Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Ôn tập phần tiếng việt từ loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.93 KB, 43 trang )

Ôn tập phần Tiếng Việt.

I. Từ vựng
* Các lớp từ.
1. Từ xét về cấu tạo.
- Từ đơn.
+ Khái niệm: Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng có nghĩa tạo thành.
+ Vai trò: Từ đơn được dùng để tạo từ ghép và từ láy, làm tăng vốn từ
của dân tộc.
- Từ phức
+ Từ ghép: ghép là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có
quan hệ với nhau về nghĩa. ( Tình thương, thương mến)
+)Từ ghép chính phụ: Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ
bổ sung nghĩa cho tiếng chính. tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng
sau. Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính
phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.( xe đạp, xanh rì)
+)Từ ghép đẳng lập: Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt
ngữ pháp ( không phân ra tiếng chính, tiếng phụ). Từ ghép đẳng lập có
tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của
các tiếng tạo nên nó. (Sách vở, quần áo)
- Từ láy: Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần giống nhau
(hoặc cả âm đầu và vần): săn sóc, khéo léo
*Sơ đồ
Cấu tạo từ:
Từ đơn

Từ phức

Từ láy
Từ ghép


T.G.P.L
T.G.T.H

Láy âm đầu
Láy vần
Láy âm và vần
Láy tiếng

Từ láy tượng thanh : Là từ láy mô phỏng, gợi tả âm thanh trong thực tế : Mô phỏng tiếng
người, tiếng của loài vật, tiếng động,...
VD : rì rào, thì thầm, ào ào,...
Từ từ láy tượng hình : Là từ láy gợi tả hình ảnh, hình dáng của người, vật ; gợi tả màu
sắc, mùi vị.
VD: Gợi dáng dấp : lênh khênh, lè tè, tập tễnh, ...
Gợi tả màu sắc : chon chót, sặc sỡ, lấp lánh,...
Gợi tả mùi vị : thoang thoảng, nồng nàn ,ngào ngạt,...
Lưu ý :
+ Một số từ vừa có nghĩa tượng hình, vừa có nghĩa tượng thanh, tuỳ vào văn cảnh mà ta
xếp chúng vào nhóm nào.
V.D : làm ào ào (ào ào là từ tượng hình), thối ào ào (ào ào là từ tượng thanh).
+ Trong thực tế, vẫn tồn tại những từ tượng thanh và tượng hình không phải là từ láy (ở
phạm vi tiểu học không đề cập tới các từ này ).

1


VD : bốp ( tiếng tát ), bộp ( tiếng mưa rơi ), hoắm (chỉ độ sâu ), vút ( chỉ độ cao )....
*Nghĩa của từ láy : Rất phong phú, cũng như từ ghép, chúng có cả nghĩa khái quát, tổng
hợp và nghĩa phân loại.
VD : làm lụng , máy móc, chim chóc, ...( nghĩa tổng hợp ) ; nhỏ nhen, nhỏ nhắn, xấu xa,

xấu xí,...( nghĩa phân loại ). Tuy nhiên, ở tiểu học thường đề cập đến mấy dạng cơ bản sau :
- Diễn tả sự giảm nhẹ của tính chất ( so với nghĩa của từ hay tiếng gốc).
VD : đo đỏ
<
đỏ
Nhè nhẹ
<
nhẹ
-Diễn tả sự tăng lên, mạnh lên của tính chất:
VD : cỏn con
> con
sạch sành sanh > sạch
-Diễn tả sự lặp đi lặp lại các động tác, khiến cho từ láy có giá trị gợi hình cụ thể
VD : gật gật , rung rung, cười cười nói nói, ...
- Diễn tả sự đứt đoạn, không liên tục nhưng tuần hoàn.
VD : lấp ló, lập loè, bập bùng, nhấp nhô, phập phồng,...
- diễn tả tính chất đạt đến mức độ chuẩn mực, không chê được.
VD : nhỏ nhắn, xinh xắn, tươi tắn, ngay ngắn, vuông vắn ,tròn trặn,...
*. Cách phận biệt từ đơn và từ phức:
Cách 1 : Dùng thao tác chêm, xen: Nếu quan hệ giữa các tiếng trong tổ hợp mà lỏng lẻo, dễ
tách rời, có thể chêm, xen 1 tiếng khác từ bên ngoài vào mà nghĩa của tổ hợp về cơ bản vẫn
không thay đổi thì tổ hợp ấy là 2 từ đơn.
VD: tung cánh
Tung đôi cánh
lướt nhanh
Lướt rất nhanh
(Hai tổ hợp trên đã chêm thêm tiếng đôi , rất nhưng nghĩa các từ này về cơ bản không thay
đổi, do đó tung cánh và lướt nhanh là kết hợp 2 từ đơn).
Ngược lại, nếu mối quan hệ giữa các tiếng trong tổ hợp mà chặt chẽ, khó có thể tách rời và
đã tạo thành một khối vững chắc, mang tính cố định (không thể chêm, xen) thì tổ hợp ấy là

1 từ phức.
VD: chuồn chuồn nước
chuồn chuồn sống ở nước
mặt hồ
mặt của hồ
(Khi ta chêm thêm tiếng sống và của vào, cấu trúc và nghĩa của 2 tổ hợp trên đã bị phá vỡ,
do đó chuồn chuồn nước và mặt hồ là kết hợp 1 từ phức)
Cách 2 : Xét xem trong kết hợp có yếu tố nào đã chuyển nghĩa hay mờ nghĩa gốc hay
không.
VD: bánh dày (tên 1 loại bánh); áo dài (tên 1 loại áo) đều là các kết hợp của 1 từ đơn
vì các yếu tố dày, dài đã mờ nghĩa, chỉ còn là tên gọi của 1 loại bánh, 1 loại áo, chúng kết
hợp chặt chẽ với các tiếng đứng trước nó để tạo thành 1 từ.
Cách 3 : Xét xem tổ hợp ấy có nằm trong thế đối lập không, nếu có thì đấy là kết hợp củ 2
từ đơn.
VD : có xoè ra chứ không có xoè vào
có rủ xuống chứ không có rủ lên xoè ra, rủ xuống là 1 từ phức
ngược với chạy đi là chạy lại
ngược với bò vào là bò ra

chạy đi, bò ra là những kết hợp của 2 từ đơn.
* Chú ý :
+ Khả năng dùng 1 yếu tố thay cho cả tổ hợp cũng là cách để chúng ta xác định tư cách từ.
VD: cánh én
( chỉ con chim én )
tay người ( chỉ con người )

2


+ Có những tổ hợp mang tính chất trung gian, nghĩa của nó mang đặc điểm của cả 2 loại (từ

phức và 2 từ đơn). Trong trường hợp này, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà ta có kết luận nó
thuộc loại nào.
* Cách phận biệt từ ghép và từ láy:
* Có 2 cách chính để tạo từ phức:
- Cách 1 : ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là các từ ghép .
- Cách 2: Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Đó
là các từ láy.
+Các tiếng trong từ ghép tổng hợp thường cùng thuộc một loại nghĩa ( cùng danh từ, cùng
động từ,...)
+ Các từ như : chèo bẻo, bù nhìn, bồ kết, ễnh ương, mồ hôi, bồ hóng,..., axit, càphê , ôtô,
môtô, rađiô,...có thể cho là từ ghép (theo định nghĩa) hoặc từ đơn (tuy có 2 tiếng trở lên
nhưng các tiếng đó phải gộp lại mới có nghĩa, còn từng tiếng tách rời thì không có nghĩa .
Những trường hợp này lên bậc THCS gọi là từ đơn đa âm ).
* Cách phân biệt các từ ghép và từ láy dễ lẫn lộn :
- Nếu các tiếng trong từ có cả quan hệ về nghĩa và quan hệ về âm (âm thanh) thì ta xếp vào
nhóm từ ghép.
VD : thúng mủng, tươi tốt, đi đứng, mặt mũi, phẳng lặng, mơ mộng,...
- Nếu các từ chỉ còn 1 tiếng có nghĩa , còn 1 tiếng đã mất nghĩa nhưng 2 tiếng không có
quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ ghép.
VD : Xe cộ, tre pheo, gà qué, chợ búa,...
- Nếu các từ chỉ còn 1 tiếng có nghĩa, còn 1 tiếng đã mất nghĩa nhưng 2 tiếng có quan hệ về
âm thì ta xếp vào nhóm từ láy.
VD : chim chóc, đất đai, tuổi tác , thịt thà, cây cối, máy móc,...
2. Từ xét về nghĩa
a- Nghĩa của từ:
+ Khái niệm: Nghĩa của từ là nội dung ( sự vật, tính chất, hoạt động,
quan hệ,…) mà từ biểu thị.
+ Cách giải thích nghĩa của từ:
Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.

b- Từ nhiều nghĩa.
+ Khái niệm: Từ có thể có một hay nhiều nghĩa. Từ nhiều nghĩa là từ
mang sắc thái ý nghĩa khác nhau do hiện tượng chuyển nghĩa.
+ Cách sử dụng: Dùng nhiều trong văn chương, đặc biệt trong thơ ca.
+ Các loại nghĩa của từ nhiều nghĩa:
Nghĩa gốc:là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các
nghĩa khác.
Nghĩa chuyển: là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
Thông thường, trong câu, từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy
nhiên trong một số trường hợp, từ có thể được hiểu đồng thời theo cả
nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển.
VD1:
Xe đạp: chỉ loại xe người đi, có 2 bánh, dùng sức người đạp cho quay bánh. Đây là nghĩa
duy nhất của từ xe đạp. Vậy từ xe đạp là từ chỉ có một nghĩa.
VD2: Với từ "Ăn'':
- Ăn cơm: cho vào cơ thể thức nuôi sống (nghĩa gốc).
- Ăn cưới: Ăn uống nhân dịp cưới.
- Da ăn nắng: Da hấp thụ ánh nắng cho thấm vào, nhiễm vào.
- Ăn ảnh: Vẻ đẹp được tôn lên trong ảnh.

3


- Tàu ăn hàng: Tiếp nhận hàng để chuyên chở.
- Sông ăn ra biển: Lan ra, hướng đến biển.
- Sơn ăn mặt: Làm huỷ hoại dần từng phần.
Như vậy, từ "Ăn" là một từ nhiều nghĩa.
c- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
+ Khái niệm: Là hiện tượng đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa.
+ Cách sử dụng: Hiểu hiện tượng chuyển nghĩa trong những văn cảnh

nhất định.
+ Phương thức chuyển nghĩa: Phương thức ấn dụ và phương thức hoán
dụ.
d- Thành ngữ:
+ Khái niệm: Thành ngữ là cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý
nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ
nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép
chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh…
+ Cách sử dụng: Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay
làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ,…Thành ngữ ngắn gọn,
hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.
3. Các loại từ xét về quan hệ nghĩa:
a- Từ đồng nghĩa.
+ Khái niệm: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa tương tự nhau. Một từ
nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
+ Phân loại: ( 2 loại).
Từ đồng nghĩa hoàn toàn: không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa.V.D: xe lửa = tàu
hoả
con lợn = con heo
Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: có sắc thái nghĩa khác nhau. Lăn tăn: chỉ các gợn
sóng nhỏ, đều, chen sát nhau trên bề mặt.
+ Nhấp nhô: chỉ các đợt sóng nhỏ nhô lên cao hơn so với xung quanh.
+ Cách sử dụng: không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay
thế được cho nhau. Khi nói cũng như khi viết, cần cân nhắc chọn trong số
các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái
biểu cảm.
b- Từ trái nghĩa.
+ Khái niệm: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ
nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
+ Cách sử dụng: Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối,tạo các hình

tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.
Sự đối lập về nghĩa phải đặt trên một cơ sở chung nào đó.
VD: Với từ "nhạt":
- (muối) nhạt > < mặn: cơ sở chung là "độ mặn"
- (đường ) nhạt > < ngọt: cơ sở chung là "độ ngọt"
- (tình cảm) nhạt > < đằm thắm : cơ sở chung là "mức độ tình cảm"
- (màu áo) nhạt > < đậm: cơ sở chung là "màu sắc".
c- Từ đồng âm.
+ Khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng
nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
+ Cách sử dụng: Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để
tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện
tượng đồng âm.

4


4. Cấp độ khái quát nghĩa của từ:
Khái niệm: Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn ( khái quát hơn) hoặc
hẹp hơn ( ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác:
+ Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó
bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
+ Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó được
bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
+ Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có
nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.
5. Trường từ vựng:
+ Khái niệm: Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét
chung về nghĩa.
6.Từ xét về nguồn gốc

-Từ thuần Việt:Từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta sáng tạo ra.
-Từ mượn: Từ mượn là từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị
những sự vật, hiện tương, đặc điểm,…mà tiếng Việt chưa có từ thật thích
hợp để biểu thị. Từ mượn gồm phần lớn là từ Hán Việt ( là những từ gốc
Hán được phát âm theo cách của người Việt) và từ mượn các nước khác
( Ấn Âu).
Nguyên tắc mượn từ:Mượn từ là một cách làm giàu tiếng Việt. Tuy vậy,
để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt ngôn ngữ dân tộc, không nên
mượn từ nước ngoài một cách tuỳ tiện.
-Từ toàn dân: là những từ ngữ được toàn dân sử dụng trong phạm vi cả
nước.
-Từ địa phương, biệt ngữ xã hội:
+ Khái niệm:
Từ ngữ địa phương: là những từ ngữ chỉ được sử dụng ở một ( hoặc một
số) địa phương nhất định.
Biệt ngữ xã hội: là những từ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội
nhất định.
+ Cách sử dụng:
Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp
với tình huống giao tiếp. Trong thơ văn, tác giả có thể sử dụng một số từ
ngữ thuộc hai lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng
lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật.
Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần
tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần
thiết.

II. Từ loại
12 TỪ LOẠI TRONG TIẾNG VIỆT VÀ CÁCH PHÂN BIỆT CÁC TỪ LOẠI
1.Danh từ: là những từ chỉ người, sự vật, hiện tượng, khái niệm…
- Danh từ chia làm 2 loại:

+ DT chỉ sự vật: (DT chung, DT riêng)
+ DT đơn vị: (đứng trước DT sự vật)
- Ví dụ
+DT sự vật: bông hoa, học sinh, trí tuệ,…, Hồ Chí Minh, ..
+DT đơn vị: chục, cặp, tá,… mét, lít, ki-lô-gam…, nắm, mớ, đàn…

5


2. Động từ: là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật
-Động từ chia làm 2 loại:
+ĐT tình thái (có ĐT khác đi kèm); VD: dám, khiến, định, toan, …
+ ĐT chi hoạt động, trạng thái.VD: đi, chạy, nhức, nứt, …
3.Tính từ: từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hiên tượng… VD;
đẹp, thông minh,..
4.Số từ: từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật, sự việc…
-ST chỉ số lượng: đứng trước danh từ. VD: một canh, hai canh..
-ST chỉ thứ tự: đứng sau danh từ. VD: canh bốn, canh năm
5.Lượng từ: từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật… VD: Tất cả, mọi,
những, mấy, vài, dăm, từng, các, mỗi..
6.Phó từ: từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa
cho nó. VD: đã-đang-sẽ, rất-lắm-quá, cũng-từng, không-chưa-chẳng,
được…
7.Đại từ: từ dùng để trỏ người, sự vật,… hoặc dùng để hỏi
Ví dụ
-Đại từ để trỏ: tôi, ta, nó, họ, hắn…; bấy nhiêu,
-Đại từ để hỏi: bao nhiêu, gì, ai, sao, thế nào...
8. Chỉ từ: từ dùng để trỏ vào sự vật nhằm xác định vị trí của sự vật
trong không gian, thời gian. Ví dụ: này, kia, ấy, nọ
9.Quan hệ từ: từ dùng để biểu thị ý nghĩa quan hệ như so sánh, sở

hữu, nhân quả... giữa các bộ phận của câu hoặc giữa các câu trong
một đoạn văn.
Ví dụ:
+ và, nhưng, bởi vì, nếu, như, của...
+ Cặp quan hệ từ: tuy...nhưng, không những...mà còn, vì...nên,..
10.Trợ từ: từ chuyên đi kèm với một số từ ngữ để nhấn mạnh hoặc
biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
Ví dụ từ “những”, “có”, “chỉ”, “ngay”, “chính” trong câu: ăn những
hai bát cơm, ăn có hai bát cơm, chỉ ba đứa, đi ngay, chính nó, ..
11.Thán từ: từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc(a, ái, ôi, ô hay,
than ôi,...) hoặc để gọi đáp (này, ơi, vâng, dạ…).
12.Tình thái từ: từ dùng để thêm vào câu để tạo nên câu nghi vấn,
câu cầu khiến, câu cảm thán hoặc biểu thị sắc thái tình cảm của
người nói.
- Ví dụ:
+ à, ư, hử, nhỉ, chăng, chứ (nghi vấn)
+ đi, nào, với (cầu khiến)
+ thay, sao... (cảm thán)
+ ạ, nhé, cơ mà... (sắc thái tình cảm)

6


ĐỀ LUYỆN
Bài 1. Tìm từ đơn- từ phức có trong các câu sau:
a- Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi!
- Con chim chiền chiện
Bay vút vút cao
Lòng đầy yêu mến
Khúc hát ngọt ngào.

-Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được độc lập tự do,
đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành .
Bài 2. Dùng dấu gạch chéo tách các từ trong hai câu sau, rồi ghi lại các từ đơn, từ
phức trong câu.
Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc chừng mực nên tôi chóng lớn lắm .Cứ chốc chốc tôi lại
trịnh trọng và khoan thai đưa hai chân lên vuốt râu.
Bài 3. Các chữ in đậm dưới đây là một từ phức hay hai từ đơn:
a. Nam vừa được bố mua cho một chiếc xe đạp.
b. Xe đạp nặng quá, đạp mỏi cả chân.
c. Vườn nhà em có nhiều loài hoa : hoa hồng, hoa cúc, hoa nhài.
d. Màu sắc của hoa cũng thật phong phú: hoa hồng, hoa tím, hoa vàng
Bài 4. Nghĩa của các từ phức: nhà cửa, ăn uống, sách vở có gì khác so với nghĩa của
các từ đơn: nhà , cửa, ăn , uống, sách, vở?
Bài 5. Từ mỗi tiếng dưới đây, hãy tạo ra từ ghép, từ láy: Nhỏ, lạnh, vui.
nhỏ

lạnh

vui

Bài 6. Các từ dưới đây là từ ghép hay từ láy ? Vì sao?

7


tươi tốt, buôn bán, mặt mũi, hốt hoảng, nhỏ nhẹ, đi đứng.
Bài 7. Các từ in đậm dưới đây là từ láy hay từ ghép? vì sao?
a.Nhân dân ghi nhớ công ơn Chữ Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Cũng
từ đó hàng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm
lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.

b. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rôì tre lên cứng cáp, dẻo dai, vững
chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.
Bài 8. Cho đoạn văn sau:
Biển luôn thay đổi tuỳ theo màu sắc mây trời.Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như
dâng cao lên chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương .Trời âm u
mây mưa, biển xám xịt, nặng nề . Trời ầm ầm giong gió, biển đục ngầu giận giữ . Như một
con người biết buồn vui. Biển lúc tẻ nhạt , lạnh lùng , lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu,
gắt gỏng.
a. Tìm từ ghép trong các từ in đậm ở đoạn văn trên rồi sắp xếp vào hai nhóm: từ ghép có
nghĩa tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại .
b.Tìm từ láy trong các từ in đậm có trong đoạn văn trên rồi xếp vào 3 nhóm: láy âm đầu,
váy vần ,láy cả âm đầu và vần( láy tiếng)
Bài 9. . Phân các từ ghép trong từng nhóm dưới dây thành hai loại: từ ghép có nghĩa
tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại.
a. máy nổ, máy ảnh, máy khâu, máy cày, máy móc, máy in, máy kéo,…
b.cây cam, cây chanh, cây bưởi, cây ăn quả, cây cối, cây công nghiệp, cây lương thực,…
c. xe đạp, xe cải tiến, xe bò, xe buýt, xe cộ, xe ca, xe con, xe máy, xe lam,…
Bài 10. Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (được gạch chân) trong các
dòng thơ sau:
a- Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao. (Nguyễn Khuyến)
b- Tháng Tám mùa thu xanh thắm. (Tố Hữu)
c- Một vùng cỏ mọc xanh rì. (Nguyễn Du)
d- Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc. (Chế Lan Viên)
e- Suối dài xanh mướt nương ngô. (Tố Hữu)
Bài 11
Trong mỗi nhóm từ dưới đây, từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại:
a) Tổ tiên, tổ quốc, đất nước, giang sơn, sông núi, nước nhà, non sông, nước non, non nước.
b) Quê hương, quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, quê hương xứ sở,
nơi chôn rau cắt rốn.
Bài 12 Tại sao có thể nói: một con thuyền, một quyển sách mà không thể nói một con thuyển

bè, một quyển sách vở?
Bài 13 .
Tìm từ lạc trong dãy từ sau và đặt tên cho nhóm từ còn lại:
a) Thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, thợ gặt, nhà nông, lão nông, nông dân.
b) Thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, thủ công nghiệp, thợ hàn, thợ mộc, thợ nề, thợ nguội.
c) Giáo viên, giảng viên, giáo sư, kĩ sư, nghiên cứu, nhà khoa học, nhà văn, nhà báo.
Bài 14
Chọn từ ngữ thích hợp nhất trong các từ sau để điền vào chỗ trống: im lìm, vắng lặng, yên
tĩnh.
Cảnh vật trưa hè ở đây ..., cây cối đứng..., không gian..., không một tiếng động nhỏ.
Bài 15:
a) Bên ruộng lúa xanh non
Đàn cò trắng
Những chị lúa phất phơ bím tóc
Khiêng nắng
Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học
Qua sông.
(Trần Đăng Khoa)
b) Chú chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải
rộng mênh mông và lặng sóng

8


Tìm các từ láy, từ ghép có trong khổ thơ và đoạn văn trên.
Bài 16:
Tìm các từ ghép được cấu tạo theo mẫu:
a) Thợ + X
b) X + viên
c) Nhà + X

d) X + sĩ
Bài 17. Tìm các từ ghép có tiếng cảm ( nghĩa là làm cho rung động trong lòng khi tiếp xúc
với sự việc gì) theo yêu cầu sau:
a) 4 từ ghép có tiếng cảm đứng trước( VD: cảm xúc).
b) 4 từ ghép có tiếng cảm đứng sau( VD: tình cảm).
Bài 18:
Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh từng câu dưới đây:
a) Câu văn cần được (đẽo, gọt, gọt giũa, vót, bào) cho trong sáng và súc tích
b) Trên sân trường, mấy cây phượng vĩ nở hoa (đỏ au, đỏ bừng, đỏ đắn, đỏ hoe, đỏ gay, đỏ
chói, đỏ quạch, đỏ tía, đỏ ửng).
c) Dòng sông chảy rất (hiền hoà, hiền lành, hiền từ, hiền hậu) giữa hai bờ xanh mướt lúa
ngô.
Bài 19:
Tìm và điền tiếp các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưới đây và chỉ ra nghĩa chung của
từng nhóm:
a) Cắt, thái, ...
b) To, lớn,...
c) Chăm, chăm chỉ,...
Bài 20:
Dựa vào nghĩa của tiếng "hoà", chia các từ sau thành 2 nhóm, nêu nghĩa của tiếng "hoà" có
trong mỗi nhóm:
Hoà bình, hoà giải, hoà hợp, hoà mình, hoà tan, hoà tấu, hoà thuận, hoà vốn.
Bài 21:
Chọn từ ngữ thích hợp nhất (trong các từ ngữ cho sẵn ở dưới) để điền vào từng vị trí trong
đoạn văn miêu tả sau:
Mùa xuân đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa ..., tất cả những gì sống trên trái đất lại
vươn lên ánh sáng mà...., nảy nở với một sức mạnh khôn cùng. Hình như từng kẽ đá khô
cũng ... vì một lá cỏ non vừa ..., hình như mỗi giọt khí trời cũng...., không lúc nào yên vì
tiếng chim gáy, tiếng ong bay.
(theo Nguyễn Đình Thi)

(1): tái sinh, thay da đổi thịt, đổi mới, đổi thay, thay đổi, khởi sắc, hồi sinh.
(2): sinh sôi, sinh thành, phát triển, sinh năm đẻ bảy.
(3): xốn xang, xao động, xao xuyến, bồi hồi, bâng khâng, chuyển mình, cựa mình, chuyển
động.
(4): bật dậy, vươn cao, xoè nở, nảy nở, xuất hiện, hiển hiện.
(5): lay động, rung động, rung lên, lung lay.
Bài 22:
Tìm những từ cùng nghĩa chỉ màu đen để điền vào chỗ trống trong các từ dưới đây:
Bảng.... ; vải.... ; gạo.... ; đũa..... ; mắt.... ; ngựa.... ; chó.....
Bài 23:
Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:
thật thà, giỏi giang, cứng cỏi, hiền lành, nhỏ bé, nông cạn, sáng sủa, thuận lợi, vui vẻ, cao
thượng, cẩn thận, siêng năng, nhanh nhảu, đoàn kết, hoà bình.
Bài 24:
Đặt 3 câu với 3 cặp từ trái nghĩa ở BT1
Bài 25:

9


Với mỗi từ gạch chân dưới đây, hãy tìm một từ trái nghĩa:
a) Già:
- Quả già
- Người già
- Cân già
b) Chạy:
- Người chạy
- Ôtô chạy
- Đồng hồ chạy
c) Chín:

- Lúa chín
- Thịt luộc chín
- Suy nghĩ chín chắn
Bài 26:
Tìm 3 cặp từ trái nghĩa nói về việc học hành. Hãy đặt một câu với một trong 3 cặp từ trái
nghĩa đó.
Bài 27:
Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau:
a) Đậu tương - Đất lành chim đậu – Thi đậu.
b) Bò kéo xe – 2 bò gạo – cua bò.
c) Sợi chỉ - chiếu chỉ - chỉ đường - chỉ vàng.
Bài 28: Với mỗi từ, hãy đặt 2 câu để phân biệt các từ đồng âm: chiếu, kén, mọc.
Bài 29: Với mỗi từ, hãy đặt 1 câu để phân biệt các từ đồng âm: Giá, đậu, bò, kho, chín.
Bài 30: Dùng các từ dưới đây để đặt câu (một câu theo nghĩa gốc, một câu theo nghĩa
chuyển): nhà, đi, ngọt.
Bài 31: Hãy xác định nghĩa của các từ được gach chân trong các kết hợp từ dưới đây rồi
phân chia các nghĩa ấy thành nghĩa gốc và nghĩa chuyển:
a) Miệng cười tươi, miệng rộng thì sang, há miệng chờ sung, miệng bát, miệng túi, nhà 5
miệng ăn.
b) Xương sườn, sườn núi, hích vào sườn, sườn nhà, sườn xe đạp, hở sườn, đánh vào sườn
địch.
Bài 32: Trong các từ gạch chân dưới đây, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa:
a) Vàng:
- Giá vàng trong nước tăng đột biến
- Tấm lòng vàng
- Chiếc lá vàng rơi xuống sân trường
b) Bay:
- Bác thợ nề đang cầm bay trát tường.
- Đàn cò đang bay trên trời
- Đạn bay vèo vèo

- Chiếc áo đã bay màu
Bài 33:
Với mỗi từ dưới đây của một từ, em hãy đặt 1 câu:
a) Cân (là DT, ĐT, TT)
b) Xuân (là DT, TT)
Bài 34:
Cho các từ ngữ sau:
Đánh trống, đánh giày, đánh tiếng, đánh trứng, đánh đàn, đánh cá, đánh răng, đánh bức điện,
đánh bẫy.
a) Xếp các từ ngữ trên theo các nhóm có từ đánh cùng nghĩa với nhau.
b) Hãy nêu nghĩa của từ đánh trong từng nhóm từ ngữ đã phân loại nói trên

10


Bài 35. Bài Nêu nghĩa của mỗi từ cân trong câu sau và nói rõ nó là danh từ, động từ hay
tính từ.
Bài 36. Đặt 4 câu có từ pha được dùng với 4 nghĩa khác nhau.
Bài 37. Đọc đoạn thơ sau:
Bà ơi mùa hạ đi đâu?
Chùm vải trọc đầu trốn biệt trên cây
Tiếng sấm trốn lẩn vào mây
Quạt nan nằm nhớ bàn tay của bà.
Sông gầy, đê choãi chân ra
Mặt trời ngủ sớm, tiếng gà dậy trưa
Khoai sọ mọc chiếc răng thừa
Cóc ngồi cóc nhớ cơn mưa trắng chiều.
Hãy tìm trong đoạn thơ những từ được dùng theo nghĩa chuyển

Gợi ý:

B. Bài tập:
1, Tìm từ đơn- từ phức có trong các câu sau:
- Đẹp/vô cùng/Tổ quốc/ta/ơi!/
- Con/chim chiền chiện/
Bay/vút/vút/cao/
Lòng/đầy/yêu mến/
Khúc hát/ngọt ngào./
-Tôi/chỉ/cómột/ham muốn,/ham muốn/tột bậc/là/làm sao/cho/nước/ta/được/độc lập/tự
do,/đồng bào/ta/ai/cũng/có/cơm/ăn,/áo/mặc,/ai/cũng/được/học hành ./
2, Dùng dấu gạch chéo tách các từ trong hai câu sau, rồi ghi lại các từ đơn, từ
phức trong câu.
Bởi/tôi/ăn uống/điều độ/và/làm việc/chừng mực/nên/tôi/chóng lớn/lắm/..Cứ/chốc
chốc/tôi/lại/trịnh trọng/và/khoan thai/đưa/hai/chân/lên/vuốt/râu./
HS tự làm rồi tìm từ đơn-từ phức.
3,Các chữ in đậm dưới đây là một từ phức hay hai từ đơn:
a. Nam vừa được bố mua cho một chiếc xe đạp.( từ phức)
b. Xe đạp nặng quá, đạp mỏi cả chân.( hai từ đơn)
c. Vườn nhà em có nhiều loài hoa : hoa hồng, hoa cúc, hoa nhài.( từ phức)
d. Màu sắc của hoa cũng thật phong phú: hoa hồng, hoa tím, hoa vàng,…( hai từ
đơn)
4,Nghĩa của các từ phức: nhà cửa, ăn uống, sách vở có gì khác so với nghĩa của
các từ đơn: nhà , cửa, ăn , uống, sách, vở?
5, Từ mỗi tiếng dưới đây, hãy tạo ra từ ghép, từ láy:
Nhỏ, lạnh, vui.
nhỏ
lạnh
vui
nhỏ nhắn, nhỏ nhẻ, nhỏ lạnh lẽo, lạnh lùng, lành vui vẻ, vui vui,
nhen, nhỏ nhoi, nho nhỏ lạnh
vui vầy

nhỏ nhẹ, nhỏ bé, nhỏ mọn, lạnh nhạt, lạnh giá, lạnh
nhỏ dại, nhỏ to, nhỏ con, gáy, lạnh ngắt, lạnh tanh, vui mắt, vui
nhỏ xíu,…
lạnh toát…
nhộn,…
6, Các từ dưới đây là từ ghép hay từ láy ? Vì sao?
tươi tốt, buôn bán, mặt mũi, hốt hoảng, nhỏ nhẹ, đi đứng.
11


( các từ đó là từ ghép vì hai tiếng trong từng từ đêù có nghĩa, quan hệ giữa các
tiếng trong mỗi từ là quan hệ về nghĩa, các từ này có hình thức âm thanh ngẫu
nhiên giống láy, chứ không phải là từ láy)
7, Các từ in đậm dưới đây là từ láy hay từ ghép? vì sao?
a.Nhân dân ghi nhớ công ơn Chữ Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng.
Cũng từ đó hàng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng
lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.
b. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rôì tre lên cứng cáp, dẻo
dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.
( từ ghép: nhân dân, bờ bãi, dẻo dai, chí khí-vì chúng có quan hệ với nhau về nghĩa.
Từ láy: các từ còn lại vì chúng có quan hệ với nhau về âm)
8, Cho đoạn văn sau:
Biển luôn thay đổi tuỳ theo màu sắc mây trời.Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh,
như dâng cao lên chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương
.Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề . Trời ầm ầm giong gió,
biển đục ngầu giận giữ . Như một con người biết buồn vui. Biển lúc tẻ nhạt , lạnh
lùng , lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
a. Tìm từ ghép trong các từ in đậm ở đoạn văn trên rồi sắp xếp vào hai nhóm: từ ghép
có nghĩa tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại .
b.Tìm từ láy trong các từ in đậm có trong đoạn văn trên rồi xếp vào 3 nhóm: láy âm

đầu, váy vần ,láy cả âm đầu và vần( láy tiếng)
HS thảo luận theo nhóm và trình bày trước lớp:
( Từ ghép tổng hợp: thay đổi, buồn vui, tẻ nhạt, đăm chiêu.
Từ ghép phân loại: xanh thẳm, chắc nịch , đục ngầu,
Từ láy âm đầu:mơ màng, nặng nề,lạnh lùng, hả hê, gắt gỏng,
Láy vần: sôi nổi
Láy cả âm và vần: ầm ầm)
9. Phân các từ ghép trong từng nhóm dưới dây thành hai loại: từ ghép có nghĩa
tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại.
a. máy nổ, máy ảnh, máy khâu, máy cày, máy móc, máy in, máy kéo,…
b.cây cam, cây chanh, cây bưởi, cây ăn quả, cây cối, cây công nghiệp, cây lương
thực,…
c. xe đạp, xe cải tiến, xe bò, xe buýt, xe cộ, xe ca, xe con, xe máy, xe lam,…
HS làm bài và trình bày bài trước lớp.
( Từ ghép có nghĩa tổng hợp : máy móc, cây cối, xe cộ, )
các từ còn lại là tự ghép có nghĩa phân loại.)
Bài 10: Xanh một màu xanh trên diện rộng.
b- Xanh tươi đằm thắm.
c- Xanh đậm và đều như màu của cây cỏ rậm rạp.
d- Xanh lam đậm và tươi ánh lên.
e- Xanh tươi mỡ màng.
Bài 11.

a) Tổ tiên. b) Quê mùa.
Bài 12.

a) thuyền: từ đơn, chỉ một sự vật cụ thể dùng làm phương tiện giao thông trên mặt
nước. Vì là từ chỉ một sự vật cụ thể nên nó có thể đứng sau các từ chỉ số lượng: một,
hai, ba.....Do đó có thể nói một con thuyền.
12



- thuyển bè: từ ghép có nghĩa tổng hợp, không chỉ một sự vật cụ thể, mà chỉ chung
các loại thuyền. Vì không chỉ một sự vật cụ thể, nên nó thường không đứng sau các
từ chỉ số lượng. Do đó, không thể nói một con thuyền bè.
Bài 13.
a) Chỉ nông dân (từ lạc : thợ rèn ) b) Chỉ công nhân và người sản xuất thủ công
nghiệp ( từ lạc : thủ công nghiệp ) c) Chỉ giới trí thức ( từ lạc : nghiên cứu )
Bài 14.: yên tĩnh, im lìm, vắng lặng.
Bài 15.1
TG
TL
a) ruộng lúa, xanh non, chị lúa, bím phất phơ, thì thầm
tóc, cậu tre, dần cò
b) chú chuồn chuốn nước, vọt lên, mênh mông
cái bóng, nhỏ xíu, mặt hồ, mặt hồ
Bài 16.
Thợ thuyền; thợ xây;
Điền viên; đoàn viên; hoa viên
Nhà xe, nhà trường, nhà nước
Nha sĩ, bác sỹ,
Bài 17.
Gợi ý: a) cảm tình, cảm phục, cảm mến, cảm tưởng, cảm nghĩ
b) diễn cảm, biểu cảm, linh cảm, vô cảm, phản cảm, mặc cảm
Bài 18.
a) gọt giũa b) Đỏ chói. c) Hiền hoà .
Bài 19.
a) ...xắt, xắn, xẻo, pha, chặt, băm, chém, phát, xén, cưa, xẻ, bổ,... ( Nghĩa chung : chia
cắt đối tượng thành những phần nhỏ (bằng dụng cụ) )
b) ...to lớn, to tướng, to tát , vĩ đại,... ( Nghĩa chung : Có kích thước , cường độ quá

mức bình thường )
c) ...siêng năng, chịu khó, cần cù, chuyên cần,... ( Nghĩa chung : Làm nhiều và làm
đều đặn một việc gì đó)
Bài 20 . - Nhóm 1 : hoà bình, hoà giải, hoà hợp, hoà thuận, (tiếng hoà mang nghĩa :
trạng thái không có chiến tranh, yên ổn ) - Nhóm 2 : hoà mình, hoà tan, hoà tấu (tiếng
hoà mang nghĩa : trộn lẫn vào nhau )
Bài 21
1): tái sinh, thay da đổi thịt, đổi mới, đổi thay, thay đổi, khởi sắc, hồi sinh .
(2): sinh sôi, sinh thành, phát triển, sinh năm đẻ bảy .
(3): xốn xang, xao động, xao xuyến, bồi hồi, bâng khâng,chuyển mình, cựa mình,
chuyển động.
(4): bật dậy, vươn cao, xoè nở. nảy nở, xuất hiện, hiển hiện .
(5): lay động, rung động, rung lên, lung lay.
*Đáp án : Là các từ đã gạch chân (theo văn bản gốc ).Song theo ý kiến cá nhân người
soạn thì ở đáp án (1) cũng có thể điền từ “thay da đổi thịt”.
Bài 22. Bảng đen, vải thâm, gạo hẩm, đũa mun, mắt huyền, ngựa ô, chó mực.
Bài 23. đối trá, kém cỏi, yếu ớt, độc ác, to lớn, sâu sắc,....
Bài 24. HS tự làm
Bài 25. a) non, trẻ , non. b) đứng, dừng, chết. c) xanh, sống, nông nổi
Bài 26. VD : chăm chỉ / lười biếng ; sáng dạ / tối dạ ; cẩn thận / cẩu thả.
Bài 27.
13


a) Đậu :Một loại cây trồng lấy quả, hạt - Tạm dừng lại - Đỗ , trúng tuyển.
b) Bò :Con bò (một loại động vật) – 1 đơn vị đo lường – di chuyểnn thân thể.
c) Chiếu : Sợi se dùng để khâu vá - lệnh bằng văn bản của vua chúa
- Hướng dẫn – 1 đơn vị đo lường (đo vàng bạc)
Bài 28
- Ánh trăng chiếu qua kẽ lá / Bà tôi trải chiếu ra sân ngồi hóng mát.

- Con tằm đang làm kén / Cô ấy là người hay kén chọn.
- Mặt trời mọc / Bát bún mọc ngon tuyệt.
Bài 29. VD: Anh thanh niên hỏi giá chiếc áo treo trên giá.
Bài 30. - Nhà tôi đi vắng / Ngôi nhà đẹp quá . - Em bé đang tập đi / Tôi đi du lịch . Quả cam ngọt quá / Chị ấy nói ngọt thật
Bài 31.
a)- Nghĩa gốc : Miệng cười...,miệng rộng... (bộ phận trên mặt người hay ở phần trước
của đầu động vật , dùng để ăn và nói . Thường được coi là biểu tượng của việc ăn
uống và nói năng của con người : há miệng chờ sung (ám chỉ kẻ lười biếng, suy ra từ
câu chuyện có kẻ muốn ăn sung nhưng do lười biếng nên không chịu đi nhặt mà chỉ
nằm há miệng chờ cho sung rụng vào mồm) ; trả nợ miệng (nợ về việc ăn uống ) Nghĩa chuyển : miệng bát, miệng túi (Phần trên cùng, chỗ mở ra thông với bên ngoài
của vật có chiều sâu ) ; nhà 5 miệng ăn (5 cá nhân trong một gia đình, mỗi người coi
như một đơn vị để tính về mặt những chi phí tối thiểu cho đời sống )
b) - Nghĩa gốc : xương sườn, hích vào sườn (Các xương bao quanh lồng ngực từ cột
sống đến vùng ức ) - Nghĩa chuyển : sườn nhà, sườn xe đạp (bộ phận chính làm
nòng , làm chỗ dựa để tạo nên hình dáng của vật ) ; hở sườn , sườn địch (chỗ trọng
yếu , quan trọng )
Bài 32.
a) Giá vàng : Từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc)
b) B) Đàn cò đang bay
Bài 33
a) – Mẹ em mua một chiếc cân đĩa.
– Mẹ cân một con gà.
– Hai bên cân sức cân tài .
b) – Mùa xuân đã về .
– Cô ấy đang trong thời kì xuân sắc.

cân (1): Dụng cụ để đo khối lượng. ( Danh từ)
cân (2): Hoạt động đo khối lượng của một vật.( Động từ)
cân (3): Có hai phía ngang bằng nhau, không lệch.
Bài 34.

– Nhóm 1: đánh trống, đánh đàn ( làm cho phát ra tiếng báo hiệu hoặc tiếng nhạc bằng
cách gõ hoặc gảy )
– Nhóm 2 : đánh giày, đánh răng ( làm cho bề mặt bên ngoài đẹp hoặc sạch hơn bằng
cách chà xát )
– Nhóm 3 : đánh tiếng, đánh bức điện ( làm cho nội dung cần thông báo được truyền
đi )
– Nhóm 4 : đánh trứng, đánh phèn ( làm cho một vật (hoặc chất) thay đổi trạng thái
bằng cách khuấy chất lỏng )
– Nhóm 5 : Đánh cá, đánh bẫy (làm cho sa vào lưới hay bẫy để bắt )

14


Bài 35.
Gợi ý: Đặt câu để có từ pha có các nghĩa:
- đổ nước sôi vào một chất cho thành một thức uống: Mẹ pha nước đường cho em.
- trộn lẫn hai chất lỏng vào nhau: cô ấy pha màu vẽ rất chuẩn
- xem lẫn vào nhau; chia một khối nguyên thành nhiều phần nhỏ: mẹ em pha chuối để
đi bán
- Nó pha nước da của cả bó lẫn mẹ
Bài 36.
Đọc đoạn thơ sau:
Bà ơi mùa hạ đi đâu?
Chùm vải trọc đầu trốn biệt trên cây
Tiếng sấm trốn lẩn vào mây
Quạt nan nằm nhớ bàn tay của bà.
Sông gầy, đê choãi chân ra
Mặt trời ngủ sớm, tiếng gà dậy trưa
Khoai sọ mọc chiếc răng thừa
Cóc ngồi cóc nhớ cơn mưa trắng chiều.

Hãy tìm trong đoạn thơ những từ được dùng theo nghĩa chuyển

15


CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ CẤU TẠO TỪ
I) Bài tập về phân loại từ đơn, từ ghép ( phân loại, tổng hợp), từ láy gồm các
dạng sau:
Dạng 1: Cho sẵn từ rời, yêu cầu xếp loại
Ví dụ: Hãy xếp các từ: thật thà, bạn bè, hư hỏng, bạn học, chăm chỉ, gắn bó,
bạn đường, ngoan ngoãn, giúp đỡ, bạn đọc, khó khăn vào ba nhóm: từ ghép tổng hợp,
từ ghép phân loại, từ láy.
Dạng 2: Cho sẵn một đoạn, môt câu, yêu cầu tìm một hoặc một số kiểu từ theo cấu
tạo có trong đoạn, câu đó.
Ví dụ:
Tìm các từ láy có trong ba câu sau:
Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai,
vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.
Cách làm: Với những bài tập dạng này, trước khi vào phân loại từ theo cấu tạo, ta
phải vạch được đúng ranh giới từ.
Dạng 3: Cho sẵn một tiếng, yêu cầu tìm từ có tiếng đó theo những kiểu cấu tạo khác
nhau.
Ví dụ:
- Tìm những tiếng có thể kết hợp với sáng để tạo thành từ ghép( tổng hợp, phân
loại), từ láy.
Điền tiếng thích hợp vào chỗ trống để có:
Các từ ghép
Các từ láy
mềm................
mềm................

khỏe...............
khỏe.................
lạnh..................
lạnh...............
vui.................
vui................
xanh...............
xanh.............
- Tìm các từ sao cho có tiếng "mờ" sao cho tạo thành được nhiều kiểu cấu tạo
nhất.
* Để làm được dạng bài tập này, ta phải nắm được bảng phân loại từ theo kiểu cấu
tạo như sau:
16


Từ đơn (1)
Từ ghép
Từ láy

phân loại (2)
tổng hợp ( 3 )
phụ âm đầu (4 )
vần ( 5 )
phụ âm đầu và vần ( 6 )
tiếng ( 7 )

Từ láy

láy ba ( 8 )
láy tư ( 9 )

Từ đó ta tìm đượccác từ: (1) mờ, (2) mờ sáng, mờ mắt, (3) phai mờ, mờ nhạt, (4) mờ
mịt, (5) lờ mờ, (7) mờ mờ, (8) lờ tờ mờ, (9) mập mà mập mờ.
II. Bài tập:
Bài 1: Cho các từ: châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi,
tươi tốt, phương hướng, vương vấn, tươi tắn, đánh đập, mải miết, xa xôi, xa lạ, phẳng
lặng, phẳng phiu, mơ màng, mơ mộng, hư hỏng, thật thà, bạn bè, san sẻ, bạn đọc,
vắng lặng.
Hãy xếp các từ trên vào ba nhóm: Từ ghép phân loại; Từ ghép tổng hợp; Từ láy.
Bài 2( Bài 1 đề 26- tr 85- 35 đề TH ):
Đáp án:
TGPL
TGTH
TL
bầu trời, giật mình, kêu khóc, cảnh vật, lơ lửng, thăm thẳm, la
nhắm nghiền
thảm thương, ruộng đất, liệt
nứt nẻ, khô cằn
Bài 3 (bài 1- đề 31- tr 100- 35 đề TH ):
Đáp án:
TGPL
TGTH
TL
hơi ấm, làn hương, bàn lan tỏa, dấu tích, khô nồng nàn, ngọt ngào,
tay, làn da, mùa đông
cằn, giá lạnh
mơn man, mềm mại,
vuốt ve.
Bài 4:
a) Bên ruộng lúa xanh non
Đàn cò trắng

Những chị lúa phất phơ bím tóc
Khiêng nắng
Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học
Qua sông.
(Trần Đăng Khoa)
b) Chú chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt
hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng
Tìm các từ láy, từ ghép có trong khổ thơ và đoạn văn trên.
Đáp án:
TG
TL
a) ruộng lúa, xanh non, chị lúa, bím phất phơ, thì thầm
tóc, cậu tre, dần cò
b) chú chuồn chuốn nước, vọt lên, mênh mông
cái bóng, nhỏ xíu, mặt hồ, mặt hồ
Bài 5: Tạo các từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại, từ láy ( nếu có) từ mỗi tiếng sau:
nhỏ, sáng, vui, làng, ăn, trắng, đỏ
17


Đáp án:
Tiếng TGPL
nhỏ - nhỏ xíu, nhỏ tí, nhỏ
tẹo
sáng - sáng trưng, sáng
rực, sáng chói, sáng
quắc
vui
- vui lòng, vui mắt,
vui chân, vui tay

làng
- làng nghề, làng chài
ăn
trắng
đỏ

TGTH
- nhỏ bé, nhỏ nhẹ, nhỏ
con, nhỏ xinh
- sáng trong, sáng tươi,
sáng trắng

TL
- nhỏ nhắn, nhỏ nhẻ,
nhỏ nhoi, nhỏ nhen,
- sáng sủa, sang sáng

- vui mừng,vui sướng, - vui vẻ, vui vui
vui buồn
- làng mạc, làng xóm,
làng quê
- ăn ảnh, ăn ý, ăn - ăn uống, ăn ở, ăn mặc
cơm
- trắng tinh, trắng - trắng hồng, trắng - trăng trắng, trắng
xóa, trắng muốt, trong, trắng sáng
trẻo
trắng phau
- đỏ tía, đỏ rực, đỏ - đỏ tươi, đỏ hồng
- đo đỏ, đỏ đắn
chói, đỏ ối, đỏ gay


Bài 6: Ghép các tiếng ở mỗi dòng sau để tạo nên những từ ghép có nghĩa tổng hợp
thường dùng:
a) quần, áo, khăn, mũ
b) gian, ác, hiểm, độc
c) yêu, thương, quý, mến, kính
Bài 7: Tìm 5 từ ghép có tiếng anh,5 từ ghép có tiếng hùng theo nghĩa của từng tiếng
trong từ anh hùng.
Đáp án:
- 5 từ ghép có tiếng anh: anh dũng, anh hào, anh minh, anh tài, tinh anh
- 5 từ ghép có tiếng hùng: hùng cường, hùng khí, hùng tráng, hùng vĩ, oai hùng
Bài 8: Hãy tìm :
a) 5 từ ghép tổng hợp thuộc loại danh từ, VD: quần áo,...
b) 5 từ ghép tổng hợp thuộc loại động từ, VD: ăn uống,...
c) 5 từ ghép tổng hợp thuộc loại tính từ, VD: tốt xấu,...
Đáp án: a) giày dép, bàn ghế, trường lớp, ngày đêm, hoa quả
b) đi đứng, học hỏi, múa hát, học tập, học hành
c) nhỏ bé, cao lớn, tươi tốt, xinh đẹp, xanh xám
.Bài 9: Tại sao có thể nói: một con thuyền, một quyển sách mà không thể nói một con
thuyển bè, một quyển sách vở?
Đáp án:
a) thuyền: từ đơn, chỉ một sự vật cụ thể dùng làm phương tiện giao thông trên mặt
nước. Vì là từ chỉ một sự vật cụ thể nên nó có thể đứng sau các từ chỉ số lượng: một,
hai, ba.....Do đó có thể nói một con thuyền.
- thuyển bè: từ ghép có nghĩa tổng hợp, không chỉ một sự vật cụ thể, mà chỉ chung
các loại thuyền. Vì không chỉ một sự vật cụ thể, nên nó thường không đứng sau các
từ chỉ số lượng. Do đó, không thể nói một con thuyền bè.
Bài 10:
a) Tìm những tiếng có thể ghép với tiếng lễ để tạo thành từ ghép.
18



b) Tìm năm từ có nghĩa là khó khăn, nguy hiểm có tiếng gian
c) Tìm năm tính từ có tiếng đẹp trong đó có một từ đơn, hai từ láy, một từ ghép tổng
hợp và một từ ghép phân loại.
Đáp án:
a) lễ phép, lễ nghĩa, lễ độ, lễ giáo, lễ phục, lễ vật, lễ nghi, lễ hội, lễ đài, lễ vật, lễ tang
b) gian khổ, gian lao, gian nan, gian hiểm
c) Từ đơn; đẹp
Từ láy: đẹp đẽ, đèm đẹp
TGTH: đẹp xinh, xinh đẹp, tươi đẹp, đẹp tươi
TGPL: đẹp mắt
Bài 11: Tìm các từ ghép có tiếng cảm ( nghĩa là làm cho rung động trong lòng khi
tiếp xúc với sự việc gì) theo yêu cầu sau:
a) 4 từ ghép có tiếng cảm đứng trước( VD: cảm xúc).
b) 4 từ ghép có tiếng cảm đứng sau( VD: tình cảm).
Gợi ý: a) cảm tình, cảm phục, cảm mến, cảm tưởng, cảm nghĩ
b) diễn cảm, biểu cảm, linh cảm, vô cảm, phản cảm, mặc cảm
Bài 12: a)Hãy đặt một câu có từ may máy là từ ghép, một câu có từ may máy là từ láy.
b) Hãy đặt câu có từ bàn tính là từ ghép tổng hợp, một câu có từ bàn tính là từ
ghép phân loại.
Gợi ý:
- may máy ( từ ghép): may bằng máy
Đặt câu: Chiếc áo này may máy.
- may máy ( từ láy): tự nhiên hơi thấy rung động nhẹ ( thường nói về mắt, may máy
mắt)
Đặt câu: Tự nhiên em thấy may máy mắt.
Bài 13: Tìm từ có tiếng mới sao cho tạo thành nhiều kiểu cấu tạo từ nhất.
Đáp án: Từ đơn: mới
TGPL: mới tinh, mới cứng, mới toanh

TGTH: mới lạ
Từ láy âm: mới mẻ
Từ láy cả âm và vần: mơi mới

CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ TỪ LOẠI
I) Bài tập về từ loại gồm các dạng sau:
Dạng 1: Cho từ rời, yêu cầu xác định từ loại, tiểu loại.
VD: Yêu cầu xác định từ loại của các từ như: cân, hay, kén, bò, sơn...
Để giải những bài tập dạng này, ta cần nghĩ ra tất cả các hoàn cảnh có thể, thử
đặt câu với những từ đã cho để không bỏ sót các khả năng mang các từ loại khác
nhau của từ được xét.
Trong VD trên:
- cân có thể là:
+ Danh từ: Tôi mới mua một cái cân.
+ Động từ: Bác cân hộ tôi với!
+ Tính từ: Bức tranh đặt rất cân.
- hay có thể là:
19


+ Động từ: Có học mới hay, có cày mới biết.
+ Tính từ: Hoa hát rất hay.
- kén có thể là:
+ Danh từ: Những kén tằm vàng óng.
+ Động từ: Công chúa đang kén chồng.
+ Tính từ: Bé Hồng rất kén ăn.
- bò có thể là:
+ Danh từ: Con bò đang ăn cỏ.
+ Động từ: Em bé đang học bò.
- sơn có thể là:

+ Danh từ: Màu sơn này rất đẹp.
+ Động từ: Bố em đang sơn nhà.
Dạng 2: Cho từ trong câu, đoạn, yêu cầu xác định từ loại
Để làm được những bài tập này, chúng ta phải tách đúng ranh giới từ trong câu.
Dạng 3: Bài tập yêu cầu sử dụng từ theo từng lớp từ loại
Dạng 4: Bài tập chữa lỗi dùng sai từ loại
VD 1: Hãy tìm từ dùng sai trong câu sau: Em thân thương bạn Linh.
Từ dùng sai là danh từ, động từ hay tính từ? Hãy đặt một câu với từ đó.
Gợi ý: Câu sai trong lỗi dùng từ vì đã dùng tính từ thân thương như một động từ.
VD 2: Tìm chỗ sai trong câu sau và chữa lại cho đúng:
a) Bạn Vân đang nấu cơm nước.
b) Bác nông dân đang cày ruộng nương.
c) Mẹ cháu vừa đi chợ búa.
d) Em có một người bạn bè rất thân.
Gợi ý: - Câu a, b ,c sai vì đã sử dụng những danh từ tổng hợp kết hợp với một động
từ cụ thể. ( Các danh từ tổng hợp không kết hợp được với động từ cụ thể).
- Câu d sai vì danh từ tổng hợp bạn bè không kết hợp được với danh từ chỉ
người.
II. Bài tập:
Bài 1: Từ người lớn có thể mang những nghĩa gì? Hãy đặt hai câu để từ người lớn có
hai nghĩa và là hai từ loại khác nhau.
Gợi ý: Từ người lớn có thể mang nghĩa:
- Người đã ở độ tuổi trưởng thành ( Danh từ)
Câu: Nhà toàn người lớn, không có trẻ em
- Chỉ tính cách của một người còn nhỏ tuổi. ( Tính từ)
Câu: Bé nói năng rất người lớn.
Bài 2: Nêu nghĩa của mỗi từ cân trong câu sau và nói rõ nó là danh từ, động từ hay
tính từ.
Cái cân này cân không đúng vì để không cân.
Gợi ý: cân (1): Dụng cụ để đo khối lượng. ( Danh từ)

cân (2): Hoạt động đo khối lượng của một vật.( Động từ)
cân (3): Có hai phía ngang bằng nhau, không lệch.
Bài 3: Đặt các câu có từ bó:
a) Câu có từ bó là danh từ.
b) Câu có từ bó là danh từ.
Gợi ý: a) Những bó hoa huệ trắng muốt.
b) Mẹ đang bó rau.
20


Bài 4: Đặt câu có từ kỉ niệm là danh từ, một câu có từ kỉ niệm là động từ.
Gợi ý: - kỉ niệm là danh từ: chỉ những gì người ta còn nhớ về nhau hoặc những gì
người ta nhớ về nhau khi xa nhau.
Câu: Những kỉ niệm thời thơ ấu không bao giờ em quên.
- kỉ niệm là động từ: chỉ một việc làm ( đồng nghĩa với tặng).
Câu: Tớ kỉ niệm bạn chiếc bút máy.
Bài 5: Đặt ba câu với các từ hay đồng âm sao cho có một câu có từ hay là động từ,
một câu có từ hay là tính từ, một câu có từ hay là quan hệ từ.
Gợi ý: hay là biết, hiểu biết( động từ), hay là tốt, giỏi( tính từ), hay có nghĩa như
hoặc( quan hệ từ).
Ví dụ: Có học mới hay, có cày mới biết.
Quyển truyện này đọc rất hay.
Chiều nay học toán hay Tiếng Việt?
Bài 6( Bài 3- đề 18tr 53- 35 đề lớp 5)
Gợi ý: a) con là danh từ: Con tôi ngoan quá!
- con là tính từ: Bạn ấy có dáng người nhỏ con.
- con là đại từ: Mẹ ơi, hôm nay con được điểm mười môn toán đấy!
b) nhỏ là tính từ: Đôi giày này nhỏ quá!
nhỏ là động từ: Con nhớ nhỏ thuốc nhé!
Bài 7: Xác định từ loại của những từ được gạch chân dưới đây :

- Anh ấy đang suy nghĩ.
- Những suy nghĩ của anh ấy rất sâu sắc.
- Anh ấy sẽ kết luận sau.
- Những kết luận của anh ấy rất chắc chắn.
- Anh ấy ước mơ nhiều điều.
- Những ước mơ của anh ấy thật lớn lao.
Đáp án : Ý 1, 3, 5 là ĐT ; Ý 2, 4, 6 là DT.
Bài 8( Bài 2- đề 18tr 53- 35 đề lớp 5)
Bài 9( Bài 1- đề 19tr 56- 35 đề lớp 5)
Bài 10( Bài 2- đề 20tr 59- 35 đề lớp 5)
Bài 11( Bài 1- đề 32tr 98- 35 đề lớp 5)
Bài 12:Xác định từ loại của những từ sau :
Niềm vui, vui tươi, vui chơi, tình thương, yêu thương, đáng yêu.
Đáp án:
-DT: niềm vui, tình thương.
- ĐT : vui chơi, yêu thương.
- TT : vui tươi, đáng yêu.
Bài 13: Xác định từ loại của những từ sau :
Sách vở, kiên nhẫn, kỉ niệm, yêu mến, tâm sự,lo lắng, xúc động, nhớ, thương, lễ
phép, buồn , vui, thân thương, sự nghi ngờ, suy nghĩ, cái đẹp, cuộc vui, cơn giận dữ,
trìu mến, nỗi buồn.
Đáp án :
- DT : sách vở, kỉ niệm, sự nghi ngờ, cái đẹp, cuộc vui, cơn giận dữ, nỗi buồn.
- ĐT : kiên nhẫn, yêu mến, tâm sự, lo lắng, xúc động, nhớ, thương, lễ phép,
buồn, vui, suy nghĩ,.
- TT : thân thương, trìu mến.
Bài 14: ( Bài 4- đề 3 tr 10- 25 đề kiểm tra HSG)
21



Đáp án: - DT: bình minh, bình nguyên
- ĐT: bình phục, bình bầu, bình phẩm
- TT: bình lặng , bình tâm, bình dị
Bài 15( Bài 1- đề 14tr 42- 35 đề lớp 5)
Bài 16( Bài 1- đề 15tr 45- 35 đề lớp 5)
Bài 17 ( Bài 61- đề 16tr 48- 35 đề lớp 5)
Bài 18 : Xác định từ loại của các từ trong các thành ngữ :
- Đi ngược về xuôi.
- Nhìn xa trông rộng.
- nước chảy bèo trôi.
Đáp án
- DT: nước, bèo.
- ĐT : đi , về, nhìn, trông.
- TT : ngược, xuôi, xa, rộng.
Bài 19 :Xác định DT, ĐT, TT của các câu sau :
- Bốn mùa một sắc trời riêng đất này.
- Non cao gió dựng sông đầy nắng chang.
- Họ đang ngược Thái Nguyên, còn tôi xuôi Thái Bình.
- Nước chảy đá mòn.
Đáp án :
- DT : bốn mùa, sắc trời, đất, non, gió, sông, nắng, Thái Nguyên, Thái Bình,
nước, đá.
-ĐT :mòn, dựng, ngược, xuôi.
- TT : riêng, đầy, cao.
( Lưu ý : từ ngược, xuôi trong bài 10 khác từ ngược , xuôi trong bài 9.)
Bài 20: Đọc đoạn thơ sau:
a) Quạt nan/ như/ lá/
Gió/ từ/ ngọn cây/
Chớp chớp/ lay lay/
Có/ khi/ còn/ ngủ/

Quạt nan/ mỏng dính /
Gió/ từ /tay/ mẹ/
Ngọn gió/ rất /dày /
Thổi/ suốt/ đêm/ hè./
b) Gió/ rừng/ thổi/ vi vu/ làm/ cho/ các/ cành/ cây/ đu đưa/ một/ cách/ nhẹ nhàng/, yểu
điệu/. Những/ con suối/ róc rách/ hoa vần/ với/ giọng/ chim rừng/ líu lo/.
c) Một/ dải mây/ mỏng/ mềm mại/ như/ một/ dải lụa/ trắng/ dài/ vô tận/ ôm ấp/, quấn/
ngang/ các/ chỏm núi/ như/ quyến luyến/, bịn rịn./
d) Chú/ chuồn chuồn nước/ tung/ cánh/ bay/ vọt lên./ Cái bóng/ chú/ nhỏ xíu/ lướt/
nhanh/ trên/ mặt hồ/. Mặt hồ/ mênh mông/ và/ lặng sóng./
e) Ngay/ thềm/ lăng/, mười tám/ cây vạn tuế/ tượng trưng/ cho/ một/ đoàn quân /danh
dự/ đứng/ trang nghiêm./
g) Mai/ cố/ cắt/ nghĩa/ cho/ mẹ/ hiểu/.
h)
Cảnh/ rừng/ Việt Bắc/ thật/ là/ hay/
Vượn/ hót/ chim/ kêu/ suốt/ cả/ ngày/
Hãy xác định DT, ĐT, TT có trong các khổ thơ, đoạn văn trên.
Đáp án:
a) - DT: quạt nan, lá, quạt nan, gió, ngọn cây, gió, tay, mẹ, đêm, hè
- ĐT: chớp chớp, lay lay, ngủ, thổi
- TT: mỏng dính, dày
22


b) - DT: gió, rừng, cành, cây, cách, con suối, giọng, chim rừng
- ĐT: thổi, đu đưa, róc rách, họa vần, líu lo
- TT: vi vu, nhẹ nhàng, yểu điệu, róc rách, líu lo
c) - DT: dải mây, dải lụa, chỏm núi
- ĐT: ôm ấp, quấn, quyến luyến, bịn rịn
- TT: mỏng, mềm mại, trắng, dài, vô tận, ngang

d) - DT: chú, chuồn chuồn nước, cánh, cái bóng, chú, mặt hồ, mặt hồ
- ĐT: tung, bay, vọt lên, lướt, trải
- TT: nhỏ xíu, nhanh, rộng, mênh mông, lặng sóng
e) - DT: thềm, lăng, cây vạn tuế, đoàn quân
- ĐT: tượng trưng, đứng
- TT: danh dự, trang nghiêm
g) - DT: Mai, nghĩa, mẹ
- ĐT: cố, hiểu, cắt
h) - DT: cảnh, rừng, Việt Bắc, vượn, chim, ngày
- ĐT: hót, kêu
- TT: hay
Bài 21 ( Bài 1, 2, 3 - Tuần 29 tr 108- TVNC 5 cũ)
Đáp án bài 1:
a) - DT: buổi, trưa, Trường Sơn, tiếng, gà, buổi, đàn bò, rừng, cỏ
- ĐT: vang lên, gáy, gặp, gặm
- TT: vắng lặng, nhởn nha
b) - DT: tên, đất, nỗi đắng cay, mồ hôi, màu, cờ, máu
- ĐT: nghe, lắng đọng, hòa chan
- TT: đắng cay
Đáp án bài 2:
a) TT: vuông vức, rậm, dày, trẻ, to, xanh, trong ngời
b) TT: hăng hái, khỏe, cao to, ầm ĩ, đặc biệt
Đáp án bài 3:
a) - DT: nắng, chân núi, đồng lúa
- ĐT: lan, rải
- TT: vàng, nhanh
b) - DT: bây giờ, Vân, khuôn mặt, mái tóc, đôi mắt, ông
- ĐT: quên, yêu thương, lo lắng
- TT: hiền từ, bạc, đầy
Bài 22: Có thể viết các câu như dưới đây được không? Vì sao? Hãy sửa lại cho đúng.

a) Ngày mai, lớp ta lao động trồng cây cối.
b) Em bé đang tập nói năng.
Đáp án: Không thể viết được như trên. Vì, các từ như: cây cối. nói năng đều mang
nghĩa khái quát nên không kết hợp được với các động từ mang nghĩa cụ thể.
Sửa lại:
a) Ngày mai, lớp ta lao động trồng cây.
b) Em bé đang tập nói.
Các bài trong Tiếng Việt nâng cao tuần 14 trang 71
CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ LỚP TỪ VỰNG- NHẬN DIỆN TỪ, HIỂU NGHĨA
VÀ SỬ DỤNG TỪ THEO CÁC LỚP TỪ VỰNG
I) Bài tập theo các lớp từ vựng có ba dạng sau:
23


Dạng 1: Bài tập cho sẵn từ, yêu cầu xác định lớp từ.
Những bài tập này đưa ra các từ rời hoặc một câu, đoạn, yêu cầu tìm các từ theo lớp
từ.
VD: - Xếp các từ sau theo từng nhóm từ đồng nghĩa: trái, chết, xe hỏa, hi sinh,
rộng, quy tiên, quả, tàu hỏa, máy bay, xe lửa, phi cơ, rộng rãi, vùng trời, ăn, xơi,
không phận, hải phận, tàu bay, vùng biển, ngốn, xinh, bé, kháu khỉnh, bát ngát, đẹp,
nhỏ, loắt choắt, bao la, vui vẻ, mênh mông, phấn khởi, đàn bà, phụ nữ.
- Trong câu tục ngữ Một nghề cho chín còn hơn chín nghề có một từ nhiều nghĩa
hay hai từ đồng âm ? Vì sao?
- Trong câu tục ngữ Chết trong còn hơn sống đục có những cặp từ nào trái nghĩa?
Gợi ý: - Xếp được 12 nhóm từ đồng nghĩa.
- Từ chín được dùng hai lần trong câu này có nghĩa khác hẳn nhau.
chín (1): giỏi, thành thạo
chín (2): một số trong dãy số tự nhiên( sau số 8)
- Cặp từ trái nghĩa: chết/ sống; trong / đục
Dạng 2: Cho từ, yêu cầu tìm từ khác cùng lớp từ

*)Những bài tập cho sẵn một từ, yêu cầu tìm từ đồng nghĩa, tìm từ trái nghĩa hoặc từ
đồng âm với nó.
VD: - Tìm một từ đồng nghĩa, một từ trái nghĩa với từ lễ phép.
- Đặt hai câu để có từ đường đồng âm.
- Đặt hai câu để có hai từ cốc đồng nghĩa.
Gợi ý: - Đồng nghĩa: lễ độ; - Trái nghĩa: vô lễ
- đường (1): nơi để đi lại; đường(2): chỉ chất có vị ngọt để ăn
- cốc(1): vật để đựng nước uống
cốc(2): dùng tay gõ lên đầu làm cho đau.
- cốc(3): đơn vị- lượng nước chứa trong một cái cốc.
cốc (1), cốc (3): là một từ nhiều nghĩa.
*) Những bài tập yêu cầu giải thích vì sao xem những từ nào đó thuộc những từ cùng
nhóm.
VD: Trong các cặp câu sau, câu nào có thể thay thế từ trong ngoặc đơn cho từ được
gạch dưới? Vì sao?
A1. Nhà em có năm người.
A2. Nhà em ở bên đường.
( gia đình)
B1. Trường em ở trên đồi cao.
B2. Trường quy định học sinh phải mặc đồng phục.
( nhà trường)
Gợi ý: Cần phân biệt được các cặp từ đồng nghĩa:
Nhà/ gia đình ; trường/ nhà trường
Nhà: nơi để ở và những người cùng huyết thống.
Trường: nơi tổ chức quá trình dạy học và những người tổ chức quá trình dạy học.
Trong ví dụ trên, chỉ trường hợp câu " Nhà em có năm người" có thể thay từ
nhà bằng từ gia đình vì trong câu này, nhà chỉ những người có cùng huyết thống sống
chung trong một nhà cũng chính là gia đình. Ở câu "Nhà em ở bên đường" không thể
thay từ nhà bằng từ gia đình vì nhà trong trường hợp này chỉ nơi để ở, không mang
nghĩa gia đình.

Dạng 3: Lựa chọn, sử dụng từ hay
VD:
24


- Chọn một trong ba từ mọc, nhô, ngoi điền vào chỗ trống để có câu văn miêu tả: Mặt
trời lên.
- Thay từ được gạch dưới bằng một từ láy để các câu văn sau trở nên gợi tả hơn:
+ Những giọt sương đêm nằm trên những ngọn cỏ.
+ Đêm ấy, trăng sáng lắm.
+ Dưới trăng, dòng sông trông như dát bạc.
Gợi ý: - Điền từ nhô.
Vì: ngoi, nhô, mọc đều chỉ hoạt động chuyển động từ dưới lên nhưng ngoi thể hiện
một hành động phải lên khỏi một cái gì đó chắn ngang.( VD: mặt trời ngoi lên khỏi
rặng núi; ngoi lên khỏi lũy tre; ai đó ngoi lên khỏi mặt nước) nhừn ngữ cảnh ở đây
không cho thấy vượt lên trên cái gì. Cả mọc và nhô đều có thể sử dụng nhưng từ nhô
cụ thể, gợi tả hơn từ mọc
- Từ láy tả giọt sương là long lanh, tả độ sáng của trăng là văng vặc, tả sự phản chiếu
của ánh trăng trên mặt nước là lung linh.
II. Bài tập:
Bài 1( Bài 2- đề 1 tr 7- 35 đề lớp 5)
Đáp án: ta xếp được ba nhóm như sau:
Nhóm 1: phân vân, do dự
Nhóm 2: se sẽ, nhè nhẹ
Nhóm 3: quyến luyến, quấn quýt
Bài 2 ( Bài 2- đề 3 tr 12- 35 đề lớp 5)
Bài 3: Xếp các từ sau thành hai nhóm từ đồng nghĩa hoàn toàn, có thể thay thế cho
nhau trong lời nói:
im lặng, vắng vẻ, yên tĩnh, im ắng, vắng ngắt, tĩnh mịch, vắng tanh, vắng lặng, yên
lặng, vắng tênh

Đáp án:
Nhóm 1: im lặng, yên tĩnh, im ắng, tĩnh mịch, yên lặng,
Nhóm 2: ắng vẻ, vắng ngắt, vắng tanh, vắng lặng, vắng tênh
Bài 4: Xếp các từ sau thành 3 nhóm từ đồng nghĩa:
anh dũng, nhân từ, trung thực, nhân hậu. dũng cảm, nhân ái, thành thật, gan dạ, chân
thật, nhân đức, thực thà, can đảm, phúc hậu ,thẳng thắn
Bài 5: Xếp các từ đồng nghĩa sau thành ba nhóm
Trẻ, trẻ thơ, trẻ ranh, trẻ em, trẻ con, trẻ nhỏ, con trẻ, con nít, nhóc con, thiếu nhi,
nhi đồng, nhãi ranh
Gợi ý:
Nhóm 1: là các từ có sắc thái coi trọng: trẻ thơ, trẻ em, thiếu nhi, nhi đồng
Nhóm 2: Là những từ có sắc thái coi thường: trẻ ranh, con nít, nhóc con, nhãi ranh
Nhóm 3: Là từ không có sắc thái coi trọng( hoặc coi thường): trẻ, trẻ con, trẻ nhỏ, con
trẻ
Bài 6: Xếp các từ sau thành những cặp từ trái nghĩa: cười, gọn gàng, mới, hoang phí,
ồn ào, khéo, đoàn kết, nhanh nhẹn, cũ, bừa bãi, khóc, lặng lẽ, chia rẽ, chậm chạp,
vụng, tiết kiệm.
Bài 7: a) Xếp các từ phức dưới đây thành 4 cặp từ trái nghĩa có cùng đặc điểm cấu
tạo ( đều là từ láy hoặc đều là từ ghép có nghĩa phân loại, từ ghép có nghĩa tổng hợp,
VD: nóng bỏng/ lạnh buốt).
Nóng mặt, nóng rực, nóng nảy, nóng bức, lạnh lùng, lạnh toát, lạnh gáy, lạnh giá.
b) Trong số các cặp từ trái nghĩa nói trên, hãy gạch dưới những cặp từ được dùng
theo nghĩa chuyển.
25


×