoát ra không khí nó sẽ góp phần
tạo ra lượng axít trong không khí, từ đó có thể gây ra hiện tượng mưa axít
3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO, Axít nitric HNO3 chính là thành phần của mưa
axít.
 Bón thừa đạm gây ảnh hưởng như thế nào tới cây trồng
Nếu bón quá dư thừ phân đạm ảnh hưởng như thế nào tới cây trồng?
- Thừa đạm làm cho cây không chuyển hóa hết sang dạng hữu cơ, làm tích lũy
nhiều đạm vô cơ gây độc cho cây
- Thừa đạm làm cho cây sinh trưởng thái qúa, gây vóng. Các hợp chất cacbon
phải huy động nhiều cho việc giải độc đạm nên không hình thành được chất xơ làm
cây yếu, các quá trình hình thành hoa quả đình trệ làm giảm hoặc không cho thu
hoạch…
5.3.7. Biện pháp hạn chế tác hại của phân đạm
Theo em hiện nay đa phần phần người sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông lâm,
ngư nghiệp đều nhận thức được tác hại của phân đạm nếu lạm dụng, sử dụng không
đúng cách. Do đó, để hạn chế được những ảnh hưởng xấu của phân đạm theo em đề
xuất một số biện pháp sau:
* Đối với người sản xuất:
- Không được sử dụng phân đạm để bảo quản nông lâm, thủy sản
- Sử dụng phân bón hợp lý theo nguyên tắc “năm đúng”: đúng loại phân, đúng
lúc, đúng đối tượng, đúng thời vụ, đúng cách bón sẽ góp phần tăng hiệu suất sử dụng
phân bón, tránh lãng phí và giảm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe người
tiêu dùng
- Sau khi kết thúc bón phân đạm 15 ngày trở lên mới được thu hoạch để sử dụng
(theo tuyêu chuẩn VietGap được Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ban hành
năm 2008)
14



* Đối với người sử dụng:
- Cần có những hiểu biết về tác hại của phân đạm.
- Cách nhận biết, phát hiện tồn dư Nitrat trong thực phẩm:
+ Đối với các loại rau: Không nên chọn những loại rau có màu xanh quá
đậm, quá mướt, quá mập mạp mà chỉ nên chọn những loại rau có màu xanh
nhạt.
+ Đối với các củ, quả: Không nên chọn những trái da căng bóng,
bắt mắt, có kích thước bất thường có vết nứt dọc theo thân
- Để phát hiện chính xác tồn dư nitrat, nitrit trong thực phẩm có thể dựa vào kết
quả kiểm nghiệm tiêu chí về hàm lượng nitrat tại các điểm kiểm nghiệm về
ATTP.

Hình 9. Máy đo hàm lượng nitrat, nitrit
Hàm lượng Nitrat cho phép trong một số loại rau quả theo tiêu chuẩn của Tổ
chức Y tế thế giới WHO (mg/kg sản phẩm)
Loại cây
Dưa hấu
Dưa bở
Ớt ngọt
Măng tây
Đậu quả
Ngô rau
Cải bắp

Hàm lượng NO3
60
90
200
200

200
300
500
15

Loại cây
Hành tây
Cà chua
Dưa chuột
Khoai tây
Cà rốt
Hành lá
Bầu bí

Hàm lượng NO3
80
150
150
250
250
400
400


Su hào
500
Cà tím
400
Su lơ
500

Xà lách
1500
Bảng 3. Hàm lượng Nitrat cho phép trong một số loại rau quả
- Một số kĩ năng cần biết nhằm hạn chế dư lượng nitrat, nitrit trong rau củ quả:
+ Nên luộc chín các loại rau có thể làm giảm hàm lượng nitrat, nitrit.
+ Gọt bỏ vỏ các loại rau củ quả và rửa sạch
+ Ngâm rau củ quả qua nước muối
+ Khi mua rau củ về nên bỏ vào tủ lạnh, kéo dài thời gian bảo quản nhằm làm
cho lượng nitrat, nitrit được đồng hóa hết thành các axít amin.
* Đối với học sinh: Đối với mỗi học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường cần học
tốt, nâng cao kỹ năng vận dụng kiến thức các môn học vào thực tế. Khi có kiến thức có
thể trở thành các tuyên truyền viên tác động tới bố mẹ, anh chị em, người thân trong
gia đình. Riêng với bản thân hai tác giả thực hiện bài viết này, chúng em đã thực hiện
việc tuyên truyền bằng hình thức dưới đây.
5.4. Thực hiện tuyên truyền sau khi viết bài
 Mục đích tuyên truyền:
- Cung cấp, phổ biến kiến thức nội dung bài viết tới toàn thể học sinh trong
trường, người thân trong gia đình.
- Tác động tới ý thức của học sinh thông qua đó làm lan tỏa tới mọi người thân
trong từng gia đình về vai trò và tác hại của phân đạm
- Phổ biến một số biện pháp cơ bản nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu của phân đạm
tới môi trường và sức khỏe con người, cùng chung tay góp phần nâng cao ý
thức trước hết là của người thân về việc hạn chế tồn dư nitrat, nitrit trong rau củ
quả.
- Tuyên truyền sâu rộng tới từng học sinh nhằm nâng cao ý thức, thói quen vận
dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
 Nôi dung tuyên truyền:

16



Hình 10: Sơ đồ các nội dung tuyên truyền
 Hình thức tuyên truyền:
- Tuyên truyền tại trường thông qua các buổi hoạt động ngoại khóa, sinh
hoạt lớp
+ Tuyên truyền tại lớp học vào các buổi sinh hoạt lớp: Soạn thảo các
slide trên PowerPoint -> thuyết trình nội dung đề tài -> tổ chức thảo luận.
+ Tuyên truyền trước toàn thể học sinh vào buổi hoạt động ngoại khóa
+ Phát tờ rơi cho các bạn học sinh trong trường

Hình 11. Tác giả đang thực hiện nội dung bài tuyên truyền tại lớp 11A1

17


Ảnh 12. Tiến hành thí nghiệm chứng minh ảnh hưởng xấu của phân đạm
tới một số loại thực phẩm

18


Hình 13. Tổ chức tuyên truyền lợi ích và tác hại của phân đạm tại lớp 11A8

Hình 14. Tổ chức tuyên truyền lợi ích và tác hại của phân đạm tại lớp 11A8
- Phổ biến kiến thức cho bố mẹ, ông bà, anh chị trong gia đình
+ Phổ biến qua các buổi sinh hoạt gia đình, các buổi ăn cơm của gia đình
+ Photo đề tài cho mọi người trong gia đình nghiên cứu
+ Khuyến cáo bố mẹ thận trọng trong việc lựa chọn thực phẩm như rau,
thủy hải sản…
19



- Phổ biến kiến thức rộng rãi ra xã hội
+ Trao đổi với các bác hàng xóm về ảnh hưởng của phân đạm tới sức
khỏe nếu chúng ta lạm dụng và sử dụng không đúng cách.
+ Tuyên truyền bằng băng rôn, khuẩn hiệu, phát tờ rơi tại khu trồng rau,
chợ sinh viên Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam thị trấn Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà
Nội
 Đăng bài viết lên trang Website của nhà trường

Hình 15. Bài viết trên đăng trên Website của trường

20


- Qua việc thực hiện đề tài em đã có những hiểu biết cơ bản về vai trò và tác hại
của phân đạm, hiểu được vì sao trong sản xuất nông nghiệp không thể thiếu được đạm.
- Việc thực hành tìm hiểu, viết bài về vai trò và tác hại của phân đạm không chỉ
giúp em khắc sâu kiến thức đã học mà còn rèn cho em thói quen vận dụng kiến thức đã
học vào giải quyết các tình huống thực tiễn trong đời sống.
- Những kiến thức mà em tổng hợp được không chỉ giúp ích cho bản thân mà còn
giúp ích cho các bạn, người thân và những người xung quanh.
- Nhờ nhận thức đúng mức độ ảnh hưởng của phân đạm tới sức khỏe con người
và môi trường, em đã có kĩ năng tự bảo vệ bản thân, tuyên truyền cho người thân hiểu
từ đó có ý thức tốt hơn trong việc sử dụng phân đạm trong sản xuất.
- Chúng em cũng hiểu rằng, nếu sử dụng phân đạm để bảo quản thực phẩm có
thể gây ngộ độc cho con người, thậm chí gây ung thư. Vì vậy trước tiên em sẽ vận
động gia đình và người thân không được sử dụng phân đạm để bảo quản lương thực và
thực phẩm.
- Qua một số buổi tuyên truyền em cảm thấy tự tin hơn trong giao tiếp, phát

triển các năng lực như ngôn ngữ, vận động, tuyên truyền...
- Quan trọng hơn hết là qua việc thực hiện đề tài em đã nhận thức rõ hơn trách
nhiệm của mình, em thấy yêu các môn học hơn. Cũng từ đây làm cho em yêu các bộ
môn khoa học tự nhiên như lý, hóa, sinh. Em hứa cố gắng học tập tốt để sau này thi
vào đại học nông nghiệp, khi ra trường trở thành kĩ sư nông nghiệp chung tay góp
phần tạo ra nguồn thực phẩm an toàn cho mọi người, tránh tình trạng “Sống giữa thủ
đô Hà Nội rất nhiều thứ để ăn nhưng không biết ăn thứ gì !”

21



×