Chủ đề 10
Năm 1931 Albert Einstein đã nhắn nhủ rằng: “Bục giảng thì nhiều, nhưng người thầy giỏi và
cao quý thì hiếm. Giảng đường thì nhiều và rộng nhưng số người trẻ tuổi thành thật khao khát
chân lý và lẽ công bằng thì ít. Tạo hóa hào phóng vung ra vô s ố sản vật, nh ưng hy h ữu m ới s ản
sinh ra một vài hạt giống tốt”.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài :
Tôi nghĩ rằng ai trong chúng ta ở đây cũng từng trãi qua đời học trò đầy mộng mơ và
đầy ắp kỷ niệm, với giảng đường cùng bạn bè thầy cô chất chứa trong ta bao nhiêu
hoài bảo,... Tuy nhiên, bài luận này tôi viết để nhìn nhận về nơi đó ở một cái nhìn
khác,khách quan hơn và thực tế hơn.Thẳng thắn nhìn nhận chúng ta hoàn toàn thấy rõ
rằng câu nói sau của Albert Einstein vào năm 1931 là hoàn toàn chân th ật và chính xác
nhất : “ Bục giảng thì nhiều, nhưng người thầy giỏi và cao quý thì hiếm. Giảng đ ường
thì nhiều và rộng nhưng số người trẻ tuổi thành thật khao khát chân lý và lẽ công b ằng
thì ít. Tạo hóa hào phóng vung ra vô số sản vật, nhưng hy hữu mới sản sinh ra m ột vài
hạt giống tốt”. Sau quảng đời đi học của mình và tự mình trải nghiệm, tôi chọn ch ủ đề
này để viết vì đâu đó có chứa nổi niềm của riêng tôi và tôi muốn chia s ẻ nó qua bài viết
của mình cho tất cả.Chúng ta giành cả thanh xuân để học, để đặt chân lên giảng đ ường,
nhưng có bao giờ chúng ta thử nhìn nhận lại bản thân mình đã học được gì ? khao khát
điều gì ? và nhìn nhận xem liệu cuộc sống này có công bằng ?... và rất nhiều câu h ỏi
tương tự. Đã bao giờ chúng ta đặt những câu hỏi như vậy hay chúng ta chỉ biết im
lặng.Tôi nghĩ rằng ai cũng có câu trả lời của riêng mình cả, chỉ là chúng ta không dám
sống cho chính mình mà đi theo quan điểm số đông mà thôi.Chúng ta s ợ bị chèn ép, s ợ
bị cô lập và dần chúng ta trở thành điều chúng ta không muốn.Có ai đã t ừng nghĩ
“chúng ta liệu có đang đi đúng đường” hay nói một cách khiếm nhã hơn: “ Liệu người
đưa đò cho chúng ta có đang đưa chúng ta về nơi tốt đẹp như chúng ta vẫn nghĩ và n ơi
chúng tay ngày ngày ôm ấp hoài bảo có thực là nơi nuôi dưỡng ước mơ”. Tôi vi ết bài
viết này, để một phần nào đó lột tả chân thật hơn nền giáo dục hiện tại của chúng ta
qua câu nói giàu tính hình tượng và triết lý của nhà bác học đại tài Albert Einstein – một
nhà bác học, triết học vĩ đại của loài người, để chia sẻ những trãi nghiệm của chính
mình, để truyền đạt một thông điệp,một lối sống mà tôi nghĩ rằng giới trẻ ngày nay
đang thiếu và hơn hết là lên tiếng miêu tả về cuộc sống thực tại đang diển ra .Tuy rằng
bài này viết chỉ gói ghém trong cách nhìn nhận, trải nghiệm của tôi – m ột cậu sinh viên
cảm thấu về một câu nói của một nhà bác học.
A. NỘI DUNG
I.Phân tích, nhận định về quan điểm và liên hệ thực tế:
Như tất cả chúng ta đều đã biết Albert Einstein là một nhà vật lý học vĩ đại người Đ ức.Chúng ta
biết đến ông như một nhà khoa học kiệt xuất của nhân loại, nhưng lại không nhìn nhận chính
xác và đúng đắn nhất về ông. Không chỉ là một nhà khoa học thiên tài, Albert Einstein còn là
một nhà triết học lớn, nhà giáo dục nhân bản.Do đó, ngoài các về về khoa h ọc,các vấn đ ề về
giáo dục luôn được ông nhìn nhận một cách khách quan và chân thật nhất.Là m ột nhà triết h ọc
nhưng những câu nói của ông lại rất gần gũi với chúng ta.Bài viết này, tôi s ẻ phân tích và nh ận
định theo nhân sinh quan của mình về một câu nói nổi tiếng của ông năm 1931: “ B ục giảng thì
nhiều, nhưng người thầy giỏi và cao quý thì hiếm. Giảng đường thì nhiều và rộng nhưng số
người trẻ tuổi thành thật khao khát chân lý và lẽ công bằng thì ít. Tạo hóa hào phóng vung ra vô
số sản vật, nhưng hy hữu mới sản sinh ra một vài hạt giống tốt”.Qua đó phần nào đó làm rõ
hơn những gì ông muốn gữi gắm đến chúng ta.Nội dung của câu nói chúng ta có thể thấy ông
đề cập đến hai vấn đề chính là: “Bục giảng thì nhiều, nhưng người thầy giỏi và cao quý thì
hiếm” và “Giảng đường thì nhiều và rộng nhưng số người trẻ tuổi thành thật khao khát chân lý
và lẽ công bằng thì ít” và chốt lại bằng một hình tượng ẩn dụ để khái quát và lý giải tất cả là:
“Tạo hóa hào phóng vung ra vô số sản vật, nhưng hy hữu mới sản sinh ra một vài hạt gi ống
tốt”.Cùng với đó ông đã gữi đi một lời nhắn nhủ rất sâu sắc,mang đậm nổi niềm của mình
giành cho giáo dục và giới trẻ.
Đầu tiên, chúng ta sẽ phân tích câu đầu tiên trong lời nhắn của ông : ” Bục giảng thì nhiều,
nhưng người thầy giỏi và cao quý thì hiếm ”.Như tất thẩy chúng ta đều thấy được, với s ự phát
triển của khoa học kỷ thuật,cuộc sống của con người ngày càng phát triển và giáo d ục đ ược đ ề
cao như hiện nay,việc trường học ở khắp nơi là điều quá dễ dàng nhận thấy. Tuy nhiên, liệu
trên từng bục giảng ấy có bao nhiêu người thầy giỏi và cao quý được học trò ngưỡng m ộ và yêu
thương.Ông bà thường nói “ một chữ cũng là thầy, nữa chữ cũng là thầy”,điều đó là không thể
phũ nhận về công ơn những người đã dìu dắt và cho chúng ta kiến thức, và việc tri ân là việc
phải làm.Hình tượng bục giảng như chúng ta đều biết thì nó sẻ là cao nhất trong lớp học và ch ỉ
có thầy cô đứng trên đó, chúng ta chỉ đứng trên nó khi đ ược mời, như vậy k ể cả trong văn hóa
hành xử thông thường thì chúng ta cũng đã tôn vinh người thầy của mình một bậc.Nh ưng liệu
chúng ta có thể biết ơn được không khi đó là những con người bị thời đại mà đ ồng tiền chi
phối làm mờ đạo lý, cái tôi đè bẹp đi giá trị nhân văn,sự ích kỷ che mất đi những điều thiêng
liêng ? Liệu có cam lòng khi chúng ta đưa ra đáp án đúng hơn thầy cô và bị h ọ đè đ ến không còn
hứng thú để học và từ bỏ việc học ? Liệu có chấp nhận không khi một người thầy vì tư lợi mà
moi móc tiền học trò của mình bằng cách ép học thêm ?... Không phải là tất cả, tuy nhiên đó là
điều chúng ta vẫn thường thầy trên các trang mạng hay qua từng tiếng khóc oan uổn của cô
cậu học trò.Đó liệu có phải là người thầy giỏi và cao quý trong lòng chúng ta cần tri ân.Ai cũng
biết câu trả lời cả rồi.Thử nghĩ mà xem, một nền giáo dục có thể phát triển đi lên đ ược không
khi người trồng cây đào tạo ra cái cây thấp hơn mình, và cái cây đó m ột ngày nào đó sẻ là ng ười
trồng cây.Điều đó thật tồi tệ.Có ý nghĩa gì khi càng ngày trình đ ộ càng thấp dần và s ự tôn tr ọng
thầy cô không còn nữa và đạo đức cũng suy đồi theo đó.Với tôi m ột người thầy cao quý là m ột
người hết lòng vì học trò của mình, nghĩ cho học trò của mình hơn giá trị của bản thân và luôn
luôn lắng nghe chia sẻ ; một người thầy giỏi là người tạo cảm hứng học tập không ngừng và
hướng dẫn tận tâm cho học trò của mình hướng đến với những điều tốt đẹp .Hay theo một tờ
tạp chí khoa học xã hội đánh giá: Einstein quan niệm người thầy phải như một nhạc trưởng
biết làm cho âm thanh rung lên trong tâm hồn học sinh là những giai điệu đẹp đẽ, đắm say : “
Biết dạy học có nghĩa là dạy một cách thú vị, là bài giảng, kể cả một bài tr ừu t ượng, sao cho
những dây đàn cộng hưởng trong tâm hồn của học sinh rung lên và óc tò mò vẫn mãi sinh
động” ; Einstein cho rằng “ Nghệ thuật quan trọng nhất của người thầy là đánh thức niềm vui
trong lao động và trong nhận thức” ( Albert Einstein, 2008, tr 52) ; Einstein từng nói : “Tôi
không bao giờ dạy học sinh ; tôi chỉ cố gắng tạo điều kiện để chúng có thể học”. Chúng ta có
thể hiểu rằng, người thầy được ví như người đưa đò là vì lẻ đó.Tuy nhiên, mấy ai thèm bận
tâm điều này mà họ chỉ nghĩ cho họ là trước nhất, vì vậy bục giảng tuy nhi ều nh ưng người
thầy giỏi và cao quý thì hiếm là vì như vậy.
Tiếp đến, chúng ta sẻ phân tích câu “Giảng đường thì nhiều và rộng nhưng số người trẻ tuổi
thành thật khao khát chân lý và lẽ công bằng thì ít” đ ể làm sáng t ỏ những gì ông mu ốn nhắn g ữi
đến các bạn trẻ.Cũng như câu đầu tiên, điều đầu tiên ông cho chúng ta thấy là không gian để
các bạn trẻ học và trãi nghiệm,một không gian rộng và rất nhiều nơi như vậy.Tuy nhiên, điều
cần suy ngẫm đó là vì sao môi trường để hoạt động trí óc và trao đổi văn hóa nhiều đến thế mà
những con người trẻ vẫn không dám thành thật khao khát chân lý và lẽ công b ằng ?. Đó là v ấn
đề đăt ra ở đây. Phải chăng lối dạy và học đang có vấn đề, đó liệu là nơi khơi nguồn sáng tạo t ư
duy và thúc đầy con người ta khao khát lý tưởng sống,hay đó chỉ là nơi “s ự chuyển giao tri th ức”
diễn ra ? Không đồng tình quan điểm xem giáo dục chỉ là sự chuyển giao tri thức trong tr ường
học, Einstein nhấn mạnh rằng nhà trường không chỉ là nơi dạy tri thức mà phải là n ơi phát
triểu nhân cách có giới trẻ : “Đôi khi người ta chỉ nhận thấy học đ ường qua khía cạnh chuyển
giao một khối lượng tối đa tri thức nào đó cho thế hệ hiện hữu.Điều này không đúng. Tri th ức
có tính xơ cứng và bất động; học đường trong khi đó phục vụ cho người sống. Thế nên, học
đường phải phát triển cho từng cá nhân người trẻ những đức tính và khả năng có giá trị đối với
lợi ích của sự thịnh vượng chung” ( Albert Einstein, 2010, tr 2).Đúng như vậy, điều chúng ta
thực sự cần không phải là một nơi chuyển giao tri thức với không gian r ộng l ớn,mà là m ột
giảng đường với đầy đủ tính năng dùng để phát triển và định hướng con người sống có giá trị
và đạo đức.Nếu ai đã từng đến các bản làng miền núi thì họ sẽ hiểu thấu điều này,chỉ là một
lớp học nhỏ nhưng bên trong rộn ràng niềm vui và sự hứng khởi, các em băng núi lội suối đến
trường và miệt mài với từng con chữ.Hẵn ai trong chúng ta cũng ngẫm lại mình và thầm ganh
tị, ngôi trường rộng lớn, đầy đủ tất cả nhưng ai trong chúng ta thực sự muốn đến trường, hay
chỉ ngán ngẫm và cầu mong ngày nghỉ học. Học thực sự là phải giợi nên cảm hứng để con
người phát triển và tiến lên, chứ không phải sự nhồi nhét kiến thức đến sợ hãi; học ở đâu cũng
thế cả, chỉ cần chúng ta giao thoa,chia sẻ và cùng nhau cộng hưởng cho những phím đàn tâm
hồn,thì không gian rộng hay hẹp đâu là vấn đề.Dễ thấy nhất ở vấn đề này thì chúng ta quay
dòng lịch sử và nhìn về thời kỳ kháng chiến, nước chúng ta rất nghèo vậy mà những l ớp bình
dân học vụ nhỏ hẹp vẫn đào tào được bao nhiều lứa chiến sĩ tài giỏi để bảo vệ quê hương, so
với ngày nay thì thế nào, học trò chỉ muốn chạy trốn khỏi giảng đ ường và mất đi định h ướng
tương lai.Phân tích đến đây hẵn chúng ta dễ dàng thấy được, việc giới trẻ dám thành thật khát
khao chân lý và công bằng rất ít là hoàn toàn hợp lý. Vì chân lý là t ừ sách v ở và chúng không
được cải lại hay thắc mắc vì sao thế này,vì sao thế nọ nếu không muốn tai họa ập lên đầu.Vậy
liệu có ai dám đứng về phía sự công bằng khi mà xã hội đối với chúng quá bất công. Và có ai
từng dạy chúng về niềm vui đến trường, giúp chúng giải đáp về những thắc mắc về thế giới
xung quanh, hay có ai giúp chúng mở ra cánh cổng khát vọng và dạy chúng về đạo đ ức.Một đứa
bé học cấp 1 với chiếc cặp nặng gần 5 kg sách vở,điều gì khiến chúng ta nghĩ rằng nhồi cho
chúng chừng đó chữ và chúng tốt hơn ? Trường học phải là nơi nuôi dưởng tâm hồn chứ không
nên chỉ là nơi chuyển giao tri thức và vùi dập ước mơ.Einstein đã t ừng trả lời phỏng vấn : “Dạy
cho con người một chuyên ngành thì chưa đủ. Bởi bằng cách đó, anh ta tuy có th ể trở thành m ột
cái máy khả dụng nhưng không thể trở thành một con người với đầy đủ phẩm giá.Đi ều quan
trọng là anh ta phải được dạy để có một cảm thức sống động về cái gì là đáng để phấn đấu
trong cuộc đời. Anh ta phải được dạy để có một ý thức sống đ ộng về cái gì là đẹp và cái gì là
thiện. Nếu không, với kiến thức chuyên môn hóa của mình, anh ta ch ỉ gi ống nh ư một con v ật
được huấn luyện tốt hơn là một người được phát triển hài hòa” ( Albert Einstein , 2008,tr 4748).Ngày nay, con người đuổi theo giá trị cá nhân mà bỏ quên đi những điều tốt đẹp nhất xung
quanh mình, ai ai cũng ích kỷ giành về mình phần hơn thì ai sẻ là người theo đuổi chân lý và
công bằng nữa.Do đó, điều Einstein muốn nhắn gữi đến chúng ta rằng điều chúng ta cần thật
sự ở giáo dục là một nơi thực sự để học – học làm người, học vì đam mê, học để biết đâu là cái
đẹp đâu là điều tốt – chứ không phải là một nơi chuyển giao tri thức, và điều ông muốn gữi
đến giới trẻ rằng hãy sống là một con người có giá trị và hãy thành thật khao khát chân lý và s ự
công bằng để cùng nhau tạo nên một tương lai tươi sáng cho toàn xã hội, vì các bạn là ch ủ
nhân của tương lai cho mọi dân tộc và xã hội.
Cuối cùng là câu chốt lại của Einstein : “Tạo hóa hào phóng vung ra vô số sản vật, nhưng hy
hữu mới sản sinh ra một vài hạt giống tốt”. Chúng ta có thể thấy câu này có 2 vế mâu thu ẫn
nhưng lại hoàn toàn hòa hợp, cũng như thuyết tương đối trong vật lý của ông vậy.Tạo hóa
vung ra vô số sản vật nhưng lại hy hữu chỉ có một vài hạt giống tốt, ở đây ám ch ỉ về hai lo ại
người ông cho là hiếm ở câu đầu và ít ở câu thứ hai.Dù thời thế có thế nào họ vẫn luôn sống là
chính mình, luôn đi theo chân lý và công bằng dù cho xã hội tràng ngập bất công và ai ai cũng xa
đọa vì vật chất và tư lợi, cho ta một cái nhìn tươi sáng hơn về cuộc sống vẫn luôn t ồn tại
những người sống tốt tồn tại -như đóa hoa sen mọc giữa đầm lầy.Đồng thời cũng là một cách
nói châm biếm về nền giáo dục đi sai lệch và một xã hội ngày càng đào tạo ra những con người
sống ích kỷ, mất đi lý tưởng sống.Về bản chất mà nói, mỗi con người là một cá thể đ ộc l ập và
riêng biệt, ông nói: “ Mỗi người có một lý tưởng nhất định, nó quy định phương hướng phấn
đấu và sự phán xét của mình”, do vậy điều khiến một con người trở nên tốt hay xấu là phần
lớn ở họ.Bởi vậy nên dù tạo hóa có hào phóng vung ra bao nhiêu s ản vật thì hy h ữu m ới s ản
sinh một vài hạt giống tốt là vì lẻ đó.Nhưng nói như vậy, một con người sinh ra là v ốn tàn nhẫn
hay xấu xa ư ? điều này không hoàn toàn đúng, vì như chúng ta biết, hạt gi ống t ốt ở thang đi ểm
10 nhưng chúng ta vẫn có thể cố gắng ươm hạt điểm 6 7 để đạt năng suất mà. Ở đây cũng thế,
và cốt lõi nằm ở cách giáo dục,và điều giáo dục cần làm là gợi mở cách của lý t ưởng cho m ỗi
người, để họ trở nên tốt hơn và kìm hãm sự xấu xa trong họ, vì cơ bản chúng ta sinh ra ban đầu
chỉ là tờ giấy trắng, có chăn là tính cách khác nhau mà thôi.Và th ứ mà ai cũng c ần đ ể có cu ộc
sống tươi đẹp hơn chính là lý tưởng sống.Einstein nói: “ Lý tưởng soi sáng con đ ường tôi đi và
luôn cho tôi sự can đảm để đối mặt với cuộc sống một cách vui vẻ là chân lý, lòng nhân ái và cái
đẹp”.Liệu trong chúng ta đã tìm ra lý tưởng sống cho riêng mình ?Tôi nghĩ điều ông nói là đúng,
vì như trong chính trãi nghiệm của mình, những người xung quanh tôi khi đ ược hỏi, h ọ tr ả l ời
họ chẳn biết lý tưởng sống của họ là gì, họ không có ước mơ,... nên chúng ta th ấy người khao
khát chân lý và công bằng rất ít là đúng.Nh ưng có hợp lý không, khi còn bé ai cũng mang trong
mình một ước để vẽ tiết mỹ thuật năm lớp 2 cơ mà, nó đã đi đâu ?Tôi nghĩ rằng,s ự vồ vập của
lối sống ngày nay và nền giáo dục đi lệch hướng ngày nay đã làm che mờ đi mất khát khao ước
vọng trong mỗi con người.Và giờ đây chỉ còn là những con người ch ỉ cố tìm một cuộc s ống ổn
định và bằng lòng với thực tại.
Bằng cách miêu tả đầy ẩn ý và châm biếm của mình về nền giáo dục,ông mang đến cho chúng
ta một không gian với đủ đầy mọi thứ, nơi con người ngở là nuôi dưỡng được ước m ơ c ủa
mình, nhưng tại đó chỉ có một số lượng hiếm hoi người thầy giỏi và cao quý; một không gian
rộng mở để con người phát triển thì nơi đó chỉ có rất ít người trẻ dám khát khao chân lý và
công bằng.Ông dùng cái đủ đầy để cho chúng ta thấy rõ hơn về s ự thiếu thốn của mình : “Bục
giảng thì nhiều, nhưng người thầy giỏi và cao quý thì hiếm. Giảng đ ường thì nhiều và r ộng
nhưng số người trẻ tuổi thành thật khao khát chân lý và lẽ công bằng thì ít”.Cùng v ới đó là s ự
châm biếm như khơi giợi lòng tự ái để trở về với chính mình : “Tạo hóa hào phóng vung ra vô
số sản vật, nhưng hy hữu mới sản sinh ra một vài hạt giống tốt”, liệu có ai khi đọc câu nói này
chấp nhận mình là hạt giống không tốt ? Sẻ chẳng có ai tự thừa nhận điều đó. Nhưng nếu họ là
hạt giống tốt thì liệu họ đã thực sự sống với lý tưởng của mình, chính lúc này những hạt giống
ngủ say sẻ giật mình soi xét lại mình và lục lọi lại ước mơ thời bé thơ.Hình t ượng hạt gi ống tốt
ở đây, do một nhà thiên tài nói không phải để chỉ những con người thiên tài bẩm sinh vượt tr ội
giống như ông, mà nó là câu khích lệ, kích thích chúng ta t ự vấn đáp lại chính mình, đ ể rồi nhận
ra đâu là hạt giống tốt đẹp trong tâm hồn mà chúng ta cần nuôi dưỡng.Lời nhắn nhủ với câu t ừ
gần gũi song lại chất chứa trong đó cả một bài học triết lý về cu ộc sống, một lời cảnh t ỉnh cho
những ai đang đang sống mà trên mình không có lý tưởng, để rồi lầm đ ường lạc lối và tr ở nên
không còn tốt đẹp nữa.Và ông chỉ rõ ra thứ chúng ta cần ở nền giáo d ục là gì.Chúng ta không
cần một nơi quá rộng để cho những người tài giỏi và cao quý truyền đạt;chúng ta không cần
một nơi quá rộng để rồi sợ hải khi nghĩ đến việc đến đó để học; chúng ta không cần một nơi
quá rộng để mỗi con người tìm được khát khao lý tưởng sống.Thứ chúng ta cần thật s ự là m ột
môi trường dạy và học tốt, nơi người thầy như một kim chỉ nam định hướng cho học sinh tìm
tòi và khám phá tri thức một cách tốt nhất và hình thức “t ư duy độc lập” là cách phát tri ển t ốt
cho mỗi con người.Học để đạt đến “chân”, “thiện”, “mỹ”,sống tốt đẹp hơn và hứng thú tìm tòi
học hỏi liên tục để mang lại giá trị cho bản thân và xã hội.
Câu nói với ngôn ngữ sử dụng vô cùng gần gũi của Albert Einstein : “Bục giảng thì nhiều, nhưng
người thầy giỏi và cao quý thì hiếm. Giảng đường thì nhiều và rộng nhưng số người trẻ tuổi
thành thật khao khát chân lý và lẽ công bằng thì ít. Tạo hóa hào phóng vung ra vô s ố s ản v ật,
nhưng hy hữu mới sản sinh ra một vài hạt giống tốt”, đã cho chúng ta cái nhìn nhận rõ nét nhất
về giáo dục hiện tại, đồng thời thông điệp gữi đi của ông lại bao hàm nhiều bài h ọc triết lý và
một cú hích nhẹ để chúng ta tỉnh lại và biết mình nên làm gì.Đối với ông, nền giáo d ục đạt
được hiệu quả là vừa phát huy cá tính,tạo nên sự độc đáo của mỗi cá nhân nhưng vừa hướng
con người đến sự lương thiện, cao cả với vẻ đẹp của sự đa dạng và mục đích tối thượng là
phục vụ cộng đồng, phục vụ nhân loại.
II. Nguyên nhân, biện pháp phát triển lý tưởng (chân lý, công bằng) cho gi ới trẻ
Qua bài phân tích, hẵn chúng ta cũng phần nào đó xác định được những nguyên nhân khi ến cho
giới trẻ không có lý tưởng là gì, và một số nguyên nhân đó nằm ở : Hệ thống giáo dục; Ng ười
hướng dẫn và định hướng – thầy cô; Phương pháp tư duy sai lệch và lối sống áp đặt của xã hội.
Đầu tiên, nguyên nhân chúng ta kể đến là hệ thống giáo dục, phải chăn hệ thống giáo dục đã đi
sai đường khi nó chỉ tạo ra môi trường học tập – trường học, giảng đương – là nơi ch ỉ dùng đ ể
chuyển giao tri thức,chứ không còn đi theo đúng mục đích là giáo d ục con người phát triển toàn
diện và hài hòa; tạo ra một chương trình học nhồi nhét đến ám ảnh cho các bạn trẻ,với khối
lượng kiến thức khổng lồ để trở thành một “ cái máy khả dụng”, Eistein cho rằng : “ Giáo d ục
nhồi nhét tất yếu dẫn đến sự nông cạn và vô văn hóa”;Và áp đặt khả năng của con người bằng
hệ thống điểm số,Einstein từng nói: “Ai cũng là thiên tài.Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá
khả năng leo cây, nó sẻ sống suốt đời với niềm tin rằng nó kẻ đần độn”.Giáo dục ngày ngay
đang biến hàng triệu con người thành robot, giết chết sự sáng tạo,giết ch ết tính cá nhân và xúc
phạm trí tuệ bằng sự áp đặt của mình.Cũng như hình tượng bác sĩ phát thuốc giống hệt nhau
cho mọi bệnh nhân vậy, điều đó sẻ trở thành thảm kịch và rất nhiều người sẻ bệnh nặng,
chuyện y hệt đang diển ra với nền giáo dục :khi một giáo viên đ ứng trước hàng trăm đ ứa
trẻ,mỗi đứa trẻ đều có đặc điểm , nhu cầu , tài năng và ước mơ khác nhau, nhưng chúng l ại
được dạy cùng một khuôn mẫu giống hệt nhau.Điều đó thật sự rất tồi tệ.Hệ thống giáo dục
ngày nay định nghĩa thành công bằng những bài kiểm tra chuẩn, nhưng thực tế là “ Nh ững bài
kiểm tra này quá thô thiển và lẽ ra nên bỏ đi” – Frederick J.Kelly, người đã phát minh ra bài
kiểm tra chuẩn ( “These tests are too crule to be used,and should be abandoned” – Frederick
J.Kelly).Theo lời Giáo sư Kelly: “ Đây là một bài kiểm tra t ư duy bậc th ấp cho giai cấp b ậc
thấp”.Vậy điều gì đang diển ra khi chính chúng ta tự hạ thấp dân tộc mình, vùi dập ước mơ và
rập khuôn cho một bài thử nghiệm cho những tư duy bậc thấp ? Điều chúng ta cần hi ện tại là
phải sửa đổi nền giáo dục, để nâng cấp nó, thay đổi nó và bỏ đi những tư tưởng cổ hủ vì chúng
quá vô dụng, để tập trung vào việc dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” - thay bằng m ột t ư
tưởng mới hướng đến từng em học sinh một thay vì hướng đến một giá trị chung – như Phần
Lan đang làm đối với nền giáo dục của họ : thời gian lên lớp ít hơn, thu nhập giáo viên nhi ều
hơn, không có bài tập về nhà,tập trung giáo dục về sự hợp tác ch ứ không phải sự đua
tranh.Trích lời các giáo viên Phần Lan : “ Bọn trẻ nên có nhiều thời gian hơn để làm trẻ con,để
làm người trẻ, để tận hưởng cuộc sống”; “ Cái cụm bài tập về nhà có vẻ như đã bị lổi thời”, “
Chúng tôi lựa chọn việc dạy bọn trẻ tất cả những gì chúng cần, để chúng có thể thật s ự dùng
não bộ của mình tốt nhất có thể.Bao gồm cả giáo dục thể chất, bao gồm cả ngh ệ thu ật,bao
gồm cả âm nhạc, bất cứ thứ gì có thể giúp não hoạt động tốt hơn”.Đặt sự bình đẳng lên hàng
đầu: bình đẵng giữa các môn học; bình đẵng giữa phụ huynh và gia đình; bình đẵng giữa nh ững
học sinh.Và trường nào cũng đều giống nhau,do vậy dù giàu hay nghèo đều chung một môi
trường như nhau.Và tạo nên sự công bằng từ lúc đi họ, khi những đứa trẻ nhà giàu lớn lên và
chúng sẻ phải suy nghĩ lại trước khi đàn áp bóc lột bạn bè mình.Đây mới thật s ự là m ột h ệ
thống giáo dục đáng mơ ước và tồn tại, chứ không phải một ngành kinh doanh.
Qua việc phân tích nguyên nhân từ hệ thống giáo dục cùng với sự chèn ép của xã hội ngày nay,
ta thấy rằng huệ lụy là giáo viên và phương pháp tư duy bị sai lệch là điều hoàn toàn dể
hiểu.Nghề nhà giáo là một nghề vô cùng cao quý, nếu bác sĩ ch ỉ có thể c ứu m ột m ạng người thì
người thầy có thể cứu lấy hàng con người.Vì đơn giản trước khi trở thành bác sĩ h ọ đã t ừng là
học trò của những thầy cô khác.Vậy tại sao lương bác sĩ lại cao h ơn nhà giáo gấp nhiều
lần.Điều gì khiến cho sự cao quý của nhà giáo không còn và trở nên hiếm đi. Phải chăn do s ự
chèn ép của hệ thống giáo dục, sự chèn ép bởi đồng tiền do đồng lương ít ỏi, hay do bản chất
họ là người xấu.Họ bị chèn ép và theo quy luật sinh tồn họ sẻ tác đ ộng xuống cho h ọc sinh c ủa
mình và làm cho việc học trở thành một hình phạt; họ bị buộc phải sống trong một xã hội bất
công với họ và họ trở nên xấu đi là tất yếu. Sẻ không bao giờ tồn tại một nhà giáo khi h ọ là
một người ích kỷ chỉ nghỉ cho mình cả, thật không công bằng với họ, vì nghề giáo là nghề vì
người khác.Vậy điều là nhà giáo phải mất đi sự tôn trọng và cao quý ?,tất th ẩy nằm ở hệ th ống
giáo dục rồi.Tôi nghĩ rằng, nếu nhà giáo được trả công đúng mức và đ ược đặt trong một môi
trường dạy học tự do và bình đẵng ở tất cả các trường học thì sẻ không còn hiếm gặp được
người thầy giỏi và cao quý nữa.Cùng với đó cũng sẻ là sự phát triển vượt bậc trong các ph ương
pháp dạy và học kéo theo những lối tư duy đúng đắn và tốt đẹp – hình thành và phát triển “ t ư
duy độc lập” ở mỗi con người. Ngoài ra,sự ảnh hưởng của xã hội cũng vô cùng nghiêm tr ọng
đến việc phát triển tư duy và lý tưởng sống,Einstein viết : “ Tôi cho rằng s ự què quặt cá nhân là
điều xấu xa tồi tệ nhất của chủ nghĩa tư bản. Cả hệ thống giáo dục chúng ta chịu đau khổ vì
khuyết tật này. Một thái độ cạnh tranh quá đáng được khắc sâu vài sinh viên,anh ta đ ược hu ấn
luện để tôn thờ sự thành công hám lợi như một sự chuẩn bị cho sự nghiệp tương lai”. Để khắc
phục khuyết điểm này, theo ông cần có một phương cách mơi, ông nói: “ Tôi tin rằng ch ỉ có một
cách duy nhất có thể loại bỏ những khuyết tật nghiêm trọng này là thông qua việc thi ết lập
nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, cùng với một hệ thống giáo dục hướng đến mục đích xã hội,...
Việc giáo dục con người ngoài việc phát triển những khả năng vốn có của cá nhân, sẻ phát
triển trong anh ta một ý thức trách nhiệm đối với đồng bào của mình thay cho tình trạng tán
dương quyền lực và sự thành đạt trong xã hội hiện tại” ( Albert Einstein, 1949). Chúng ta cần
thay đổi.
Einstein từng nói : “ Đối với con người, kiến thức không quan trọng lắm. Để có ki ến th ức con
người không cần đến đại học. Cái đó người ta có thể học từ sách.Giá trị của giáo dục đại học
không nằm ở chổ học thuộc lòng thật nhiều kiến thức mà ở chổ luyện tập tư duy, cái mà ng ười
ta không bao giờ học được từ sách giáo khoa”.Ở đây, biện pháp tốt nhất để phát tri ển lý t ưởng
cho giới trẻ đó là hình thành và phát triển “ tư duy độc lập” ở mỗi con người.Một mặt, ông coi
trọng sự phát triển hài hòa,phục vụ cộng đồng ở mỗi sản phẩm giáo dục như là một điều tất
yếu;mặt khác ông lại đề cao phẩm chất sáng tạo ở mỗi cá nhân “ Bởi lẽ một cộng đ ồng với các
thành viên bị tiêu chuẩn hóa và thiếu vắng đặc tính và mục đích cá nhân sẻ là một cộng đ ồng
nghèo nàn, không có khả năng phát triển. Trái lại, cứu cánh của giáo dục phải là s ự huấn luy ện
hành động và suy nghĩ độc lập cho cá nhân, người nhận thức rõ ràng vấn đề đ ời sống quan
trọng nhất của anh ta khi phục vụ cộng đồng” ( Albert Einstein,2010, tr.2).Einstein cho rằng ,
tất cả những giá trị được tồn tại và lưu truyến qua nhiều thế hệ đến này “được tạo dựng bởi
những cá thể sáng tạo đơn lẻ”. Thật vậy, sự tư duy độc lập và sáng tạo là vô cùng quan trong và
cần thiết: “ Chỉ có những cá thể đơn lẻ mới có thể tư duy và qua đó tạo ta nh ững giá trị m ới cho
xã hội, vâng, thậm chí đề ra những quy phạm đạo đức mới để đời sống cộng đồng hướng
theo.Nếu không có những cá thể sáng tạo và phán xét độc lập, thì sự phát triển lên cao của xã
hội là khó tưởng tượng ” ( Albert Einstein, 2008, tr. 24).Để dể hiểu hơn thì chúng ta ch ỉ cần liên
hệ đến thực tiễn sẻ thấy rõ, đó là ở những nhà khoa học nổi tiếng,những tỷ phú lừng danh hay
những nhà tư tưởng lỗi lạc.Họ đều là những cá nhân độc lập và sáng tạo, do đó họ phát minh ra
những thứ mới; họ tìm ra hướng kinh doanh không tưởng và trở thành tỷ phú ; họ tạo ra nh ững
tư tưởng mới ảnh hưởng đến cả một dân tộc ( ví dụ như : tư tưởng của Hồ Chí Minh đến toàn
bộ dân tộc Việt và góp phần giải phóng dân tộc , tư tưởng của Khổng tử ảnh hưởng đến toàn
cõi Trung hoa và sáng lập nên Nho giáo,...). Qua những ví dụ điển hình đó, chúng ta có th ể th ấy
được điều tất yếu để có thể phát triển lý tưởng cho giới trẻ là việc hình thành và phát triển
“tư duy độc lập”
Tóm lại, những nguyên nhân làm cho giới trẻ mất tính định hướng và không có lý t ưởng sống là
do hệ thống giáo dục lỗi thời, và phương pháp tư duy bị định hướng sai lệch, cùng với s ự bi ến
chất và trói buộc của xã hội. Và cách khắc phục tốt nhất đó là xây dựng một hệ thống giáo dục
đề cao lối tư duy độc lập ,trang bị những kỹ năng sống quan trọng cho thế hệ trẻ ,và xây dựng
một nền giáo dục mang tính chất bình đẵng công bằng như Phần Lan đã làm được đối với nền
giáo dục hàng đầu thế giới của họ.Có như vậy thế hệ trẻ mới biết được cách phát tri ển lý
tưởng sống của bản thân và rèn luyện lối sống lành mạnh,phát triển bản thân toàn diện và xây
dựng xã hội ngày càng phát triển.
III. Giải pháp rèn luyện bản thân
Những giải pháp rèn luyện bản thân theo tôi là trang bị tất cả những kỷ năng sống cơ bản và
rèn luyện thể chất.đầu tiên,cách rèn luyện chúng ta nên có đó là tập cách s ử dụng và phát huy
khả năng tư duy độc lập, sáng tạo.Bởi vì, sự phát triển khả năng tổng quát nhằm tư duy và
phán đoán tự lập nên luôn luôn được đặt lên hàng đầu chứ không phải sự tích lũy của kiến
thức chuyên môn. Einstein trao đổi : “ Khi khảo nghiệm bản thân và phương pháp t ư duy của
mình, tôi đã đi đến kết luân, đối với tôi, món quà kỳ diệu của trí t ưởng có nhiều ý nghĩa h ơn
khả năng tiếp thu tri thức” (Scott Thorpe, 2008, tr.72).Theo lời ông nói cùng với s ự trãi nghi ệm
của mình, thật sự khi phải nhồi nhéc mớ kiến thức vào đầu cảm giác rất nhàm chán nếu chúng
ta không thực sự đam mê nó, điều này dể dàng thấy được ở chính các học đ ường, chẳng lạ gì
việc một học sinh thì suốt ngày cắm đầu vào các bài tập hóa, hỏi liên t ục về các ph ản ứng, còn
một đứa thì ngán ngẫm và sợ hải khi đến môn đó.Điều này phản ánh rất rõ về khả năng tiếp
thu tri thức ở mỗi người là khác nhau và mang tính chất tồn tại ở một gi ới hạn nhất đ ịnh và d ể
gây nhàm chán,ức chế nếu như trái chuyên môn.Ngược lại với khả năng tiếp thu tri thức, trí
tưởng tượng và sáng tạo ra tri thức mới lại không không hề có giới hạn và thúc đẩy s ự hứng
thú tìm tòi và phát triển con người liên tục,kéo theo đó là niềm đam mê lao đ ộng không ng ừng
nghỉ và những thành công lại tiếp nối với nhau tạo nên động lực to lớn vô cùng để đẩy con tàu
ước mơ lao thẳng về đích.Vì vậy, điều đầu tiên trong những giải pháp rèn luyện chúng ta cần
trang bị là khả năng sáng tạo liên tục và nhận lấy tất cả những món quà giá tr ị t ừ trí t ưởng
tượng mang lại. Tiếp theo đó là khả năng tư duy độc lập, Einstein chủ trương phát huy “ tự do
nội tâm”của người học. “Để phát triển khoa học và hoạt động sáng tạo của tinh thần nói chung
cần có một thứ tự do khác, có thể gọi là tự do nội tâm. Đó là cái tự do c ủa tinh thần th ể hi ện
qua sự độc lập của tư duy trước những hạn chế của thành kiến xã hội độc đoán, cũng như của
những suy nghĩ thông tục hóa thiếu tính triết lý và những của những người có thói quen
chung.Tự do nội tâm này là một món quà hiếm có của thiên nhiên ban cho và là m ột m ục tiêu
có giá trị cá nhân”.Tuy nhiên, “ không nên hiểu việc nêu cao yêu cầu phải đào t ạo nh ững con
người có tư duy phê phán, có óc độc lập sáng tạo là những đòi hỏi của ch ủ nghĩa cá nhân mà
phải thấy rằng đó là những phẩm chất cần thiết cho xã hội công nghiệp hiện đại phát triển”
( Lê Văn Giang, 2008, tr.47).Đó là hai kỷ năng quan trọng nhất để phát triển toàn di ện và mang
lại tươi lai tốt đẹp nhất cho chúng ta.Ngoài ra, chúng ta cần rèn luy ện nh ững kỹ năng sau đây
để cuộc sống thú vị và tươi sáng hơn nữa :
Kỹ năng tự nhận thức - là khả năng hiểu về chính bản thân mình như: cơ thể, tư tưởng, các
mối quan hệ xã hội của bản thân, biết nhìn nhận đánh giá đúng về tiềm năng, tình cảm, sở
thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu, luôn ý thức được mình đang làm gì, kể cả nh ận ra lúc
bản thân đang cảm thấy căng thẳng. Tự nhận thức là một kỹ năng sống rất cơ bản của con
người, là nền tảng để con người giao tiếp, ứng xử phù hợp với người khác.;
Kỹ năng xác định giá trị - là khả năng con người hiểu rõ được những giá trị của bản thân mình.
Kỹ năng này còn giúp người ta biết tôn trọng người khác. Giá tr ị không ph ải là bất bi ến mà có
thể thay đổi theo thời gian, theo các giai đoạn trưởng thành của con người. Giá tr ị có th ể là
những chuẩn mực đạo đức, những chính kiến, thái độ và thậm chí là thành kiến đ ối v ới m ột
điều gì đó…;
Kỹ năng kiểm soát cảm xúc - là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của mình trong một
tình huống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân và người khác. M ột
người biết kiểm soát cảm xúc sẽ góp phần giảm căng thẳng, giúp giao tiếp và th ương l ượng
hiệu quả hơn, giải quyết mâu thuẫn một cách hài hòa và mang tính xây d ựng h ơn, giúp ra
quyết định và giải quyết vấn đề tốt hơn.;
Kỹ năng ứng phó với căng thẳng - giúp con người biết suy nghĩ và ứng phó một cách tích c ực khi
căng thẳng, duy trì được trạng thái cân bằng, không làm tổn hại sức khỏe thể chất và tinh th ần
của bản thân, xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp, không làm ảnh hưởng đến người xung
quanh.;
Kỹ năng tìm kiếm sự hổ trợ - bao gồm các yếu tố: ý thức được nhu cầu cần giúp đỡ, biết xác
định được những địa chỉ hỗ trợ đáng tin cậy, tự tin và biết tìm đến các địa chỉ đó, biết bày t ỏ
nhu cầu cần giúp đỡ một cách phù hợp. Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ giúp chúng ta có thể nhận
được những lời khuyên, sự can thiệp cần thiết để tháo gỡ, giải quyết những vấn đề, tình
huống của mình.;
Kỹ năng thể hiện sự tự tin - giúp cá nhân giao tiếp hiệu quả hơn, mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ và
ý kiến của mình, quyết đoán trong việc ra quyết định và giải quyết vấn đề, thể hiện s ự kiên
định, giúp suy nghĩ tích cực và lạc quan trong cuộc sống.;
Kỹ năng giao tiếp – kỹ năng giao tiếp là yếu tố cần thiết cho nhiều kỹ năng khác nh ư bày t ỏ s ự
cảm thông, thương lượng, hợp tác, tìm kiếm sự giúp đỡ, giải quyết mâu thuẫn, ki ểm soát cảm
xúc.;
Kỹ năng lắng nghe tích cực - kỹ năng này thường được nhìn nhận là biết tôn trọng và quan tâm
đến ý kiến của người khác thông qua sự lắng nghe và thái độ tôn trọng người nói;
Kỹ năng thể hiện sự cảm thông -là khả năng có thể hình dung và đặt mình trong hoàn cảnh c ủa
người khác, giúp chúng ta hiểu và chấp nhận người khác. Kỹ năng này có ý nghĩa quan trọng
trong việc tăng cường hiệu quả giao tiếp và ứng xử với người khác, cải thi ện các m ối quan hệ
giao tiếp xã hội ;
Kỹ năng thương lượng -khả năng trình bày suy nghĩ, phân tích và giải thích, thảo luận để đạt
được một sự điều chỉnh và thống nhất về cách suy nghĩ, cách làm hoặc về một vấn đề nào đó,
giúp giải quyết vấn đề hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn một cách xây dựng và có lợi cho tất cả
các bên. ;
Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn- khả năng con người nhận thức được nguyên nhân nảy sinh
mâu thuẫn và giải quyết nó với thái độ tích cực, không dùng bạo lực, thỏa mãn được nhu cầu
và quyền lợi các bên.;
Kỹ năng hợp tác - khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, cam kết và cùng làm việc có hiệu
quả với những thành viên khác trong nhóm. Có kỹ năng hợp tác là một yêu cầu quan trọng c ủa
con người trong xã hội hiện đại.;
Kỹ năng tư duy phê phán - khả năng phân tích một cách khách quan và toàn diện các vấn đề, sự
vật, hiện tượng…xảy ra. Kỹ năng này rất cần thiết để con người có thể đưa ra được những
quyết định, những hành động phù hợp. Kỹ năng tư duy phê phán rất quan trọng đối với cá nhân
khi đối mặt với nhiều gay cấn của cuộc sống, luôn phải xử lý nhiều nguồn thông tin đa dạng,
phức tạp ;
Kỹ năng ra quyết định - biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết vấn đề hoặc
tình huống gặp phải trong cuộc sống một cách kịp thời. Kỹ năng này rất cần thi ết trong cu ộc
sống giúp con người có được sự lựa chọn phù hợp, đem lại thành công. ;
Kỹ năng giải quyết vấn đề - để giải quyết vấn đề có hiệu quả cần xác định rõ vấn đề hoặc tình
huống đang gặp phải, liệt kê các cách giải quyết đã có, hình dung đầy đ ủ về kết quả xảy ra
nếu lựa chọn phương án nào đó, xem xét về suy nghĩ và cảm xúc của bản thân nếu thực hi ện
phương án đó, so sánh các phương án để đưa ra quyết định cuối cùng, hành đ ộng theo quyết
định đã lựa chọn.;
Kỹ năng kiên định - kỹ năng kiên định giúp cá nhân tự bảo vệ được chính kiến, quan điểm, thái
độ và những quyết định của bản thân, đứng vững trước những áp lực tiêu cực của những người
xung quanh.;
Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm - khả năng con người thể hiện sự tự tin, chủ động và ý thức
cùng chia sẻ trách nhiệm với các thành viên khác trong nhóm. Có kỹ năng đ ảm nh ận trách
nhiệm sẽ tạo ra không khí hợp tác tích cực và tinh thần xây dựng, giúp giải quy ết vấn đ ề đ ạt
được mục tiêu chung, tạo sự thỏa mãn và thăng tiến cho mỗi thành viên. ;
Kỹ năng đặt mục tiêu- biết đề ra mục tiêu cho bản thân trong cuộc sống và lập kế hoạch để
thực hiện được mục tiêu đó. Kỹ năng đặt mục tiêu giúp chúng ta sống có mục đích và dễ thành
công.;
kỹ năng quản lý thời gian- biết sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên, tập trung vào giải
quyết các công việc trọng tâm trong một thời gian nhất định. Quản lý thời gian là một trong
những kỹ năng quan trọng trong nhóm kỹ năng làm ch ủ bản thân.
Đây đều là những kỹ năng sống cần thiết và chúng ta nên luyện tập để phát triển toàn diện
hơn,đồng thời chúng ta cũng nên tham gia các chương trình hoạt đ ộng xã hội hay l ớp kỹ năng
mềm để có thêm điều kiện luyện tập và điều chỉnh, cũng như đề ra phương hướng rèn luyện
những kỹ năng hợp lý và sử dụng đúng cách.Song song với đó khi tham gia các khoa hoạt đ ộng
xã hội chúng ta cũng học hỏi được nhiều thứ từ người khác, vì về bản chất chúng ta biết rằng
mỗi người là một cá thể riêng biệt có những đặc tính riêng và khả năng vượt tr ội khác nhau,
như vậy ngoài phát triển điểm mạnh của cá nhân chúng ta cũng học tập và cải thiện ổn định
hơn những mặt yếu kém,đồng thời mở rộng mối quan hệ gắn kết và cảm nhận cuộc sống thú
vị hơn.Cùng với đó bên cạnh việc rèn luyện kỹ năng thì thể chất là điều vô cùng quan trong để
chúng ta có thể học tập và tìm tòi cái mới, lao động và cống hi ến cho xã h ội.Có nh ư vậy chúng
ta mới phát triển toàn diện và kéo theo sự phát triển của xã hội.
B. KẾT LUẬN
Bài viết đã phân tích rất cặn kẻ những gì Albert Einstein muốn truyền đạt qua lời nhắn nhủ
của mình.Nêu lên được những vấn đề không tốt ở giáo dục, phê phán và châm biếm ph ương
pháp giáo dục hiện tại,song lại dùng ngôn từ rất gần gũi chân thật để truyền tải.Chúng ta
phần nào qua những ví dụ cũng đã hiểu rõ và trả lời được những câu hỏi ở phần mở đầu cho
mình.Bên cạnh đó, với phần đưa ra nguyên nhân và giải pháp phát triển lý t ưởng của giới trẻ,
tôi nghĩ rằng chúng ta cũng đã có cái nhìn rộng mở hơn về giáo dục ngày này và nh ững gì cần
thay đổi.Cùng với đó, tôi cũng đã chia sẻ tất cả những giải pháp rèn luyện bản thân m ột cách
tốt nhất trong bài viết này.
Như vậy, qua lời nhắn nhủ của Einstein chúng ta đã có được cái nhìn chuẩn xác hơn về giáo
dục,và xác định được nguyên nhân cốt lõi của hình thành lý tưởng cá nhân bị tác động m ột
phần rất lớn bởi nền giáo dục.Cái chúng ta cần là thay đổi hệ thống giáo dục cũng giống như
việc đổi mới và nâng cấp một chiếc điện thoại hay ô tô vậy.Nếu chúng ta để ý một chút sẻ
thấy được rằng, chỉ trong 150 năm thôi chúng ta đã ra đời bao nhiêu mẫu điện tho ại m ới và ô
tô hiện đại hơn rất nhiều so với mẫu ban đầu, nhưng điều tương tự không xảy ra đ ối v ới giáo
dục, cũng một hình ảnh đó suốt 150 không hề thay đổi, cái chúng ta nghĩ rằng đã thay đ ổi giáo
dục thực chất chúng ta chỉ mới sơn lại lớp sơn mới cho chiếc xe đạp đã quá cũ và lỗi thời và
gắn cho nó cái nhãn “đổi mới”.Thứ chúng ta cần không phải là cải cách lại sách mỗi n ằm hàng
nghìn tỷ, cải cách bài kiểm tra,nâng cấp trường học và trang thiết bị cho m ột h ệ thống l ỗi th ời
và kém hiệu quả.Điều này không khác với việc Người ta – những quốc gia đã đổi mới nền giáo
dục – đã mua mới một chiếc xe máy và chúng ta thì vẫn đang cố chấp cho rằng việc sơn lại
chiếc xe đạp cũ là đúng.Có nghĩa lý gì chúng ta cải cách liên t ục và nâng cấp m ột th ứ đã l ỗi th ời
đâu, nó chỉ khiến cho những thứ đó có vẽ mới hơn nhưng tuyệt nhiên không th ể nào tốt h ơn
được.Như Einstein nói về việc học ở đại học, cái chúng ta cần là phương pháp dạy để rèn
luyện tư duy chứ vấn đề không nằm ở sách, các bài kiểm tra hay trang thi ết bị của tr ường
học.Vì nếu muốn học thì người ta có thể tự học từ sách chứ không cần đến trường,thứ họ cần
khi đến trường là tập luyện khả năng tư duy, thứ mà người ta không bao giờ học đ ược t ừ sách
giáo khoa.Vì vậy tất yếu để phát triển chúng ta cần đ ổi mới toàn bộ hệ thống giáo d ục, nh ắm
đến việc phát triển tư duy cho giới trẻ hơn là đẫy cái sai cho sách và cải cách nó liên t ục đ ể
không thu về kết quả gì cả.Tuy vậy,ông cũng nói, “...hy hữu mới sản sinh được m ột vài h ạt
giống tốt”,ở đây chỉ phần còn lại của giới trẻ không bị tác động bởi giáo dục mà vẫn giữ đ ược
lập trường.Điều này hoàn toàn dể hiểu, cũng như trong một loạt cây giống sẻ có m ột cây vượt
trội, kháng bệnh mạnh hơn hẵn, ở đây là về cơ chế tự nhiên.Nhưng điều ông muốn nói đến ở
đây rằng, số lượng những thứ bẩm sinh đã tốt đẹp là rất ít,cái chúng ta cần là nhân bản nh ững
cái tốt đó.Một vài hạt giống so với hàng vạn thứ tạo hóa tạo nên, chúng ta thấy nó ch ỉ nh ư m ột
chất điểm trong vũ trụ vậy, và tất yếu với số ít như vậy chúng ta không thể nào kéo xã h ội đi
lên mà chỉ có đi lùi về sau.Nhưng những nhà tư tưởng, tỷ phú,nhà phát mình thì sao? H ọ ch ẳn
phải chỉ là một hạt giống tốt sao ? Chúng ta không thể nhìn thành quả của mỗi cá nhân h ọ mà
nhận xét rằng họ thay đổi toàn nhân loại với một mình họ, họ tạo ra những thứ mới, những tri
thức mới ,... nhưng thứ giúp họ thay đổi toàn bộ nhân loại là những người đồng tình, ủng hộ và
đi theo họ.Sẻ chẳn có Nho giáo nếu chả ai tin nó và sử dụng, chẳn có tàu hỏa nếu chả ai tin r ằng
đó là tàu hỏa...Ở đây chúng ta thấy được tính nhân bản trong vấn đề đ ặt ra r ồi đ ấy.Họ là cá t ư
duy sáng tạo,họ tạo ra cái mới đồng thời họ nhân bản ý tưởng của mình cho mọi người xung
quanh và làm thay đổi toàn thế giới.Như vậy,ngoài việc nhìn nhận thấu đáo hơn về giáo dục,
chúng ta biết rõ rằng điều mình cần làm là thay đổi hệ thống giáo dục càng sớm càng t ốt, và
cách tốt nhất và cách đi đường tắt học tập các nước có nền giáo dục tiên tiến để đổi mới và
phát triển.Đi cùng với đó,ngoài việc thay đổi hệ thống giáo dục, chúng ta còn nhận ra đ ược
điều quan trong nhất để một con người trẻ phát triển toàn diện nhất là cần hình thành và
phát triển tư duy độc lập ở mỗi con người,cùng với việc phối hợp rèn luyện thêm nhiều kỹ
năng sống và thể chất để có thể phát triển tốt nhất.Bên cạnh đó, việc được xã hội chú trọng tài
trợ và mở ra các khóa rèn luyện kỹ năng, giao lưu kinh nghiệm cũng rất quan tr ọng và cần
thiết.Vì tất yếu, chúng ta sống trong xã hội và cần nó chấp nhận, có như vậy nh ững h ạt gi ống
tốt sẻ được nhân bản rộng rãi,tất cả chúng ta đều tốt và xã hội cũng t ự động chuyển mình và
trở nên tốt đẹp, văn minh hơn.Cuối cùng, điều tôi muốn nhắn gữi đến tất cả mọi người rằng :“
Sinh ra là một bản thể, đừng chết như một bản sao”, mỗi con người chúng ta vốn là duy nh ất và
khác biệt, đừng sợ rằng mình bị cô lập, mình trở thành khác người,vì vốn chúng ta đã khác
họ.Nếu bạn sợ bạn khác biệt,hãy nhìn những gì những nhà khoa học đã đạt được, hay những
nhà tư tưởng,... có thể chúng ta không thể so sánh về trí tuệ cao siêu nh ư h ọ, nh ưng m ột khía
cạnh nào đó chẳn phải họ cũng là những người khác biệt so với phần còn lại của thế giới sao,
và họ đã thay đổi phần còn lại của thế giới.Về cơ bản,không nói đến thiên tài thì khi sinh ra
chúng ta cũng như tất cả mọi người trên thế giới,đều như nhau, đầy đủ bộ phận, điều khác
biệt ở chúng là ở linh hồn, trí tưởng tượng... cũng như vân tay của chúng ta vậy.Chúng ta s ợ
rằng chúng ta khác biệt và không dám ước mơ, không dám chạy theo đam mê c ủa mình,và r ồi
khi chết đi chúng ta cũng như bao người khác.Là một con ng ười bình th ường.Li ệu bạn có mu ốn
như vậy không? Cuộc sống của chúng ta vốn ngắn ngủi vậy mà vì điều gì mà chúng ta ngần
ngại thể hiện cái riêng của chính mình để rồi chết như một cái bóng, một bản sao của m ột
người khác ? Vì sự sáng tạo là vô hạn, đừng sợ và rồi đánh mất chính mình.Hãy tin vào chính
mình,hãy đam mê, hãy khao khát vì bạn là duy nhất. Steve Jobs từng nói : “Hãy tìm kiếm nỗi
đam mê đích thực của bạn. Hãy làm điều bạn yêu thích và tạo sự khác biệt! Cách duy nhất đ ể
đạt đến thành công tột bậc là yêu thích những gì bạn làm”.Qua những doanh nhân thành công,
nhà khoa học, nhà tư tưởng chúng ta thấy rằng niềm đam mê sẻ dẫn lối chúng ta đi và s ự sáng
tạo là chiếc chìa khóa mở ra cánh cổng của sự thành công.Khác biệt, chính là th ứ đã làm thay
đổi cả thế giới vậy tại sao ta lại sợ nó để đi theo số đông và cùng họ sống như một cái bóng
của một idol nào đó.Hãy là chính mình để sống một cuộc đời tròn vẹn nhất.