Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Nhân thân người phạm tội trong tội phạm học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.71 MB, 109 trang )


BỘ• GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO
- BỘ• T ư PHÁP


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

N guyễn Thị T h a n h T huỷ

NHÂN THÂN
NGƯỜI PHẠM TỘI TRONG TỘI PHẠM HỌC

@Jiuụêii lUỊíuilv. £ 7 ọ /p Á ạ stt
Ẩ ỉĩiậ / /t/r t/t Í t/
f?ừ /f/Ạ
• l tó fựế'fự

ơr Aiểt/t Jựt’
0
Mã số: 5.05.14
LUẬN ÁN THẠC s ĩ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn: PTS. Võ Khánh Vinh

HÀ NỘI -1996


M

n c


0

h i c


Lời nói đầu
CHUƠNGI
NHŨNG v ấ n đ ề c h ư n g v ề n h â n t h â n n g u ờ i p h ạ m t ộ i
TRONG TỘI PHẠM HỌC.
1. Khái niệm nhân thân người phạm tội và ý nghĩa của việc
nghiên cứu nhân thân người phạm tội trong Tội phạm học.
L I . Khái niệm nhân thân người phạm tội.
1.1.1. Khái niệm nhân thân con người.
1.1.2. Khái niệm nhân thân người phạm tội.
/
1.2. Ynghĩa của việc nghiền cứu nhân thân người phạm tội trong Tội
phạm học.
2. Giới hạn của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội trong
Tội phạm học và mối quan hệ giữa đặc điểm xã hội và đặc điểm sinh
học trong nhân thân người phạm tội.
2.Ị. Giới hạn của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội trong
Tội phạm học.
2.2. Mối quan hệ giữa dặc điểm x ã hội và đặc điểm sinh học trong
nhân thân người phạm tội.

2


3.


Mối liên hệ giữa khái niệm nhân thân người phạm tội và một

số khái niệm khác.
3.1. Khái niệm nhàn thân người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị
kết án, phạm nhân.
3.2. Khái niệm nhân thân người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm
và người dã thực hiện tội phạm.
3.3. Khái niệm chủ thể của tội phạm.

CHUƠNG II
CÁC ĐẶC
• Đĩ ỂM CỦA NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM
« TỘI
* TRONG
TỘI PHẠM HỌC
1. Một số vấn đề chung về đặc điểm, dấu hiệu đặc trưng của
nhân thân người phạm tội trong Tội phạin học.
2. Phân tích các loại đặc điểm cụ thể.
2.1. Các đặc
• điểm,' dấu hiệu
• nhân khẩu học
• - x ã hội.

2.1.1. Đăc điểm về giới tính.
2.1.2. Dấu hiệu về độ tuổi.
2.1.3. Trình độ học vẩn.
2.1.4. Hoàn cảnh gia đình.
2.1.5. Địa vị xã hội và nghề nghiệp.
2.1.6. Nơi cư trú.


3


2.2. Các dâu hiệu pháp lý - hình .sự.
2.2.1. Động cơ, mục đích thực hiện tội phạm của người phạm tội.
2.2.2. Tái phạm.
2.2.3. Đồng phạm và mức độ có tổ chức của người phạm tội.
2.3. Các đặc điểm đạo đức - tâm lý của người phạm tội.
CHUƠNG ni
PHÂN LOẠI NHÂN THÂN NGUỜI PHẠM TỘI
1. Cơ sở, căn cứ và ý nghĩa của việc phân loại người phạm tội.
2. Phân loại người phạm tội.
2.1. Phân loại người phạm tội theo dấu hiệu nhân khẩu học - xã hội.
2.2. Phân loại người phạm tội theo dấu hiệu pháp lý - hình sự.
2.3. Đặc điểm phân loại người chưa thành niên phạm tội.
- Kết luận
- Tài liệu tham khảo

4


0103 íĐ cêu
1. Tính cấ p th iế t của đ ề tài.
Để tiến hành đấu tranh phòng chống tội phạm, giáo dục người phạm
tội, trong hoạt động thực tiễn, các cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án,
các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội cần có nhận thức đúng đắn về
nhân thân người phạm tội. Nghiên cứu nhân thân người phạm tội nhằm giải
quyét vấn đề tội phạm trong xã hội là trách nhiệm tham gia của nhiều
ngành khoa học, trong đó Tội phạm học giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Dù
thuộc bất kỳ trường phái nào, mỗi nhà nghiên cứu tội phạm học đều không

thể bỏ qua các vấn đề có liên quan đến nhân thân người phạm tội khi phân
tích về mặt lý luận tội phạm, các nguyên nhân dẫn đến việc phạm tội cũng
như khi nghiên cứu để đưa ra các giải pháp khoa học nhằm đấu tranh và
phòng ngừa tội phạm.

Nhân thân người phạm tội là vấn đề mang tính chất phức hợp. Trên
cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, khi nghiên cứu nhân
thân người phạm tội, các nhà tội phạm học xã hội chủ nghĩa đã kiên quyết
bác bỏ những quan điểm tư sản về "người phạm tội bẩm sinh", về "thiên
mệnh phát sinh tội phạm", mọi ý đồ b< qua bản chất thực sự của tội phạm
với tư cách là một hiện tượng xã hội sinh ra bỏd chinh các nguyên nhân xã
hội. Nói cách khác trong khoa học của chúng ta, nhân thân người phạm tội
được nghiên cứu không phải với tư cách " vật tự nó" , mà trong sự thống
nhất giữa các đặc điểm nhân cách với các điều kiện sinh hoạt và giáo dục
của chủ thể. Thêm vào đó, nhiệm vụ đặt ra là phải làm rõ các cơ chế cụ thể
của mối quan hệ song phương giữa nhân thân và môi trường, giữa việc hình

5


thành và thực Kiện động cơ phạm tội, và việc lựa chọn cách sử xự tương ứng
trong hoàn cảnh nhất định.

Xét từ góc độ của công tác tổ chức đấu tranh phòng chống tội phạm
có hiệu quả thì việc chỉ ra những con ngưòi "mong muốn" phạm tội còn là
quá ít, cần phải làm sáng tỏ tại sao họ lại "ìruiốn" và tại sao chính xử sự có
mục đích, khuynh hướng phạm tội rõ ràng lại được họ ưu tiên lựa chọn. Để
làm được điều này cần phải nghiên cứu nhân thân ngưòi phạm tội ừong mối
liên hộ với các hiện tượng đã làm xuất hiện và nuôi dưỡng các quan điểm,
thói quen chống lại xã hội mà được thực hiện trong xử sự phạm tội.


Đối với Tội phạm học Việt Nam, nghiên cứu nhân thân người phạm
tội là một vân đề hết sức quan trọng vì Nhà nước ta luôn lấy con người làm
trung tâm của xã hội. Mục đích duy nhất của việc nghiên cứu nhân thân
người phạm tội là nhằm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu tình trạng phạm tội ở
Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị giải quyết vấn đề tội
phạm trong xã hội, ngăn chặn không cho bất kỳ một thành viên nào trong
xã hội đi vào con đường phạm tội và phải chịu hình phạt của pháp luật; đưa
ra những giải pháp xfiy dựng con ngưòi mới xã hội chủ nghĩa, phục vụ cho
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng một xã hội
Việt Nam công băng và văn minh.

Từ sự phân tích trên cho thấy, việc nghiên cứu nhân thân người phạm
tội có ý nghĩa to lón về mặt khoa học cũng như về mặt thực tiễn. Do đó tác
giải đã chọn đề tài "nhân thân người phạm tội trong tội phạm học" làm luận
án tốt nghiệp cao học luật.

6


8 - Tình hình nghiên cứu.

Nhân thân người phạm tội là vấn đề được nghiên cứu khá sâu sắc và
rộng rãi trong khoa học pháp lý của các nưóc XHCN và không chỉ dừng lại
ở khía canh Tội phạm học, mà đối vói cả khía canh Luật hình sự, Xã hội
học. Nhiều cồng trình khoa học đã ra đời, phát triển và làm phong phú thêm
học thuyết Mác - Lê Nin về nhân thân người phạm tội. Ở Liên Xô cũ, nhiều
nhà khoa học đã gắn tên tuổi của mình vói các công trình nghiên cứu khoa
học về tội phạm học nói chung và nhân thân người phạm tội nói riêng như:
Xa - kha - Rốp A.B, Lây - Ki - Na N.x, Min - kốp - Xki G.M...


Ở nước ta, nghiên cứu nhân thân người phạm tội còn là vấn đề phức
tạp và mới mẻ, tuy nhiên cũng có một số sách báo, tài liệu đã đề cập đến
vấh đề nhân thân người phạm tội như Giáo trình tội phạm học (chương VI)
Trưòng Đại học Luật năm 1994; PTS Đỗ Ngọc Quang, Giáo trình Tội phạm
học (chươngV), Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1995; Tội phạm
học, Luật hình sự và Tố tụng hình sự (chươnglX), Viện nghiên cứu Nhà
nước và Pháp luật, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội năm 1994; PTS
Võ Khánh Vinh, Nguyên tắc công bằng trong Luật hình sự (chương in ),
Nhà Xuất bản Công an năm 1994; Sưu tập chuyên đề: Những vấn đề lý luận
về Luật hình sự, Tố tụng hình sự và Tội phạm học, Ưỷ ban khoa học xã hội
Việt Nam. Viện Thông tin khoa học xã hội năm 1982 (tài 1 |u dịch). Ngoài
ra vấn đề nhân thân người phạm tội còn được nhiều tác giả nghiên cứu trong
một số bài viết, chuyên khảo chung về Tội phạm học, Luật hình sự đáng
trong các Tạp chí chuyên ngành như: Quyết định hình phạt trong Luật hình
sự Việt Nam (1 số vấn đề lý luận) của PTS Nguyễn Ngọc Hòa; Cân nhắc
nhân thản người phạm tội khi quyết định hình phạt của PTS Võ Khánh
Vinh.

7


Với tình hình nghiên cứu nêu trên cho thấy, mặc dù đã có một số
công trình, chuyên khảo đề cẠp đến vấn đề nhân thân người phạm tội nhưng
đa số mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu khái quát nội dung của vấn đề, xem
xét nhân thân người phạm tội trong Tội phạm học nói chung hoặc trong
khía cạnh Luật hình sự nói riêng. Nhân thân người phạm tội chưa được các
nhà khoa học dành cho sự tạp trung nghiên cứu một cách thỏa đáng và ưu
tiên đề cập đến như là một vấn đề có tính độc lập cần được đi sâu giải
quyết một cách có hê thống toàn bộ nội dung của vấn đề với đầy đủ các

phương diện, các mặt cơ bản của nhân thân người phạm tội. VI vậy việc
nghiên cứu toàn diện và triột để vấn đề nhân thân người phạm tội có ý nghĩa
to 1Ó11 về mặt khoa học cũng như về mặt thực tiễn, là nhiộm vụ hàng đầu
mang tính cáp bách được đăt ra đối vói Tội phạm học.

3. M ục đích, n h iệm vụ và p h ạ m v i n gh iên cứa.
Mục đích đạt ra của Luận án là nhằm tìm hiểu và giải quyết khái quát
trên cơ sở lý luận và thực tế vấn đề nhân thân người phạm tội trong Tội
phạm học với tư cách một khái niệm tổng hợp cho phép tách biệt các dấu
hiệu phát sinh tội phạm vốn có ở một loạt cá nhân được tập hợp thành nhóm
(kiểu), căn cứ vào các cơ sở này hay cơ sở khác (chẳng hạn vào loại tội
phạm đã thực hiện v.v...). Nhờ đó, chúng ta có được khả năng đưa ra các
tổng kết xã hội cụ thể và chỉ ra con đường tiếp cận vói viộc giải quyết vấn
đề tội phạm học cơ bản - khắc phục các nguyên nhân sinh ra tội phạm.

Theo đó, Luận án này có nhiộm vụ nghiên cứu một cách có hộ thống
nội dung của vân đề bao hàm: khái niệm và ý nghĩa của việc nghiên cứu
nhân thân người phạm tội; mối tương quan giữa đặc điểm xã hội và đặc
điểm sinh học trong nhân thân người phạm tội; phân biệt khái niệm nhân

8


thân người phạm tội với các khái niệm liên quan như khái niộm nhân thân
bị cáo, phạm nhân, chủ thể của tội phạm v.v...; phân tích cấu trúc của nhân
thân người phạm tội và các đặc điểm, dấu hiệu nhân khẩu học - xã hội, pháp
lý - hình sự, đạo đức - tâm lý đặc trưng cho nhân thân đó. Luận án còn xem
xét vấn đề phân loại người phạm tội. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối
với việc phản hóa các biện pháp tác động và phòng ngừa tội phạm.


Tuy nhiên, Luận án cũng chỉ phản ánh mức độ nghiên cứu vấn đề
nhân thản người phạm tội trong Tội phạm học ở một chừng mực nhất định và
ừong phạm vi giải quyết khía cạnh lý luận của vấn đề đặt ra vì nội dung
nghiên cứu của lu án án là một vấn đề lón, phức tạp và còn mới mẻ ở Viột
Nam. Giữa lý luận và thực tiễn hiện nay ngoài các thành tựu đạt được, vẫn
còn cả những khiếm khuyết trong một số vấn đề do cố những giải pháp còn
đang mang tính tranh luân, đòi hỏi phải được đào sâu nghiên cứu một cách
toàn diện và triệt để mà phạm vi Luận án này chưa đáp ứng hết được. Trong
Luận án, tuy có sử dụng các kết quả nghiên cứu thực tiễn nhưng cũng chỉ
nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận của nhân thân ngưòi phạm tội trong tội
phạm học. Tác giả hy vọng trong thời gian tới, vấh để nhân thân người
phạm tội trong Tội phạm học sẽ được giải quyết một cách tổng thể, ở mức
độ cao hơn và với mọi khía cạnh, trong đó có việc đề ra các biện pháp đấu
tranh chống và phòng ngừa tội phạm ờ Việt Nam.

4.

Phương p h á p luận và ph ư ơ n g p h á p n gh iên cứa đ ề

tà i lu ận ẩn.
Luận án này được nghiên cứu dựa trên cơ sở các nguyên lý chung của
xã hội học và tâm lý xã hội Mác - Lê Nin. Trong quá trình nghiên cứu tác
giả áp dụng triệt ctể phương pháp luận của chủ ngKĩa Mác - Lê Nin, đồng

9


thời sử dụng các phương pháp nhận thức cụ thể và phù hợp như lô gích pháp lý, hệ thống, so sánh pháp luật, xã hội học, thống kê tư pháp... để
nghiên cứu vấn đề đặt ra trong Luận án. Ngoài ra, trong luận án này tác giả
đã phân tích, tổng họp các số liệu vế nhân thân người phạm tội cùng với

việc đánh giá các đặc điểm của loại hình tương ứng; tham khảo nhiều kiến
thức thực tế liên quan đến nhân thân người phạm tội, tội phạm cụ thể và
tình trạng phạm tội ở Việt Nam.

Tư tưởng xuyên suốt công trình này là hệ thống các phương diện cơ
bản của vấn đề nhân thân người phạm tội trong tội phạm học (bao gồm khái
niệm, các đặc điểm, dấu hiệu đặc trưng, viộc phân loại nói chung) được
xem xét ở góc độ lý luận của vấn đề.

5. Cái m ới và ý n gh ĩa oủa

luận án.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận chung về nhân thân người phạm tội,
Luận án đã thể hiện được điểm mới ở chỗ: đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu
vấn đề nhân thân người phạm tội trong tội phạm học ở khía cạnh lý luân
một cách toàn diện và có hộ thống trên cơ sở các tài liệu tham khảo và kinh
nghiệm thực tế tích lũy được trong quá trình học tập và nghiên cứu nhằm
giải quyết thành công: a) khái niệm nhân thân người phạm tội và ý nghĩa
của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội; b) mối quan hệ giữa đăc
điểm xã hội và đặc điểm sinh học trong nhân thân người phạm tội; c) mốỉ
liên hộ giữa khái niệm nhân thân người phạm tội và một số khái niệm khác;
d) cấu trúc của nhân thản người phạm tội và nội dung các nhóm đác điểm,
dấu hiệu cụ thể đặc trung cho nhân thân ngưòi phạm tội; e) cơ sở, căn cứ
phân loại và các cách phfm loại nhân thân người phạm tội.

10


VAn đề nhân thân người phạm tội trong tội phạm học nói chung đã có

quá trình phát triển lâu đời VÌ1 đạt được các thành tựu nhất định, nhưng cho
đến nay còn mói mẻ ở Việt Nam và đang dần dần trở thành vấn để mới,
quan trọng trong chương trình đào tạo của các Trường Đại học Luật, An
ninh, Cao đẳng kiểm sát, Khoa Luật trường Đại học Tổng hợp... Với Luận
án này tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu có hộ thống khía canh lý luận
của các phương diện cơ bản của vấn để nhân thân ngưòti phạm tội trong Tội
phạm học có thể giúp ích phần nào cho các cán bộ làm công tác khoa học
và thực tiễn trong việc hiểu đầy đủ và biết cách vận dụng đúng đắn cơ sở lý
luận chung về nhân than người phạm tội vào đánh giá, phân tích những vấn
đề liên quan đến nhân thân người phạm tội, đến tội phạm nói chung đang
xảy ra tiong thực tế và hy vọng trong thời gian tói, vấn đề nhân thân người
phạm tội sẽ được nghiên cứu sâu hơn, toàn diện và hoàn chỉnh hơn ở mọi
khía cạnh của 11Ó và ở mức độ cao hơn trong giới các nhà Khoa học về Tội
phạm học, Luật hình sự và Thi hành án hình sự.

6. Cơ Gấu của lu ận ấn.
Trên cơ sở mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài,
luận án bao gồm lời nói đáu, ba chưcmg với 7 mục, kết luận và danh mục
các tài liệu tham khảo.

11


CHƯƠNGI

M Ữ N 6 VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
NHẰN T a m NGƯỜI P H Ạ M T Ộ I
TRO N G T Ộ• I PH Ạ• M HỌC

1- KHÁI NICM NHâN TlrôN n g ư ờ i phạm tộ i vù í NGHĨn cùn V llc

NGHICN CỨU NHfìN THÕN n g ư ờ i phạm tộ i t r o n g t ộ i phạm h ọc.

1.1. Khái niệm nhân thân ngưdỉ phạm tội.

Để tiến hành đấu tranh phòng chống tội phạm, giáo dục người phạm
tội có hiệu quả, trong hoạt động thực tiễn, các cơ quan Công an, Viện kiểm
sát, Tòa án và các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội cần có nhận thức
đúng đắn về nhân thân người phạm tội. Vấn đề nhân thân người phạm tội là
một vấn đề có ý nghĩa rấtquan trọng trong Tội phạm học, trong Khoa học
luật hình sự và trong Luật thi hành án hình sự. Ngoài ra, nhân thân người
phạm tội còn là một phạm trù được nhiều ngành khoa học khác đề cập đến
như Khoa học điều tra tội phạm, tâm lý tư pháp... Mỗi ngành khoa học đều
có nhiệm vụ, mục đích riêng khi nghiên cứu, do vậy phạm vi nội dung
nghiên cứu của nó có những nét khác nhau. Nhưng vấn đề có tính chất
phương pháp luận trước tiên đối với tất cả các ngành khoa học nghiên cứu
về vấn đề này trong đó có Tội phạm học, là phải xác định được khái niệm
nhân thân người phạm tội.

12


Xét về mạt thuật ngữ, khái niệm nhân thân người phạm tội được hình
thành từ khái niệm chung của xã hội học - "nhân thân con người" và khái
niệm pháp lý hình sự - "người phạm tội". Tập hợp hai khái niêm này, khái
niệm nhân thân người phạm tội được hiểu là nhân thân người có lỗi ừong
việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự câm đoán
và trừng phạt. Vì vậy khi nghiên cứu khái niệm nhân thân người phạm tội,
chúng ta cần phải tìm hiểu khái niệm chung của xã hội học về con ngưòi và
nhân thân.
1.1.1 - Xuất phát từ quan điểm; người phạm tội dù có phạm tội nghiêm

trọng đến đâu thì cũng là một con người; cho nên ngưòd phạm tội trước tiên
phải mang đặc điểm của một con ngưòti. Vậy con người và bản chất của nó
là gì? Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê NÙI thì "con người là sản
phẩm của tự nhiên và xã hội. Con người được tự nhiên sinh ra cho nên
trước tiên mang các đặc tính của sinh vật. Cái sinh học trong con người qui
định sự hình thành những hiện tượng và quá trình tâm lý trong con người"1.
Khái niệm "con người" thể hiện sự thống nhất chặt chẽ giữa các phương
diện khác nhau trong bản chất của nó: xã hội, sinh học, đạo đức - tinh thần,
lịch sử - văn hóa. Con người từ khi sinh ra đã là một thực thể sinh vật tồn tại,
đòi hỏi con người có quá trình hoạt động để phục vụ cho cuộc sống bản thân
như ăn, uống, nghỉ ngơi v.v... Đồng thời con người là sản phẩm của xã hội,
mang bản tính xã hội và là tổng hòa các mốỉ quan hộ xã hội. Trong bất kỳ xã
hội nào con người không bao giờ sống tách rcri riêng, mà bao giờ cũng có quan
hộ vói nhau trong quá trình sản xuất cũng như ữong quá trình sinh hoạt khác.
Con người cũng không chỉ có quan hệ với những ngưòi đương thời mà còn
quan hệ với các thế hệ trước, biểu hiện là thế hệ sau đã kế thừa một lực lượng
sản xuíit và di sản văíi hoá mà các thế hệ trước đã tích luỹ được. Hay nói
cách khác, lịch sử phát triển của từng cá nhân không thể tách rời lịch sử của
những người đương thời và lịch sử của những người tiền bối.

1 Triết học Mác - Lê Nin tậị) 2, ti 255.

13


Nếu khái niệm "con người'' như chúng ta đã phân tích ở trên thì nhân
thân - chính là những đặc trưng cụ thể hơn của con người. Trong nhân thân
tạp trung các phẩm chất và dấu hiệu xã hội đặc thù chứ không phải các dấu
hiệu sinh học. các đặc điểm của nhân thân chủ yếu xác định quan hộ giữa
con người với những người khác, với toàn thể xã hội, xác định vị trí, vai trò

của con ngưòi trong hộ thống quan hộ xã hội. Nhân thân không phải là một
chỉnh thể được thiết định một cách có di truyền, nhân thân không phải do
sinh ra đã có, mà ]à do trưởng thành mà có. Một con ngưòi không lập tức
trở thành một cá nhân có nhân cách xã hội ngay sau khi lọt lòng mẹ. Nó chỉ
có thể có được những tính chất, đặc điểm nhất định đó trong các quá trình
hoạt động xã hội và trong đòi sống xã hội. Như c . Mác đã từng nói thực
chất của nhân thân "không phải ở bộ râu, ở dòng máu, ở các thể chất trìu
tượng của nó, mà là ở tính chất x ã hội của nó''2. Vì vậy mà ta hiểu rằng, vì
sao khái niệm "nhân thân" được sử dụng khi người ta muốn nhấn manh đến
các tính chất xã hội của con người, còn khái niệm "con người" được sử
dụng với một nghĩa rộng hơn, bao gồm cả các tính chất xã hội và tính chất
tự nhiên của con người. Nhân thân cũng như mối quan hộ giữa nó với xã hội
và Nhà nước, nói cho cùng là do tính chất của xã hội quyết định.

Theo khái niệm chung của xã hội học Mác - Lê Nin về nhân thân con
người thì nhân thân - đó là bản chất xã hội của con ngưòi được thể hiện
thông qua vị trí của con ngưòd trong hộ thống quan hộ xã hội. Nhân thân là
một phạm trù mang tính xã hội - lịch sử. Nó sẽ không thể được làm sáng tỏ
nếu xem xét nó voi tư cách là một hiện tượng tách biệt và khép kín, tách ròi
nó với hiện thực xã hội và các điều kiện lịch sử cụ thể đặc trưng cho hiện
thực đó.

" c . Míic va A . G heii tílp 1, tr 242.

14


Với tư cách là chủ thể của các mối quan hệ xã hội, vốn được đặc
trưng bởi những đặc tính và phẩm chất cá nhân đa dạng, mỗi cá nhân cụ thể
là một nhân thân. Song khái niệm nhân thân, đồng thòi bao hàm cả con

người với tư cách là một thành viên của xã hội, là một công dân, là đại diện
của các giai cấp, các nhóm xã hội nhất định v.v... ,là người mang trong
mình một số các đặc điểm xã hội điển hình, "bản chất của con người không
phải là cái gì trìu tượng sẵn có trong từng cá nhân riêng biệt. Bản chất của
con người thực tế là tổng hòa các mối quan hệ xã hội"3.

Khác với quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, các nhà tư tưởng tư
sản mưu toan che đậy thực chất đó, che dấu mối liên hộ giữa nhân thân vóti
xã hội, tuyệt đối hóa khái niệm nhân thân, tách rời nó ra khỏi quá trình phát
triển của xã hội, đát nó "lên trên x ã hội". Theo họ, nhân thân là một cá
nhân có những đặc điểm và phẩm chát riêng cho phép phân biệt với mọi
người khác, có khả năng điều khiển được chính con người mình và điều
khiển người khác. Khi đó bản chất của nhân thân không được gắn liền vód
tính chất của xã hội, với địa vị hiện thực của con người trong đó, mà được
rút ra từ những đặc thù đặc biệt và trìu tượng của cá nhân như "ý chí mạnh'',
"hình thức tư duy cao nhất",v.v... Các đặc điểm quan trọng nhất của nhân
thân được COI là tài sản, quyền lực, sức mạnh, sự độc lập vói những người
khác v.v... Mục đích chính trị của quan điểm như vậy là rất rõ ràng: chúng
biện minh cho sự bất bình đẳng xã hội của con người trong xã hội tư bản
chủ nghĩa, đem lại cho nó tính chất "tựnhiên".
Trong xã hội học tư sản hiện đại còn có các quan niệm đa dạng khác
về nhân thân, chúng phản ánh các trào lưu triết học tư sản đa dạng - tâm
sinh học, Phrơt, Phrơt mới, chủ nghĩa hành vi, duy tâm chủ quan v.v... Song
chúng đều giống nhau ở một điểm là xem xét nhân thân con người trong sự

3 c . Mííc và A . Ghen tộp 3, tr 3.

15



tách biệt với các điều kicn xã hội cơ bản, với tư cách là một thực thể tách
rừi khỏi xã hội, tự tạo ra bản chất nội tại của mình và tự qui định nhũng
biểu hiện bên ngoài.

Như vậy chỉ có học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lê Nin mới đem lại
một giải pháp khoa học thực sự cho việc tìm hiểu vấn đề nhân thân. Học
thuyết Mác - Lê Nin chỉ ra một cách xác đáng rằng nội dung của nhân thân,
vai trò của nó trong đời sống xã hội, tính tích cực của nó được qui định bởi
các điều kiện sinh hoạt xã hội, bởi địa vị mà cá nhân có được trong hệ
thống quan hộ xã hội.

Mỏi con người - một nhân thân, mặc dù các nhân thân có ý nghĩa và
giá trị khác nhau: một số thì tích cực thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, số khác
lại cản trở nó, số thứ ba giữ lập trường thụ động; nhưng cái tạo thành giá trị
đích thực của nhân thân không phải là nguồn gốc xuất thân, địa vị xã hội,
của cải, trình độ hiểu biết v.v... của con người, mà là ở lập trường xã hội,
tính tích cực xã hội và những đóng góp của nó vào sự tiến bộ chung của xã

Tự ý thức xã hội là một trong những thành phần quan ừọng nhất tạo
thành nhân thân, mà thiếu nó thì không thể nói tód bản chất xã hội của con
người. Tự ý thức xã hội - đó là sự nhận thức về mặt xã hội của con người về
ý nghĩa xã hội của các hành vi do mình gây ra. Ý thức của con người, nội
dung của nhân thân hoàn toàn được quyết đinh bưi tổng thể các mối quan
hệ xã hội - kinh tế, chính trị, pháp luật v.v... Nhân thân được hình thành và
phát triển từ ảnh hường của những mối quan hệ đó.

16


Tuy nhiên, tính chất xã hội của bản thân khái niệm "nhân thân" hcàr

toàn không cho phép loại bỏ các nhu cầu và đặc tính của con ngưòi với ti:
cách là một cơ cấu sinh học. Đó chính là khía canh tâm lý - xã hôi, khú.
cạnh tinh thần trong cấu tạo của nhân thân. Mỗi con người đều có một tập
hợp các nhu cầu cơ bản về thể chất và tâm lý mà việc đáp ứng những cò
hỏi của chúng gắn liền

VỚI

lĩnh vực ý thức phong phú, những cảm xúc, ợ

ích, ham muốn v.v... củá con người. Chính quá trình hoạt động của odE
người nhằm thỏa mãn các nhu cầu này xác định được phạm vi nhận thic.
xác định tâm trạng, qui đ nh khuynh hướng của con người. Vì vậy, mặc iù
từ lâu khoa học đã cho thấy rằng, ảnh hưởng mang tính quyết định tới xử sự
của con người là các điều kiện xã hội và định hưóng xã hội của ý thức con
người, nhưng khi nghiên cứu về nhân thân không nên "xã hội hóa" quá nức
khái niệm đó, tức là chỉ căn cứ vào địa vị xã hội, các quan hộ xã hội mà
không tính đến thế giói tinh thần phong phú của con người; đồng thời
cũngkhông thể "tâm lý hóa" một chiều khái niệm nhân thân, tóc là có ý
định xem nhân thân chỉ là một tổng thể những thuộc tính, những đặc điểm
tâm lý, trạng thái tinh thần mà không xuất phát từ địa vị xã hội, vai trò xã
hội của nhân thân. Việc đối lập như vậy về nguyên tắc là sai lầm, vì

CÁC

hiện tượng tâm lý vừa có những mặt tự nhiên cụ thể, đồng thời về cơ bản lại
được thiết định về mặt xã hội và chúng đặc trưng cho con người chính là với
tư cách một thực thể xã hội, một nhân thân.

Một dấu hiệu rất quan trọng của con người với tư cách là nhân thân ý thức, toàn bộ thế giới tinh thần nội tại của nó. Khi được thiết định bởi các

điều kiện xã hội bên ngoài, bản thân thế giới tinh thần này trở thành mỏt
yếu tỗ cấu thành tích cực của nhân thân. Nó trung gian hóa sự tác động của
mọi biểu hiện trong xã hội đến con người sao cho phù hi -p với nội dung
riêng của nó; đồng thời trong mỗi trường hợp cụ thể, nó xác định việc con

THIT V I Ê N
Tít ÌÍH ÍIÁI

X
17

______

:'ĩ
'y ì Ế â Á

u


người

sẽ

lựa chọn lập trường xã hội nào, lựa chọn cách xử sự này hay xử sự

khác. Các hiện tượng tâm lý đan xen một cách hữu cơ vói cuộc sống toàn
vẹn của cá nhân, vì chức năng hoạt động cơ bản của mọi hiện tượng và quá
trình tâm lý là điều tiết hoạt động của con người. Vốn được thiết định bởi sự
tác động bên ngoài, các quá trình tâm lý lại qui định cách xử sự, trung gian
hóa sự phụ thuộc của xử sự của chủ thể vào các điều kiện khách quan.


Tóm lại, nhân thân con người là tổng hợp các đặc điểm, dấu hiệu thể
hiện bản chất của con người tham gia vào các mối quan hệ xã hội. Đó là
các đạc điểm, dấu hiệu sinh học, nhân khẩu học, các đăc điểm về xã hội
học, đạo đức - tâm lý. Cách tiếp cận Mác xít với vấn đề nhân thân đòi hỏi
phải có sự thống nhất biện chứng giữa cái xã hội và các yếu tố khác trong
nội dung của khái niệm này. Cần phải quan tâm đến các giá trị xã hội và
các phương diện của hiện thực: xã hội, những người xung quanh, gia đình
bố, mẹ, vợ chồng, con cái, anh em, tài sản, lao động, các nghĩa vụ công dân
v.v... Nội dung của các mối quan hộ đó đặc trưng cho đinh hưóng của nhân
thân. Đối với nhân thân, quan trọng hơn cả là có được các mối quan hộ sâu
sắc nhất, ổn định, vì xuất phát từ đó mà hình thành nên quan điểm, lý
tưởng, lập trường, quan niệm đạo đức của con người. Cách xử sự của con
người trong xã hội - cái mà nhân thân thể hiện ra bên ngoài cũng gắn liền
vói lĩnh vực trí tuệ, cảm xúc và ý chí của nhân thân.

Bản chất xã hội của tâm lý nhân thân biểu hiện ở chỗ nó không bị qui
về các đặc thù tâm lý cá nhân của con người, mà là sự thống nhất giữa cái
chung, cái đạc thù và cái riêng trong sự phát triển và hình thành của nó. Với
nghĩa đó thì nhân thân kế thừa và phản ánh kinh nghiệm xã hội của mọi thế
hệ trước, tiếp xúc ở một chừng mực nào đó với các thành tựu văn hóa, lao
động, sáng tạo, ứng xử xã hội mang tính nhân loại chung của các dân tộc
khác nhau và đồng thời nắm bắt lấy chúng. Ngoài ra nhân thân bao giờ

18


cũng thể hiện trong mình các đặc điểm của một chế độ xã hội nhất định
trong ý thức giai cấp, trong thế giới quan chung và lý tưởng chính trị của nó
v.v... Cuối cùng, nhân thân con người là sự thể hiện các đặc điểm cá nhân

không lập lại, trong đó phản ánh con đường sinh sống cá thể của con người,
sự tồn tại cá nhân của nó - tồn tại được qui định bởi một nội dung cụ thể
của các mối quan hộ gia đình, sản xuất, sinh hoạt v.v... Đó là môi trường vi
mô mà trong đó con người sống, hoạt động và hình thành với tư cách là một
nhân thân.

Trong xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình thành con người mới
xã hội chủ nghĩa, đó là nhân thân phát triển tích cực, hoàn thiện về thể chất
và tinh thần, có những đặc trưng tiêu biểu, dũng cảm trong chiến đấu bảo vộ
Tổ quốc, lao động nhiệt tình, cần cù sáng tạo, giàu lòng vị tha, thương yêu
đồng bào, đồng chí, biết kết hơp hài hòa giữa lợi ích bản thân với lợi ích tập
thể, lựi ích của xã hội, luôn luôn phẩn đấu theo phương châm "mỗi người vì
mọi người, mọi người vì mỗi người''. Tuy nhiên, không phải mọi người công
dân Việt Nam đều mang những đặc tính này, vẫn còn một số có cuộc sống
thụ động, vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm pháp
luật hình sự nói riêng. Vì vậy cần phải coi nhân thân người phạm tội như là
trường hợp cá biệt khi nghiên cứu nhân thân con người.

1.1.2 - Trên cơ sở quan điểm lý luận chung về nhân thân con người như đã
phân tích ở trên, tội phạm học nghiên cứu đặc trưng của khái niệm "nhân
thân người phạm tội'' và giải quyết các vấn đề có liên quan đến khái niệm
này.

Đề cập đến nhân thân người phạm tội là nói đến các đặc điểm, dấu
hiệu cá nhân của con người thực hiện tội phạm, mà dấu hiệu đác trưng nhất

19


để phân biệt với nhân thân con người nói chung là thể hiện ở hành vi thựhiện tội phạm. Có nghĩa là con người đó đã trở thành chủ thể của tội phạn

theo qui định của pháp luật hình sự. Đây chính là cơ sở pháp lý vững chắc,
đảm bảo đầu tiên cho việc xác định khái niệm nhân thân người phạm tội.

Để giải quyết vấn đề nhân thân người phạm tội, các nhà tội phạm hcc
tư sản đã xuất phát từ lập trường của chủ nghĩa sinh học, của tính chống xã
hội bẩm sinh, cho rằng một trong những động lực thúc đẩy con người thụo
hiện tội phạm là do ảnh hưởng của di truyền với những tác động của nhữiỊỊ
điều kiện xã hội của Nhà nước tư sản, và như vậy tiền định con người sim
ra để trở thành người phạm tội là điều có thực. Nếu giải thích theo nhữnỉ
thuyết của tôn giáo thì đó là số phận của con người mà bản thân con ngưcả
không cưỡng lại được.

Khác với quan điểm nêu trên, tội phạm học Mác xít đã giải quyết vân
đề nhân thân người phạm tội trên cơ sở thừa nhân tính thiết đinh xã hội của
cái đặc trưng cho nhân thân người phạm tội, đồng thời hướng việc nghiên
cứu vào việc làm sáng tỏ bản chất xã hội, các mối quan hộ và sự phụ thuộc
xã hội đã biến con người thành người phạm tội.

Khi phân tích khái niệm "nhân thân người phạm tội", đại bộ phận cấe
nhà tội phạm học xã hội chủ nghĩa đều nhấn manh rằng, cần phải nghiên
cứu toàn diện về nhân thân con người vói tư cách là thành viên của xã hội
và con người chỉ trở thành người phạm tội do quá trình phát triển đạo đức
bất lợi đối với họ; và cái vốn có ở nhân thân người phạm tội không phải là
các đặc điểm phạm tội bẩm sinh, mà là các đặc điểm được qui định về mặt
xã hội. được thể hiện trong xử sự chống lại xã hội. Việc đổng nhất các khái

20


ĩiiộm "người phạm tội' và "nhân thân người phạm tội'' là sai lầm, cũng như

việc đồng nhất các khái niệm ''con người" và "nhân thân".

Người phạm tội, dù là thực hiện một tội phạm nguy hiểm nhất cũng
là con người. Con người được sinh ra không phải để ưở thành người phạm
tội. Nhưng con người có khả năng ưở thành ngưòi phạm tội, khi trong quá
trình trường thành của con người đó gặp phải những điều kiện không thuận
lợi của quá trình hình thành nhân cách và người đó rơi vào một hoàn cảnh,
tình huống nhất định. Vì vậy hành vi phạm tội của con người không phải là
hành vi tất yếu phải xảy ra đối với con người đó; quan điểm, tính cách, thói
quen, sở thích... và những đặc điểm về nhân cách của người phạm tội không
phải được tiềm ẩn ở con người đó ngay từ khi mói sinh ra, mà chúng được
hình thành dưới sự ảnh hưởng, tác động của môi trường không thuận lợi bên
ngoài.

Nhân thân của người phạm tội - đó là nhân thân của người có lỗi
trong việc thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự
cấm đoán và trừng tr ị4. Như vậy chỉ có việc thực hiện hành vi phạm tội mới
cho phép phân biệt nhân thân của người phạm tội vái nhân thân của con
người nói chung. Ngoài ra, dù con người có chứa đựng các đặc điểm tiêu
cực giống với các đặc điểm đặc trưng cho người phạm tội đến đâu đi nữa thì
cũng không được phép coi người đó là người phạm tội trước khi họ thực
hiện hành vi phạm tội; cũng như xuất phát từ tính tất yếu cho rằng cá nhân
này hay cá nhân khác là phải phạm tội. Tuy nhiên, ngay cả hành vi phạm
tội đăc trưng đó cũng không bao hàm hết và không làm sáng tỏ được toàn
bộ nhân thân của người phạm tội, vì cần phải nhận thấy, Mác viết: "một cái
gì đó ỉón ỉìon ở trong con người kẻ phạm pháp... Chẳng phải là mỗi người

4 Xem G iáo rrình Tói phạm học, Trường Đ ại hoe Luật Hà N ội, năm 1994, tr 155.

21



công dân dã gắn liền với Nhà nước bằng hàng nghìn sợi dầy thần kinh sống
dó sao, vù lẽ nao Nhà nước lại có quyền cắi đứt toàn bộ các sợi dây thân
ìdnìi đó chỉ vì người công dân đã tự ý cắt đi một sợi dây thần kinh nào trong
số đó? Nhà nước cần phai thấy rằng kẻ phạm pháp đó cũng là một con
ngưòi, một tế bào sống của x ã hội tnà trong đó có quả tìm đang đập và
dòng máu đang chảy; là một người lính mà có trách nhiệm phải bảo vệ Tổ
quốc, là một người làm chíứĩg mà lỏi khơi của họ làm Tòa án phải chú ý
nghe; là một thành viên trong tập thể đang thực hiện các chức năng của xã
hội; lủ một người chủ gia đình mà sự tồn tại của họ là thiêng liêng; và cuối
cùng, điểu quan trọng nhất - là một công dân của Nhà nước".5

Nhân thân người phạm tội, dù cho tự nó có những biểu hiện này hay
biểu hiện khác, kể cả việc thực hiện tội phạm có quan trọng đến đâu chăng
nữa, thì để đánh giá đúng về nó và hơn nữa là về nhân thân nói chung cũng
chỉ có được trên cơ sở của mọi đặc tính xã hội quan trọng và mọi biểu hiện
của nhân thân, nội dung và mối tương quan giữa chứng, cụ thể là "tỷ lệ"
giữa các dấu hiệu và biểu hiện xã hội tích cực vói các dấu hiệu và biểu hiện
tiêu cực của nhân thân trong mối liên hộ qua lại giữa chúng. Chính do tổng
thể các đặc tinh và dấu hiệu xã hội, cấu trúc và mối tương quan giữa chúng
như vậy đã đem lại cho chúng ta một quan niộm đầy đủ về ngưòi phạm tội
và cho phép hiểu được cách xử sự phạm tội của người đó, nguyên nhân và
động cơ phạm tội, và từ kết quả của cách đánh giá như vậy mới có cơ sở
đảm bảo cho việc đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo cho chính sách
hình sự và cho việc chọn lựa các biộn pháp cần thiết, thích hợp nhằm giáo
dục, cải tạo nhân thân và phòng ngừa đối vóri từng trường hợp cụ thể.
Tóm lại, khi xem xét tội phạm như là kết quả của sự tác động qua lại
phức tạp giữa nhiều yếu tố, mà trong đó yếu tố giữ vai ưò quan trọng chính


5 c . M;íc và A. Ghen tạp 1, ÍT 192.

n


là nhân thân với nội dung cụ thể và các đặc điểm, dấu hiệu, các mối quan
hộ đặc trưng cho nó - tội phạm học Mác xít đã khẳng định, không có các
đặc điểm nào của nhân thân được qui định từ trước và buộc con ngưòi phải
thực hiện tội phạm. Những đặc điểm, đặc trưng của nhân thân qui định xử
sự mang tính chống xã hộ đó là kết quả của những điều kiện sinh hoạt,
giáo dục, ảnh hưởng, quan hộ v.v... xác định; chúng dẫn tói việc thực hiện
hành vi phạm tội không phải một cách tự động và bắt buộc mà do ảnh
hưởng của những điều kiện bên ngoài, của một hoàn cảnh cụ thể, cùng
trong sự tham gia của ý thức và lý trí của con người khi con người đó có
khả năng lựa chọn nhiều phương án xử sự khác nhau.

Như vậy, nói một cách khác thì nhân thân người phạm tội là tổng hợp
các đặc điểm, dấu hiệu, các đặc tính quan trọng thể hiện bản chất xã hội
của con người khi vi phạm pháp luật hình sự, mà trong sự kết hợp với các
điều kiện bên ngoài đã ảnh hưởng đến xử sự phạm tội của người đó.

1.2 - ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân ngưùi pham tội.

Nghiên cứu những vấn đề về nhân thân, về con người, về mối quan hộ
giữa con người và xã hội, Nhà nước, về địa vị pháp lý của công dân trong xã
hội, về ý nghĩa xã hội của pháp luật hình sự trong việc bảo vộ con người,
phòng ngừa những hành vi phạm tội xâm pham đến tính mạng, sức khỏe,
(ianh dự và nhân phẩm của con người có một ý nghĩa to lón về mặt khoa
học cũng như về mặt thực tiễn. Ý nghĩa chính trị và xã hội của việc nghión
cứu những vấn đề này xuất phát từ việc xã hội và Nhà nước XHCN đánh giá

rất cao con người và các giá trị, lợi ích của con người. Thái độ của xã hội và
của Nhà nước đối với con người thể hiện rõ túxh chất của xã hội, nó còn nói

23


lên đạc tính của các nguyên tắc cơ bản khác của chế độ nhà nước và chế độ
xã hội.
Vấn đề nhân thân con người là vấn đề trọng tâm của khoa học hiện
đại, nhất là của các ngành Luật học, Triết học và Xã hội học nói chung.
Vấn đề đó còn được mọi người thuộc mọi tầng lớp quan tâm, bỏi vì nó liên
quan khăng khít với quá trình đấu tranh của nhân loại tiến bộ vì hòa bình và
an ninh trên thế giới. Các khoa học pháp lý như Lý luận chung về pháp luật,
Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, Luật lao động v.v... cũng rất cần phải có
quan niệm đúng đắn về con người và nhân thân con người. Điều đó giúp
cho việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến nhân thân và con người.
Chẳng hạn, đối với môn lý luận chung về pháp luật, quan niộm đúng đắn về
con người cho phép xác định được các dấu hiệu của con người vói tư cách
là chu thể có năng lực pháp lý và năng lực hành vi, có các quyền và nghĩa
vụ cụ thể. Còn đối với luật hình sự, quan niệm đúng đắn về nhân thân sẽ
cho phép nghiên cứu được chính xác và đầy đủ về chủ thể ưách nhiệm hình
sự và khách thể bảo vộ của pháp luật hình sự.

Nghiên cứu nhân thân người phạm tội nhằm giải quyết vấn đề tội
phạm trong xã hội là trách nhiệm của nhiều ngành khoa học, trong đó tội
phạm học giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Dù thuộc bất kỳ trưòng phái nào,
mỗi nhà nghiên cứu tội phạm học đều không thể bỏ qua các vấn đề có liên
quan đến nhân thân người phạm tội khi phân tích về mặt lý luận tội phạm,
các nguyên nhân dẫn đến việc phạm tội, cũng như khi nghiên cứu để đưa ra
các giải pháp khoa học nhằm đấu tranh và phòng ngừa tội phạm.


Tội phạm là một hiện tượng xã hội phát sinh từ sự tác động qua lại
giữa các điều kiện bên ngoài và điều kiện bên trong (điều kiện khách quan
và điều kiện chủ quan). Trong toàn bộ hệ thống các quan hộ đó, nhân thân

24


×