Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế của Hoa Kỳ và giải pháp cho Việt Nam trong việc ứng phó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ CỦA HOA KỲ VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆT
NAM TRONG VIỆC ỨNG PHÓ

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế

LÊ HỒNG HẠNH

Hà Nội – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế của
Hoa Kỳ và giải pháp cho Việt Nam trong việc ứng phó

Ngành: Kinh tế học
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 8310106

Họ và tên: Lê Hồng Hạnh
Người hướng dẫn: TS Vũ Thành Toàn


Hà Nội - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế
của Hoa Kỳ và giải pháp cho Việt Nam trong việc ứng phó” là đề tài nghiên cứu
độc lập của riêng tôi, được đưa ra dựa trên cơ sở tìm hiểu, phân tích và đánh giá các
số liệu tại Việt Nam. Các số liệu là trung thực và chưa được công bố tại các công
trình nghiên cứu có nội dung tương đồng nào khác.
Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2019
Tác giả

Lê Hồng Hạnh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc lòng biết ơn chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Ngoại
thương và Khoa Sau đại học của trường cùng tập thể các thầy cô giáo, những người
đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn TS.
Vũ Thành Toàn, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
và hoàn thiện đề tài.
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hoàn thiện
không thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý

kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Hồng Hạnh

ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................... vi
DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT .....................................................................vii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ .............................................................................. ix
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1
2. Tổng quan các nghiên cứu về đề tài ................................................................1
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................3
3.1. Mục tiêu chung ...........................................................................................3
3.2. Mục tiêu cụ thể ...........................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................3
4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................3
4.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................3
6. Kết cấu luận văn ...............................................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THƯƠNG

MẠI QUỐC TẾ ......................................................................................................... 5
1.1. Khái niệm và đặc điểm về các biện pháp kỹ thuật trong thương mại ......5
1.1.1. Khái niệm về các biện pháp kỹ thuật trong thương mại........................5
1.1.2. Đặc điểm về các biện pháp kỹ thuật thương mại ...................................9
1.2. Các loại hình biện pháp kỹ thuật trong thương mại ................................10
1.2.1. Biện pháp kỹ thuật liên quan đến sản phẩm ........................................11
1.2.2. Biện pháp kỹ thuật liên quan đến cạnh tranh bình đẳng và chống
gian lận thương mại ........................................................................................12
1.2.3 Biện pháp kỹ thuật liên quan đến trách nhiệm xã hội và môi trường .12
1.3. Mục đích, tác dụng của việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật trong
thương mại quốc tế ............................................................................................13
1.3.1. Bảo hộ các ngành hàng sản xuất trong nước ......................................13
1.3.2. Tăng năng lực xuất khẩu ......................................................................14
1.3.3. Bảo vệ người tiêu dùng trong nước ......................................................15
1.3.4. Bảo vệ môi trường .................................................................................15
iii


1.3.5. Trách nhiệm với xã hội .........................................................................16
Kết luận chương 1 ................................................................................................... 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA HOA KỲ VỚI HÀNG HÓA XUẤT
KHẨU CỦA VIỆT NAM........................................................................................ 19
2.1. Các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế của Hoa Kỳ ............19
2.1.1. Tiêu chuẩn kỹ thuật...............................................................................19
2.1.2. Tiêu chuẩn môi trường .........................................................................21
2.1.3. Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.............................................................22
2.1.4. Các tiêu chuẩn khác ..............................................................................24
2.2. Tổng quan về thương mại quốc tế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.................25
2.2.1. Khái quát về kinh tế thương mại của Hoa Kỳ ......................................25

2.2.2. Quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ ............................................30
2.3. Thực trạng áp dụng các biện pháp kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với hàng
hoá xuất khẩu của Việt Nam..............................................................................32
2.3.1. Xu hướng áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế
trên thế giới ......................................................................................................32
2.3.2. Đối với mặt hàng dệt may......................................................................35
2.3.3. Đối với mặt hàng da giầy ......................................................................41
2.3.4. Đối với mặt hàng thủy sản ....................................................................43
2.3.5. Đối với mặt hàng nông sản ..................................................................48
2.4. Đánh giá về thực trạng áp dụng các biện pháp kỹ thuật của Hoa Kỳ đối
với hàng xuất khẩu của Việt Nam .....................................................................50
Kết luận chương 2 ................................................................................................... 52
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC ỨNG PHÓ CÁC
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THƯƠNG MẠI CỦA HOA KỲ ............................... 53
3.1. Các quan điểm và định hướng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ ..53
3.1.1. Quan điểm xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ ..............................53
3.1.2. Định hướng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ ............................56
3.2. Kinh nghiệm đối phó với các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc
tế của một số nước ..............................................................................................57
3.2.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc đối phó với biện pháp kỹ
thuật .................................................................................................................57
3.2.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc đối phó với các biện pháp kỹ
thuật .................................................................................................................58
3.2.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam ................................................62
iv


3.3. Các biện pháp ứng phó ................................................................................64
3.3.1. Các biện pháp từ phía nhà nước ..........................................................65
3.3.2. Các biện pháp từ phía các hiệp hội ......................................................70

3.3.3. Các biện pháp từ phía doanh nghiệp....................................................73
Kết luận chương 3 ................................................................................................... 77
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 78
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 80

v


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Cạnh tranh trong thương mại trở thành vấn đề toàn cầu thì pháp luật điều tiết
cạnh tranh cũng không còn là vấn đề nội bộ của các quốc gia. Vì thế, các chế định
về hàng rào kỹ thuật có thể nói rằng đã trở thành nội dung quan trọng trong khuôn
khổ pháp luật về thương mại quốc tế của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Hàng rào kỹ thuật trong thương mại hiện tồn tại đối với mọi ngành sản xuất, nhưng
có thể cho rằng chúng có tác động rất quan trọng đến quá trình trao đổi những sản
phẩm mà Việt Nam xuất khẩu, chế biến tại các thị trường quốc tế. Gần đây, một số
lượng đáng kể các doanh nghiệp Việt Nam có hàng xuất khẩu bị ách lại tại các cảng
của Hoa kỳ, do chúng không đạt các yêu cầu về an toàn vệ sinh, an toàn thực phẩm
cùng các quy định kỹ thuật chặt chẽ của Hoa Kỳ, gây tổn thất cho nhà xuất khẩu.
Trong đó, chế định về hàng rào kỹ thuật của các quốc gia nhập khẩu luôn có vị trí
quan trọng và được các nước áp dụng khá phổ biến để bảo vệ các ngành sản xuất
trong nước trước áp lực cạnh tranh từ hàng hóa nhập khẩu vào thị trường nước
ngoài. Tại Việt Nam, cùng với quá trình hội nhập và phát triển trong khu vực và
trên thế giới thì việc xuất khẩu hàng hóa ra các nước trong khu vực và trên thế giới
phải đảm bảo thực hiện nghiêm túc và đáp ứng với yêu cầu khắt khe của tiêu chuẩn,
kỹ thuật của một số quốc gia. Từ việc xây dựng và hoàn thiện tiêu chuẩn, quy chuẩn
về kỹ thuật về hàng rào kỹ thuật nhằm đáp ứng với quá trình hội nhập trong khu vực
và trên thế giới. Đồng thời, Việt Nam cần tiến hành nghiên cứu cụ thể về vấn đề
hàng rào kỹ thuật của các quốc gia là bạn hàng lớn của Việt Nam nhằm đáp ứng với
quá trình xuất khẩu hàng hóa nói chung

Xuất phát từ vấn đề đó, tác giả đã chọn đề tài “Các biện pháp kỹ thuật trong
thương mại quốc tế của Hoa Kỳ và giải pháp cho Việt Nam trong việc ứng phó” làm đề
tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình. Luận văn có nội dung chính như sau:
Chương 1:Tổng quan về các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế
của Hoa Kỳ.
Chương 2: Thực trạng sử dụng các biện pháp kỹ thuật trong thương mại
quốc tế của Hoa Kỳ với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp cho Việt Nam trong việc ứng phó các biện pháp kỹ
thuật thương mại của Hoa Kỳ.
vi


DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT
Chữ viết
tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

AFNOR

Asociation Francaise de
Normalisation

Tổ chức tiêu chuẩn hoá Pháp

ANSI

American National Standards

Institute

Viện tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ

BATF

Bureau of Alcohol, Tabacco and
Firearms

Cục rượu, thuốc lá và vũ khí
Bộ Giao thông vận tải

BGTVT
BSI

British Standards Institution

Cơ quan tiêu chuẩn Anh

CE

Common Era

Tiêu chuẩn cho các sản phẩm khi lưu
thông tại thị trường EU

CPCS

Construction Plant Competence Uỷ ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng
Scheme

Hoa Kỳ

CPSA

Consumer Product Safety Act

Luật An toàn Sản phẩm Tiêu dùng

CSR

Corporate Social Responsibility

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

EPA

Environmental Protection
Agency

Cục Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ

EU

European Union

Liên minh Châu Âu

FDA

Food and Drug Administration


Cục quản lý Thực phẩm và Dược
phẩm

FDCA

Food, Drug and Cosmetic Act

Luật Liên bang về thực phẩm, dược
phẩm, mỹ phẩm

vii


FHSA

Federal Hazardous Substances
Act

Luật liên bang về các chất gây nguy
hiểm

FFA

Flammable Fabrics Act

Luật vải dễ cháy

FSMA


Food Safety Modernization Act

Luật Hiện đại hoá An toàn Thực
phẩm

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

GEN

Global Eco-labelling Network

Mạng lưới nhãn sinh thái toàn cầu

HACCP

Hazard Analysis and Critical
Control Points

Hệ thống phân tích mối nguy và điểm
kiểm soát tới hạn

HRSA

Household Re/regenerator Safety
Act


Luật về an toàn tủ lạnh gia đình

IEC

International Electrotechnical
Commission

Uỷ ban kỹ thuật Điện Quốc tế

ISO

International Organisation for
Standardization

Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hoá

ITU

International Telecommunication
Union

Liên minh Viễn thông Quốc tế

NAFTA

North American Free Trade
Agreement

Hiệp định Thương mại Tự do Bắc
Mỹ


NTB

Non-Tariff Barriers

Biện pháp phi thuế quan

SA 8000

Social Accountability 8000

Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội

TB

Tariff Barriers

Biện pháp thuế quan

TBT

Technical Barrier to Trade

Các biện pháp kỹ thuật thương mại

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới


viii


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng, biểu đồ
Bảng 2.1

Sơ đồ 2.1

Bảng 2.2

Bảng 2.3

Sơ đồ 2.2
Sơ đồ 2.3
Sơ đồ 3.1

Nội dung bảng, biểu đồ
Giá trị GDP của Hoa Kỳ và một số nước giai đoạn
2015 – 2018
Tốc độ tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ và thế giới giai
đoạn 2015 – 2018
GDP bình quân đầu người (PPP) của một số quốc gia
giai đoạn 2015 – 2018
Giá trị xuất khẩu – nhập khẩu và cán cân thương mại
của Hoa Kỳ giai đoạn 2015 – 2018
Kinh ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa
Kỳ giai đoạn 2015 – 2018
Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ năm 2018

Hệ thống của Hàn Quốc đối phó với biện pháp kỹ
thuật trong thương mại

ix

Trang
27

28

29

29

31
32
60


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cạnh tranh trong thương mại trở thành vấn đề toàn cầu thì pháp luật điều tiết
cạnh tranh cũng không còn là vấn đề nội bộ của các quốc gia. Vì thế, các chế định
về biện pháp kỹ thuật có thể nói rằng đã trở thành nội dung quan trọng trong khuôn
khổ pháp luật về thương mại quốc tế của Tổ chức thương mại thế giới (WTO)1. Gần
đây, một số lượng đáng kể các doanh nghiệp Việt Nam có hàng xuất khẩu bị ách
lại tại các cảng của Hoa kỳ, do chúng không đạt các yêu cầu về an toàn vệ sinh,
an toàn thực phẩm cùng các quy định kỹ thuật chặt chẽ của Hoa Kỳ, gây tổn thất
cho nhà xuất khẩu. Chế định về biện pháp kỹ thuật của các quốc gia nhập khẩu
luôn có vị trí quan trọng và được các nước áp dụng khá phổ biến để bảo vệ các

ngành sản xuất trong nước trước áp lực cạnh tranh từ hàng hóa nhập khẩu vào thị
trường nước ngoài.
Xuất phát từ vấn đề đó, tác giả đã chọn đề tài “Các biện pháp kỹ thuật trong
thương mại quốc tế của Hoa Kỳ và giải pháp cho Việt Nam trong việc ứng phó”
làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tổng quan các nghiên cứu về đề tài
Trong quá trình nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế
được đề cấp trên nhiều phương diện. Điều này được ghi nhận thông qua một số
nghiên cứu sau:
- Báo cáo thường niên của văn phòng đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR)
và Uỷ ban thương mại quốc tế (ITC) gửi Quốc Hội Hoa Kỳ để nắm bắt tình hình
thực thi luật và các chính sách thương mại, trong đó USTR đưa ra báo cáo đánh giá
thương mại quốc tế về các biện pháp kỹ thuật.

Tổ chức Thương mại Thế giới- tên viết tắt : World Trade Organization- Tại vòng đám phán thứ tám, Vòng
đàm phán Uruguay, kết thúc vào năm 1994 với sự thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thay thế
cho GATT. Các nguyên tắc và các hiệp định của GATT được WTO kế thừa, quản lý, và mở rộng. Không
giống như GATT chỉ có tính chất của một hiệp ước, WTO là một tổ chức, có cơ cấu tổ chức hoạt động cụ
thể. WTO chính thức được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1995
1

1


- Đào Thị Thu Hương (2003), Rào cản kỹ thuật trong thương mại của một số
nước công nghiệp phát triển và các biện pháp giúp Việt nam vượt rào cản, khóa
luận tốt nghiệp trường Đại học Ngoại thương.
- Nguyễn Hữu Khải (2005), Hàng rào phi thuế quan trong thương mại quốc
tế, nhà xuất bản Lao động – xã hội.
- Đinh Văn Thành (2005), Nghiên cứu rào cản trong thương mại quốc tế,

NXB Lao động xã hội.
- Nguyễn Hữu Khải, Đào Ngọc Tiến, Đỗ Ngọc Kiên với Rào cản kỹ thuật
trong thương mại quốc tế: Lý thuyết và thực tiễn (NXB Bách khoa Hà Nội).
- Ngô Minh Tâm (2010), Hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế - thách
thức đối với hàng hóa Việt Nam và giải pháp khắc phục, khóa luận tốt nghiệp
trường Đại học Ngoại thương.
- Trần Văn Nam (2017), Tác động của các quy định về rào cản kỹ tthuật
trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt nam và EU đối với Việt Nam.
- Lê Quốc Bảo (2018), Bàn về hàng rào kỹ thuật trong thương mại và một số
công việc để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của hàng rào kỹ thuật.
Có thể thấy, các nghiên cứu kể trên đã nêu lên một cách có hệ thống, chi
tiết hàng rào kỹ thuật nhưng lại chưa tập trung vào mặt hàng xuất khẩu của Việt
Nam nói chung và đối với thị trường Hoa Kỳ nói riêng. vì vậy, những đề tài này
chỉ mang tính chất nghiên cứu, tham khảo để có cái nhìn rõ nét hơn về các biện
pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế nói chung và cách áp dụng của từng
quốc gia nói riêng.
Do đó, trong đề tài nghiên cứu của mình, người viết sẽ đi sâu vào việc
nghiên cứu cụ thể về các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế của Hoa Kỳ
và giải pháp cho Việt Nam trong việc ứng phó.

2


3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục tiêu chung
Mục đích chính của luận văn là nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề
lý luận để làm rõ bản chất pháp lý và kinh tế của các biện pháp kỹ thuật trong
thương mại quốc tế của Hoa Kỳ và giải pháp cho Việt Nam trong việc ứng phó
trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa.
3.2. Mục tiêu cụ thể

Theo đó, đề tài có các mục tiêu cụ thể sau:
- Nghiên cứu thực trạng áp dụng các biện pháp kỹ thuật thương mại của Hoa Kỳ.
- Nghiên cứu tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong những
năm qua.
- Nghiên cứu thực trạng áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong thương mại
của Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu cụ thể biện pháp kỹ thuật trong thương mại được
Hoa Kỳ áp dụng từ đó đề xuất các giải pháp cho Việt Nam trong việc đối phó.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế của Hoa
Kỳ và giải pháp ứng phó cho Việt Nam
Về thời gian: Thực tiễn áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong thương mại
quốc tế của Hoa Kỳ biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế của Hoa Kỳ trong
giai đoạn từ 2015-2018
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những vấn đề đặt ra, luận văn sử dụng phương pháp duy vật
biện chứng, thống kê và xử lý thông tin, so sánh, phân tích và tổng hợp, chứng minh

3


kết hợp lý luận với những hiện tượng thực tế để luận giải, khái quát và phân tích
thực tiễn theo mục tiêu của đề tài.
- Phương pháp tổng hợp: là phương pháp trọng tâm được tác giả sử dụng
nhằm tổng hợp các vấn đề về biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế để đưa ra
bức tranh khái quát và tổng quan về đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích, thống kê: tác giả sử dụng các số liệu thống kê thích
hợp để phục vụ cho quá trình phân tích thực tiễn áp dụng các biện pháp kỹ thuật đối

với các mặt hàng xuất khẩu từ thị trường nước ngoài vào Hoa Kỳ từ đó đưa ra các
biện pháp nhằm ứng phó với các biện pháp đó của Việt Nam.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: tác giả sử dụng phương pháp so sánh, đối
chiếu để so sánh kinh nghiệm trong việc ứng phó các biện pháp kỹ thuật trong
thương mại của một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra một số biện pháp cho
chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng
biểu đồ, sơ đồ, tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế
của Hoa Kỳ.
Chương 2: Thực trạng sử dụng các biện pháp kỹ thuật trong thương mại
quốc tế của Hoa Kỳ với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp cho Việt Nam trong việc ứng phó các biện pháp kỹ
thuật thương mại của Hoa Kỳ.

4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THƯƠNG
MẠI QUỐC TẾ
1.1. Khái niệm và đặc điểm về các biện pháp kỹ thuật trong thương mại
1.1.1. Khái niệm về các biện pháp kỹ thuật trong thương mại
Các biện pháp trong thương mại quốc tế được hiểu là các công cụ, chính
sách, hành động được quy định trong hệ thống pháp luật quốc tế, cũng như pháp
luật từng quốc gia nhằm mục đích tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu. Các biện
pháp trong thương mại quốc tế rất đa dạng và phức tạp.
Các biện pháp áp dụng trong chính sách thương mại quốc tế hiện nay thường
được chia thành hai loại: rào cản thuế quan (Tariff Barriers – TB) và rào cản phi
thuế quan (Non-tariff barriers – NTBS). Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà hiện

nayhauf hết các quốc gia trên thế giới đều hạn chế sử dụng các biện pháp thuế quan
và thay vào đó là sử dụng các biện pháp phi thuế quan. Một trong các biện pháp
quản lý nhập khẩu phi thuế quan là các biện pháp kỹ thuật (Technical Barrier to
Trade – Các biện pháp kỹ thuật trong thương mại )
Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế (2005, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội)
có đưa ra định nghĩa: “Hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế là quy định của
nước nhập khẩu về các yêu cầu, tiêu chuẩn đối với hàng nhập khẩu để được thông
quan vào thị trường nội địa.
Hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế là một hình thức bảo hộ mậu
dịch, qua việc nước nhập khẩu đưa ra các yêu cầu về tiêu chuẩn đối với hàng hóa
nhập khẩu hết sức khắt khe: Tiêu chuẩn về quy cách, mẫu mã, về chất lượng, về vệ
sinh, về an toàn, về mức độ gây ô nhiễm môi trường… Nếu hàng hóa không đạt
được một trong những tiêu chuẩn kể trên thì không được nhập khẩu vào lãnh thổ
một nước nào đó”.
Thực tế, biện pháp kỹ thuật có thể được sử dụng nhằm mục đích bảo hộ cho
sản xuất trong nước, gây khó khăn cho việc thâm nhập thị trường của một hoặc
nhiều nước, nói cách khác, biện pháp kỹ thuật là khó khăn tiềm ẩn đối với thương
mại quốc nói chung và người sản xuất, xuất khẩu nói riêng. Tuy nhiên, các tiêu
5


chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cũng vô cùng cần thiết đối với thương mại khi được sử
dụng như một công cụ nhằm bảo vệ môi trường, an ninh quốc gia, an toàn vệ sinh
thực phẩm, góp phần mang đầy đủ thông tin tới cho người tiêu dùng và đảm bảo
quyền lợi tốt hơn cho họ.
Theo WTO, biện pháp kỹ thuật trong thương mại bao gồm các quy chuẩn kỹ
thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp trong đó:
- Quy chuẩn kỹ thuật (Technical Regulations) : Là văn bản đưa ra các đặc
tính của sản phẩm hoặc các quá trình có liên quan đến sản phẩm và phương pháp
sản xuất, bao gồm cả các điều khoản hành chính thích hợp, mà việc tuân thủ chúng

là bắt buộc. Văn bản này cũng có thể bao gồm hoặc gắn liền với thuật ngữ, biểu
tượng, cách thức bao gói, dán nhãn hoặc ghi nhãn áp dụng cho một sản phẩm, quy
trình hoặc phương pháp sản xuất nhất định2.
- Tiêu chuẩn kỹ thuật (Technical Standards) : là văn bản do một cơ quan
được thừa nhận ban hành để sử dụng rộng rãi và lâu dài, trong đó quy định các quy
tắc, hướng dẫn hoặc các đặc tính đối với sản phẩm hoặc các quy trình và phương
pháp sản xuất có liên quan, mà việc tuân thủ chúng là không bắt buộc. Văn bản này
cũng có thể bao gồm hoặc gắn liền với thuật ngữ, biểu tượng, cách thức bao gói,
dán nhãn hoặc ghi nhãn áp dụng cho một sản phẩm, quy trình hoặc phương pháp
sản xuất nhất định. Hiện nay, các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế thông dụng thường do
các tổ chức sau ban hành: Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO), ủy ban kỹ
thuật điện tử quốc tế (IEC), liên đoàn viễn thông quốc tế (ITU), ủy ban dinh dưỡng
(CODEX),…
- Quy trình đánh giá sự phù hợp (Conformity Assessment Procedure): quy
trình thẩm định đối với một hàng hóa với các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật. Theo
Hiệp định Các biện pháp kỹ thuật trong thương mại, đây là “bất kỳ một thủ tục nào
được áp dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để xác định rằng các yêu cầu liên quan trong
các tiêu chuẩn hay quy chuẩn kỹ thuật có được thực hiện hay không”. Các thủ tục
đánh giá tính phù hợp cần được tiến hành và hoàn thành nhanh chóng và dành ưu
2

Hiệp định TBT

6


đãi cho các sản phẩm có xuất xứ từ lãnh thổ nước thành viên khác tương tự như ưu
đãi dành cho các sản phẩm tương tự được sản xuất trong nước. Cụ thể, quy trình
đánh giá sự phù hợp được thực hiện bởi một cơ quan thứ ba với các công việc sau:
* Kiểm nghiệm sản phẩm

Theo Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO, kiểm nghiệm sản phẩm là “một
thao tác kỹ thuật bao gồm việc xác định một hay nhiều đặc điểm của sản phẩm, một
công đoạn hay dịch vụ nhất định theo một quy trình quy định”.
Mục tiêu của hoạt động này nhằm kiểm soát chất lượng sản phẩm, đánh giá
sản phẩm có đạt được những tiêu chí nhất định không. Cụ thể, các chuyên gia trong
các phòng thí nghiệm hoặc tổ chức chuyên môn sẽ tiến hành kiểm tra nguyên vật
liệu để đánh giá nguyên liệu đó có đạt chất lượng không. Ngoài ra còn tiến hành
kiểm nghiệm thành phẩm và bán thành phẩm để xét mức độ tối ưu của phương pháp
sản xuất cũng như chỉ số an toàn vệ sinh. Bên cạnh đó, việc kiểm nghiệm cũng giúp
các nhà sản xuất chứng minh được đặc điểm khác biệt, vượt trội của sản phẩm so
với các sản phẩm cùng loại hoặc tương tự khác.
* Chứng nhận sau giám định
Cũng theo ISO, đây là “một thủ tục do bên thứ ba đưa ra bằng văn bản nhằm
đảm bảo là một sản phẩm, quá trình hay dịch vụ phù hợp với quy trình quy định”.
Dựa vào một hay nhiều tiêu chuẩn nhất định, các chuyên gia sẽ thực hiện đo lường,
đánh giá sản phẩm. Chứng nhận này có thể giúp cho nhà xuất khẩu gia tăng mức độ
tin cậy của sản phẩm, tăng mức độ tiêu thụ hơn trên thị trường. Chứng nhận có thể
được sử dụng trên bao bì, sản phẩm.
* Đánh giá hệ thống quản lý chất lượng: Các chuyên gia sẽ đánh giá hệ
thống quản lý chất lượng của nhà sản xuất nhằm đảm bảo với người tiêu dùng ở thị
trường nhập khẩu: nhà sản xuất có sử dụng hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả,
ổn định.
* Thủ tục công nhận: Các quy trình nêu trên được thực hiện bởi các phòng
thí nghiệm, cơ quan chứng nhận, cơ quan đăng ký đảm bảo chất lượng độc lập. Do
đó, sẽ có thủ tục công nhận nhằm đánh giá và thừa nhận năng lực, kết quả của các
7


cơ quan đánh giá sự phù hợp nêu trên.
- Các đặc tính sản phẩm, bao gồm cả các đặc tính về chất lượng;

- Các quy trình và phương pháp sản xuất (PPMs) có ảnh hưởng đến đặc tính
của sản phẩm;
- Các thuật ngữ, ký hiệu;
- Các yêu cầu về đóng gói, ghi nhãn mác áp dụng cho sản phẩm.3
Tóm lại, Bên cạnh hàng rào thương mại thông thường còn có một thuật ngữ
khác là Hàng rào kỹ thuật trong thương mại.
Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (technical trade barriers) là các biện
pháp áp dụng đối với hàng hóa khi lưu thông trong nước và qua biên giới (nhập
khẩu hoặc xuất khẩu), như: quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn; yêu cầu về an toàn, chất
lượng; yêu cầu về ghi nhãn, thông tin tiêu dùng; các thủ tục đăng ký nhập khẩu; các
thủ tục kiểm tra, chứng nhận phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn;…
Bản chất của hàng rào kỹ thuật là các biện pháp áp dụng đối với hàng hóa
khi lưu thông trong nước và qua biên giới (nhập khẩu hoặc xuất khẩu) như quy
chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn; yêu cầu về an toàn, chất lượng; yêu cầu về ghi nhãn,
thông tin tiêu dùng; các thủ tục đăng ký nhập khẩu; các thủ tục kiểm tra, chứng
nhận phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn; các thủ tục kiểm dịch, vệ sinh, khử trùng,
bảo quản, vận chuyển; yêu cầu về hệ thống chất lượng, hệ thống môi trường; yêu
cầu về nhà xưởng, công nghệ thiết bị sản xuất, chế biến sản phẩm; yêu cầu về truy
nguyên nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý, tính hợp pháp của khu vực khai thác; yêu cầu về
trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường, tiết kiệm/bảo tồn năng lượng... Để hạn chế
tác động tiêu cực của hàng rào kỹ thuật đối với thương mại quốc tế, WTO thực thi
Hiệp định Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Hiệp định Các biện pháp kỹ thuật
trong thương mại ) và Hiệp định áp dụng các biện pháp vệ sinh động vật và thực
vật (Hiệp định SPS, một dạng hiệp định Các biện pháp kỹ thuật trong thương mại
trong lĩnh vực nông sản, thực phẩm). Ngoài ra ở phạm vi khu vực, nhiều FTA cũng

3

VCCI, Rào cản kỹ thuật đối với thương mại - TBT


8


điều chỉnh các điều khoản liên quan đến Các biện pháp kỹ thuật trong thương mại
và SPS nhằm thuận lợi hóa thương mại như đã đề cập.
1.1.2. Đặc điểm về các biện pháp kỹ thuật thương mại
Tiêu chuẩn và quy chuẩn trong biện pháp kỹ thuật mang lại hiệu quả cao hơn
thuế và hạn ngạch. Việc sử dụng thuế hay hạn ngạch là biện pháp nhằm hạn chế số
lượng hàng hóa nhập khẩu vào thị trường một quốc gia qua hình thức cấp giấy phép
hoặc đánh thuế trên mỗi đơn vị hàng hóa, giúp Chính phủ kiểm soát được chặt chẽ
lượng hàng xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, lợi ích thu được từ việc quy định những tiêu
chuẩn và quy chuẩn trong biện pháp kỹ thuật cao hơn. Một mặt đây là công cụ hữu
hiệu nhằm giúp các quốc gia hạn chế được lượng hàng hóa nhập khẩu. Mặt khác,
công cụ này xuất phát từ đòi hỏi thực tế từ đời sống xã hội, nhu cầu ngày càng cao
của người tiêu dùng. Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như quy trình đánh giá sự
phù hợp sẽ quy định chi tiết các yêu cầu của nước nhập khẩu về chất lượng sản
phẩm,vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động,v.v… Như vậy, biện pháp kỹ thuật
không chỉ mang những ý nghĩa kinh tế nhằm bảo hộ thị trường, cản trở một phần
lượng hàng hóa nhập khẩu mà còn có nhiều lợi ích cho người tiêu dùng nước nhập
khẩu cũng như nhà sản xuất.
Biện pháp kỹ thuật là một biện pháp có tính hai mặt. Như đã nêu, biện pháp
kỹ thuật giúp cho các sản phẩm nhập khẩu sẽ có chất lượng tốt hơn, đạt chuẩn các
quy định về mẫu mã, bao bì sản phẩm, các yêu cầu về vệ sinh dịch tễ, ô nhiễm môi
trường. Các doanh nghiệp xuất khẩu muốn hàng hóa được thông quan và chấp nhận
ở một thị trường mới sẽ phải đầu tư dây chuyền máy móc hiện đại, hoàn thiện sản
phẩm. Do đó, biện pháp kỹ thuật là một công cụ nhằm loại bỏ những mặt hàng kém
chất lượng, không đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng và vệ sinh thực
phẩm. Tuy nhiên, đây cũng là một hình thức cản trở thương mại. Các nhà xuất khẩu
sẽ gặp khó khăn khi tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù
hợp ở các thị trường trên thế giới khác nhau. Nếu không có khả năng thích ứng

và vận động linh hoạt, doanh nghiệp có thể còn phải chịu những thiệt hại kinh tế
không nhỏ.

9


Tính hai mặt của biện pháp kỹ thuật còn được thể hiện rõ ở hai nhóm nước.
Đối với các nước phát triển, biện pháp kỹ thuật là một công cụ hữu hiệu nhằm phục
vụ chủ nghĩa bảo hộ. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, đây được coi là
một thách thức lớn. Hàng hóa không phù hợp với những quy định của nước nhập
khẩu có thể bị trả về, những lô hàng tương tự có cùng nguồn gốc xuất xứ sẽ gặp
thêm khó khăn trong quá trình làm thủ tục hải quan. Nếu muốn hàng hóa nhập khẩu
vào thị trường mới, nhà xuất khẩu phải tìm hiểu rõ các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ
thuật. Việc tuân thủ những quy định đó sẽ yêu cầu một số vốn đầu tư lớn cho công
nghệ, dây chuyền máy móc hiện đại, ứng dụng khoa học tiên tiến nên sẽ làm gia
tăng chi phí đầu tư, kéo theo việc tăng giá hàng hóa và hệ quả sẽ làm các doanh
nghiệp xuất khẩu mất đi cơ hội kinh doanh, thâm nhập thị trường.
1.2. Các loại hình biện pháp kỹ thuật trong thương mại
Căn cứ vào từng chỉ tiêu, mục đích cụ thể, hiện nay có rất nhiều cách phân
loại biện pháp kỹ thuật được áp dụng trong thương mại ví dụ như phân loại theo các
tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, an toàn vệ sinh, yêu cầu về bao bì đóng gói, các tiêu
chuẩn sản xuất, … Trong quá trình sản xuất đến khi sản phẩm được đưa ra thị
trường, các doanh nghiệp xuất khẩu cần quan tâm đến các vấn đề sau:
- Các vấn đề liên quan đến sản phẩm
- Các vấn đề liên quan đến cạnh tranh trên thị trường
- Các vấn đề liên quan đến trách nhiệm xã hội và môi trường
Và tương ứng với các vấn đề trên cũng là ba loại hình biện pháp kỹ thuật
trong thương mại như sau:
- Biện pháp kỹ thuật liên quan đến sản phẩm
- Biện pháp kỹ thuật liên quan đến cạnh tranh bình đằng và chống gian lận

thương mại
- Biện pháp kỹ thuật liên quan đến trách nhiệm xã hội và môi trường

10


1.2.1. Biện pháp kỹ thuật liên quan đến sản phẩm
Cùng với sự phát triển của xã hội, mức thu nhập và mức sống của mọi người
ngày càng được cải thiện, điều đó cũng yêu cầu chất lượng của sản phẩm cũng phải
được tăng lên để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Các quy định của các
quốc gia về sản phẩm tập trung chủ yếu vào các vấn đề chính như sau: chất lượng
sản phẩm, quy cách sản phẩm cùng với đảm bảo an toàn tiêu dùng, vệ sinh thực
phẩm cho người tiêu dùng. Các quốc gia trên thế giới đưa ra các biện pháp kỹ thuật
là một cách để bảo vệ người tiêu dùng trong nước của mình, người tiêu dùng cũng
dựa vào những thông tin đó để lựa chọn ra những sản phẩm phù hợp, bảo vệ bản thân
và quyền lợi của mình. Những sản phẩm được ưa chuộng là những sản phẩm được cấp
giấy chứng nhận do cơ quan, tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế uy tín cấp phát như Tổ
chức về tiêu chuẩn ISO (International Organization for Standardization), Uỷ ban kỹ
thuật điện quốc tế IEC (International Electrotechnical Commission), Liên minh viễn
thông quốc tế ITU (International Telecommunication Union) hay các cơ quan tiêu
chuẩn hoá quốc gia tại mỗi quốc gia như Viện tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ ANSI
(American National Standards Institute), Tổ chức tiêu chuẩn hóa Pháp AFNOR
(Association Fraincaise de Normalisation), Cơ quan tiêu chuẩn Anh BSI (British
Standards Institution), …
Đối với chất lượng sản phẩm, các tiêu chí quan trọng là các tiêu chí về hàm
lượng chất có trong sản phẩm, các chất cấu tạo nên sản phẩm. Đối với các sản phẩm
ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn cho người sử dụng thì phải đạt được những tiêu
chuẩn khắt khe về vệ sinh an toàn.
Đối với quy cách sản phẩm, các quốc gia cũng đưa ra các yêu cầu, quy định
chặt chẽ liên quan đến hình dáng thiết kế, kích thước, bao bì nhãn mác. Ngoài việc

phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung thì một số sản phẩm còn có các quy định đặc
biệt về bao bì, nhãn mác bằng việc ghi rõ thông tin, đặc tính về sản phẩm và nhà sản
xuất, ghi thêm các thông tin khuyến cáo và cảnh báo để giúp người tiêu dùng lựa chọn
trong quá trình sử dụng sản phẩm. Ví dụ như với một số quốc gia phải ghi “Hút thuốc
là có hại có sức khỏe” ở vị trí dễ nhìn thấy trên bao bì thuốc lá. Đây là một ví dụ về
quy định riêng, chính vì vậy khi các doanh nghiệp xuất khẩu vào một thị trường nào
11


đó cần phải tìm hiểu kỹ tiêu chuẩn, quy định của quốc gia đó để tránh việc bị từ
chối nhập khẩu khi thâm nhập và một thị trường mới.
Đối với thực phẩm thì có những quy định chặt chẽ và khắt khe hơn do đây là
sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Chính phủ mỗi quốc
gia đã ban hành rất nhiều những quy chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, thành lập
các cơ quan quản lý riêng và nguồn luật điều chỉnh riêng cho lĩnh vực này.
Mục đích của các biện pháp kỹ thuật này là để bảo vệ trực tiếp lợi ích của
người tiêu dùng, tuy nhiên đối với nhiều trường hợp, nó lại gây ra không ít khó
khăn và cản trở cho doanh nghiệp xuất khẩu.
1.2.2. Biện pháp kỹ thuật liên quan đến cạnh tranh bình đẳng và chống gian lận
thương mại
Bình đẳng và chống gian lận thương mại là một vấn đề không còn quá mới
mẻ trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn chưa giành được nhiều sự
quan tâm từ các doanh nghiệp, nên khi xuất khẩu đã gặp rất nhiều khó khăn. Do hạn
chế thông tin, nhiều doanh nghiệp và nhà sản xuất chỉ coi đăng ký sở hữu trí tuệ là
cách để tự bảo vệ mình khỏi các tranh chấp thương mại mà không hiểu rằng đây là
một loại tài sản vô hình nâng cao giá trị doanh nghiệp đồng thời cũng là một biện
pháp kỹ thuật để bảo hộ sản xuất nội địa.
1.2.3 Biện pháp kỹ thuật liên quan đến trách nhiệm xã hội và môi trường
Phát triển kinh tế là rất quan trọng nhưng phát triển bền vững mới là mục
tiêu dài của tất cả các quốc gia. Sau một thời gian dài phát triển ồ ạt, không quan

tâm đến vấn đề môi trường, các quốc gia đã chịu hậu quả nặng nề về môi trường,
gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người dân như ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm tiếng
ồn, khói bụi, … Những vấn đề này không chỉ riêng từng quốc gia, mà đây còn là
vấn đề chung toàn cầu khi mà hiện tượng trái đất nóng lên đã đến mức báo động.
Chính vì thế, sự ra đời của các biện pháp kỹ thuật liên quan đến môi trường là một
điều tất yếu. yêu cầu các sản phẩm nhập khẩu phải tuân thủ các quy định là cách các
quốc gia đang góp phần vào bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta. Tuỳ vào từng điều
kiện, mỗi quốc gia thường có những yêu cầu khác nhau về môi trường như:
12


- Các biện pháp chế biến và sản xuất phải theo các quy định về chuẩn về môi
trường
- Tuân thủ các yêu cầu đóng gói bao bì không gây ảnh hưởng đến môi trường
- Các yêu cầu về nhãn môi trường
Bên cạnh các trách nhiệm với môi trường, doanh nghiệp còn phải quan tâm
đến các trách nhiệm xã hội bao gồm các vấn đề về lao động, đặc biệt là người lao
động. Thế giới càng phát triển cùng với sự tự ý thức được quyền lợi bản thân, con
người càng lên án các hiện tượng bóc lột, đối xử không công bằng trong xã hội.
Trách nhiệm xã hội bao gồm ba nội dung chính sau:
- Các tiêu chuẩn về quyền của người lao động
- Các tiêu chuẩn liên quan đến an toàn sức khoẻ và rủi ro nghề nghiệp
- Các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý phải đảm bảo, nâng cao chất lượng đời
sống và bảo vệ người lao động
1.3. Mục đích, tác dụng của việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật trong thương
mại quốc tế
1.3.1. Bảo hộ các ngành hàng sản xuất trong nước
Trong bối cảnh xu thế hội nhập quốc tế về kinh tế đã tác động sâu sắc tới tất
cả các nước, từ phát triển tới đang phát triển, không phân biệt chế độ chính trị hay
tôn giáo. Từ đó, sự tồn tại và phát triển của các nước được đặt trong bối cảnh lệ

thuộc lẫn nhau nhiều hơn, thể hiện rõ nét qua những mối quan hệ song phương và
đa phương phức tạp. Đối với hoạt động hội nhập quốc tế về kinh tế là sự nghiệp
quan trọng của đất nước. Các quốc gia là thành viên chính thức của nhiều thiết chế
thương mại khu vực và thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc các quốc gia phải sẵn
sàng chấp nhận một “sân chơi” và “luật chơi” chung, bình đẳng với mọi nước khác.
Thực tiễn này đặt ra nhiều thách thức mới đòi hỏi phải được giải quyết một cách
hợp lý để hài hòa, tránh xung đột giữa các lợi ích, trong đó đặt ra vấn đề giải quyết
mâu thuẫn giữa hội nhập kinh tế quốc tế và bảo vệ lợi ích sản xuất trong nước. Xu
thế hội nhập và phát triển là các hiệp định thương mại song phương và đa phương
13


với các điều khoản gỡ bỏ và mở cửa thị trường của các quốc gia. Đây là điều tất yếu
của nền kinh tế thị trường khi một quốc gia muốn bắt tay hợp tác với các quốc gia
khác nói chung thì việc mở cửa thị trường kinh tế với các điều khoản có vẻ là ưu đãi
là điều rất cần thiết. Việc mở cửa thị trường thông qua quy định về thuế quan, các
biện pháp phi thuế quan trong thực tế có tác dụng trên phương diện được thực hiện
hai chiều. Trên phương diện có lợi cho quốc gia thì việc mở cửa thị trường sẽ không
giới hạn ở bất kỳ nước, vùng lãnh thổ nào, miễn rằng ở đó có nhu cầu về sản phẩm.
Tuy nhiên, khi mở cửa thị trường thì có hạn chế chính là sự cạnh tranh của sản
phẩm nước ngoài đối với sản xuất non trẻ trong nước. Do đó, cần thiết các cơ quan
nhà nước của các quốc gia phải xây dựng một hệ thống biện pháp kỹ thuật cụ thể và
chắc chắn nhằm mục đích là bảo hộ ngành sản xuất trong nước. Các biện pháp kỹ
thuật chính là các rào cản với mục tiêu là để các sản phẩm của các quốc gia nhập
khẩu khi thâm nhập vào thị trường của các quốc gia nhập khẩu. Trong trường hợp
các Biện pháp kỹ thuật của nước nhập khẩu cụ thể, rõ ràng và nghiêm ngặt thì sản
phẩm của các quốc gia xuất khẩu sẽ có thể có giá thành cao. Từ đó, ngành sản xuất
trong nước sẽ ko bị mất vị thế hoặc phá sản trước những sản phẩm cùng loại nhập
khẩu từ nước ngoài
Đối với doanh nghiệp: Các doanh nghiệp trong nước hiểu hơn sự cạnh tranh

khốc liệt trên thị trường, từ đó sẽ có những biện pháp nhằm cải thiện chất lượng sản
phẩm, dịch vụ, nâng cao hơn năng lực cạnh tranh của mình. Các doanh nghiệp sẽ
học được cách thích ứng với những biến đổi của thị trường, nếu thực sự tìm ra
hướng đi đúng đắn để không chỉ vượt qua rào cản kỹ thuật mà còn tự tìm được vị trí
chắc chắn cho mình trên thị trường.
Đối với hàng hóa của doanh nghiệp: hàng hóa sau khi đã đáp ứng được các
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật khắt khe sẽ tự tạo được chỗ đứng riêng trên thị
trường nói chung và dễ dàng thâm nhập vào các thị trường tương tự khác nói riêng.
1.3.2. Tăng năng lực xuất khẩu
Việc tăng cường các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế giúp cho
doanh nghiệp trong nước xuất khẩu mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng thu
được ngoại tệ, giúp tiêu thụ được hàng tồn kho, đặc biệt hơn cả là các mặt hàng như
14


×