Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH VẬN TẢI NIÊM YẾT TRÊNTHỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA
DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH VẬN TẢI NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

NGUYỄN NHƯ CƯỜNG

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Công bố thông tin về trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trong
ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Ngành: Kinh doanh
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 83.40.101

Họ và tên: Nguyễn Như Cường
Người hướng dẫn: TS Nguyễn Thúy Anh

Hà Nội - 2019



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Công bố thông tin về trách nhiệm xã hội của các
doanh nghiệp trong ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”
là đề tài nghiên cứu độc lập của riêng tôi, được đưa ra dựa trên cơ sở tìm hiểu, phân
tích và đánh giá các số liệu của các doanh nghiệp trong ngành vận tải niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam. Các số liệu là trung thực và chưa được công bố
tại các công trình nghiên cứu có nội dung tương đồng nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng
Tác giả

Nguyễn Như Cường

năm 2019


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc lòng biết ơn chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Ngoại
thương, Khoa Sau đại học của trường cùng tập thể các thầy cô giáo, những người đã
trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.

Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn TS.
Nguyễn Thúy Anh, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
và hoàn thiện đề tài.
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hoàn thiện
không thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý
kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Như Cường


iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................. ii
MỤC LỤC.................................................................................................................. iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN........................................................................................... vii
DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT....................................................................... ix
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ................................................................................ x
MỞ ĐẦU......................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 1

2. Tổng quan các nghiên cứu về đề tài................................................................... 2
2.1. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài.................................................................2
2.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước................................................................. 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.................................................... 5
3.1. Mục đích nghiên cứu...................................................................................... 5
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 5
4.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................5
4.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................ 5
5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................6
6. Kết cấu luận văn...................................................................................................6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ TRÁCH
NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM..................................................................................................7
1.1. Tổng quan về công bố thông tin doanh nghiệp.............................................. 7
1.1.1. Khái niệm thông tin và công bố thông tin doanh nghiệp............................7


iv

1.1.1.1. Khái niệm về thông tin.......................................................................... 7
1.1.1.2. Khái niệm về thông tin doanh nghiệp...................................................8
1.1.1.3. Khái niệm công bố thông tin doanh nghiệp..........................................8
1.1.2. Vai trò của công bố thông tin...................................................................... 8
1.1.3. Phân loại thông tin doanh nghiệp................................................................9
1.2. Tổng quan về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp...................................11
1.2.1. Khái niệm về trách nhiệm xã hội.............................................................. 11
1.2.2. Ý nghĩa của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp...................................15
1.2.2.1. Đối với doanh nghiệp..........................................................................15
1.2.2.2. Đối với xã hội......................................................................................16

1.2.3. Nội dung trách nhiệm xã hội..................................................................... 20
1.3. Công bố thông tin về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.......................25
1.3.1. Nội dung công bố thông tin về trách nhiệm xã hội...................................25
1.3.2. Đo lường mức độ công bố thông tin về trách nhiệm xã hội..................... 33
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các
công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.................................................... 34
1.3.3.1. Yếu tố về đặc điểm công ty..................................................................35
1.3.3.2. Yếu tố quản trị công ty........................................................................ 37
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ TRÁCH NHIỆM
XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH VẬN TẢI NIÊM
YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM..............................39
2.1. Khái quát về thị trường chứng khoán và các công ty ngành vận tải niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.......................................................... 39
2.1.1. Khái quát về thị trường chứng khoán Việt Nam.......................................39
2.1.2. Các doanh nghiệp trong ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam...................................................................................................43


v

2.1.3. Quy định công bố thông tin về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên
thị trường chứng khoán Việt Nam.......................................................................49
2.2. Thực trạng hoạt động công bố thông tin về trách nhiệm xã hội của Doanh
nghiệp ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam............ 50
2.2.1. Xây dựng chỉ số thông tin trách nhiệm xã hội.......................................... 50
2.2.2. Áp dụng để đo lường công bố thông tin về trách nhiệm xã hội của Doanh
nghiệp ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua
các chỉ tiêu........................................................................................................... 53
2.2.3. Phân tích việc công bố thông tin về trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp
ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua các chỉ

tiêu........................................................................................................................58
2.2.3.1. Thông tin về cơ cấu quản trị...............................................................58
2.2.3.2. Thông tin về mức độ tin cậy................................................................58
2.2.3.3. Thông tin về người lao đông...............................................................58
2.2.3.4. Thông tin về trách nhiệm cộng đồng, xã hội...................................... 59
2.2.3.5. Thông tin về sản phẩm, dịch vụ.......................................................... 60
2.2.3.6. Thông tin về môi trường......................................................................60
2.3. Đánh giá thực trạng công bố thông tin về trách nhiệm xã hội của Doanh
nghiệp ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam............ 61
2.3.1. Kết quả đạt được........................................................................................61
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân........................................................................... 61
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH
VẬN TẢI NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM64
3.1. Những yêu cầu đặt ra đối với trách nhiệm xã hội và công bố thông tin
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam................................................. 64
3.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp ngành vận tải để tăng cường công bố
thông tin trách nhiệm xã hội................................................................................. 68


vi

3.2.1. Tăng cường nhận thức đối với hoạt động trách nhiệm xã hội và công bố
thông tin trách nhiệm xã hội................................................................................68
3.2.2. Xây dựng mô hình quản trị doanh nghiệp................................................ 69
3.2.3. Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên bộ phận
công bố thông tin................................................................................................. 73
3.2.4. Phát huy vai trò của các thành viên trong hội đồng quản trị đến vấn đề
công bố thông tin trách nhiệm xã hội..................................................................73
3.3. Một số kiến nghị..............................................................................................74

3.3.1. Kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước...........................................74
3.3.1.1. Ban hành hướng dẫn cụ thể đối với các mục thông tin công bố........74
3.3.1.2. Thiết lập quy định bắt buộc công bố thông tin trách nhiệm xã hội và
giám sát việc thực hiện.....................................................................................75
3.3.1.3. Thiết lập quy định về kiểm tra độ tin cậy của thông tin được công bố
.......................................................................................................................... 76
3.3.1.4. Thiết lập chính sách khuyến khích và truyền thông thực hiện công bố
thông tin trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp.........................................76
3.3.1.5. Tăng cường đầu tư để hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin..... 79
3.3.2. Kiến nghị tăng cường sự hỗ trợ từ phiếp hiệp hội nghề nghiệp và sở giao
dịch chứng khoán.................................................................................................80
KẾT LUẬN................................................................................................................82
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................83
PHỤ LỤC.......................................................................................................................


vii

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trách nhiệm xã hội là một đề tài đang được các doanh nghiệp quan tâm hiện
nay. Bên cạnh các lợi ích tài chính đem lại từ việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội
như tăng doanh số, giảm chi phí hoạt động,v.v…còn làm tăng giá trị hình ảnh doanh
nghiệp, từ đó làm tăng lòng trung thành của khách hàng cũng như lực lượng lao
động. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, các nhà đầu tư cũng như khách hàng ngày
càng quan tâm đến những hoạt động kinh doanh hướng đến con người và cộng đồng.
Tại các nước phát triển, người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến chất lượng sản
phẩm mà còn coi trọng cách thức các công ty làm ra sản phẩm đó như thế nào, có
thân thiện với môi trường sinh thái và cộng đồng hay không, có nhân đạo, và lành
mạnh hay không. Do đó, bên cạnh các thông tin tài chính, việc công bố thông tin
trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp là điều vô cùng cần thiết, tăng tính minh bạch

đối với các hoạt động liên quan đến vấn đề xã hội và môi trường, giúp các nhà đầu
tư có cái nhìn toàn diện về Doanh nghiệp.
Tuy nhiên trên thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện trách
nhiệm xã hội đầy đủ và công bố các thông tin liên quan đến trách nhiệm xã hội ra
bên ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc các nước đang phát triển. Gần đây tại
Việt Nam đã xảy ra các vụ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong đó có thể kể đến
là trường hợp của công ty Fomusa. Điều này đáng báo động cho các cơ quan nhà
nước cần phải có những biện pháp thích hợp để tăng cường mức độ công bố thông
tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ra bên ngoài nhằm hạn chế các thiệt hại
trước khi quá muộn. Hiện nay cũng có nhiều công ty công bố các thông tin trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp rất chi tiết như công ty sữa Vinamilk, công ty Bảo
Việt, công ty cổ phần tập đoàn Pan…Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào niêm
yết nói chung và doanh nghiệp ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán
nói riêng cũng công bố thông tin trách nhiệm xã hội một cách đầy đủ. Những doanh
nghiệp vận tải công bố thông tin về trách nhiệm xã hội của mình rất hạn chế.
Xuất phát từ vấn đề đó, tác giả đã chọn đề tài “Công bố thông tin về trách
nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trong ngành vận tải niêm yết trên thị trường


viii

chứng khoán Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình. Luận
văn nghiên cứu và đạt được kết quả sau:
Một là, luận văn đã nghiên cứu cơ sở lý thuyết về công bố thông tin trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam như: Tổng
quan về công bố thông tin; Tổng quan về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp;
Công bố thông tin về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Hai là, luận văn nghiên cứu thực trạng công bố thông tin về trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp trong ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam. Luận văn nghiên cứu về thị trường chứng khoán và các công ty ngành vận tải

niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận văn nghiên cứu thực trạng
công bố thông tin về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành vận tải niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ đó đưa ra các đánh giá về thực trạng công
bố thông tin về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong ngành vận tải niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ba là, trên cơ sở những đánh giá thực trạng về công bố thông tin về trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam, luận văn đưa ra các giải pháp tăng cường công bố thông tin về
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong ngành vận tải niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam như: Tăng cường nhận thức đối với hoạt động trách nhiệm
xã hội và công bố thông tin trách nhiệm xã hội; Xây dựng mô hình quản trị doanh
nghiệp; Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên bộ phận
công bố thông tin; Phát huy vai trò của các thành viên trong hội đồng quản trị đến
vấn đề công bố thông tin trách nhiệm xã hội.


ix

DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Việt

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH

Bảo hiểm xã hội


BHYT

Bảo hiểm y tế

CoC

Bộ quy tắt ứng xử

CSHT

Cơ sở hạ tầng

DN

Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

DNVVN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

DNXH

Doanh nghiệp xã hội

FDI


Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

KTTT

Kiến trúc thượng tầng

GDP

Thu nhập quốc dân

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TNXH của DN

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


x


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp số lượng các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK
TPHCM từ năm 2010-2018........................................................................................41
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp số lượng các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK
Hà Nội từ 2010 đến 2018........................................................................................... 42
Bảng 2.3: Danh sách các công ty ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán năm
2018............................................................................................................................ 45
Bảng 2.4: Các chỉ tiêu ngành vận tải năm 2018........................................................ 49
Bảng 2.5: Thống kê mô tả chỉ số công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các nhóm
thông tin trong ngành vận tải năm 2018.................................................................... 52
Bảng 2.6: Thống kê chấm điểm và tổng điểm công bố thông tin trách nhiệm xã hội
của các nhóm thông tin 43 doanh nghiệp trong ngành vận tải năm 2018................. 54
Bảng 2.7: Thống kê điểm số của nhóm chỉ tiêu công bố thông tin trách nhiệm xã hội
của 43 doanh nghiệp trong ngành vận tải năm 2018................................................. 55
Biểu đồ 2.1: Điểm trung bình về công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các nhóm
thông tin trong ngành vận tải năm 2018.................................................................... 56


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự ra đời của thị trường chứng khoán (TTCK) là nhu cầu khách quan của
nền kinh tế thị trường khi phát triển đến một giai đoạn nhất định mà vấn đề tài trợ
vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp và chính phủ trở nên hết sức cần thiết để duy
trì sự phát triển. Với sự phát triển của thị trường chứng khoán, thông tin luôn là yếu
tố then chốt, nhạy cảm và ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi của tất cả các đối tượng
tham gia thị trường. Trong đó phải kể đến thông tin trách nhiệm xã hội của công ty
niêm yết (CTNY). Đó là nguồn thông tin quan trọng. Những thông tin này cho phép

người sử dụng thông tin có thể đánh giá về đánh giá trách nhiệm của doanh nghiệp
đối với xã hội, cũng như xu thế, định hướng phát triển của doanh nghiệp trong
tương lại.
Trách nhiệm xã hội là một đề tài đang được các doanh nghiệp quan tâm hiện
nay. Bên cạnh các lợi ích tài chính đem lại từ việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội
như tăng doanh số, giảm chi phí hoạt động,v.v…còn làm tăng giá trị hình ảnh doanh
nghiệp, từ đó làm tăng lòng trung thành của khách hàng cũng như lực lượng lao
động. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, các nhà đầu tư cũng như khách hàng ngày
càng quan tâm đến những hoạt động kinh doanh hướng đến con người và cộng đồng.
Tại các nước phát triển, người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến chất lượng sản
phẩm mà còn coi trọng cách thức các công ty làm ra sản phẩm đó như thế nào, có
thân thiện với môi trường sinh thái và cộng đồng hay không, có nhân đạo, và lành
mạnh hay không. Do đó, bên cạnh các thông tin tài chính, việc công bố thông tin
trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp là điều vô cùng cần thiết, tăng tính minh bạch
đối với các hoạt động liên quan đến vấn đề xã hội và môi trường, giúp các nhà đầu
tư có cái nhìn toàn diện về Doanh nghiệp.
Tuy nhiên trên thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện trách
nhiệm xã hội đầy đủ và công bố các thông tin liên quan đến trách nhiệm xã hội ra
bên ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc các nước đang phát triển. Gần đây tại
Việt Nam đã xảy ra các vụ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong đó có thể kể đến


2

là trường hợp của công ty Fomusa. Điều này đáng báo động cho các cơ quan nhà
nước cần phải có những biện pháp thích hợp để tăng cường mức độ công bố thông
tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ra bên ngoài nhằm hạn chế các thiệt hại
trước khi quá muộn. Hiện nay cũng có nhiều công ty công bố các thông tin trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp rất chi tiết như công ty sữa Vinamilk, công ty Bảo
Việt, công ty cổ phần tập đoàn Pan…Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào niêm

yết nói chung và doanh nghiệp ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán
nói riêng cũng công bố thông tin trách nhiệm xã hội một cách đầy đủ. Những doanh
nghiệp vận tải công bố thông tin về trách nhiệm xã hội của mình rất hạn chế.
Xuất phát từ vấn đề đó, tác giả đã chọn đề tài “Công bố thông tin về trách
nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trong ngành vận tải niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tổng quan các nghiên cứu về đề tài
2.1. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài
Hai phương pháp chính được sử dụng trong loại chủ quan để đo lường Công
bố thông tin là Phỏng vấn và Bảng câu hỏi (thường hay gọi là Điều tra) được thực
hiện bởi một vài tác giả Hassan và Marston (2010), Coleman và Eccles (1997), Fink,
1995, Gillham, 2000, Frazer và Lawley, 2000) với mục đích cung cấp sự đánh giá
cho các chuyên gia hoặc những đối tượng muốn biết về mức độ CBTT của những
doanh nghiệp cụ thể. Lang và Lundholm (1993) đã chỉ ra rằng công ty nào CBTT
nhiều hơn sẽ có nhiều chuyên gia phân tích hỗ trợ hơn và có sự sai sót ít hơn khi dự
báo lợi nhuận. Điều này lý giải tại sao sự CBTT nhiều hơn sẽ giúp cho các nhà
chuyên gia phân tích chính xác hơn bởi họ có nhiều thông tin hơn để thực hiện
(Healy và Papelu, 2001).
Krippendorff (1980) đã định nghĩa phương pháp này bao gồm một loạt quá
trình thu thập và tổ chức thông tin theo một mẫu tiêu chuẩn hóa cho phép nhà phân
tích có thể phân tích, suy luận về những đặc tính và ý nghĩa của thông tin ghi nhận.
Phương pháp liệt kê tất cả các mục, nhóm dữ liệu được công bố, đếm số
lượng từ, câu bao gồm trong các báo cáo thường niên (Marston và Shrives, 1991),


3

De Beaugrande và Dressler (1981) Roseberry (1995); (Weber, 1985).
Phương pháp thứ hai được sử dụng để đo lường CBTT là phân tích các sự
kiện đặc biệt là đối với những thông tin nhất định được công bố định kỳ và phân

tích những tin tức có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến mức độ công bố. Một số
nghiên cứu về CBTT tự nguyện dựa vào tần xuất sự kiện được báo cáo hay công bố
ra công chúng. Phương pháp này ít

được sử dụng trong các nghiên cứu so với

phương pháp phân tích tài liệu (Textual analysis) và phương pháp sử dụng chỉ số
CBTT (Disclosure indexes). Một số nghiên cứu sử dụng phương pháp này như
Lang và Lundholm (2000), Brown và các cộng sự (2004), Verrecchia (2004).
Việc đo lường mức độ công bố là cơ sở để các nghiên cứu tiếp tục tìm ra
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố dự đoán đến mức độ công bố thông tin của
doanh nghiệp: nghiên cứu của Healy và Papelu (2001), Heflin và các cộng sự
(2000), Yuemei và Yanxi (2008), Francis W. K. Sui (2001), Chavent và các cộng sự
(2006), Nghiên cứu của Holtz và Neto (2014), Nghiên cứu của Michailesco (2010),
Klai và Omri (2011), Fathi (2013), Aljfri (2014), Sartawi và các cộng sự (2014)
Hầu hết các nghiên cứu này sử dụng mô hình hàm hồi quy và sử dụng
phương pháp ước lượng OLS hoặc FEM để phân tích. Các nghiên cứu của các tác
giả trên thế giới được tổng hợp trong phụ lục 1 trong Luận án (Tổng hợp các nghiên
cứu trước đây về các nhân tố ảnh hưởng).
2.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT của các công ty niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” của tác giả Đoàn Nguyễn Trang Phương
(2010), năm 2012, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Công Phương và các cộng sự
(2012) trong “Nghiên cứu thực trạng CBTT trong BCTC của các công ty niêm yết
trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”.
Nguyễn Thị Thanh Phương (2015), “Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công
bố thông tin tài chính của công ty niêm yết trên Sở GDCK TP HCM”, luận văn thạc
sỹ đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng
đến mức độ công bố thông tin tài chính của Công ty niêm yết trên Sở GDCK



4

TPHCM từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao mức độ công bố thông tin tài
chính của Công ty niêm yết trên Sở GDCK TPHCM.
Huỳnh Thị Vân (2016), “Nghiên cứu mức độ công bố thông tin kế toán của
các doanh nghiệp ngành xây dựng yết giá tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội”
luận văn thạc sỹ ĐH Kinh tế Quốc dân.
Ngô Thị Thu Giang (2018), “Ảnh hưởng của đặc điểm doanh nghiệp đến
mức độ CBTT trên TTCK TP HCM”, luận văn thạc sỹ ĐH Kinh tế TP.HCM.
Nguyễn Thị Liên Hoa (2017) trong bài nghiên cứu “Minh bạch thông tin trên
thị trường chứng khoán Việt Nam”.
Lê Trường Vinh (2015), “Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch
thông tin của doanh nghiệp niêm yết theo cảm nhận của nhà đầu tư”, luận văn thạc
sỹ ĐH Kinh tế Quốc dân.
Lê Thị Mỹ Hạnh (2015), “Thực trạng minh bạch thông tin tài chính và các
nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch thông tin tài chính của các CTNY trên TTCK
Việt Nam”, luận văn thạc sỹ ĐH Kinh tế Quốc dân.
Lê Thị Na (2015), đã thực hiện nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến
mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán Hồ Chí Minh. Tác giả đã đề cập đến năm nhân tố gồm có: Quy
mô công ty, khả năng sinh lời, đòn bẩy tài chính, độ tuổi của công ty và ngành nghề
kinh doanh. Kết quả cho thấy mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các
công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh có mối quan
hệ cùng chiều với quy mô công ty, khả năng sinh lời và độ tuổi của công ty, các
nhân tố còn lại không có ý nghĩa thống kê.
Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào cụ thể về công bố thông tin về trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong ngành vận tải niêm yếu trên thị trường chứng
khoán Việt Nam. Vì vậy đề tài


“Công bố thông tin về trách nhiệm xã hội của các

doanh nghiệp trong ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”
vẫn có tính mới và ứng dụng thực tiễn cao


5

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích một số vấn đề lý luận về Công bố thông tin về trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp, luận văn đi phân tích thực trạng công bố thông tin
về trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trong ngành vận tải niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường việc công bố
thông tin về trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trong ngành vận tải niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau:
Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về công bố thông tin về trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp.
Phân tích thực trạng trong công bố thông tin về trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp trong ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam những
năm gần đây. Đánh giá kết quả, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của kết quả, hạn chế
đó.
Phân tích những cơ hội; thách thức đối với việc thực hiện công bố thông tin
về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong ngành vận tải niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam hiện nay và đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm
minh bạch công bố thông tin về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong ngành
vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Công bố thông tin về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Các doanh nghiệp ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng


6

khoán cả sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch chứng khoán Thành phố
Hồ Chí Minh.
Về thời gian: Luận văn thực hiện nghiên cứu thực trạng công bố thông tin
của các doanh nghiệp trong ngành vận tải giai đoạn 2016-2018.
5. Phương pháp nghiên cứu
Dựa vào Hướng dẫn báo cáo phát triển bền vững và các quy định hiện hành
tại Việt Nam liên quan đến việc công bố thông tin trách nhiệm xã hội của Doanh
nghiệp, cụ thể là thông tư 155/2015/TT-BTC hướng dẫn về công bố thông tin trên
thị trường chứng khoán , tác giả xây dựng thang đo đánh giá thông tin trách nhiệm
xã hội. Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành đo lường mức độ công bố thông tin trách
nhiệm xã hội trên báo cáo thường niên của các công ty vận tải niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam, từ đó rút ra các đánh giá và đề xuất giải pháp tăng
cường công bố thông tin trách nhiệm xã hội cho các doanh nghiệp vận tải.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng
biểu đồ, sơ đồ, tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về công bố thông tin về trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Chương 2:Thực trạng công bố thông tin về trách nhiệm xã hội của các
doanh nghiệp trong ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp tăng cường công bố thông tin về trách nhiệm xã hội

của các doanh nghiệp trong ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam.


7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ TRÁCH
NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM
1.1. Tổng quan về công bố thông tin doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm thông tin và công bố thông tin doanh nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm về thông tin
Có nhiều cách hiểu khác nhau về thông tin dựa trên các góc độ khác nhau,
cách tiếp cận khác nhau.
Theo từ điển Tiếng Việt thì thông tin được định nghĩa như sau: “Thông tin
với nghĩa động từ là truyền tin
truyền

cho nhau để biết, với nghĩa danh từ

là điều được

đi, tin được truyền đi” (Viện ngôn ngữ, 2002). Theo từ điển Bách Khoa

Việt Nam, thông tin được định nghĩa “là một khái niệm cơ bản của khoa học hiện
đại, khái quát về các điều hiểu biết, tri thức, thu được qua nghiên cứu, khảo sát hoặc
trao đổi giữa các đối tượng với nhau”. Cách hiểu về thông tin được nêu trong 2
điển này chủ
ngữ được


từ

yếu phân tích khái niệm thông tin với góc độ ngôn ngữ học và ngôn

sử dụng trong khoa học hiện đại.

Dưới góc độ nhận thức luận, thông tin là kết quả của sự phản ánh hiện thực
khách quan, được biểu hiện bằng các hệ thống ngôn từ,



hiệu, hình

ảnh…Thông tin đồng nghĩa với các hình thái tri thức mới mẻ, có giá trị phát triển sự
hiểu biết của con người (Lê Thị Duy Hoa, 1999). Với cách hiểu này, thông tin được
phân tích và nhận biết dựa trên sự phân tích về những giá trị, tri thức mới của con
người.
Dưới góc độ của lĩnh vực thống kê, thông tin được hiểu là một hệ thống
những tin báo và mệnh lệnh giúp loại trừ sự không chắc chắn trong trạng thái của
nơi nhận thông tin. Nói cách khác, người phân tích khái niệm về thông tin từ cách
tiếp cận của khoa học thống kê cho rằng, thông tin là hệ thống các tin báo để loại
trừ sự không chắc chắn. Sự không chắc chắn là trạng thái của nơi nhận
đang chờ đợi một

tin

khi

sự kiện xảy ra trong một tập các sự kiện (số lượng có


thể


8

không biết

trước hay không xác định được) có thể và chưa biết sự kiện nào có khả

năng xảy ra (Hồ Văn Quân).
Qua các khái niệm trên, có thể thấy với mỗi cách tiếp cận khác nhau, với mỗi
hoàn cảnh khác nhau thì thông tin lại được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Mặc dù
vậy, những phân tích ở trên cũng cho thấy, thông tin được biểu hiện dưới nhiều hình
thức như ngôn ngữ, chữ

số, ký hiệu, sơ đồ, bảng biểu, thông số, công thức, nhận

định, đánh giá…và được truyền tải dưới nhiều hình thức như báo chí, điện ảnh,
truyền thanh, truyền hình, dữ liệu điện tử… Những thông tin dù được biểu hiện
dưới hình thức nào cũng đều đem đến cho người đọc nó một sự hiểu biết, một cách
nhìn nhận mới thông qua việc tra cứu hoặc phân tích các thông tin có trong bảng
biểu, sơ đồ, trên các dữ liệu điện tử để phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu và tra cứu của
mình.
1.1.1.2. Khái niệm về thông tin doanh nghiệp
Thông tin doanh nghiệp bao gồm tất cả các thông tin liên quan đến tình hình
tài chính và hoạt động kinh doanh của các DN.
Về nội dung, các thông tin trên doanh nghiệp rất đa dạng và phức tạp. Tùy
theo yêu cầu và mục đích của người sử dụng thông tin mà có những loại

thông tin


khác nhau.
1.1.1.3. Khái niệm công bố thông tin doanh nghiệp
Công bố thông tin doanh nghiệp được hiểu là việc cung cấp các thông tin của
doanh nghiệp cho các bên liên quan để phục vụ cho việc ra quyết định.
Đối tượng sử dụng thông tin doanh nghiệp là bất kỳ tổ chức, cá nhân có liên
quan đến hoạt động kinh doanh của DN, gồm đối tượng bên trong DN và đối tượng
bên ngoài DN.
1.1.2. Vai trò của công bố thông tin
Đối với nhà đầu tư: Trên TTCK, nhà đầu tư sẽ đối mặt với rủi ro rất lớn khi
có được thông tin không chính xác, không kịp thời. Do vậy, việc CBTT sẽ đáp ứng
được nhu cầu thông tin của các nhà đầu tư, giúp cho các nhà đầu tư có được thông


9

tin một cách chính xác nhất. Việc công bố các thông tin định kỳ, bất thường sẽ giúp
các nhà đầu tư có cái nhìn đầy đủ và khách quan hơn để nắm bắt thị trường nhằm
phục vụ cho nhu cầu đầu tư của mình. Đối với chính công ty thực hiện nghĩa vụ
công bố thông tin: Lợi ích của việc thực thi nghĩa vụ CBTT không chỉ là những lợi
ích ngắn hạn mà nó còn hướng đến các mục tiêu lâu dài hơn, đó chính là sự phát
triển bền vững của công ty. Việc CBTT chính xác, minh bạch có ý nghĩa hết sức
quan trọng trong tạo lập và duy trì niềm tin của công chúng đầu tư đối với doanh
nghiệp. CBTT giúp công chúng đầu tư nâng cao hiểu biết về cơ cấu và hoạt động
của công ty, các chính sách của công ty liên quan đến các tiêu chuẩn môi trường và
đạo đức, quan hệ của công ty với cộng đồng... Đây là phương thức quảng bá hình
ảnh công ty một cách tốt nhất, nhờ đó cổ phiếu công ty được đánh giá đúng giá trị
của nó, góp phần tạo nên tính thanh khoản đối với chứng khoán, làm tăng khả năng
huy động vốn khi công ty phát hành chứng khoán. Mặc dù, giá cổ phiếu công ty có
thể sẽ giảm khi hoạt động kinh doanh không hiệu quả được công ty công bố. Tuy

nhiên, điều này vẫn có mặt tích cực của nó, bởi các thông tin trung thực chính là
động lực để giúp công ty tìm ra phương án tốt nhất phát triển thương hiệu của mình.
Đối với cơ quan quản lý: Hệ thống thông tin trên TTCK phản ánh tính ổn
định của thị trường, tính hiệu quả trong công tác quản lý của cơ quan chức năng và
là cơ sở để cơ quan quản lý (Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán) xây dựng, triển
khai công tác giám sát, điều hành TTCK, cũng như hoàn thiện các văn bản quy
phạm pháp luật. Ngoài ra, thông qua hệ thống thông tin trên TTCK, cơ quan quản lý
nắm bắt được tình hình, sức khỏe của doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư, từ đó có
những biện pháp đảm bảo sự phát triển ổn định của thị trường như kịp thời đưa ra
các biện pháp xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và TTCK, có
động thái trấn an nhà đầu tư khi TTCK xuất hiện các “tin đồn”, yêu cầu công ty giải
trình khi có các dấu hiệu giao dịch bất thường…
1.1.3. Phân loại thông tin doanh nghiệp
Có nhiều cách phân loại thông tin doanh nghiệp:
 Theo tính chất tài chính của thông tin


10

 Thông tin tài chính
Thông tin tài chính là những thông tin liên quan đến dòng tiền, kết quả kinh
doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thông tin tài chính có
thông

thể



tin trong quá khứ hoặc thông tin mang tính dự báo. Thông tin tài chính có


thể được

đo lường một cách chính xác và biểu hiện bằng đơn vị tiền tệ. Thông tin

tài chính thường được thể hiện trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp (Nivra,
2009).
 Thông tin phi tài chính
Thông tin phi tài chính là tất cả những thông tin không phải là thông tin tài
chính. Các thông tin này thường khó thiết lập các nguyên
giá mức độ chính xác, tin cậy của thông tin, có

tắc, chuẩn mực để đánh

thể biểu hiện

bằng giá trị hoặc

phi giá trị, thường mang tính chất bổ sung, thuyết minh cho thông tin
Thông

tài chính.

tin phi tài chính có thể là thông tin về trình độ học vấn của các thành viên

trong hội đồng quản trị, thông tin về phương pháp khấu hao mà doanh nghiệp sử
dụng, các kế hoạch kinh doanh trong tương lai, thông tin về xung đột lợi ích của các
bên liên quan… Ngoài ra, thông tin phi tài chính còn có thể nằm ở các báo cáo độc
lập khác như: báo cáo về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, báo cáo về bảo vệ môi
trường của DN…
 Theo tính chất bắt buộc của việc công bố thông tin


 Thông tin bắt buộc
Thông tin bắt buộc là những thông tin mà việc công bố được coi là nghĩa vụ
bắt buộc theo quy định của pháp luật. Với TTCK, việc công bố thông tin bắt buộc
là quan trọng và cần thiết vì những thông tin này trực tiếp ảnh hưởng đến giá chứng
khoán trên thị trường. Ở hầu hết các nước có nền kinh

tế thị trường sớm phát triển

và có TTCK hoạt động hiệu quả, pháp luật của những nước này đều yêu cầu các
doanh nghiệp phải công bố những thông tin như các báo cáo tài chính định kỳ, các
hoạt động quan trọng khác được coi sẽ ảnh hưởng đến giá chứng khoán…
 Thông tin tự nguyện


11

Thông tin tự nguyện được hiểu là thông tin không bắt buộc phải
theo quy định luật pháp mà doanh nghiệp chủ động và

tự

công bố

nguyện công bố. Việc

công bố thông tin tự nguyện nhằm mục đích nâng cao uy tín công ty, củng cố và
tăng cường quan hệ với các nhà đầu tư và tránh các rủi ro phát sinh. Công bố
thông tin tự nguyện nhằm giới thiệu, giải thích về tiềm năng của công ty cho các
nhà đầu tư, tăng cường tính thanh khoản của thị trường, đảm bảo việc phân bổ vốn

hiệu quả hơn và giảm chi phí vốn, đồng thời hoàn thiện hơn cơ chế thông tin giữa
doanh nghiệp và nhà đầu tư.
1.2. Tổng quan về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm về trách nhiệm xã hội
Trong cuốn sách Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tác giả Michel
Capron và Francoise Quairel - Lanoizelee cho rằng trách nhiệm được hiểu là điều
kiện quy trách (imputability) những hành động cho chủ thể nào đó. Theo quan niệm
này, trách nhiệm là cơ sở để đánh giá và quy trách nhiệm. Phải chăng, hiểu ở nghĩa
này, khái niệm trách nhiệm chỉ được sử dụng khi có hành vi gây hậu quả. Cũng
trong cuốn sách trên, các tác giả đã chỉ rõ, về mặt từ nguyên học, thuật ngữ “trách
nhiệm” - “respondere” có nguồn gốc từ tiếng Latinh, có nghĩa là “bảo đảm cho”,
“sự đáp lại”.
Kế thừa một số cách nhìn về trách nhiệm nêu trên, tác giả luận văn cho rằng,
trách nhiệm là phạm trù phản ánh sự nhận thức và hành động của một chủ thể xã
hội theo bổn phận vốn có của mình trong xã hội. Trong khái niệm này, có một số
điểm cần được nhấn mạnh như sau:
Trách nhiệm được thể hiện trong quan hệ giữa cá thể này với cá thể khác và
với cộng đồng, cũng như với môi trường sống xung quanh.
+ Thái độ của chủ thể và hành động biểu thị thái độ đó luôn được qui định
bởi bổn phận của chủ thể khi vận động trong xã hội.
+ Thái độ của chủ thể khi được thể hiện chính là kết quả của nhận thức về
bổn phận và cùng với hành động thực thi thái độ ấy phản ánh chiều hướng tác động


12

qua lại với xã hội theo hai véctơ tích cực hoặc tiêu cực.
+ Do chỗ là một chủ thể hành động trong một xã hội cụ thể, cho nên trách
nhiệm luôn mang tính xã hội, tính lịch sử, tính thời đại và có đầy đủ tư cách để
được xem là một hiện tượng xã hội trong đời sống của con người.

Dựa vào chiều hướng, mức độ thực thi trách nhiệm của các chủ thể, có thể
phân loại các trách nhiệm theo đặc trưng giá trị, tức xét theo giá trị đóng góp, theo
đó, có

thể phân loại thành trách nhiệm mang tính tích cực và hay tính tiêu cực.

Theo đặc trưng chủ thể, chúng ta có sự phân chia trách nhiệm thành TNXH hay
trách nhiệm cá nhân. Dựa vào tính chất, thì lại có trách nhiệm bồi thường, xử lý hậu
quả; trách nhiệm dự báo về hậu quả có thể xảy ra do hành vi của chủ thể, mang tính
đề phòng.
Khái niệm trách nhiệm xã hội:
TNXH đòi hỏi khả năng nhìn thấy trước và nhận về mình những hậu quả của
hành vi. Theo Đỗ Hoài Nam: “TNXH là sự ý thức của mọi chủ thể về nghĩa vụ, bổn
phận của mình đối với xã hội, với cộng đồng và với người khác; được biểu hiện
thông qua nhận thức và hành động cụ thể trong mối quan hệ giữa con người với con
người, giữa con người với tự nhiên. Về thực chất, TNXH được hình thành từ quyền
và nghĩa vụ của cá nhân đối với xã hội cũng như của xã hội đối với cá nhân”.
Cách hiểu trên đã đề cập đến sự nhận thức về bổn phận của chủ thể đối với
xã hội trong mối liên hệ với các chủ thể khác theo lợi ích, nhưng chưa thấy nhận
thức và hành động thực thi TNXH là một quá trình. Quá trình ấy có những chiều
hướng phát triển khác nhau, có khi đối lập nhau.
Với sự phân tích quan niệm về TNXH nêu trên, tác giả luận văn cho rằng:
Trách nhiệm xã hội là phạm trù phản ánh sự nhận thức và hành động vì mục tiêu
lợi ích, giá trị xã hội của một chủ thể xã hội theo bổn phận là một thành viên xã hội.
TNXH là một nghĩa vụ của nhiều chủ thể trong xã hội. Trong nền kinh tế thị trường,
các chủ thể có thể được phân chia theo ba khu vực: Khu vực nhà nước (public
sector), khu vực tư nhân (private sector), khu vực xã hội (social sector - tổ chức
thuộc xã hội dân sự, tổ chức phi chính phủ…). Mỗi một chủ thể có TNXH theo góc



13

độ riêng, không lấn sang nhau. Trách nhiệm đó không phải do mỗi cá nhân, mỗi tổ
chức tùy tiện đặt ra, mà do sự tồn tại và phát triển của xã hội quy định. Sự tồn tại và
phát triển của xã hội đòi hỏi mỗi chủ thể phải hoàn thành trách nhiệm do xã hội quy
định cho mình.
Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp:
Năm 1953, Howad R. Bowen là người đầu tiên đưa ra khái niệm TNXH của
DN trong công bố Social Responsibility of the businessman (TNXH của giới kinh
doanh) (Harper and Row, New York): “Nghĩa vụ của doanh nghiệp để theo đuổi
những chính sách, thực hiện những quyết định, hoặc có chuỗi những hành động
được mong đợi phù hợp với mục tiêu và các giá trị của xã hội của chúng ta” (“It
refers to the obligation of businessmen to pursue those polices, to make those
decisions, or to follow those lines of action which are desirable in terms of the
objective and values of our society”). Do đó, Bowen được coi là “người khai sinh”
khái niệm TNXH của DN. Michel Capron và Francoise Quairel - Lanoizelee đánh
giá về quan niệm này như sau: “Đây là một quan niệm nhấn mạnh đến lòng từ thiện
với tư cách hệ luận của nguyên tắc trách nhiệm cá nhân nhằm mục tiêu sửa chữa
khuyết điểm của hệ thống và bồi hoàn cho những sự lạm dụng và vi phạm hơn là
ngăn ngừa hay dự liệu nhằm tránh những thiệt hại do hoạt động của doanh nghiệp
gây ra. Mặt khác, quan niệm này cũng phù hợp với những đặc trưng xã hội, văn hóa
và thiết chế của Mỹ. Theo đó, cá nhân là trung tâm của tất cả mọi thứ, trách nhiệm
chủ yếu thuộc về cá nhân. Một cách tổng quát, có thể tóm tắt quan niệm ở Mỹ về
TNXH của DN qua công thức “lợi nhuận trước, bác ái sau”.
Khái niệm TNXH của DN mà Bowen xây dựng, thực chất nhấn mạnh đến
trách nhiệm sửa chữa những sai lầm của doanh nghiệp hơn là trách nhiệm dự báo và
có ý thức phòng tránh những thiệt hại có thể xảy ra do tác động và ảnh hưởng của
doanh nghiệp tới xã hội.
Caroll là người đầu tiên chia TNXH của DN thành các lớp khác nhau làm
cho khái niệm TNXH của DN vượt ra khỏi phạm vi kinh tế vươn tới phạm vi đạo

đức. Tuy nhiên, trong khái niệm của mình, ông không đề cập quá trình nhận thức


×