Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM XUÂN THÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH BẢO HIỂM TẠI TỔNG CÔNG TY
CỔ PHẦN BẢO HIỂM XUÂN THÀNH

Chuyên ngành: Kinh doanh thƣơng mại

NGUYỄN THỊ BÍCH ANH

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH BẢO HIỂM TẠI TỔNG CÔNG TY
CỔ PHẦN BẢO HIỂM XUÂN THÀNH

Ngành: Kinh tế
Chuyên ngành: Kinh doanh thƣơng mại
Mã số: 83.40.121

Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Bích Anh
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Phan Thị Vân



Hà Nội - 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo
hiểm tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Xuân Thành” là công trình nghiên cứu
của riêng tôi.
Các số liệu trong luận văn đƣợc sử dụng trung thực. Kết quả nghiên cứu đƣợc
trình bày trong luận văn này chƣa từng đƣợc công bố tại bất kỳ công trình nào khác.

Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2019
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Bích Anh


ii

LỜI CẢM ƠN
Đƣợc sự tạo điều kiện của Khoa Sau Đại học – Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng
Hà Nội cùng với sự giúp đỡ của TS. Phan Thị Vân, tôi đã hoàn thành luận văn:
“Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Tổng công ty
Cổ phần Bảo hiểm Xuân Thành”
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô đã lên lớp giảng bài, các thầy cô trong
Khoa Sau Đại học và đặc biệt là TS. Phan Thị Vân đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận
văn này.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe các thầy, cô.
Cao học viên: Nguyễn Thị Bích Anh



iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ...........................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ............................................................v
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ.......................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... vii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ............................................. viii
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH BẢO HIỂM .......................................................................................5
1.1. Khái quát chung về hoạt động kinh doanh bảo hiểm ................................. 5
1.1.1. Sự ra đời và phát triển của thị trường bảo hiểm ................................. 5
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động kinh doanh bảo hiểm................ 6
1.2. Lý luận chung về rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm ................................ 10
1.2.1. Khái niệm ....................................................................................... 10
1.2.2. Phân loại rủi ro .............................................................................. 11
1.3. Lý luận chung về quản lý rủi ro.............................................................. 12
1.3.1. Khái niệm ....................................................................................... 12
1.3.2. Quy trình quản lý rủi ro ................................................................... 13
1.3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro trong kinh doanh bảo
hiểm ....................................................................................................... 16
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH BẢO HIỂM TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM XUÂN
THÀNH .....................................................................................................................19

2.1. Khái quát về Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Xuân Thành .................... 19
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển....................................................... 19
2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của mỗi bộ phận ...................... 22


iv

2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Tổng công ty Cổ phần Bảo
hiểm Xuân Thành .......................................................................................... 28
2.2.1. Các sản phẩm bảo hiểm của công ty ................................................ 28
2.2.2. Tình hình kinh doanh ....................................................................... 29
2.2.3. Tình hình bồi thường ....................................................................... 34
2.3. Thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Tổng
công ty Cổ phần Bảo hiểm Xuân Thành ......................................................... 38
2.3.1. Quy trình khai thác và giám định – bồi thường của Tổng công ty Cổ
phần Bảo hiểm Xuân Thành ....................................................................... 38
2.3.2. Tình hình quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Tổng
công ty Cổ phần Bảo hiểm Xuân Thành ...................................................... 45
2.3.3. Đánh giá tình hình quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm
tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Xuân Thành ........................................ 47
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN
BẢO HIỂM XUÂN THÀNH....................................................................................55
3.1. Định hƣớng, phƣơng hƣớng phát triển của Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm
Xuân Thành .................................................................................................. 55
3.2. Giải pháp đối với công ty....................................................................... 57
3.2.1. Giải pháp trong việc áp dụng quy trình quản lý rủi ro ...................... 57
3.2.2. Một số giải pháp khác ..................................................................... 73
3.3. Kiến nghị đối với Nhà nƣớc và Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam ................. 74
3.3.1. Đối với Nhà nước ............................................................................ 74

3.3.2. Đối với Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam ............................................... 75
KẾT LUẬN ...............................................................................................................77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................79


v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Tên đầy đủ

Chữ viết tắt
BH

Bảo hiểm

ĐBH

Đồng bảo hiểm

ĐVKT

Đơn vị khai thác

GĐBT

Giám định – Bồi thƣờng

HSBT

Hồ sơ bồi thƣờng


TBH

Tái bảo hiểm

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Chữ viết tắt
ISO

Nghĩa tiếng Anh

International organization for Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn
standardization

XTI

Nghĩa tiếng Việt
hóa

Xuan Thanh Insurance Joint Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm
Stock Corporation

Xuân Thành


vi

DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Quy trình quản lý rủi ro .............................................................................14
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Xuân Thành ..................22

Hình 2.2. Doanh thu phí bảo hiểm gốc và phí bảo hiểm nhận tái của Bảo hiểm Xuân
Thành các năm 2014-2018 ........................................................................................32
Hình 2.3. Doanh thu phí bảo hiểm gốc theo nghiệp vụ của Bảo hiểm Xuân Thành
các năm 2014-2018 ...................................................................................................33
Hình 2.4. Tỷ lệ bồi thƣờng gốc/doanh thu thực thu gốc giai đoạn 2014-2018 của
Bảo hiểm Xuân Thành ..............................................................................................35
Hình 2.5. Tỷ lệ bồi thƣờng nhận tái/doanh thu thực thu phí nhận tái giai đoạn 20142018 của Bảo hiểm Xuân Thành ...............................................................................36
Hình 2.6. Quy trình khai thác của Bảo hiểm Xuân Thành ........................................39
Hình 2.7. Quy trình giám định – bồi thƣờng chung của Bảo hiểm Xuân Thành ......41
Hình 3.1. Mô hình 3 vòng bảo vệ.............................................................................70


vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Cơ cấu góp vốn của Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Xuân Thành ........20
Bảng 2.2. Các sản phẩm bảo hiểm chính của Bảo hiểm Xuân Thành ......................29
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Xuân
Thành giai đoạn 2014-2018 ......................................................................................30
Bảng 2.4. Chi bồi thƣờng của Bảo hiểm Xuân Thành các năm 2014-2018 .............34
Bảng 2.5. Tỷ lệ bồi thƣờng gốc/doanh thu thực thu của Bảo hiểm Xuân Thành giai
đoạn 2014-2018 .........................................................................................................37
Bảng 3.1. Nhận diện và đánh giá rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại
Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Xuân Thành..........................................................59
Bảng 3.2. Ma trận rủi ro (Risks matrix) ....................................................................63
Bảng 3.3. Phân loại mức độ nghiêm trọng của rủi ro ...............................................64
Bảng 3.4. Phƣơng án đối phó với các rủi ro của Bảo hiểm Xuân Thành .................65


viii


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Dƣới đây là những kết quả mà tác giả đã đạt đƣợc sau khi nghiên cứu đề tài
“Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Tổng công ty Cổ
phần Bảo hiểm Xuân Thành”.
Thứ nhất, luận văn đã tổng hợp và khái quát đƣợc các cơ sở lý luận về hoạt
động kinh doanh bảo hiểm, rủi ro và quản lý rủi ro: các khái niệm và đặc điểm của
hoạt động kinh doanh bảo hiểm; định nghĩa và phân loại rủi ro; định nghĩa và quy
trình quản lý rủi ro. Tác giả đã chỉ ra các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý rủi ro trong
kinh doanh bảo hiểm, đó là: 4 nhân tố chủ quan bao gồm: tổ chức bộ máy quản lý,
trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên, trình độ quản lý của các cấp lãnh đạo,
nhận thức của nhà quản lý và quy mô của doanh nghiệp bảo hiểm lớn hay nhỏ; 4
nhân tố khách quan bao gồm: các quy định của Nhà nƣớc, sự phát triển của thị
trƣờng bảo hiểm, hành vi trục lợi bảo hiểm và việc lựa chọn hệ thống phân phối và
tổ chức kênh phân phối cho phù hợp với từng loại khách hàng.
Thứ hai, luận văn đã đi sâu vào phân tích tình hình kinh doanh hoạt động bảo
hiểm của Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Xuân Thành 5 năm gần đây, từ đó đƣa ra
những kết quả đạt đƣợc và những mặt còn hạn chế trong hoạt động quản lý rủi ro
của công ty và phân tích nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan của
những hạn chế đó.
Thứ ba, dựa trên quy trình quản lý rủi ro nghiên cứu ở chƣơng 1, tác giả đề
xuất áp dụng quy trình quản lý rủi ro gồm 5 bƣớc: nhận diện và phân tích rủi ro,
đánh giá và đo lƣờng rủi ro, ứng phó rủi ro, các hoạt động kiểm soát, giám sát và
báo cáo nhằm thúc đẩy hoạt động quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo
hiểm tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Xuân Thành. Trong đó, tác giả phân tích,
đánh giá, đo lƣờng các rủi ro mà công ty hay gặp phải và đƣa ra các giải pháp nhằm
ứng phó rủi ro cho từng rủi ro cụ thể mà tác giả đã chỉ ra. Tác giả còn đƣa thêm một
số giải pháp khác nhằm thúc đẩy hoạt động quản lý rủi ro trong hoạt động kinh
doanh bảo hiểm tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Xuân Thành nhƣ: xây dựng
mục tiêu và chiến lƣợc quản lý rủi ro, chú trọng vai trò của công tác định phí bằng



ix

cách tuyển dụng một chuyên gia tính toán để tính phí bảo hiểm cho bảo hiểm gốc
cũng nhƣ nhận tái bảo hiểm, tính dự phòng bồi thƣờng nhằm đảm bảo khả năng
thanh toán của công ty; chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ và áp dụng công nghệ
thông tin vào hoạt động quản lý. Ngoài ra, tác giả còn đƣa ra một số kiến nghị và đề
xuất cho các cơ quan quản lý Nhà nƣớc và Hiệp hội Bảo hiểm trong việc thúc đẩy
mối quan hệ giữa các công ty bảo hiểm, xây dựng thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam
cạnh tranh lành mạnh và xây dựng hệ thống dữ liệu chung về trục lợi bảo hiểm
nhằm thúc đẩy hoạt động quản lý rủi ro của thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam nói
chung cũng nhƣ Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Xuân Thành nói riêng.
Với những kết quả nghiên cứu trên cùng với sự tổng hợp từ một số nguồn tài
liệu tham khảo đã nghiên cứu trƣớc, hy vọng luận văn giúp ngƣời đọc có cái nhìn
chi tiết và thấu đáo hơn về hoạt động quản lý rủi ro tại Tổng công ty Cổ phần Bảo
hiểm Xuân Thành và mong rằng luận văn đóng góp một phần vào việc thúc đẩy
hoạt động quản lý rủi ro của công ty.


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong cuộc sống hàng ngày cũng nhƣ trong sản xuất, con ngƣời luôn có nguy
cơ đối mặt với những rủi ro nhƣ: hạn hán, bão lụt, tai nạn, ốm đau, bệnh tật … do
nhiều nguyên nhân khác nhau. Mỗi khi rủi ro xảy ra thƣờng gây ra những hậu quả
khó lƣờng, không chỉ là những thiệt hại về tài sản, vật chất, mà còn thiệt hại về tính
mạng và sức khỏe con ngƣời. Ngày nay, nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật,
hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng đƣợc mở rộng và làm gia tăng giá trị của

cải xã hội. Tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa với nguy cơ gặp phải rủi ro của con
ngƣời cũng ngày càng nghiêm trọng hơn, đòi hỏi con ngƣời phải có những biện
pháp thích hợp để đối phó với các rủi ro. Do đó, con ngƣời luôn tìm cách bảo vệ
bản thân và tài sản của họ trƣớc những biến cố bất ngờ có thể xảy ra.
Hình thái bảo vệ đầu tiên là tích lũy, dự trữ để bù đắp khi có tổn thất. Tuy
nhiên, việc dự trữ trên thực tế đã không đáp ứng đƣợc yêu cầu bù đắp đối với những
tổn thất quá lớn mang tính chất thảm họa. Điều này đòi hỏi sự ra đời của các tổ chức
bảo hiểm nhằm xây dựng quỹ bồi thƣờng đủ lớn. Từ đó, ngành bảo hiểm đã ra đời
và bảo hiểm hàng hải là hình thái bảo hiểm đầu tiên đƣợc ghi nhận xuất hiện đầu
tiên tại Anh Quốc khi đội tàu buôn chở hàng thƣờng xuyên gặp rủi ro trên biển. Sau
đó là sự ra đời của bảo hiểm tài sản, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm xã hội, … Bảo
hiểm ngày càng phát triển và đóng vai trò không thể thiếu trong cuộc sống của con
ngƣời.
Thị trƣờng bảo hiểm thế giới đƣợc hình thành rất sớm và diễn ra vô cùng sôi
nổi nhƣng đến năm 1965 thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam mới chỉ có sự hiện diện của
Bảo Việt. Theo Bản tin Thị trƣờng bảo hiểm toàn cầu của Cục Quản lý, giám sát
bảo hiểm – Bộ Tài chính, tính đến nay, thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam đã có 64
doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm (trong đó có 30 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân
thọ, 18 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 02 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 14 doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm) và 01 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
nƣớc ngoài. Khó khăn của nền kinh tế trong nƣớc những năm gần đây đòi hỏi các


2

doanh nghiệp phải thiết lập và vận hành hệ thống quản lý rủi ro một cách hiệu quả.
Do đó, quản lý rủi ro là nội dung cốt lõi trong quản trị doanh nghiệp và là xu hƣớng
phát triển trong nền kinh tế biến động hiện nay. Các công ty bảo hiểm phi nhân thọ
cũng không nằm ngoài xu thế đó và đang trải qua thời kỳ khó khăn do sự cạnh tranh
khốc liệt của các doanh nghiệp bảo hiểm về phí bảo hiểm, chi phí tái bảo hiểm ngày

càng tăng sau những thiên tai xảy ra vào năm ngoái tại châu Á.
Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Xuân Thành đƣợc thành lập từ năm 2009,
bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, công ty vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và khó
khăn trong công tác quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm thể hiện
qua tỷ lệ chị bồi thƣờng xe cơ giới vẫn còn cao, chƣa chú trọng đến khai thác các
nghiệp vụ có tỷ lệ bồi thƣờng thấp nhƣ bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm tài sản, bảo
hiểm kỹ thuật, tỷ lệ bồi thƣờng nhận tái vẫn còn rất cao... Công tác quản lý rủi ro
của công ty vẫn chƣa đƣợc chú trọng, chƣa xây dựng đƣợc một quy trình quản lý rủi
ro cụ thể cho công ty. Chính vì vậy, là một cán bộ đang công tác tại Bảo hiểm Xuân
Thành và mong muốn đóng góp vào phát triển công ty, tác giả đã chọn “Quản lý
rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Tổng công ty Cổ phần Bảo
hiểm Xuân Thành” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Đã có một số luận văn cử nhân và thạc sĩ nghiên cứu hoạt động quản lý rủi ro
cho một loại hình bảo hiểm cụ thể và toàn bộ hoạt động kinh doanh của một số
doanh nghiệp bảo hiểm cụ thể. Luận văn “Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh
doanh bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty Bảo hiểm PJICO Gia Lai” của Th.S Tô
Thanh Liêm nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh quản trị rủi ro cho
một loại hình bảo hiểm cụ thể của công ty Bảo hiểm PJICO Gia lai là bảo hiểm xe
cơ giới. Luận văn “Quản trị rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm của Công ty Bảo
hiểm Viễn Đông đến năm 2020” nghiên cứu và đƣa ra một số giải pháp quản trị rủi
ro cho toàn bộ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông.
Luận văn “Quản trị rủi ro trong kinh doanh tái bảo hiểm tại Việt Nam” của Th.S
Nguyễn Tuấn Hoàng nghiên cứu công tác quản lý rủi ro trong hoạt động tái bảo


3

hiểm tại một số doanh nghiệp bảo hiểm lớn nhƣ PJICO, PVI và đề xuất các giải
pháp nhằm đẩy mạnh quản lý rủi ro cho thị trƣờng Việt Nam. Tuy nhiên, các luận

văn chỉ mới đƣa ra một số giải pháp chung, chƣa có mô hình hay quy trình quản lý
rủi ro cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.
Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Xuân Thành vẫn chƣa xây dựng đƣợc một quy
trình quản lý rủi ro cụ thể nên qua luận văn này tác giả muốn đƣa ra một quy trình
cụ thể cho hoạt động quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Tổng
công ty Cổ phần Bảo hiểm Xuân Thành dựa trên tình trạng kinh doanh và tình hình
thực tế của công ty.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng các lý luận về kinh doanh bảo hiểm và quản lý rủi ro, nghiên cứu
vào thực tiễn hoạt động bảo hiểm của Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Xuân Thành
để đƣa ra những đánh giá về kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm, từ đó đƣa ra
những kết quả đạt đƣợc và những mặt còn hạn chế trong hoạt động quản lý rủi ro
của công ty và phân tích nguyên nhân của những hạn chế đó. Qua đó, đƣa ra một số
giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động quản lý rủi ro của công ty.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh
bảo hiểm.
- Nghiên cứu cụ thể thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo
hiểm tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Xuân Thành.
- Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cƣờng quản lý rủi ro trong hoạt
động kinh doanh bảo hiểm tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Xuân Thành.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về hoạt động quản lý rủi ro trong
hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Xuân Thành.


4

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu hoạt động quản lý rủi ro

của Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Xuân Thành, đƣa ra quy trình quản lý rủi ro cụ
thể dựa trên thực trạng kinh doanh và quản lý rủi ro của công ty và đƣa ra những
giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cƣờng quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh
bảo hiểm tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Xuân Thành.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, các phƣơng pháp
khoa học thống kê, so sánh, đối chiếu, diễn giải trên tinh thần lý luận kết hợp với
thực tiễn. Chƣơng 1 luận văn sử dụng phƣơng pháp tổng hợp các lý luận về hoạt
động kinh doanh bảo hiểm, rủi ro và quy trình quản lý rủi ro. Chƣơng 2 luận văn sử
dụng phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu, diễn giải các số liệu kinh
doanh, số liệu bồi thƣờng phản ánh tình hình kinh doanh bảo hiểm của Bảo hiểm
Xuân Thành. Dựa trên tình hình thực tế triển khai công tác quản lý rủi ro của công
ty đƣa ra thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại công ty.
Đƣa ra những mặt đã đạt đƣợc, các mặt còn hạn chế và phân tích nguyên nhân của
những hạn chế đó. Chƣơng 3 luận văn sử dụng quy trình quản lý rủi ro đã nêu trong
chƣơng 1 kết hợp với thực tiễn hoạt động quản lý rủi ro của Bảo hiểm Xuân Thành
nhằm xây dựng một quy trình quản lý rủi ro cụ thể cho công ty bằng cách tổng hợp
và hệ thống hóa các rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm mà công ty đã gặp phải và có
thể xảy ra với hoạt động kinh doanh và đƣa ra các giải pháp cho từng loại rủi ro.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn kết cấu gồm 3 chƣơng:
- Chƣơng 1: Lý luận chung về quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo
hiểm
- Chƣơng 2: Thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại
Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Xuân Thành
- Chƣơng 3: Giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý rủi ro trong hoạt động kinh
doanh bảo hiểm tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Xuân Thành


5


CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM
1.1. Khái quát chung về hoạt động kinh doanh bảo hiểm
1.1.1. Sự ra đời và phát triển của thị trường bảo hiểm
Ngày nay, bảo hiểm đã trở thành một khái niệm phổ biến đối với chúng ta.
Ngành bảo hiểm đã phát triển và trở thành một trong những ngành dịch vụ có bƣớc
tiến đáng kể cả về quy mô, tốc độ và phạm vi hoạt động. Đặc biệt, ở một số nƣớc
nhƣ Mỹ, các nƣớc EU, bảo hiểm đã trở thành một phần không thể thiếu trong kinh
doanh cũng nhƣ trong cuộc sống nói chung. Vậy bảo hiểm có nguồn gốc từ đâu?
Bảo hiểm có nguồn gốc từ rất xa xƣa và gắn liền với lịch sử phát triển của loài
ngƣời. Tuy nhiên, bảo hiểm xuất hiện từ bao giờ thì vẫn chƣa có câu trả lời chính
xác. Ban đầu, con ngƣời cầu xin chúa trời và các đấng thần linh phù hộ cho họ có
đƣợc cuộc sống yên ổn và an toàn, tuy nhiên phƣơng pháp bảo vệ này còn mang
đậm màu sắc tín ngƣỡng. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những vết tích chứng
minh sự tồn tại của các tổ chức cứu hộ tƣơng hỗ đối với các thợ tạc đá Ai Cập cổ
đại từ 4.500 năm trƣớc công nguyên. Hay ngƣời Ba-Bi-Lon đã đƣa ra những quy tắc
trong việc tổ chức các phƣơng tiện vận tải bằng xe kéo và đặc biệt đã quy định phân
chia các thiệt hại do mất cắp và bị cƣớp cho các thƣơng gia cùng gánh chịu.
Lợi nhuận hấp dẫn từ đại dƣơng đã thúc đẩy các đội tàu buôn ra đi, tìm đến
những vùng đất mới và trở về với nguồn hàng dồi dào và giá cả hấp dẫn. Những
chuyến đi ấy mang lại sự giàu có cho các thƣơng nhân nhƣng cũng tiềm ẩn nhiều rủi
ro khi đại dƣơng nổi giận. Vào thế kỷ XIV, tại Genoa và Venice tỉnh Lombary nƣớc
Italia, ngƣời ta đã tìm thấy các hợp đồng bảo hiểm hàng hải đầu tiên ký kết giữa các
thƣơng gia, các chủ tàu với các nhà bảo hiểm mà theo đó ngƣời bảo hiểm cam kết
với ngƣời đƣợc bảo hiểm sẽ bồi thƣờng những thiệt hại về tài sản mà ngƣời đƣợc
bảo hiểm phải gánh chịu khi có tổn thất xảy ra trên biển, đồng thời ngƣời bảo hiểm
sẽ nhận đƣợc một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm. Vào khoảng thế kỷ XV, khi Châu
Âu mở các cuộc thám hiểm, khai phá những miền đất mới ở Châu Á và cùng với
việc phát hiện ra Ấn Độ Dƣơng và Châu Mỹ, ngành hàng hải nói chung và bảo hiểm



6

hàng hải nói riêng đã phát triển rất nhanh. Sau bảo hiểm hàng hải là sự xuất hiện
của bảo hiểm hỏa hoạn, đánh dấu bằng vụ cháy thảm khốc ở Luân Đôn nƣớc Anh
ngày 02/09/1666 hủy diệt 13.000 căn nhà trong đó có hơn 100 nhà thờ đã để lại
thiệt hại quá lớn. Sau đó, những nhà kinh doanh ở nƣớc Anh đã nghĩ ra cộng đồng
chia sẻ rủi ro hỏa hoạn bằng cách đứng ra thành lập những Công ty bảo hiểm hỏa
hoạn nhƣ: Fire Office, Friendly Society, Hand and Hand, Lom Bard House…
Bảo hiểm hình thành do sự tồn tại khách quan của các loại rủi ro và nhu cầu an
toàn của con ngƣời là vĩnh cửu, đòi hỏi con ngƣời phải luôn có những biện pháp đề
phòng, ngăn chặn rủi ro xảy ra, đồng thời hạn chế, khắc phục những hậu quả do rủi
ro gây ra. Bắt đầu từ bảo hiểm hàng hải, rồi tới bảo hiểm hỏa hoạn và sau đó là các
loại hình bảo hiểm khác nhƣ: bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn.
Bảo hiểm ngày càng phát triển trên nhiều mặt và dần dần đóng vai trò không thể
thiếu trong cuộc sống của con ngƣời.
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động kinh doanh bảo hiểm
1.1.2.1. Khái niệm
Mặc dù bảo hiểm có nguồn gốc và lịch sử phát triển khá lâu đời, nhƣng cho
đến nay vẫn chƣa có một định nghĩa thống nhất nào về bảo hiểm. Có rất nhiều khái
niệm khác nhau về bảo hiểm.
“Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít” (Dennis
Kessler, Risque No 17, Jan-Mars 1994).
“Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là ngƣời đƣợc bảo hiểm cam
đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình
hoặc để cho ngƣời thứ ba trong trƣờng hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận đƣợc một khoản
đền bù các tổn thất đƣợc trả bởi một bên khác: đó là ngƣời bảo hiểm. Ngƣời bảo
hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các
phƣơng pháp thống kê” (Monique Gaultier, Généralité sur l’assurance, Projet

d’assur, L’école supérieur des Finances et la Comptabilité de Hanoi – FFSA, Hanoi
– 1994).


7

“Bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ chế này, một ngƣời, một doanh nghiệp hay
một tổ chức chuyển nhƣợng rủi ro cho công ty bảo hiểm, công ty đó sẽ bồi thƣờng
cho ngƣời đƣợc bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị
thiệt hại giữa tất cả những ngƣời đƣợc bảo hiểm” (Tập đoàn bảo hiểm AIG của
Mỹ).
“Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục
đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của ngƣời đƣợc bảo
hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm
trả tiền bảo hiểm cho ngƣời thụ hƣởng hoặc bồi thƣờng cho ngƣời đƣợc bảo hiểm
khi xảy ra sự kiện bảo hiểm” (Luật Kinh doanh bảo hiểm Việt Nam 2000).
Dựa trên các định nghĩa trên, chúng ta có thể đƣa ra định nghĩa: Bảo hiểm là
một sự cam kết bồi thƣờng của ngƣời bảo hiểm đối với ngƣời đƣợc bảo hiểm về
những thiệt hại, mất mát xảy ra với đối tƣợng bảo hiểm do rủi ro đƣợc bảo hiểm gây
ra, với điều kiện ngƣời đƣợc bảo hiểm đã mua bảo hiểm cho đối tƣợng bảo hiểm đó
và nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm.
1.1.2.2. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Các doanh nghiệp bảo hiểm là chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh bảo
hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm lập ra các quỹ bảo hiểm từ nguồn thu phí bảo hiểm
của ngƣời mua bảo hiểm, quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm để chi trả hoặc bồi
thƣờng cho ngƣời đƣợc bảo hiểm hoặc ngƣời thụ hƣởng khi có các sự kiện bảo
hiểm xảy ra. Kinh doanh bảo hiểm đƣợc thiếp lập trên cơ sở ký kết hợp đồng giữa
doanh nghiệp bảo hiểm và ngƣời tham gia bảo hiểm. Các bên có thể trực tiếp thiết
lập quan hệ với nhau hoặc thông qua các chủ thể khác nhƣ đại lý bảo hiểm và các
doanh nghiệp môi giới bảo hiểm để giúp cho các bên thiết lập mối quan hệ.

Kinh doanh bảo hiểm thƣờng gắn liền với hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm.
Kinh doanh tái bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích
sinh lời, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm nhận một khoản phí bảo hiểm khác để cam
kết bồi thƣờng cho các trách nhiệm đã nhận bảo hiểm. Hai loại hình kinh doanh này
tồn tại song song trong một doanh nghiệp bảo hiểm. Ngoài mục đích sinh lời, kinh


8

doanh tái bảo hiểm còn giúp doanh nghiệp bảo hiểm mở rộng quan hệ với các
doanh nghiệp bảo hiểm khác, tranh thủ nguồn vốn, học hỏi kinh nghiệm, nắm thêm
thông tin, hỗ trợ đào tạo cán bộ. Hơn thế nữa, chính các doanh nghiệp bảo hiểm còn
phải thực hiện tái bảo hiểm để đảm bảo ổn định kinh doanh, tránh phá sản khi xảy
ra các tổn thất quá lớn. Hoạt động tái bảo hiểm tồn tại song song và có vai trò vô
cùng lớn đối với các doanh nghiệp bảo hiểm.
Mục đích kinh tế cũng nhƣ mục đích chính mà các doanh nghiệp bảo hiểm
hƣớng tới là lợi nhuận. Lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm đƣợc tạo ra từ phần
chênh lệch giữa số phí bảo hiểm thu đƣợc từ ngƣời mua bảo hiểm với số tiền bảo
hiểm trả cho ngƣời thụ hƣởng hoặc số tiền bồi thƣờng mà doanh nghiệp bảo hiểm
phải trả cho ngƣời đƣợc bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm thuộc phạm vi bảo
hiểm và số lãi thu đƣợc từ hoạt động đầu tƣ tài chính bằng nguồn phí thu đƣợc còn
nhàn rỗi.
Đối tƣợng kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm là sản phẩm đặc biệt
gắn liền với yếu tố rủi ro, hay nói một cách khác kinh doanh bảo hiểm chính là kinh
doanh rủi ro. Sản phẩm bảo hiểm bao gồm bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm
và bảo hiểm con ngƣời. Xét về tính chất kinh doanh thì kinh doanh bảo hiểm thuộc
loại hình kinh doanh dịch vụ, cụ thể là dịch vụ tài chính. Sản phẩm kinh doanh của
doanh nghiệp bảo hiểm là sản phẩm vô hình, là sự bảo đảm về mặt tài chính cho
ngƣời đƣợc bảo hiểm trƣớc rủi ro. Ngƣời tham gia bảo hiểm nộp phí cho công ty
bảo hiểm để đổi lấy cam kết hay lời hứa sẽ trả tiền bảo hiểm khi có các sự kiện bảo

hiểm xảy ra.
Chu trình kinh doanh bảo hiểm là một chu trình đảo ngƣợc, sản phẩm bảo
hiểm đƣợc bán ra trƣớc, phát sinh doanh thu sau đó mới phát sinh chi phí. Chính
đặc điểm này đã tạo ra nguồn vốn bảo hiểm nhàn rỗi trong những thời gian nhất
định. Ngoài ra, theo quy định của pháp luật, để thành lập một công ty bảo hiểm, yêu
cầu phải có vốn pháp định rất lớn để đảm bảo khả năng chi trả bồi thƣờng, theo
pháp luật Việt Nam vốn pháp định đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tối
thiểu là 300 tỷ đồng, đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là 600 tỷ đồng. Các


9

doanh nghiệp bảo hiểm có thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi này để đầu tƣ sinh lời
nhằm tăng khả năng tài chính cho chi trả bồi thƣờng và tăng thu nhập cho doanh
nghiệp. Do đó, hoạt động đầu tƣ tài chính là một hoạt động không thể tách rời đối
với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm.
Bảo hiểm vừa mang tính bồi hoàn vừa không mang tính bồi hoàn. Nghĩa là
trong thời gian bảo hiểm, nếu có các sự kiện bảo hiểm xảy ra thì doanh nghiệp bảo
hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thƣờng, còn nếu không có sự kiện bảo hiểm
xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thƣờng.
Kinh doanh bảo hiểm là kinh doanh rủi ro, mà rủi ro thì mang tính bất ngờ và
không lƣờng trƣớc đƣợc cả về không gian, thời gian và quy mô nên các doanh
nghiệp bảo hiểm phải xây dựng các quỹ dự phòng để đảm bảo khả năng tài chính
của công ty và thực hiện cạm kết của mình đối với ngƣời tham gia bảo hiểm. Quỹ
dự phòng này có thể sử dụng để tham gia đầu tƣ nhƣng phải đảm bảo tính thanh
khoản cao.
Số tiền bảo hiểm của một hợp đồng bảo hiểm thƣờng rất lớn, lớn hơn rất nhiều
lần số phí mà ngƣời tham gia bảo hiểm phải trả cho doanh nghiệp bảo hiểm. Do đó,
để đảm bảo và ổn định nguồn tài chính cho việc bù đắp tổn thất thì các doanh
nghiệp bảo hiểm cần phải thực hiện tốt nguyên tắc lấy số đông bù cho số ít. Đối với

các trƣờng hợp có giá trị bảo hiểm lớn hoặc đối tƣợng bảo hiểm có nguy cơ xảy ra
tổn thất cao thì các doanh nghiệp bảo hiểm cần thực hiện các biện pháp phân tán rủi
ro nhƣ đồng bảo hiểm (ĐBH), tái bảo hiểm (TBH). Ngoài ra, để giảm bớt chi phí
bồi thƣờng, các doanh nghiệp bảo hiểm phải tăng cƣờng các biện pháp đề phòng,
ngăn ngừa và hạn chế tổn thất.
Vấn đề an toàn tài chính cho ngƣời tham gia bảo hiểm luôn đƣợc đặt lên hàng
đầu nên hoạt động kinh doanh bảo hiểm chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nƣớc, cụ
thể là Bộ Tài chính và đƣợc điều chỉnh bằng luật kinh doanh bảo hiểm và các văn
bản pháp luật khác có liên quan.


10

1.2. Lý luận chung về rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm
1.2.1. Khái niệm
 Có khá nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro:
˗ Rủi ro là khả năng xảy ra sự cố không may.
˗ Theo từ điển Oxford, rủi ro là khả năng của một tình huống hoặc một điều gì
đó, có thể trở thành nguy hiểm hay có hậu quả tồi tệ ở một thời điểm nào đó trong
tƣơng lai.
˗ Theo từ điển Tiếng Việt, rủi ro là sự việc hay tình huống có thể phát sinh tai
họa trong thời gian gần nhất.
˗ Theo toán học, rủi ro là sự kết hợp giữa mức độ nguy hiểm và tần suất xảy ra
hoặc có thể xảy ra.
˗ Theo kinh tế học, rủi ro là toàn bộ biến cố ngẫu nhiên tiêu cực tác động lên
quá trình đầu tƣ hoặc kinh doanh làm thay đổi kết quả theo chiều hƣớng bất lợi.
Tóm lại, rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm là những sự kiện bất ngờ xảy ra
trong tương lai và không được như mong muốn, khi các sự kiện này xảy ra sẽ gây
nên mất mát hoặc thiệt hại cho một chủ thể nào đó.
 Các khái niệm liên quan tới rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm:

˗ Nguy cơ rủi ro: là những đe dọa nguy hiểm có thể xảy ra những tình huống tạo
nên rủi ro bất kỳ lúc nào. Nhƣ vậy, nguy cơ rủi ro là những biến cố chƣa xảy ra.
˗ Tổn thất: là những thiệt hại, mất mát về con ngƣời hay tài sản do nguyên nhân
từ rủi ro gây ra. Mối quan hệ giữa rủi ro và tổn thất là mối quan hệ nhân quả, rủi ro
là những sự kiện bất ngờ xảy ra còn tổn thất là hậu quả, mất mát, thiệt hại do rủi ro
gây ra.
˗ Chi phí rủi ro: là toàn bộ những thiệt hại, mất mát về con ngƣời và tài sản
trong việc phòng ngừa, hạn chế rủi ro, bồi thƣờng tổn thất đƣợc quy thành tiền. Chi
phí rủi ro đƣợc chia thành chi phí hữu hình và chi phí vô hình. Chi phí hữu hình là
chi phí phải trả cho việc phòng ngừa, khoanh lại, bồi thƣờng tổn thất và phục hồi


11

sản xuất, thị trƣờng. Chi phí vô hình là lợi nhuận mất hƣởng, mất thời cơ, mất uy
tín, mất khách hàng, mất thị trƣờng, … Những chi phí này có khi lớn gấp nhiều lần
chi phí hữu hình.
˗ Mức độ rủi ro: rủi ro xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và mức độ tổn
thất cũng khác nhau. Khi nói đến mức độ rủi ro là nói đến hai khái niệm liên quan
tới tần suất và mức độ nghiêm trọng.
1.2.2. Phân loại rủi ro
 Căn cứ vào tính chất của rủi ro, có thể chia thành:
˗ Rủi ro thuần túy: là rủi ro chỉ mang lại hậu quả xấu, mất mát, thiệt hại. Ví dụ:
Bão lụt, mƣa đá, động đất, sóng thần, …
˗ Rủi ro đầu cơ: là rủi ro có thể mang lại hậu quả xấu hoặc có thể mang lại khả
năng tăng lợi ích. Ví dụ: Sự biến động giá cổ phiếu, giá vàng, …
 Căn cứ vào phạm vi tác động, có thể chia thành:
˗ Rủi ro cơ bản: là những rủi ro phát sinh từ nguyên nhân ngoài tầm kiểm soát
của con ngƣời. Hậu quả của rủi ro cơ bản thƣờng rất nghiêm trọng, khó lƣờng, có
ảnh hƣởng tới cộng đồng và toàn xã hội. Ví dụ: Thiên tai, động đất, sóng thần ở

Nhật Bản.
˗ Rủi ro riêng biệt: là loại rủi ro xuất phát từ các biến cố chủ quan và khách
quan của từng cá nhân, tổ chức. Loại rủi ro này chỉ ảnh hƣởng đến lợi ích của từng
cá nhân hoặc tổ chức. Ví dụ: Kho hàng của một doanh nghiệp bị cháy.
 Căn cứ về mặt giá trị, rủi ro đƣợc chia thành:
˗ Rủi ro tài chính: là rủi ro mà hậu quả của nó có thể tính đƣợc bằng tiền. Ví dụ:
Một căn nhà bị cháy, cả căn nhà cháy hết, rủi ro tài chính là giá trị căn nhà và giá trị
tài sản trong nhà bị cháy.
˗ Rủi ro phi tài chính: là rủi ro gây ảnh hƣởng chủ yếu về mặt tinh thần, không
tính đƣợc bằng tiền. Ví dụ: Một căn nhà bị cháy, rủi ro phi tài chính là sự chán
chƣờng, buồn bã của những ngƣời trong ngôi nhà đó.


12

 Căn cứ theo bảo hiểm, có thể chia thành:
˗ Rủi ro đƣợc bảo hiểm: là những rủi ro về thiên tai, tai nạn, sự cố bất ngờ đƣợc
doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm. Nếu những rủi ro này xảy ra sẽ gây
thiệt hại cho đối tƣợng đƣợc bảo hiểm và làm phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng
hoặc trả tiền bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm. Rủi ro đƣợc bảo hiểm có thể bao
gồm: rủi ro tài chính, rủi ro thuần tuý, rủi ro riêng. Rủi ro đƣợc bảo hiểm thƣờng
đƣợc nêu trong quy tắc bảo hiểm hoặc điều khoản bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo
hiểm. Nhƣng trong nhiều trƣờng hợp, đơn bảo hiểm chỉ liệt kê những rủi ro bị loại
trừ, những rủi ro không bị loại trừ mặc nhiên là những rủi ro đƣợc bảo hiểm.
˗ Rủi ro không đƣợc bảo hiểm: là những rủi ro công ty bảo hiểm không chấp
nhận bảo hiểm.
1.3.

Lý luận chung về quản lý rủi ro


1.3.1. Khái niệm
Rủi ro luôn tồn tại khách quan và song hành cùng với quá trình kinh doanh
của doanh nghiệp nên quản lý rủi ro là một nội dung có vai trò vô cùng quan trọng
và không thể thiếu đối với một doanh nghiệp.
Theo Enterprise risk managament – Integrated framework – Executive
summary (tháng 9/2004), quản lý rủi ro doanh nghiệp đƣợc định nghĩa là:
- Một quá trình diễn ra liên tục trong một doanh nghiệp.
- Đƣợc thực hiện bởi những ngƣời ở mọi cấp bậc của một tổ chức.
- Đƣợc áp dụng trong thiết lập chiến lƣợc của doanh nghiệp.
- Đƣợc áp dụng trên toàn doanh nghiệp, ở mọi cấp độ và đơn vị.
- Đƣợc xây dựng để xác định các vấn đề tiềm tàng, nếu xảy ra có thể ảnh hƣởng
đến doanh nghiệp.
- Có khả năng cung cấp sự đảm bảo hợp lý nhằm quản lý doanh nghiệp cho một
tổ chức.


13

- Nhằm đạt đƣợc các mục tiêu của doanh nghiệp trong một hoặc nhiều mục
riêng mà không bị chồng chéo lên nhau.
Nhƣ vậy, quản lý rủi ro là quá trình bao gồm các hoạt động nhằm hạn chế,
loại bỏ các rủi ro hoặc khắc phục các hậu quả do rủi ro gây ra đối với hoạt động
kinh doanh, từ đó tạo điều kiện cho việc sử dụng tối ưu các nguồn lực của doanh
nghiệp, giảm đến mức thấp nhất các thiệt hại về người và tài sản. Trong kinh doanh
bảo hiểm, quản lý rủi ro đƣợc hiểu là quá trình xác định các nguy cơ tiềm ẩn và khả
năng xảy ra các nguy cơ đó, từ đó có sự chuẩn bị các phƣơng án thích hợp để hạn
chế rủi ro ở mức thấp nhất.
Để loại trừ hoặc giảm thiểu mức độ rủi ro, có thể sử dụng các phƣơng án ứng
phó rủi ro nhƣ: né tránh rủi ro, ngăn ngừa và hạn chế rủi ro, tự khắc phục rủi ro và
chuyển giao rủi ro.

Quản lý rủi ro đảm bảo thực hiện đƣợc mục tiêu của doanh nghiệp trong kinh
doanh là có lợi nhuận, đảm bảo an toàn tài chính và tăng trƣởng trong kinh doanh.
Quản lý rủi ro tốt giúp doanh nghiệp hạn chế các nguy cơ rủi ro xảy ra trong hoạt
động kinh doanh, từ đó hạn chế rủi ro trong kinh doanh, giúp giảm bớt các chi phí
liên quan đến rủi ro, giảm chi phí kinh doanh, ổn định tài chính, đảm bảo thu nhập
của cán bộ nhân viên. Quản lý rủi ro tốt giúp doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh
các cam kết với khách hàng, tạo đƣợc uy tín đối với khách hàng, tăng khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng.
1.3.2. Quy trình quản lý rủi ro
Quản lý rủi ro nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đã đề ra. Quy trình quản lý rủi ro là
một quy trình tuần hoàn, đƣợc bắt đầu từ nhận diện rủi ro và có thể dẫn đến nhận
diện ra một rủi ro mới. Doanh nghiệp cần một quy trình thích hợp nhằm quản lý rủi
ro một cách hiệu quả. Quy trình quản lý rủi ro gồm 5 bƣớc và có tính liên tục.


14

Nguồn: George E. Rejda: Principles of Risk Management and Insurance
Hình 1.1. Quy trình quản lý rủi ro
Bƣớc 1: Nhận diện và phân tích rủi ro
Phát hiện các sự kiện có thể ảnh hƣởng đến việc thực hiện mục tiêu chiến lƣợc
của doanh nghiệp, phân chia cấp độ rủi ro và phân nhóm rủi ro để quản lý.
Bƣớc 2: Đánh giá và đo lƣờng rủi ro
Đánh giá khả năng xảy ra và mức độ ảnh hƣởng của các rủi ro, xem xét các
biện pháp kiểm soát rủi ro. Xếp hạng các rủi ro để xác định mức độ ƣu tiên quản lý
dựa trên bộ tiêu chí đo lƣờng đƣợc lƣợng hóa gắn với giá trị cụ thể cho khả năng
xảy ra của rủi ro và mức độn ảnh hƣởng của rủi ro. Từ đó xác định mức độ chấp
nhận rủi ro của doanh nghiệp cho từng loại rủi ro.
Bƣớc 3: Ứng phó rủi ro
Xác định các biện pháp, xây dựng các kế hoạch hành động và giám sát cụ thể

nhằm giảm rủi ro xuống mức có thể chấp nhận đƣợc. Các phƣơng án ứng phó rủi ro


×