BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ
CÁC YẾU TỐ THÀNH CÔNG CHO STARUP CÔNG NGHỆ
CỦA VIỆT NAM TRONG CUỘC CÁCH MẠNG
CÔNG NGHIỆP 4.0
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
HOÀNG VIỆT DŨNG
Hà Nội - năm 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ
CÁC YẾU TỐ THÀNH CÔNG CHO STARUP CÔNG NGHỆ
CỦA VIỆT NAM TRONG CUỘC CÁCH MẠNG
CÔNG NGHIỆP 4.0
Ngành: Kinh doanh
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 1706020030
Họ và tên: Hoàng Việt Dũng
Người hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Văn Thoan
Hà Nội - năm 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Các số liệu trong luận văn được sử dụng
trung thực, nguồn trích dẫn có chú thích rõ ràng, minh bạch, có tính kế thừa, phát
triển từ các tài liệu, tạp chí, các công trình nghiên cứu đã được công bố.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của tôi.
Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2019
Tác giả luận văn
Hoàng Việt Dũng
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc, lòng biết ơn chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Ngoại
thương cùng tập thể các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn đến
PGS.TS Nguyễn Văn Thoan, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Khảo thí, Trưởng
bộ môn Thương mại điện tử, trường Đại học Ngoại thương đã tận tình động viên,
hướng dẫn và góp ý cho tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin cám ơn các đồng nghiệp tại Tổng công ty Giải pháp doanh nghiệp
Viettel – Tập đoàn công nghiệp Viễn thông quân đội Viettel, đã hết lòng giúp đỡ và
tạo điều kiện trong công việc giúp tôi có thể hoàn thành tốt luận văn của mình.
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hoàn thiện
sẽ không thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý
kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Hoàng Việt Dũng
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ...................................................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG, BIỂU ĐỒ ............................................................... vi
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN .................................................... vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ THÀNH CÔNG CHO
STARTUP CÔNG NGHỆ CỦA VIỆT NAM TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG
NGHIỆP 4.0 ..................................................................................................................... 9
1.1.
Tổng quan về Starup ở Việt Nam ............................................................................. 9
1.1.1.
Khái niệm về sự thành công ................................................................................................ 9
1.1.2.
Tổng quan về Startup........................................................................................................ 11
1.1.2.1.
Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ ....................................................................... 11
1.1.2.2.
Khái niệm về khởi nghiệp ........................................................................................ 12
1.1.2.3.
Khái niệm Startup ................................................................................................... 14
1.1.2.4.
Sự khác nhau giữa khởi nghiệp và Startup .............................................................. 17
1.1.3.
Tổng quan về cách mạng công nghiệp 4.0 ......................................................................... 19
1.1.3.1.
Tổng quan về công nghiệp 4.0................................................................................. 19
1.1.3.2.
Đặc điểm của cách mạng công nghiệp 4.0 ............................................................... 21
1.1.3.3.
Một số lợi ích của công nghiệp 4.0 trong sản xuất ................................................... 22
1.1.3.4.
Công nghiệp 4.0 và sự tác động đến quá trình khởi nghiệp ...................................... 23
1.2.
Tổng quan về Starup công nghệ ở Việt Nam ......................................................... 24
1.2.1.
Chuyển đổi số................................................................................................................... 24
1.2.1.1.
Khái niệm về chuyển đổi số ..................................................................................... 24
1.2.1.2.
Nền tảng công nghệ để chuyển đổi số ..................................................................... 25
1.2.1.3.
Một số lĩnh vực liên quan đến chuyển đối số ........................................................... 27
1.2.2.
Hệ sinh thái Startup.......................................................................................................... 29
1.2.3.
Startup với cuộc cách mạng 4.0 ........................................................................................ 32
1.2.4.
Hội nhập CMCN 4.0 tại Việt Nam..................................................................................... 33
1.3.
Các yếu tố thành công của Startup công nghệ trên thế giới .................................. 35
Tóm tắt chương 1 .......................................................................................................... 38
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG STARTUP CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM TRONG BỐI
CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4..................................... 39
2.1.
Thực trạng Startup công nghệ ở Việt Nam ............................................................ 39
2.1.1.
Thanh niên Việt Nam Startup trong cách mạng công nghiệp 4.0 ........................................ 39
2.1.2.
Thực trạng Startup ở Việt Nam ......................................................................................... 42
2.1.2.1.
Sai lầm trong các bước đi ....................................................................................... 43
2.1.2.2.
Thiếu hiểu biết pháp lý ............................................................................................ 44
2.1.2.3.
Bài toán “gọi vốn” .................................................................................................. 45
2.1.2.4.
Rào cản thủ tục hành chính ..................................................................................... 46
2.1.3.
Thực trạng chuyển đổi số ở 1 số lĩnh vực cụ thể tại Việt Nam ............................................ 47
2.1.3.1.
Thực trạng thương mại điện tử Việt Nam hiện nay.................................................. 48
2.1.3.2.
Thực trạng ứng dụng fintech trong ngành tài chính - ngân hàng VN ........................ 51
2.1.4.
Thực trạng về đầu tư Startup tại Việt Nam ........................................................................ 54
2.1.4.1.
Hoạt động đầu tư Startup tại Việt Nam................................................................... 54
iv
2.1.4.2.
2.2.
2.2.1.
2.2.2.
2.3.
2.3.1.
2.3.2.
2.3.3.
2.3.4.
2.3.5.
2.3.6.
Hiện trạng chính sách thu hút đầu tư Startup tại Việt Nam...................................... 55
Đánh giá các yếu tố thành công đối với Startup công nghệ ở Việt Nam ............... 56
Những mặt còn hạn chế ảnh hưởng đến sự thành công của Startup.................................... 57
Đánh giá chung về các yếu tố thành công của Startup công nghệ ...................................... 60
So sánh và phân tích các yếu tố thành công của Startup công nghệ ở Đức và Mỹ 63
Giới thiệu ......................................................................................................................... 63
Các yếu tố thành công ...................................................................................................... 63
Phương pháp.................................................................................................................... 64
Các kết quả ...................................................................................................................... 66
Cải thiện cho các công ty Startup của Đức ........................................................................ 73
Kết luận ........................................................................................................................... 74
Tóm tắt chương 2 .......................................................................................................... 75
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ, VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP GIÚP TĂNG
CƯỜNG HIỆU QUẢ CHO STARTUP CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM ................... 76
3.1.
Xu hướng phát triển Startup công nghệ trong tương lai ....................................... 76
3.1.1.
Các xu hướng lớn ............................................................................................................. 76
3.1.1.1.
Vật lý...................................................................................................................... 76
3.1.1.2.
Kỹ thuật số ............................................................................................................. 77
3.1.1.3.
Sinh học.................................................................................................................. 78
3.1.2.
Những sản phẩm xuất hiện vào năm 2025 ......................................................................... 79
3.1.3.
Những lĩnh vực khởi nghiệp sáng tạo hấp dẫn trong thời gian tới ...................................... 80
3.1.3.1.
Fintech ................................................................................................................... 80
3.1.3.2.
Thương mại điện tử ................................................................................................ 81
3.1.3.3.
Công nghệ du lịch ................................................................................................... 81
3.1.3.4.
Công nghệ giáo dục ................................................................................................ 82
3.1.4.
Định hướng của Việt Nam 10 năm tới ............................................................................... 83
3.2.
Bài học kinh nghiệm cho Startup công nghệ .......................................................... 85
3.3.
Đề xuất, kiến nghị và giải pháp cho Startup công nghệ ở VN ............................... 91
3.3.1.
3.3.2.
3.3.3.
Xây dựng tinh thần khởi nghiệp của người Việt thời kỳ hội nhập ....................................... 91
Đề xuất - Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước................................................................... 93
Giải pháp và một số lưu ý ................................................................................................. 94
Tóm tắt chương 3 .......................................................................................................... 98
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... i
PHỤ LỤC 01: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ................................................................ i
PHỤ LỤC 02: KẾT QUẢ KHẢO SÁT.......................................................................... iv
PHỤ LỤC 03: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KHẢO SÁT ................................................... xvi
v
DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT
Từ viết tắt
CMCN
E – learning
Tiếng Việt
Cách mạng công nghiệp
Customer Relationship Management - Quản lý mối quan
hệ khách hàng
Công nghệ thông tin và truyền thông
Doanh nghiệp
Đại học
Đổi mới sáng tạo
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Enterprise Resource Planning - Quản lý toàn diện doanh
nghiệp
Electronic Learning
E-Health
Electronic Health
E-commerce (EC)
Electronic Commerce
Fintech
Financial Technology
CRM
CNTT&TT
DN
DH
ĐMST
DNNVV
ERP
FBNC
FIR
GS
IoT
InsurTech
KH&CN
KNST
NHNN
NĐ-CP
Startup
TMDT
TP
TS
THS
UBND
VN
XH
Kênh truyền hình tin tức - tài chính dành cho các doanh
nghiệp trong và ngoài nước.
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (The Fourth Industrial
Revolution)
Giáo sư
Internet of things (kết nối vạn vật)
Insurance Technology (công nghệ bảo hiểm)
Khoa học và công nghệ
Khởi nghiệp sáng tạo
Ngân hàng nhà nước
Nghị định - Chính phủ
Khởi nghiệp sáng tạo
Thương Mại Điện Tử
Thành phố
Tiến sỹ
Thạc sỹ
Ủy ban nhân dân
Việt Nam
Xã hội
vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG, BIỂU ĐỒ
Hình ảnh
Hình 1.1: Minh họa khái niệm khởi nghiệp ...................................................................... 13
Hình 1.3: Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử ................................................ 19
Hình 1.4: Chuyển đổi sang “doanh nghiệp như một nền tảng” ......................................... 26
Hình 1.5: Các trụ cột của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo ............................................. 31
Hình 2.1: Việt Nam lọt vào top 3 thị trường TMĐT tăng trưởng nhanh nhất thế giới ....... 48
Hình 2.2: Số lượng người dùng Internet tại Việt Nam ...................................................... 49
Hình 2.3: Những doanh nghiệp lớn trong cuộc đua TMĐT ở Việt Nam ........................... 50
Hình 2.4: Lợi nhuận của thị trường TMĐT ở Đông Nam Á năm 2018 ............................. 51
Hình 2.5: Bản đồ các công ty Startup về Fintech năm 2018 ............................................. 53
Hình 2.6: Thống kê về tình hình khởi nghiệp ở Việt Nam ................................................ 54
Hình 2.7: Tập hợp một số đại diện tiêu biểu của hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam ... 56
Bảng
Bảng 1.1: So sánh giữa khởi nghiệp truyền thống (KNTT) và khởi nghiệp sáng tạo (KNST)
........................................................................................................................................ 18
Bảng 1.2: Khái niệm và kết cấu hệ sinh thái Starup ......................................................... 30
Bảng 1.3: Các trụ cột cơ bản và các yếu tố của hệ sinh thái Startup.................................. 31
Bảng 2.1: Số liệu lĩnh vực hoạt động của các công ty Startup về fintech .......................... 51
Bảng 2.2: Phân loại các yếu tố thành công ....................................................................... 64
Biểu đồ
Biểu đồ 2.1: Tổng quan điểm số cho việc nhận thức tầm quan trọng của các nhóm yếu tố 66
Biểu đồ 2.2: Tổng quan điểm số mức độ ưa thích/hài lòng đối với các nhóm yếu tố......... 67
Biểu đồ 2.3: Điểm số chi tiết được các công ty Startup đánh giá là quan trọng đối với nhóm
yếu tố bên trong............................................................................................................... 67
Biểu đồ 2.4: Điểm số chi tiết về mức độ ưa thích/hài lòng của các Startup đối với nhóm
yếu tố bên trong............................................................................................................... 68
Biểu đồ 2.5: Điểm số chi tiết được các Startup đánh giá là quan trọng đối với nhóm yếu tố
bên ngoài......................................................................................................................... 70
Biểu đồ 2.6: Điểm số chi tiết về mức độ ưa thích/hài lòng của các Startup đối với nhóm
yếu tố bên ngoài .............................................................................................................. 70
Biểu đồ 2.7: Điểm số chi tiết được các Startup đánh giá là quan trọng đối với nhóm yếu tố
hỗ trợ đến từ vườn ươm/thúc đẩy..................................................................................... 72
Biểu đồ 2.8: Điểm số chi tiết về mức độ ưa thích/hài lòng về nhóm yếu tố hỗ trợ đến từ
vườn ươm/thúc đẩy ......................................................................................................... 72
vii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Trong luận văn về đề tài “Các yếu tố thành công cho Startup công nghệ của
Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”, tác giả đã nghiên cứu về các
yếu tố thành công của Startup công nghệ của Việt Nam và trên thế giới. Trên cơ sở
phân tích và làm rõ các vấn đề chung ảnh hưởng đến các yếu tố thành công của
Startup công nghệ.
Để đạt được mục đích nghiên cứu nói trên, đề tài đã có nghiên cứu những vấn
đề sau:
- Hệ thống hoá và làm rõ những khái niệm cơ bản liên quan đến Startup, về
cách mạng công nghiệp 4.0 và chỉ ra được đâu là yếu tố thành công quan trọng nhất
đối với Startup công nghệ trên thế giới.
- Phân tích, làm rõ thực trạng Startup công nghệ ở Việt Nam, qua đó đánh giá
các yếu tố thành công đối với cộng đồng khởi nghiệp lĩnh vực công nghệ ở Việt
Nam. Bên cạnh đó thực hiện so sánh các yếu tố thành công ở 1 vài nhóm Startup
công nghệ trên thế giới, qua đó rút ra các bài học kinh nghiệm.
- Chỉ ra các xu hướng về công nghệ trong tương lai làm định hướng phát triển
cho Startup công nghệ trong thời gian tới. Qua đó đề xuất kiến nghị, đưa ra các giải
pháp và lưu ý đối với Startup công nghệ ở Việt Nam.
Luận văn sẽ có đóng góp nhất định cho sự thành công của Startup công nghệ
nói riêng và cộng đồng khởi nghiệp của Việt Nam nói chung, cụ thể là:
- Đánh giá được thực trạng các khó khăn cũng như hạn chế đối với Startup
công nghệ ở Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
- Đưa ra được các giải pháp nhằm hỗ trợ, thúc đẩy việc phát triển khởi nghiệp
sáng tạo của Việt Nam trong thời gian tới.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vài năm trở lại đây phong trào Startup diễn ra khá mạnh mẽ tại thị trường Việt
Nam, các bạn trẻ có xu hướng tự Startup hay còn gọi là Khởi nghiệp sáng tạo thay
vì làm công ăn lương theo lối truyền thống. Thiết nghĩ đây cũng chính là cách để
khơi gợi sự sáng tạo, tinh thần làm việc, cống hiến sức trẻ, trí tuệ của mỗi người.
Điểm mạnh của người trẻ là nhiệt huyết, sáng tạo, cống hiến, yêu thích cái mới,
giàu đam mê… chính vì thế những xu hướng gợi mở những yếu tố kể trên được các
bạn lựa chọn khá nhiều.
Ban đầu thuật ngữ Startup thường được dùng để chỉ các hoạt động khởi
nghiệp liên quan tới lĩnh vực Công nghệ thông tin bởi đây là ngành nghề mới phát
triển có nhiều thách thức cũng như cơ hội lớn. Theo thời gian khái niệm này đã
“phẳng hóa” tương tự như điều mà Internet đã làm.
Bên cạnh đó, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với trọng tâm là hệ thống
sản xuất, kinh doanh và quản lý được tích hợp cao về hệ thống thông tin, kết nối
giữa máy móc, người sử dụng, trang thiết bị hiện đại, tự động hóa tác nghiệp, và hệ
thống phân tích xử lý trên nền trí tuệ nhân tạo với các thiết bị điện tử thông minh
(IOT- internet of things) đã tạo thêm cơ hội và thách thức, thay đổi căn bản nền sản
xuất, kinh doanh và quản lý của thế giới. Có thể thấy, cuộc cách mạng công nghiệp
4.0 đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng, tác động đến nhiều quốc gia, trong đó có
Việt Nam. Tận dụng thời điểm này, ngày càng có nhiều bạn trẻ tại Việt Nam tham
gia khởi nghiệp.
Tuy nhiên, cũng có không ít dự án Startup về công nghệ gặp khó khăn do
những tác động tiêu cực của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Để làm rõ về những
tác động mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với lĩnh vực khởi nghiệp sáng tạo
thì trước tiên phải hiểu được cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là gì? Rồi từ đó
chúng ta mới nhận thức, đưa nó vào trong suy nghĩ và cách làm cụ thể nhằm mang
lại hiệu quả tích cực mà 4.0 mang lại.
2
Trước thực trạng đó, tôi chọn đề tài “Các yếu tố thành công cho Startup công
nghệ của Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” cho nghiên cứu luận
văn Thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu.
Các yếu tố thành công của Startup công nghệ trong cuộc các mạng công
nghiệp 4.0 đã được các ngành và nhiều nhà khoa học trong nước, ngoài nước quan
tâm nghiên cứu.
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.
Đề tài nghiên cứu của Tiến sỹ Bertrand Brillois (2000), “Successful Start-ups
& Key Success Factors”, đề tài tập trung phân tích sâu và đưa ra các yếu tố thành
công then chốt ở giai đoạn đầu của Startup. Giai đoạn được đánh giá là rất quan
trọng của các công ty Startup, xác định được các yếu tố này để tránh gặp phải
những khó khăn trong tương lai.
John T. Preston, Phó giám đốc trung tâm khởi nghiệp MIT cũng có 1 nghiên
cứu
(2001)
“SUCCESS
FACTORS
IN
TECHNOLOGY
-
BASED
ENTREPRENEURSHIP”, đề tài nghiên cứu tập trung chỉ ra các yếu tố thành công
của các công ty khởi nghiệp về công nghệ, dựa trên sự quan sát hàng trăm công ty
khởi nghiệp về lĩnh vực công nghệ cao. Đồng thời đề tài cũng đưa ra được các lý do
mà việc đưa các ý tưởng sáng tạo mới ra thị trường là rất quan trọng đối với các
công ty nhỏ. Bên cạnh đó, tác giả của nghiên cứu này chỉ ra yếu tố tài năng quản lý
cần thiết để làm cho một công ty thành công, người đọc cũng rất tâm đắc với câu
nói của tác giả: “Tôi thà bắt đầu một doanh nghiệp xung quanh một đội quản lý
hạng nhất với công nghệ trung bình, hơn là bắt đầu nó xung quanh một công nghệ
hạng nhất và một đội quản lý hạng hai. Các nhà quản lý hạng nhất có xác suất
thành công cao hơn nhiều”.
Đề tài nghiên cứu khoa học của Tiến sỹ Yadollah Mehralizadeh và Tiến sỹ Sid
Hossain Sajady (2005), “A study of factors related to successful and failure of
entrepreneurs of small industrial business with emphasis on their level of education
and training”, đề tài này xem xét các yếu tố quyết định thành công trong Startup
3
trong ngắn hạn và trong dài hạn, đồng thời chỉ ra sự thất bại của các doanh nghiệp
nhỏ trong việc giáo dục và đào tạo của họ. Đề tài tập trung nghiên cứu sâu về sự
thành công và thất bại của doanh nghiệp nhỏ (yếu tố bên trong, bên ngoài và động
lực khởi nghiệp), nhằm mục đích tìm hiểu và giải thích các yếu tố chính liên quan
đến thành công và thất bại của các doanh nghiệp nhỏ ở thành phố Ahvaz.
Đề tài nghiên cứu của Thạc sỹ Frank de Langen (2012), “Critical Success
Factors of the Survival of Start-Ups with a Radical Innovation”, nội dung của đề tài
là xác định yếu tố nào là quan trọng nhất cho sự thành công của một Startup với sự
đổi mới trong ba năm đầu tiên. Đồng thời, đề tài đã chỉ ra ba yếu tố chính quyết
định sự thành công: tính độc đáo của sự đổi mới, đặc trưng của tổ chức khởi nghiệp
và yếu tố con người.
Theo Kelley & Nakosteen (2005), Khởi nghiệp rất quan trọng đối với sự phát
triển của nền kinh tế của các quốc gia và đặc biệt quan trọng ở các nước đang phát
triển. Khái niệm Khởi nghiệp được xác định với những tổ chức bắt đầu hoặc đang
trong giai đoạn phát triển sớm nhất của họ
Theo Cho & McLean (2009), Startups Công nghệ thông tin (CNTT), còn được
gọi là các doanh nghiệp dựa trên công nghệ mới, là những tổ chức tạm thời tạo ra
các sản phẩm và/ hoặc dịch vụ sáng tạo sử dụng công nghệ cao.
Theo Ejermo & Xiao (2014), từ năm 1990 đến 2000, chỉ có 21% Startup
CNTT ở Thụy Điển sống sót sau 5 năm. Mặt khác, Pari & Lussier (2016) khẳng
định rằng hơn 80% các công ty khởi nghiệp thất bại trong năm đầu tiên tồn tại.
Theo Bocken (2015), tất cả các yếu tố phải nằm trong một danh mục nhất
định. Ngoài ra, các yếu tố phải được phân loại để phân biệt giữa các loại yếu tố
khác nhau ảnh hưởng đến thành công. Mặc dù có rất ít nghiên cứu đã cố gắng xác
định các giai đoạn phát triển của Startup, nhưng họ đã ít chú ý đến một giai đoạn
gọi là giai đoạn thoát ra, quyết định việc bán doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Krejci et al. (2015) chỉ ra rằng Startup là một công ty mới và
tạm thời có mô hình kinh doanh dựa trên sự đổi mới và công nghệ. Ngoài ra, các
loại công ty này có tiềm năng phát triển nhanh chóng và khả năng mở rộng.
4
Pugliese et al. (2016) nhận thấy sự cần thiết phải hiểu biết đầy đủ hơn về các
giai đoạn phát triển của Startup và tầm quan trọng của việc biết cách quản lý từng
giai đoạn để đạt được thành công.
Nhóm tác giả José Santisteban & David Mauricio, National University of San
Marcos, cũng có đề tài nghiên cứu (2017), “Systematic Literature Review of
Critical Success Factors of Information Technology Startups” đề tài thực hiện đánh
giá có hệ thống về các yếu tố ảnh hưởng đến thành công, đồng thời chỉ ra yếu tố
quan trọng nhất ở các giai đoạn phát triển khác nhau.
Nolan Wolff (2018) với bài nghiên cứu “The Top 10 Product Management
success factors for early stage technology Startups” trên trang medium đã đưa ra
các yếu tố cần thiết ở giai đoạn đầu của các công ty khởi nghiệp và một số đề xuất
thiết thực liên quan.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam.
Các nghiên cứu liên quan đến sự thành công cho doanh nghiệp ở Việt Nam
khá phong phú, phần lớn các nghiên cứu này đều chỉ ra được quan điểm và góc nhìn
khác nhau khi nói về các yếu tố thành công cho Startup trong bối cảnh cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt nam, trong đó có thể kể đến
như:
Đề tài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai (2017), “Phụ nữ Việt
nam làm chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0”.
Bài viết trình bày phân tích thực trạng của các DNNVV do phụ nữ làm chủ ở Việt
Nam hiện nay, thảo luận về những cơ hội và thách thức do cuộc cách mạng công
nghiệp (CMCN) 4.0 đem lại, đề cập một số các giải pháp để tạo điều kiện thúc đẩy
các DNNVV do phụ nữ làm chủ phát triển.
Bài nghiên cứu của Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và
Công nghệ Chu Ngọc Anh (27/01/2017), đăng trên tạp chí cộng sản, “Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư. Cơ hội và thách thức đối với mục tiêu tăng trưởng bền vững
của Việt Nam”. Bài nghiên cứu nói về những tác động liên quan đến các ngành
5
nghề trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, từ đó thấy được cơ hội
và thách thức cho các lĩnh vực ở Việt Nam.
Đề tài nghiên cứu của nhóm tác giả Bùi Thị Huy Hợp, Nguyễn Hồng Nhung,
Đỗ Văn Xuân, Phạm Hùng Phong, Nguyễn Minh Hương, Lưu Thị Lam Giang
thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hội nhập KH&CN quốc tế, Bộ KH&CN,
“TƯ VẤN, HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
HỘI NHẬP TOÀN CẦU”. Bài nghiên cứu phân tích thời cơ và thách thức đối với
nhiệm vụ hội nhập quốc tế của khoa học và công nghệ (KH&CN) Việt Nam trong
bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra trên thế giới. Dựa trên kết quả khảo sát của
nhóm tác giả, những đánh giá của các doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST đã được
phân tích là những yêu cầu nhằm hoàn thiện chất lượng hoạt động tư vấn, hỗ trợ hội
nhập quốc tế. Bên cạnh những định hướng nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ hội nhập chung
cho KH&CN, đối với hoạt động khởi nghiệp ĐMST, tập thể tác giả đề xuất một
định hướng tư vấn mang tính “đột phá chiến lược”, đó là kinh doanh tri thức trong
cộng đồng nghiên cứu, đặc biệt là trong các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật.
Báo cáo nghiên cứu của Lê Quang Cảnh và Nguyễn Vũ Hùng (2016), trong
“Báo cáo nghiên cứu doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam:
thực trạng và khuyến nghị chính sách”. Nói về vai trò quan trọng, doanh nghiệp vừa
và nhỏ của do phụ nữ làm chủ ở Việt Nam, đồng thời cũng đưa ra một số bất lợi của
nữ doanh nhân.
Tin tổng hợp ngày 28/01/2016, đăng trên trang Viettel IDC, “Cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư: Bối cảnh, xu hướng và sản phẩm điển hình”. Bài viết nói về
bối cảnh xuất hiện cuộc CMCN 4.0, xu hướng phát triển các lĩnh vực trong cuộc
CMCN 4.0 và các sản phẩm công nghệ ra đời trong tương lai.
Bài phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Cường, Phó Viện trưởng Viện Công nghiệp
phần mềm và Nội dung số, đăng trên trang VietTimes ngày 28/11/2016, “Chất
lượng là điểm yếu của cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam”, nói về Xu thế khởi
nghiệp đổi mới sáng tạo dựa trên công nghệ, và xu hướng chuyển dần sang nền kinh
tế số.
6
Tại diễn đàn “Chia sẻ và Suy ngẫm” của chuyên gia Bùi Văn (Chuyên gia
Kinh tế, Quản trị; Nguyên Phó Tổng Biên tập của báo Vietnamnet, Biên tập viên
cao cấp của kênh truyền hình FBNC; Nguyên Phó Giám đốc Chương trình Giảng
dạy Kinh tế Fulbright; Thạc sỹ về Chính sách, Quản trị Kinh doanh và Tài chính tại
các trường Carnegie Mellon, Harvard), ngày 07/08/2014 về “Giải mã thành công
khởi nghiệp của quốc gia Do Thái Israel”, tại diễn đàn người nghe sẽ nghiền ngẫm
và tự trả lời được các câu hỏi: “Điều gì đã làm nên thành công của con người Israel,
của doanh nghiệp Israel và của quốc gia Israel? Liệu phải chăng đó là sự cộng
hưởng của các dạng niềm tin tồn tại trong xã hội Israel…” từ đó người nghe có thể
rút ra những bài học riêng cho bản thân, doanh nghiệp của mình.
Hội thảo quốc tế “Tạo dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - bài
học thực tiễn từ Israel”, do UBND TP. Hà Nội, Đại sứ quán Israel tại Việt Nam và
Tập đoàn FPT tổ chức sáng ngày 21/9/2016, tại Hà Nội. Phát biểu tại Hội thảo, Phó
Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định, coi trọng doanh nghiệp, doanh nhân, hỗ
trợ phát triển doanh nghiệp là chủ trương thường xuyên, nhất quán của Đảng.
Hiện nay ở Việt Nam, các nhà lãnh đạo chính trị cũng như tầng lớp tinh hoa
luôn bày tỏ nhận thức và quan điểm khích lệ khởi nghiệp ĐMST. Trong buổi làm
việc với Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 16/10/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
đã khẳng định, một trong những lực lượng chiến đấu của dân tộc Việt Nam chính là
nhà khởi nghiệp. Đại học Quốc gia Hà Nội có vai trò, sứ mệnh trong việc xây dựng
và phát triển lực lượng khởi nghiệp cho quốc gia hiện tại và tương lai nhằm hiện
thực hóa mục tiêu xây dựng quốc gia khởi nghiệp. Phải xem khởi nghiệp là một
phần của tầm nhìn trong phát triển. Một trong những thước đo thành công của
trường đại học là có bao nhiêu sinh viên khởi nghiệp và thành danh từ trường, chứ
không chỉ là có bao nhiêu sinh viên kiếm được việc làm (Trọng Nhân, 2016).
Nhìn chung, các nghiên cứu khoa học, bài viết trình bày ở trên, đâu đó đều có
những nội dung liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công cho Startup
ở Việt Nam. Các nội dung này đều đưa ra được những lý luận chung và phân tích
được thực trạng tại các tổ chức và doanh nghiệp Startup. Tuy nhiên, những kết quả
7
nghiên cứu này đều có tính thực tiễn và áp dụng chưa cao, còn nhiều hạn chế trong
việc triển khai.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích nghiên cứu.
- Nghiên cứu nhằm mục đích làm rõ cơ sở lý luận về yếu tố thành công cho
Startup công nghệ.
- Đánh giá và khảo sát thực trạng đối với Startup công nghệ của Việt Nam và
trên thế giới.
- Đưa ra 1 số đề xuất, kiến nghị đối với cơ quan nhà nước giúp tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp Startup công nghệ. Đồng thời, chỉ ra các giải pháp giúp tăng
cường hiệu quả cho Startup công nghệ của Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để đạt được mục đích nghiên cứu nói trên, đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu
những vấn đề sau:
Thứ nhất, luận văn làm rõ các vấn đề lý luận về các yếu tố thành công trong
hoạt động kinh doanh của các Startup công nghệ tại Việt Nam trong cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0.
Thứ hai, luận văn phân tích và làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động
của doanh nghiệp Startup công nghệ tại Việt Nam nhằm xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến sự thành công của Startup. Đồng thời luận văn sẽ phân tích, so sánh với
nước ngoài để đánh giá và tìm ra những mặt hiệu quả và hạn chế của công tác này.
Thứ ba, trên cơ sở tổng hợp phân tích các nghiên cứu trên, Luận văn sẽ gợi ý
một số giải pháp cho doanh nghiệp Startup công nghệ nhằm thúc đẩy sự thành công
cho các doanh nghiệp KNST; đồng thời đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan
quản lý nhà nước để hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động này.
4. Đối tượng, phạn vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu.
Các doanh nghiệp Starup công nghệ ở Việt Nam và trên thế giới.
8
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Về nội dung: nghiên cứu tập trung chỉ ra các yếu tố thành công và thất bại
của các công ty Statup về công nghệ, từ đó đưa ra được những yếu tố quan trọng
nhất là nền tảng cho việc KNST thành công, dựa trên sự quan sát hàng trăm công ty
khởi nghiệp về lĩnh vực công nghệ.
- Về không gian: tập trung vào các công ty Starup ở Việt Nam.
- Về thời gian: nghiên cứu về các yếu tố thành công cho Startup công nghệ
trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tầm nhìn và định hướng của Việt Nam trong
10 năm tới.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Để hoàn thành được mục tiêu đề ra, tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp
nghiên cứu thường được sử dụng trong nghiên cứu kinh tế: Phương pháp duy vật
biện chứng, so sánh, thống kê, phân tích logic…
6. Kết cấu luận văn
Ngoài các phần tóm tắt kết quả luận văn, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về các yếu tố thành công cho Startup công nghệ
của Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Chương 2: Thực trạng Starup công nghệ ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ 4.
Chương 3: Đề xuất, kiến nghị, và đưa ra giải pháp tăng cường hiệu quả cho
Startup công nghệ tại Việt Nam.
9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ THÀNH CÔNG CHO
STARTUP CÔNG NGHỆ CỦA VIỆT NAM TRONG CUỘC CÁCH MẠNG
CÔNG NGHIỆP 4.0
Chương 1: Nội dung nghiên cứu nhằm giới thiệu, khái quát những thuật ngữ,
khái niệm chung liên quan đến các yếu tố thành công cho Starup công nghệ trong
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam và trên thế giới. Đây là những lý
thuyết đã được hệ thống hoá và công bố trong các sách, báo, tạp chí hoặc tài liệu
tham khảo khác về các yếu tố thành công của Startup trong cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0.
1.1. Tổng quan về Starup ở Việt Nam
1.1.1. Khái niệm về sự thành công
Thành công là một khái niệm không đồng nhất. Mỗi người có một định nghĩa
riêng. Mỗi thời đại, mỗi xã hội, dù dựa trên một số giá trị phổ quát chung, thì ý
niệm về thành công vẫn có sự chuyển dịch. Và trong thế kỷ 21, thế kỷ của những sự
thay đổi, định nghĩa thành công càng có những biến đổi mạnh mẽ, đa dạng hơn,
thách thức hơn.
Với hầu hết chúng ta, thành công và ý nghĩa cuộc đời trùng khít với nhau, bởi
đó chính là kết tinh chuỗi hành động của bản thân mình. Chúng ta đặt ra những mục
tiêu để nỗ lực đạt tới. Học tập, làm việc, đua tranh, khẳng định tên tuổi là cách
chúng ta từng bước chinh phục đỉnh cao. Hành trình chạm đến thành công là hành
trình không có điểm dừng, bởi khi ta đặt chân lên nấc thang này, lại có những nấc
thang cao hơn, thử thách hơn do xã hội kỳ vọng hay do chính bản thân buộc ta bước
tới. Dưới đây là 1 số khái niệm và quan điểm về sự thành công của những người nổi
tiếng và được xem là thành công ở 1 khía cạnh nào đó trên thế giới:
Theo vị chủ tịch kiêm CEO của Berkshire Hathaway, Warren Buffett đã từng
nói với các cổ đông trong một cuộc họp thường niên: "Thành công của tôi được đo
lường thông qua bao nhiêu người yêu mến tôi".
Còn theo cựu tổng thống Mỹ Barack Obama: “Thành công không phải là số
tiền kiếm được, mà là sự khác biệt ông ấy đã tạo ra cho cuộc sống của mọi người".
10
Tỷ phú John Paul DeJoria là nhà đồng sáng lập hai công ty rất thành công, đó
là hãng sản phẩm chăm sóc tóc Paul Mitchell và thương hiệu rượu tequila Patron.
Trong một cuộc phỏng vấn với Business Insider, John Paul DeJoria tin rằng:
"Thành công không phải là số tiền bạn có, không phải là vị trí bạn đang ngồi. Thành
công là khi bạn làm thật tốt công việc của mình ngay cả lúc chẳng có ai để ý theo
dõi cả"
Nhưng người đồng sáng lập Microsoft - Bill Gates lại quan niệm rằng: “Thành
công là xây dựng được các mối quan hệ bền vững và những di sản để lại cho xã
hội”.
Tỷ phú Richard Branson, nhà sáng lập Virgin Group, một tập đoàn trị giá 5 tỷ
đô la Mỹ, cho rằng thành công là những điều làm bản thân bạn cảm thấy hài lòng.
Richard Branson đã viết trên Linkedln rằng: "Quá nhiều người đo lường mức độ
thành công bằng số tiền mà họ kiếm được hoặc số người mà họ hợp tác. Với tôi,
thành công thực sự phải được đo bằng hạnh phúc của chính mình".
Nhà thơ vĩ đại quá cố Maya Angelou đã qua đời ở tuổi 86 vào năm 2004, bà
đã để lại cho đời nhiều tác phẩm và câu cách ngôn nổi tiếng. Theo nhà thơ Maya
Angelou: "Thành công nghĩa là biết trân trọng bản thân, coi trọng những gì đang
làm và cách bạn đang làm nên chuyện đó".
Diễn giả Stephen Covey là một tác giả cực kỳ thành công với cuốn sách "The
Seven Habits of Highly Effective People - Bảy thói quen mang lại hiệu quả
cao" xuất bản vào năm 1989. Tác phẩm này đã trở thành một phần của văn hóa đại
chúng Mỹ và đến nay đã bán được hơn 25 triệu bản. Tuy nhiên, đối với Covey:
“Thành công là thứ không thể có định nghĩa chung cho mọi người”.
Từ những nhận thức trên, tác giả đưa ra khái niệm về “Sự thành công” như
sau: “Thành công không phải là đích đến mà là cuộc hành trình của mỗi cá nhân, tổ
chức và qua đó chúng ta xem thành công là sự thỏa mãn với những gì mình đạt
được”.
11
1.1.2. Tổng quan về Startup
1.1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ
Theo Wikipedia, Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa hay còn gọi thông dụng
là doanh nghiệp vừa và nhỏ là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về
mặt vốn, lao động hay doanh thu. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba
loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp
nhỏ và doanh nghiệp vừa. Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh
nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp
nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 200 người và nguồn vốn 20 tỷ trở xuống,
còn doanh nghiệp vừa có từ 200 đến 300 lao động nguồn vốn 20 đến 100 tỷ. Ở mỗi
nước, người ta có tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước mình.
Ở Việt Nam, theo Điều 6, Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 của
Chính phủ, quy định:
1. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và
lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân
năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng
nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động
tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của
năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
2. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh
vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm
không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng
nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo
quy định tại khoản 1 Điều này.
Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia
bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm
không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không
phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
12
3. Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh
vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm
không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng
nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh
nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia
bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm
không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không
phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản
2 Điều này.
1.1.2.2. Khái niệm về khởi nghiệp
Khái niệm Khởi nghiệp đã có từ lâu đời, thậm chí cách đây 2500 năm Khổng
Tử đã đề cập đến “khởi nghiệp” khi nói “tam thập nhi lập”, để khuyên người ta bắt
đầu khởi nghiệp, lập nghiệp ở tuổi 30.
Cách đây khoảng 250 năm, Jean-Baptiste Say nhà kinh tế học người Pháp, lần
đầu tiên đưa ra khái niệm về Khởi nghiệp: “Khởi nghiệp là đổi mới có mục đích và
có hệ thống. Người khởi nghiệp dịch chuyển các tài nguyên kinh tế từ nơi có hiệu
suất, sản lượng thấp sang nơi có hiệu suất, sản lượng cao”
Về phương diện học thuật, ở trong nước, đã có một số tác giả đưa ra khái niệm
về Khởi nghiệp. Chẳng hạn, tác giả Chương Văn Dũng, “Khởi nghiệp là một quá
trình bắt đầu tư việc nhận biết cơ hội, từ đó thúc đẩy việc phát triển ý tưởng cho đến
thành lập doanh nghiệp và cuối cùng là vận hành, duy trì và phát triển doanh
nghiệp”.
Tác giả Lê Thị Nam Giang thì cho rằng “Khởi nghiệp là bắt đầu (khởi) một
nghề nghiệp, sự nghiệp (nghiệp). Khởi nghiệp theo từ điển tiếng Việt nghĩa là bắt
đầu một điều gì đó mới, một thời kỳ mới. Khởi nghiệp có thể hiểu theo nghĩa tiếng
Việt là khi một cá nhân có ý định tự mình bắt đầu một công việc kinh doanh riêng
và tự mình làm chủ. Hay có thể hiểu khởi nghiệp là quá trình hiện thực ý tưởng
13
kinh doanh, bao gồm quá trình thành lập và vận hành doanh nghiệp kể từ ngày được
cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu”.
Nguồn: Trường Lam Sơn, 2019, bài viết “Khởi nghiệp là gì?”
Hình 1.1: Minh họa khái niệm khởi nghiệp
Tác giả Vũ Quang Huy có bài viết (2016) trên trang law.net, lại đưa ra khái
niệm Khởi nghiệp có thể hiểu đơn giản “Khởi nghiệp hiểu nôm na là bắt đầu (khởi)
một nghề nghiệp, sự nghiệp (nghiệp)”.
Thạc sỹ Trần Quang Huy có bài nghiên cứu (2017) trên trang
khoinghieptre.vn lại cho rằng: “Khởi nghiệp có thể là quá trình tạo ra một lĩnh vực
hoạt động mới cho riêng mình. Qua đó bạn có thể thuê các nhân viên về làm việc
cho bạn và bạn là người quản lý công ty, doanh nghiệp của mình. Khởi nghiệp
mang lại rất nhiều giá trị cho bản thân cũng như nhiều lợi ích cho xã hội, cho người
lao động”.
Qua đó, ta có thể thấy việc khởi nghiệp có thể là bạn tự mở cho mình một cửa
hàng như bún bò, phở, xôi sáng, quán cafe, tiệm Internet, cửa hàng mỹ phẩm, cửa
14
hàng tiêu dùng hay mở trang trại trồng cây, chăn nuôi, xưởng sản xuất một mặt
hàng nào đó hay đơn giản bạn chỉ thương mại tức mà mua đi bán lại. Khởi nghiệp là
bạn vừa là nhân viên vừa là ông chủ hoặc cao hơn bạn tự thành lập doanh
nghiệp riêng cho mình rồi tuyển nhân viên vào cùng làm.
Đối với cá nhân theo đuổi việc khởi nghiệp, hoạt động này giúp họ tạo ra công
việc, thu nhập cho chính mình mà không phải bắt đầu từ việc đi làm thuê. Họ được
tự do trong công việc, và nếu công ty của họ phát triển tốt thì nguồn thu nhập của
họ có thể cao gấp nhiều lần so với thu nhập do đi làm thuê mang lại.
Đối với xã hội và nền kinh tế thì các công ty khởi nghiệp tạo ra thêm nhiều
công ăn việc làm. Điều này giúp đất nước giải quyết tình trạng thất nghiệp, tạo ra
nguồn thu nhập cho người lao động nuôi sống bản thân và gia đình.
Từ những nhận thức trên, tác giả xin đưa ra khái niệm Khởi nghiệp như sau:
“Khởi nghiệp hiểu đơn giản là bắt đầu một nghề nghiệp, một sự nghiệp ở bất kỳ
lĩnh vực nào. Khởi nghiệp kinh doanh chính là bắt đầu kinh doanh một sản phẩm,
một dịch vụ để mang về doanh thu và lợi nhuận”. Việc khởi nghiệp thông thường
xuất phát từ khi bạn chỉ có vốn và hai bàn tay trắng chứ không bắt đầu từ lúc bạn đã
có trong mình những cơ ngơi để phát triển.
1.1.2.3. Khái niệm Startup
Trong vài năm trở lại đây, cụm từ Startup được nhắc đến khá thường xuyên và
được gắn với hình ảnh của vài ba thanh niên trẻ tuổi với những ý tưởng táo bạo
(thậm chí có khi còn được coi là điên rồ), cùng nhau góp vốn thành lập một công ty
nho nhỏ. Nhưng ý niệm đó đã làm mọi người nhầm lẫn cho rằng Startup phải là một
công ty có quy mô nhỏ và tuổi đời non nớt. Điều đó chưa thật sự đúng. Hãy thử
tưởng tượng, vài ba thanh niên bán bánh mì với cái xe đẩy mà vẫn được gọi là
Startup vì các bạn đăng ký thành lập công ty chuyên bán bánh mì và có thương hiệu
hẳn hoi?!
Ban đầu thuật ngữ Startup thường được dùng với nghĩa hẹp để chỉ các hoạt
động khởi nghiệp hoặc công ty khởi nghiệp về công nghệ. Nguyên nhân của điều
này đến từ việc thành công của một ngành công nghiệp mới – công nghệ thông tin
15
trong giai đoạn 1990s và bởi đây là những ngành mới phát triển gắn mật thiết với sự
đổi mới và sáng tạo. Theo thời gian khái niệm này đã “phẳng hóa” dần và hiện nay
thuật ngữ Startup được dùng chung cho các hoạt động khởi nghiệp trong tất cả các
lĩnh vực, ngành nghề.
Phát biểu tại Ngày hội khởi nghiệp KH&CN Việt Nam – Techfest, Phó Thủ
tướng Vũ Đức Đam (2017) gọi Startup là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, một
cách nói ngắn gọn của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đó là một cộng
đồng đặc biệt vì theo ông: “tính chất tạo ra những sản phẩm mới, phân khúc khách
hàng mới bằng những công nghệ mới và ý tưởng mới chưa từng có, cách tiếp cận
thị trường mới, thường là liên quan đến công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin
và vì qua mạng nên không có tính biên giới”.
Theo bài viết tổng hợp từ trường Lam Sơn trên trang khoinghieptre.vn thì
Startup được định nghĩa: “Khởi nghiệp là một tổ chức của con người được thiết kế
nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong những điều kiện không chắc chắn nhất”.
Theo bài viết trên trang SalesWorld.vn thì “Start-up là một danh từ chỉ một
nhóm người, một tổ chức cùng nhau lập ra để đưa ra giải pháp cho một vấn đề mới
chưa có cách giải quyết, và điều đó thì chưa chắc chắn thành công”.
Theo Neil Blumenthal, Đồng Giám đốc điều hành của Warby Parky được trích
dẫn trên tạp chí Forbes thì: “A Startup is a company working to solve a problem
where the solution is not obvious and success is not guaranteed.” (tạm dịch: Startup
là một công ty hoạt động nhằm giải quyết một vấn đề mà giải pháp (đối với vấn đề
đó) chưa rõ ràng và sự thành công không được đảm bảo).
Theo Wikipedia Khởi nghiệp (tiếng Anh là: Startup hoặc start-up) là thuật
ngữ chỉ về những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung
(Startup company), nó thường được dùng với nghĩa hẹp chỉ các công ty công nghệ
trong giai đoạn lập nghiệp. Startup là một tổ chức được thiết kế nhằm cung cấp sản
phẩm và dịch vụ trong những điều kiện không chắc chắn nhất.
Còn Eric Ries, tác giả cuốn sách “The Lean Startup: How Constant Innovation
Creates Radically Successful Businesses” – một cuốn sách được coi là “cẩm nang
16
gối đầu giường” của mọi công ty Startup, thì: A Startup is “a human institution
designed to create new products and services under conditions of extreme
uncertainty” (tạm dịch: Startup “là một định chế/tổ chức con người được thiết kế
nhằm mục đích tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới trong các điều kiện cực kỳ
không chắc chắn”). Các từ khóa ở định nghĩa trên bao gồm “human institution”,
“new”, “extreme uncertainty”. Như vậy, “Startup” trước hết là một tổ chức con
người (có nơi dịch “tổ chức của con người”, theo tôi là thiếu chính xác bởi “human
institution” phải được hiểu đó chính là con người) và những con người này tập hợp
lại với nhau để sáng tạo ra những sản phẩm mới, dịch vụ mới mà chưa hề biết chắc
liệu có tạo ra được những sản phẩm mới, dịch vụ mới đó hay không.
Một số từ điển thông dụng của Mỹ và Anh giải nghĩa Startup là công ty mới
thành lập. Nhưng cái khó ở đây là những nguồn này không ghi rõ mới là bao nhiêu.
Điều đó khiến cho nhiều người hiểu lầm cho rằng Startup có tuổi đời chỉ 1-2 năm.
Theo Paul Graham – lập trình viên và nhà đầu tư mạo hiểm nổi tiếng với vai
trò sáng lập viên của Y-Combinator (quỹ đầu tư mạo hiểm chỉ đầu tư cho các ý
tưởng mới) – nhận định: “Một công ty 5 năm tuổi cũng có thể là một Startup”.
Như vậy, thời gian không phải là thước đo chuẩn để xác định một công ty có
phải
là
Startup
hay
không.
Theo
CEO
Warby
Parker,
S
tartup là một tổ chức được thiết kế nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong
những điều kiện không chắc chắn nhất. Các Startup được thiết kế cho những tình
huống không thể mô hình hóa và độ rủi ro không nhất thiết phải lớn nhưng chưa
tính toán được.
Từ nhận thức trên, tác giả có thể đưa ra khái niệm về Startup như sau:
“Startup (khởi nghiệp sáng tạo) là 1 danh từ mà quá trình khởi nghiệp dựa trên ý
tưởng sáng tạo, tạo ra sản phẩm mới; hoặc sản phẩm cũ nhưng có điểm khác nổi
trội, ưu tú hơn so với những sản phẩm, dịch vụ đã từng có trên thị trường và được
phát triển nhanh chóng vượt bậc”.