BUỔI THẢO LUẬN THỨ HAI
GIAO DỊCH DÂN SỰ
A. Giao dịch xác lập bởi người không có khả năng nhận thức.
Câu 1: Những điểm mới của BLDS năm 2015 (so với BLDS năm 2005) về điều
kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự và suy nghĩ của anh/chị về những điểm mới
này.
Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với
giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của
luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân
sự trong trường hợp luật có quy định.”
Bộ luật dân sự 2005 quy định:
“Điều 122. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật,
không trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong
trường hợp pháp luật có quy định.”
Trước tiên, trong BLDS 2005 qui định để có hiệu lực pháp luật, giao dịch dân sự
phải đáp ứng được một số điều kiện trong đó có điều kiện về năng lực xác lập giao
dịch điều này được qui định rõ tại điểm a khoản 1 Điều 122 BLDS là “Người tham
gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự”. Còn đối với BLDS 2015 thì điều này có
sự khác biệt tại điểm a khoản 1 Điều 117 BLDS 2015 qui định “Chủ thể có năng lực
1
pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác
lập”. Việc bổ sung như vậy khiến cho BLDS 2015 chặt chẽ hơn.
Thứ hai, điểm mới của BLDS 2015 là qui định thêm điều kiện về năng lực pháp
luật như sau: “Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù
hợp với giao dịch dân sự được xác lập”. Quy định này rất tiến bộ nhưng vẫn kèm
theo những khó khăn trong việc áp dụng BLDS. Bởi vì, nó đưa ra như vậy và nếu
như điều kiện này không đáp ứng thì giao dịch vô hiệu. Chúng ta vẫn không biết ai
được yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự bị vô hiệu và yêu cầu này có hiệu lực là bao
lâu.
Tóm lại, sự thay đổi những trong BLDS năm 2015 về điều kiện có hiệu lực
trong giao dịch dân sự là một bước tiến bộ và góp phần hoàn thiện các khuyết điểm
của bộ luật trước (BLDS 2005).
Câu 2: Từ thời điểm nào ông Hội thực chất không còn khả năng nhận thức và từ
thời điểm nào ông Hội bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự ?
Căn cứ vào quyết định 329/2013/DS-GĐT ngày 25/7/2013 của Tòa dân sự Tòa
án nhân dân tối cao đã đề cập:
Thời điểm thực chất ông Hội thực chất không còn khả năng nhận thức là vào
năm 2007 ông Hội bị tai biến nằm liệt một chỗ không nhận thức được.
Thời điểm ông Hội bị tòa tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự là ngày
07/05/2010 bởi Tòa án nhân dân thành phố Tuy Hòa.
Câu 3: Giao dịch của ông hội (với vợ là bà Hương) được xác lập trước hay sau khi
ông Hội bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự ?
Căn cứ vào quyết định 329/2013/DS-GĐT ngày 25/7/2013 của Tòa dân sự Tòa
án nhân dân tối cao thì ta có thể kết luận rằng giao dịch của ông Hội được xác lập
trước khi ông Hội bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, trên
thực tế lúc này ông Hội đã mất đi năng lực hành vi dân sự.
Câu 4: Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giao dịch của ông Hội có vô hiệu
không? Vì sao? Trên cơ sở quy định nào?
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 125 BLDS 2015: “Khi giao dịch dân sự do người
chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực
hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó
vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ
xác lập, thực hiện hoặc đồng ý”. Vậy nên Tòa án như dân tối cao đã quyết định phần
giao dịch của ông Hội là vô hiệu. Vì trên thực tế từ năm 2007, ông Hội bị tai biến
2
nằm liệt một chỗ không nhận thức được và ngày 10/8/2010 Tòa án nhân dân thành
phố Tuy Hòa tuyên bố ông Hội mất năng lực hành vi dân sự. Chính vì vậy việc tuyên
bố ông Hội mất năng lực hành vi nhân sự là quá muộn khiến cho các được thực hiện
dù không có sự đồng ý của ông Hội vì vậy làm cho các giao dịch dân sự có liên quan
đến ông vô hiệu.
Câu 5: Trong thực tiễn xét xử, có vụ việc nào giống hoàn cảnh ông Hội không và
Tòa đã giải quyết theo hướng nào? Tóm tắt vụ việc.
Trong thực tiễn xét xử, có vụ việc giống hoàn cảnh ông Hội.
Tóm tắt vụ việc:
Ngày 20/01/2004 ông Cường và bà Bính (vợ ông Cường) ký giấy chuyển
nhượng cho anh Thăng (con riêng của bà Bính) một bất động sản (cụ thể là 288 m2
đất do mẹ ông để lại nhưng việc chia di sản chưa được thực hiện). Ngày 13/6/2005,
Tòa án huyện xử bà Bính ly hôn với ông Cường. Sau đó, anh Hưng (con riêng ông
Cường) đón ông Cường về nuôi dưỡng và phát hiện ông Cường có biểu hiện của
người bị tâm thần nên đã yêu cầu giám định pháp y tâm thần với ông Cường.
Theo đề nghị của anh Hưng, Tòa án đã ra quyết định trưng cầu giám định pháp
y tâm thần với ông Cường. Tại Biên bản giám định pháp y tâm thần số 147/GĐPY
ngày 15/12/2005, Tổ chức giám định pháp y tỉnh đã kết luận ông Cường bị mắc bệnh
“loạn thần do sử dụng rượu”. Thời điểm mắc bệnh là trước ngày 01/01/2004 với biểu
hiện của căn bệnh là mất hoàn toàn khả năng tư duy, khả năng hiểu biết và khả năng
điều khiển hành vi của mình. Trên cơ sở kết luận giám định này, Tòa án đã cho rằng
“ông Cường được coi là người mất hoàn toàn năng lực trách nhiệm, năng lực hành vi
dân sự từ thời điểm trước ngày 01/01/2004”. Giao dịch được thiết lập ngày
20/01/2004 nhưng giấy xác nhận giám định là ngày 15/12/2005 trong khi đó ông
Cường được coi là người mất hoàn toàn năng lực trách nhiệm, năng lực hành vi dân
sự từ thời điểm trước ngày 01/01/2004. Điều đó có nghĩa là thời điểm Tòa án tuyên
bố ông Cường mất năng lực hành vi dân sự là sau khi giao dịch được thiết lập nhưng
thực tế ông Cường đã lâm vào tình trạng này trước khi giao dịch được thiết lập.
Hướng giải quyết của Tòa: Tòa đã tuyên bố hợp đồng giữa ông Cường bà Bính
với anh Thăng vô hiệu. Xử hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa
ông Cường và bà Bính với anh Thăng. Buộc anh Thăng phải trả lại 288 m2 đất thổ cư
cho ông Cường và người giám hộ của ông Cường là anh Hưng quản lý, sử dụng.
Câu 6: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao
trong vụ việc trên (liên quan đến giao dịch do ông Hội xác lập)? Nêu cơ sở pháp lý
khi đưa ra hướng xử lý.
3
Tuy ông Hội bị tai biến nằm liệt một chỗ không nhận thức được từ năm 2007
nhưng đến ngày 10/8/2010 Tòa án nhân dân thành phố Tuy Hòa mới tuyên bố ông
Hội mất năng lực hành vi dân sự nên giao dịch mua bán giữa bà Phạm Thị Hương
(vợ ông Hội) và vợ chồng ông Hùng và bà Trinh diễn ra ngày 08/2/2010 là hợp lý
theo Điều 122 BLDS 2005 (Điều 117 BLDS 2015). Tuy nhiên người đại diện theo
pháp luật của ông Hội là bà Đặng Thị Kim Ánh (con ông Hội) nên việc xác lập giao
dịch phải do bà Ánh thực hiện theo Khoản 1 Điều 125 BLDS 2015 vì vậy giao dịch
này vô hiệu.
Bên cạnh đó thì bà Hương đã bán căn nhà gắn liền với mảnh đất có diện tích
167,3m2 cho ông Hùng. Tuy nhiên, Tòa án thành phố Tuy Hòa xác định ngoài diện
tích 120m2 đất ông Hội, bà Hương đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
còn có 43,7m2 đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nê hợp đồng
mua bán giữa bà Hương và ông Hùng vô hiệu.
Câu 7: Nếu giao dịch có tranh chấp là giao dịch tặng cho ông Hội thì giao dịch đó
có bị vô hiệu không? Vì sao?
Vì ông Hội đã được Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự nên ông
không thể tự thực hiện bất cứ giao dịch nào mà cần phải thông qua người đại diện
theo pháp luật căn cứ theo Khoản 1 Điều 125 BLDS 2015: “Khi giao dịch dân sự do
người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập,
thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao
dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại
diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý.” Đồng thời, căn cứ vào khoản 2, điều 22
BLDS 2015 qui định “ Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự
phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện”.Vì vậy, giao dịch có tranh
chấp là giao dịch tặng cho ông Hội thì giao dịch đó vô hiệu.
B. Giao dịch xác lập do có nhầm lẫn
Câu 1: So với BLDS năm 2005, BLDS 2015 có gì khác về giao dịch vô hiệu do
nhầm lẫn? Suy nghĩ của anh/chị về sự thay đổi trên.
Điều 131 BLDS năm 2005 quy định :
1. Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch
dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay
đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm
lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu.
4
2. Trong trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung
của giao dịch thì được giải quyết theo quy định tại Điều 132 của Bộ luật này.
Điều 126 BLDS năm 2015 quy định :
1. Trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên
hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị
nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, trừ
trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn không vô hiệu trong trường
hợp mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc các bên
có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập
giao dịch dân sự vẫn đạt được.
Trên thực tế, có những trường hợp chủ thể tham gia xác lập giao dịch dân sự
nhưng sau đó phát hiện giao dịch đó được xác lập bởi sự nhầm lẫn khiến cho mục
đích tham gia giao dịch của một hoặc các chủ thể không đạt được. Quy định về
giao dịch dân sự được xác lập do nhầm lẫn được ghi nhận tại Điều 126 BLDS
năm 2015. So với Điều 131 BLDS năm 2005 trước đây, thì Điều 126 BLDS năm
2015 có nhiều khác biệt đáng kể. Trước đây, trong BLDS năm 2005, có hai vấn đề
chính được đặt ra khi xác định một giao dịch dân sự được xác lập do bị nhầm lẫn
theo Điều 131, đó là yếu tố lỗi và nhầm lẫn về nội dung giao dịch.
Theo BLDS 2005, bên bị nhầm lẫn chỉ có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố vô
hiệu nếu bên kia không chấp nhận thay đổi, trong khi đó trên thực tế có những
trường hợp nhầm lẫn là không thể thay đổi được. Mặt khác, theo BLDS năm
2005, nếu một bên có lỗi vô ý làm bên kia nhầm lẫn mà xác lập giao dịch thì giao
dịch vô hiệu do bị nhầm lẫn. Quy định này chưa bao quát được hết trường hợp
nhầm lẫn như cả hai cùng nhầm lẫn nên không thể coi là chỉ có một bên có lỗi nên
mang tính chưa thuyết phục. Đến BLDS năm 2015, trường hợp bên bị nhầm lẫn
chỉ có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu nếu bên kia không chấp nhận thay
đổi đã được bỏ đi và yếu tố lỗi không còn được đề cập trong quy định vừa nêu.
Nếu sự nhầm lẫn của một bên về nội dung của giao dịch và đã xác lập giao
dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô
hiệu (khoản 1 Điều 131 BLDS năm 2005). Như vậy, do chỉ quy định sự nhầm lẫn
về nội dung của giao dịch nên nội hàm của Điều 131 BLDS năm 2005 bị hạn chế,
trên thực tế có cả sự nhầm lẫn về chủ thể và Tòa án cũng đã giải quyết theo hướng
vô hiệu giao dịch. Chính vì vậy mà khi BLDS năm 2015 được thông qua, đối
tượng bị nhầm lẫn không còn chỉ bị giới hạn về nội dung của giao dịch mà đã
được mở rộng ra hơn so với BLDS năm 2005. Cụ thể, khoản 1 Điều 126 BLDS
5
năm 2015 quy định: “Trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn
làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao
dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô
hiệu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”. Khoản 2 Điều 126 BLDS
năm 2015 quy định: “Giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn không vô
hiệu trong trường hợp mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được
hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc
xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt được.” Với nội dung này, không phải trong mọi
trường hợp giao dịch dân sự được xác lập do nhầm lẫn đều có hậu quả pháp lý
như nhau. Ở đây, mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hay
chưa mới là vấn đề quan trọng để xem xét giao dịch dân sự có vô hiệu hay không.
Câu 2: Đoạn nào của bản án trên cho thấy Tòa án đã tuyên bố hợp đồng vô
hiệu do nhầm lẫn?
Tòa án đã tuyên bố hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn trong bản án ở đoạn sau:
“Như vậy, vị thế và giá trị nhà đất có mặt tiền đường nhựa rộng 18m và vị
thế, giá trị nhà đất chỉ có lối đi nhỏ rộng 2m là hoàn toàn khác nhau; chênh lệch
rất lớn về giá trị và điều này mọi người đều biết và thừa nhận. Rõ ràng đường
nhựa rộng 18m được vẽ trước nhà (trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) là
đường đi của quân đội, quản lí trực tiếp là Sư đoàn BB7; sơ đồ bản vẽ thửa đất
do cơ quan có thẩm quyền lập (khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
bà Anh vào năm 2010) ghi không rõ ràng, gây nhầm lẫn cho người sử dụng đất
và cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Bà Mai không biết thông
tin về đường nhựa rộng 18m trước nhà là của Quân đội, Quân đội sẽ xây tường
chắn ngang vào đầu năm 2016; do đó, có căn cứ xác định bà Mai bị nhầm lẫn về
vị thế của nhà đất khi thực hiện giao dịch. Khoản 1 Điều 126 của Bộ luật Dân sự
năm 2015 (Điều 131 của Bộ luật Dân sự năm 2005) quy định: “Trường hợp giao
dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không
đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên nhầm lẫn có quyền yêu cầu
Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu…”; bà Mai có liên hệ với bà Anh để
thương lượng giảm giá trị của hợp đồng là có thiện chí nhưng bà Anh không đồng
ý thương lượng, trong trường hợp này bà Mai yêu cầu hủy hợp đồng là đúng quy
định của pháp luật”.
Câu 3: Theo anh/chị, nhầm lẫn là gì và, trong vụ việc trên, có nhầm lẫn
không? Vì sao?
Theo em, nhầm lẫn là sự khác biệt giữa nhận thức và thực tế của vấn đề. Cụ
thể hơn, nhầm lẫn trong giao dịch dân sự có thể hiểu là việc các bên hình dung sai
về nội dung của giao dịch mà tham gia vào giao dịch gây thiệt hại cho mình hoặc
6
bên kia, sự nhầm lẫn xuất phát từ nhận thức các bên hoặc phán đoán sai lầm về
đối tượng của sự việc, sự nhầm lẫn phải được thể hiện rõ ràng mà căn cứ vào nội
dung của giao dịch phải xác định được.
Trong vụ việc trên có nhầm lẫn vì theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
thể hiện hướng Đông là đường vào Sư đoàn BB7, còn hướng Tây là giáp đất ông
Lê Văn Tú, không thể hiện lối đi 2m. Theo lời khai của các đương sự tại phiên tòa
thì trước và trong khi thực hiện giao dịch hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất thì bị đơn dẫn nguyên đơn đi coi đất cũng đi trên đường của Sư đoàn
BB7, cả nguyên đơn và bị đơn đều không biết rõ con đường hướng Đông là
đường thuộc quyền quản lí của Sư đoàn BB7 hay con đường công cộng nên có sự
nhầm lẫn về đối tượng của hợp đồng.
Câu 4: Gỉa sử có nhầm lẫn, việc Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn
có thuyết phục không? Vì sao?
Gỉa sử có nhầm lẫn, việc Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn
không thuyết phục vì hợp đồng được thiết lập để đem lại cho mỗi bên lợi ích hợp
pháp nên khi có nhầm lẫn, Tòa án không nên triệt tiêu hợp đồng nếu nhầm lẫn có
thể khắc phục được. Vì vậy, BLDS cho phép tuyên bố hợp đồng vô hiệu nhưng có
kèm theo điều kiện: khi có nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự “thì bên bị
nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên
kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao
dịch vô hiệu”. Trong trường hợp này, nguyên đơn bà Trần Thị Kim Mai có liên hệ
với bà Anh để thương lượng giảm giá trị của hợp đồng là có thiện chí nhưng bà
Anh không đồng ý thương lượng, trong trường hợp này bà Mai yêu cầu hủy hợp
đồng là đúng quy định của pháp luật.
C. Giao dịch xác lập do có lừa dối
Câu 1: Điều kiện để tuyên bố một giao dịch dân sự vô hiệu do có lừa dối theo
BLDS 2005 và BLDS 2015.
Điều 127 BLDS 2015:
“Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép
thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ
ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc
nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người
thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại
7
về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của
người thân thích của mình.”
Điều 132 BLDS 2005
“Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền
yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm
làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung
của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho
bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức
khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng,
con của mình.”
Câu 2: Đoạn nào của Quyết định số 521 cho thấy thỏa thuân hoán nhượng đã
bị tuyên vô hiệu do có lừa dối?
Trong Quyết định số 521, chi tiết cho thấy thỏa thuận hoán nhượng đã bị tuyên vô
hiệu do có lừa dối được thể hiện ở đoạn:
“Việc anh Vinh và người liên quan (ông Trần Bá Toàn, bà Trần Thị Phú Vân
– họ hàng của anh Vinh) không thông báo cho ông Đô, bà Thu biết tình trạng về
nhà, đất mà các bên thỏa thuận hoán đổi đã có quyết định thu hồi, giải tỏa, đền
bù (căn nhà đã có quyết định tháo dỡ do xây dựng trái phép từ năm 1998 nên
không được bồi thường giá trị căn nhà; còn thửa đất bị thu hồi thì không đủ điều
kiện để mua nhà tái định cư theo Quyết định số 135/QĐ-UB ngày 21/11/2002) là
có sự gian dối. Mặt khác, tại bản “thỏa thuận hoán nhượng” không có chữ ký của
ông Đô (chồng bà Thu) và là người cùng bà Thu bán căn nhà 115/7E Nguyễn
Kiệm, quận Gò Vấp cho bà Phố (mẹ của anh Vinh). Do vậy, giao dịch “Thỏa
thuận hoán nhượng” giữa anh Vinh và bà Thu vô hiệu nên phải áp dụng Điều 132
BLDS để giải quyết”.
Câu 3: Hướng giải quyết trên đã có tiền lệ chưa? Nếu có tiền lệ, nêu vắn tắt
tiền lệ anh/chị biết.
- Hướng giải quyết trên chưa có tiền lệ.
- Vì theo Nguyên tắc áp dụng án lệ là khi áp dụng án lệ để giải quyết các vụ
việc tương tự, tên của án lệ, tính chất, tình tiết tương tự được nêu trong án lệ
và tính chất, tình tiết vụ việc đang được giải quyết, vấn đề pháp lý được án lệ
giải quyết, phải được viện dẫn, phân tích, làm rõ trong bản án, quyết định
của Toà án. Trường hợp Thẩm phán, Hội thẩm không áp dụng án lệ thì phải
8
nêu rõ lý do. Và trong Bản án vừa rồi không có bất cứ một tình tiết nào được
viện dẫn mà chỉ căn cứ vào luật để giải quyết.
Câu 4: Hướng giải quyết phù hợp với BLDS năm 2015 không? Vì Sao?
Hướng giải quyết trên còn phù hợp với BLDS năm 2015. Bởi vì theo theo
quy định theo điều 127 của BLDS năm 2015 có quy định:
“Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng
ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người
thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối
tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó”.
Và theo điểm b khoản 1 điều 132 cũng quy định: “Người bị nhầm lẫn, bị lừa
dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối”
Trong bản án cũng ghi rõ ràng việc anh Vinh giấu bà Thu và ông Đô về tình
trạng nhà đất và thông tin quyết định thu hồi giải tỏa đền bù khi kí giao dịch
'Thỏa thuận hoán nhượng' vào ngày 19/5/2004. Theo điều khoản trên thì hợp đồng
này là vô hiệu. Do đó quyết định hủy bỏ bản án của Tòa án là hợp lí.
Câu 5: Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, ai được yêu cầu và ai không
được yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng có tranh chấp vô hiệu ?
Theo Tòa án dựa vào quy định của BLDS 1995 và BLDS 2005 thì bà
Nhất không được yêu cần Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu vì bà Nhất
không phải là một bên trong giao dịch. Ông Tài mới là người có quyền yêu
cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng có tranh chấp vô hiệu. Trường hợp của bà
Nhât khởi kiện thì Tòa án phải căn cứ vào Điều 28 luật hôn nhân và gia đình
về “Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung” để xác định hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất nêu trên bị vô hiệu theo Điểm b Khoản 1
Điều 122 và Điều 127 BLDS năm 2005:
Điểm b khoản 1 điều 122 qui định: “Mục đích và nội dung của giao dịch
không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội”
Điều 127 qui định: “Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được
quy định tại Điều 122 của Bộ luật này thì vô hiệu”.
Câu 6: Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên
bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối có còn không? Vì sao?
Về thời hiệu:
9
Khoản 1 điều 136 BLDS 2005 quy định thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố
hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu do bị lừa dối là 2 năm kể từ
ngày xác lập.
Điều 159 Bộ luật tố tụng dân sự quy định trong trường hợp pháp luật không
có quy định về thời hiệu khởi kiện thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là 2 năm,
kể từ ngày người có quyền khởi kiện biết được quyền và lợi ích của mình bị xâm
phạm.
Bà Nhất khai năm 2007 vợ chồng ly hôn bà mới biết ông Dưỡng giả mạo chữ
kí của bà để chuyển nhượng đất cho ông Tài, nhưng đến 10/12/2010 bà Nhất mới
khởi kiện. Đã quá thời gian 2 năm nên bà Nhất không được quyền khởi kiện hợp
đồng vô hiệu do lừa dối.
Câu 7: Trong trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô
hiệu quả do lừa dối có còn không? Vì sao?
Trong trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do
lừa dối, Tòa án sẽ công nhận hợp đồng.
- Cơ sở pháp lý:
Khoản 2, Điều 132 BLDS 2015: “Hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều
này mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch
dân sự có hiệu lực.”
- Tức là giao dịch dân sự không bị Tòa tuyên vô hiệu thì quyền và nghĩa vụ
giữa các bên tham gia kí hợp đồng vẫn được xác lập, hợp đồng mặc nhiên
được Tòa án công nhận.
Câu 8: Câu trả lời cho các câu hỏi trên sẽ có sự khác biệt nếu áp dụng các quy
định tương ứng của BLDS 2015 vào tình tiết như trong Quyết định số
210?
Câu trả lời cho các câu hỏi trên sẽ có sự khác biệt nếu áp dụng các quy định
tương ứng của BLDS 2015 vào tình tiết như trong Quyết định số 210:
- Cơ sở pháp lý:
Điểm b, Khoản 1, Điều 132, BLDS 2015: “Thời hiệu yêu cầu Tòa án
tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại các Điều 125, 126, 127, 128
và 129 của Bộ luật này là 02 năm, kể từ ngày: Người bị nhầm lẫn, bị lừa
dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa
dối.”
10
- Tại thời điểm giao dịch, ông Tài không biết việc ông Dưỡng giả mạo chữ
kí. Tính từ khi ông Tài biết việc ông Dưỡng giả mạo chữ kí cho đến lúc
khởi kiện là chưa quá 2 năm nên vẫn còn thời hiệu khởi kiện.
Câu 9 : Quay trở lại vụ việc trong phần nhầm lẫn, vì sao Tòa án tuyên hợp
đồng vô hiệu do nhầm lẫn mà không tuyên hợp đồng vô hiệu do lừa dối?
Trong phần Giao dịch xác lập do có nhầm lẫn, Tòa án tuyên hợp đồng vô
hiệu do nhầm lẫn mà không tuyên hợp đồng vô hiệu do lừa dối vì:
- Cơ sở pháp lý: Khoản 1 điều 126 BLDS 2015 “Trường hợp giao dịch dân
sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt
được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền
yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, trừ trường hợp quy
định tại khoản 2 Điều này.”
- Theo tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ bản án, thấy rằng bà Anh không biết
thông tin về “đường nhựa rộng 18m trước nhà là của quân đội, quân đội sẽ
xây tường chắn ngang vào đầu năm 2016” nên không đủ căn cứ xác định bà
Anh lừa dối bà Mai, không thông báo cho bà Mai biêt về sự việc trên.
Khi có yêu cầu, Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn chứ không
tuyên hợp đồng vô hiệu do lừa dối.
Câu 10: Suy nghĩ của anh/ chị về hướng tuyên nêu trên của Tòa án?
Hướng tuyên nêu trên của Tòa án là hợp lí bởi vì cách chọn lựa và cân nhắc
áp dụng các điều luật trong bản án rất linh hoạt và phù hợp, hướng giải
quyết của Tòa án đã giải quyết và đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan.
Đồng thời, khắc phục được lỗi hình thức về mặt tố tụng trong bản án sơ
thẩm để đảm bảo về mặt quyền lợi của các bên. Chính vì lẽ đó đã góp phần
đảm bảo tính công bằng, văn minh của pháp luật Việt Nam.
D. Hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu.
Câu 1: Giao dịch dân sự vô hiệu có làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên
không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Theo Khoản 1, Điều 137, BLDS 2005 quy định: “Giao dịch dân sự vô hiệu
không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời
điểm giao dịch được xác lập.”
- Giao dịch dân sự vô hiệu nghĩa là giao dịch được xem như chưa từng xảy ra,
như vậy đương nhiên không có việc làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên được.
11
Câu 2: Trên cơ sở BLDS, khi xác định Hợp đồng dịch vụ vô hiệu thì Công ty Phú Mỹ
có phải thanh toán cho công ty Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng công
việc mà Công ty Orange đã thực hiện không? Vì sao?
- Theo Khoản 2, Điều 137, BLDS 2005 quy định: “Khi giao dịch dân sự vô hiệu
thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.”
- Như vậy, khi xác định Hợp đồng dịch vụ vô hiệu thì Công ty Phú Mỹ có trách
nhiệm thanh toán cho công ty Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng công việc
mà Công ty Orange đã thực hiện.
Câu 3: Hướng giải quyết của Hội đồng thẩm phán với khối lượng công việc mà Công
ty Orange đã thực hiện như thế nào?
- Hướng giải quyết của Hội đồng thẩm phán:
+ Nếu xác định Hợp đồng dịch vụ vô hiệu thì phải buộc Công ty Phú Mỹ phải
thanh toán cho Công ty Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng công việc mà
Công ty Orange đã thực hiện theo thỏa thuận tại hợp đồng.
+ Còn nếu Hợp đồng dịch vụ là hợp pháp thì phải buộc Công ty Phú Mỹ phải
thanh toán cho Công ty Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng công việc mà
Công ty Orange đã thực hiện theo thỏa thuận tại hợp đồng cùng tiền lãi suất do chậm
thanh toán theo quy định của pháp luật.
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Hội đồng thẩm phán lien
quan tới khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện khi xác định hợp
đồng vô hiệu.
- Hướng giải quyết của Hội đồng thấm phán liên quan tới khối lượng công việc mà Công
ty Orange đã thực hiện khi xác định hợp đồng vô hiệu là hoàn toàn hợp lý vì:
+ Thứ nhất, theo Khoản 2 Điều 137 BLDS 2005: “ Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì
các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường
hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả”. Như vậy
BLDS không nêu rõ khi nào “không hoàn trả được bằng hiện vật” và “hoàn trả bằng
tiền”, “trị giá thành tiền để hoàn trả” được hiểu là bao nhiêu (quy đổi thành tiền như thế
nào) nên có thể lý giải hướng giải quyết của Tòa án trên cơ sở các quy định này: những
gì đã xảy ra trong các trường hợp trên trước khi hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu được coi
là không hoàn trả được bằng hiện vật, phải hoàn trả bằng tiền và khoản tiền phải trả
bằng chính khoản tiền đã được các bên thỏa thuận.
+ Thứ hai, có thể dựa vào tinh thần của điều luật trên về khôi phục tình trạng ban
đầu là để tránh trường hợp một bên bị tổn hại và một bên có lợi từ hợp đồng nếu không
có việc khôi phục tình trạng ban đầu. Việc hoàn trả lẫn nhau những gì đã làm là một hệ
quả tự nhiên của hợp đồng vô hiệu. Sẽ là không công bằng khi việc vô hiệu là căn cứ
trục lợi của một bên cho bên còn lại.
12
Công ty Phú Mỹ đã hưởng lợi từ hợp đồng với Công ty Orange qua việc sử dụng
(một phần) bộ bản vẽ chi tiết của Công ty Orange để xin Giấy phép xây dựng và tiến
hành xây dựng trên thực tế nên việc khôi phục lại tình trạng ban đầu bằng hoàn trả hiện
vật là không thể.
Câu 5: Hướng xử lý của Hội đồng thẩm phán đối với khối lượng công việc mà Công
ty Orange đã thực hiện như thế nào khi xác định hợp đồng dịch vụ không vô hiệu?
Nội dung xử lý khác với trường hợp xác định hợp đồng dịch vụ vô hiệu như thế nào?
Suy nghĩ của anh/chị về chủ đề này như thế nào?
- Hướng xử lý của Hội đồng thẩm phán đối với khối lượng công việc mà Công ty
Orange đã thực hiện nếu xác định hợp đồng dịch vụ không vô hiệu là: Nếu Hợp đồng
dịch vụ là hợp pháp thì phải buộc Công ty Phú Mỹ phải thanh toán cho Công ty Orange
phần giá trị tương ứng với khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện theo
thỏa thuận tại hợp đồng cùng tiền lãi suất do chậm thanh toán theo quy định của pháp
luật.
- Hướng giải quyết này khác với trường hợp xác định hợp đồng dịch vụ vô hiệu ở
khoản tiền mà Công ty Phú Mỹ phải trả cho Công ty Orange. Nếu Hợp đồng vô hiệu thì
Công ty Phú Mỹ phải thanh toán cho Công ty Orange phần giá trị tương ứng với khối
lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện theo thỏa thuận. Còn trong trường hợp
này Công ty Phú Mỹ phải thanh toán cho Công ty Orange phần giá trị tương ứng với
khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện theo thỏa thuận tại hợp đồng
cùng tiền lãi suất do chậm thanh toán theo quy định của pháp luật. Như vậy lãi trả chậm
chỉ được Tòa giám đốc thẩm chấp nhận trong trường hợp hợp đồng hợp pháp và không
có lãi trả chậm trong trường hợp vô hiệu hợp đồng.
- Việc xem hợp đồng là hợp pháp thì việc chi trả lãi trả chậm là nhằm thực hiện
nghĩa vụ cam kết tại hợp đồng và chịu chế tài áp dụng cho việc không thực hiện nghĩa
vụ đưa ra đúng với thời gian đã cam kết. Tuy nhiện, như đã đề cập ở trên thì nếu giao
dịch dân sự vô hiệu thì không phát sinh lãi chậm trả do đây được xem là việc các bên
đang khôi phục lại tình trạng ban đầu.
- Từ những hướng xử lý của Hội đồng thẩm phán ta thấy được các Tòa án cấp sơ
thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa thu thập đầy đủ tài liệu và chưa làm rõ các vấn đề
về tính hợp pháp của hợp đồng mà đã xác định hợp đồng dịch vụ ngày 15/06/2007 là
hợp đồng hợp pháp là chưa thỏa mãn. Từ bản án có thể cho thấy khi giải quyết vụ án
liên quan đến giao dịch dân sự, để có đủ cơ sở giải quyết chính xác, đúng pháp luật thì
Tòa án xác định hợp đồng dịch vụ vô hiệu hay hợp pháp đều phải yêu cầu các bên
đương sự cung cấp đủ tài liệu, chứng cứ để chứng minh cũng như sử dụng các biện pháp
thu thập chứng cứ khác để làm rõ các vấn đề nêu trên.
Câu 6: Trong Quyết định số 75, vì sao Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xác định
hợp đồng vô hiệu?
13
- Tòa án nhân dân tối cao xác định hợp đồng vô hiệu do xét thấy: Theo Khoản 2,
Điều 122 BLDS 2005: “Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao
dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.”, trong trường hợp này khi ông Sanh khởi
kiện, để giải quyết tranh chấp hợp đồng, Tòa án nhân dân huyện Yên Lạc đã cho thời
gian gia hạn để anh Dư và chị Chúc thực hiện quy định về hình thức của hợp đồng
nhưng vợ chồng anh Dư và chị Chúc vẫn không thực hiện. Do vậy trong trường hợp này,
lẽ ra Tòa án cấp sơ thẩm phải tuyên bố hợp đồng vô hiệu, trong khi đó Tòa án lại công
nhận hợp đồng và giao cho anh Sanh quyền sử dụng đất, bác đơn của anh Dư và chị
Chúc.
- Ở cấp xét xử phúc thẩm, Tòa án Tỉnh Vĩnh Phúc đã xác định hợp đồng vô hiệu do
vi phạm về cả nội dung lẫn hình thức.
- Do đó mà Tòa án nhân dân tối cao quyết định xác định hợp đồng vô hiệu và giao
lai hồ sơ vụ án cho cấp sơ thẩm xét xử lại.
Câu 7: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xác định
hợp đồng vô hiệu trong Quyết định trên.
Chúng tôi đồng ý về việc Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xác định hợp đồng
vô hiệu trong Quyết định trên bởi các lẽ sau:
Trong vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Sanh
và vợ chồng anh Dư, về nội dung bản hợp đồng đã thỏa thuận ngày 25/10/2006 vợ
chồng anh Dư chuyển nhượng cho ông Sang 100m 2 đất thổ cư tại thửa 373 tờ bản đồ số
06 ở thôn Chiếm Xuân, xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, trị giá là
160.000.000đ. Số tiền này được ông Sanh chia làm 2 lần trả và vợ chồng anh Dư đã
nhận đủ số tiền trên. Đến ngày 28/10/2006, ông Sanh lên UBND xã Trung Nguyên để
làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì vợ chồng anh Dư không ký vào hợp
đồng theo mẫu in sẵn. Ngày 27/8/2009, ông Sanh khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết
tranh chấp hợp đồng. Ngày 18/10/2010 TAND huyện Yên Lạc đã có quyết định gia hạn
để các bên thực hiện quy định về hình thức của hợp đồng những vợ chồng anh Dư đã
không thực hiện.
Việc vợ chồng anh Dư không thực hiện quy định về hình thức ký kết là ký vào
hợp đồng là vi phạm khoản 2 điều 122 BLDS 2005: “2. Hình thức giao dịch dân sự là
điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.”
Như vậy, theo điều 127 BLDS 2005: “Giao dịch dân sự không có một trong các
điều kiện được quy định tại điều 122 của Bộ luật này thì vô hiệu” và theo điều 134
BLDS 2005 quy định: “Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự
là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của
một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các
bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó
mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu.” thì việc Tòa dân sự TANDTC xác định hợp
đồng vô hiệu là hợp lý.
14
Câu 8: Với thông tin trong Quyết định số 75 và pháp luật hiện hành, ông Sanh sẽ
được bồi thường thiệt hại bao nhiêu? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Theo Quyết định số 75/2012/DS-GĐT ngày 23/02/2012 về giải quyết tranh chấp
hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng vô hiệu do lỗi của vợ chồng anh
Dư, chị Chúc đã không tuân thủ về hình thức giao dịch dân sự, ông Sanh là người được
bồi thường thiệt hại. Theo như quyết định số 75 và theo khoản 2 điều 137 BLDS 2005
quy định: “2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu,
hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải
hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu
theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.” thì vợ chồng anh
Dư phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho ông Sanh tương đương với phần giá trị hợp
đồng đã thanh toán.
Căn cứ theo biên bản định giá tài sản thì giá trị diện tích đất chuyện nhượng là
1.000.000.000đ, giá chuyển nhượng hai bên là 195.000.000đ. Ông Sanh đã thanh toán
được 160.000.000, tương đương 82,051% giá trị hợp đồng. Như vậy theo quy định thì
vợ chồng anh Dư phải bồi thường cho ông Sanh số tiền đã được thanh toán là
160.000.000đ.
Câu 9: Trong Bản án số 133, Tòa án quyết định hủy giấy chứng nhận cấp cho anh
Dậu và ghi nhận ông Văn, bà Tằm quyền liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để được
cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có là hệ quả của giao dịch dân sự vô hiệu
không? Vì sao?
- Theo Quyết định của Tòa án thì “Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản
gắn liền với đất” không số giữa vợ chồng ông Bùi Tiến Văn và bà Nguyễn Thị Tằm và
anh Bùi Tiến Dậu là hợp đồng vô hiệu.
- Căn cứ theo Khoản 2, Điều 131 BLDS 2015 quy định: “ Khi giao dịch dân sự vô
hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.”.
Theo đó, Tòa án quyết định hủy giấy chứng nhận cấp cho anh Dậu và ghi nhận cho ông
Văn, bà Tằm quyền liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để được cấp lại giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất là hệ quả của giao dịch dân sự vô hiệu, vì trước đó đất thuộc quyền
sử dụng của vợ chồng ông Văn nhưng anh Dậu lại lừa ông Văn để ông ký vào các giấy
tờ mà anh Dậu nói dối đó là hợp đồng vay vốn ngân hàng. Vì vậy khi giao dịch dân sự
vô hiệu, đương nhiên ông Bùi Tiến Văn và bà Nguyễn Thị Tằm được khôi phục lại
quyền sử dụng đất.
15
16
17