Tải bản đầy đủ (.pdf) (199 trang)

Phát triển tín dụng cho hộ nghèo ở tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 199 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
................…………..

NGUYỄN HỮU THU

PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CHO HỘ NGHÈO
Ở TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
................…………..

NGUYỄN HỮU THU

PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CHO HỘ NGHÈO
Ở TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 9340410

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS PHẠM BẢO DƢƠNG

THÁI NGUYÊN - 2020




i

LỜI CAM ĐOAN
Luận án tiến sĩ “Phát triển tín dụng cho hộ nghèo ở tỉnh Thái Nguyên” là
công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, không sao chép bất kỳ một công trình
hay một luận án của các tác giả khác. Số liệu trong luận án là trung thực, mọi trích
dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được ai
công bố và đã được tác giả công bố trên các tạp chí khoa học uy tín trong nước và
quốc tế.

Tác giả luận án

Nguyễn Hữu Thu


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ quý báu,
động viên khích lệ của nhiều tổ chức, cá nhân, các nhà khoa học, bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Quản
lý Luật Kinh tế cùng các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Đại học Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phạm Bảo Dương, người
hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện để tôi
hoàn thành luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS. Phạm Tiến Thành - Giảng viên
Trường Đại học Tôn Đức Thắng - TP Hồ Chí Minh đã nhiệt tình chia s kinh

nghiệm giúp đỡ tôi hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, cán bộ nhân viên của các đơn
vị: Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên, Chi nhánh Ngân hàng
Chính sách Xã hội tỉnh Thái Nguyên, Tổ chức Tài chính vi mô TNHH MTV Tình
Thương Chi nhánh Thái Nguyên, Quỹ Tín dụng nhân dân Yên Minh, Quỹ Tín dụng
nhân dân Phú Lương, các xã Nghinh Tường, Tràng Xá, Lâu Thượng của huyện Võ
Nhai, xã Phú Đô, Động Đạt, Yên Ninh của huyện Phú Lương, xã Tân Hòa, Nga My,
Xuân Phương của huyện Phú Bình, các hộ nông dân đã giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập thông tin để thực hiện luận án.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã luôn
kịp thời động viên, chia s và tạo điều kiện tốt nhất trong suốt thời gian học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020
Tác giả luận án

Nguyễn Hữu Thu


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT........................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. viii
DANH MỤC CÁC HÌNH, HỘP, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ........................................ ix
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 4

2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................. 4
2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 4
3.2.1. Phạm vi về không gian ............................................................................... 4
3.2.2. Phạm vi về thời gian ................................................................................... 4
3.2.3. Phạm vi về nội dung ................................................................................... 4
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................... 5
5. Đóng góp của luận án ...................................................................................... 5
6. Bố cục của luận án ........................................................................................... 6
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ....................................... 7
1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước ........................................................... 7
1.2. Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam ....................................................... 11
1.3. Đánh giá chung về kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án . 18
1.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ................................................ 19
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN TÍN
DỤNG CHO HỘ NGHÈO ....................................................................... 21
2.1. Cơ sở lý luận về phát triển tín dụng cho hộ nghèo ........................................ 21


iv

2.1.1. Một số khái niệm cơ bản........................................................................... 21
2.1.2. Đặc điểm phát triển tín dụng cho hộ nghèo ................................................ 29
2.1.3. Vai trò của phát triển tín dụng cho hộ nghèo.............................................. 30
2.1.4. Nội dung nghiên cứu phát triển tín dụng cho hộ nghèo............................... 33
2.1.5. Quản lý nhà nước về phát triển tín dụng đối với hộ nghèo .......................... 41
2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng cho hộ nghèo ....................... 43
2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển tín dụng cho hộ nghèo ...................................... 45

2.2.1. Kinh nghiệm phát triển tín dụng cho hộ nghèo trên thế giới ....................... 45
2.2.2. Kinh nghiệm phát triển tín dụng cho hộ nghèo tại Việt Nam ............................ 52
2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Thái Nguyên về phát triển tín dụng
cho hộ nghèo ............................................................................................. 58
Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 60
3.1. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 60
3.2. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích .................................................... 60
3.2.1. Phương pháp tiếp cận ............................................................................... 60
3.2.2. Khung phân tích phát triển tín dụng cho hộ nghèo ..................................... 61
3.3. Chọn vùng nghiên cứu và thu thập thông tin................................................. 63
3.3.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu.......................................................... 63
3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin ................................................................ 65
3.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu .................................................. 67
3.4.1. Phương pháp tổng hợp số liệu ................................................................... 67
3.4.2. Phương pháp phân tích số liệu .................................................................. 67
3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ....................................................................... 73
Chƣơng 4: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CHO HỘ NGHÈO ... 77
Ở TỈNH THÁI NGUYÊN ................................................................................ 77
4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên ................................... 77
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên .................................................................................... 77
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .......................................................................... 79
4.2. Tổ chức quản lý tín dụng cho hộ nghèo ở tỉnh Thái Nguyên .......................... 81


v

4.2.1. Hệ thống tín dụng chính thức cho hộ nghèo ở tỉnh Thái Nguyên................. 81
4.2.2. Phân công, phân cấp quản lý tín dụng cho hộ nghèo .................................. 83
4.2.3. Thể chế phát triển tín dụng cho hộ nghèo .................................................. 85
4.3. Thực trạng nghèo và tình hình thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Thái

Nguyên ..................................................................................................... 87
4.3.1. Bức tranh chung về nghèo tỉnh Thái Nguyên ............................................. 87
4.3.2. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng nghèo ....................................................... 90
4.3.3. Tình hình thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Thái Nguyên.................... 90
4.4. Thực trạng phát triển tín dụng cho hộ nghèo ở tỉnh Thái Nguyên .................. 92
4.4.1. Tăng trưởng tín dụng cho hộ nghèo ........................................................... 92
4.4.2. Chất lượng tín dụng cho hộ nghèo............................................................. 95
4.4.3. Các loại hình tín dụng cho hộ nghèo ....................................................... 100
4.4.4. Tổ chức thể chế vận hành tín dụng cho hộ nghèo ..................................... 104
4.4.5. Tiếp cận vốn tín dụng của hộ nghèo ........................................................ 110
4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng cho hộ nghèo ở tỉnh Thái Nguyên .. 128
4.5.1. Yếu tố từ phía hộ nghèo.......................................................................... 128
4.5.2. Yếu tố từ phía các tổ chức tín dụng ......................................................... 132
4.5.3. Yếu tố khác ............................................................................................ 137
4.6. Đánh giá tác động của tín dụng lên mức sống của hộ nghèo ở tỉnh Thái Nguyên ... 1438
4.7. Đánh giá chung về phát triển tín dụng cho hộ nghèo ở tỉnh Thái Nguyên ............... 143
4.7.1. Những kết quả đạt được trong phát triển tín dụng cho hộ nghèo ............... 143
4.7.2. Những hạn chế trong phát triển tín dụng cho hộ nghèo............................. 146
4.7.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển tín dụng cho hộ nghèo .. 149
Chƣơng 5: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG
CHO HỘ NGHÈO Ở TỈNH THÁI NGUYÊN ....................................... 152
5.1. Bối cảnh trong nước và địa phương đối với phát triển tín dụng cho hộ nghèo
tỉnh Thái Nguyên..................................................................................... 152
5.2. Định hướng giảm nghèo bền vững tỉnh Thái Nguyên .................................. 154
5.3. Quan điểm định hướng phát triển tín dụng cho hộ nghèo ở tỉnh Thái Nguyên... 155


vi

5.4. Giải pháp phát triển tín dụng cho hộ nghèo ở tỉnh Thái Nguyên .................. 157

5.4.1. Nhóm giải pháp về tăng trưởng tín dụng cho hộ nghèo ............................ 157
5.4.2. Nhóm giải pháp về chất lượng tín dụng cho hộ nghèo .............................. 160
5.4.3. Nhóm giải pháp về đa dạng các loại hình tín dụng cho hộ nghèo .............. 161
5.4.4. Nhóm giải pháp về tổ chức thể chế vận hành tín dụng cho hộ nghèo ......... 163
5.4.5. Nhóm giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nghèo .......... 165
5.4.6. Nhóm giải pháp lồng ghép, hỗ trợ khác ................................................... 167
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 170
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...... 175
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 176


vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu và chữ viết tắt

Nội dung đầy đủ

CEP

Tổ chức Tài chính vi mô Trách nhiệm hữu hạn
một thành viên cho người lao động nghèo tự tạo
việc làm

CT-XH

Chính trị - Xã hội

ĐTN

Đoàn thanh niên


GB

Grameen Bank

HCCB

Hội cựu chiến binh

HĐQT

Hội đồng quản trị

HND

Hội nông dân

HPN

Hội phụ nữ

HSSV

Học sinh, sinh viên

KT-XH

Kinh tế - xã hội

M7


Tổ chức Tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn M7

NHCSXH

Ngân hàng Chính sách Xã hội

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHNN&PTNT

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NHTM

Ngân hàng thương mại

NN

Nông nghiệp

PNN

Phi nông nghiệp

QTDND

Quỹ tín dụng nhân dân


TCTD

Tổ chức tín dụng

TCVM

Tài chính vi mô

TD

Tín dụng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TK&VV

Tiết kiệm và vay vốn

TYM

Tổ chức Tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn một
thành viên Tình thương

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo



viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các tổ chức cung cấp tín dụng nông thôn ở Việt Nam.............................36
Hình 2.1: Phân đoạn thị trường tài chính nông thôn Việt Nam hiện nay .................37
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động của GB năm 2015-2018 .............................................46
Bảng 2.3: Danh mục và lãi suất cho vay của GB ......................................................48
Bảng 4.1: Lãi suất cho vay và hình thức đảm bảo khi cho hộ nghèo vay vốn ........105
Bảng 4.2: Mức cho vay chương trình tín dụng hộ nghèo của NHCSXH ...............106
Bảng 4.3: Thời hạn cho vay và mức cho vay của TYM theo từng loại vốn ...........107
Bảng 4.4: Khả năng tiếp cận vốn tín dụng của hộ nghèo........................................110
Bảng 4.5: Thống kê mô tả các biến đặc điểm mẫu khảo sát ...................................111
Bảng 4.6: Sự khác biệt về đặc điểm giữa nhóm vay và nhóm không vay ..............112
Bảng 4.7: Thống kê mô tả tình hình vay vốn tín dụng của hộ nghèo .....................116
Bảng 4.8: Nguồn thông tin tín dụng hộ nghèo tiếp cận ..........................................117
Bảng 4.9: Mức độ tiếp cận nguồn vốn tín dụng của hộ nghèo ...............................118
Bảng 4.10: Nhu cầu vay vốn tín dụng của hộ nghèo ..............................................120
Bảng 4.11: Phương thức tiếp cận vốn tín dụng của hộ nghèo ................................122
Bảng 4.12: Kết quả ước lượng s dụng mô hình Probit .........................................123
Bảng 4.13: Kết quả ước lượng s dụng mô hình Tobit ..........................................124
Bảng 4.14: Vùng hỗ trợ chung và thuộc tính cân b ng ...........................................139
Bảng 4.15: Tác động của tín dụng lên doanh thu....................................................141
Bảng 4.16: Tác động của tín dụng lên chi tiêu........................................................141
Bảng 4.17: Tác động của tín dụng lên tích luỹ tài sản lâu bền ...............................142


ix
DANH MỤC CÁC HÌNH, HỘP, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Vòng xoáy nghèo đói ...............................................................................31
Sơ đồ 2.2: Phá vỡ vòng xoáy nghèo đói b ng các khoản tín dụng ...........................32

Sơ đồ 2.3: Quá trình tiếp cận tín dụng của hộ ...........................................................40
Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng nguồn vốn của NHCSXH ................................................53
Biểu đồ 2.2: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay hộ nghèo của
NHCSXH ..........................................................................................................53
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khoanh của NHCSXH ........................................54
Biểu đồ 2.4: Số thành viên tham gia TYM ..................................................................57
Biểu đồ 2.5: Số cụm giao dịch TYM ........................................................................57
Sơ đồ 4.1: Hệ thống tín dụng chính thức cho hộ nghèo ở tỉnh Thái Nguyên .........882
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ hộ nghèo theo tiếp cận đơn chiều và tiếp cận đa chiều ...............88
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ hộ nghèo thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ...............90
Biểu đồ 4.3: Thị phần tín dụng hộ nghèo theo số lượng khách hàng dư nợ .............95
Biểu đồ 4.4: Chất lượng tín dụng trên phương diện xã hội ......................................99
Biểu đồ 4.5a: Cho vay theo kỳ hạn của NHCSXH .................................................100
Biểu đồ 4.5b: Cho vay theo kỳ hạn của TYM ........................................................100
Biểu đồ 4.5c: Cho vay theo kỳ hạn của QTDND....................................................100
Biểu đồ 4.6a: Cho vay theo mục đích s dụng vốn vay của NHCSXH .................102
Biểu đồ 4.6b: Cho vay theo mục đích s dụng vốn vay của QTDND ..........................
Biểu đồ 4.6c: Cho vay theo mục đích s dụng vốn vay của TYM .........................104
Biểu đồ 4.7a: Nhu cầu vay và lượng vốn được vay ................................................121
Biểu đồ 4.7b: Lượng vốn được vay/nhu cầu vay ....................................................121
Biểu đồ 4.8: Cơ cấu tuổi của chủ hộ .......................................................................129
Biểu đồ 4.9: Cơ cấu trình độ văn hóa của chủ hộ ...................................................129
Biểu đồ 4.10: Cơ cấu ngành nghề của hộ ................................................................130
Biểu đồ 4.11: Những vấn đề hộ quan tâm khi vay vốn ...........................................135
Biểu đồ 4.12: Phân bổ điểm xu hướng của các quan sát n m trong vùng hỗ trợ
chung ..............................................................................................................139
Hộp 4.1: Tác động của vốn tín dụng đến giảm nghèo ............................................143
Hộp 4.2: Quy mô nguồn vốn của các TCTD còn hạn chế ......................................149
Hộp 4.3: Thủ tục xét duyệt cho vay vẫn còn rườm rà .............................................150
Hộp 5.1: Mức cho vay hộ nghèo còn thấp ..............................................................164



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 30 năm đổi mới, thành tựu giảm nghèo của nước ta đã được cộng
đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Đến cuối năm 2018, cả nước còn 1.304.001
hộ nghèo trên tổng số 24.945.432 hộ dân, chiếm tỷ lệ 5,23%, giảm so với năm 2017
là 1,47%. Trong đó, số hộ nghèo về thu nhập là 1.167.439 hộ, số hộ nghèo thiếu hụt
tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản là 136.562 hộ [6],[7]. Để đạt được thành tựu trên
Việt Nam đã thực hiện đồng bộ rất nhiều các giải pháp, trong đó giải pháp tín dụng
cho hộ nghèo được đánh giá là một giải pháp sáng tạo, mang đậm tính nhân văn sâu
sắc và phù hợp với thực tiễn xã hội Việt Nam, đồng thời góp phần quan trọng thực
hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ giảm nghèo đã đề ra.
Việt Nam đã xác định ba vấn đề cốt lõi để đảm bảo con đường phát triển bền
vững của đất nước đó là: Duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững, tập trung đẩy mạnh
công tác giảm nghèo theo hướng bền vững và Bảo vệ môi trường [67]. Với mục tiêu
giảm nghèo bền vững, tín dụng được xem như là một công cụ quan trọng trong việc
tăng cường hỗ trợ tài chính để hộ nghèo phát triển kinh tế. Ở một nền kinh tế với
64,9% dân số và trên 90% người nghèo sinh sống ở vùng nông thôn và nông nghiệp
là ngành kinh tế chủ chốt với sự tham gia của 40,3% lực lượng lao động của cả nước
[73] thì chương trình tín dụng là công cụ hữu hiệu để tạo thu nhập và cải thiện cuộc
sống cho hộ nghèo.
Tuy nhiên, có một trở ngại lớn trong việc thực hiện chiến lược này đó là
thiếu các dịch vụ tài chính phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của hộ nghèo. Nguồn
thu nhập của hộ nghèo phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp, do đó, bị ảnh hưởng
đáng kể bởi thiên tai, dịch bệnh và giá cả. Điều này chứng tỏ, người nghèo dễ bị tổn
thương khi có những cú sốc xảy ra. Để đối phó với những rủi ro cho các hộ nghèo
thì việc mở rộng và tiếp cận tín dụng được xem như giải pháp hữu hiệu [93]. Cung

cấp tín dụng một cách có hiệu quả cho hộ nghèo sẽ giúp họ đối phó với tính dễ tổn
thương, xóa bỏ và làm giảm nhẹ tình trạng hộ gặp khó khăn trong thanh khoản (cả
cho sản xuất và cho tiêu dùng) để họ có thể đưa ra những quyết định sản xuất và
tiêu dùng tối ưu và do đó có thể giảm nghèo [94][95]. Mở rộng tín dụng cho các hộ


2
là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi,
nó tạo thành một yếu tố thiết yếu của bất kỳ chiến lược giảm nghèo nào cho sự phát
triển trong tương lai [87].
Nguồn cung tín dụng cho hộ nghèo ở Việt Nam hiện nay được cung cấp từ
các nguồn chính thức, bán chính thức và phi chính thức, trong đó tín dụng chính
thức chịu sự chi phối bởi Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, ngày càng
phát triển, thể hiện ở tính đa dạng, nhiều thành phần sở hữu, và mở rộng về quy mô.
Mạng lưới tín dụng chính thức cho vay đến hộ nghèo không chỉ ở Ngân hàng Chính
sách Xã hội (NHCSXH), Quỹ tín dụng Nhân dân (QTDND), mà còn cả các tổ chức
tài chính vi mô như TYM, CEP, M7, Thanh Hóa. Nguồn vốn, doanh số cho vay và
dư nợ tín dụng trong những năm gần đây ngày càng tăng, đối tượng tiếp cận với
nguồn vốn tín dụng cũng ngày càng được mở rộng [2]. Mặc dù đã có những thành
công nhất định, song so với mức tín dụng chung của cả nền kinh tế, mức tín dụng
cho lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn nhất là cho hộ nghèo còn thấp, chưa đáp ứng
được nhu cầu và mục tiêu phát triển của khu vực này. Người nghèo - những người
yếu thế nhất trong xã hội vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với tín dụng
chính thức [19].
Theo Báo cáo “Đặc điểm kinh tế nông thôn Việt Nam: B ng chứng từ điều
tra hộ gia đình nông thôn tại 12 tỉnh của Việt Nam” được thực hiện năm 2016, các
hộ nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận với
tín dụng từ khu vực chính thức, chỉ có khoảng trên 28% hộ gia đình có ít nhất một
khoản vay, trong khi có tới hơn 71% hộ không có khoản vay nào, ngoài ra cũng
theo báo cáo vẫn có sự chênh lệch giữa các vùng trong việc tiếp cận tín dụng [83].

Trước đó, trong một nghiên cứu của Phạm Bảo Dương và Izumida năm 2002,
nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn tín dụng của hộ nông dân tại 3 tỉnh đại diện cho 3
vùng của Việt Nam là Ninh Bình, Quảng Ngãi, An Giang cũng chỉ ra r ng hơn 30%
hộ nông dân không thể vay từ nguồn tín dụng chính thức [95].
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam với
64,9% dân số, 69,7% lực lượng lao động và 93,37% số hộ nghèo tập trung ở khu
vực nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số [17], thu nhập chính của


3

các hộ chủ yếu là từ các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi nhỏ l với phương thức sản
xuất đặc biệt là phương thức canh tác còn lạc hậu. Trong những năm qua hoạt động
của mạng lưới tín dụng chính thức ở tỉnh Thái Nguyên tham gia vào việc cung cấp
tín dụng cho hộ nghèo bao gồm NHCSXH, QTDND, Tổ chức tài chính vi mô Tình
Thương (TYM) đã và đang phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Tuy nhiên,
hoạt động của những mạng lưới này vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ và kịp thời nhu
cầu về vốn tín dụng cho hộ nghèo, đặc biệt từ QTDND và TYM. Nhiều hộ nghèo
vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng để phục vụ
quá trình sản xuất, tạo thu nhập. Số liệu tính toán được từ QTDND năm 2018 cho
thấy mới chỉ có 265 hộ/tổng số 20.705 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 1,23%) tiếp cận được
vốn vay của TCTD này [48][49][53], trong khi đó số hộ nghèo được tiếp cận được
với nguồn vốn tín dụng của TYM là 2.978 hộ (chiếm tỷ lệ 14,38%) [53][71].
Việc thực hiện các chương trình tín dụng đối với hộ nghèo trên địa bàn tỉnh đã
đạt được nhiều kết quả, góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo qua các năm (tỉ lệ hộ nghèo
năm 2010 là 20,57%, đến cuối năm 2018 giảm còn 6,39%), đời sống kinh tế ngày
càng được cải thiện và nâng cao, an sinh xã hội ngày càng đảm bảo tốt hơn. Tuy
nhiên, tỉ lệ hộ cận nghèo còn cao (7,66%) [13][17], nguy cơ tái nghèo luôn tồn tại,
tính bền vững của các chương trình giảm nghèo chưa được khẳng định. Trong khi đó
nhu cầu về vốn tín dụng của hộ nghèo là rất lớn, bởi vốn tín dụng không chỉ là một

yếu tố đầu vào thông thường như hạt giống hay phân bón. Vốn tín dụng giúp người
nghèo nắm quyền kiểm soát các tài sản khác, giúp cho tiếng nói của họ có trọng
lượng hơn trong các giao dịch kinh tế cũng như quan hệ xã hội. Nói cách khác, trong
những thảo luận về phát triển kinh tế, tín dụng được xem như là một công cụ quan
trọng để “tăng thế lực” cho người nghèo [21].
Câu hỏi đặt ra là thực trạng nhu cầu vay vốn tín dụng của hộ nghèo ở tỉnh
Thái Nguyên như thế nào? Thực trạng phát triển tín dụng cho hộ nghèo trên địa bàn
ra sao? Tại sao tỷ lệ hộ nghèo được tiếp cận vốn tín dụng còn thấp? Đâu là nguyên
nhân? Giải pháp nào cần để phát triển tín dụng cho hộ nghèo nh m góp phần thực
hiện thành công công cuộc giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn tỉnh đang là
những câu hỏi đặt ra cần giải quyết. Vì vậy, việc nghiên cứu luận án: “Phát triển tín
dụng cho hộ nghèo ở tỉnh Thái Nguyên” là rất cần thiết, có ý nghĩa cả về khoa học
và thực tiễn hiện nay.


4

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá đúng thực trạng tín dụng cho hộ nghèo ở tỉnh Thái Nguyên, làm cơ
sở đề xuất các giải pháp phát triển tín dụng cho hộ nghèo, tiến tới góp phần thực
hiện thành công mục tiêu giảm nghèo đa chiều, giảm nghèo bền vững trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa, làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển tín dụng
cho hộ nghèo.
- Phân tích thực trạng phát triển tín dụng cho hộ nghèo; Phân tích các yếu
tố ảnh hưởng tới phát triển tín dụng cho hộ nghèo; Đánh giá tác động của tín dụng
lên mức sống của hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất các giải pháp nh m phát triển tín dụng cho hộ nghèo trên địa bàn

tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là phát triển tín dụng của các TCTD
chính thức tham gia vào việc cung cấp tín dụng cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi về không gian
Luận án nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, trong đó tập trung vào ba
TCTD chính thức cung cấp tín dụng cho hộ nghèo là NHCSXH, TYM, QTDND và
chọn mẫu điều tra hộ nghèo tại 3 huyện: Võ Nhai, Phú Lương, Phú Bình.
3.2.2. Phạm vi về thời gian
Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2010 - 2018. Số liệu sơ cấp
được thực hiện điều tra năm 2017. Giải pháp, kiến nghị của luận án được đề xuất
đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
3.2.3. Phạm vi về nội dung


5
- Luận án tập trung phân tích các nội dung tăng trưởng tín dụng, chất lượng
tín dụng, các loại hình tín dụng, tổ chức thể chế vận hành tín dụng, tiếp cận vốn tín
dụng của hộ nghèo ở tỉnh Thái Nguyên.
- Luận án phân tích, đánh giá tác động của tín dụng lên mức sống của hộ
nghèo. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng cho hộ nghèo ở tỉnh
Thái Nguyên.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về nghèo, hộ nghèo trong mối quan hệ
với tín dụng, qua đó cung cấp một số cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển tín
dụng cho hộ nghèo, đồng thời hoàn thiện thêm về phương pháp cần thiết cho những
nghiên cứu tiếp theo. Đánh giá khách quan và khoa học năng lực của người nghèo

thông qua đặc điểm KT - XH, thực trạng phát triển tín dụng cho hộ nghèo, góp phần
nâng cao tính hiệu quả của công cụ tín dụng đối với hộ nghèo trên địa bàn tỉnh, từ
đó tạo tiền đề để nâng cao thu nhập cho hộ nghèo, đóng góp cho sự phát triển kinh
tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
- Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học giúp cho những nhà
hoạch định chính sách có một cái nhìn cụ thể và toàn diện để thiết lập và tiến hành
có hiệu quả hơn các chương trình, chính sách tín dụng với mục đích giúp đỡ hộ
nghèo nâng cao thu nhập, ổn định đời sống tiến tới thoát nghèo một cách bền vững.
5. Đóng góp của luận án
(1) Luận án hoàn thiện một bước cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển tín
dụng cho hộ nghèo. Cụ thể, luận án đã đưa ra khái niệm phát triển tín dụng cho hộ
nghèo. Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm phát triển tín dụng cho hộ nghèo của một
số nước trên thế giới và của một số TCTD trong nước, từ đó rút ra một số bài học
kinh nghiệm về phát triển tín dụng cho hộ nghèo ở tỉnh Thái Nguyên.
(2) Luận án đã phân tích khá toàn diện thực trạng phát triển tín dụng cho hộ
nghèo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trên các phương diện: Tăng trưởng tín dụng,
chất lượng tín dụng, các loại hình tín dụng, tổ chức thể chế vận hành tín dụng và
tiếp cận tín dụng. Luận án đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng


6
cho hộ nghèo. Luận án đã chỉ ra được những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế
trong phát triển tín dụng cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
(3) Luận án là nghiên cứu đầu tiên s dụng mô hình hồi quy Probit để đánh giá
khả năng tiếp cận vốn tín dụng của hộ nghèo, mô hình Tobit để đánh giá mức vốn
tín dụng hộ nghèo vay được và mô hình So sánh điểm xu hướng (Propensity Score
Matching) để đánh giá tác động của tín dụng lên mức sống hộ nghèo trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên.
(4) Luận án đã đề xuất được hệ thống các giải pháp khá toàn diện về phát
triển tín dụng cho hộ nghèo góp phần thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo đa

chiều, giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
6. Bố cục của luận án
Ngoài Phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận án được bố cục thành 5 chương:
Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu về phát triển tín dụng cho hộ nghèo
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển tín dụng cho hộ nghèo
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Thực trạng phát triển tín dụng cho hộ nghèo ở tỉnh Thái Nguyên
Chương 5: Định hướng và giải pháp phát triển tín dụng cho hộ nghèo ở tỉnh
Thái Nguyên


7

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nƣớc
Trên thế giới đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa
tín dụng đối với hộ nông dân nói chung và hộ nghèo nói riêng. Nhìn chung các
nghiên cứu có thể chia thành 2 nhóm: nhóm nghiên cứu về khả năng tiếp cận tín
dụng của hộ và nhóm nghiên cứu về tác động của tín dụng đối với hộ.
1.1.1. Nghiên cứu khả năng tiếp cận tín dụng của hộ
Takahashi và cộng sự (2010) [120], phân tích thực nghiệm s dụng hồi quy
Probit để đánh giá khả năng năng tiếp cận tín dụng vi mô của người nghèo Indonesia.
Phân tích probit cho thấy tỷ lệ lao động nữ là yếu tố quyết định đến việc tiếp cận
chương trình tín dụng vi mô của hộ, các đặc điểm khác của hộ như số thành viên, số
người phụ thuộc, thành viên nam và đặc biệt diện tích đất ở, diện tích đất nông nghiệp
có thể đóng vai trò là tài sản thế chấp nếu hộ gia đình tiếp cận với các ngân hàng
thương mại nhưng không có ý nghĩa đối với chương trình tín dụng vi mô, bởi đặc
điểm của các chương trình tín dụng vi mô chính là không cần tài sản thế chấp. Theo

tác giả, trên thực tế các khoản vay quy mô nhỏ không có yêu cầu tài sản thế chấp từ
chương trình tín dụng vi mô đã được chứng minh là làm tăng đáng kể khả năng tiếp
cận tín dụng của hộ, bởi đây là nguồn tài chính chính thức ổn định thay vì tiếp cận
các nguồn phi chính thức. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc xác định các
yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng vi mô từ phía người nghèo chưa
đánh giá được khả năng đáp ứng nhu cầu vốn vay từ các chương trình tín dụng vi mô,
chưa ước lượng được số vốn mà hộ có thể vay được, chưa đánh giá được tác động
của tín dụng đối với hộ nghèo.
Li và cộng sự (2011) [110], nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng
tiếp cận tín dụng vi mô của hộ gia đình nông thôn Trung Quốc. Phân tích thực
nghiệm s dụng hồi quy Logistic đã chỉ ra các hộ gia đình ở nông thôn đặc biệt là
người nghèo và phụ nữ rất hạn chế trong việc tiếp cận tín dụng vi mô và các yếu tố
quyết định trong việc tiếp cận tín dụng vi mô của các hộ gia đình bao gồm: quy mô
hộ, trình độ học vấn, số lao động chính, thu nhập bình quân, tài sản thế chấp. Ngoài


8
ra, kết quả cho thấy khả năng tiếp cận tín dụng vi mô của các hộ gia đình nông thôn
cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố từ phía cung như lãi suất, hạn mức cho vay,
thời gian x lý cho vay. Từ đó, nghiên cứu đã chỉ ra các hộ gia đình cần được
khuyến khích để nâng cao khả năng tiếp cận về vốn như tạo ra cơ hội đầu tư trong
và ngoài các hoạt động nông nghiệp, các tổ chức TCVM cần cải thiện các chương
trình cho vay và đa dạng các sản phẩm tín dụng để phù hợp hơn với nhu cầu của
người dân nông thôn. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc xác định các yếu
tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng vi mô từ phía hộ gia đình, chưa đánh giá
được quy mô vốn vay, chất lượng vốn vay, khả năng đáp ứng nhu cầu vốn vay từ
phía các tổ chức TCVM, chưa ước lượng được số vốn mà hộ có thể vay được.
Ganle và cộng sự (2015) [100], dựa trên nghiên cứu về tiếp cận tín dụng vi
mô cho phụ nữ nghèo ở vùng nông thôn - những người đang tham gia vào một
chương trình tín dụng vi mô của một số tổ chức phi chính phủ thực hiện tại Ghana,

tác giả cho r ng nghèo đói thường là một nguyên nhân của bất bình đẳng, do đó tín
dụng vi mô là công cụ chủ đạo để trao quyền cho phụ nữ, với quy mô khoản vay
thích hợp, thời gian hợp lý kết hợp với việc kiểm soát được các khoản cho vay đã
làm cải thiện tình trạng kinh tế của người vay vốn tín dụng và từ đó tăng cường bình
đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu đó là chưa
đánh giá được phụ nữ nghèo tiếp cận tín dụng vi mô như thế nào, chưa lượng hóa
được yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng vi mô của họ, chưa
lượng hóa được số vốn mà họ vay được.
Các nghiên cứu của Johnson và Rogaly (1997) [104], Gulli (1998) [102],
Aghion và Morduch (2005) [85], khẳng định r ng tăng cường khả năng tiếp cận tín
dụng vi mô có vai trò tích cực trong việc giảm nghèo, đặc biệt là những người nghèo
nhất và dễ tổn thương nhất ở nông thôn thông qua việc cung cấp tín dụng dễ dàng kết
hợp với những hướng dẫn về cách thức s dụng. Nhờ đó, giúp người nghèo tăng
cường được vị thế của mình trong xã hội, phát triển các hoạt động sản xuất kinh
doanh nhỏ, kể cả sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập và giảm khả năng dễ tổn
thương. Các nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy, nhiều nước đã áp dụng các
chương trình tín dụng vi mô như một công cụ giảm nghèo cũng như một kênh cung
cấp tín dụng tốt cho các hộ gia đình. Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chủ yếu


9
đề cập đến từ phía cầu tín dụng (các hộ dân), chưa đề cập đến từ phía cung tín dụng
và mối quan hệ giữa cung và cầu tín dụng trong việc tăng cường tiếp cận tín dụng
cho hộ dân.
1.1.2. Nghiên cứu tác động của tín dụng đối với hộ
Takahashi và cộng sự (2010) [120], đã s dụng phương pháp so sánh điểm xu
hướng (PSM) và phương pháp khác biệt kép (DID) để đánh giá tác động của tín dụng
vi mô đến thu nhập và chi tiêu của hộ, kết quả nghiên cứu cho thấy trong một thời
gian ngắn (1 năm) tín dụng vi mô có tác động đến chi tiêu cho giáo dục nhưng không
có tác động ngay đến việc tăng thu nhập của hộ mặc dù đã có sự khác biệt về khối

lượng hàng hóa bán ra giữa hộ có tiếp cận với hộ không tiếp cận tín dụng vi mô.
Cũng theo nghiên cứu, người nghèo tiếp cận tín dụng vi mô để đầu tư cho giáo dục
cao hơn người không nghèo với hy vọng sẽ phá vỡ vòng luẩn quẩn nghèo đói. Tuy
nhiên, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá tác động của tín dụng vi mô đến
thu nhập của hộ thông qua các hoạt động nông nghiệp, phi nông nghiệp và chi tiêu ở
lĩnh vực y tế, giáo dục, may mặc chưa đánh giá tác động của tín dụng vi mô trong
việc chi tiêu cho hàng thực phẩm, hàng thiết yếu và tích lũy tài sản lâu bền phục vụ
cho sản xuất tạo thu nhập.
Li và cộng sự (2011) [111], nghiên cứu tác động của tín dụng vi mô đến phúc
lợi của hộ gia đình nông thôn Trung Quốc, phúc lợi được đo b ng thu nhập và tiêu
dùng hàng năm của hộ gia đình. Nghiên cứu s dụng phương pháp khác biệt kép
(DID), kết hợp với hồi quy OLS với dữ liệu được thu thập thông qua các cuộc khảo
sát hộ gia đình nông thôn tại Trung Quốc năm 2002 và 2008. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, tín dụng vi mô có tác động tích cực đến thu nhập và tiêu dùng của hộ, cụ thể
trong 6 năm thu nhập của các hộ đã tăng khoảng 32%, tiêu dùng tăng 27% đối với
những hộ đã tiếp cận được tín dụng, trong khi đó thu nhập của những hộ chưa tiếp
cận được tín dụng là 26% và tiêu dùng là 23%. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã chỉ
rõ nhóm hộ nghèo khó tiếp cận vốn hơn so với nhóm hộ không nghèo và việc s
dụng vốn của hộ nghèo cho các hoạt động tạo thu nhập cũng không hiệu quả. Do đó,
bên cạnh việc cho người nghèo vay vốn thì cần các giải pháp hỗ trợ thực hiện như cải
thiện cơ sở hạ tầng, chăm sóc sức khỏe, tạo việc làm và đào tạo nghề cho các hộ. Tuy


10
nhiên, tác giả mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu tác động của tín dụng vi mô đến
phúc lợi của hộ gia đình nông thôn từ góc độ cầu tín dụng (hộ dân), chưa có đánh giá
tổng thể từ phía cung tín dụng (ngân hàng) để chỉ ra mối quan hệ giữa cung và cầu tín
dụng trong cải thiện phúc lợi của hộ.
Al-Mamun và cộng sự (2015) [86], nghiên cứu tác động của chương trình tín
dụng vi mô Amanah Ikhtiar Malaysia (AIM) tới thu nhập, nghèo đói và mức độ tổn

thương của các hộ gia đình nghèo ở Malaysia. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc
tham gia chương trình tín dụng vi mô của AIM đã làm tăng thu nhập của hộ gia
đình và làm giảm tỷ lệ hộ nghèo, giảm mức độ bị tổn thương. Do đó, AIM và các
nhà hoạch định chính sách cần tập trung vào việc thúc đẩy một môi trường hỗ trợ để
cải thiện sự hợp tác giữa các thành viên b ng cách thiết kế một chương trình tín
dụng vi mô phù hợp và đa dạng hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc
đánh giá tác động của chương trình tín dụng vi mô tới thu nhập, nghèo đói và mức
độ tổn thương của các hộ gia đình nghèo, chưa đánh giá tác động của tín dụng vi mô
đến chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng thực phẩm, tích lũy tài sản phi sản
xuất, tài sản sản xuất.
Tín dụng vi mô có tác động đáng kể trên nhiều khía cạnh đời sống của các hộ
gia đình nông thôn như thu nhập, tiêu dùng, y tế, giáo dục, mức độ giảm nghèo
Khandker (2005) [105], Yasmine (2008) [126], Li và cộng sự (2011) [111].
Copestake và cộng sự (2001) [91] nhận thấy việc cho người nghèo vay vốn sẽ giúp
họ tự làm việc cho chính mình, và có vốn để thực hiện những hoạt động kinh doanh
nhỏ, đó chính là cơ hội để họ thoát nghèo. Tác động của tín dụng cho hộ nghèo
cũng được thể hiện qua sự đóng góp của nó vào thức đẩy tăng trưởng kinh tế và
tăng tính tự chủ cho hộ nghèo. Trong một nghiên cứu khác của Pitt và cộng sự
(2003) [116] cho thấy cung cấp tín dụng vi mô cho phụ nữ có tác động tích cực đến
tình trạng sức khỏe của phụ nữ và con em họ. Trong khi đó, Takahashi và cộng sự
(2010) [120] cho r ng tín dụng vi mô không có tác động làm giảm nghèo ngay trong
thời gian ngắn. Nghiên cứu của Westover (2008) [125] cho r ng trong số hơn 100
bài viết về tín dụng vi mô chỉ có 6 bài được s dụng đủ số liệu định lượng có thể làm
đại diện và trong số 6 nghiên cứu đại diện này thì có tới 5 mẫu không tìm thấy b ng


11
chứng cho thấy tín dụng vi mô tác động tới giảm nghèo, mặc dù họ đã tìm thấy những
tác động tích cực khác. Westover cũng đã chỉ ra trong số 6 nghiên cứu thì Khandker
(2005) [105] là người ủng hộ quan điểm giảm nghèo nhờ tín dụng vi mô, ông cho

r ng một số nghiên cứu đã tìm thấy dấu hiệu của sự giảm mức độ đói nghèo tổng thể,
bao gồm cả mức giảm đói nghèo cùng cực, trong khi các nghiên cứu khác không tìm
thấy ảnh hưởng trực tiếp (Goetz và Gupta, 1996 [101]; Morris và Barnes, 2005 [115];
Jainaba và cộng sự, 2005 [103]), các nghiên cứu còn lại thì cung cấp kết quả hỗn hợp
(Morduch, 1998 [114]; Copestake, Bhalotra, và Johnson, 2001 [91]).
Các nghiên cứu trên cũng đã đề cấp đến những khía cạnh khác nhau từ phía
cung tín dụng (ngân hàng) đến phía cầu tín dụng (các hộ dân), mối quan hệ giữa
cung và cầu tín dụng. Tuy nhiên, khi đánh giá tác động của tín dụng đối với hộ thì
mỗi nghiên cứu lại đi theo các hướng khác nhau.
1.2. Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam
Vấn đề XĐGN và vai trò của tín dụng đối với hộ dân nói chung và hộ nghèo
nói riêng đã được nhiều người nghiên cứu, trên phạm vi cả nước cũng như từng địa
phương. Các nghiên cứu có thể chia thành 3 nhóm: nhóm nghiên cứu về công tác
quản lý tín dụng của các TCTD, nhóm nghiên cứu về khả năng tiếp cận tín dụng của
hộ và nhóm nghiên cứu về tác động của tín dụng đối với hộ.
1.2.1. Nghiên cứu công tác quản lý tín dụng của các TCTD
Trần Lan Phương (2016) [46], nghiên cứu thực trạng công tác quản lý tín
dụng chính sách của NHCSXH Việt Nam, tác giả đã phân tích thông qua các nội
dung: xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tín dụng nguồn vốn Trung ương, nguồn vốn nhận
ủy thác tại địa phương; giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng; quản lý và tổ chức thực hiện
chỉ tiêu kế hoạch tín dụng; điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch tín dụng và tổng kết, đánh
giá b ng các công cụ quản lý tín dụng chính sách bao gồm: Mạng lưới và bộ máy
quản lý tín dụng; mức cho vay, lãi suất cho vay; phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi
ro và x lý nợ…. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu số liệu thứ
cấp từ NHCSXH Việt Nam về công tác quản lý tín dụng chính sách, chưa nghiên
cứu đến khả năng tiếp cận tín dụng từ phía hộ nghèo và tác động của tín dụng đến
mức sống hộ nghèo.


12

Dương Quyết Thắng (2016) [61], nghiên cứu đánh giá thực trạng về quản lý
tín dụng chính sách tại NHCSXH thông qua các nội dung: quản lý nguồn vốn tín
dụng chính sách; quản lý hoạt động cho vay và đánh giá hiệu quả của quản lý tín
dụng chính sách trên hai khía cạnh hiệu quả về mặt xã hội và hiệu quả về mặt kinh
tế dựa trên bộ số liệu thứ cấp thu thập được ngân hàng này. Tuy nhiên, nghiên cứu
mới chỉ đề cập đến công tác quản lý tín dụng chính sách tại NHCSXH Việt Nam,
chưa phân tích sâu khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ nghèo, cũng
như tác động của tín dụng chính thức đối với mức sống hộ nghèo.
Bên cạnh đó, cũng phải kể đến một số công trình nghiên cứu khác có liên
quan đến luận án như: Hiệu quả s dụng vốn vay của hộ nông dân nghèo (Mai
Văn Nam, 2009) [28]; S dụng một số công cụ tài chính nh m thực hiện mục tiêu
giảm nghèo ở các tỉnh Tây Nguyên (Tôn Thu Hiền, 2011) [23]; Tài chính vi mô
hỗ trợ xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 (Lê Kiên Cường,
2013) [18]… Những nghiên cứu trên đều coi tín dụng vi mô như là một công cụ
hữu hiệu nh m thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Tuy nhiên, hạn chế của những
nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc phân tích định tính, mà chưa lượng hóa
được khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nghèo và cũng chưa đánh giá tác động của
tín dụng chính thức lên mức sống của hộ nghèo.
1.2.2. Nghiên cứu khả năng tiếp cận tín dụng của hộ
Phạm Bảo Dương, Yoichi Izumida (2002) [95], dựa trên dữ liệu khảo sát hộ gia
đình tại 3 tỉnh Ninh Bình, Quảng Ngãi, An Giang, kết quả chỉ ra r ng hơn 30% hộ
nông dân không thể tiếp cận được từ các nguồn tín dụng chính thức. Nghiên cứu s
dụng mô hình Probit để đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nông dân và mô
hình Tobit đánh giá lượng vốn mà hộ vay được. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng
diện tích đất canh tác và tổng giá trị chăn nuôi là yếu tố quyết định đến khả năng tiếp
cận tín dụng chính thức. Đối với tín dụng phi chính thức, tỷ lệ phụ thuộc và tổng diện
tích đất canh tác là các yếu tố ảnh hưởng đến số tiền mà hộ vay được. Để đánh giá tác
động của tín dụng đến việc sản xuất của các hộ, tác giả đã s dụng mô hình hồi quy
chuyển đổi (switching regression model), kết quả chỉ ra r ng tổng diện tích đất canh
tác, số người phụ thuộc, và tính thanh khoản (tín dụng) là những yếu tố quan trọng



13
quyết định kết quả sản xuất của những hộ bị hạn chế về tiếp cận tín dụng, trong khi
đó tổng diện tích đất canh tác, trình độ văn hóa, và số lượng người lớn là yếu tố quyết
định đầu ra của những hộ gia đình không bị hạn chế tiếp cận tín dụng. Tuy nhiên,
nghiên cứu chỉ tập trung vào đối tượng là hộ nông dân nói chung, không tập trung
vào hộ nghèo.
Nguyễn Thị Tố Quyên (2005) [52], nghiên cứu năng lực tiếp cận và s dụng
vốn tín dụng của người nghèo nông thôn Việt Nam, tác giả đã phân tích làm rõ bản
chất nghèo theo nguyên nhân do thiếu khả năng tiếp cận, đặc biệt là s dụng các
nguồn lực khi tham gia vào thị trường để tạo ra hàng hóa. Theo tác giả hạn chế lớn
nhất hiện nay là năng lực tiếp cận và s dụng vốn tín dụng của người nghèo nông
thôn từ khu vực chính thức rất hạn hẹp. Từ phân tích thực trạng, tác giả đã đề xuất
các giải pháp nh m nâng cao năng lực tiếp cận và s dụng có hiệu quả vốn tín dụng
của người nghèo nông thôn. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu số
liệu thứ cấp từ các TCTD cho vay người nghèo để đánh giá tình hình huy động và
cho vay vốn, chưa có điều tra thực địa để đánh giá chính xác thực trạng tiếp cận và s
dụng vốn tín dụng của người nghèo.
Mikkel Barslund và Finn Tarp (2008) [7], đã khảo sát 932 hộ gia đình tại 4
tỉnh là Long An, Quảng Nam, Phú Thọ và Hà Tây (cũ) để xem xét và đánh giá về
thị trường tín dụng nông thôn tại Việt Nam. Nghiên cứu s dụng mô hình hồi quy
Probit, Logic, Heckman để xác định các yếu tố quyết định đến nhu cầu vay và hạn
mức được vay, kết quả cho thấy nhu cầu tín dụng của hộ dân ảnh hưởng bởi các yếu
tố tuổi chủ hộ, số lao động, quyền s dụng đất, quy mô đất đai, giáo dục của chủ hộ,
kết nối, khoảng cách từ nhà đến trung tâm xã, còn hạn mức được vay ảnh hưởng bởi
các yếu tố tuổi chủ hộ, giới tính, số lao động, quyền s dụng đất, giá trị vật nuôi.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ tập trung vào hộ nông dân nói chung, không tập
trung vào hộ nghèo.
Vương Quốc Duy và cộng sự (2012) [97], nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng

đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn mà
hộ có thể vay được từ các TCTD. Dữ liệu s dụng trong nghiên cứu được điều tra từ
325 hộ gia đình nông thôn ở Đồng b ng Sông C u Long. B ng việc s dụng các mô


14
hình Double hurdle, Heckman, kết quả chỉ ra r ng tuổi chủ hộ, dân tộc, trình độ học
vấn, quy mô hộ, tổng diện tích đất ảnh hưởng đến cả khả năng tiếp cận và số lượng
vốn được vay. Tuy nhiên, nghiên cứu chủ yếu tập trung vào đối tượng là hộ nông dân
và các ngân hàng thương mại, không nghiên cứu đối tượng là hộ nghèo và các TCTD
cho vay hộ nghèo.
Trần Thị Thanh Tú và cộng sự (2015) [124], nghiên cứu những yếu tố quyết
định đến tiếp cận tín dụng của hộ nghèo khu vực vùng Tây Bắc, dữ liệu s dụng
trong nghiên cứu là dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS,
2010; VHLSS 2012) kết hợp với mô hình hồi quy Probit, Tobit. Kết quả cho thấy
diện tích đất sản xuất, tài sản thế chấp, trình độ giáo dục, tuổi chủ hộ, tỷ tệ thu nhập
phi nông nghiệp, lãi suất là những yếu tố quyết định đến tiếp cận tín dụng của hộ
nghèo vùng Tây Bắc. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đề cập đến khả năng đáp ứng nhu
cầu vốn vay về quy mô, về chất lượng về các loại hình tín dụng cho hộ nghèo từ góc
độ các TCTD, chưa đánh giá được các hộ nghèo tiếp cận vốn tín dụng như thế nào.
Phan Đình Khôi và cộng sự (2013) [107], nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và phi chính thức của hộ dân ở đồng b ng
sông C u Long. Kết quả phân tích mô hình hồi quy Heckman cho thấy quyền s
dụng đất, lãi suất, và thời hạn cho vay là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
khoản vay phi chính thức. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng vi
mô bao gồm gia đình có thành viên làm việc trong cơ quan nhà nước, thành viên tổ
vay vốn, sổ hộ nghèo, trình độ học vấn, lao động có tay nghề và đường giao thông
liên xã. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và phi chính thức của hộ dân,
không nghiên cứu đối tượng là hộ nghèo, các TCTD cho vay hộ nghèo và tác động

của tín dụng chính thức lên mức sống hộ nghèo.
Phạm Bảo Dương, Phạm Tiến Thành (2015) [96], nghiên cứu s dụng mô
hình Probit để đánh giá khả năng tiếp cận vốn tín dụng của hộ gia đình nông thôn
Việt Nam thông qua bộ số liệu khảo sát mức sống hộ gia đình (VHLSS, 2006;
VHLSS, 2008). Kết quả cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín
dụng của hộ gia đình nông thôn là tuổi chủ hộ, trình độ học vấn, dân tộc, địa vị chủ


×