Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

giáo án Ngữ văn 11 tập 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.69 KB, 61 trang )

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 11
HỌC KỲ II
BAN: CƠ BẢN

Giáo viên: Hoàng Thị Huyền
Tổ: Văn


Tiết 73

LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG
(Xuất dương lưu biệt)
Phan Bội Châu
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp hs:
- Cảm nhận được vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của người chí sĩ cách mạng đầu thế kỉ
XX.
- Thấy được nét đặc sắc về nghệ thuật và nhất là giọng thơ tâm huyết, sôi sục của
Phan Bội Châu.
B. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN
- Phương pháp: đọc, thuyết trình, đặt câu hỏi…
- Phương tiện: SGK, giáo án, phấn bảng.
C. TRỌNG TÂM
- Vẻ đẹp của người chí sĩ cách mạng.
- Giọng thơ.
D.TIẾN TRÌNH
- Bài mới:
Hoạt động GV - HS
Nội dung bài học
GV mở rộng thêm:
I. Tiểu dẫn


- Phan Bội Châu sinh ra và lớn lên trong 1. Tác giả
thời kì đen tối của lịch sử nước nhà.
Phan Bội Châu (1867 – 1940), tên là Phan Văn
+ cất tiếng khóc chào đời khi 6 tỉnh Nam San, biệt hiệu Sào Nam, quê ở làng Đan Nhiễm,
Kì đã mất.
nay thuộc Nam Đàn – Nghệ An.
+ lớn lên, đau lòng chứng kiến mảnh đất
quê hương lần lượt rơi vào tay giặc,
phong trào Cần Vương thất bại.
→ một bầu không khí u ám bao trùm
khắp đất nước cuối XIX đầu XX.
- PBC là một trong những người khai
sáng con đường đấu tranh giải phóng dân
tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
+ 1904: lập ra Duy Tân hội.
+ 1905: xuất dương sang Nhật.
+ 1912: thành lập Việt Nam Quang phục
hội, bị Nam triều (đứng sau là thực dân
Pháp) kết án tử hình vắng mặt.
+ 1925: bị Pháp bắt cóc ở Thượng Hải,
sau đó về Huế được sử trắng án và bị
giam lỏng.

- Một trong những nhà nho đầu tiên nuôi ý tưởng
đi tìm một con đường cứu nước mới.
- Là nhà thơ lớn, để lại một kho tàng thơ văn đồ
sộ: những vần thơ sôi sục nhiệt huyết, PBC là
người đầu tiên trong lịch sử VHVN có ý thức
dùng văn chương để vận động và tuyên truyền cho
cách mạng.

- Tác phẩm chính: (SGK)

2. Tác phẩm
Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1905, trước lúc lên
Sau khi tham gia thành lập Duy tân hội,
đầu năm 1095, theo chủ chương của tổ đường sang Nhật Bản, PBC làm bài thơ Xuất
chức, PBC nhận nhiệm vụ xuất dương tới dương lưu biệt để chia tay bạn bè đồng chí.
Trung Quốc rồi Nhật Bản, mở đầu phong


trào Đông Du, đặt cơ sở đạo tạo cốt cán
cho cán bộ cách mạng trong nước và cầu
Nhật giúp Việt Nam đánh Pháp.
Xuất dương lưu biệt được viết ra trong
bữa cơm ngày Tết PBC tổ chức tại nhà
mình để chi tay các đồng chí trước lúc lên
đường.
Trong hoàn cảnh đất nước mất chủ quyền,
ngọn lửa phong trào Cần Vương đã tắt,
báo hiệu sự bế tắc của con đường cứu
nước theo tư tưởng phong kiến do các sĩ
phu lãnh đạo. Khi đó đòi hỏi phong trào
đấu tranh phải có phương hướng, nội
dung hình thức mới. PBC là tiêu biểu của
một thế hệ cách mạng mới, quyết tâm
vượt mình, vượt qua giáo lí lỗi thời của
đạo Nho để đón nhận luồng tư tưởng mới,
mong tìm ra hướng đi mới cho sự nghiệp II. Đọc văn bản
- Giọng thơ: khẩu khí hào hùng đầy nhiệt huyết.
khôi phục giang san.


- Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật.
- Bố cục: 4 phần (đề, thực, luận, kết).
III. Tìm hiểu văn bản
2 câu đề đề cập đến chí làm trai nói
chung:
Chí làm trai: là một lí tưởng nhân sinh
trong chế độ phong kiến, thể hiện tư
tưởng nhập thế tích cực của nhà nho. Chi
làm trai đó thường gắn với mộng công
danh.
Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.
(Phạm Ngũ Lão).
Làm trai sống ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông.
(Nguyễn Công Trứ).
Với Phan Bội Châu, quan niệm có sự mới
mẻ hơn:
Hi, kì: hiếm lạ, khác thường.
Chuyện lạ: xoay trời chuyển đất (giữa
lúc non sông rơi vào tay giặc, không chịu
ngồi yên mà nhìn đất nước an bài theo ý
muốn bọn thực dân)

1. Quan niệm về chí làm trai (2 câu đề)

- Khẳng định một lẽ sống đẹp: (phải lạ) phải biết
sống cho phi thường, hiển hách, mưu đồ những
việc kinh thiên động địa (không sống tẻ nhạt tầm

thường).
- Dám đối mặt với cả trời đất (càn khôn), vũ trụ để
khẳng định bản thân. Ôm ấp khát vọng có thể xoay
trời chuyển đất, không để cho nó tự chuyển vần.
Nghĩa là không chịu khuất phục trước số phận và
hoàn cảnh.
→ Ý tưởng gần gũi với lí tưởng nhân sinh của các
nhà nho thuở trước, nhưng có sự mới mẻ: vượt lên


Lý tưởng sống ấy tạo cho con người trên mộng công danh để vươn tới lí tưởng cao cả
một tư thế mới, khỏe khoắn, ngang tàng, và rộng lớn hơn.
ngạo nghễ.

2. Ý thức trách nhiệm của cá nhân trước thời
2 câu thực triển khai ý cụ thể mở ra ở hai cuộc (2 câu thực)
câu trên.

Đây là một thái độ sống tích cực: một
cái tôi trách nhiệm chủ động gánh vác
trọng trách ở đời – nhân sinh quan cao
cả, đẹp đẽ, vượt ra ngoài cái danh lợi
tầm thường, tuy vẫn có ước vọng thật
chính đáng là để lại tiếng thơm muôn
đời.

Đến đây ý tưởng tăng cấp lên, đồng
thời thêm giọng khuyến khích, giục giã
con người.
Với một lẽ sống như thế, tất sẽ làm nên

sự nghiệp, và tên tuổi sẽ lưu truyền mãi
ngàn năm.
Đó là hồi chuông thức tỉnh tâm lý
buông xuôi, an phận, cam chịu cảnh
“cá chậu chim lồng” những năm đầu
thế kỉ XX sau những thất bại liên tiếp.

Hai câu luận tiếp tục triển khai, gắn với
chí làm trai trong hoàn cảnh thực tế của
nước nhà.
- một sự khẳng định rứt khoát hàm
chứa một nỗi tức tối khôn nguôi : Non
sông đã chết.
- một sự phủ định cũng thật dứt khoát
nhưng lại hàm chứa sự nóng bỏng, sôi
sục của con người không cam chịu cúi
đầu: sống thêm nhục
→ phủ định cuộc sống: cuộc sống nhục
nhã để tìm đến một lẽ sống vinh quang
chứ không phải để chìm đắm trong đau
buông thất vọng.
Tất nhiên ông không phủ nhận tuyệt

Gắn với ý thức về cái tôi, một cái tôi công dân đầy
trách nhiệm trước cuộc đời.
- Khẳng định rứt khoát, cuộc thế trăm năm này cần
phải có ta: để cống hiến cho đời, đáng mặt nam
nhi, lưu danh thiên cổ.
- Chuyển giọng nghi vấn, nhưng là để khẳng định
một cách một cách quyết liệt hơn khát vọng và ý

chí
→ cảm hứng lãng mạn bay bổng gắn với hình
tượng nghệ thuật kì vĩ, trường tồn làm tăng đến vô
cùng sức mạnh của khát vọng và niềm tin.

3. Thái độ quyết liệt trước hoàn cảnh đất nước
và nền học vấn cũ (2 câu luận).

- Lẽ nhục – vinh được đặt ra, gắn với sự tồn vong
của dân tộc.

- Dám đối mặt với cả nền học vấn cũ để nhận thức


đối cả nền học vấn Nho giáo , nó vẫn
có giá trị một thời nhưng đến nay
không phù hợp với thời đại.
PBC là một nhà nho thấm nhuần sách
vở thánh hiền nhưng cùng với cả thế hệ
nhà nho tâm huyết, ông đã từng tận mắt
thấy sự sụp đổ của “thần tượng cũ”
trước làn sóng xâm lược của thực dân,
thấy sự bất lực của tín điều xưa cũ
trước những vấn đề có liên quan đến sự
sống còn của đất nước. Đó là cái đã cũ
kĩ lỗi thời không đảm đương được
trách nhiệm lịch sử với dân tộc → vốn
sống, vốn tri thức và bầu nhiệt huyết
sôi trào đã giúp PBC có ý tưởng táo
bạo và dứt khoát.


một chân lí: sách vở thánh hiền chẳng giúp gì
trong buổi nước mất nhà tan, nếu cứ khư khư ôm
giữ chỉ là ngu mà thôi.

Lên đường: trách nhiệm đè nặng lên
vai, nhưng tâm hồn đã rứt tung xiềng
xích, thả sức cho khát vọng ước mơ.
Hình ảnh lớn lao: bể Đông, những
ngọn gió dài và muôn trùng sóng bạc
cùng một lúc bay lên đã chắp cánh cho
con người bay lên với khát vọng, ước
mơ đó.

- Các hình ảnh hết sức lớn lao: bể Đông, cánh gió,
muôn trùng sóng bạc. Tất cả như được hòa nhập
với con người trong tư thế “bay lên”.

→ ý tưởng hết sức táo bạo, mang đầy dũng khí, thể
hiện khí phách ngang tàng, quyết liệt của một chí
sĩ cách mạng yêu nước nồng cháy và khát khao tìm
con đường cứu nước mới.

4. Khát vọng hành động và tư thế buổi lên đường
(2 câu kết).

- Hình ảnh kết thúc thật lãng mạn, hào hùng, con
người được nâng lên bởi sóng đại dương vươn
ngang tầm vũ trụ bao la.
→ tư thế lên đường tự tin và đầy quyết tâm – một

hình tượng đẹp và giàu chất sử thi (chính nhà cách
mạng – nhà thơ đã hóa thân thành những cánh
chim bằng bay vút lên giữa sóng gió, biển khơi,
đất trời).
IV. Tổng kết
1. Nội dung
Bài thơ có sức lôi cuốn mạnh mẽ :
- khát vọng sống hào hùng, mãnh liệt.
- tư thế con người sánh ngang tầm vũ trụ.
- lòng yêu nước cháy bỏng.
- khí phách ngang tàng.
- giọng thơ tâm huyết, sôi sục.
2. Nghệ thuật


Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, chữ Hán,
hình thức cổ thi nhưng tứ thơ, khí thơ, cảm hứng
thơ lại rất hiện đại.
Luyện tập:
Câu hỏi 3 – SGK
- ngu → hoài: chỉ nêu được ý phủ nhận mà chưa
thể hiện được khí phách ngang tàng, táo bạo, dứt
khoát.
- cùng bay lên → tiễn ra khơi: êm ả như một cuộc
tiễn đưa thông thường, chưa tạo được sự hoành
tráng, khuấy động.
- Dặn dò:


Tiết 75, 76


BÀI VIẾT SỐ 5: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Tiết 77 – 78

Hầu trời


Tản Đà
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Cảm nhận được tâm hồn lãng mạn, độc đáo của thi sĩ Tản Đà (tư tưởng thoát ly, ý
thức về cái “tôi”, cá tính “ngông”) và những dấu hiệu đổi mới theo hướng hiện đại của thơ
ca Việt Nam những năm đầu 20 của thế kỉ XX (về thể thơ, cảm hứng và ngôn ngữ).
- Thấy được giá trị của thơ Tản Đà
B. PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN
- Phương pháp: đọc, thuyết trình, đặt câu hỏi…
- Phương tiện: SGK, giáo án, phấn bảng..,
C. TRỌNG TÂM
- Cảnh Tản Đà đọc thơ.
- Dấu hiệu mới mẻ về nghệ thuật.
D. TIẾN TRÌNH
- Ổn định lớp.
- Bài mới.
Hoạt động GV – HS
Nội dung bài học
I. Tiểu dẫn
- Xuất thân trong một gia đình 1. Tác giả
quan lại phong kiến nhưng lại sống Tản Đà (1889 – 1939), tên khai sinh là Nguyễn Khắc
cách sống tiểu tư sản, học chữ Hán Hiếu, quê ở làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh

nhưng lại sáng tác văn chương quốc Sơn Tây (Ba Vì – Hà Tây).
ngữ, nhà nho nhưng lại ít chịu khép
mình theo khuân phép nho gia.
- Suốt đời sống trong nghèo khổ cùng
quẫn. Cuối đời: mở cửa hàng tướng số
không có khách, mở lớp Hán văn,
Quốc văn không có học trò, chết trong
nghèo đói ở túp lều ở Hồ Tây.
- Sáng tác văn chương theo thể loại cũ
nhưng nguông cảm xúc lại rất mới
mẻ.
Tiên sinh đã dạo những bản đàn mở
đầu cho một buổi hòa nhạc tân kì
đương sắp sửa.

- Sinh ra và lớn lên trong buổi giao thời – con người
của hai thế kỉ.

- Tên tuổi nổi lên như một ngôi sao sáng trên thi đàn
vào những năm 20 của thế kỉ XX.
- Thơ văn được xem như một gạch nối giữa hai thời
đại của văn học dân tộc: trung đại và hiện đại.

2. Tác phẩn
Đó là một khoảnh khắc trong chuỗi Bài thơ Hầu trời
cảm hứng lãng mạn Tản Đà được lên - Cảm hứng: giấc mơ lên trời để thể hiện tài văn
trời để thể hiện cá tính của bản thân.
chương, Tản Đà đối diện với trời và các chư tiên.
Thơ Tản Đà thường hay nói về cảnh
trời, tự coi mình là “trích tiên” bị đày

xuống hạ giới vì tội “ngông”.
- muốn làm thằng Cuội cùng chị Hằng
- In trong tập “Còn chơi”, xuất bản lần đầu năm 1921.
“tựa nhau trông xuống thế gian cười”.
- muốn lạc bước vào chốn thiên thai.


- mơ thấy mình được lên thiên đình
hội ngộ cùng Tây Thi, Dương Quý
Phi, cùng đàm đạo văn chương cùng
Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân
Hương, thậm chí cả Khổng Tử.
- viết thư hỏi giời và bị giời mắng.

Khổ thơ mở đầu gây được một mối
nghi vấn, gợi trí tò mò của người đọc,
làm cho câu chuyện mà tác giả sẽ kể
trở nên có sức hấp dẫn đặc biệt không
thể bỏ qua.

II. Đọc văn bản
- Ngôn ngữ: 2 lời: lời thoại và lời kể.
- Giọng đọc: lột tả được tinh thần phóng túng, pha
chút ngông nghênh, dí dỏm.
III. Tìm hiểu văn bản
Câu chuyện “Hầu trời”
1. Cách vào chuyện (khổ 1)
Đêm qua chẳng biết có hay không
Chẳng phải thoảng thốt, không mơ mòng.
Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!

Thật được lên tiên – sướng lạ lùng.
- Chuyện kể về một giấc mơ (không có thực), chính
tác giả lúc tỉnh mộng hãy còn bàng hoàng, không tin
“chẳng biết có hay không”. Đó là cảm xúc thực.
- Tác giả muốn gửi gắm đến người đọc “hồn cốt”
trong cõi mộng đó. Khẳng định “thật…thật…,
“chẳng…không” → mộng mà như tỉnh, hư mà như
thực.
→ cách vào truyện độc đáo và có duyên.
2. Buổi đọc thơ “Hầu trời


Tiết 78 – 79

Vội vàng
Xuân Diệu
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Cảm nhận được niềm khát khao sống mãnh liệt, sống hết mình và quan niệm thời
gian, tuổi trẻ va hạnh phúc của Xuân Diệu được thể hiện qua bài thơ.
- Thấy được sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc mãnh liệt, dồi dào và mạch lí
luận chặt chẽ, cùng với những sáng tạo độc đáo về nghệ thuật.
B. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN
- Phương pháp:
- Phương tiện:
C. TRỌNG TÂM
Niềm khao khát sống mãnh liệt của Xuân Diệu và những mới lạ trong hình thức thể
hiện.
D. TIẾN TRÌNH
- Kiểm tra bài cũ:

- Bài mới:
Hoạt động GV- HS

Nội dung bài học
I.Tiểu dẫn
Hs đọc phần tiểu dẫn, cho biết những 1. Tác giả
nét chính về tác giả Xuân Diêu và bài
Xuân Diệu (1916 – 1985), bút danh Trảo Nha,
thơ Vội vàng.
tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu.
- Bố là một nhà nho, mẹ là thi sĩ.
- Lớn lên ở Quy Nhơn, sống bằng nghề viết văn ở Hà
Nội, là thành viên nhóm Tự lực văn đoàn.
- Tham gia cách mạng từ sớm, hoạt động trong lĩnh
vực văn hóa văn nghệ, gắn bó với nền văn học dân
tộc.
- Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ
mới, nhà thơ của mùa xuân, của tình yêu và của tuổi
trẻ.
- Xuân Diệu để lại sự nghiệp văn học lớn: đặc sắc là
thơ, văn xuôi, phê bình.
2. Bài thơ Vội vàng
In trong tập Thơ thơ, một trong những bài thơ
tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng


Hs đọc văn bản, chia bố cục.

GV: Bức tranh thiên nhiên được vẽ
nên bởi những chi tiết nào? Em có

cảm nhận gì? (Mùa của ong bướm, hoa
lá, chim chóc, ánh sáng bình minh).
Tất cả như được bày sẵn, gợi mời như
một bữa tiệc trần gian.
Thiên nhiên tạo vật say sưa trao sắc gửi
hương, lòng người rạo rực đắm say, sung
sướng tận hưởng.

Tám.
II. Đọc văn bản
- Cảm xúc: mãnh liệt, dào dạt, tuôn trào.
- Bố cục: 3 đoạn
+ Đoạn 1 (13 câu đầu): tình yêu cuộc sống trần thế
tha thiết.
+ Đoạn 2 (16 câu tiếp): nỗi băn khoăn về sự ngắn
ngủi của kiếp người, sự trôi qua nhanh chóng của
thời gian.
+ Đoạn 2 ( 10 câu còn lại): lời giục giã cuống quýt
vội vàng để tận hưởng cuộc sống.
III.Tìm hiểu văn bản
1.Tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết
- Bức tranh thiên nhiên:
+ Một bức tranh đầy ánh sáng mới mẻ, tinh khôi; đầy
âm thanh tình tứ, rộn rã; đầy màu sắc, hương thơm và
vị ngọt ngào men say tình ái; đầy niềm vui đón chờ
mỗi ngưỡng ban mai. Và đầy nhựa sống.
Điệp từ này đây (này đây, này đây, và này đây)
tạo ra sự hiện lên của mọi cảnh sắc và vẻ đẹp khác
nhau.
+ Vườn xuân là vườn yêu, vườn tình.


Tuổi trẻ và tình yêu đã tạo nên một vẻ
đẹp riêng trong bức tranh mùa xuân với + Cái nhìn trẻ, lấy con người luôn ở giữa mùa xuân.
Tuần tháng mật, cành tơ, cặp môi gần...
Thế giới luôn mới mẻ, đầy bất ngờ như
lần đầu tiên khám phá.

→ Bức tranh quả là một thiên đường đầy mật ngọt,
tồn tại ngay trong cuộc sống trần thế, gắn bó với con
GV: Trở lên bốn câu thơ trên đầu, người, luôn bám riết lấy cuộc đời.
con người có ước muốn cháy bỏng - Ước muốn cháy bỏng: tắt nắng, buộc gió→ muốn
gì? Lí giải tại sao?
can dự vào quy luật muôn đời của tạo hóa để bất tử
hóa cái đẹp, giữ cho cái đẹp luôn khoe sắc tỏa hương
với cuộc đời.
2. Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người,
Các nhà thơ trung đại quan niệm: thời sự trôi chảy nhanh chóng của thời gian.
gian là tuần hoàn, lấy sinh mệnh vũ trụ
là thước đo thời gian. Vì thế con người
luôn anh nhiên tự tại, người chết chưa
hẳn là hư vô, có thể cùng trời đất tuần


hoàn.
Xuân khứ bách hoa lạc,
Xuân đáo bách hoa khai.
...
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
(Cáo tật thị chúng, Thiền sư Mãn Giác)

Dịch nghĩa:
Xuân đi, chăm hoa rụng,
Xuân đến, chăm hoa nở.
...
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,
Đêm qua, một cành mai trước sân.

- Quan niệm về thời gian của Xuân Diệu: mới mẻ
+ Thời gian tuyến tính:
Xuân đương tới→đương qua
Xuân còn non→sẽ già.
Thời gian trôi chảy nhanh chóng, một đi không trở
lại (xuất phát từ cái nhìn động, biện chứng về thời
gian)..
+ Lấy quỹ thời gian hữu hạn của đời người, thậm chí
lấy khoảng thời gian quý giá nhất của mỗi cá nhân
làm thước đo thời gian.
GV: Quan niệm về thời gian của Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
...
Xuân Diệu có gì mới?
Không cho dài thời trẻ của nhân gian.
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi,
+ Cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu là một cảm
Nên bâng khuần tôi tiếc cả đất trời;
nhận đầy tính mất mát, chia lìa.
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt...
Con gió xinh thì thào trong liễu biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng rút tiếng reo thi,

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?
→mỗi sự vật trong từng phút từng giây
ngậm ngùi chia li một phần đời của
mình. Cả trời đất, sông núi dâng lên âm
+ Không thể níu giữ được thời gian, chỉ còn cách
thanh duy nhất: âm thanh tiễn biệt.
Đó là do ý thức sâu sắc về cái tôi cá sống vội vàng – niềm khao khát sống mãnh liệt của
nhân. Cần phải tồn tại có ý nghĩa trên tuổi trẻ.
đời, nâng niu từng phút từng giây, nhất
là những tháng năm tuổi trẻ.

3. Lời giục giã sống vội vàng, cuống quýt

XD đã từng ao ước có đôi hài vạn dặm
Cách chiến thắng thời gian bằng cường độ sống,
để đi khắp không gian trong chốc lát, đi
khát vọng sống, tận hưởng cuộc sống bằng tất cả các
ngang với tốc độ của gió:
giác quan, sống thật mãnh liệt.
Ta đi theo gió mạnh, gió nhanh
- Xưng ta, câu thơ đột ngột ngắn đến bất ngờ:
Gió hung dữ, gió sát sanh, gió cuồng.

GV: Ở đây XD chiến thắng thời gian
bằng cách nào?
Em có nhận xét gì về hình thức câu
thơ, cách sử dụng từ ngữ trong những
câu thơ cuối này? Nó có tác dụng gì
trong việc biểu hiện cảm xúc?


Ta muốn ôm!
- Tất cả khát khao như tức khắc bật ra: ta muốn riết,
ta muốn say, ta muốn thâu, ta muốn cắn...
- Kết cấu ngữ pháp trùng điệp kết hợp với các động
thái và cảm xúc tăng tiến làm hiện ra tính cao trào
mãnh liệt của xúc cảm, liên từ và, tính từ chỉ xuân
sắc, động từ chỉ trạng thái đắm say, hình ảnh tình tứ


quyến rũ...
GV củng cố bài học qua phần ghi nhớ → tất cả cộng hưởng lại để thúc giục vội vàng.
SGK.
IV. Tổng kết
1. Nội dung
Vội vàng là lời giục giã hãy sống mãnh liệt,
sống hết mình, hãy quý trọng từng giây, từng phút
của cuộc đời mình, nhất là những tháng năm tuổi trẻ
của một hồn thơ yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt.
2. Nghệ thuật
Hình thức nghệ thuật điêu luyện:
- Sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc và mạch
luân lí.
- Giọng điệu say mê, sôi nổi, những sáng tạo độc đáo
về ngôn từ và hình ảnh thơ.
- Dặn dò:


Tiết 74

NGHĨA CỦA CÂU

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Năm được những nội dung cơ bản về hai thành phần nghĩa của câu.
- Nhận ra và biết phân tích hai thành phần nghĩa của câu, diễn đạt được nội dung cần
thiết của câu phù hợp với ngữ cảnh.
B. PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN
- Phương pháp: thuyết trình, tìm hiểu qua ngữ liệu..
- Phương tiện: SGK, giáo án, phấn bảng.
C. TRỌNG TÂM
Hai thành phần nghĩa của câu.
D. TIẾN TRÌNH
- Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Đọc thuộc bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương”. Phân tích vẻ đẹp của hai câu thơ
cuối bài thơ.
- Bài mới:
GV dẫn dắt vào bài:
Hoạt động GV - HS
Nội dung bài học
I. Hai thành phần nghĩa của câu
HS đọc và phân tích ngữ liệu 1. Ngữ liệu (SGK)
trong SGK
- ở cặp câu a1/a2:
+ đều nói đến sự việc Chí Phèo từng có một thời “ao
ước có một gia đình nho nhỏ”.
+ câu a1: kèm theo sự đánh giá chưa chắc chắn về sự
việc (hình như).
+ câu a2: đề cập đến sự việc như đã xảy ra bình
thường.
- ở cặp câu b1/b2:
+ đều đề cập đến sự việc (nếu tôi nói thì) người ta

cũng bằng lòng.
+ câu b1: thể hiện sự đánh giá chủ quan của người nói


về kết quả sự việc: có nhiều khả năng xảy ra “chắc”.
+ câu b2: đơn thuần đề cập đến sự việc.
2. Nhận xét
Mỗi câu có hai thành phần nghĩa:
- Nghĩa đề cập đến một (hoặc một vài) sự việc là
nghĩa sự việc (nghĩa miêu tả, nghĩa biểu hiện, nghĩa
mệnh đề).
- Bày tỏ thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự
việc là nghĩa tình thái.
* Chú ý: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái luôn luôn
Ví dụ: SGK
hòa quyện với nhau:
Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có + nghĩa tình thái được biểu hiện riêng bằng các từ ngữ
tài cả. Chà chà.
tình thái.
C1:
+ câu không có từ ngữ riêng biểu hiện nghĩa tình thái
- nghĩa sự việc: sự việc y văn võ thì nghĩa tình thái vẫn thể hiện trong câu – tình thái
đều tài.
khách quan trung hòa.
- nghĩa tình thái:
+ có trường hợp từ tình thái được tách riêng thành câu
+ dạ bẩm: thái độ kính cẩn.
độc lập – câu chỉ có nghĩa tình thái mà không có
+ thế ra: thái độ ngạc nhiên.
nghĩa sự việc.

C2:
- nghĩa tình thái:
Chà chà: thái độ thán phục.
- không có nghĩa sự việc.
II. Nghĩa sự việc
Nghĩa sự việc:
Một số nghĩa sự việc và câu biểu hiện nghĩa sự việc:
- sự kiện, hiện tượng, hoạt động - câu biểu hiện hành động.
có tính động – câu biểu hiện hành - câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm.
động.
- câu biểu hiện quá trình.
- hiện tượng tồn tại ở trạng thái - câu biểu hiện tư thế.
tĩnh, hay quan hệ giữa các sự vật – - câu biểu hiện sự tồn tại.
câu biểu hiện trạng thái, tính chất, - câu biểu hiện quan hệ
đặc điểm, quá trình, tư thế, tồn tại, Nhiều loại quan hệ:
quan hệ.
+ đồng nhất
+ sở hữu
Trong câu, những từ ngữ tham gia + nguyên nhân
biểu hiện nghĩa sự việc đóng vai + mục đích.
trò CN, VN, TrN, KN và các
thành phần phụ khác.
Luyện tập
Bài tập 1
C1: 2 sự việc: ao thu lạnh lẽo, nước trong veo – trạng
thái.
C2: 1 sự việc – đặc điểm (thuyền – bé).


C3: 1 sự việc – quá trình (sóng – gợn).

C4: 1 sự việc – quá trình (lá – đưa vèo).
C5: 2 sự việc:
- Trạng thái (mây – lơ lửng).
- Đặc điểm (trời – xanh ngắt).
C6: 2 sự việc:
- Đặc điểm (ngõ trúc – quanh co).
- Trạng thái (khách- vắng teo).
C7: 2 sự việc – tư thế (tựa gối, buông cần).
C8: 1 sự việc – hành động (cá – đớp).
Bài tập 2
a.
- nghĩa sự việc: có được con rể như Xuân là danh giá
nhưng cũng đáng sợ.
- nghĩa tình thái:
+ công nhận sự danh giá (thực) nhưng chỉ ở một
phương diện nào đó (kể).
+ phương diện khác thì là điều “đáng sợ”.
b.
- nghĩa sự việc: chọn nhầm nghề.
- nghĩa tình thái: phỏng đoán chưa chắc chắn (có lẽ).
c.
- nghĩa sự việc 1: họ phân vân như mình.
2 nghĩa sự việc và nghĩa tình thái - nghĩa tình thái1: phỏn đoán chưa chắc chắn (dễ).
tương ứng.
- nghĩa sự việc 2: mình không biết rõ con gái mình có
hư hay không.
- nghĩa tình thái 2: nhấn mạnh (đến chính ngay).
Bài tập 3
“Hẳn”: tình thái khẳng định mạnh mẽ nhiều phẩm
chất tốt.

- Dặn dò:


Tiết 75,76

BÀI VIẾT SỐ 5: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI


Tiết 80

NGHĨA CỦA CÂU
(tiếp theo)
- Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu.
- Bài mới:
Hoạt động GV - HS

Nội dung bài học

Thái độ đối với sự việc được nói
đến trong câu: có thể là sự tin
tưởng chắc chắn, hoài nghi,
phỏng đoán, đánh giá cao hay
thấp, tốt hay xấu, sự nhấn mạnh
hoặc coi nhẹ…
GV cho HS tìm hiểu qua ví dụ
SGK

III – NGHĨA TÌNH THÁI
1. Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói
đối với sự việc được nói đến trong câu.


Người nói thể hiện thái độ, tình
cảm của người nói đối với người
nghe thông qua từ xưng hô, từ
cảm thán…
GV cho HS tìm hiểu qua ví dụ
SGK

2. Thái độ, tình cảm của người nói đối với người
nghe
Ví dụ:
- Tình cảm thân mật, gần gũi: nhé, nhỉ…
- Thái độ bực tức, hách dịch: mày, kệ mày…
- Thái độ kính cẩn: thưa, bẩm, dạ, vâng…

Một số ví dụ:
- Khẳng định tính chân thực của sự việc: thật, chính
xác, quả, đúng…
- Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao hoặc độ tin cậy
thấp: chắc, chắc là, hình như, có lẽ…
- Đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một phương
diện nào đó của sự việc: có đến, là cùng, chỉ, những…
- Đánh giá về sự việc có thực hay không có thực, đã
xảy ra hay chưa xảy ra: giá thử, sắp, toan…
- Khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của
sự việc: phải, không thể, nhất định…

GV củng cố bài học qua phần
ghi nhớ SGK.


HS chia nhóm làm bài tập.
GV chữa bài, cho điểm.

Luyện tập
Bài tập 1
Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong các câu:
a.
Ngoài này nắng đỏ cành cam
Chắc trong ấy nắng xanh lam ngọn dừa.
(Tố Hữu, Tiếng hát sang xuân)
- Nghĩa sự việc: hiện tượng thời tiết (nắng) ở hai miền
(Nam/ Bắc) có sắc thái khác nhau.
- Nghĩa tình thái: phỏng đoán với độ tin cậy cao (chắc).


b. Tấm ảnh chụp hai mẹ con kia rõ ràng là mợ Du và
thằng Dũng.
(Nguyên Hồng, Mợ Du)
- Nghĩa sự việc: ảnh là của mợ Du và thằng Dũng.
- Nghĩa tình thái: khẳng định sự việc ở mức độ cao (rõ
ràng là).
c. Thật là một cái gông xứng đáng với tội án sáu người
tử tù.
(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)
- Nghĩa sự việc: cái gông (to nặng) tương ứng với tội
án tử tù.
- Nghĩa tình thái: khẳng định một cách mỉa mai (thật
là).
d. Xưa nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và dọa nạt.
Nếu không còn sức mà cướp giật và dọa nạt nữa thì

sao? Đã đành hắn chỉ mạnh vì liều.
(Nam Cao, Chí Phèo)
- Nghĩa sự việc: ở câu thứ nhất nói về nghề cướp giật
của hắn. Tình thái nhấn mạnh bằng từ chỉ.
- Ở câu thứ ba: Đã đành là từ tình thái hàm ý miễn
cưỡng công nhận một sự thực rằng hắn mạnh vì liều
(nghĩa sự việc), nhưng cái mạnh vì liều ấy cũng không
thể giúp hắn sống khi không còn sức cướp giật, dọa
nạt.
Bài tập 2
Các từ ngữ thể hiện nghĩa tình thái trong câu:
a. nói của đáng tội (thừa nhận sự việc khen này là
không nên làm với một đứa bé).
b. có thể (nêu khả năng).
c. những (đánh giá mức độ là cao).
d. kia mà (nhắc nhở để trách móc).
Bài tập 3
Chọn các từ ngữ:
a. Câu a: hình như (thể hiện sự phỏng đoán chưa chắc
chắn).
b. Câu b: dễ (thể hiện sự phỏng đoán chưa chắc chắn =
có lẽ)
c. Câu c: tận (đánh giá khoảng cách là xa).
Bài tập 4
Đặt câu với từ ngữ tình thái:


Một số ví dụ:
- Nó không đến cũng chưa biết chừng. (cảnh báo dè
dặt về sự việc).

- Bây giờ chỉ 8 giờ là cùng. (phỏng đoán mức độ tối
đa)
- Nghe nói hàng hóa này sẽ giảm giá nay mai. (nói lại
lời người khác mà không tỏ thái độ riêng)
- Chả lẽ nó làm việc này. (chưa tin vào việc đã có một
phần biểu hiện).
- Cậu là học sinh giỏi cơ mà. (nhắc để gợi nhớ tới một
sự thật)
- Dặn dò: Soạn bài Tràng giang.


- Dặn dò:
+ Đọc thuộc bài thơ, nắm chắc nội dung và nghệ thuật của bài. Tiết 81 – 82

Tràng giang
Huy Cận
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Cảm nhận được nỗi buồn cô đơn trước vũ trụ rộng lớn nỗi sầu nhân thế, niềm khao
khát hòa nhập với cuộc đời và tình cảm với quê hương đất nước của tác giả.
- Thấy được màu sắc cổ điển trong một bài thơ mới.
B. PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp: đọc, thuyết trình, đặt câu hỏi…
- Phương tiện: SGK, giáo án, phấn bảng.
C. TRỌNG TÂM
- Bức tranh thiên nhiên và tâm trạng nhà thơ.
- Chỉ ra được đôi nét về phong cách Huy Cận trong bài thơ.
D. TIẾN TRÌNH
- Kiểm tra bài cũ:
- Bài mới:

Gv dẫn dắt vào bài: Chúng ta đã được làm quen với Xuân Diệu qua bài thơ Vội vàng,
ông là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, nhà của của cảm thức về thời gian. Cũng
là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới, thơ Huy cận có nét độc
đáo riêng, đó là nhà thơ của cảm thức về không gian, một nhà thơ cổ điển trong các nhà
thơ mới. Và bài thơ Tràng giang tiêu biểu cho phong cách thơ cổ điển của Huy Cận.
Hoạt động GV – HS
HS chuẩn bị phần tiểu dẫn ở nhà và
trình bày trước lớp.
GV chốt lại.

Nội dung bài học
I. Tiểu dẫn
1. Tác giả
Huy Cận (1919 – 2005) tên khai sinh là Cù
Huy Cận, quê ở Hà Tĩnh.
- Là một trong những tác giả xuất sắc của phong
trào Thơ mới.
- Thơ Huy Cận có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa
yếu tố cổ điển (nhất là Đường thi) và yếu tố Thơ
mới.
- Thơ Huy Cận thấm đượm một nỗi buồn: nỗi sầu
vạn kỉ.
- Tác phẩm tiêu biểu: SGK

Nỗi sầu vạn kỉ: là sự hòa hợp của nỗi
sầu vũ trụ và thế nhân từng chan chứa
trong thơ Đường với nỗi cô đơn của cái
tôi cá thể trong thơ mới.
Tập Lửa thiêng: tác phẩm đáng chú ý
nhất của Huy Cận thời kì trước Cách

2. Tác phẩm
mạng. Ở đó là cái tôi lữ thứ bơ vơ trong


không gian vô cùng vô tận, trôi dạt
Tràng giang là một trong những bài thơ hay
trong thời gian vô thủy, vô trung.
nhất và tiêu biểu nhất của Huy Cận. Bài thơ được

HS đọc văn bản.

viết vào mùa thu năm 1939 in trong tập Lửa
thiêng.
II. Đọc văn bản
Đọc giọng trầm buồn, vừa dư vang vừa sâu
lắng.

Em hiểu gì về câu thơ đề từ?
Đề từ nằm ngoài văn bản của tác phẩm,
nhưng tập trung thể hiện nội dung và ý
đồ nghệ thuật của tác giả.

Tuy chỉ bằng một câu thơ bảy chữ,
nhưng đề từ này đã thể hiện được một
phần quan trọng hồn cốt của toàn bộ tác
phẩm, nói cụ thể hơn, đây chính là nỗi
buồn (bâng khuâng) trước cảnh vũ trụ
bao la bát ngát (trời rộng, sông dài). Và
bài thơ đã triển khai một cách tập trung
cảm hứng nêu ở câu đề từ.


III. Tìm hiểu văn bản
1. Câu thơ đề từ
Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài.
Có sự giao thoa của hai nghĩa:
- Thứ nhất: chủ thể là con người, với động thái
bâng khuâng và nhớ→ con người bâng khuâng
trước trời rộng mà thấy nhớ sông dài.
- Thứ hai: chủ thể là tạo vật, bâng khuâng và nhớ
là động thái của tạo vật → trời rộng bâng khuâng
nhớ sông dài.
→ sự giao thoa của hai nghĩa khiến cho không chỉ
con người mà cả sông núi đất trời cũng tràn ngập
bâng khuâng nhung nhớ.

2. Các khổ thơ
Em có nhận xét gì về sự độc đáo của
từ tràng giang? (tại sao tác giả
a. Khổ thơ thứ nhất:
không dùng trường giang hay sông
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
dài?)
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả,
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
- Là một tứ thơ cổ điển:
+ câu thơ đầu tiên nhắc lại tựa đề: Tràng giang
(chứ không phải trường giang – mặc dù có chung
một nghĩa)
᷉ từ Hán Việt tạo sắc thái cổ kính.

᷉ cách điệp vần ang góp phần tạo dư âm vang xa,
trầm buồn, tạo nên âm hưởng chung cho giọng
điệu của cả bài thơ.
᷉ gợi lên hình ảnh một con sông không những dài
mà còn rộng.
Hình ảnh những vòng sóng liên tiếp xô
- Không gian mênh mông rộng lớn của con sông:
đuổi nhau, điệp điệp loang xa… đến
chân trời. Con thuyền thả mình buông sử dụng từ láy điệp điệp, song song nên không


xuôi theo những luồng nước song song gian vừa được mở ra ở bề rộng, vừa được mở ra ở
rong ruổi mãi về cuối trời.
chiều dài.

Thơ xưa vẫn dùng hình ảnh cánh bèo
trôi dạt trên sông để nói về thân phận
nhỏ bé, cô đơn lạc lõng giữa dòng đời.

Tại sao tác giả không dùng hình ảnh
cánh bèo?
Nếu dùng hình ảnh cánh bèo: vẫn diễn
tả được sự lạc lõng bơ vơ, trôi nổi
những không có sự vùi dập đến khô
héo, tàn khốc.

- Không gian hoang sơ hiu quanh, gợi sự chia lìa,
cô đơn lạc lõng:
+ mối sầu trăm ngả khi dòng sông vắng bóng con
thuyền.

+ nghệ thuật đối lập: hình ảnh Củi một cành khô
bơ vơ giữa dòng nước: đây là một thi liệu mới mẻ,
hiện đại. Nó gợi lên cái tầm thường, nhỏ nhoi, vô
nghĩa trôi nổi lênh đênh trên sông nước, nỗi buồn
về kiếp người nhỏ bé vô định.
→ âm hưởng cổ kính kết hợp với thi liệu, hình ảnh
mới mẻ tạo nên tính chất vừa cổ điển vừa hiện đại
cho khổ thơ. Tất cả để toát lên nỗi buồn, cô đơn
lạc lõng giữa không gian vừa mênh mông, rộng
lớn vừa hoang sơ, hiu quạnh.

b. Khổ thơ thứ hai
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống trời lên sâu chót vót,
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
Không gian ở đây có thêm những
Nỗi buồn như càng thấm sâu vào cảnh vật.
hình ảnh nào? Nó gợi lên điều gì?
- Cồn nhỏ lơ thơ với gió đìu hiu, lạnh lẽo: từ láy
GV liên hệ: Đìu hiu trong bản dịch lơ thơ, đìu hiu gợi sự buồn bã, quạnh vắng, lạnh
Chinh phụ ngâm:
lẽo…
Non Kì quạnh quẽ trăng treo
Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò?

Em hiểu gì về từ “đâu” trong câu
“Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”?
- ở đâu đó nơi làng xa có tiếng chợ
chiều đã vãn.

- Ngay cả tiếng chợ chiều đã vãn cũng không có
- ngay cả tiếng chợ chiều đã vãn cũng
nữa, tất cả đều vắng lặng, cô tịch.
không có nữa → được hiểu nhiều hơn.
Bởi lẽ trong toàn bộ bài thơ, dường như
Huy Cận muốn phủ nhận tất cả những
gì thuộc về con người, chỉ còn cảnh vật,
đất trời mênh mông xa vắng. Tiếng chợ
chiều đã buồn, đã vắng lại vãn nên càng
vắng, càng buồn hơn. Vậy mà cũng
không hề có.


- Những câu thơ có giá trị tạo hình đặc sắc, gợi
không gian ba chiều:
+ chiều sâu: thăm thẳm, hun hút không cùng.
Không gian càng rộng, càng sâu càng + chiều cao: chót vót dương như vô tận.
cao, cảnh vật càng thêm vắng lặng, chỉ + chiều rộng: trời đất bao la với dòng sông tuôn
có sông dài với bờ bến lẻ loi. Nỗi buồn chảy.
như thấm vào không gian ba chiều.
Đặc biệt lạ sâu chót vót: chiều cao được chuyển
hóa thành chiều sâu.
→ cảnh vật vắng lặng, con người trở nên bé nhỏ,
bị rợn ngợp trước vũ trụ rộng lớn, vĩnh hằng và
cảm thấy lạc loài.

Thiên nhiên được khắc hạo như thế
nào? Nó nói lên điều gì?

Thực ra điều này có thể nhận thấy ở

khổ hai (Đâu tiếng làng xa vãn chợ
chiều) và khổ bốn (Không khói hoàng
hôn cũng nhớ nhà), những rõ nhất vẫn
là khổ thứ ba này. Có thể nói, thái độ
phủ nhận thực tại nằm ngay trong kết
cấu bài thơ.

c. Khổ thơ thứ ba
Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Nỗi buồn được khắc họa sâu hơn.
- Hình ảnh cánh bèo trôi dạt lênh đênh: ấn tượng
về sự chia li tan tác được láy lại một lần nữa.
- Toàn cảnh sông dài, trời rộng mênh mông vắn
lặng, tuyệt nhiên không có bóng dáng con người:
+ không có lấy một chuyến đò, một cây cầu để tạo
nên sự gần gũi giữa con người với con người.
+ chỉ có thiên nhiên với thiên nhiên xa vắng,
hoang vu.
→ Vì thế nỗi buồn ở đâykhông chỉ là nỗi buồn
mênh mông trước trời rộng sông dài mà còn là nỗi
buồn nhân thế, nỗi buồn trước cuộc đời.
Sự cô quạnh được đặc tả bằng cái không tồn tại
nói lên thái độ phủ nhận thực tại.

d. Khổ thơ thứ tư
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều xa

Lòng quê rợn rợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
Nhà thơ mượn một số cách diễn đạt của thơ cổ
những có được nét riêng của thơ mới.
Những hình ảnh nào được dùng để - Thiên nhiên buồn nhưng thật tráng lệ:
miêu tả thiên nhiên? Nó gợi nên tâm
+ lớp mây cao đùn núi bạc.
trạng gì?
Mùa thu, những đám mây trắng đùn lên
trùng điệp ở phí chân trời. Ánh dương


phản chiếu vào những đám mây đó,
phản chiếu lấp lánh như những núi bạc.
Lấy lại ý thơ của người xưa (Thôi
Hiệu);
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.
(Hạc vàng bay mất từ xưa
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay).
Hình ảnh mây cao đùn núi bạc tạo ấn
tượng về sự hùng vĩ của thiên nhiên.
Đùn: học từ bài Thu hứng của Đỗ Phủ:
Mặt đất mây đùn cửa ải xa.
Trước cảnh sông nước, mây trời bao la
hùng vĩ ấy, bỗng hiện liên một cánh
chim bé bỏng, nó chỉ cần nghiêng cánh
là cả bóng chiều sa xuống.
Cánh chim trong buổi chiều tà thường
dễ gợi nỗi buồn xa vắng.

- Chim hôm thoi thót về rứng
Đóa trà mi đã ngậm gương nửa vành.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
- Ngàn mai gió cuốn chim bay
mỏi.
(Bà Huyện Thanh Quan, Chiều hôm
nhớ nhà)
- Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ.
(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ).
(Hồ Chí Minh, Mộ)

+ chim nghiêng cánh bóng chiều sa xuống.
→ nghệ thuật đối lập: giữa cánh chim đơn độc nhỏ
bé với vũ trụ bao la, rộng lớn, hùng vĩ. Điều này
làm cho ảnh rộng hơn, hùng vĩ hơn và cũng buồn
hơn.

- Tâm trạng buồn nhớ quê hương của tác giả:
+ nỗi nhớ mênh mông như sóng nước.

Đến đây, Huy Cận trực tiếp nói lên
nỗi lòng gì mà ngay từ đâu bài thơ
chỉ được nói lên một cách gián tiếp?
Rợn rợn: hình ảnh sóng nước nhấp nhô
liên tiếp mở ra dòng tràng giang, sóng
nước sóng lòng hòa vào nhau.
Vời: lấy trong Truyện Kiều để nói về
tâm trạng Kiều khi xa nhà:
Bốn phương mây trắng một màu
Trông vời cố quốc biết đâu là nhà.

Mượn ý thơ của Thôi Hiệu đem đến cho
bài thơ phong vị cổ điển.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
(Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai)
Nhưng có sự khác biệt: Thôi Hiệu nhìn + nỗi nhớ da diết, thường trực hơn cháy bỏng: sử
khói sóng trên sông mà thấy nhớ quê
hương, tín hiệu ở ngoại cảnh gợi nỗi dụng nghệ thuật phủ định để khẳng định.
nhớ trong tâm cảnh. Còn Huy Cận thì
không, không có tín hiệu ở ngoại cảnh
nhưng nỗi nhớ quê hương vẫn hiện lên IV. Tổng kết


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×