Đề tài: Tìm hiểu về Cách mạng công nghiệp 4.0. Phân tích những thách thức
và cơ hội của Việt Nam trong cuộc cách mạng này.
Liên hệ những tác động của Cách mạng 4.0. tới một ngành du lịch, cụ thể là
du lịch trực tuyến và giải pháp cho ngành du lịch tại Việt Nam.
MỤC LỤC
Chương I: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Những cơ hội và thách thức của Việt
Nam trong cuộc cách mạng này......................................................................................1
1.1. Khái quát về cuộc cách mạng công nghệ 4.0…........................................................1
1.1.1. Khái niệm công nghệ…............................................................................................1
1.1.2. Khái niệm công nghiệp 4.0.......................................................................................1
1.1.3. Nội dung cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 .........................................................1
1.1.4. Ảnh hưởng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội
1.1.4.1. Ảnh hưởng tích cực................................................................................................2
1.1.4.2. Ảnh hưởng tiêu cực................................................................................................2
1.2. Liên hệ Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.......................................3
1.2.1. Thực trạng của Việt Nam trước cuộc cách mạng 4.0.............................................3
1.2.2. Những thay đổi của Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0......................................4
1.2.3. Cơ hội....................................................................................................................... 5
1.2.4. Thách thức...............................................................................................................6
Chương II: Những tác động của công nghệ du lịch trực tuyến (online tourism) tới
lĩnh vực du lịch và những giải pháp cho lĩnh vực đó tại Việt Nam................................7
2.1. Những tác động của công nghệ du lịch trực tuyến (online tourism) tới lĩnh vực
du lịch tại Việt Nam..........................................................................................................7
2.1.1 Giới thiệu công nghệ du lịch trực tuyến (online tourism)
............................................................................................................................................
7
2.1.2 Công nghệ du lịch trực tuyến trong ngành dịch vụ du lịch
............................................................................................................................................
8
2.1.2.1 Về mặt kỹ thuật (Technology).................................................................................8
2.1.2.2 Về mặt con người (Human).................................................................................8
2.1.2.3 Về mặt thông tin (Information)...........................................................................8
2.1.2.4 Về mặt tổ chức (Organization)............................................................................9
2.2 Vai trò của công nghệ du lịch trực tuyến đối với ngành du lịch tại Việt Nam....10
2.2.1 Thực trạng của ngành du lịch Việt Nam trước khi áp dụng công nghệ du lịch
trực tuyến.......................................................................................................................10
2.2.2 Thực trạng của ngành du lịch Việt Nam sau khi áp dụng công nghệ du lịch trực
tuyến............................................................................................................................... 11
2.2.2.1 Lý do cần phải áp dụng.......................................................................................11
2.2.2.2 Những thay đổi rõ rệt..........................................................................................11
2.2.2.3 Những tiến bộ, lợi thế khi áp dụng......................................................................12
2.2.2.4 Hạn chế còn tồn tại..............................................................................................13
2.2.2.5 Đề xuất giải pháp................................................................................................14
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được nhắc đến trong vài năm qua đã và đang
biến những điều tưởng chừng như không thể trở thành có thể. Công nghiệp hóa theo
hướng hiện đại hóa được xác định là trọng tâm của chiến lược phát triển quốc gia. Ngày
nay bất kì lĩnh vực nào cũng đều hoạt động theo hướng tự động hoá, hiện đại hoá. Trong
đó du lịch trực tuyến luôn là một trong những vấn đề nóng bỏng mà con người quan tâm
không chỉ giới trẻ mà còn cả những người có tuổi. Đặc biệt hơn khi ngày nay điều kiện
sống được cả thiện đòi hỏi con người ta có nhu cầu cao hơn về việc được đi đây đi đó,
được trải nghiệm qua các nền văn hoá trên thế giới. Nhờ ảnh hưởng của cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0, các thiết bị công nghệ hiện đại dần xuất hiện như smartphone, máy tính
bảng,... giúp cho việc đặt tour, đặt vé máy bay, đặt phòng thậm chí đặt cả bữa ăn với từng
món cụ thể trở nên vô cùng dễ dàng. Trái ngược hoàn toàn so với trước đây, việc đặt vé,
đặt chỗ cùng một lúc chỉ trên một chiếc điện thoại dường như là không thể. Với độ chính
xác, tốc độ và khả năng thanh toán tiết kiệm chi phí, cách chúng ta đi du lịch bằng cách
đặt trực tiếp trên ứng dụng sẽ thay đổi một cách chóng mặt.
Hiện nay các ứng dụng về du lịch trực tuyến rất phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà
còn trên thế giới. Áp dụng những công nghệ tiên tiến hiện đại khi mà ngày nay công nghệ
4.0 càng ngày càng trở nên phát triển, công nghệ du lịch trực tuyến cho phép khách hàng
đặt tất cả các loại vé, nhà nghỉ, khách sạn trong cùng một chuyến đi chỉ với vài thao tác
đơn giản. Hiểu được vấn đề đó nhóm ... đã nghiên cứu “Những tác động của cuộc cách
mạng 4.0 đến ngành du lịch cũng như những thách thức và cơ hội của Việt Nam trong
cuộc cách mạng này".
Do hạn chế về mặt kiến thức, lý luận nên bài làm của chúng em không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý từ cô để bài nghiên cứu của nhóm
được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
2. Xác lập vấn đề nghiên cứu
Để hiểu rõ hơn về vai trò của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với toàn thế
giới, đặc biệt là công nghệ du lịch trực tiếp trong lĩnh vực du lịch đối với việc phát triển
kinh tế - xã hội cũng như là những thách thức và cơ hội mà cuộc cách mạng đó tác động
đến Việt Nam.
3. Tổng quan nghiên cứu
Mục đích tổng quan nghiên cứu: tham khảo ý kiến, định hướng những việc cần làm
để giúp bài thảo luận của nhóm hoàn thiện hơn.
4. Mục tiêu nghiên cứu
- Nắm được lý thuyết và khái niệm về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
- Chỉ ra và phân tích được những thách thức cũng như cơ hội của Việt Nam trong
cuộc cách mạng này từ đó đưa ra giải pháp để xử lý và hoàn thiện.
- Giúp nhóm tìm hiểu và biết thêm thông tin về công nghệ du lịch trực tuyến qua đó
thấy được sự đóng góp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia Việt Nam. Bên
cạnh đó giúp mỗi thành viên trong nhóm phát huy được khả năng làm việc nhóm của
mình, trau dồi một số kiến thức liên quan đến môn Quản trị Công nghệ.
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, phân tích những thách thức
và cơ hội của Việt Nam trong cuộc cách mạng này. Tác động của cách mạng 4.0 tới công
nghệ du lịch trực tuyến.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
5.2.1. Thời gian nghiên cứu: dữ liệu được lấy từ năm 2010 đến năm 2018.
5.2.2. Địa điểm nghiên cứu: quốc gia Việt Nam.
6/ Phương pháp nghiên cứu
Các khái niệm về cách mạng công nghiệp 4.0, thông tin về công nghệ du lịch
trực tuyến.
CHƯƠNG I. CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0. NHỮNG CƠ HỘI VÀ
THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM TRONG CUỘC CÁCH MẠNG NÀY.
1.1. Khái quát về cuộc cách mạng công nghệ 4.0
1.1.1. Khái niệm công nghệ
Do số lượng công nghệ nhiều đến mức không thể thống kê được nên cho đến nay
vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về công nghệ. Một số tổ chức chuyên nghiên cứu
về công nghệ đã đưa ra một số quan niệm của mình về công nghệ như sau:
Theo quan điểm của UNIDO: Công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công
nghiệp bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu và xử lý nó một cách có hệ thống và có
phương pháp.
Theo quan điểm ESCAP: Công nghệ là hệ thống kiến trúc, quy trình và kỹ thuật
dùng để chế biến vật liệu và xử lý thông tin. Nó bao gồm kiến thức, kỹ năng, thiết bị,
phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hóa và cung cấp dịch vụ.
Theo luật khoa học và công nghệ: Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy
trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản
phẩm.
1.1.2. Khái niệm công nghiệp 4.0
Công nghiệp 4.0 là xu hướng hiện thời trong việc tự động hóa và trao đổi dữ liệu
trong công nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống không gian mạng thực-ảo (cyberphysical system), Internet Vạn Vật và điện toán đám mây và điện toán nhận thức.
Công nghiệp 4.0 tạo ra nhà máy thông minh. Trong các nhà máy thông minh với
cấu trúc kiểu mô-đun, hệ thống thực - ảo giám sát các quy trình thực tế, tạo ra một bản
sao ảo của thế giới thực và đưa ra các quyết định phân tán. Qua Internet Vạn Vật, các hệ
thống thực - ảo giao tiếp và cộng tác với nhau và với con người trong thời gian thực và
với sự hỗ trợ của Internet dịch vụ, dịch vụ nội hàm và dịch vụ xuyên tổ chức được cung
cấp cho các bên tham gia chuỗi giá trị sử dụng.
1.1.3. Nội dung cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được nhắc đến trong vài năm qua, đặc biệt trong
thời gian gần đây đã và đang mang lại những cơ hội và thách thức, tác động đến mọi mặt
đời sống kinh tế – xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới.
Khoa học – công nghệ sẽ biến những điều không thể trở thành có thể. Năng suất,
chất lượng, chất lượng dịch vụ, giảm chi phí thương mại… sẽ làm tăng doanh thu toàn
cầu. Cần phát huy, tận dụng những mặt mạnh và hạn chế những mặt trái của cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 này như thế nào là vấn đề mà tất cả các quốc gia đều đang cân não
1
để
giải quyết
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ra đời với nội dung chủ yếu là các phát minh,
phát kiến và sự kết hợp của ba “đại xu hướng”: vật lý, số hóa và sinh học, hay là sự kết
hợp của ba thế giới: thế giới vật chất, thế giới ảo (thế giới số) và thế giới sinh vật. Đây là
cuộc cách mạng phát triển mạnh mẽ với tốc độ chóng mặt lên đến cấp số nhân so với 3
cuộc cách mạng trước. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đó chính là sự hợp
nhất về mặt công nghệ, cũng từ đó xóa bỏ ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số
và sinh học, đem lại sự kết hợp giữa hệ thống ảo và thực thể.
1.1.4. Ảnh hưởng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với sự phát triển kinh tế xã hội
1.1.4.1. Ảnh hưởng tích cực.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có sự tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, với
sự xuất hiện của robot có trí tuệ nhân tạo, người máy làm việc thông minh, có khả năng
ghi nhớ, học hỏi vô biên, trong khi khả năng đó ở con người thường chỉ có trong thời gian
giới hạn. Chính vì vậy, việc các công nghệ cao và máy móc thông minh sẽ tạo cơ hội cho
con người làm việc và hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn bằng cách tận dụng những lợi
thế mà cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mang lại. Đây chính là một “cơ hội ngàn vàng”
nhằm thu hẹp khoảng cách thế giới phẳng của các nước đang phát triển với các nước phát
triển. Có thể nói rằng đó chính là đột phá của công nghệ số trong những năm vừa qua, tiếp
nối thành quả của cuộc cách mạng số hoá đã diễn ra mấy chục năm qua từ khi có máy
tính. Từ khi có máy tính hàng loạt trang web ra đời như: Apple, Samsung… để quảng bá
cho sản phẩm của mình một cách hiệu quả. Đây chính là một “cơ hội ngàn vàng” nhằm
thu hẹp khoảng cách thế giới phẳng của các nước đang phát triển với các nước phát triển.
Tương lai mang thế giới phẳng đang dần hình thành ngay trước mắt chúng ta, và
con người toàn cầu sẽ phải học cách đón nhận, thích ứng với những bước tiến đang đến
như vũ bão trong thời đại công nghệ số này.
1.1.4.2. Ảnh hưởng tiêu cực.
Tuy nhiên, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, những yếu tố mà các nước như
Việt Nam đã và đang tự coi là ưu thế như lực lượng lao động thủ công trẻ, dồi dào sẽ
không còn là thế mạnh. Trong tương lai, người dân có thể gặp nhiều khó khăn trong việc
tìm kiếm việc làm hơn, bởi những lĩnh vực thủ công giờ đây máy móc đều có thể tác động
đến, thậm chí làm tốt hơn. Sự phá vỡ thị trường lao động như vậy có thể làm xảy ra
những vấn đề gây bất ổn về kinh tế xã hội hay thậm chí là kể cả chính trị. Điều này đòi
hỏi con người cần phải không ngừng trau dồi bản thân, khiến mình đứng ở vị trí cao hơn,
có thể điều khiển được máy móc một cách thông minh và hợp lí thì mới không bị đào thải
giữa rất nhiều công nghệ tiên tiến hiện nay.
2
Bên cạnh đó chính bản thân thân cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 này cũng có
những mặt hạn chế của nó. Chúng ta giờ đây sẽ càng phải lo lắng hơn về những bảo mật
về thông tin cá nhân. Chính điều này đặt ra thách thức cho nước ta về việc cần phải tự
nâng cao công nghệ của chính mình để có thể tạo ra một “hàng rào chắn” vững chắc cho
những thông tin này.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang là xu thế có tác động đến phát triển
kinh tế – xã hội của nhiều quốc gia. Trong đó, một trong những công nghệ quan trọng là
Dữ liệu lớn (Big Data). Đây được xem là là yếu tố cốt lõi để sử dụng và phát triển vạn vật
Internet (Internet of Things) và trí tuệ nhân tạo (AI). Nếu nhanh tay nắm bắt được các cơ
hội mà cuộc cách mạng công nghiệp này mang lại, quốc gia có thể tạo được tiếng vang và
tiến gần hơn với danh vị “cường quốc”, ngược lại, có thể sẽ bi tụt hậu thua thiệt nhiều hơn
so với sự cách tân hiện đại từ các yếu tố của cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
1.2.
Liên hệ Việt Nam trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
1.2.1. Thực trạng của Việt Nam trước cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Trước khi Việt Nam bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trình độ công
nghiệp ở nước ta bước đầu đã có những chuyển biến. Tuy nhiên, nó vẫn đang trong tình
trạng lạc hậu, chậm phát triển và chưa đáp ứng được yêu cầu của đất nước. So với những
nước tiên tiến trên thế giới, trình độ khoa học công nghệ của chúng ta theo sau họ từ 50
năm cho đến 100 năm.
Về ngành khoa học tự nhiên và công nghệ cao đã được chú ý nhiều. Đồng thời,
công nghệ chế tạo vật hiệu mới, công nghệ sinh học, tự động hoá… đã từng bước được
quan tâm. Tuy nhiên tất cả mới dừng lại ở mức bắt đầu nghiên cứu.
Về môi trường: chưa có sự tập trung vào việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
và bảo vệ môi trường bằng các biện pháp công nghệ. Các biện pháp về bảo vệ sự đa dạng
sinh học, cân bằng sinh thái và xử lý ô nhiễm nước, không khí ở các khu công nghiệp tập
trung, các thành phố lớn… các biện pháp trồng rừng, chống suy thoái đất, cải tạo đất…
được thực hiện không chuyên nghiệp, không đem lại hiệu quả cao.
Về công nghiệp, hàng loạt kỹ thuật tiên tiến chưa được áp dụng, hầu hết mọi việc
trong hoạt động sản xuất, lao động con người đều phải tự làm. Môi trường làm việc đối
với người lao động còn độc hại, năng suất không cao.
Về mảng viễn thông, hệ thống kết cấu hạ tầng thông tin chưa đủ mạnh để hoà nhập
mạng thông tin quốc tế và khu vực gây cản trở tới việc tiếp nhận những tiến bộ khoa học
kĩ thuật từ những nước đi trước.
Về y tế, nước ta chưa áp dụng được những thành tựu liên quan tới việc chăm sóc
sức khỏe, cấy ghép tế bào hay thay thế một số bộ phận như những gì mà công nghệ in 3D
và cấy ghép mà những nước đi trước đã làm được.
3
Về giáo dục, Các yếu tố về đổi mới sáng tạo công nghệ và giáo dục - chuẩn bị cho
cách mạng công nghiệp 4.0 của Việt Nam đều đang ở mức thấp. Cụ thể, Việt Nam đứng
thứ 90/100 về Công nghệ và Đổi mới (Technology & Innovation); xếp thứ 92/100 về
Công nghệ nền (Technology Platform); xếp thứ 77/100 về Năng lực sáng tạo; xếp hạng
70/100 về Nguồn lực con người. Tổng cộng, Việt Nam chỉ đạt 4,9 trên thang điểm 10 về
mức độ sẵn sàng với cách mạng 4.0
1.2.2. Những thay đổi của Việt Nam trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với thu nhập bình quân đầu người chỉ là
2.200 USD (theo thống kê của Standard & Poor), nhưng Việt Nam cũng đã tham gia khá
sâu rộng trong lĩnh vực Internet và truyền thông. Theo Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và
Truyền thông), tính đến hết năm 2015, tỷ lệ người dùng Internet Việt Nam đã đạt 52% dân
số. Việt Nam đứng thứ tư trên thế giới về thời gian sử dụng Internet với 5,2 giờ mỗi ngày,
đứng thứ 22 trên thế giới tính theo dân số về số người sử dụng mạng xã hội (thống kê của
wearesocial.net).
Có 2 lĩnh vực được nhắc đến trong CMCN 4.0 thuộc về y học là cấy ghép và in 3D
thì Việt Nam đã có được những thành tựu nhất định. In 3D còn được gọi là công nghệ
“chế tạo cộng”. Công nghệ in 3D đã có mặt tại Việt Nam từ năm 2003, hiện nay, in 3D đã
được ứng dụng tại Việt Nam trong rất nhiều lĩnh vực, từ giáo dục, mỹ thuật, y học đến
kiến trúc, xây dựng. Thành tựu nổi bật nhất là vào năm 2016, các bác sỹ của bệnh viện
chợ Rẫy đã in một mảnh sọ nhân tạo bằng methyl methacrylate để vá sọ cho bệnh nhân
L.N.T 17 tuổi. Bệnh nhân này bị chấn thương sọ não với một lỗ thủng trên hộp sọ rộng
gần 140 mm. Sau khi được phẫu thuật ghép mảnh sọ nhân tạo, bệnh nhân đã hồi phục.
Trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo (AI), một trong những đặc trưng chủ yếu của
CMCN 4.0, chúng ta cũng đã có những sản phẩm AI “Made in Vietnam”, chẳng hạn như
“Hệ thống Săn dữ liệu mạng xã hội” của Lê Công Thành và các cộng sự thuộc Topica AI
Labs. Hệ thống AI này được các ngân hàng, Tổng cục Du lịch và nhiều doanh nghiệp sử
dụng để định vị thương hiệu.
Ngày 04/5/2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Chỉ thị số
16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Sau hơn 6 tháng triển khai Chỉ thị, nhiều bộ, ngành và địa phương đã có sự đầu tư và chủ
động triển khai các nhiệm vụ được giao như: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng công nghệ
thông tin viễn thông với việc phủ sóng 4G với 95% dân số; Đưa giáo dục STEM (Khoa
học, công nghệ, kỹ thuật, toán học ) vào chương trình đào tạo; đổi mới đào tạo nghề
nghiệp; Tài trợ triển khai các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia theo xu hướng phát triển
của cách mạng công nghiệp 4.0; Ban hành các chính sách ưu đãi cho phát triển công nghệ
thông tin; Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia, hỗ trợ doanh nghiệp nâng
cấp năng lực công nghệ, chuyển giao, ứng dụng, làm chủ và tiến tới sáng tạo công nghệ;
Nỗ lực để tạo môi trường kinh doanh thông thoáng hơn.
4
1.2.3. Cơ hội
Cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra cơ hội phát triển cho Việt Nam, bởi cuộc cách
mạng công nghiệp này không nhằm vào công nghiệp, là lĩnh vực ta có khoảng cách rất
lớn so với các nước phát triển, như những lần trước đó. Nó nhằm vào công nghệ số, đem
tiến bộ của công nghệ số tới mọi lĩnh vực khác. Có những thứ ta phải lựa chọn làm đòn
bẩy để phát triển, như ta đã chọn nông nghiệp và du lịch, và có những thứ ta không thể
chọn mà nhất thiết phải làm như giáo dục, môi trường và y tế. Ông Jonathan Ng cho biết,
một cuộc khảo sát của Trung tâm Năng lực số (DCC), McKinsey & Co Singapore đối với
Việt Nam cho thấy, sự quan tâm của các doanh nghiệp Việt với cuộc Cách mạng công
nghiệp 4.0 là rất lớn. Gần 80% chuyên gia và các công ty sản xuất trong cuộc khảo sát
đều có nhận thức sâu sắc và có hiểu biết cơ bản về cuộc cách mạng này.
Việt Nam có lực lượng lao động trẻ hiểu biết về công nghệ số, có khả năng vận
dụng công nghệ số vào sản xuất. Tuy nhiên khi khảo sát về vấn đề vận dụng Cách mạng
4.0 vào sản xuất thì chỉ có khoảng 50% số doanh nghiệp đã có lộ trình vận dụng; trong đó
có khoảng 13% số doanh nghiệp đã thực sự triển khai cuộc Cách mạng. Đây thực sự là cơ
hội cho các doanh nghiệp Việt nhưng cũng là thách thức không nhỏ cho họ.
Nông nghiệp thông minh cũng nằm ở việc chuyển dịch một phần diện tích lúa sang
các cây trồng, vật nuôi khác có giá trị cao hơn lúa. Việc dịch chuyển ở đâu, chuyển bao
nhiêu, giá trị cao hơn bao nhiêu… đều cần và có thể tính toán được nhờ khoa học dữ liệu.
Chẳng hạn trong việc nuôi tôm, tạo ra các giống tôm không thoái hoá cũng như thức ăn
thích hợp cho chúng cần được nghiên cứu với việc sử dụng công nghệ số. Từ đây từng
bước ta có thể tiến đến nông nghiệp chính xác cho nhiều "cây và con".
Du lịch trong cách mạng công nghiệp 4.0 cũng cần được phát triển một cách thông
minh với hỗ trợ của công nghệ số. Việc giới thiệu du lịch cũng cần dựa trên các công nghệ
số hiện đại. Dùng được công nghệ số có thể tạo ra và cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho
khách du lịch, làm cho du khách thật hài lòng khi đến Việt Nam.
Trong y tế, tiến bộ của công nghệ số ngày nay cho phép số hoá tình trạng bệnh tật
và chăm sóc y tế của mỗi người dân trong bệnh án điện tử, là nền tảng của Y tế Điện tử
(e-health). Các bác sĩ có thể khai thác bệnh án điện tử để tìm ra các tri thức y học, hỗ trợ
chẩn đoán, cảnh báo sai sót, gợi ý điều trị, dự đoán tác dụng phụ của thuốc...
Cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra cơ hội phát triển cho Việt Nam, bởi cuộc cách
mạng công nghiệp này không nhằm vào công nghiệp, là lĩnh vực ta có khoảng cách rất
lớn so với các nước phát triển, như những lần trước đó. Nó nhằm vào công nghệ số, đem
tiến bộ của công nghệ số tới mọi lĩnh vực khác. Nếu xét về công nghiệp ô-tô, công nghiệp
robot… ta có thể cách các nước phát triển nhiều chục năm, thậm chí cả trăm năm, nhưng
ta có thể cách không xa các nước này ở một số công nghệ số, nếu có cách làm.
5
Về phía Chính phủ, dưới tác động của cuộc cách mạng này, công tác điều hành của
Chính phủ của Việt Nam cũng sẽ có được sức mạnh công nghệ mới để tăng quyền kiểm
soát, cải tiến hệ thống quản lý xã hội.
Về phía doanh nghiệp, chi phí cho giao thông và thông tin sẽ giảm xuống, dịch vụ
hậu cần và chuỗi cung ứng sẽ trở nên hiệu quả hơn, và các chi phí thương mại sẽ giảm
bớt, tất cả sẽ làm mở rộng thị trường và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Về phía cung ứng,
Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiếp cận được với các công nghệ hiện đại, cải thiện
phẩm chất, tốc độ, giá cả mà khi được chuyển giao nó có giá trị hơn.
1.2.4. Thách thức
Tuy nhiên, CMCN 4.0 lần này cũng đang đặt ra nhiều thách thức mới đối với các
nước đang phát triển như Việt Nam. Đó là thách thức tụt hậu xa hơn, lao động chi phí
thấp mất dần lợi thế, khoảng cách công nghệ và tri thức nới rộng hơn dẫn đến phân hóa xã
hội sẽ sâu sắc hơn... Chính phủ, các doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu và cơ sở giáo
dục tại Việt Nam cần phải nhận thức được và sẵn sàng thay đổi và có chiến lược phù hợp
cho việc phát triển công - nông nghiệp, dịch vụ và kinh tế hay nguồn nhân lực trong thời
kỳ Internet vạn vật và cuộc CMCN 4.0.
Trong khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến thị
trường lao động thì các cơ sở GDNN nơi cung cấp nhân lực kỹ thuật chủ yếu cho nền
kinh tế, vẫn đào tạo theo cách đã cũ. Học sinh, sinh viên với các kiến thức, kỹ năng đang
được dạy trong nhà trường hiện nay còn chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế 3.0
hiện tại, có thể hoàn toàn không hữu dụng với nền kinh tế 4.0 hoặc đang dễ dàng bị robot
thay thế trong tương lai gần.
Song cũng như các chính phủ khác trên thế giới, Chính phủ Việt Nam cũng sẽ ngày
càng phải đối mặt với áp lực phải thay đổi cách tiếp cận hiện tại của mình để hoạch định
và thực hiện chính sách, trong đó quan trọng nhất là phải nâng cao vai trò của người dân
trong quá trình này. Điều này sẽ càng có ý nghĩa hơn khi Việt Nam đang tiến vào giai
đoan phát triển mới rất quan trọng đòi hỏi đổi mới mạnh mẽ về tư duy, quyết tâm cao của
Chính phủ nhằm công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng có được những quyền lợi nhất định khi sự minh
bạch ngày càng rõ hơn, quan tâm của người tiêu dùng, và các khuôn mẫu mới về hành vi
của người tiêu dùng (ngày càng xây dựng dựa trên quyền truy cập vào các mạng di động
và dữ liệu) buộc các doanh nghiệp phải thích nghi với cách mà họ thiết kế, tiếp thị, và
cung cấp các sản phẩm và dịch vụ. Khi công nghệ và tự động hóa lên ngôi, họ sẽ đối mặt
với áp lực cần nâng cao chất lượng, cải tiến và đổi mới các dây chuyền công nghệ, tuyển
nhân lực có năng lực về công nghệ, đồng thời phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng
gay gắt của doanh nghiệp nước ngoài. Những điều này là thực sự khó khăn trong bối cảnh
doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn thua kém rất lớn các doanh nghiệp nước ngoài về công
nghệ, cũng như nhân lực và vốn đầu tư như hiện nay.
6
CHƯƠNG II. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ DU LỊCH TRỰC TUYẾN
(ONLINE TOURISM) TỚI LĨNH VỰC DU LỊCH VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHO
NHỮNG LĨNH VỰC ĐÓ TẠI VIỆT NAM.
2.1. Những tác động của công nghệ du lịch trực tuyến (online tourism) tới lĩnh vực
du lịch tại Việt Nam
2.1.1 Giới thiệu công nghệ du lịch trực tuyến (online tourism)
Du lịch trực tuyến (online tourism) hay còn gọi là du lịch điện tử (e-tourism) là
việc sử dụng công nghệ số trong tất cả các quy trình và chuỗi giá trị trong du lịch, bao
gồm lữ hành, khách sạn và phục vụ ăn uống, vận chuyển… để các đơn vị, tổ chức du lịch
phát huy tối đa hiệu suất và hiệu quả hoạt động. Khái niệm về du lịch trực tuyến là một
hình thái du lịch có tính tương tác mạnh mẽ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh
nghiệp với khách hàng và khách hàng với khách hàng, dựa trên phạm vi kỹ thuật số và
nền tảng công nghệ là trang web du lịch.
Xu thế của Du lịch trực tuyến:
- Thế giới: Hiện tại có hơn 2,5 tỷ người trên thế giới kết nối internet thông qua
thiết bị di động, dịch vụ “Du lịch và khách sạn” được xếp thứ hai trong 5 mối quan tâm
hàng đầu của người dùng các thiết bị điện thoại thông minh và máy tính bảng để truy cập
internet, 63% khách du lịch sử dụng smartphone để tìm kiếm thông tin và dịch vụ lịch
như chuyến bay, khách sạn, thuê xe và thực hiện đặt dịch vụ thông qua thiết bị di động. 72
% khách du lịch mong muốn các chủ kinh doanh tạo điều kiện để họ đặt lệnh qua điện
thoại và 54% hy vọng chủ kinh doanh tương tác với họ qua thiết bị di động
- Việt Nam: Theo số liệu của Cục An toàn Thông tin (Bộ Thông tin và Truyền
thông, hiện có hơn 50 triệu người Việt Nam sử dụng internet, chiếm 53% dân số, cao hơn
mức bình quân của khu vực châu Á – Thái Bình Dương (46,64%) và trên thế giới
(48,2%). Đặc biệt, trong số đó có tới 78% sử dụng internet hàng ngày. Du lịch trực tuyến
tăng trưởng mạnh ở Việt Nam. Tuy nhiên, tỷ lệ lớn khách outbound và inbound sử dụng
dịch vụ của các sàn du lịch trực tuyến nước ngoài. Thậm chí, tỷ lệ khách du lịch nội địa
sử dụng dịch vụ của các sàn du lịch trực tuyến nước ngoài là không nhỏ. Số liệu của Hiệp
hội Thương mại Điện tử (VECOM) cho thấy, các OTAs thương hiệu toàn cầu như
Agoda.com, booking.com, Traveloka.com, Expedia.com (bao gồm Trivago.com,
hotel.com) đang độc chiếm thị trường Việt Nam, với 80% thị phần. Trong khi đó, hiện chỉ
có trên 10 công ty Việt Nam có kinh doanh du lịch trực tuyến như: Ivivu.com,
chudu24.com, mytour.vn, tripi.vn, mytour.vn, gotadi.com, vntrip.vn,… Tuy nhiên các
công ty này cũng chỉ phục vụ thị trường khách trong nước và số lượng giao dịch còn thấp.
Theo tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor International, doanh thu bán hàng du
lịch trực tuyến tại Việt Nam sẽ duy trì mức độ tăng trưởng 12% trong giai đoạn 2015 –
2020.
7
Xu hướng sử dụng dịch vụ trên internet để ra quyết định cho chuyến đi và các hoạt
động du lịch ngày càng gia tăng. Hơn 40% các lệnh tìm kiếm du lịch trực tuyến được thực
hiện từ điện thoại cầm tay, 66% đơn đặt hàng được đặt trực tuyến trong năm 2014 (khảo
sát của Resonance Consultancy). Các ứng dụng trên điện thoại thông minh (như tìm địa
điểm, đặt phương tiện đi lại, dịch vụ giải trí,…) đang dần thay thế các chức năng của bộ
phận Hướng dẫn khách hàng tại khách sạn.
2.1.2. Công nghệ du lịch trực tuyến trong ngành dịch vụ du lịch
2.1.2.1 Về mặt kỹ thuật (Technology)
Công nghệ hàm chứa trong vật thể: các thiết bị máy móc có thể kết nối với
Internet: Máy tính, laptop, smartphone.
Không cần mất thời gian đến gặp trực tiếp, nhờ có thiết bị kết nối Internet, doanh
nghiệp du lịch và khách hàng vẫn có thể giao dịch, tư vấn trực tuyến, giúp tiết kiệm thời
gian hơn.
2.1.2.2 Về mặt con người (Human)
Về phía doanh nghiệp:
+ Đội ngũ nhân viên cần thành thạo về việc sử dụng các thiết bị thông minh:
laptop, điện thoại; hiểu rõ về các công nghệ internet, website, các phần mềm liên quan
đến việc giao dịch điện tử với khách hàng.
+ Các cơ quan quản lý về du lịch phải có trách nhiệm hướng dẫn về giao dịch
điện tử trong lĩnh vực du lịch. Bên cạnh việc phải nhanh chóng nắm bắt cơ hội thời công
nghiệp 4.0 mang lại, các doanh nghiệp du lịch cần nâng cao năng lực tài chính, đầu tư
chuyên sâu cho nền tảng công nghệ để quảng cáo, tiếp thị, thanh toán trực tuyến thuận
lợi… Nhận thức được vai trò và hiệu quả của ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao
năng lực cạnh tranh, mở rộng kinh doanh và luôn tiên phong trong việc xây dựng các giao
diện, website về du lịch, tăng khả năng tương tác với khách hàng.
Về phía khách du lịch: Cần có thiết bị kết nối với Internet, biết thanh toán, mua
bán và tương tác với doanh nghiệp thông qua Internet.
2.1.2.3 Về mặt thông tin (Information)
Phần cứng ứng dụng trong du lịch:
PCs: ứng dụng văn phòng, quản lý khách, ứng dụng kinh doanh.
Máy chủ: Kết nối các bộ phận trong khách sạn, công ty du lịch.
Internet: Thông tin, quảng cáo, kế nối hệ thống kinh doanh quốc tế, bán hàng…
Ki-ốt tự phục vụ: Thông tin, cung cấp dịch vụ bán vé….
Phần mềm ứng dụng trong du lịch:
Phần mềm chuẩn: Các phần mềm hệ thống như Windows, UNIX ….
8
Phần mềm ứng dụng: Các phần mềm sừ dụng chuyên cho một lĩnh vực nào đó
(soạn thảo, quản lý đặt phòng …).
Quy trình phần mềm: Quy trình thống nhất thiết kế, phát triển và thực hiện các
phần mềm.
Cấu trúc hệ thống và mạng: Các hệ thống phân phối toán cầu để mọi nơi có thể
tham gia và hòa nhập (như giao thức TPC/IP).
Đa phương tiện: Các hình thức văn bản, âm thanh, hình ảnh liên quan đến các
danh lam thắng cảnh để khách hàng dễ dàng tham khảo và lựa chọn.
Giao diện với người sử dụng: Hình thức giao tiếp đầu cuối giữa hệ thống máy
tính và người sử dụng, có thể dưới các dạng dễ sử dụng.
2.1.2.4 Về mặt tổ chức (Organization)
Về trách nhiệm, quyền hạn:
Nhà quản lý cần có kỹ năng chuyên môn về du lịch, biết tuyển dụng, đào tạo, sử
dụng nhân viên.
Coi trọng phát triển nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hợp lý
về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo để đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh
tranh và hội nhập khu vực, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; tập trung đào
tạo nhân lực bậc cao, đội ngũ quản lý trở thành lực lượng “máy cái” để thúc đẩy chuyển
giao, đào tạo tại chỗ theo yêu cầu công việc.
Về chiến lược cải tiến của doanh nghiệp:
Đối với phát triển sản phẩm và định hướng thị trường cần tập trung xây dựng hệ
thống sản phẩm du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên
du lịch độc đáo, có thế mạnh nổi trội. Ưu tiên phát triển du lịch biển; phát triển du lịch
văn hóa làm nền tảng, phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm;
liên kết phát triển sản phẩm khu vực gắn với các hành lang kinh tế.
Xác định thị trường mục tiêu với phân đoạn thị trường theo mục đích du lịch và khả
năng thanh toán.
Phát triển các thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu
điểm đến nổi bật để từng bước tạo dựng hình ảnh, thương hiệu cho Du lịch Việt Nam.
Tập trung đẩy mạnh và chuyên nghiệp hóa công tác xúc tiến quảng bá du lịch nhằm
vào thị trường mục tiêu theo hướng lấy điểm đến, sản phẩm du lịch và thương hiệu du
lịch làm tiêu điểm. Các chương trình, chiến dịch quảng bá được triển khai tập trung vào
các nhóm thị trường ưu tiên.
Đầu tư phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm theo định hướng ưu tiên; tiếp tục
đầu tư nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng du lịch, kết cấu hạ tầng, xúc tiến quảng
bá và xây dựng thương hiệu du lịch
9
2.2 Vai trò của công nghệ du lịch trực tuyến đối với ngành du lịch tại Việt Nam
2.2.1 Thực trạng của ngành du lịch Việt Nam trước khi áp dụng công nghệ du lịch
trực tuyến.
- Tốc độ tăng trưởng không đều.
Tính trong năm 2010, lượng khách quốc tế đến Việt Nam hàng tháng đều cao so với
những năm trước, đạt trung bình gần 420.000 lượt khách/tháng. Chỉ riêng trong quý
I/2010, khách quốc tế đến Việt Nam tăng 36,2% so với cùng kỳ năm 2009. Chào đón vị
khách quốc tế thứ 5 triệu, DLVN đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra cho cả năm
2010 (mục tiêu đón 4,2 triệu lượt khách quốc tế), lượng khách du lịch nội địa đạt trên 28
triệu lượt; thu nhập từ du lịch dự kiến đạt khoảng 96 nghìn tỷ đồng, tăng 37% so với năm
2009, ước tính đóng góp 4,5 % cho tổng GDP đất nước – đây cũng sẽ là tiền đề để DLVN
có những bước phát triển mới, hướng tới mục tiêu đón 5,3 triệu lượt khách quốc tế đến
Việt Nam vào năm 2011.
Tuy nhiên tốc độ này lại chậm dần đều vào các năm tiếp theo. Thông tin từ Hiệp hội Du
lịch Việt Nam cho thấy, tốc độ tăng trưởng khách quốc tế vào Việt Nam của ngành này từ
năm 2010-2015 ngày càng sụt giảm. Nếu năm 2010, tốc độ tăng trưởng khách đạt 34,8%,
thì từ năm 2011-2014 bắt đầu giảm: năm 2011 tăng trưởng 19,1%; 2012 tăng trưởng
13,9%; 2013 chỉ tăng trưởng 10,6%; 2014 tăng trưởng còn 4% và đến 4 tháng đầu năm
2015 thì giảm 12,8%.
- Dịch vụ du lịch chưa đặc sắc, trùng lặp và thiếu quy chuẩn.
Khi khách du lịch tới Việt Nam, hoặc khách Việt Nam du lịch tới các vùng mới, họ không
biết ở vùng này sẽ phải đi đâu, có những chỗ nào để ở, khách sạn nào tốt, nhà hàng nào ăn
ngon hay danh lam thắng cảnh nào cần phải xem.
Ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam cũng thừa nhận hầu
hết các doanh nghiệp dịch vụ du lịch lớn của Việt Nam đang có trong tay lượng dữ liệu
"khổng lồ" về điểm đến, sản phẩm, khách hàng, khả năng cung ứng dịch vụ của các điểm
đến... nhưng lại chưa có sự kết nối để tăng cường dịch vụ du lịch.
Tình trạng mất vệ sinh, mất an ninh trật tự tại các điểm du lịch vẫn thường xảy ra bên
cạnh các tệ nạn taxi dù “chém khách”, hàng rong chèo kéo, đeo bám; một số dịch vụ lữ
hành, khách sạn ở các địa phương vẫn diễn ra việc núp bóng, lừa đảo, ép giá khách, nhất
là vào mùa cao điểm.
- Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch Việt còn thiếu chuyên nghiệp.
Thông tin chủ yếu chỉ xuất hiện trên báo, đài, truyền hình, khiến cho khách hàng khó nắm
bắt được thông tin của các điểm đến. Phần lớn khách hàng tìm hiểu thông tin để đưa ra
quyết định cho chuyến du lịch qua trực tiếp đơn vị lữ hành, truyền miệng, tivi, người thân,
bạn bè,...
10
Mặc dù tích cực tham gia các hội chợ du lịch, các gian hàng du lịch được đầu tư với số
tiền lớn, nhưng hiệu quả đạt được không cao. Khách hàng hầu như không nắm bắt được
lượng thông tin mà doanh nghiệp muốn quảng bá.
2.2.2 Thực trạng của ngành du lịch Việt Nam sau khi áp dụng công nghệ du lịch trực
tuyến
2.2.2.1 Lý do cần phải áp dụng
Thời gian gần đây, các công cụ trực tuyến tác động tích cực tới nhiều hoạt động du
lịch như quảng bá thương hiệu, mua vé, đặt phòng… Điều này đòi hỏi ngành du lịch Việt
Nam chủ động bắt kịp để tạo ra những bước phát triển vượt bậc, trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn.
Tổ chức Du lịch thế giới nhận định cuộc cách mạng công nghệ và mạng xã hội chính
là yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch những năm vừa
qua. Sự gia tăng mạnh của những nhóm khách lẻ sử dụng dịch vụ từ các đại lý du lịch trực
tuyến (Online Travel Agency-OTA) đã làm thay đổi đáng kể thị trường này.
Việt Nam được nhận định là quốc gia thuộc khu vực các nền kinh tế năng động ở
châu Á, có dân số đông và trẻ, công nghệ internet di động phát triển nhanh, lượng người
và mức độ sử dụng mạng trong ngày cao hàng đầu thế giới. Theo số liệu của Cục An toàn
Thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông): hiện có hơn 50 triệu người Việt Nam sử dụng
internet, chiếm 53% dân số, cao hơn mức bình quân của khu vực châu Á – Thái Bình
Dương (46,64%) và trên thế giới (48,2%). Đặc biệt, trong số đó có tới 78% sử dụng
internet
hàng ngày.
Do đó, hoàn toàn có thể khẳng định Việt Nam là môi trường lý tưởng để phát triển
du lịch trực tuyến.
2.2.2.2 Những thay đổi rõ rệt
Thực tế, xu hướng sử dụng dịch vụ trên Internet để quyết định cho các chuyến đi và
nội dung hoạt động du lịch ngày càng tăng. Tại Việt Nam, theo khảo sát của Công ty
nghiên cứu thị trường Q&Me cho biết, có 88% khách du lịch tra cứu thông tin qua mạng,
35% thường xuyên sử dụng internet để tìm kiếm thông tin du lịch. Tra cứu Google Trends
cho thấy, từ khóa “du lịch” được tìm kiếm tăng 3 lần trong 5 năm gần đây. Thông tin du
lịch trong nước được tìm kiếm thường liên quan đến điểm đến, khách sạn, nhà hàng, kinh
nghiệm du lịch... Không những thế, có đến 66% đơn đặt hàng được đặt trực tuyến trong
năm 2014 (khảo sát của Resonance Consultancy). Các ứng dụng trên điện thoại thông
minh (như tìm địa điểm, đặt phương tiện đi lại, dịch vụ giải trí,…) đang dần thay thế các
chức năng của bộ phận Hướng dẫn khách hàng (Concierge) tại khách sạn.
11
Các doanh nghiệp tại Việt Nam như Viettravel, mytour.vn, vntrip.vn, Five Stars
Travel cũng khá chủ động trong việc áp dụng cách mạng công nghiệp 4.0 bắt đầu từ việc
số hóa dữ liệu, bao gồm cập nhật thông tin tour; chương trình ưu đãi; hoạt động của
doanh nghiệp lên website; ứng dụng công nghệ mới để tăng trải nghiệm của khách hàng;
nâng cấp phần mềm điều hành tour; triển khai cổng thanh toán điện tử; thiết lập kênh
tương tác trực tiếp với khách... Tuy nhiên, các doanh nghiệp này chủ yếu phục vụ thị
trường khách trong nước và số lượng giao dịch còn thấp.
Trong số các doanh nghiệp tiên phong xây dựng chiến lược nghiên cứu và xây dựng
sản phẩm du lịch sử dụng công nghệ, mang lại những lựa chọn thông minh cho khách
hàng có thể kể tới Tripi. Tripi hoạt động dựa trên nền tảng Data Science có khả năng tự
động gợi ý gói du lịch thông minh trong khoảng thời gian khởi hành khách hàng yêu cầu.
Công ty này áp dụng ứng dụng di động giúp đặt tour, vé máy bay, khách sạn, gói combo
Holidays (gồm vé máy bay và khách sạn, tour du lịch) chỉ bằng một vài thao tác trên ứng
dụng di động. Ngoài ra, khách hàng có thể tìm kiếm, so sánh giá các sản phẩm du lịch và
cập nhật chính xác 24/24h tình trạng sản phẩm du lịch. Hiện nay, trang web của công ty
này cho phép người dùng có thể tạo tài khoản bằng cách liên kết với tài khoản mạng xã
hội như Facebook hay Google. Để gia tăng tiện ích tìm phòng khách sạn, Tripi kết nối với
Agoda và Booking.com. Đặc biệt, dựa vào phân tích mọi dữ liệu về khách hàng, Trí tuệ
nhân tạo sẽ tạo ra nhiều lựa chọn cho chuyến du lịch với các loại hình và hoạt động theo
sở thích cá nhân. Công nghệ có thể tính toán được xu hướng nhu cầu của khách đối với
loại hình du lịch nào, sở thích về các hoạt động trong chuyến đi, địa điểm, hình thức mua
sắm, hay loại cơ sở lưu trú mà khách thường lựa chọn. Phần mềm sẽ gợi ý cho khách
hàng thời điểm, địa điểm xuất phát, lịch trình chuyến đi. Những chiếc xe được lập trình sẽ
đến đón khách hàng. Thậm chí đó là những chiếc xe không người lái.
Theo tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor International, doanh thu bán hàng
du lịch trực tuyến tại Việt Nam sẽ duy trì mức độ tăng trưởng 12% trong giai đoạn 2015 –
2020.
2.2.2.3 Những tiến bộ, lợi thế khi áp dụng
Mở rộng không gian, thời gian và thị trường du lịch
Việc phát triển Internet kết nối vạn vật làm xóa nhòa không gian và thời gian, tạo
nên một thế giới phẳng, mọi người trên khắp thế giới, chỉ cần có kết nối internet là có thể
truy cập và tìm hiểu tất cả những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh du lịch nổi tiếng
trên toàn thế giới. Đây chính là cú hích quan trọng làm nảy sinh nhu cầu đi du lịch ở mọi
người dân, là cơ hội vàng để mở rộng thị trường du lịch.
Giảm chi phí quảng cáo, tiếp thị
Nếu như trước kia, để quảng bá, phát triển điểm đến, người ta phải mất rất nhiều
thời gian và phải trả một khoản kinh phí khá lớn cho việc quảng cáo trên truyền hình, báo,
12
đài, phát tờ rơi, tập gấp, bản đồ, giới thiệu các tour và giá mỗi tour du lịch … thì nay
thông qua ứng dụng các Website thông minh ( như Web30s, Smart Live Chart, Smart
Marketing Tool ) và tổng đài ảo (tất cả các phần mềm này đều chạy trên môi trường điện
toán đám mây) giá thành chi phí quảng cáo, tiếp thị và thời gian dành cho nó đã giảm đi
rất nhiều. Đây là một lợi thế to lớn do công nghiệp 4.0 mang lại.
Số hóa cơ sở dữ liệu du lịch
Việc số hóa các cơ sở dữ liệu du lịch như giới thiệu các dạng tài nguyên du lịch tự
nhiên và nhân văn, bản đồ các điểm du lịch, hệ thống các nhà hàng, khách sạn, hệ thống
giao thông… của mỗi địa phương được triển khai rộng rãi, mang lại tiện ích cho các nhà
quản lý, kinh doanh du lịch và du khách.
Phát triển thương hiệu điểm đến
Công nghiệp 4.0 đưa thông tin, hình ảnh điểm đến cho mọi người ở tất cả mọi lúc,
mọi nơi, nó kích thích và tạo ra nhu cầu khám phá, tìm hiểu điểm đến, Các điểm du lịch
nổi tiếng, có chất lượng dịch vụ tốt, thông qua công nghệ 4.0 sẽ tạo ra hiệu ứng đám
đông, tạo nên thương hiệu điểm đến nhanh chóng và mang tầm vóc quy mô toàn cầu. Một
trong những ví dụ điển hình là sau khi bộ phim KingKong ra đời, Vịnh Hạ Long (Quảng
Ninh), Tràng An(Ninh Bình) và Phong Nha (Quảng Bình) càng trở nên nổi tiếng,trở thành
điểm đến hấp dẫn trong con mắt du khách quốc tế và trong nước.
Nâng cao chất lượng dịch vụ
Khi ứng dụng công nghiệp 4.0, với những ưu thế công nghệ vượt trội, nó cho phép
du khách cảm nhận bằng tất cả các giác quan (thính giác, vị giác, khứu giác, xúc giác, tri
giác) của mình, sự cảm nhận và hài lòng của du khách sẽ tăng lên rất nhiều. Chính vì vậy
công nghiệp 4.0 không chỉ làm giảm giá thành mà còn làm tăng chất lượng các dịch vụ
du lịch.
2.2.2.4 Hạn chế còn tồn tại
Hệ thống du lich trực tuyến của Việt Nam vẫn còn non trẻ.
Dù được đánh giá là thị trường tiềm năng để phát triển du lịch trực tuyến nhưng Việt
Nam vẫn chưa có các kênh OTA đủ mạnh, thị trường chủ yếu vẫn là sân chơi của các
công ty lữ hành truyền thống. Trong khi đó, phần lớn các trang web của các hãng mới chỉ
dừng lại ở mức liệt kê sản phẩm, dịch vụ, chưa được tích hợp chức năng hỗ trợ thanh toán
trực tuyến và xác nhận ngay, cũng chưa chú trọng thu hút những chia sẻ, bình luận từ
khách hàng.
Thiếu đầu tư về kĩ thuật và CNTT
Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch còn chưa thay đổi phương thức quản lý, còn
sử dụng phương thức thủ công khi giới thiệu và bán sản phẩm. Đa số các điểm tham quan
du lịch ở Việt Nam còn chưa áp dụng thương mại điện tử. Ngoài ra vì thiếu vốn đầu tư
13
nên các doanh nghiệp Việt Nam chưa thể đầu tư vào hệ thống CNTT như hệ thống mạng
nội bộ như LAN, WAN, Intranet, hoặc áp dụng thiếu chuyên nghiệp trong marketing trực
tuyến,... gây ra hình ảnh tiêu cực cho doanh nghiệp.
Đa phần các doanh nghiệp du lịch trực tuyến gặp khó ở vấn đề khai báo chi phí
quảng cáo.
Các doanh nghiệp Việt đều lệ thuộc vào các hệ thống quảng cáo từ các công ty nước
ngoài, do đó việc lập hóa đơn để chứng minh phần chi phí doanh nghiệp trong khai báo là
khá khó khăn.
2.2.2.5 Đề xuất giải pháp
Giải pháp của nhà nước
+ Ban hành luật Du lịch 2017 có quy định liên quan đến giao dịch điện tử trong lĩnh
vực du lịch: Điều 5: Chính sách phát triển du lịch quy định Nhà nước có chính sách
khuyến khích, hỗ trợ Ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại phục vụ quản lý và phát
triển du lịch. Điều 73: Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du
lịch; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực du lịch; hướng dẫn về
giao dịch điện tử trong lĩnh vực du lịch.
+ Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 về việc
tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và giảm thiểu những tác
động tiêu cực của làn sóng này ở Việt Nam, trong đó nêu rõ du lịch là một trong những
ngành kinh tế được ưu tiên xây dựng chiến lược chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ
thông tin nhằm thúc đẩy du lịch thông minh ở Việt Nam.
+ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã đề xuất Chính phủ các giải pháp phát
triển ngành du lịch để đạt mức tăng trưởng 30%, phấn đấu đến năm 2020, đưa du lịch cơ
bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; trong đó có việc ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông gồm các giải pháp như đẩy mạnh xúc tiến quảng bá du lịch và mở rộng danh
sách các nước được thí điểm áp dụng cấp thị thực điện tử.
Giải pháp nhóm đưa ra
+ Các doanh nghiệp trước hết cần đầu tư về kỹ thuật để các thông tin có thể đến
được nhanh nhất với khách hàng trên thiết bị di động. Xu hướng hiện nay là những thiết
kế website tương thích với thiết bị di động, thuận tiện trong truy cập, đưa được đầy đủ
thông tin, hỗ trợ nhiều tính năng như thanh toán trực tuyến, book tour, book phòng,... và
phần tương tác, phản hồi, đánh giá của khách hàng – những người đã sử dụng sản phẩm,
dịch vụ.
+ Nâng cao đội ngũ chăm sóc khách hàng để có thể thu hút khách du lịch và cạnh
tranh được với các kênh OTA nước ngoài.
+ Ưu tiên đào tạo kỹ năng và chứng chỉ du lịch bằng công nghệ hiện đại, để tạo ra
nguồn nhân lực đáp ứng được với thời đại công nghệ số - đó là năng lực toán học, công
nghệ thông tin và phẩm chất linh hoạt, nhạy bén, dám nghĩ và làm mới.
14
KẾT LUẬN
Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra rất nhiều sự thay đổi lớn đối với mọi lĩnh vực
đời sống của tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt trong đó có lĩnh vực du lịch và cụ
thể là công nghệ du lịch trực tuyến. Nó đã phát triển mạnh mẽ và tạo ra những thay đổi rõ
ràng góp phần nâng cao chất lượng ngành du lịch Việt Nam. Giờ đây chỉ cần ngồi một
chỗ bên cạnh chiếc smartphone hay chiếc máy tính bảng, bạn cũng có thể đặt được lịch
trình du lịch của mình một cách chi tiết nhất cho một tuần, một tháng tới hoặc thậm chí có
thể đặt cho năm sau. Bên cạnh đó cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng mang đến cơ hội
và thách thức cho nền kinh tế, do đó Việt Nam cần tận dụng những sức mạnh sẵn có và
nắm lấy cơ hội để tham gia vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, thúc đẩy mạnh quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức trong bối
cảnh hội nhập quốc tế. Để làm được điều này, cần hình thành một tầm nhìn toàn diện và
thống nhất mang tính tổng thể về cách thức công nghệ tác động tới cuộc sống cũng như
định hình lại môi trường kinh tế, xã hội, văn hóa, con người Việt Nam và sự quan tâm vào
cuộc của toàn xã hội.
15