Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nghiên cứu trích ly dầu mù u bằng công nghệ CO2 siêu tới hạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BẤCH KHOA

TRỊNH THỊ CÁT HÀ

NGHIÊN CỨU TRÍCH LY DẦU MÙ U BẰNG CÔNG NGHỆ
CO2 SIÊU TỚI HẠN

Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Mã số: 60540101

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2016


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA - ĐHQC - HCM
Cán bộ hướng dln khoa học: TS. NGUYỄN HỮU HIÉU
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 1: .................................................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 1: .................................................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại Học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM ngày
......... năm .............

tháng

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)


1 ................................................................................
2 ................................................................................
3 .......................................................................................
4 .......................................................................................
5 .......................................................................................
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi
luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHÍ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Trịnh Thị Cát Hà............................................. MSHV: 13110558 ............
Ngày, tháng, năm sinh: 09/09/1985... ..........................................Nơi sinh: Đồng Nai.......
Chuyên ngành: Công Nghệ Thực Phẩm ...................................... Mã số: 60540101 .........
I. TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU TRÍCH LY DẰU MÙ U BẰNG CÔNG NGHỆ CO2 SIÊU TỚI
HẠN
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: ....................................................................................
2.1 Tổng quan về: cây mù u, thành phần các hoạt chất kháng khuân; kháng viêm; chống oxi
hóa, các phương pháp trích ly dầu, công nghệ trích ly bằng lưu chất siêu tới hạn.
2.2 Trích ly dầu mù u từ hạt bằng phương pháp: co2 siêu tới hạn và Soxhlet.
2.3 So sánh hàm luợng trích ly dầu mù u bằng hai phương pháp trên.

2.4 Phân tích và đánh giá chất luợng dầu trích đuợc bằng hai phương pháp trên và dầu
thương mại thông qua các chỉ số hóa lý: oxi hóa và iốt.
2.5 Phân tích và đánh giá hàm lượng axit béo của sản phẩm dầu mù u trên bằng phương
pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS).
2.6 Phân tích và đánh giá hàm luợng coumarin của sản phẩm dầu mù u trên bằng phương
pháp GC-MS.
2.7 Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của các sản phẩm dầu mù u trên.
2.8 Khảo sát hoạt tính kháng viêm của các sản dầu mù u.
III. NGÀY GIAO NHIÊM VỤ : (Ghi theo trong QĐ giao đề tài) 19/01/2015 ................
IV. NGÀY HOÀN THẨNH NHIỆM VỤ: (Ghi theo trong QĐ giao đề tài) 14/06/2015
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên): ......................................
TS. NGUYỄN HỮU HIỂU
Tp. HCM, ngày .... thảng.. . . năm 20....
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
CHỦ NHIẸM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)
(Họ tên và chữ ký)

TRƯỞNG KHOA
(Họ tên và chữ ký)

Ghi chú: Học viên phải đóng tờ nhiệm vụ này vào trang đầu tiên của tập thuyết minh LV



i

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Hữu Hiếu, Thầy đã định hướng và tận tình giúp

đỡ em về chuyên môn ương suốt thời gian thực hiện luận văn.
Ngoài ra em xin bày tỏ lòng biết ơn đến em Nguyễn Trọng Huy và em Trần Thị Minh
Thùy là sinh viên bộ môn Quá Trình và Thiết Bị và các Thầy Cô quản lý Phòng Thí Nghiệm
Trọng Điểm, Phòng Thí Nghiệm thuộc Bộ môn Công Nghệ Thực Phẩm, Khoa Kỹ Thuật
Hóa Học - Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc Gia TP. HCM những người đã tạo điều kiện
thuận lợi cho em hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ em trong
suốt quá trình học tập tại trường cũng như hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 12 năm 2015
Học viên thực hiện

Trịnh Thị Cát Hà


2

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Dầu mù u chứa nhiều hớp chất quý như coumarin, nhóm xanthone, Friedelin, các axit
béo, Calophyllolide, Inophyllolid... Các thành phần này có tính kháng viêm, kháng khuẩn, trị
nấm, tái tạo tế bào, tái sinh mô... Do đó, nhiều mỹ phẩm và dược phẩm có bổ sung các hợp
chất này từ dầu mù u để tạo các sản phẩm dưỡng da, chữa viêm các vết thương, làm liền sẹo,
chữa thấp khớp... Hiện nay, dầu mù u được trích ly bằng các công nghệ truyền thống như ép
cơ học hoặc sử dụng dung môi. Sản phẩm dầu của các quá trình này có độ tinh khiết thấp. Vì
vậy, trong nghiên cứu này CO2 siêu tới hạn được sử dụng làm dung môi trích ly. Tỷ lệ thu hồi
dầu theo công nghệ này đạt 43,27 % ở 50 °C, 250 bar và lưu lượng co2 là 10 g/phút, cao hơn
so với trích ly bằng dung môi ete dầu hỏa đạt được là 26,6 %. Thành phần hóa học của dầu
được phân tích bằng phương pháp GC-MS. Đồng thời, chỉ số oxi hóa và chỉ số iốt cũng được
khảo sát. Kết quả phân tích cho thấy sản phẩm dầu mù u trích ly bằng co2 siêu tới hạn có tổng
hàm lượng axit béo thiết yếu và chỉ số iốt là cao nhất: tổng hàm lượng axit béo thiết yếu
(linoleic (axit (9Z)-9-adecenoicoct) và linolenic (axit (9Z,12Z)-9,12- octadecadienoic)) 74,88

% và 103,9 g iốửlOOg; chỉ số oxi hóa là trung bình so với dầu trích ly bằng dung môi ete dầu
và dầu thương mại. Dầu trích ly theo công nghệ CO2 siêu tới hạn có hoạt tính kháng khuẩn
Staphylococcus aureus hiệu quả nhất (đường kính vòng kháng khuẩn 9 mm) và hoạt tính kháng
viêm (mức độ giảm viêm từ 21,41 - 25,39 % theo độ dày tai chuột và 33,88 - 39,40 % theo
khối lượng) mạnh hơn so với trích ly sử dụng dung môi ete dầu hỏa.


3

ABSTRACT
Tamanu oil contain many precious components such as coumarine, xanthone, friedeline,
fatty acids, Calophyllolide, Inophyllolid... which have high activities in antibio, inflammatory,
cell regeneration,... Tamanu oils can be used in cosmetic and pharmaceutical products.
Currently, tamanu oil is obtained by the traditional methods such as cold press or solvent
extraction. These methods provide the low purity oil products. Therefore in this study, the
supercritical fluid extraction (SCFE) with CO2 as solvent is applyed to extract the oil from
tamanu (Calophyllum inophyllum L.) seeds. The rate of oil recovery is 43.27% at 50 °C and
250 bar, where flow rate of co2 is 10 g/min. This value is higher than that of solvent extraction
using petroleum ether. Gas chromatography-mass spectrometry (GC-MS) is used to analyse
the composition of extracted oil. Oxidation index and iodine index are also investigated. The
results showed that total fatty acid contents and iodine index of the obtained oil using SCFE
is highest ((linoleic (axit (9Z)-9-adecenoicoct) và linolenic (axit (9Z,12Z)-9,12octadecadienoic)) 74.88 % and 103.9 g iod/100 g compare with solvent extraction using
petroleum ether and commercial oils, while oxidation index is in average range compared to
solvent extracted and commercial oils.Oil extraction technology of supercritical co2 has
antibacterial activity effective Staphylococcus aureus (diameter of round antibacterial is 9
mm) and anti-inflammatory properties (decrease level of inflammation from 21.41 to 25.39 %
according to the thickness mouse ears and from 33.88 to 39.40 % by weight) more powerful
than petroleum ether solvent.



4

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong luận văn này là trung thực và không sao chép từ bất kỳ một
nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực
hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng theo yêu cầu.
Tác giả luận văn

Trịnh Thị Cát Hà



V

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

a

a



vi

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Lá, hoa và trái mù u ............................................................................................. 3
Hình 2.2: Quả và nhân mù u ................................................................................................ 3
Hình 2.3: Công thức cấu tạo của friedelin ........................................................................... 7
Hình 2.4: Công thức cấu tạo của Mesuazanthone-A và Mesuazanthone-B....................... 10

Hình 2.5: Công thức cấu tạo của Caloxanthone A và Caloxanthone B ............................ 11
Hình 2.6: Công thức cấu tạo của Caloxanthone c và Dehydrocycloguanandin ................. 11
Hình 2.7: Dầu mù u được bán tại Hawaii .......................................................................... 14
Hình 2.8: Sản phẩm dầu mù u trị bỏng được bán hên thị trường Việt Nam ...................... 14
Hình 2.9: Sản phầm dầu mù u bán hên thị trường Việt Nam dạng .................................... 15
Hình 2.10: Màng trị bỏng sinh học tẩm dầu mù u ............................................................. 15
Hình 2.11: Đồ thị biểu diễn hạng thái vùng siêu tới hạn của một chất .............................. 17
Hình 2.12: co2 ở trạng thái siêu tới hạn.............................................................................. 18
Hình 3.1: Nguyên liệu hạt mù u ......................................................................................... 20
Hĩnh 3.2: Quy trình trích ly dầu mù u bằng phương Soxhlet ............................................ 24
Hĩnh 3.3: Quy trình trích ly dầu mù u bằng phương pháp co2 siêu tới hạn ....................... 26
Hình 3.4: Thiết bị chiết Thar SFC S.N 11419 ................................................................... 27
Hình 3.5: Sơ đồ kiểm soát - điểu khiển quá trình trích ly .................................................. 28
Hình 4.1: Dầu mù u sau khi trích ly bằng phương pháp co2 siêu tới hạn và phương
pháp ép cơ học ................................................................................................................... 33
Hình 4.2: Sự ảnh hưởng của phương pháp trích ly đến chỉ số oxi hóa của dầu mù u 34
Hình 4.3: Sự ảnh hưởng của phương pháp trích ly đến chỉ số lốt của dầu mù u ...............36
Hình 4.4: Hàm lượng coumarin ttong dầu mù u ................................................................ 37
Hình 4.5: Khả năng kháng s. aureus và MRSA của các sản phẩm dầu mù u ....................38
Hình 4.6. Đối kháng với Staphylococcus aureus MRSA................................................... 38
Hình 4.7: Ket quả đối kháng Staphylococcus aureus MSSA ............................................ 39
Hình 4.8: Kết quả MIC của dầu mù u ................................................................................ 40
Hình 4.9: Nồng độ dầu mù u 1 là 0,25 % (a) và 0,125 % (b) ............................................ 40
Hình 4.10: Nồng độ dầu mù u 2 là 0,25 % (a) và 0,125 % (b) ..........................................41
Hình 4.11: Nồng độ dầu mù u 3 là 0,25 % (a) và 0,125 % (b) ..........................................41


vii

Hình 4.12: Nồng độ dầu mù u 4 là 0,5 % (a) và 0,25 % (b) .............................................. 42

Hình 4.13: Nồng độ dầu mù u 5 là 2 % (a) và 1 % (b) ...................................................... 42
Hình 4.14: Thử nghiệm kháng viêm trên tai chuột ............................................................ 44
Hình 4.15: Tỷ lệ giảm viêm ở tai chuột khi sử dụng dầu mù u ......................................... 44


8

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần axit béo của dầu mù u ...................................................................... 8
Bảng 2.2: Thành phần các axit béo có trong dầu mù u ..................................................... 8
Bảng 2.3: Thành phần chất béo trung tính trong dầu mù u .............................................. 9
Bảng 2.4: Thành phần Glycolipid trong dầu mù u ........................................................... 9
Bảng 2.5: Thành phần Phospholipid trong dầu mù u ..................................................... 10
Bảng 2.6: Điểm tới hạn của một số chất thông dụng ........................................................ 18
Bảng 3.1: Hóa chất sử dụng ............................................................................................... 21
Bảng 3.2: Thiết bị và dụng cụ sử dụng .............................................................................. 22
Bảng 3.3: Miền biến thiên các yếu tố khảo sát .................................................................. 25
Bảng 3.4: Khối lượng phần mẫu thử .................................................................................. 29
Bảng 4.1: Kết quả khảo sát sơ bộ tỷ lệ thu hồi dầu mù u bằng phương pháp co2 siêu
tới hạn

32

Bảng 4.2: So sánh tỷ lệ thu hồi dầu của hai phương pháp: trích ly co2 siêu tới hạn và
Soxhlet (sử dụng dung môi ete dầu hỏa)............................................................................ 33
Bảng 4.3: Thành phần axit béo trong dầu mù u ................................................................. 36
Bảng 4.4: Khối lượng và độ dày tai chuột thử nghiệm ..................................................... 43


9


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... i
TÓM TẤT LUẬN VĂN .....................................................................................................ii
ABSTRACT .......................................................................................................................iii
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. iv
TỪ VIẾT TẮT .................................................................................................................... V
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................viii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN .............................................................................................. 2
2.1.

Cây mù u ................................................................................................................... 2

2.1.1. Phân bố của cây mù u ............................................................................................... 4
2.1.2. Thành phần trong các bộ phận của cây mù u ........................................................... 4
2.1.3. Công dụng cà các sản phẩm của cây mù u ............................................................... 5
2.2.

Dầu mù u ................................................................................................................... ố

2.3.

Tính chất vật lý, hóa học của dầu mù u ................................................................... 11

2.4.

Hoạt tính sinh học của dầu mù u .............................................................................12


2.4.1. Hoạt tính kháng khuẩn và trị nấm ............................................................................12
2.4.2. Hoạt tính kháng viêm ............................................................................................. 12
2.4.3. Hoạt tính chống oxi hóa ......................................................................................... 12
2.5.

ứng dụng của dầu mù u ........................................................................................... 13

2.5.1. Trong y học.............................................................................................................13
2.5.2. Trong mỹ phẩm ......................................................................................................13
2.6.

Phương pháp trích ly dầu mù u ............................................................................... 15

2.6.1. Xử lý hạt sau thu hoạch và chế biến ....................................................................... 15
2.6.2. Phương pháp Soxhlet.............................................................................................. 16
2.6.3. Phương pháp trích ly dầu mù u bằng lưu chất siêu tới hạn .................................... 17
CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 20



X

3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ..................................................................... 20
3.2. Nguyên liệu và hóa chất ............................................................................................ 20
3.2.1. Nguyên liệu ............................................................................................................ 20
3.2.2. Hóa chất .................................................................................................................. 21
3.3. Thiết bị và dụng cụ .................................................................................................... 22
3.4. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 23
3.5. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................. 23
3.6. Trích ly dầu mù u ...................................................................................................... 23

3.6.1. Trích ly dầu mù u bằng phương pháp Soxhlet ...................................................... 23
3.6.2. Trích ly dầu mù u bằng dung môi co2 siêu tới hạn ................................................ 24
3.7. Tỷ lệ thu hồi dầu ........................................................................................................ 28
3.8. Phân tích các chỉ số iốt, chỉ số oxi hóa ...................................................................... 28
3.8.1. Chỉ số iốt của dầu mù u ......................................................................................... 28
3.8.2. Chỉ số oxi hóa của dầu mù u ................................................................................. 28
3.9. Phân tích thành phần axit béo của dầu mù u ............................................................. 31
3.10. Phân tích hàm lượng coumarin của dầu mù u ......................................................... 31
3.11. Phân tích hoạt tính kháng khuẩn của dầu mù u ...................................................... 31
3.12. Xác định hoạt tính kháng viêm của dầu mù u ........................................................ 31
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ...................................................................... 32
4.1. Tỷ lệ thu hồi dầu ........................................................................................................ 32
4.2. Kết quả phân tích các chỉ số hóa lý của dầu mù u..................................................... 33
4.3. Kết quả phân tích thành phần axit béo ..................................................................... 35
4.4. Kết quả phân tích hàm lượng coumarin .................................................................... 36
4.5. Kết quả khảo sát hoạt tính kháng khuẩn.................................................................... 37
4.6. Kết quả khảo sát hoạt tính kháng viêm ..................................................................... 43
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 45
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ ....................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 62
PHỤ LỤC


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

Cây mù u ở Việt Nam được trồng và mọc tự nhiên dọc ven biển ở nhiều tỉnh miền
Trung và Nam bộ hoặc các đảo ven bờ, nhử ở đảo cồn cỏ, Quảng Trị có một rẻo rừng mù u
cổ thụ ở phía Tây Bắc và được ửồng phân tán khắp đảo. Các thành phần của cây mù u: thân,
lá, rễ, quả, vỏ đều được tận dụng trong mỹ nghệ tạo các dụng cụ như gỗ, làm thớt, làm nhà...
hoặc dùng làm mỹ phẩm và dược phẩm. Đặc biệt dầu mù u được sử dụng như một chất đốt

trong dân gian và hiện nay cũng đã có những đề tài nghiên cứu sử dụng dầu mù u để tổng
hợp dầu diesel sinh học [1-4]. Thành phần hóa học của dầu mù u có chứa các hợp chất:
calophyllolide, axit calophyllin, axit béo tự do, terpenoid, sửeroid và inophyllolid. Vì vậy,
có nhiều sản phâm mỹ phẩm, dược phẩm có bổ sung các hợp chất được trích ly từ dầu mù u
như dầu mù u dùng trị ghẻ, nấm tóc, các bệnh về da, chữa viêm dây thần kinh trong bệnh
cùi, các vết thương, thấp khớp, cầm máu, làm săn da, .. .[1].
Phương pháp trích ly dầu mù u được sử dụng theo phương pháp truyền thống là phương
pháp ép lạnh. Tuy nhiên, phương pháp này cho sản phẩm là dầu thô, độ tinh khiết thấp. Bên
cạnh đó có thể trích ly dầu mù u bằng phương pháp sử dụng dung môi, nhưng lượng sử dụng
dung môi nhiều, thời gian trích ly kéo dài. Vì vậy, trong luận văn tác giả sử dựng phương
pháp trích ly dầu mù u bằng phương pháp co2 siều tới hạn. Ưu điểm của phương pháp là dầu
mù u sau trích ly có độ tinh khiết cao, sử dụng dung môi trích ly co2 thân thiện với môi
trường, trích ly được hàm lượng hợp chất quý ttong thành phần dầu mù u cao. Nhược điểm
của phương pháp này là vốn đầu tư cao.



2

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
2.1. Cây mù u
Cây mù u có tên khoa học là Calophyllum inophyllum L. thuộc họ Clusiaceae (syn.
Guttiferae) (họ mangosteen). Tên khoa học khác ít dùng Balsamaria inophyllum (L.) Lour.
Các tên khác: Alexandrian laurel, beach mahogany, beauty leaf, poon, oil nut tree
(Englysh) beach calophyllum (Papua New Guinea), biyuch (Yap), btaches (Palau), daog,
daok (Guam, N. Marianas), dilo (Fiji), eet (Kosrae), feta ‘u (Tonga), fetau (Samoa), isou
(Pohnpei) kamani, kamanu (Hawai‘i), lueg (Marshalls), rakich (Chuuk), tamanu (Cook
Islands, Society Islands, Marquesas), te itai (Kiribati) [5].
Giới:


Plantae

Ngành: Magnolyopsida
Họ:

Clusiaceae, Guttiferae

Phân họ: Kielmeyeroideae
Chi:

Calophyllum

Loài:

inophyllum

Cây mù u có chiều cao 8 - 20 m, tán rộng có nhánh không đều. Cây có lá hình elip,
hoa màu trắng thơm, có hạt tròn lớn. Cây mọc phát triển dọc theo ven biển và rừng thấp
liền kề, thỉnh thoáng có xuất hiện ở đất liền.
Hoa mù u to khoảng 2,5 cm, mọc thành chùm và có kiểu phát hoa hình chùy, mỗi
chùm có 4 - 15 hoa màu ttắng. Cây có thể ra hoa quanh năm, nhưng ra hoa nhiều nhất là
cuối mùa xuân đầu mùa hè và cuối mùa thu ở Bắc bán cầu.
Lá mọc đối diện và màu xanh đậm, sáng bóng, không có lông và lưỡi rộng hình elip
dài 10 - 20 cm và rộng 6-9 cm, cả hai đầu của lá đều ttòn. Gân lá chạy song song với nhau
và vuông góc với gân chính. Tên khoa học Calophyllum, theo tiếng Hy Lạp là “lá đẹp”.
Quả mù u cố màu xanh lá cây, dạng hình tròn đường kính 2-5 cm (đường kính trong
0,8 - 2 cm). Khi quả chín quả sẽ chuyển sang màu vàng rồi cuối cùng chuyển sang màu
nâu và da nhãn nheo. Bên trong quả gồm lớp màng mỏng bên ngoài, vỏ, một lớp mòng bên



3

trong và nhân (hạt). Cây mù u ra quả hai lần trong năm [5].

Hình 2.1: Lá, hoa và trái mù u [5]

Hình 2.2: Quả và nhân mù u
> Một số loài tương tự:
Hạnh nhiệt đới (Terminalya catappa , biển hoặc hạnh nhân Ấn Độ) đôi khỉ được gọi
nhầm là Kamanỉ (quả mù u) ở Hawaii, mặc dù nố khác hẳn với các Kamani. Cố rất nhiều
loài khấc trong chỉ Calophyỉlum ở Thái Đình Dương, bao gồm c. collynum, c. euryphyllum,
c. latìcostatum, c. papuanum, c. pauciflorum, và c. suberosum ở Papua New Guinea; c.
peekelyi và c. vexans ở Papua New Guinea và Solomons; c. tân ebudicum (syn. c. vitiense)
ở Papua New Guinea, Solomon, Vanuatu, Fiji, và Tonga và c. soulattri và c. pelewense
trong Palau; Calophyllum brasilyense (Santa Maria) là một cây gỗ quan trọng Ưong vùng
biển Caribbean. Madagascar ô liu (Noronhia emarginata) là một loài ven biển của Ấn Độ
Dương được trồng ở Thái Bình Dương và có thể bị nhầm lẫn với Kamani [1].
2.1.1. Phân bố của cây mù u
Từ hàng ngàn năm trước, cây mù u đã được người Tahiti phát hiện và tìm cách trích
ly để lấy tinh dầu dung trong việc bảo vệ da chống lại các tác nhân gây tổn hại như nắng,


4

gió. Mù u được tìm thấy nhiều ở vùng đảo Polynesia. Sau đó, nó được du nhập đến Hawaii
và úc. Ngày nay, cây mù u được trồng rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các
quốc gia nhiệt đới gió mùa. Mù u có nhiều chủng loại, trong đó loại Calophyllum
inophyllum L. được chú ý nhiều nhất, quả nhỏ cho hạt gọi là tamanu chứa chất dầu màu
xanh lục, mùi thơm [1,5].
Cây mù u phát triển ở nhiệt độ ấm trong điều kiện ẩm ướt hoặc vừa phải, vùng đất có

độ cao so với mực nước biển là 0 - 200 m ở Hawai, lên đến 800 m tại đường xích đạo.
Lượng mưa trung bình 1000 - 5000 mm. Cây mù u ưa thích khí hậu mùa hè, mùa đông,
hoặc lượng mưa thống nhất. Nhiệt độ 18-33 °C, và của tháng nóng nhất là 22 - 37 °C. Nhiệt
độ trung bình thấp nhất của tháng lạnh nhất là 12 - 17 °C. Nhiệt độ thấp nhất cây mù u có
thể chịu được là 8 °C. Cây mù u chịu đựng ở nhiều loại đất khác nhau. Phát triển tốt nhất
trên cát thoát nước ở vùng ven biển nhưng có thể chịu được đất sét, đất đá vôi và đất đá.
Hiện nay cây mù u có thể tìm thấy ở nhiều quốc gia khác nhau như: Thái Lan, Việt Nam,
Myanmar, Malaysia, Nam Ấn Độ, Sri Lanka và ở nhiều đảo của Melanesia và Polynesia,
... [1,5].
Ở Việt Nam, cây mù u được tìm thấy từ vùng ven biển Hải Phòng đến vùng bờ biển
Bà Rịa-Vũng Tàu. Cây mọc hoang dọc theo các sông rạch vùng đồng bằng ven biển. Ngoài
việc trồng để tách lấy dầu thì cây mù u còn được trồng để lấy bóng mát.
2.1.2. Thành phần trong các bộ phận của cây mù u
Thành phần hóa học của lá:
Lá của cây mù u có chứa nhiều hợp chất hóa học như: Inophynone, Isoinophynone,
Calophyllolide, Inophyllum B, Inophyllum c, Inophyllum p, Inophyllum Gl, Inophyllum
G2, Canophyllol, Canophyllol acetate, Canophyllic acid, Amentoflavone, Isoapetalic acid,
Apetalyc acid, (+)- calanolide A, (-)- calanolide B, (+)- calanolyde c, Soulattrolyde [5, 6].
Thành phần hóa học của thân:
Thành phần hóa học của lõi cây: 1,5,6-trihydroxixanthone, 6-(3-methyl-2- butenyl)l,5-dihydroxixanthone, Jacareubin, 6-desoxijacareubin, 2-(3-methyl-2- butenyl)-1,3,5,6tetrahydroxixanthone, 1,7-dihydroxixanthone, 1,5,6-trihydroxixan- thone, 1,6-dihydroxi5-methoxixanthone, 2-(3-methyl-2-butenyl)-1,3,5-trihyroxixan- thone [5, 6].


5

Thành phần hóa học của gỗ cây: ố-(3-methyl-2-butenyl)-l,5-dihyroxixanthone, 6desoxijacareubin, l,7-dihydroxi-3,ố-dimethoxixanthone, Jacareubin [5, ố].
Thành phần hóa học của vỏ cây: Friedelyn, Friedelan-30-ol, 0-amyrin, Sitosterol, lhydroxi-3,6,7-trimethoxixanthone, l,7-dihydroxi-3,ố-dimethoxixanthone [5, ố].
Thành phần hóa học của vỏ rễ:
Vỏ của rễ cây có chứa các hợp chất hóa học như: Inoxanthone, Frielan-3-one,
Macluraxanthone, Brasilyensic acid, Inophyllolydic acid, 1,5 - dihydroxixanthone,
Caloxanthone B [5, 6].

2.1.3. Cồng dụng và các sản phẩm của cây mù u
Tất cả các bộ phận của cây mù u đều có công dụng về mặt dược lý và kinh tế. Gỗ từ
thân cây được đánh giá cao để chạm khắc, làm tủ và đóng thuyền. Dầu từ hạt mù u được
sử dụng trong y học và mỹ phẩm. Ngày nay được sản xuất thuơng mại ở miên nam Thái
Bình Dương. Nó cũng được sử dụng như nhiên liệu là đèn dầu. Hoa của cây mù u được sử
dụng như trang sức và được dùng làm nước hoa, cây được coi là thiêng lyêng ở một số đào
Thái Bình Dương, nơi mà nó được trưng xung quanh bàn thờ và được đề cập ừong các bài
thánh ca. Cây có khả năng chịu đựng được gió và muối, nên nó được sử dụng ổn định ttong
vùng ven biển [5, 6].
Gỗ mù u có màu nâu đỏ, giác gỗ mỏng, lõi màu nâu, kết cấu mịn, vân đẹp, khi khô
không bị nứt và biến dạng, không bị mối mọt, chịu được nước biển lâu ngày, là loại gỗ tốt
để đóng tàu thuyền, làm cột buồm, đồ thủ công mỹ nghệ,... [1, 5, 6].
Cây có tán lá rộng và dày nên được ttông để lấy bóng mát. Ngoài ra, cây mọc ở những
vùng ven biển nên còn có tác dụng làm rừng phòng hộ ven biển để chắn gió.
Nhựa được chiết từ vỏ cây mù u được sử dụng làm thuốc gây nôn và thuốc xổ nhưng
nhựa thường được sử dụng trong điều trị vết thương và ung nhọt. Nhựa được trộn với vỏ
cây và lá được ngâm trong nước và dầu nổi trên bề mặt được dùng để chữa đau mắt [1, 5,
6].
Vỏ cây là chất làm se (trong y học) (chứa 11 - 19 % tannin) và nước ép của vỏ cây
dùng để làm thuốc xổ, dùng trị bệnh đau dạ dày và xuất huyết bên trong, vỏ cây được dùng
là một chất khử trùng và tẩy uế. vỏ cây ngâm trong nước chanh được dùng để khử mùi hôi
ở nách hay ở bàn chân [1,5,6].


6

Rễ được dùng để chữa bệnh đau chân răng. Nhựa và vỏ cây mù u được dùng dưới
dạng bột [1, 5, 6].
Dầu mù u thu được từ các bộ phận của cây nhưng chủ yếu là thu từ hạt của quả mù
u. Nó có nhiều ứng dụng trong y học, mỹ phẩm, năng lượng và các ngành công nghiệp

khác... [1, 5, 6].
2.2. Dầu mù u
Thành phần hóa học của dầu mù u có giá trị cao chứa các hợp chất: calophyllolide,
axit calophyllin, axit béo tự do, terpenoid, streroid và inophyllolid. Vì vậy, có nhiều sản
phâm mỹ phẩm, dược phẩm có bổ sung các hợp chất được trích ly từ dầu mù U như dầu
mù u dùng trị ghẻ, nấm tóc, các bệnh về da, chữa viêm dây thần kinh trong bệnh cùi, các
vết thương, thấp khớp, cầm máu, làm săn da, .. .[ố]. Dầu mù u được trích ly từ hạt mù u
chứa 50,3 - 73 % dầu. Hoạt chất chính trong dầu mù u hàm lượng axit béo là axit calophyllic
và lactone với đặc tính kháng sinh có khả năng làm liền sẹo của dầu được phát hiện bởi
một nhà nghiên cứu người Pháp-Giáo sư Lederer. Dầu mù u có màu xanh nhẹ, sánh và dễ
dàng hấp thụ qua da [7].
Friedelin:
Đây là dạng terpenoid, có tên gọi là canophyllal, canophyllol, axit canophyllic [1].

Hình 2.3: Công thức cấu tạo của friedelin [1]
Các dẫn xuất của coumarin:
Calophylloide: là phân tử chứa lactonic và nhóm methoxil
Axit calophyllic (C25H24Ơ6)
Nhóm Inophỵllolid
Nhóm xanthone:


7

Dehydrocycloguanindin,

calophyllin-B,

jacareubin




6-deoxi

jacareubin,

mesuazanthone-A, mesuazanthone-B, caloxanthone-A, caloxanthone-Đ, caloxanthone- c.
Các axit béo tự do, glyceric, sterol và ba nhóm chất béo:
Dầu trích ly từ hạt mù u chiếm 60,1 % khối lượng của hạt. Tổng hàm lượng chất béo
có trong dầu mù u gồm 92,0 % chất béo trung tính, 6,4 % glycolypid và 1,6 %
phospholypỉd. Chất béo trung tính gồm 82,3 % triacylglycerol, 7,4 % axit béo tự do và một
lượng nhỏ diacylglycerol, mononoacylglycero là sterol. Các axit béo chính Ưong dầu mù
u gồm axit palmitic, axit stearic, axit oleic, và axit linoleic. Thành phần các axit béo trong
dầu mù u theo các sổ liệu trong bảng dưới đây [7].


×