LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế - xã hội phát triển nhanh chống trong nhiều thập kỉ qua
đó là nhờ vào quá trình lao động của con người để tạo ra của cải vật chất cho
xã hội . Bên cạnh những lao động trong độ tuổi quy định , thì cũng có không
ít những lao động chưa thành niên , , lao động chưa đến tuổi , lao động trẻ
em . Nhưng ít nhiều những lao động này cũng đã góp phần vào sự phát triể
chung của xã hội với những công việc vừa sức , vừa với độ tuổi của mình .
Tuy nhiên , vẫn còn đó những tồn tại , những bức xúc của xã hội dối với
những lao động trẻ em bị bốc lột phải làm những công việc kieefm hảm sự
phát triển tự nhiên của lứa tuổi đang lớn . Đặc biệt , trong thời gian qua dư
luận đã có những phản ứng gây gắt đối với vấn đề lao động trẻ em tại trường
đua Phú Thọ thành phố Hồ Chí Minh . Các em phải làm những nài ngựa nhí
cho những cuộc đua cá cược . Dư luận đã đặt ra câu hỏi rằng : Trách nhiệm xã
hội của đơn vị này trong việc bảo vệ và giao dục trẻ em ở đâu ?
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I : CƠ SỞ KHOA HỌC
Lao động trẻ em đang là vấn đề ngày càng được quan tâm ở Việt
Nam , đặc biệt từ khi Việt Nam phê chuẩn Công ước của Liên Hiệp Quốc về
quyền trẻ em năm 1990 . Việt Nam ban hành Luật Bảo vệ , chăm sóc và giáo
dục trẻ em năm 1991 và 2004 .
1.1 Trách nhiệm xã hội của doanh nhiệp
Ở bất cứ một doanh nghiệp nào dù hoạt động trong lịch vự , nghành
nghề nào thì doanh nghiệp cũng cần phải thể hiện mộ trách nhiệm của mình
với cộng đồng với xã hội . Việc thể hiện trách nhiệm được thể hiện ở nhiều
khía cạnh khác nhau , có thể là trog việc bảo vệ quyền lợi của người lao động
hay cũng có thể là vệc bảo vệ môi trường , không xả chất thải độc hại ra môi
trường , . . . Có như vậy thì doanh nghiệp mới có thể phát triển bền vững
trong sự phát triển chung của xã hội
1.2 Ý nghĩa của việc doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội
1.2.1 Đối với doanh nghiệp
Trước hết việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ có
ý nghĩa , tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp .
Trong tình hình thực tế như hiện nay , nếu doanh nghiệp thực hiện tốt vấn đề
này thì doanh nghiệp sẽ có ưu thế trong cạnh tranh , doanh nghiejp sẽ tạo
được thiện cảm . Ngược lại , nesu doanh nghiệp không chú trọng vấn đề này
thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ bị đào thải
1.2.2 Đối với khách hàng
Doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội thì sẽ lấy được thiện
cảm với khách hàng , từ đó khách hàng sẽ chú ý đến các mặt hàng của doanh
nghiệp nhiều hơn và sẽ ủng hộ cho doanh nghiệp , tạo cho khách hàng long
trung thành , niềm tin tưởng đối với doanh nghiệp
1.2.3 Đối với cộng đồng
Thực tế cho thấy rằng , cộng đồng xã hội đặc biệt chú ý đến việc
thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp . Xã hội sẽ không chấp nhận
cho những doanh nghiệp làm ăn gian dói ảnh hưởng đến cộng đồng xã hội chỉ
vì lợi nhuận của doanh nghiệp mình , thì dù doanh nghiệp đó có thương hiệu ,
sản phẩm có chất thượng nhưng cũng sẽ bị khai tử
1.3 Trách nhiệm của doanh nghiệp trong lĩnh vực lao động
Trong quá trình hoạt động thì doanh nghiệp cần thực hiện tốt trách
nhiệm của mình trong lĩnh vực lao động , đặc biệt là đối với người lao động
trong doanh nghiệp mình . Phải dảm bảo cho họ những điều kiện cần thiết ,
những quyền lợi mà pháp luật về lao động đã quy định , co vậy họ mới
chuyên tâm làm việc , cống hiến hết mình cho doanh nghiệp
1.4 Quan điểm và nội dung việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong vấn đề lao
động trẻ em
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VỀ
VẤN ĐÈ LAO ĐỘNG TRẺ EM TẠI TRƯỜNG ĐUA PHÚ THỌ THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
1. Khái quát về trường đua Phú Thọ thành phố Hồ Chí Minh
Trường đua Phú Thọ là một trường đua ngựa với diện tích 48 ha ,
tọa lạc tại quận 11 thành phố Hồ Chí Minh là trường đua ngựa duy nhất của
Việt Nam . Trải qua một thời kì lịch sử hình thành và phát triển khá lâu , đến
nay trường đua Phú Thọ không chỉ là trường đua ngựa mà còn nơi đào tạo cán
bộ , huấn luyện viên thể thao cùng với các hoạt đông khác . Theo chủ trương
của UBND thành phố Hồ Chí Minh khu vực này sẽ được xây dựng để trở
thành trung tâm huấn luyện , thi đấu của thành phố
2. Thực trạng việc thực hiện trách nhiệm xã hội về vấn đề lao động trẻ em tại
trường đua Phú Thọ thành phố Hồ Chí Minh
2.1 Vấn đề thực hiện pháp luật về lao dộng
Được biết trường dua Phú Thọ hiện đang có khoảng 900 con ngựa
và trên 40 nai ngựa , trong đó số ngựa cỏ ( ngựa nhỏ con ) chiếm 2/3 tổng số
ngựa . Giống ngựa này chỉ cao từ 1m3 trở xuống và chỉ nặn 250 kg , vì thế
đòi hỏi nài mgựa phải là người có thân hình nhỏ dưới 38 kg mới co thể điều
khiển được . Đo đó mà chỉ có những trẻ em dưới 16 tuổi mới đủ điều kiện
hành nghề
Qua những số liệu trên cho thấy , nếu đơn vị này vãn tiếp tục sử
dụng lao động là trẻ em như đã nói thì đơn vị đã vi phạm Luật chăm sóc , bảo
vệ và giáo dục trẻ em ban hành năm 2004 đồng thời cũng vi phạm một số
điều trong bộ Luật lao động có hiệu lực từ năm 1995 và được sử đổi bổ sung
năm 2002 , 2006 và 2007 đối với lao động là trẻ em , lao động chưa thành
niên
Lẽ ra câu chuyện này phải được đặt ra từ năm 2004 tư Luật chăm
sóc , bảo vệ và giáo dục trẻ em có hiệu lực , nhưng đáng tiếc là không một ai
để ý . Mải đến gần đây khi báo chí đặt vấn đề thì các cơ quan chức năng mới
giật mình
Ông Nguyễn Thành Rum, GĐ Sở VHTT&DL TP.HCM đã thừa nhận trách
nhiệm để tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài. Ông Rum khẳng định
sẽ chỉ đạo chấn chỉnh ngay để hoạt động đua ngựa thực sự là một môn thể
thao đúng nghĩa.
Một vấn đề cũng đáng quan tâm đó là các em có được kí hợp đồng
lao động hay không ? có được hưởng các chế độ về lao động ? Thật sự khi đè
cập đến vấn đề pháp luật về lao động tại đơn vị này thì còn quá nhiều điều để
chúng ta phải nghi vẩn . Thiết nghỉ đã đến lúc các đơn vị có liên quan phải
vào cuộc để đem lại những quyền lợi cần thiết cho những trẻ em đang làm
việc tại đây
Vấn đề sử dụng trẻ em trong hoạt động tại trường đua, là điều không
thể chấp nhận, nhất là vịn vào lí do khách quan giống ngựa Việt Nam được
gọi là ngựa “cỏ” có thể trạng nhỏ. Tại Hàn Quốc cũng có giống ngựa có thể
trạng tương tự với ngựa “cỏ” Việt Nam nhưng vẫn được tổ chức giải đua với
nài từ 19 tuổi, sau khi tốt nghiệp trường đào tạo nài ngựa. Vì sao Việt Nam
không áp dụng được những qui chuẩn này như các nước khác?
2.2 Vấn đề phát triển tâm sinh lý
Về mặt sinh lý : Trong điều kiện lao động như vậy , để đáp ứng
được yêu cầu thì các em không còn cách nào khác là phải kiêu cử trong ăn
uống , phải áp dụng các biện pháp hết sức nghiêm nghặt để giảm cân , thậm
chí còn phải dung đến những trẻ em hơi bị suy dinh dưỡng . Trẻ em trong độ
tuổi này thật ra phải được ăn uống đầy đủ để áp ứng nhu cầu của cơ thể mới
có thể pháp triển một cách bình thường , vậy mà công việc đã khiến các em
phải như vậy . Những khuôn mặt bắn ra sữa này phải lăn lộn giữa trường đua
vì để mưu sinh
Những đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn không được phép lớn.
Tuy nhiên, để đảm bảo được trọng lượng cố định, nhiều nài phải
chịu ép cân rất dữ. Các em ngày càng lớn, cơ thể phát triển nhưng ngựa không
thể kham nài nặng trịch trên đường đua tốc độ. Do vậy, nài phải ép cân, càng
nhẹ càng tốt. Vấn đề ép cân ở nài đi ngược với quy trình phát triển của một
con người. Việc sử dụng nài nhí ở trường đua đang vướng phải quy định trong
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở Việt Nam.
Để có những cuộc tỉ thí ở trường đua, các nài ngựa phải oằn mình vì
cuộc mưu sinh. Những “em bé” không được lớn này “ra lò” từ các “trường
đào tạo cha truyền con nối”, bước vào đường đua với những cay đắng theo vó
ngựa.
“Phong: 33kg, xuống! Vũ: 28kg, xuống! Thành: 30kg, xuống ”. Từng nài
xếp hàng lần lượt được đọc tên, đưa lên bàn cân để làm thủ tục trước khi đợt
đua bắt đầu.
Đây là qui định bắt buộc cho cả nài và ngựa trước khi xuất phát.
Nhưng khi ngựa tung vó ở trường đua thì người ta chỉ hò reo tên ngựa.
Về mặt tâm lý : Ở độ uổi này đáng ra các em phải được học tập , vui
chơi để hình thành một tâm hồn trong sáng . Vậy mà công việc đã bắt các em
lau vào những cuộc cá cược mua vui mà chính các em là nhân tố , là nạn nhân
quyết định rất lớn cho sự thắng bại cho những cuộc đỏ đen đó , để rồi nhận
được một số tiền ít ỏi từ những cuộc đua đó . Rồi đây trong suy nghĩ của các
em sẽ hình thành nên những tư tưởng như thế nào ? Các em sẽ học theo
những gì mà người lớn đã làm mà những việc làm đó là không thể chấp nhận
được
Ông Nguyễn Thành Rum, GĐ Sở VHTT&DL TP.HCM đã thừa nhận trách
nhiệm để tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài. Ông Rum khẳng định
sẽ chỉ đạo chấn chỉnh ngay để hoạt động đua ngựa thực sự là một môn thể
thao đúng nghĩa
2.3 Tầm ảnh hưởng
Trẻ em là tương lai của ngày mai , ta thử nghỉ rằng mai sau những
đứa trẻ này sẽ lớn lên nhưng với một thân hình yếu ớt đó thì hậu quả sẽ thế
nào ? Bên cạnh đó là một lối sống không lành mạnh nó sẽ đua các em vào
những trò cá cược đỏ đen , vấn than vào những tệ nạn của xã hội lúc đó thì tác
hại thật nặng nề
Bà Lê Thị Xuân Lan - Phó chánh Thanh tra Sở LĐ,TB&XH
TP.HCM cho biết: Qua kiểm tra được biết các em chưa ký hợp đồng lao động,
các em lao động trong môi trường ngoài trời, đôi khi tiếp xúc với mưa gió.
Hơn nữa, Trường đua tổ chức bán vé dự thưởng, điều này tạo ảnh hưởng
không tốt đến sự phát triển nhân cách của trẻ em. Bà Lan nói thêm: Tuy
nhiên, nguyên nhân dẫn đến tình trạng nói trên một phần do yếu tố lịch sử để
lại, một phần là kế mưu sinh của các em. Vừa là người lớn, vừa là người làm
công tác quản lý Nhà nước chúng ta rất xót thương cho hoàn cảnh các em và
phải có trách nhiệm tạo điều kiện để các em được học văn hóa, học nghề.
Nhưng nếu nói cấm ngay tức khắc việc sử dụng trẻ em làm nài nhí tại đây, rất
có khả năng nảy sinh nhiều hệ lụy khác.
CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM TẠI
TRƯỜNG ĐUA PHÚ THỌ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1 Về phía Nhà nước
Mới đây được sự chỉ đạo của ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh thì hai sở là sở Lao động thương binh và xã hội và sở Văn hóa thể thao
và du lịch đã vào cuộc để kiểm tra việc sử dụng “ nài ngựa nhí “ tại trường
đua này . Các cơ quan chức năng đã có kế hoạch hỗ trợ cho các em học văn
hóa , học nghề . Ngoài ra, đối với những trẻ em còn đi học thì sẽ được đỡ đầu
cấp học bổng , miễn giảm học phí , nếu gia đình gặp khó khăn sẽ đề xuất cho
vay vốn
Theo đó, đoàn kiểm tra liên ngành đã thống nhất phương án giải
quyết tình trạng trẻ em làm nài ngựa tại Trường đua Phú Thọ theo lộ trình từ
nay đến đầu năm 2010, nhằm tránh gây xáo trộn về đời sống vật chất lẫn tinh
thần cũng như sinh hoạt hằng ngày của các em và những gia đình người nuôi
ngựa hiện nay.
Trường đua Phú Thọ phải ký hợp đồng khoán việc để đảm bảo
quyền lợi cho các em, ngoài ra cấm không cho trẻ em vào Trường đua nếu
không có người lớn đi kèm và không tuyển sinh vận động viên là trẻ em chưa
đủ tuổi lao động theo quy định của pháp luật.
Mặt khác, với độ tuổi của các em đang làm nài ngựa thì các em phải
được tiếp tục học hành, không cho phép trở thành nài ngựa. Do vậy, cần phải
có trách nhiệm và sự phối hợp của nhiều cơ quan chức năng. Việc làm hồ sơ
giả của các nài ngựa chỉ là trách nhiệm của chính quyền địa phương, còn nơi
sử dụng nài ngựa thì “nhắm mắt” sử dụng là điều bất hợp lí. Cần xử lí nghiêm
những cán bộ địa phương xác nhận “ẩu” và sự thiếu trách nhiệm trong công
tác quản lí của Ban quản lí trường đua Phú
1.2 Về phía trường đua Phú Thọ
Trường đua Phú Thọ sẽ tiến hành nhập giống ngựa lớn ở nước ngoài về
chuyển nhượng lại cho người nuôi ngựa, đồng thời vận động các chủ ngựa lai
giống lớn con nhằm chuẩn hóa đàn ngựa hiện nay, dần dần tiến đến chuẩn hóa
vận động viên nài ngựa. Đặc biệt, ông Dũng cho biết: sẽ đầu tư xây dựng
nâng cao hình ảnh trường đua, đẩy mạnh phát triển môn thể thao đua ngựa,
một mặt phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu giải trí của người dân, tạo động lực thu
hút du khách đến TP.HCM. Hiện nay, các nước có nền thể thao phát triển trên
thế giới đã xem hoạt động đua ngựa là môn thể thao chính thức và trở thành
một trong những tiềm lực thu hút khách du lịch. Ở nước ta, hoạt động đua
ngựa chưa mấy phát triển, chưa khai thác hết tiềm năng, trong khi chúng ta có
điều kiện để phát triển loại hình này.