Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

ÔN tập các ĐẢNG CHÍNH TRỊ TRÊN THẾ GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.77 KB, 31 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP
MÔN XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
------------------------STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

CÂU HỎI
Phân tích quá trình hình thành đảng chính trị. Liên hệ quá trình hình thành
Đảng Cộng sản Việt Nam.
Phân tích các điều kiện để đảng chính trị trở thành đảng cầm quyền. Liên hệ
Đảng Cộng sản Việt Nam.
Phân tích đặc điểm tổ chức nhà nước và hệ thống bầu cử ở Vương quốc Liên
hiệp Anh và Bắc Ai-len. Liên hệ với đặc điểm của Việt Nam.
Phân tích cách thức tổ chức và hoạt động của đảng Bảo thủ Anh. Nêu bài học
kinh nghiệm đối với Đảng Cộng sản Việt Nam.
Phân tích ảnh hưởng của các đảng cực hữu trong nền chính trị Cộng hòa
Pháp và đưa ra nhận xét xu hướng phát triển của các đảng này trong tương
lai.
Phân tích cách thức tổ chức và hoạt động của đảng Xã hội Pháp. Nêu bài học
kinh nghiệm đối với Đảng Cộng sản Việt Nam.
Phân tích quy trình tham gia bầu cử tổng thống của các đảng chính trị ở Hoa
Kỳ và đánh giá tác động của quy trình này đến hoạt động của các đảng hiện


nay.
Phân tích cách thức tổ chức và hoạt động của đảng Dân chủ Hoa Kỳ. Nêu bài
học kinh nghiệm đối với Đảng Cộng sản Việt Nam.
Phân tích cách thức tổ chức và hoạt động của đảng Cộng hòa Hoa Kỳ. Nêu
bài học kinh nghiệm đối với Đảng Cộng sản Việt Nam.
Phân tích đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Liên hệ thực
tiễn Đảng Cộng sản Việt Nam.
Phân tích những điểm mới trong công tác cán bộ của Đảng Cộng sản Trung
Quốc kể từ sau Đại hội XVIII. Liên hệ đặc điểm công tác cán bộ của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
---------------------------

1


Câu 1
Phân tích quá trình hình thành đảng chính trị
Liên hệ quá trình hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam
-----------------------------Đảng chính trị là một giai cấp hay bộ phận giai cấp hợp lại với nhau
thành một tổ chức để đấu tranh bảo vệ lợi ích của giai cấp hay bộ phận giai cấp
mà nó là đại diện. Đảng chính trị là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp đạt
trình độ cao.
* Quá trình hình thành đảng chính trị:
a. Thời thượng cổ và trung cổ:
Dưới chế độ cộng sản nguyên thủy, trình độ sản xuất còn rất thấp chỉ đủ
ăn, chưa có của thừa, chưa có tư hữu, chưa có giai cấp, chưa cso đấu tranh giai
cấp. Xã hội bình đẳng, nhưng trình độ kinh tế - xã hội còn sơ khai - gọi là chế độ
cộng sản nguyên thủy. Xã hội nguyên thủy chưa cso đảng chính trị xuất hiện.
Cuối chế độ cộng sản nguyên thủy, nhân loại phát hiện ra kim loại đồng
và sắt. Công cụ lao động bằng kim loại thay thế cho công cụ lao động bằng đá,

xương, gỗ, năng suất lao động được tăng lên. Sự phân công lao động lần lượt
hình thành giữa chăn nuôi và trồng trọt; giữa nông nghiệp với thủ công nghiệp
và tầng lớp thương nhân xuất hiện. Sản xuất phát triển, của cải dư thừa ngày
càng nhiều. Những người có thế lực như tù trưởng, tộc trưởng chiếm lấy của dư
thừa làm của riêng, sự tư hữu xuất hiện. Xã hội bị phân hóa giàu nghèo, giai cấp
ra đời. Chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã, chế độ xã hội mới ra đời - chế độ
chiếm hữu nô lệ.
Dưới chế độ chiếm hữu nô lệ, có hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ,
mâu thuẫn nhau dẫn đến cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt. Nhà nước chiếm hữu
nô lệ ra đời. Chế độ chiếm hữu nô lệ xuất hiện phe đảng, nhóm đảng, bè đảng đó là những người cùng quan điểm, cùng lợi ích họp lại với nhau để đấu tranh
bảo vệ quan điểm, lợi ích của mình.
Chế độ phong kiến thay thế chế độ chiếm hữu nô lệ, có hai giai cấp cơ
bản là phong kiến và nông dân, giai cấp phong kiến cầm quyền bóc lột nông dân
bằng tô thuế. Bè đảng, nhóm đảng, băng đảng tiếp tục phát triển - đó là những
người cùng chung lợi ích, tự liên minh với nhau để đòi triều đình phải nhượng
bộ cho địa vị trong bộ máy chính quyền hay những yêu sách cụ thể nhưng không
có cương lĩnh và điều lệ, họ tổ chức mang tính tự phát. Sự ràng buộc của các
thành viên trong bè đảng, băng đảng, nhóm đảng lỏng lẻo, phụ thuộc vào người đứng đầu.
b. Thời cận đại:
Thế kỷ XVI – XVII, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã phát triển
ngay trong lòng xã hội phong kiến châu Âu, mâu thuẫn giữa giai cấp phong kiến
với giai cấp tư sản và quần chúng nhân dân ngày càng sâu sắc. Cách mạng tư
sản Hà Lan đã diễn ra, báo hiệu một thời đại mới - thời đại của các cuộc cách
mạng tư sản. Cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, giai cấp tư sản ở nhiều nước
Châu Âu đã lớn mạnh về mọi mặt.
2


Luồng tư tưởng mới đã thổi bùng ngọn lửa cho cuộc cách mạng tư sản ở
các nước phong kiến châu Âu. Một thời đại mới được mở ra, xã hội không còn

phân chia đẳng cấp nữa mà thay vào đó là xã hội dân chủ tư sản, hoạt động theo
pháp luật tư sản. Cơ quan nhà nước do bầu cử lập nên. Để đảm bảo cho việc
tranh cử thắng lợi, lên nắm chính quyền, các ứng cử viên cần phải có tổ chức
của mình nhằm tuyên truyền vận động cử tri, nắm thông tin từ các cử tri, đưa ra
chương trình tranh cử, tổ chức tranh cử ở các đơn vị bầu cử … Các ứng cử viên
thắng cử sẽ nắm chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền. Những người có
nhu cầu và điều kiện để thành lập tổ chức chính trị của mình đầu tiên trong cuộc
cách mạng tư sản là giai cấp tư sản. Tổ chức đó chính là đảng chính trị. Như vậy,
đảng chính trị thực sự xuất hiện dưới chế độ tư bản chủ nghĩa. Cách mạng tư
sản, chế độ tư bản chủ nghĩa đã tạo ra tiền đề cần thiết cho sự hình thành đảng
chính trị. Các quốc gia có đảng chính trị xuất hiện trước tiên là Anh, Mỹ và Pháp.
c. Sự xuất hiện đảng cộng sản
Giai cấp tư sản dùng đảng chính trị của mình để làm công cụ và phương
tiện đấu tranh giành quyền lực chính trị, bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản thì
giai cấp vô sản và giới cần lao cũng phải có chính đảng của mình để làm công
cụ đấu tranh bảo vệ lợi ích của giai cấp mình - đó là đảng cộng sản.
Nhưng giai cấp tư sản không những đã rèn những vũ khí sẽ giết mình, nó
còn tạo ra những người sử dụng vũ khí ấy - những người công nhân hiện đại,
những người vô sản.
Trong tất cả các giai cấp đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai
cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng, các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu
vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, giai cấp vô sản, trái lại là sản
phẩm của bản thân nền đại công nghiệp.
Sự tiến bộ của công nghiệp, mà giai cấp tư sản là kẻ thúc đẩy một cách
không tự giác và bắt buộc, đem sự đoàn kết cách mạng của công nhân do liên
hiệp lại mà có thay cho sự cô lập của công nhân do cạnh tranh giữa họ gây nên.
Trong cuộc đấu tranh của mình chống lại quyền lực liên hiệp của giai cấp hữu
sản, chỉ có khi nào giai cấp vô sản tự mình tổ chức được một chính đảng độc lập
với tất cả mọi chính đảng cũ do các giai cấp hữu sản lập ra, thì mới có thể hành
động với tư cách giai cấp được.

Năm 1847, C.Mác và Ph.Ăngghen thành lập Đồng minh những người
cộng sản - tổ chức cộng sản đầu tiên của giai cấp công nhân. Hệ thống những tư
tưởng quan điểm về xây dựng đảng cộng sản kiểu mới được thể hiện qua nhiều
tác phẩm nổi tiếng của V.I.Lênin như: Làm gì, Một bước tiến hai bước lùi … Di
huấn của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về đảng cộng sản đã được nhiều nhà
tư tưởng, nhà cách mạng ở các nước khác nhau trên thế giới tiếp thu và vận dụng
sáng tạo vào điều kiện lịch sử cụ thể. Cho đến nay, đảng cộng sản vẫn là chính
đảng của giai cáp công nhân có vị thế quan trọng trên vũ đài chính trị các nước
và thế giới.

3


Đảng cộng sản ra đời là tất yếu khách quan, do phong trào công nhân và
nhân dân lao động đòi hỏi. Khi nào mà lợi ích của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động cần được bảo vệ thì khi đó cần phải có đảng cộng sản. Vấn đề là
đảng cộng sản có đường lối, tổ chức và hoạt động như thế nào cho hiệu quả mà thôi.
* Qiên hệ quá trình hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam:
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam tuân theo những quy luật chung
về sự ra đời của Đảng Cộng sản, đồng thời có những nét riêng biệt, đặc trưng:
Quy luật chung là cần có phong trào công nhân kết hợp với sự soi sáng của chủ
nghĩa Mác. Sự riêng biệt thể hiện ở sự kết hợp với phong trào yêu nước của Việt
Nam những năm đầu thế kỷ XX.
Về phong trào của giai cấp công nhân Việt Nam: Giai cấp công nhân
Việt Nam ra đời từ trong các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Năm
1958, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, kể từ đó đất nước ta trở thành
thực dân nửa phong kiến, xã hội ta rối ren, xơ xác tiêu điều, nhân dân ta một cổ
đôi tròng, sự căm phẫn cứ lớn dần lên mãi. Nhân dân ta đấu tranh anh dũng, kiên
cường. Các phong trào Cần Vương, Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục ... nhưng
rồi đều bị kẻ thù trấn áp tàn bạo. Trước các cuộc khai thác, bóc lột đến tận

xương tủy thuộc địa của thực dân Pháp, giai cấp công nhân nước ta ra đời, buổi
đầu còn ít về số lượng nên đã tỏ ra là giai cấp kiên cường, cách mạng. Các cuộc
đấu tranh tự phát của công nhân đầu thế kỷ XX đã dần khẳng định sự trưởng
thành của giai cấp công nhân, một đòi hỏi tất yếu đặt ra là phải có Đảng Cộng
sản lãnh đạo phong trào.
Trước đó cách mạng Việt Nam đang trong cơn khủng hoảng trầm trọng
về đường lối, các phong trào theo khuynh hướng tư sản đều bị thất bại và bị đàn
áp trong bể máu. Trong bối cảnh đó người thanh niên Nguyễn Tất Thành - sau
này là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã ra đi tìm đường cứu nước (1911). Người
đã tiếp thu và dày công truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê nin vào nước ta, “nó lôi
cuốn những người yêu nước Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản; làm
dấy lên cao trào đấu tranh mạnh mẽ, sôi nổi khắp cả nước, trong đó giai cấp
công nhân trở thành một lực lượng chính trị độc lập”.
Trước đòi hỏi khách quan của lịch sử, ba tổ chức tiền thân của Đảng đã
ra đời là Đông Dương Cộng sản Đảng (6/1929), An Nam Cộng sản Đảng
(7/1929) và Đông Dương Cộng sản liên Đoàn (1-1930). Ngày 3/2/1930 tại Cửu
Long, Hương Cảng, Trung Quốc, Bác Hồ “người chiến sĩ cách mạng lỗi lạc của
dân tộc Việt Nam, người duy nhất có đủ uy tín và năng lực ... thống nhất các tổ
chức Cộng sản Việt Nam. Hội nghị cũng thông qua Chính cương vắn tắt, Sách
lược vắn tắt và Điều lệ tóm tắt của Đảng làm định hướng cho cách mạng Việt
Nam. Đảng ta đã ra đời từ đó.
Quy luật tất yếu dẫn đến sự ra đời của Đảng ta như đã nói ở trên là sự kết
hợp nhuần nhuyễn giữa phong trào công nhân, phong trào yêu nước và chủ
nghĩa Mác - Lênin.
--------------------------4


Câu 2
Phân tích các điều kiện để đảng chính trị trở thành đảng cầm quyền
Liên hệ Đảng Cộng sản Việt Nam

------------------------------Đảng chính trị một khi đại diện cho một giai cấp lên nắm quyền lực
chính trị thì được gọi là Đảng cầm quyền. Như vậy, đảng cầm quyền là đảng
chính trị được hình thành trên cơ sở đội tiên phong của giai cấp giữ địa vị về
kinh tế, sử dụng quyền lực nhà nước để lãnh đạo và tổ chức các mặt của đời
sống xã hội.
* Các điều kiện để đảng chính trị trở thành đảng cầm quyền
Để trở thành một đảng cầm quyền, đảng chính trị cần phải đảm bảo các
điều kiện cơ bản sau:
- Đảng phải tồn tại và hoạt động hợp pháp;
- Đảng và giai cấp mà đảng đại diện phải có cơ sở kinh tế - xã hội và
được hình thành từ trong quá trình phát triển của quốc gia, dân tộc;
- Đảng phải nắm quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và nắm cả lực
lượng vũ trang để có thể chi phối, điều hành được hệ thống chính trị và xã hội;
- Đảng phải có chương trình hành động vừa bảo vệ lợi ích của giai cấp,
vừa thống nhất với lợi ích của quốc gia, dân tộc, vừa theo kịp xu thế của thời
đại;
- Đảng chính trị đó phải có học thuyết và đường lối đúng đắn, tập hợp
được đông đảo quần chúng nhân dân đứng lên đấu tranh chống lại chế độ cũ;
- Đảng phải duy trì quan hệ với các Đảng phải khác, tham gia vào đời
sống chính trị quốc tế, tham gia các tổ chức, các phong trào quốc tế.
Tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, dân tộc mà có một đảng hay
đa đảng chính trị trị hoạt động, có một hay đa đảng tham gia cầm quyền. Các
đảng chính trị khi đã cầm quyền đều tuân theo những nguyên tắc chung là lãnh
đạo, chi phối, sử dụng quyền lực nhà nước, sử dụng sức mạnh, các phương tiện
vật chất đã được thiết chế hóa của nhà nước để thực hiện mục tiêu của đảng
mình, của giai cấp mình. Song, mỗi đảng chính trị khác nhau đều có những
phương thức lãnh đạo và cách thức tổ chức thực hiện khác nhau tùy thuộc vào
quan điểm, tư tưởng, tương quan lực lượng trong hệ thống chính trị, tùy thuộc
vào điều kiện khách quan của tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước và
cả nhân tố chủ quan của chính đảng cầm quyền. Vì thế, đảng cầm quyền là vấn

đề quan trọng của hệ thống chính trị của tất cả các quốc gia.
* Liên hệ Đảng Cộng sản Việt Nam:
Ở Việt Nam, từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay Ðảng
Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền. Ðiều đó không phải tự nhiên mà có; đây
là thành quả của bao nhiêu năm đấu tranh cách mạng của toàn Ðảng, toàn dân
Việt Nam. Ðược thành lập năm 1930, phải 15 năm sau, trải qua biết bao hy sinh,
5


thử thách, hàng loạt cán bộ, đảng viên, nhân dân, trong đó có rất nhiều lãnh tụ
xuất sắc của Ðảng hy sinh, Ðảng Cộng sản Việt Nam mới giành được chính
quyền. Rồi tiếp sau đó, ròng rã suốt 30 năm kháng chiến gian khổ và anh dũng,
Việt Nam mới giải phóng được toàn bộ đất nước và Ðảng Cộng sản Việt Nam
trở thành Ðảng cầm quyền trong cả nước thống nhất, đưa đất nước đi lên chủ
nghĩa xã hội. Những thành quả mà nhân dân đạt được dưới sự lãnh đạo của
Ðảng khiến cho nhân dân thấy rõ rằng, ở Việt Nam chỉ có Ðảng Cộng sản Việt
Nam mới có khả năng lãnh đạo nhân dân xây dựng cuộc sống ấm no, tự do,
hạnh phúc; lợi ích của nhân dân gắn liền với sự nghiệp của Ðảng; mục đích lý
tưởng của Ðảng cũng là ước mơ, nguyện vọng của nhân dân.
Ngày nay, với tư cách là Ðảng cầm quyền, Ðảng Cộng sản Việt Nam
nhận rõ trách nhiệm của mình trước đất nước và dân tộc để vạch ra đường lối
xây dựng phát triển đất nước, trên cơ sở đó phát huy sức mạnh tổng hợp của
toàn hệ thống chính trị, của cả xã hội, tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối đó;
đồng thời xác định đúng nội dung và phương thức hoạt động của Ðảng, phát huy
mặt thuận lợi, hạn chế mặt khó khăn, ngăn ngừa và khắc phục những nguy cơ
của một đảng cầm quyền.
Khi nói tới đảng cầm quyền là nói đảng đó lãnh đạo toàn bộ xã hội, sử
dụng bộ máy nhà nước quy tụ và phát huy sức mạnh của toàn thể nhân dân để
làm cho quan điểm của Ðảng giữ vai trò chủ đạo đối với sự phát triển xã hội,
mục tiêu, đường lối của Ðảng được thực hiện trong toàn xã hội. Ðảng cầm

quyền có nghĩa là Ðảng phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước dân tộc.
Khi đã trở thành đảng cầm quyền, Ðảng càng có điều kiện đại biểu cho lợi ích
của giai cấp mình là giai cấp công nhân đồng thời đại biểu cho lợi ích của toàn
thể nhân dân lao động, trở thành đội tiên phong chính trị của cả dân tộc. Ðiều
quan trọng quyết định là Ðảng phải luôn luôn giữ được bản chất cách mạng và
khoa học của mình, không biến chất và có phương thức lãnh đạo đúng.
Trong công cuộc đổi mới đất nước, sự lãnh đạo và vai trò cầm quyền của
Ðảng Cộng sản Việt Nam càng được thử thách và khẳng định. Trong hoàn cảnh
đất nước có muôn vàn khó khăn, thế giới có những diễn biến hết sức phức tạp,
Ðảng đã kiên định mục tiêu cách mạng, giữ vững tinh thần độc lập, tự chủ, sáng
tạo, lãnh đạo toàn dân tiến hành công cuộc đổi mới bước đầu thu được kết quả:
kinh tế không ngừng phát triển, chính trị xã hội ổn định, đối ngoại được mở
rộng, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Ðó là những thành tựu to lớn và
có ý nghĩa rất quan trọng. Sự lãnh đạo của Ðảng là một nhân tố quyết định tạo ra
những thành tựu của công cuộc đổi mới; mặt khác, chính trong quá trình đổi mới
mà Ðảng ngày càng trưởng thành, nhận rõ hơn những yếu kém, khuyết điểm để
có biện pháp khắc phục và tiếp tục tiến lên.

---------------------------

6


Câu 3
Phân tích đặc điểm tổ chức nhà nước và hệ thống bầu cử ở Vương quốc
Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len. Liên hệ với đặc điểm của Việt Nam
---------------------* Đặc điểm tổ chức nhà nước và hệ thống bầu cử
Vương quốc Anh là một quốc gia nằm ở phía tây Châu Âu, gồm 4 vùng
lãnh thổ: đại công quốc Anh (Great Britain), hay còn gọi là Anh; xứ Uên
(Wales); Xcốt-len (Scotland); và Bắc Ai-len (Northern Ireland). Vương quốc

Anh là đảo quốc lớn nhất Châu Âu, với tổng diện tích đất liền và vùng có nước
bao phủ là 152.033 dặm vuông
Hệ thống chính trị và tổ chức bộ máy nhà nước ở vương quốc Anh
Vương quốc Anh là nước theo chính thể quân chủ lập hiến, tổ chức và hoạt động
của Nhà nước theo nguyên tắc tam quyền phân lập.
- Nguyên thủ quốc gia: Nữ hoàng Anh là nguyên thủ quốc gia, được thiết
lập theo nguyên tắc thế tập, có quyền lực rất hạn chế. Về mặt hình thức, nữ
hoàng là người đứng đầu cơ quan lập pháp và hành pháp, có quyền ký kết các
điều ước quốc tế, bổ nhiệm Thủ tướng và các bộ trưởng, các thẩm phán của Toà
án; đại diện cho đất nước trong quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế, những
quyền lực đó mang tính chất hình thức, chẳng hạn: Nữ hoàng có quyền phủ
quyết luật, nhưng trong thực tế, gần 300 năm nay, chưa từng sử dụng quyền này;
Nữ hoàng chỉ định Thủ tướng, nhưng người đảm nhận chức danh này không thể
là ai khác ngoài người đứng đầu của đảng chiếm đa số ghế trong Nghị viện; v.v…
- Các đảng chính trị:
Các đảng chính trị ở Vương quốc Anh ra đời vào giữa thế kỷ thứ 19. Từ
đó cho đến những năm 1920, Đảng Bảo thủ và Đảng Tự do thống trị đời sống
chính trị ở Vương quốc Anh. Tuy nhiên, năm 1923, Công Đảng – một liên minh
giữa các nghiệp đoàn và nhiều tổ chức theo đường lối xã hội chủ nghĩa – giành
thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử và lên nắm quyền trong một thời gian ngắn.
Trong suốt Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai, trong khoảng thời gian từ năm
1939 đến năm 1945, Chính phủ Vương quốc Anh là một liên minh hiệu quả của
ba chính đảng. Ngày nay, ba đảng phái lớn nhất ở Anh là đảng Bảo thủ, Công
đảng và đảng Dân chủ Tự do (đảng Tự do sáp nhập với đảng Dân chủ Xã hội
mới được thành lập năm 1988 để lập ra đảng Dân chủ Tự do). Ba đảng này đại
diện cho phái đoàn của Vương quốc Anh trong Nghị viện châu Âu và các cơ
quan phân cấp ở Xcốt-len và xứ Uên. Ngoài ba chính đảng lớn đó, còn có một số
đảng phái chính trị hoạt động trong phạm vi chính quyền phân cấp ở Xcốt-len,
xứ Uên và Bắc Ai-len, như: các đảng phái theo đường lối dân tộc chủ nghĩa ở
Xcốt-len và xứ Uên (đảng Dân tộc Scốtlen, đảng Plaid Cymru ở xứ Uên); các

đảng phái hình thành theo đường lối dân tộc và tôn giáo ở Bắc Ailen (đảng của
những người liên hiệp Ulster (Ulster Unionists), đảng của những người liên hiệp
Dân chủ (Democratic Unionists), đảng Dân chủ và Lao động (Social Democratic
and Labour Party) và đảng Sinn Féin)...
7


Vương quốc Anh là nước quân chủ lập hiến, vì vậy cử tri sẽ chỉ đi bỏ
phiếu để bầu ra nghị sĩ của địa phương mình thay vì bầu trực tiếp ra người đứng
đầu nhà nước. Thủ tướng mới là người có khả năng chỉ huy đa số nghị sĩ ở Hạ
viện và sau đó sẽ được bổ nhiệm bởi nguyên thủ quốc gia không qua bầu cử là
Nữ hoàng Elizabeth. Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của hệ thống
bầu cử tại Anh, thường được gọi là mô hình Westminster, là hệ thống “người dẫn
đầu giành ghế” (“first past the post” – tức tại mỗi đơn vị bầu cử, các cử tri chỉ
được bầu cho một người duy nhất trong danh sách các ứng viên, và ứng viên nào
nhận được nhiều phiếu nhất sẽ là người chiến thắng, không quan trọng số phiếu
đó chiếm tỉ lệ bao nhiêu).
Có 650 ghế trong Quốc hội để các bên tranh cử, trong đó phần lớn (533
ghế) thuộc về Anh (England), vùng lãnh thổ rộng lớn nhất và đông dân nhất của
Vương quốc Anh. Scotland có 59 ghế, Wales có 40 ghế và Bắc Ireland có 18
ghế. Trung bình, mỗi ghế tương ứng với 92.000 người, hay 68.000 cử tri.
Cơ quan lập pháp của Anh là Nghị viện, bao gồm hai viện là Thượng
nghị viện (Viện của các quý tộc hay Viện nguyên lão) và Hạ nghị viện. Thượng
nghị viện bao gồm các thành viên là các huân tước tinh thần (các tổng giáo mục
và các giáo mục) và các huân tước thế tục. Các thượng nghị sĩ được chỉ định
suốt đời và không đại diện cho đảng phái. Hạ nghị viện gồm 651 thành viên
được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm.
Trên thực tế, khi nói tới Nghị viện Anh thì chủ yếu là nói tới Hạ nghị
viện, vì quyền lực của Hạ nghị viện lớn hơn Thượng nghị viện rất nhiều: vai trò
của Thượng nghị viện chỉ là phúc quyết các dự luật đã được Hạ nghị viện thông

qua và chỉ có quyền trì hoãn việc ban hành một số dự luật nhất định tối đa 2 kỳ
họp trong 1 năm. Trong đời sống chính trị của Anh, cuộc tổng tuyển cử vào Hạ
nghị viện thu hút được sự quan tâm rất lớn: đó không chỉ đơn thuần là việc chọn
lựa ra những người sẽ tham gia tranh luận tại Nghị viện, mà còn quyết định xem
đảng phái nào sẽ là đảng cầm quyền, có quyền đề cử người đứng đầu đảng của
mình lãnh đạo Chính phủ. Trong thời gian bầu cử, cả đất nước được chia thành
646 đơn vị bầu cử, mỗi đơn vị bầu cử bầu ra một nghị sỹ. Các nghị sỹ được bầu
theo tiêu chí lấy từ trên xuống – có nghĩa là ứng cử viên nào có số phiếu bầu cao
nhất ở mỗi đơn vị bầu cử thì sẽ trúng cử.
Cơ quan hành pháp:
Đảng nào giành được nhiều ghế nhất tại Nghị viện trong cuộc tổng tuyển
cử sẽ thành lập chính phủ, hay còn gọi là cơ quan hành pháp. Chính phủ quyết
định và thực hiện chính sách trong nhiệm kỳ 5 năm tiếp theo. Đứng đầu Chính
phủ Anh là Thủ tướng. Hoạt động thực thi quyền hành pháp của Chính phủ, Thủ
tướng và các Bộ trưởng tuân thủ nguyên tắc “hành chính phải hợp pháp”, tức là
không được trái với các đạo luật do Nghị viện ban hành và các án lệ
Cơ quan tư pháp:
Cơ quan tư pháp ở Anh là hệ thống toà án. Đó là các cơ quan thực hiện
chức năng xét xử, hoạt động độc lập trong cơ chế quyền lực nhà nước. Hệ thống
8


toà án ở Anh được chia thành toà án trung ương và các toà án địa phương. Có
một số điểm khác nhau về cách thức hoạt động của các tòa án ở các nước thuộc
Vương quốc Anh: Mỗi nước có hệ thống tòa án riêng, xử lý hầu hết các vụ án. Ở
Anh và xứ Uên, hầu hết các tòa án đều hoạt động theo hệ thống Tòa án Hoàng
gia (HM Courts Service)
Ở Xcốt-len, mặc dù tòa án cấp quận do Hiệp hội Tòa án Xcốt-len phụ
trách, song vẫn chịu sự quản lý của Cơ quan Tòa án Xcốt-len. Cơ quan Tòa
Chấp pháp ở Bắc Ai-len phụ trách các tòa án ở cấp tỉnh. Ban tư pháp thuộc

Thượng Nghị viện ở Anh đóng vai trò là giám đốc thẩm các trường hợp phúc
thẩm các án dân sự và hình sự do các tòa án ở Anh, xứ Uên và Bắc Ai-len
chuyển lên. Hiện tại ở Xcốt-len, chỉ có các vụ án dân sự mới được phúc thẩm
lên Thượng Nghị viện. Theo thông lệ, về mặt hình thức, Thượng Nghị viện là
toà án cao nhất; song trên thực tế, Thượng nghị viện không xét xử sơ thẩm, chỉ
xét xử những vụ việc bị kháng án của tất cả các toà án nước Anh. Năm 2009,
chức năng tư pháp của Thượng Nghị viện được chuyển sang cho Tòa án Tối cao
mới được thành lập có thẩm quyền xét xử phúc thẩm đối với hầu hết các vụ án
dân sự và hình sự ở Vương quốc Anh.
* Liên hệ với đặc điểm của Việt Nam
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; Nhà nước đại diện cho nhân dân thực hiện
quản lý thống nhất mọi mặt hoạt động của đời sống xã hội trên các lĩnh vực kinh
tế, chính trị, an ninh quốc phòng, đối ngoại. Để thực hiện những nhiệm vụ trên,
hệ thống các cơ quan nhà nước được lập ra.
Mỗi cơ quan nhà nước là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước,
đảm nhận những chức năng, nhiệm vụ nhất định của nhà nước, có cơ cấu tổ
chức và phương thức hoạt động phù hợp với tính chất các chức năng, nhiệm vụ
được giao. Cùng với những chức năng, nhiệm vụ, nhà nước còn trao cho các cơ
quan những thẩm quyền tương ứng. Các cơ quan nhà nước sử dụng thẩm quyền
vào việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật.
Khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, hoạt động của các cơ quan nhà
nước đều hướng tới phục vụ cho thực hiện nhiệm vụ, chức năng của nhà nước.
Tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước tùy thuộc vào tính chất các
nhiệm vụ được giao, nhưng đều theo nguyên tắc chung thống nhất như sau:
- Nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, theo Điều 4 Hiến Pháp
2013, Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng
thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu

trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc,
lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là
lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ

9


Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về
những quyết định của mình.
Thông qua tổ chức Đảng và Đảng viên trong bộ máy nhà nước, Đảng
lãnh đạo mọi việc tổ chức bộ máy nhà nước từ xây dựng Hiến pháp, luật, các
văn bản dưới luật liên quan đến tổ chức bộ máy nhà nước, đến lãnh đạo quy
trình và nhân sự tổ chức bộ máy nhà nước; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
các cơ quan nhà nước.
- Nguyên tắc nhân dân tham gia tổ chức nhà nước, quản lý nhà nước,
thực hiện quyền lực nhà nước, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân,
nòng cốt là công nhân, nông dân và trí thức. Đây là nguyên tắc thể hiện bản chất
nhân dân của nhà nước ta. Tất cả nhân dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo,
giới tính đều có quyền thông qua đầu phiếu phổ thông bầu ra các đại biểu thay
mặt mình vào các cơ quan quyền lực nhà nước là Quốc hội và Hội đồng nhân
dân các cấp, thực thi quyền lực nhà nước.
- Nguyên tắc tập trung dân chủ: Đây là một nguyên tắc tổ chức được xác
định tại Hiến pháp 2013, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ
trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và
thông qua các cơ quan khác của Nhà nước. Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các
cơ quan khác của nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung
dân chủ.
- Nguyên tắc thống nhất quyền lực và phân công chức năng. Quyền lực
nhà nước là thống nhất, nhưng trong bộ máy nhà nước có sự phân công, phối
hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp,

hành pháp và tư pháp.
- Nguyên tắc quản lý xã hội bằng hiến pháp pháp luật Việc tổ chức các
cơ quan nhà nước phải dựa trên và tuân thủ những quy định của pháp luật về cơ
cấu tổ chức, biên chế, quy trình thành lập… Chức năng của bộ máy nhà nước
thể hiện trên ba lĩnh vực hoạt động: Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp.
Trong lĩnh vực Lập pháp, bộ máy nhà nước, thông qua hoạt động khác
nhau của các cơ quan, thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng
cộng sản thành pháp luật của Nhà nước, phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế xã hội của đất nước và các thông lệ quốc tế, tạo lập cơ sở pháp lý cho mọi hoạt
động của xã hội và của Nhà nước.
Trong lĩnh vực Hành pháp, bộ máy nhà nước, bằng hoạt động cụ thể, đưa
pháp luật vào đời sống xã hội, bảo đảm để pháp luật nhà nước trở thành khuôn
mẫu hoạt động của nhà nước, xã hội, bảo đảm thực hiện thống nhất pháp luật ở
mọi cấp, mọi ngành trên phạm vi toàn lãnh thổ quốc gia.
Trong lĩnh vực Tư pháp, bộ máy nhà nước, bằng hoạt động cụ thể của
từng cơ quan, bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm nhằm duy trì trật
tự, kỷ cương, ổn định xã hội.
--------------------------

10


Câu 4
Phân tích cách thức tổ chức và hoạt động của đảng Bảo thủ Anh.
Nêu bài học kinh nghiệm đối với Đảng Cộng sản Việt Nam.
---------------------* Cách thức tổ chức và hoạt động của đảng Bảo thủ Anh
Hiện nay đảng bảo thủ đại diện lợi ích của tầng lớp tư bản độc quyền và
tầng lớp địa chủ quý tộc
Đảng Bảo thủ có cương lĩnh và điều lệ, trước khi bầu cử nghị viện
thương kỳ, đảng tuyên bố tuyên ngôn bầu cử. Trong bản tuyên ngôn trình bày
chương trình hành động của đảng nếu đảng lên nắm chính quyền

Chính phủ bảo thủ công khai thực hiện đường lối giai cấp, bảo đảm
quyền lợi của giới độc quyền, giảm bớt chi phí nhà nước cho những vấn đề xã
hội cần thiết. Vào thời kỳ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Đảng Bảo thủ nắm
chính quyền trong các năm 1951-1964, 1970-1971 và từ tháng 5-1979 đến tháng
5-1997. Tháng 5-2010, Đảng bảo thủ do D.Cameron lãnh đạo năm quyền thủ
tướng
Tổ chức Đảng gồm 650 hiệp hội địa phương. Mỗi hiệp hội chiếm giữ
một đơn vị bầu cử
Số lượng đảng viên trong đảng không hình thành chính thức, không có
thẻ đảng viên, không phải nộp tiền cho quỹ đảng.
Cơ quan cao nhất của đảng là hội nghị hàng năm. Nhưng hội nghị của
đảng và ban chấp hành chỉ mang tính hình thức, trên thực tế quyền lực tập trung
trong tay một nhóm nghị sĩ của đảng trong Quốc hội, đặc biệt ở trong tay lãnh tụ
của đảng. Cuộc bầu cử nghị viện ngày 1-5-1997 cử tri đánh giá J.Major là thủ
tướng thiếu quyết đoán, thiếu tầm nhìn xa trông rộng. Đảng bảo thủ bị chia rẽ,
quan chức của đảng tham nhũng, chính quyền Đảng Bảo thủ chị phục vụ cho lợi
ích của người giàu…
Kết quả bầu cử tháng 5-2010 vào hạ viện đạt 649/650 ghế, Đảng Bảo thủ
giành được 306 ghế, thiếu 20 ghế mới được đa số tuyệt đối hạ viện. Đảng bảo
thủ phải liên minh để đứng ra thành lập chính phủ.
Cơ quan ngôn luận của đảng là tạp chí tin tức bảo thủ (Conservation) ra
hàng tháng và tạp chí chính trị ngày nay (Politic today) ra hai tuần một lần.
* Bài học kinh nghiệm đối với Đảng Cộng sản Việt Nam
89 năm xây dựng và trưởng thành, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta giương cao
ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử
thách, làm nên những thành tựu vĩ đại.
Từ thực tiễn phong phú của cách mạng, Đảng đã rút ra những bài học
kinh nghiệm lớn:
Một là, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội - ngọn cờ

vinh quang mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao lại cho thế hệ hôm nay và các thế
11


hệ mai sau. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội
và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc. Xây dựng
chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược
có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Hai là, sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân
dân. Chính nhân dân là người làm nên những thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt
động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân
dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Quan liêu, tham
nhũng, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh
của đất nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa và của Đảng.
Ba là, không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: Đoàn kết toàn Đảng,
đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. Đó là truyền thống quý
báu và là nguồn sức mạnh to lớn của cách mạng nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã tổng kết: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết - Thành công, thành công, đại
thành công.
Bốn là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong
nước với sức mạnh quốc tế. Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng cần kiên định ý
chí độc lập, tự chủ, nêu cao tinh thần hợp tác quốc tế, phát huy cao độ nội lực,
đồng thời tranh thủ ngoại lực, kết hợp yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại.
Năm là, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định
thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng không có lợi ích nào khác ngoài việc
phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Đảng phải nắm vững, vận dụng sáng tạo,
góp phần phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, không
ngừng làm giàu trí tuệ, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng
lực tổ chức để đủ sức giải quyết các vấn đề do thực tiễn cách mạng đặt ra. Mọi
đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật

khách quan. Phải phòng và chống những nguy cơ lớn: sai lầm về đường lối,
bệnh quan liêu và sự thoái hóa, biến chất của cán bộ, đảng viên.
Là Đảng cầm quyền duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong suốt
85 năm qua, Đảng ta đã rút ra những kinh nghiệm quý báu trong công tác xây
dựng Đảng sau đây:
Thường xuyên tự đổi mới, chỉnh đốn và không ngừng nâng cao tầm tư
tưởng và trí tuệ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện tốt phương châm nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung
tâm, xây dựng Đảng là then chốt, phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã
hội. Kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giữ vững và tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội, không đa nguyên, đa đảng.
Đảng phải được xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức,
đổi mới công tác xây dựng Đảng, phát huy dân chủ, thực hiện đúng nguyên tắc
tập trung dân chủ và các nguyên tắc khác, giữ vững kỷ cương, kỷ luật. Chăm lo

12


xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên có đủ bản lĩnh, chính trị, phẩm
chất trí tuệ và năng lực hoạt động thực tiễn.
Đảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền
làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng. Đảng phải tăng
cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát. Đảng phải
đổi mới và hoàn thiện phương thức lãnh đạo, nhất là phương thức lãnh đạo Nhà
nước, bảo đảm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
Những thắng lợi giành được trong 85 năm qua kể từ ngày có Đảng lãnh
đạo là minh chứng sinh động nhất về năng lực lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của
Đảng ta và sức mạnh to lớn của nhân dân ta. Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục
lãnh đạo đất nước ta tiến lên phía trước, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Đảng ta đã không ngừng tự đổi
mới, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trước bối cảnh thế giới có nhiều
diễn biến phức tạp.
Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức
được đẩy mạnh; tiếp tục đổi mới và nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của Đảng; xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh; nâng cao chất lượng
tổ chức cơ sở Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên; tiếp tục đổi mới phương thức
lãnh đạo của Đảng...
Sau thời gian triển khai thực hiện, các cấp ủy đã quan tâm phát hiện,
ngăn chặn, xử lý tiêu cực, sai phạm. Tinh thần tự phê bình và phê bình của cán
bộ, đảng viên có tiến bộ; việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo tư tưởng,
tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã chuyển biến rõ nét. Tinh thần,
thái độ phục vụ nhân dân, ý thức trách nhiệm với công việc được giao của cán
bộ được nâng lên, góp phần khắc phục một bước tình trạng suy thoái về chính
trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên.
Niềm tin của cán bộ và các tầng lớp nhân dân đối với Đảng ngày càng được
củng cố và nâng cao.
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn vững tay lái, sáng suốt lãnh đạo toàn dân
tộc, trước mắt thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước do Đại
hội lần thứ XI đề ra. Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
Đảng; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; xây dựng hệ thống chính trị trong
sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát
triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân
dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng cường hoạt động đối ngoại; bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; sớm đưa nước ta
cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại

-----------------------

13



Câu 5
Phân tích ảnh hưởng của các đảng cực hữu trong
nền chính trị Cộng hòa Pháp và đưa ra nhận xét xu hướng phát triển của
các đảng này trong tương lai
----------------------------* Ảnh hưởng của các đảng cực hữu trong nền chính trị Cộng hòa Pháp
Đảng Mặt trận quốc gia (FN) do J.M.Le Pen làm chủ tịch đảng lập ra
năm 1972. Mục tiêu chính của đảng Mặt trận Quốc gia đưa ra để thu hút cử tri,
là đấu tranh chống nạn nhập cư, kêu gọi cần phải ưu tiên dành cho công ăn iệc
làm và trợ cấp xã hội cho người pháp chính gốc.
Chính vì mục tiêu hoạt động của mình mà các đảng cực hữu mà trong đó
là Đảng Mặt trận Quốc gia đã có ảnh hưởng không nhỏ trong nền chính trị cộng
hòa pháp. Việc ứng cử viên J.M.Le Pen của đảng cực hữu chiếm vị trí thứ hai tại
vòng 1 và bước vào vòng 2 của cuộc bầu cử Tổng thống năm 2002 đã gây nên
một cuộc chấn động về chính trị ở Pháp. Kết quả: Đảng Mặt trận quốc gia thắng
đến 6 vùng, vượt xa cả những ước muốn của chính đảng này, đây đã là một cú
đột phá lịch sử. Với các đảng phái khác, đặc biệt là 2 đảng truyền thống là đảng
Xã hội (PS) cánh tả và đảng Les Républicains (LR – Những người cộng hòa,
trước là UMP) cánh hữu, đây lại là thất bại lịch sử.
Có nhiều lý do đưa ra để lý giải cho sự kiện này, song có một nguyên
nhân quan trọng là cử tri Pháp cần có sự thay đổi và có những gương mặt mới
lên nắm chính quyền. Hơn nữa trong lúc này việc chính phủ không giải quyết
được các vấn đề căn cốt gắn với người dân đó là nạn thất nghiệp, việc làm, chế
độ an sinh xã hội, làn sóng nhập cư vào pháp đã gây nên biết bao khó chịu cho
người pháp. Đúng lúc này Đảng cực hữu lại đi vào những vấn đề mà họ đang
quan tâm trước mắt đó là việc làm, phúc lợi xã hội và ngăn chặn làn sóng nhập
cư. Một nguyên nhân được cho là có sự ảnh hưởng lớn đó là vai trò cá nhân của
lãnh tụ đảng cực hữu J.M.Le Pen.
Có một chi tiết cần nhắc lại: cánh tả và cánh hữu đã độc chiếm vai trò

lãnh đạo tại các vùng nước Pháp từ suốt 30 năm qua và chưa khi nào các đảng
cực hữu có thể chen chân vào “đánh chiếm” được dù chỉ một vùng. Đặc biệt, ở
kỳ bầu cử vùng gần nhất năm 2010, các đảng cánh tả, dẫn đầu là PS, chiến thắng
ở 21/22 vùng nước Pháp. Số vùng bị sáp nhập, giờ chỉ còn 13 vùng nhưng sau
cuộc bầu cử vòng 1 đảng cực hữu đã chiến thắng được 6 vùng.
Với thắng lợi bước đầu này, các đảng cực hữu đã tiến một bước dài trên
con đường đầy tham vọng là trở thành chính đảng lớn nhất nước Pháp. Do con
số cử tri đi bầu vòng 1 không quá cao (51,11%) và vai trò không quá lớn của
cuộc bầu cử vùng so với các cuộc bầu cử khác. Trước đó, trong vòng 2 năm qua,
các đảng cực hữu đã liên tiếp giành được những thắng lợi mang tính chiến lược
ở tất cả các cuộc bầu cử lớn, từ bầu cử châu Âu cho đến bầu cử địa phương.

14


Điều đặc biệt quan trọng khác: cú đột phá ngoạn mục này của Đảng Mặt
trận Quốc gia đến vào lúc chỉ còn 18 tháng nữa là nước Pháp sẽ phải bầu ra một
vị Tổng thống mới. Hơn cả một cú sốc, đó còn là một lời cảnh báo nghiêm trọng.
Gần như ngay lập tức, chiến thắng vang dội của Đảng Mặt trận Quốc gia
trong thời gian qua khiến chính trường Pháp náo loạn. Các đảng phái lớn như PS
hay LR đã triệu tập các cuộc họp khẩn cấp của ban lãnh đạo để đề ra chiến lược
đối phó. Cựu Tổng thống Pháp, Nicolas Sarkozy, lãnh đạo đảng LR, tuyên bố
cứng rắn rằng các ứng cử viên đảng ông sẽ không rút lui và cũng không sáp
nhập với bất cứ liên minh nào để chống lại Đảng Mặt trận Quốc gia. Thay vào
đó, ông Sarkozy chỉ trích gay gắt các cử tri vắng mặt và kêu gọi họ thể hiện tinh
thần trách nhiệm bằng cách đi bỏ phiếu nhiều hơn vào ngày 13/12 tới để chặn
đứng đà tiến của các đảng cực hữu trong đó có Đảng Mặt trận Quốc gia.
Ngoài xã hội và trên bình diện châu lục, chiến thắng áp đảo của Đảng
Mặt trận Quốc gia ở vòng 1 bầu cử vùng, cũng đang tạo ra những tranh luận gay
gắt. Báo chí các nước như Đức, Italy, Hà Lan…đồng loạt chỉ trích mạnh mẽ thái

độ của cử tri Pháp, khi cho rằng những người này đã để sự sợ hãi lấn át lí trí nên
bỏ phiếu cho Đảng Mặt trận Quốc gia và tạo nên một nguy cơ đổ vỡ không thể
hàn gắn không chỉ cho nước Pháp mà cho toàn bộ châu Âu.
Trong tình cảnh bế tắc đó, họ buộc phải tìm đến đảng Mặt trận quốc gia
FN như một cái phao cứu sinh, khi đảng cực hữu này luôn mạnh mẽ đưa ra các
tuyên bố cực đoan như sẽ đấu tranh không khoan nhượng với Hồi giáo, nhập cư,
hứa hẹn đóng cửa biên giới và lấy lại chủ quyền cho nước Pháp thoát khỏi sự lệ
thuộc vào Liên minh châu Âu.
Vì thế, kết quả của vòng 1 cuộc bầu cử vùng hôm 6/12 trước hết là thất
bại của cả nền chính trị Pháp hơn là thắng lợi đơn thuần của đảng Mặt trận quốc
gia cực hữu FN.
* Nhận xét xu hướng phát triển của các đảng này trong tương lai
Mặc dù sự ủng hộ dành cho Mặt trận Quốc gia đã gia tăng trong hơn một
thập niên qua, đảng này cho đến nay vẫn nằm ngoài quyền lực do hệ thống bầu
cử hai vòng của Pháp cho phép cử tri có thể đoàn kết chống lại nó trong vòng
thứ hai. Và, do Mặt trận Quốc gia không có khả năng thành lập liên minh, quyền
lực vẫn nằm trong tay các đảng chính của cánh tả và cánh hữu, ngay cả khi Pháp
đã dần hướng tới một hệ thống chính trị ba đảng.
Tại cuộc bầu cử Tổng thống 2007 điều đáng chúa ý là người pháp
càng cách xa đối với Đảng Mặt trận Quốc gia của ứng cử viên J.M.Le Pen. Điều
này thể hiện số phiếu dành cho J.M.Le Pen chỉ là 10,51%. Như vậy so với cuộc
bầu cử Tổng thống năm 2002 thì ứng cử viên J.M.Le Pen bị mất khoản 1 triệu
phiếu bầu.
Tóm lại: có thể nhận định sự phát triển của các đảng cực hữu trong
tương lai đối với nền chính trị cộng hòa pháp là không đáng kể./.
-----------------------15


Câu 6
Phân tích cách thức tổ chức và hoạt động của đảng Xã hội Pháp.

Nêu bài học kinh nghiệm đối với Đảng Cộng sản Việt Nam
------------------------* Cách thức tổ chức và hoạt động của đảng Xã hội Pháp
Từ bối cảnh chung của châu Âu, ta có thể nhận thấy những đặc điểm cơ
bản của hệ thống chính trị Pháp hiện nay. Theo đó, Pháp là một quốc gia dân
chủ, theo thể chế tổng thống bán phần (lưỡng tính). Pháp cũng là quốc gia đa
đảng, hiện có tất cả 8 đảng đang tham chính. Bầu cử tổng thống tại Pháp diễn ra
theo nguyên tắc bầu cử phổ thông, trực tiếp qua 2 vòng, mỗi nhiệm kỳ kéo dài 5
năm. Cơ cấu Quốc hội gồm có Hạ viện và Thượng viện, với số lượng nghị sĩ lần
lượt là 577 và 348. Một nhiệm kỳ Quốc hội của Pháp kéo dài 6 năm, sau mỗi 3
năm bầu lại 50% cơ cấu. Nhìn chung, Pháp có đội ngũ trên 60 nghìn dân biểu
các cấp, 10 nghìn người hoạt động chính trị chuyên nghiệp và 20 nghìn cộng tác
viên chính trị.
Nhìn chung các đảng chính trị ở Pháp đều ra đời tương đối sớm, trong đó
có nhiều đảng lớn mạnh, có tổ chức bộ máy đầy đủ, từ Trung ương đến cơ sở.
Các đảng của Pháp đều hoạt động trong khuôn khổ pháp lý chặt chẽ, có nguồn
tài chính thống nhất, được quản lý một cách minh bạch; có cơ chế giao ban định
kỳ giữa lãnh đạo đảng cầm quyền với người đứng đầu chính quyền. Hiện nay, 3
đảng chính trị lớn nhất tại Pháp là Đảng Xã hội, Đảng Cộng hòa và Đảng Mặt
trận Quốc gia, trong đó:
Đảng xã hội được hình thành dựa trên hai tổ chức gồm những người xã
hội độc lập có xu hướng macsxit và phản mác xít đến năm 1905 hai tổ chức này
xác nhập thành Phân bộ Pháp của Quốc tế công nhân. Đến tháng 7/ 1969 Phân
bộ Pháp của Quốc tế công nhân đổi tên thành Đảng xã hội( PS).
Đảng Xã hội hiện nay là đảng cầm quyền tại Pháp, có 273/577 đại biểu
Quốc hội, 109/348 thượng nghị sĩ và 12/74 nghị sĩ Nghị viện châu Âu.
Về cách thức tổ chức Đảng xã hội Pháp có khoản 23 – 25 vạn đảng viên,
gồm nhiều thành phần xã hội. Trong đó phần lớn thuộc giới trí thức, tiểu tư sản
và các tầng lớp trung gian. Tuy số lượng đảng viên không lớn nhưng Đảng xã
hội có lực lượng cử tri đông nhất cả nước Pháp. Đây củng là Đảng chiếm nhiều
ghế nhất trong Quốc hội ( 260/558), nắm giữ nhiều thành phố quan trọng 84/226

thành phố có trên 3 vạn dân.
Về tổ chức bộ máy Đảng xã hội Pháp được tổ chức thành 3 cấp: Cấp
Trung ương, cấp tỉnh đảng bộ và cấp đảng bộ ( gọi là cấp cơ sở), không có chi
bộ.
Cơ quan quyền lực cao nhất là Đại hội, họp mỗi năm 01 lần bầu ra Hội
đồng toàn quốc còn gọi là Ban chấp hành, gồm 27 ủy viên chính thức và ủy viên
dự khuyết. Ban bí thư gồm 16 ủy vieenchinhs thức và 12 ủy viên dự khuyết,
đứng đầu là bí thư thứ nhất.
16


Đảng xã hội Pháp có điều lệ riêng, trong điều lệ quy định bất cứ ai từ 15
tuổi trở lên đều có thể gia nhập đảng ( nếu ghi tên và đóng đảng phí).
* Bài học kinh nghiệm đối với Đảng Cộng sản Việt Nam

-------------------------------

17


Câu 7
Phân tích quy trình tham gia bầu cử tổng thống
của các đảng chính trị ở Hoa Kỳ và đánh giá tác động của quy trình này
đến hoạt động của các đảng hiện nay
---------------------------Hoa Kỳ là đất nước có diện tích lớn thứ 4 trên thế giới sau Nga, Canada
và Trung Quốc. Với địa hình rộng lớn, Hoa Kỳ sở hữu nhiều loại hình khí hậu
đa dạng. Đồng thời, Hoa Kỳ hay gọi với tên đầy đủ là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ nơi hội tụ của nhiều sắc tộc văn hoá từ châu Âu, châu Á, châu Mỹ, châu Mỹ,
châu Phi. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là một cộng hòa lập hiến liên bang gồm có
48 bang thềm lục địa và hai tiểu bang (đảo Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương
và đảo Alaska nằm trong vùng tây bắc của lục địa Bắc Mỹ, tiếp giáp với

Canada). Quốc gia này nằm gần ở giữa Bắc Mỹ, phía tây giáp với Thái Bình
Dương, phía đông giáp với Đại Tây Dương, phía bắc giáp với Canada, phía nam
giáp với Mexico. Dân số hiện tại của Hoa Kỳ là 328.214.117 người vào ngày
13/02/2019 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Về Tôn giáo: đạo Tin Lành
chiếm 49%, đạo Thiên Chúa chiếm 30%, Cơ đốc chiếm 4%, Do Thái chiếm
3%...
Về kinh tế- xã hội: Mỹ là một trong những nước có nền kinh tế phát triển
nhất thế giới. Ở Mỹ có 6 giai tầng xã hội: tầng lớp thượng lưu hay tư bản gồm
những người giàu có và quyền lực (1%), tầng lớp thượng lưu gồm những nhà
nghiệp vụ có giáo dục (15%), tầng lớp trung lưu gồm những bán nghiệp vụ và
các thợ lành nghề (33%), tâng lớp lao động gồm những người lao động chân tay
và thư ký (33%), tầng lớp lao động nghèo (13%), tầng lớp thất nghiệp (12%).
Kể từ lúc bắt đầu tiến hành thăm dò dư luận để quyết định ứng cử cho
đến khi trở thành Tổng thống Mỹ là cả một quá trình phức tạp với nhiều giai
đoạn bỏ phiếu. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ được coi là gay cấn và kéo dài nhất
thế giới. Kể từ lúc bắt đầu tiến hành thăm dò dư luận để quyết định ứng cử cho
đến khi trở thành Tổng thống là cả một quá trình phức tạp với nhiều giai đoạn bỏ
phiếu.
Luật pháp Mỹ quy định cuộc bầu cử Tổng thống sẽ diễn ra 4 năm một
lần, trong ngày thứ Ba đầu tiên của tháng 11. Như vậy ngày bầu cử sớm nhất
trong năm sẽ là ngày 2/11, muộn nhất ngày 8/11. Tổng thống và Phó Tổng thống
là những quan chức đứng đầu cơ quan hành pháp của Chính phủ Liên bang, với
nhiệm kỳ 4 năm. Tổng thống và Phó Tổng thống được bầu theo thể thức sau:
Tổng thống và Phó Tổng thống được bầu bởi các Đại cử tri của các bang chứ
không phải do dân bầu trực tiếp. Mỗi bang sẽ cử ra một số đại cử tri bằng đúng
tổng số Thượng nghị sỹ và Hạ nghị sỹ của bang, tuy nhiên sẽ không có một
Thượng nghị sỹ, Hạ nghị sỹ hoặc một quan chức nào đang đảm nhiệm chức vụ
có lợi tức được bầu làm đại cử tri. Các đại cử tri sẽ họp lại trong từng bang và
bầu Tổng thống và Phó Tổng thống bằng lá phiếu của mình. Tổng thống và Phó
Tổng thống không được là cư dân của cùng một bang. Có hai lá phiếu khác

18


nhau: phiếu bầu Tổng thống và phiếu bầu Phó Tổng thống. Kết quả cuộc bầu cử
sẽ được chuyển lên chính phủ và trình lên Chủ tịch Thượng viện bằng hai bản một bản là danh sách các ứng cử viên được bầu chọn vào chức vụ Tổng thống,
với số phiếu bầu tương ứng; bản khác là danh sách ứng cử viên được bầu chọn
chức Phó Tổng thống cùng số phiếu bầu tương ứng.
Chủ tịch Thượng viện trước sự chứng kiến của Thượng viện và Hạ viện,
sẽ mở tất cả các hồ sơ đã được chứng nhận và đem phiếu ra đếm. Người có số
phiếu bầu cao nhất trong cuộc bầu cử Tổng thống và vượt quá 50% số phiếu của
đại cử tri sẽ đắc cử Tổng thống. Trường hợp không có ai đắc cử.
Nếu không có ai đạt số phiếu đắc cử Tổng thống thì Hạ viện sẽ ngay lập
tức bỏ phiếu bầu Tổng thống trong những người có số phiếu cao nhất, nhưng
không quá ba người. Tuy nhiên, trong trường hợp bầu Tổng thống như thế này,
việc bỏ phiếu sẽ được tính theo các bang, đại diện của mỗi bang có một phiếu
bầu (số đại biểu quy định để tiến hành việc này gồm một hoặc các thành viên
của hai phần ba các bang và phải có đa số các bang). Người có số phiếu bầu cao
nhất cho chức vụ Phó Tổng thống sẽ đắc cử Phó Tổng thống nếu số phiếu này là
đa số phiếu của tổng số đại cử tri được chỉ định. Nếu không có ai đạt được đa số
phiếu thì Thượng viện sẽ chọn hai người có số phiếu cao nhất để bầu ra Phó
Tổng thống. Số Thượng nghị sỹ cần thiết cho cuộc bầu này là không ít hơn 2/3
của tổng số Thượng nghị sỹ.
Điều kiện tranh cử Tổng thống và các giai đoạn tranh cử. Ứng cử viên
Tổng thống Mỹ phải thoả mãn những tiêu chuẩn bắt buộc do Hiến pháp nước
này qui định: phải là công dân Mỹ, được sinh ra trên đất nước Mỹ, tuổi từ 35 trở
lên, và cư trú tại Mỹ ít nhất 14 năm. Quá trình bầu cử gồm 2 giai đoạn: Giai
đoạn bầu chọn các ứng cử viên của các Đảng gọi là bầu cử sơ bộ và giai đoạn
chính thức bầu Tổng thống từ trong số các ứng cử viên gọi là Tổng tuyển cử.
- Giai đoạn bầu cử sơ bộ: Đây là quá trình các ứng cử viên cạnh tranh
trong nội bộ đảng mình, với mục đích trở thành người đại diện duy nhất của

đảng trong cuộc bầu cử. Giai đoạn vận động tiến cử kéo dài từ tháng 1 đến tháng
6 của năm diễn ra cuộc bầu cử. Ứng cử viên chiến thắng trong cuộc vận động sẽ
tiến cử chọn ra một người để lập liên danh cùng tranh cử với mình.
- Giai đoạn Tổng tuyển cử: Sau khi các đảng đã chọn xong đại diện của
đảng mình làm ứng cử viên Tổng thống cho cuộc bầu cử, ứng cử viên của các
đảng sẽ tiếp tục vận động tranh cử vào chức Tổng thống. Điều đặc biệt trong
luật bầu cử Tổng thống của Mỹ là các cử tri không trực tiếp bầu Tổng thống. Lá
phiếu của họ gọi là lá phiếu phổ thông chỉ có nhiệm vụ chọn ra đại diện cử tri
hay còn gọi là đại cử tri cho bang của mình. Các đại cử tri tập hợp lại thành Cử
tri đoàn của bang. Tùy thuộc vào dân số mà mỗi bang của Mỹ có một số nhất
định đại cử tri trong Cử tri đoàn này. Do đó ở hầu hết các bang, ứng viên nào
được nhiều nhất phiếu phổ thông thì cũng nhận được toàn bộ phiếu của Cử tri
đoàn bang đó.

19


Như vậy khi kết quả bầu cử quá sít sao ở bang nào đó, ứng cử viên kém
thế phiếu hoàn toàn có thể tìm cách thuyết phục vài đại cử tri thay đổi ý kiến để
bầu cho mình mà giành phần thắng. Do thực tế đó, đã có rất nhiều ý kiến về việc
có nên duy trì chế độ bầu cử qua đại cử tri hay không. Những người tán thành
chế độ đại cử tri cho rằng chế độ này đóng vai trò quan trọng trong việc cân
bằng quan hệ giữa các bang và bảo vệ được lợi ích của các bang nhỏ. Còn những
người phản đối thì khẳng định, đó là một phương cách bầu cử không coi trọng
nguyện vọng của đa số, trái với quá trình vận động tranh cử, và tiềm tàng khả
năng gây ra các cuộc khủng hoảng thể chế nghiêm trọng.

------------------------------

20



Câu 8
Phân tích cách thức tổ chức và hoạt động của đảng Dân chủ Hoa Kỳ
Nêu bài học kinh nghiệm đối với Đảng Cộng sản Việt Nam.
----------------------------Đảng Cộng hòa là một trong hai đảng chính trị lớn trong hệ thống đa
đảng của chính trị Hoa Kỳ, cùng với Đảng Dân chủ. Đảng Cộng hòa được thành
lập vào năm 1854 bởi những nhà hoạt động bãi nô, những nhà duy tân, những
cựu thành viên của Đảng Whig và Đảng Free Soil. Đảng Cộng hòa thời đầu
chiếm ưu thế tại các miền Đông Bắc và Trung Tây, nhưng trong những thập kỉ
gần đây đã chuyển về miền Tây trong lục địa, và đặc biệt là miền Nam. Trong
giai đoạn lịch sử hiện tại, trong hai đảng chính thì Đảng Cộng hòa đã được cho
là bảo thủ hơn về mặt xã hội và tự do hơn về mặt kinh tế. Từ năm 1861 đến năm
1933, Đảng cộng hòa gần như liên tục nắm chính quyền
Năm 1860, A.Linconl trở thành Tổng thống đầu tiên là người Cộng
hòa. Suốt thời gian cầm quyền đảng cộng hòa liên tục thực hiện một số chính
sách bành trướng đế quốc chủ nghĩa rộng rãi và tấn công vào quyền lợi của nhân
dân lao động. Đảng cộng hòa có vai trò chi phối các quan điểm trong chính sách
đối nội của nghị viện. Trong thời gian này đã có 11 lần bầu tổng thống là người
cộng hòa. Từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Đảng cộng hòa trải qua quá
trình nỗ lực đổi mới về tổ chức, chính trị, tư tưởng do những người đại diện phái
hữu và trung hữu khởi xướng và tham gia hoạt động. Đảng đại diện cho quyền
lợi của các tầng lớp tư sản lớn, độc quyền, đảng cộng hòa có sự ủng hộ của các
giai cấp trung gian trong xã hội.
Đảng cộng hòa không có số lượng thành viên ổn định. Tổ chức của
đảng theo hệ thống thứ bậc, bao gồm: tổ chức đảng trong cả nước, các bang và
khu vực. Nhiệm vụ cơ banrcuar tổ chức đảng này là đảm bảo cho các cuộc bầu
cử có số lượng lớn là người Cộng hòa trong các viện của nghị viện ở Mỹ. Ảnh
hưởng của đảng có liên quan chặc chẽ với các tổ chức của giới trẻ, đó là liên
minh quốc gia của những người cộng hòa trẻ, Ủy ban cộng hòa toàn quốc của

sinh viên, Câu lạc bộ cộng hòa toàn quốc của phụ nữ; các trung tâm nghiên cứu
như Viện Hoa kỳ, Viện nghiên cứu hiện đại, Tổ chức Ripon. Ngoài ra đảng còn
liên hệ với các tổ chức ngoài đảng như Liên minh bảo thủ Hoa Kỳ, Những người
Mỹ trẻ và tự do, cũng như các tổ chức cánh hữu mới.
Tổ chức cao nhất cao nhất của đảng là đại hội toàn quốc triệu tập vào
năm bầu cử tổng thống. Đại hội bầu các ứng cử viên Tổng thống và phó Tổng
thống. Ban Chấp hành toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của đảng. Nội
dung hoạt động của BCH toàn quốc là các vấn đề chính trị ngày nay, các vấn đề
nội bộ đảng. Tư tưởng và vị thế chính trị của đảng Cộng hòa thiên về xu hướng
bảo thủ xã hội, bảo thủ tài khóa, bảo thủ tự do, đề cao tự do kinh tế...

21


Đảng không có cơ quan báo chí chính thức, các quan điểm ủng hộ là các
xuất bản phẩm National revibe, Washingto time, American opinion, Los Angeles
time... Biểu tượng của Đảng Cộng hòa là hình con voi.
Trong thế kỷ XXI, Đảng cộng hòa có cương lĩnh bảo thủ xã hội, chính
sách ngoại giao chiến tranh ngăn chặn để đánh bại chủ nghĩa khủng bố và xúc
tiến dân chủ toàn cầu, giảm thuế, quyền sử hữu súng và giảm bớt các quy định
trong công nghiệp
* Bài học kinh nghiệm đối với Đảng Cộng sản Việt Nam
------------------------------

22


Câu 9
Phân tích cách thức tổ chức và hoạt động của đảng Cộng hòa Hoa Kỳ
Nêu bài học kinh nghiệm đối với Đảng Cộng sản Việt Nam

---------------------Đảng Cộng hòa cùng với Đảng Dân chủ là hai đảng của tư bản lũng đoạn
Hoa Kỳ. Đảng Cộng hòa được thành lập năm 1854 là đại diện của tư bản công
nghiệp miền Bắc Hoa Kỳ, xuất hiện trong cuộc đấu của những người ủng hộ
phát triển chủ nghĩa tư bản, chống lại những người dân chủ bảo vệ chế độ lao
động nô lệ ở các đồn điền tồn tại ở miền Nam của đất nước này.
Đảng Cộng hòa không có số lượng thành viên ổn định. Đảng được tổ
chức theo hệ thống thứ bậc gồm: tổ chức đảng trong cả nước, các bang và khu
vực với nhiệm vụ cơ bản là đảm bảo cho các cuộc bầu cử có số lượng lớn là
người Cộng hòa trong các viện của nghị viện ở Mỹ.
Tổ chức cao nhất của Đảng là đại hội toàn quốc triệu tập vào năm bầu cử
tổng thống, mục đích chính là bầu các ứng viên tổng thống và phó tổng thống.
Đứng đầu đảng là Chủ tịch đảng, Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng hòa
là Ban Chấp hành toàn quốc, nội dung hoạt động của cơ quan này là các vấn đề
chính trị hàng ngày, các vấn đề nội bộ đảng. Ở cấp liên bang thành lập các Ủy
ban quốc gia với chức năng chính là gây quỹ và điều hành các chiến dịch tranh
cử. Thành phần của các ủy ban thường là đại biểu của các đảng bộ tiểu bang, các
tổ chức hữu quan và các nhân vật quan trọng trong đảng.
Đảng Cộng hòa không có cơ quan báo chí chính thức để bảo vệ quan
điểm chính trị của mình, thay vào đó là các xuất bản phẩm với các quan điểm
ủng hộ đảng. Ảnh hưởng của Đảng Cộng hòa có liên quan chặt chẽ với các tổ
chức của giới trẻ Mỹ, các câu lạc bộ, các trung tâm nghiên cứu và các tổ chức
ngoài đảng.
Tư tưởng và vị thế chính trị của Đảng Cộng hòa thiên về xu hướng bảo
thủ, tự do đề cao kinh tế, Đảng Cộng hòa sau một thời gian khủng hoản phải
nhường chỗ cho đảng Dân chủ, từ những năm 70 của thế kỷ XX đảng Cộng hòa
trải qua quá trình nỗ lực đổi mới về tổ chức, chính trị, tư tưởng do đó đảng đã có
sự ủng hộ của các giai cấp trung gian trong xã hội ngoài sự ủng hộ của tầng lớp
tư sản lớn, độc quyền và đã dần khôi phục lại các quan điểm chính trị của mình,
thay đổi đường lối kinh tế và giương cao khẩu hiệu chính trị “tăng trưởng kinh
tế, có công ăn việc làm đầy đủ, không bị lạm phát”. Từ đó cho đến nay, Đảng

Cộng hòa liên tiếp giành những thắng lợi lớn trong các cuộc bầu cử ở Mỹ, giành
quyền kiểm soát cả 2 viện trong Nghị viện Mỹ.
Hoạt động chính của Đảng là bảo vệ quan điểm tư bản, bảo vệ quyền lợi
của các tập đoàn tư bản, tập đoàn kinh tế lớn, độc quyền phát triển, huy động tài
chính phục vụ các cuộc tranh cử, vận động cử tri ủng hộ ứng cử viên của mình
thắng cử trong các cuộc bầu cử tổng thống và các vị trí trong Nghị viện, từ đó

23


kiểm soát quyền lực chính trị, kinh tế, xây dựng vị thế của đảng Cộng hòa trước
các đảng phái đối lập khác.
Nhìn chung, Đảng Cộng hòa cũng như một số đảng chính trị khác ở Mỹ
đều có tổ chức lỏng lẻo, không có thiết chế nào ở cấp quốc gia có chức năng
kiểm soát số lượng đảng viên, hoạt động động cũng như quan điểm chính trị của
đảng. Hoạt động của đảng cũng chủ yếu xoay quanh vấn đề mang lại thắng lợi
cho đảng ở các cuộc tranh cử, bầu cử.
Qua phân tích tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ, Đảng
Cộng sản Việt Nam cần rút ra những kinh nghiệm sau:
Kiên định con đường, quan điểm và đường lối chính trị, định hướng
đi lên xã hội chủ nghĩa của đảng, tiếp tục tăng cường và củng cố vững chắc vai
trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước.
Tăng cường công tác xây dựng đảng trong sạch vững mạnh, tổ chức
chặt chẽ từ trung ương đến cấp chi - đảng bộ với hệ thống quy định, thiết chế
chặt chẽ, rõ ràng, có tính thuyết phục cao. Đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả
công tác kiểm tra, giám sát trong toàn đảng.
Tập trung đổi mới có hiệu quả công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ,
đảng viên. Xây dựng đội ngũ đảng viên đủ phẩm chất, năng lực, tiếp tục củng cố
lòng tin của quần chúng nhân dân vào đảng. Việc xét kết nạp đảng viên phải chặt
chẽ; đảng viên được kết nạp phải thật sự là một người giác ngộ cách mạng, có

đạo đức, năng lực, phẩm chất, lập trường chính trị vững vàng, có uy tín và có
khả năng tập hợp quần chúng nhân dân.
Kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện suy thoái, chống mất
đoàn kết nội bộ, các biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa; bài trừ các quan điểm
yêu cầu đa nguyên đối lập, đa đảng chính trị.
* Bài học kinh nghiệm đối với Đảng Cộng sản Việt Nam

---------------------------

24


Câu 10
Phân tích đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc
Liên hệ thực tiễn Đảng Cộng sản Việt Nam
--------------------Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, phong trào cách mạng
phát triển mạnh ở Trung Quốc, những người tiên tiến đi theo con đường của
cuộc cách mạng này và theo chủ nghĩa Mác – Leenin đã đặt ra yêu cầu phải có
Đảng Cộng sản lãnh đạo cách mạng Trung Quốc đến thành công. Được sự giúp
đỡ của Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Liên Xô, Đảng Cộng sản Trung
Quốc được thành lập sau cuộc họp bí mật tại Thượng Hải từ ngày 23 đến
31/7/1921.
Cho đến nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã trải qua 98 năm hoạt động
cách mạng với 19 kỳ Đại hội; cương lĩnh chính trị, tôn chỉ, đường lối cách mạng
của Đảng Cộng sản Trung Quốc từng bước thay đổi linh hoạt phù hợp với tình
hình trong và ngoài nước qua từng thời kỳ.
Đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong thời đại mới
đều hướng đến mục tiêu xây dựng Chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc,
tập trung ở những điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm, tiếp tục đẩy mạnh phát

triển kinh tế ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, nâng cao đời sống của nhân
dân và toàn xã hội. Đây là nội dung trọng tâm và là nền tảng của công cuộc đổi
mới, hoàn thành mục tiêu xây dựng toàn diện xã hội khá giả vào năm 2020, từng
bước tiến tới mục tiêu xây dựng xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc.
Thực tế cũng đã cho thấy, trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nền kinh tế Trung Quốc đã có bước
phát triển vượt bật, nhanh chóng vươn lên vị trí thứ hai thế giới, số lượng người
giàu và siêu giàu ở Trung Quốc tăng nhanh, các tập đoàn kinh tế vươn tầm thế
giới nhờ các chính sách mở cửa và thu hút đầu tư, hội nhập quốc tế. Tuy nhiên,
cùng với sự phát triển quá nhanh nhưng thiếu sự ổn định và bền vững cũng
mang lại cho các nhà lãnh đạo nước này không ít thách thức cần giải quyết để
Trung Quốc xứng tầm một cường quốc của thế giới.
Thứ hai, Về đối ngoại Trung Quốc kiên định con đường phát triển hòa
bình và thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, độc lập; tiếp tục mở rộng quan
hệ ngoại giao và đầu tư quốc tế. Đây là chính sách cơ bản đã, đang và sẽ được
Đảng Cộng sản Trung Quốc mở rộng đến mức tối đa.
Với vị thế của một nước lớn, nền kinh tế phát triển vượt bật trong nhiều
năm trở lại đây việc đẩy mạnh đầu tư quốc tế của Trung Quốc sẽ tiếp tục được
đẩy mạnh, đặc biệt là việc đầy tư vào các nước chậm phát triển, các nước có
nguồn tài nguyên dồi dào những bị hạn chế về khoa học, công nghệ và phương
thức khai thác. Từ đó, vị thế và tiếng nói của Trung Quốc ngày càng được củng
cố trên các diễn đàn quốc tế, đặt biệt có sức ảnh hưởng lớn đến các khu vực như
Phi, Mỹ Latinh.
25


×