Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Thuyết minh dự án đầu tư nông nghiệp CNC nhàu và đinh lăng tại an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 67 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------    ----------

BÁO CÁO TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN

NÔNG NGHIỆP CÔNG
NGHỆ CAO

Chủ đầu tư:
Địa điểm: Xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
----- Tháng 09/2019 ------


Dự án Nông nghiệp công nghệ cao

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------    ----------

BÁO CÁO TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN

NÔNG NGHIỆP CÔNG
NGHỆ CAO
CHỦ ĐẦU TƯ

ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU
TƯ DỰ ÁN VIỆT

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt



1


Dự án Nông nghiệp công nghệ cao

MỤC LỤC
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU ......................................................................................... 5
I. Giới thiệu về chủ đầu tư............................................................................. 5
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án...................................................................... 5
III. Sự cần thiết xây dựng dự án. ................................................................... 5
IV. Các căn cứ pháp lý. ................................................................................. 6
V. Mục tiêu dự án.......................................................................................... 7
V.1. Mục tiêu chung. ..................................................................................... 7
V.2. Mục tiêu cụ thể....................................................................................... 7
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN ................. 9
I. Hiện trạng tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. ...................... 9
I.1. Điều kiện về địa lý, địa chất. .................................................................. 9
I.2. Điều kiện kinh tế xã hội. ....................................................................... 15
II. Quy mô sản xuất của dự án. ................................................................... 19
II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường. .............................................................. 19
III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án. ..................................... 20
III.1. Địa điểm xây dựng. ............................................................................ 21
III.2. Hình thức đầu tư. ............................................................................... 21
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. ........ 21
IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.......................................................... 21
IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án. 21
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ .................... 22
I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình. .................................... 22

II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. .............................. 22
II.1. Giải pháp kỹ thuật ............................................................................... 22
II.1.1. Kỹ thuật trồng cây nhào ................................................................... 22
II.1.2. Kỹ thuật trồng Đinh lăng ................................................................. 31
II.1.3. Kỹ thuật trồng dừa ........................................................................... 34
II.1.4. Kỹ thuật nuôi cá Sặc Rằn ................................................................ 42
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN ............................... 45
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt

2


Dự án Nông nghiệp công nghệ cao

I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ
tầng. ..................................................................................................................... 45
I.1. Chuẩn bị mặt bằng dự án. .................................................................... 45
I.2. Phương án tái định cư. ......................................................................... 45
II. Các phương án xây dựng công trình. ..................................................... 45
III. Phương án tổ chức thực hiện................................................................. 46
IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án..... 47
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG
CHỐNG CHÁY NỔ VÀ YÊU CẦU AN NINH QUỐC PHÒNG ..................... 48
I. Đánh giá tác động môi trường ................................................................. 48
I.1. Giới thiệu chung ................................................................................... 48
I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường .................................... 48
II. Tác động của dự án tới môi trường ........................................................ 49
II.1. Nguồn gây ra ô nhiễm ......................................................................... 49
II.2. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường ...................................................... 50
III. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường. .... 51

IV. Kết luận: ................................................................................................ 53
CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ
HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN .................................................................................. 54
I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án. .............................................. 54
III. Phân tích hiệu quả kinh tế của dự án. ................................................... 61
III.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. ................................................ 61
III.2. Phương án vay. ................................................................................... 62
III.3. Các thông số tài chính của dự án. ...................................................... 62
IV. Hiệu quả kinh tế xã hội ......................................................................... 64
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 65
I. Kết luận. ................................................................................................... 65
II. Đề xuất và kiến nghị. .............................................................................. 65
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ......... 66
Phụ lục 1 Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn của dự án thực hiện dự án .......... 66
Phụ lục 2 Bảng tính khấu hao hàng năm của dự án. ................................... 66
Phụ lục 3 Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm của dự án. ............. 66
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt

3


Dự án Nông nghiệp công nghệ cao

Phụ lục 4 Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm của dự án. ............................... 66
Phụ lục 5 Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án. ..................................... 66
Phụ lục 6 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án. ............ 66
Phụ lục 7 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu của dự án...... 66
Phụ lục 8 Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) của dự án. ....... 66
Phụ lục 9 Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án... 66


Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt

4


Dự án Nông nghiệp công nghệ cao

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
I. Giới thiệu về chủ đầu tư.


Chủ đầu tư:

 Giấy phép ĐKKD số:


Đại diện pháp luật: - Chức vụ: Giám đốc.



Địa chỉ trụ sở:

II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.
 Tên dự án: Nông nghiệp công nghệ cao
 Địa điểm xây dựng: Xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
 Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý triển khai thực hiện và khai
thác dự án.
Tổng mức đầu tư
:30.552.409.000 đồng.( Ba mươi tỷ năm trăm
năm mươi hai triệu bốn trăm lẻ chín nghìn đồng)

Trong đó:
+ Vốn tự có (tự huy động)

:9.165.723.000 đồng.

+ Vốn vay tín dụng
:21.386.686.000 đồng.
III. Sự cần thiết xây dựng dự án.
Cây nhào hay còn gọi cây ngao, nhào núi, giầu... Cây cao chừng 6-8m, thân
nhẵn, thường mọc hoang ở những nơi ẩm thấp, dọc bờ sông, bờ suối, xuất hiện
nhiều ở các tỉnh phía Nam. Bộ phận dùng làm thuốc gồm: Quả, rễ, lá, hạt của cây
nhào.
Theo dược tính hiện đại, trong quả nhào có tới 29 loại axit hữu cơ, tinh dầu
và nhiều loại axit amin, caroten, vitamin C, sắt, Mg, Ca, K, Na đều là dưỡng chất
có lợi cho sức khỏe.Theo dân gian, quả nhào ăn với muối dễ tiêu, nhuận tràng làm
thuốc điều kinh, trị băng huyết, bạch đới, ho cảm, hen, đau gân, đái đường; nướng
chín ăn để chữa lỵ. Rễ nhào, ngoài công dụng nhuộm màu đỏ quần áo vải lụa,
người Việt Nam đào về thái nhỏ, sao vàng ngâm rượu uống chữa nhức mỏi, đau
lưng (có khi dung quả nhào non, thái mỏng, sao khô thay rễ). Lá nhào giã nát đắp
chữa mụn nhọt, mau lên da non; sắc uống chữa đi lỵ, chữa sốt và làm thuốc bổ, lá

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt

5


Dự án Nông nghiệp công nghệ cao

nhào còn dùng nấu canh lươn ăn bổ. Vỏ cây nhào: Nấu nước cho phụ nữ sau khi
sinh uống bổ máu.


Và cho đến nay loại quả này càng được biết đến nhiều hơn với người dân,
nhiều người trước kia còn ngờ vực vào loại cây mọc dại này khi chưa được các
nhà khoa học nghiên cứu và kiểm nghiệm. Thế nhưng kể từ trước đó hay bây giờ
thì loại cây nhào ấy vẫn luôn được sử dụng như một loại thảo cỏ giải khát hàng
ngày của người dân. Để có được thành phẩm là các trái nhào tươi đông lạnh hay
nước ép thơm ngon và bổ dưỡng vừa không bị mất đi các dưỡng chất có trong trái
nhào này, lại vừa có thêm hương vị dễ chịu cuốn hút người uống, công ty chúng
tôi với sức trẻ, lòng nhiệt huyết và nhận thấy việc phát triển cần phải ứng dụng
nhanh khoa học kỹ thuật, nông nghiệp để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường
và hiệu quả trong sử dụng đất đai, nguồn lực, chúng tôi đã phối hợp với Dự Án
Việt tiến hành nghiên cứu và lập dự án “Nông nghiệp công nghệ cao”.
IV. Các căn cứ pháp lý.
 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội;
 Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;
 Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về phát triển
kinh tế trang trại;
 Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về
chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt

6


Dự án Nông nghiệp công nghệ cao

 Căn cứ Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về
chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
 Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về
chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

 Căn cứ Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng
Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp;
 Căn cứ Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 25/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về
việc triển khai thực hiện Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của
Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp,
nông thôn;
V. Mục tiêu dự án.
V.1. Mục tiêu chung.
-

Góp phần xây dựng phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản của tỉnh
An Giang;

-

Phát huy tiềm năng, thế mạnh của Công ty, kết hợp với công nghệ chế biến
tiên tiến để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, cung cấp cho thị trường;

-

Góp phần phát triển nền kinh tế của tỉnh nhà và các tỉnh lân cận trong việc
thu mua nguyên liệu để sản xuất chế biến của dự án.

-

Giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao thu nhập không
chỉ công nhân viên của Công ty mà còn nâng cao mức sống cho người dân
trong việc canh tác các loại cây trồng cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế
biến của dự án.


V.2. Mục tiêu cụ thể.
- Phát huy tiềm năng, thế mạnh của Công ty, kết hợp với tinh hoa của y dược
để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, cung cấp cho thị trường;
- Góp phần phát triển nền kinh tế của tỉnh nhà và các tỉnh lân cận trong việc
thu mua nguyên liệu để sản xuất chế biến của dự án.
- Giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao thu nhập không
chỉ công nhân viên của Công ty mà còn nâng cao mức sống cho người dân.
- Giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động của địa phương, góp phần thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang.
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt

7


Dự án Nông nghiệp công nghệ cao

- Hình thành nhà máy chế biến dược liệu hiện đại, tạo ra các sản phẩm có chất
lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường trong nước
và xuất khẩu.
- Dự án sẽ tiến hành trồng sâm bổ chính trên diện tích 3ha và đinh lăng trên
diện tích 61.558ha để phục vụ nguyên liệu cho việc bán
-

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt

8


Dự án Nông nghiệp công nghệ cao


CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Hiện trạng tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án.
I.1. Điều kiện về địa lý, địa chất.
 Vị Trí Địa Lý
Được chia tách từ huyện Kiên Lương theo Nghị Quyết số 29/NQ-CP ngày
29/6/2009 của Chính Phủ, Huyện Giang Thành là huyện biên giới nằm hướng tây
bắc của tỉnh, phía bắc giáp Campuchia, nam giáp huyện Kiên Lương (kinh 9 làm
ranh); đông giáp huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang và tỉnh An Giang; tây giáp Thị
xã Hà Tiên và Campuchia; diện tích tự nhiên 41.284,35 ha, đường biên giới 42,8
Km, dân số 2015 là 29.160 người (trong đó, dân tộc Khmer có 1.234 hộ, chiếm
20,1% dân số huyện); tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm là 1,1% (năm 2014
là 1,05%).
- Kiên Giang nằm ở phía Tây-Bắc vùng ĐBSCL và về phía Tây Nam của Tổ
quốc, có tọa độ địa lý: từ 103030' (tính từ đảo Thổ Chu) đến 105032' kinh độ Đông
và từ 9023' đến 10032' vĩ độ Bắc. Ranh giới hành chính được xác định như sau:
+ Phía Đông Bắc giáp các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang;
+ Phía Nam giáp các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu;
+ Phía Tây Nam là biển với hơn 137 hòn đảo lớn nhỏ và bờ biển dài hơn 200
km; giáp với vùng biển của các nước Campuchia, Thái Lan và Malaysia.
+ Phía Bắc giáp Campuchia, với đường biên giới trên đất liền dài 56,8 km.
- Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính cấp huyện; trong đó có 01 thành phố
thuộc tỉnh (thành phố Rạch Giá), 01 thị xã (thị xã Hà Tiên) và 13 huyện (trong có
02 huyện đảo là Phú Quốc và Kiên Hải) với tổng số 145 xã, phường, thị trấn; có
tổng diện tích tự nhiên là 634.852,67 ha, bờ biển hơn 200 km với hơn 137 hòn,
đảo lớn nhỏ, trong đó lớn nhất là Phú Quốc diện tích 567 km² và cũng là đảo lớn
nhất Việt Nam.
- Là tỉnh có quy mô dân số lớn thứ 2 trong vùng ĐBSCL, sau An Giang (2,2
triệu người), cộng đồng dân cư chính gồm các dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer. Năm
2015 dân số trung bình Kiên Giang khoảng 1,76 triệu người, chiếm khoảng 10%
dân số toàn vùng ĐBSCL. Quá trình đô thị hóa đã thu hút dân cư tập trung về các

đô thị nên mật độ dân số ở Rạch Giá cao gấp 8,3 lần mật độ bình quân toàn tỉnh,
gấp 32,9 lần mật độ dân số ở huyện Giang Thành. Tỷ lệ dân số đô thị cũng tăng
từ 21,9% năm 2000 lên 27,1% năm 2010 và 27,4% năm 2015. Tỉnh Kiên Giang
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt

9


Dự án Nông nghiệp công nghệ cao

được chia làm 4 vùng là: Vùng Tứ giác Long Xuyên là vùng tập trung thoát lũ
chính của tỉnh; Vùng Tây Sông Hậu là vùng chịu ảnh hưởng của lũ hàng năm;
Vùng U Minh Thượng với địa hình thấp thường ngập lụt vào mùa mưa và vùng
biển hải đảo.
- Kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định trong thời gian dài, cùng với
việc không ngừng ứng dụng các thành tựu khoa học – kỹ thuật vào sản xuất để
tăng năng suất lao động, tạo giá trị gia tăng cao, kết hợp với xu thế di dân cơ học
từ tỉnh ra bên ngoài làm việc nên thu nhập bình quân đầu người ở Kiên Giang tăng
nhanh từ 4,7 triệu đồng/người năm 2000 lên 9,8 triệu đồng/người năm 2005,
khoảng 25,8 triệu đồng/người năm 2010 và đạt 51,4 triệu đồng/người năm 2015;
cao hơn so với bình quân cả nước và hiện là tỉnh có thu nhập bình quân đầu người
dẫn đầu trong các tỉnh vùng ĐBSCL, ngoại trừ Tp. Cần Thơ. Tỷ lệ hộ nghèo giảm
còn 2,73%, tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 70%, tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp
vệ sinh (theo chuẩn mới) đạt 85%, tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới quốc gia đạt 98%,
tỷ lệ thất nghiệp chỉ còn 2,44%...1
- Địa hình Kiên Giang rất đa dạng, vừa có đồng bằng vừa có đồi núi và biển
đảo, địa hình phần đất liền tương đối bằng phẳng có hướng thấp dần từ hướng
phía Đông Bắc (có độ cao trung bình từ 0,8-1,2 m) xuống Tây Nam (độ cao trung
bình từ 0,2-0,4m) so với mặt biển. Vùng biển hải đảo chủ yếu là đồi núi nhưng
vẫn có đồng bằng nhỏ hẹp xen kẽ tạo nhiều cảnh quan thiên nhiên có giá trị du

lịch. Hệ thống sông, ngòi, kênh, rạch của tỉnh rất thuận lợi cho việc phát triển
nông nghiệp, lưu thông hàng hóa và tiêu thoát nước lũ. Ngoài các sông chính
(sông Cái Lớn, sông Cái Bé, sông Giang Thành), Kiên Giang còn có mạng lưới
kênh rạch dày đặc, tổng chiều dài khoảng 2.054km. Đặc điểm địa hình này cùng
với chế độ thuỷ triều biển Tây chi phối rất lớn khả năng tiêu úng về mùa mưa và
bị ảnh hưởng lớn của mặn vào các tháng mùa khô.
- Kiên Giang có tuyến đê biển dài 212km, dọc theo tuyến đê này là dải rừng
phòng hộ ven biển với diện tích hiện có là 5.578 ha. Tuyến đê bị chia cắt bởi 60
cửa sông, kênh nối ra biển Tây. Cao trình đê từ 02 đến 2,5m, chiều rộng mặt đê
từ 4 đến 6m, đến nay đã đầu tư xong 25 cống, còn lại 35 cửa sông/kênh thông ra
biển cần tiếp tục đầu tư xây dựng cống để tiêu thoát lũ, ngăn mặn, giữ ngọt phục
vụ sản xuất, dân sinh.
- Tại kỳ họp thứ 19 diễn ra từ ngày 23-27/10/2006 ở Paris, Hội đồng điều
phối quốc tế Chương trình con người và sinh quyển của UNESCO đã công nhận
1

/>
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt

10


Dự án Nông nghiệp công nghệ cao

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang (Khu DTSQ). Đây là Khu DTSQ được
công nhận thứ 5 ở Việt Nam, có diện tích lớn nhất nước và lớn nhất khu vực Đông
Nam Á với hơn 1,1 triệu ha. Khu DTSQ thế giới Kiên Giang chứa đựng sự phong
phú, đa dạng và đặc sắc về cảnh quan và hệ sinh thái, từ rừng tràm trên đất ngập
nước, rừng trên núi đá, núi đá vôi đến hệ sinh thái biển mà tiêu biểu trong đó là
thảm cỏ biển và các loài động vật biển quý hiếm.

- Khu DTSQ thế giới Kiên Giang bao trùm trên địa bàn các huyện Phú Quốc,
An Minh, Vĩnh Thuận, Kiên Lương và Kiên Hải. Có 3 vùng lõi thuộc các Vườn
Quốc gia U Minh Thượng, Vườn Quốc gia Phú Quốc và rừng phòng hộ ven biển
Kiên Lương - Kiên Hải. Khu DTSQ thế giới Kiên Giang có sáu hệ sinh thái đặc
thù, hệ động thực vật có khoảng 2.340 loài, trong đó 1.480 loài thực vật với 116
loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ và 57 loài đặc hữu; khoảng 860 loài động
vật với 78 loài quý hiếm, 36 loài đặc hữu. Đây cũng là khu vực của tỉnh chứa đựng
38 di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng được công nhận cấp quốc gia và cấp tỉnh.
Khu DTSQ thế giới Kiên Giang là tiềm năng lớn để phát triển du lịch sinh thái,
đồng thời giúp Kiên Giang và các tỉnh ven biển của Việt Nam tăng cường khả
năng ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của Kiên Giang là 634.852,67
ha, trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp: 458.159,01 ha, chiếm 72,17% diện tích
tự nhiên; Đất lâm nghiệp: 89.574,22 ha, chiếm 14,11% diện tích tự nhiên; Đất
nuôi trồng thủy sản: 28.378,93 ha, chiếm 4,47% diện tích tự nhiên; Đất nông
nghiệp khác: 57,73 ha, chiếm 0,01% diện tích tự nhiên.
Tài nguyên nước: Tỉnh Kiên Giang có nguồn tài nguyên nước bao gồm tài
nguyên nước mặt, nước dưới đất và nguồn nước mưa.
* Nguồn nước mặt: Hệ thống sông, kênh rạch tỉnh Kiên Giang với tổng chiều
dài hơn 2000 km, các sông tự nhiên gồm sông Giang Thành, sông Cái Lớn, sông
Cái Bé,… là các sông lớn có cửa đổ ra biển Tây, có vai trò rất quan trọng trong
việc tiêu thoát nước dư thừa, thoát lũ từ nội đồng ra biển Tây, ngoài ra còn có hệ
thống kênh đào chằng chịt như ở vùng Tứ giác Long Xuyên có kênh Vĩnh Tế,
Tám Ngàn, Tri Tôn, Mỹ Thái, Ba Thê, Kiên Hải, Rạch Giá-Long Xuyên, Cái
Sắn,… các đoạn kênh này đều có hướng chảy Đông Bắc-Tây Nam, bắt nguồn từ
sông Hậu. Kênh đào vùng Tây sông Hậu gồm các tuyến kênh KH1, kênh xáng
Trâm Bầu, kênh Thốt Nốt, kênh KH6, KH7, kênh Ô Môn. Vùng phía Tây Nam
của tỉnh có hệ thống kênh Cán Gáo, Trèm Trẹm, kênh Chắc Băng, kênh làng Thứ

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt


11


Dự án Nông nghiệp công nghệ cao

Bảy, bắt nguồn từ sông Hậu, kết thúc tại sông Cái Lớn-Cái Bé. Các kênh đào có
vai trò hết sức quan trọng trong việc cấp nước tưới tiêu, giao thông cho khu vực.
* Nguồn nước dưới đất: Trên địa bàn tỉnh qua đánh giá đã phát hiện 7 tầng
và đới chứa nước khác nhau là: Đới chứa nước khe nứt các đá Permi – Trias hạ
(p-t1), tầng chứa nước lỗ hổng Miocen trên (n13), tầng chứa nước lỗ hổng Pliocen
dưới (n21), tầng chứa nước lỗ hổng Pliocen giữa (n22), tầng chứa nước lỗ hổng
Pleistocen dưới (qp1), tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen giữa - trên (qp2-3), tầng
chứa nước lỗ hổng Pleistocen trên (qp3). Trong đó đã đánh giá triển vọng khai
thác cho 04 tầng chứa nước là: (qp3), (qp2-3), (qp1) và (n22). Đây là các tầng
chứa nước có thể khai thác cho các mục đích sinh hoạt, cung cấp nước hiện nay.
Trong các tầng chứa nước kể trên, tầng Pleistocen trên (qp3) có diện tích
nước nhạt hẹp (khoảng 88km2), phần diện tích nước khoáng hoá cao, lợ và mặn
chiếm chủ yếu (khoảng 5.603km2) diện tích của tỉnh. Các tầng chứa nước khác:
Pleistocen giữa - trên (qp2-3); Pleistocen dưới (qp1); Pliocen giữa có triển vọng
khai thác tốt. Trong đó tầng chứa nước Pleistocen giữa - trên (qp2-3); Pleistocen
dưới (qp1) là tầng có triển vọng nhất hiện nay. Tầng chứa nước Pleistocen giữa trên (qp2-3) là tầng đang được khai thác chủ yếu ở tỉnh Kiên Giang chủ yếu phục
vụ sinh hoạt nông thôn.
Tổng trữ lượng khai thác nước dưới đất trong phạm vi tỉnh là 1.322.417
m3/ngày. Trong đó, trữ lượng tĩnh trọng lực là 1.317.474m3/ngày, trữ lượng tĩnh
đàn hồi là 4.944m3/ngày.
* Nguồn nước mưa: Mưa ở Kiên Giang tương đối lớn so với lượng mưa trung
bình ở Đồng bằng sông Cửu Long và phân bổ không đồng đều theo thời gian, tổng
lượng mưa trung bình năm từ 1800mm-2200mm, hình thành 2 mùa: mùa mưa và
mùa khô. Mưa có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và trong

sinh hoạt của người dân nông thôn tỉnh Kiên Giang, đặc biệt là các vùng ven biển
xa vùng nước ngọt. Việc trữ nước mưa trong mùa mưa để làm giàu nước sinh
hoạt, ăn uống trong các tháng mùa khô gần như là một tập quán sinh hoạt rất phổ
biến của người dân vùng sông nước miền Tây.
Tài nguyên biển: Kiên Giang là tỉnh có vùng biển rộng khoảng 63.290km2,
với 5 quần đảo, trong đó có 09 huyện, thị, thành phố ven biển, đảo (gồm 2 huyện
đảo: Phú Quốc, Kiên Hải và 07 đơn vị hành chính cấp huyện ven biển) có 51/145
xã, phường, thị trấn có đảo hoặc có bờ biển; với hơn 200 km bờ biển, khoảng 137
hòn/đảo nổi lớn, nhỏ, có ranh giới quốc gia trên biển, giáp với các nước
Campuchia, Thái Lan và Malaysia, là tỉnh ven biển có hệ sinh thái vùng ngập mặn
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt

12


Dự án Nông nghiệp công nghệ cao

ven bờ phong phú và đa dạng, có nhiều tiềm năng để phát triển nông - lâm nghiệp,
thủy sản và du lịch... đặc biệt là có nguồn tài nguyên phong phú với tiềm năng đất
đai, đồi núi, khoáng sản, rừng nguyên sinh, biển đảo và nhiều loài động vật quý
hiếm trên rừng dưới biển; tỉnh ta còn có vị trí rất quan trọng trong phát triển kinh
tế - xã hội, là cầu nối các tỉnh miền Tây Nam bộ, giao lưu thương mại và an ninh
quốc phòng trong khu vực và quốc tế.
Tài nguyên khoáng sản: Có thể nói Kiên Giang là tỉnh có nguồn khoáng
sản dồi dào bậc nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Qua điều tra, khảo sát
xác định được 237 mỏ khoáng sản (trong đó có 167 điểm mỏ khoáng sản làm vật
liệu xây dựng thông thường và than bùn). Trong đó quy hoạch thăm dò, khai thác
86 mỏ (đá xây dựng: 21 mỏ, cát xây dựng: 01 mỏ, sét gạch ngói: 19 mỏ, vật liệu
san lấp: 32 mỏ và than bùn: 13 mỏ); 45 mỏ nằm trong khu vực cấm hoạt động
khoáng sản. Trữ lượng mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và

than bùn đáp ứng cho nhu cầu của tỉnh đến năm 2025. Đá xây dựng: 2.550.000
m3, cát xây dựng: 1.050.000 m3, sét gạch ngói: 500.000 m3, vật liệu san lấp:
13.500.000 m3, than bùn: 400.000 m3.
Tiềm năng du lịch: Kiên Giang có nhiều thắng cảnh và di tích lịch sử nổi
tiếng như: Hòn Chông, Hòn Trẹm, Hòn Phụ Tử, núi Mo So, bãi biển Mũi Nai,
Thạch Động, Lăng Mạc Cửu, Đông Hồ, Hòn Đất, rừng U Minh, đảo Phú Quốc…
Để khai thác có hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch, Kiên Giang đã xây dựng 4
vùng du lịch trọng điểm như:
* Phú Quốc: Có địa hình độc đáo gồm dãy núi nối liền chạy từ Bắc xuống
Nam đảo, có rừng nguyên sinh với hệ động thực vật phong phú, có nhiều bãi tắm
đẹp như Bãi Trường (dài 20 km), Bãi Cửa Lấp – Bà Kèo, Bãi Sao, Bãi Đại, Bãi
Hòn Thơm... và xung quanh còn có 26 đảo lớn nhỏ khác nhau. Theo chủ trương
của Chính phủ đảo Phú Quốc được xây dựng thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng
quốc tế chất lượng cao. Phú Quốc và hai quần đảo An Thới, Thổ Châu là vùng lý
tưởng cho việc phát triển du lịch biển đảo như: tham quan, cấm trại, tắm biển,
nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, các lọai hình thể thao nước. Phú Quốc có truyền
thống văn hóa lâu đời và nhiều đặc sản nổi tiếng, như: nước mắm phú Quốc, hồ
tiêu, ngọc trai, rượu sim, cá trích, nấm tràm... Chính từ sự phong phú, đa dạng của
Phú Quốc, hàng năm khách du lịch đến Phú Quốc tăng nhanh.
* Vùng Hà Tiên – Kiên Lương: Nhiều thắng cảnh biển, núi non của Hà Tiên
– Kiên Lương như: Mũi Nai, Thạch Động, núi Tô Châu, núi Đá Dựng, đầm Đông
Hồ, di tích lịch sử văn hoá núi Bình San, chùa Hang, hòn Phụ Tử, bãi Dương, núi
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt

13


Dự án Nông nghiệp công nghệ cao

MoSo, hòn Trẹm, quần đảo Hải Tặc và đảo Bà Lụa rất thích hợp cho phát triển du

lịch tham quan thắng cảnh, nghỉ dưỡng. Những thắng cảnh như núi Tô Châu, đầm
Đông Hồ, sông Giang Thành, khu du lịch Núi Đèn đang được đưa vào khai thác
du lịch chính thức. Hà Tiên có truyền thống lịch sử văn hóa, văn học - nghệ thuật,
với những lễ hội cổ truyền như Tết Nguyên tiêu, kỷ niệm ngày thành lập Tao đàn
Chiêu Anh Các, lễ giỗ Mạc Cửu, chùa Phù Dung, đình Thành Hoàng… Hiện nay,
Kiên Giang đã có tour du lịch đến nước bạn Campuchia qua đường Cửa khẩu
Quốc tế Hà Tiên. Đây là cánh cửa mở ra để vùng Kiên Lương - Hà Tiên nối liền
với các nước Đông Nam Á; đồng thời mở tuyến du lịch xuyên ba nước, từ Phú
Quốc đến Shianouk Ville (Campuchia) và tỉnh Chanthaburi (Thái Lan) bằng
đường biển và đường bộ.
* Thành phố Rạch Giá và vùng phụ cận: Thành phố Rạch Giá là trung tâm
hành chính của tỉnh Kiên Giang, có bờ biển dài 7 km, giao thông thủy, bộ và hàng
không rất thuận tiện. Rạch Giá có cơ sở hạ tầng tốt, nhiều di tích lịch sử văn hóa,
là điểm dừng chân để đi tiếp đến Hà Tiên, Phú Quốc và các vùng khác trong tỉnh.
Do đó, có lợi thế trong phát triển các dịch vụ như: lưu trú, ăn uống, các dịch vụ
vui chơi giải trí về đêm; có 04 hệ thống siêu thị quy mô lớn đảm bảo nhu cầu mua
sắm của người dân thành phố và du khách. Thành phố Rạch Giá là nơi đầu tiên ở
Việt Nam tiến hành việc lấn biển để xây dựng đô thị mới. Khu lấn biển mở rộng
thành phố thành một trong những khu đô thị mới lớn nhất vùng Tây Nam bộ. Một
số khu vực phụ cận của Rạch Giá như huyện đảo Kiên Hải, Hòn Đất, U Minh
Thượng cũng có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Kiên Hải đang khai thác các
tour khám phá biển đảo đi - về trong ngày. Đây là vùng thắng cảnh biển - đảo với
đặc thù nghề truyền thống đi biển, làm nước mắm, chế biến hải sản, tạo thành nét
sinh hoạt văn hóa riêng biệt. Khu du lịch Hòn Đất đang hoàn chỉnh và hoàn thiện
những công trình văn hóa tại khu mộ Anh hùng liệt sĩ Phan Thị Ràng (chị Sứ),
xây dựng khu trưng bày một số hiện vật chứng tích chiến tranh tại khu phát sóng
truyền hình của tỉnh trên đỉnh Hòn Me…
* Vùng U Minh Thượng: Với đặc thù sinh thái rừng tràm ngập nước trên đất
than bùn, Vườn Quốc gia U Minh Thượng – khu căn cứ địa cách mạng, khu dự
trữ sinh quyển thế giới, đã mở cửa phục vụ khách tham quan du lịch sinh thái.

Khu du lịch Vườn Quốc gia U Minh Thượng phục vụ khách tham quan du lịch
sinh thái kết hợp với tìm hiểu văn hóa nhân văn sông nước vùng bán đảo Cà Mau
và du lịch nghiên cứu di chỉ khảo cổ Ốc Eo – Phù Nam (Cạnh Đền, Nền Vua, Kè
Một). Quần thể di tích căn cứ địa cách mạng U Minh Thượng với di tích Ngã Ba
Cây Bàng, Ngã Ba Tàu, Thứ Mười Một, Rừng tràm Ban Biện Phú, khu tập kết
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt

14


Dự án Nông nghiệp công nghệ cao

200 ngày kinh xáng Chắc Băng, là điểm thu hút du khách tìm hiểu lịch sử cách
mạng… đồng thời, tỉnh vừa khởi công xây dựng một số công trình theo Đề án
phục dựng Khu căn cứ Tỉnh uỷ trong kháng chiến tại huyện Vĩnh Thuận.
Ngoài 4 vùng du lịch trọng điểm, Kiên Giang hiện có khu Dự trữ sinh quyển
với diện tích hơn 1,1 triệu ha. Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang chứa đựng sự
phong phú, đa dạng và đặc sắc về cảnh quan và hệ sinh thái, có giá trị lớn về mặt
nghiên cứu, cũng như du lịch. Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang trùm lên địa
phận các huyện Phú Quốc, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Kiên Lương
và Kiên Hải, gồm 3 vùng lõi thuộc Vườn Quốc gia U Minh Thượng, Vườn Quốc
gia Phú Quốc và rừng phòng hộ ven biển Kiên Lương, Kiên Hải.
I.2. Điều kiện kinh tế xã hội.
Với thế mạnh sản xuất nông nghiệp, năm 2018, huyện Giang Thành tiếp tục
chú trọng phát triển sản xuất, trên cơ sở triển khai đề án tái cơ cấu nông nghiệp,
áp dụng đồng loạt các giải pháp bổ trợ tạo điều kiện kích thích tăng trưởng kinh
tế trên lĩnh vực nông nghiệp, trong đó quan tâm triển khai hỗ trợ sản xuất từ nguồn
vốn 35 năm 2018 với tổng vốn 2,580 tỷ đồng, đầu tư bờ bao, gia cố đập, nạo vét
các thủy lợi, mở rộng cánh đồng lớn, hợp tác xã, tổ hợp tác… Trong đó thế mạnh
là cây lúa, nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp, phát triển hoa màu xen canh

lúa, các mô hình tôm lúa, cá tôm, cua tôm…Qua đó 3 tháng đầu năm, kinh tế
huyện có nhiều khởi sắc. Kết quả một số lĩnh vực:
* Lĩnh vực nông nghiệp:
Vụ lúa Đông Xuân: đến nay toàn huyện đã xuống giống và thu hoạch được
15.000ha/29.350ha, đạt 51,10% KH, năng suất ước đạt 6,3-6,4 tấn/ha, sản lượng
ước đạt 96.000 tấn, đạt 51,81% kế hoạch. Giá lúa cao, nông dân sản xuất có lợi
nhuận nên đã tiếp tục xuống giống vụ lúa Hà Thu sớm (xuân hè) được 9.940/8300
ha,vượt 19,7% kế hoạch. Thủy sản: Thả nuôi được 3.070/3.345 đạt 91,77% KH,
trong đó tôm công nghiệp 120ha/350ha, đạt 34,28% KH (công ty Bim), tôm quảng
canh 2.950/2.895 ha, đạt 101,9% KH. Thu hoạch 56ha, sản lượng 750 tấn đạt
15,3% KH. Hoa màu: các tháng đầu năm đã trồng mới được 126,5ha /513ha, đạt
24,65% kế hoạch năm 2018. Toàn huyện có 05 hợp tác xã và 53 tổ hợp tác phục
vụ tổng diện tích 10.912 ha . Đã liên kết được 05 công ty tiêu thụ sản phẩm, đang
tiếp tục mở rộng liên kết hợp tác.

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt

15


Dự án Nông nghiệp công nghệ cao

* Quản lý đất đai – Tài nguyên và môi trường: Chủ động kêu gọi đầu tư, ký
kết hợp đồng với 02 doanh nghiệp thuê 02 khu đất nuôi tôm tại Phú Mỹ và làm
vườn cây giống tại xã Vĩnh Điều. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất lần đầu đến nay được 31.603,83 ha, đạt 93,7% trên tổng số diện tích đất cần
giao cấp. Riêng đối với tuyến dân cư Hà Giang triển khai đo đạc cấp giấy CNQSD
đất tuyến dân cư Hà Giang, và xét cấp mới và thực hiện thủ tục đấu giá các nền
sinh lợi trên tuyến. Gắn với công tác quản lý đất đai, UBND huyện cũng tập trung
chỉ đạo giải quyết các trường hợp tranh chấp đất, các vụ khiếu kiện liên quan đất

đai kéo dài nhiều năm. Trong đó, đáng chú ý đã phối hợp các sở ngành liên quan
tập trung giải quyết lắng dịu tình hình khiếu kiện đối với 02 khu đất: khu đất giao
cán bộ công chức sở Tài nguyên và Môi trường trước đây và khu bảo tồn loài sinh
cảnh Phú Mỹ.
* Về đầu tư công: Tổng số công trình được duyệt là 94 công trình, tổng vốn
là 126.818 triệu đồng, trong đó chuyển tiếp năm 2017 sang là 04 công trình, tổng
vốn 5.122 triệu đồng. Hiện tại, vốn đã được phân bổ là 79.778 triệu đồng, bố trí
60 công trình (trong đó chuyển tiếp là 6 công trình, bố trí mới 54 công trình). Đã
hoàn thành 5 công trình, đang thi công là 16 công trình, 14 công trình đang bàn
giao mặt bằng, 25 công trình đang đang hoàn thành các hồ sơ đấu thầu.
* Thu chi ngân sách: Tổng thu ngân sách nhà nước đến nay 131,248 tỷ đồng.
Trong đó, thu NSNN trên địa bàn 3,570 tỷ đồng đạt 21,1% kế hoạch, giảm 3,5%

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt

16


Dự án Nông nghiệp công nghệ cao

so với cùng kỳ năm 2017. Tổng chi ngân sách nhà nước lũy kế 22,092 tỷ đồng.
116,788 tỷ đồng.
* Văn hóa – xã hội:
Thực hiện các chính sách an sinh xã hội, chăm lo gia đình chính sách, đồng
bào dân tộc, đặc biệt dịp Tết cổ truyền đã hỗ trợ được 2.688 suất quà với tổng số
tiền 1.293.750.000 đồng; trong đó, Ngân sách tỉnh cấp hỗ trợ cho 1.421 suất quà
cho hộ nghèo với tổng kinh phí 710,5 triệu đồng; huyện vận động 1.267 suất quà
với tổng số tiền là 538,25 triệu đồng … Tiếp tục thực hiện tư vấn, giải quyết việc
làm và thực hiện kế hoạch mở lớp đào tạo nghề năm 2018. Kịp thời cấp phát, cấp
đổi thẻ BHYT năm 2018 đạt tỷ lệ bao phủ BHYT 100%, (31.309 thẻ). Ngành giáo

dục tăng cường thực hiện công tác duy trì sĩ số học sinh và vận động học sinh ra
lớp sau tết nguyên đán 2018: còn 22 em chưa ra lớp (01 tiểu học, 21 THCS). Tổ
chức Hội khỏe phù đổng cấp huyện lần thứ III năm học 2017-2018; ngày hội giáo
dục nhân kỷ niệm ngày quốc tế Phụ nữ 8/3 với các hoạt động phong phú. Tiếp
nhận Trung tâm giáo dục thường xuyên về huyện quản lý từ sở Giáo dục và đào
đạo tỉnh. Ngành Y tế: kiểm soát tốt dịch bệnh và công tác tiêm phòng, khám chữa
bệnh. Từ đầu năm đến nay ghi nhận 03 cas bệnh Lao, 01 cas Sốt xuất huyết , và
01 cas HIV/AIDS, không ghi nhận cas bệnh truyền nhiễm khác.
* Thực hiện CTMTQG Nông thôn mới, giảm nghèo nền vững
Với nổ lực của cả hệ thống chính trị, áp dụng đồng bộ các giải pháp giảm
nghèo, đến cuối năm 2017 tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm được 5,5% (vượt
1,5% chỉ tiêu đề ra là giảm 4%/năm). Số hộ dân thoát nghèo là 642 hộ (thoát hoàn
toàn là 352 hộ, chuyển cận nghèo 290 hộ); trong đó thoát nghèo do các cơ quan
giúp đỡ là 141 hộ, chiếm 22% tổng số hộ thoát nghèo. Qua khảo sát năm 2017
trung bình mỗi xã đạt 12 tiêu chí (tăng 1,6 tiêu chí so năm 2016), trong đó 02 xã
điểm là Tân Khánh Hòa đạt 15 tiêu chí (tăng 2) và Phú Mỹ 13 đạt tiêu chí (tăng
3); các xã còn lại: Vĩnh Điều đạt 12 tiêu chí (tăng 1), Vĩnh Phú đạt 11 tiêu chí,
Phú Lợi đạt 9 tiêu chí.
Với các kết quả đạt được, thời gian tới, huyện Giang Thành tiếp tục đề ra các
nhiệm vụ trọng tâm để đạt kế hoạch năm 2018 như sau:
* Lĩnh vực nông nghiệp:
- Tiếp tục thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã được HĐND
huyện thông qua. Trong đó, tập trung cho việc phát triển bền vững, xây dựng các
vùng sản xuất chuyên canh loại sản phẩm (giống lúa chất lượng cao, rau an
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt

17


Dự án Nông nghiệp công nghệ cao


toàn…) đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Chỉ đạo ngành chức năng và UBND
các xã tăng cường hướng dẫn, tập huấn nông dân kỹ thuật canh tác, chuyển giao
khoa học, xúc tiến việc thành lập HTX, THT những nơi có điều kiện, từng bước
hình thành mở rộng thêm cánh đồng lớn. Phối hợp huyện Kiên Lương, Chi cục
thủy lợi theo dõi thường xuyên độ mặn các kênh đập, điều tiết nước đảm bảo phục
vụ sản xuất.

* Lĩnh vực quản lý đất đai:
- Triển khai phương án giao đất ở tuyến dân cư Hà Giang, bán đấu giá các
nền sinh lợi trên tuyến, tiếp tục thu tiền các nền chính sách các cụm tuyến dân cư
trên địa bàn. Phối hợp rà soát thực hiện phương án bồi thường hỗ trợ và tái định
cư công trình đường tuần tra biên giới… Thực hiện các thủ tục kêu gọi đầu tư khu
đất trước khu hành chính huyện theo quy hoạch.
* Lĩnh vực đầu tư công: Tiếp tục theo dõi, chỉ đạo sát sao, công tác đầu tư
công năm 2018, nâng cao tỷ lệ giải ngân sát với khối lượng hoàn thành các công
trình. Phối hợp đoàn KTQP 915 kiến nghị bộ Quốc phòng tiếp tục triển khai thi
công đường kênh Nông trường đoạn còn lại trên địa bàn huyện.
* Về Văn hóa-xã hội: Tiếp tục chỉ đạo thực hiện việc phân công các cơ quan,
đơn vị hướng dẫn, giúp đỡ các hộ nghèo 2018 vươn lên thoát nghèo. Theo dõi, tổ
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt

18


Dự án Nông nghiệp công nghệ cao

chức các lớp đào tạo nghề theo nhu cầu việc làm. Triển khai, theo dõi việc cất nhà
tình nghĩa cho đối tượng được hưởng Huân, Huy chương năm 2018. Tranh thủ
các nguồn tài trợ làm các cây cầu nông thôn thay thế cầu gỗ. Tiếp tục chỉ đạo thực

hiện kế hoạch năm học 2017-2018 đảm bảo tỷ lệ tốt nghiệp các cấp đạt chỉ tiêu
đề ra. Ngành Y tế tiếp tục duy trì tăng cường, công tác kiểm soát các dịch bệnh.
Phối hợp sở Y tế giao mặt bằng thi công Trung tâm y tế huyện; chủ động trang bị
thêm phòng nghỉ tạm cho các cas trực tại Trung tâm y tế cũ để đảm bảo thực hiện
nhiệm vụ chuyên môn. Chuẩn bị các hoạt động thăm hỏi các tổ chức, cá nhân, gia
đình chính sách tiêu biểu người Khmer nhân dịp tết cổ truyền Chol- thnămchmây, và thành lập đoàn thăm chúc tết các huyện bạn giáp biên.
* Về Xây dựng chính quyền:
- Chỉ đạo các xã triển khai thực hiện Nghị quyết 77 của HĐND tỉnh về việc
thực hiện kiêm nhiệm đối với các chức danh không chuyên trách xã, ấp, chọn xã
Tân Khánh Hòa làm điểm chỉ đạo, sơ kết nhân rộng các xã khác. Xây dựng kế
hoạch tuyển dụng viên chức giáo dục năm 2018 (với 15 biên chế cần tuyển), đáp
ứng nhu cầu bổ sung nhân sự thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị.
Để đảm bảo thực hiện đạt các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra, UBND huyện đã cụ
thể hóa thành công việc hàng tháng, tuần, ngày, phân công giao việc cụ thể từng
cơ quan, cá nhân thành viên UBND huyện đảm bảo bám sát các kế hoạch đề ra.
Kịp thời ban hành quy chế sửa đổi và thông báo sửa đổi phân công thành viên
UBND huyện nhiệm kỳ 2016-2021 phù hợp tình hình thực tế và đảm bảo nâng
chất lượng, tăng sức mạnh tập thể cho hoạt động UBND huyện Giang Thành thời
gian tới.
II. Quy mô sản xuất của dự án.
II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường.
Theo tổ chức y tế thế giới WHO, 80% dân số thế giới nằm ở khu vực các
nước đang phát triển sử dụng thuốc có nguồn gốc tự nhiên như một lựa chọn hàng
đầu trong việc phòng và chữa bệnh. Với số dân lớn nên nhu cầu sử dụng thuốc
hiệu quả cao ngày càng tăng. Nhu cầu về sử dụng thuốc trên thế giới rất lớn, cả
về số lượng và chất lượng. Đây đang là một thách thức lớn đối với các nước đang
phát triển nói riêng và nhân loại nói chung.
Cho đến nay, thực vật vẫn là nguồn nguyên liệu chính trong phát triển các
loại thuốc mới trên thế giới. Các dược phẩm có nguồn gốc tự nhiên chiếm tới 50%
tổng số dược phẩm đang được sử dụng trong lâm sàng, trong đó khoảng 25% tổng

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt

19


Dự án Nông nghiệp công nghệ cao

số thuốc có nguồn gốc từ thực vật bậc cao. Trong số 20 thuốc bán chạy nhất trên
thế giới, có 9 sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên với doanh thu hàng năm lên
đến hàng chục tỷ đô la. Theo ước tính, doanh số thuốc từ cây thuốc và các sản
phẩm của nó đạt trên 100 tỷ đô la/năm. Các công ty dược phẩm lớn trên thế giới
cũng đã trở lại quan tâm đến việc nghiên cứu tìm kiếm các hoạt chất sinh học từ
thảo dược và sau đó là phát triển nó thành thuốc chữa bệnh. Sự kết hợp với những
tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã đem lại hiệu quả cao hơn cho việc chữa bệnh
bằng y học cổ truyền, cho quá trình tìm và phát triển thuốc mới.
Việt Nam cũng có một lịch sử lâu đời trong sử dụng cây cỏ tự nhiên và một
nền y học cổ truyền có bản sắc riêng để phòng và chữa bệnh cho con người. Nằm
trong khu vực nhiệt đới Đông Nam Á có đa dạng sinh học rất cao. Theo ước tính
Việt Nam có khoảng trên 12.000 loài thực vật bậc cao, chiếm khoảng 4-5% tống
số loài thực vật bậc cao đã biết trên thế giới và khoảng 25% số loài thực vật bậc
cao đã biết ở châu Á. Trong số này, có khoảng 4.000 loài thực vật và 400 loài
động vật được dùng làm thuốc.
II.2. Quy mô đầu tư của dự án.
STT
I
1
2
3
4
5

6
7
1
2
3
4

Nội dung
Xây dựng
Nhà điều hành
Nhà kho
Căn tin
Nhà ở cho nhân viên
Mương nước
Đê bao
Khu trồng cây
Hệ thống tổng thể
Hệ thống cấp nước tổng thể
Hệ thống cấp điện tổng thể
Hệ thống thoát nước tổng thể
Hệ thống tưới nhỏ giọt

Diện tích
615.580,90
150,00
100,00
100,00
160,00
131.730,35
11.468,65

471.871,90

ĐVT

m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
Hệ thống
Hệ thống
Hệ thống
Hệ thống

III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án.

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt

20


Dự án Nông nghiệp công nghệ cao

III.1. Địa điểm xây dựng.
Dự án được thực hiện tại Xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
III.2. Hình thức đầu tư.
Dự án tiến hành đầu tư mới.
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án.

IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.
Bảng nhu cầu sử dụng đất của dự án
TT
1
2
3
4
5
6
7

Nội dung
Nhà điều hành
Nhà kho
Căn tin
Nhà ở cho nhân viên
Mương nước
Đê bao
Khu trồng cây
Tổng cộng

Diện tích (m²)
150
100
100
160
131.730
11.469
471.872
615.581


Tỷ lệ (%)
0,02%
0,02%
0,02%
0,03%
21,40%
1,86%
76,65%
100,00%

Như vậy, để đáp ứng mục tiêu đề ra của dự án, nhu cầu về quỹ đất để thực
hiện là 61,558 ha.
IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.
Các vật tư đầu vào như: trái nhào, đinh lăng, dừa, nuôi cá sặc và xây dựng đều
có bán tại địa phương và trong nước nên nguyên vật liệu các yếu tố đầu vào phục
vụ cho quá trình thực hiện dự án là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.
Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động của dự án sau này, dự
kiến sử dụng nguồn lao động dồi dào tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho
quá trình thực hiện dự án.

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt

21


Dự án Nông nghiệp công nghệ cao

CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT

CÔNG NGHỆ
I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình.
Bảng tổng hợp diện tích xây dựng công trình của dự án

STT
I
1
2
3
4
5
6
7
1
2
3
4

Nội dung
Xây dựng
Nhà điều hành
Nhà kho
Căn tin
Nhà ở cho nhân viên
Mương nước
Đê bao
Khu trồng cây
Hệ thống tổng thể
Hệ thống cấp nước tổng thể
Hệ thống cấp điện tổng thể

Hệ thống thoát nước tổng thể
Hệ thống tưới nhỏ giọt

Diện tích
615.580,90
150,00
100,00
100,00
160,00
131.730,35
11.468,65
471.871,90

ĐVT

m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
Hệ thống
Hệ thống
Hệ thống
Hệ thống

II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ.
II.1. Giải pháp kỹ thuật
II.1.1. Kỹ thuật trồng cây nhào


II.1.1.1. Kỹ thuật gieo ươm cây Nhào
1. Chọn cây mẹ lấy giống
a) Lấy hạt giống: Cây đã qua tuyển chọn, độ tuổi trung niên, cây đã ra quả, hình
thái thân và tán lá đẹp, cân đối, sinh trưởng trên mức trung bình, sai quả, hạt tốt.
Không lấy giống trên những cây già, cây sinh trưởng yếu kém, cong queo, sâu
bệnh, bị chèn ép, lệch tán, cụt ngọn. Ví dụ: Thảo quả, Nhào,…
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt

22


Dự án Nông nghiệp công nghệ cao

b) Lấy hom giống: Cây đã được tuyển chọn, trẻ hóa, tác động để tạo nhiều
chồi/cành làm vật liệu giâm hom. Các loài thiếu hạt giống, cây dễ giâm hom.
2. Thu hái giống
Thu hạt giống: khi quả hạt có dấu hiệu chín hình thái hay chính sinh lý (vỏ, quả/hạt
đổi màu sắc, hạt chắc cứng, phôi và mầm hạt phát triển đầy đủ…), một số quả/hạt
bắt đầu phát tán (khoảng 10 – 15 %).
Thu hom giống:
Hom cành: nên chọn những cành bánh tẻ, chưa hóa gỗ hoàn toàn; mỗi hom giâm
có ít nhất 2 chồi nách lá. Lấy hom vào thời tiết râm mát, bảo quản trong môi
trường ẩm, thời gian bảo quản càng ngắn càng tốt, tối đa không nên quá 24h.
Hom thân: nên chọn những thân không quá non, không quá già, hình thái đẹp,
không cụt ngọn, lá phát triển bình thường.
Hom rễ, hom củ: Chọn những củ không bị sâu bệnh, không tổn thương cơ giới,
có khả năng cho ra mầm…
3. Sơ chế hạt giống
Quả khô: Đánh đống ủ 2-3 ngày cho chín đều. Phơi dưới nắng nhẹ 2-3 ngày, thu

lấy hạt tách ra ở 2-3 nắng đầu. Hạt có dầu không phơi dưới nắng to trên nền xi
măng, hạt có cánh nhỏ làm sạch trước khi phơi.
Quả thịt: Đánh đống ủ 2-3 ngày cho chín đều. Sau khi ủ có thể ngâm nước một
vài ngày sau đó chà xát, đãi lấy hạt tốt rồi hong phơi cho khô ráo.
Quả hạch: Đánh đống ủ 5-7 ngày hoặc lâu hơn cho chín đều. Om trong nước nóng
khoảng 60 – 65° (3 sôi + 2 lạnh) trong thời gian 30-40 phút rồi dùng dao tách đôi
phần thịt quả ra khỏi hạt khá dễ dàng.
4. Bảo quản hạt giống
Bảo quản khô thông thường (khô mát): cho hạt vào túi nilong, chum, vại, bình, lọ.
Rải một lớp tro, vôi bột lên trên, gắn kín. Đặt nơi khô ráo, thoáng mát. Thời gian
bảo quản thường dưới 1 năm.
Bảo quản khô-lạnh: Cho hạt vào túi nilong, dán kín. Đặt trong kho lạnh hay tủ
lạnh. Duy trì nhiệt độ từ 0-5°C.
Bảo quản ấm – lạnh: Cho hạt vào thùng sắt, gỗ, bao tải, túi nilong. Đặt trong kho
lạnh hoặc tủ lạnh và duy trì nhiệt độ từ 5 – 10°C. Tạo điều kiện thông thoáng
nhưng tránh làm khô hạt hay giảm hàm lượng nước trong hạt.
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt

23


Dự án Nông nghiệp công nghệ cao

Bảo quản ẩm tạm thời (ẩm – mát): Trộn hạt với cát ẩm theo tỷ lệ 1 hạt/2-3 cát tính
theo thể tích. Đánh thành luống cao 15-20cm rồi phủ lên trên một lớp cát ẩm. Để
nơi ẩm mát, thông thoáng, xáo trộn định kỳ, loại bỏ những hạt mốc, thối. Khi cát
khô sàng riêng hạt, làm ẩm cát rồi lại trồn đều, đánh lống bảo quản tiếp. Độ ẩm
cát thích hợp là 20 – 25% (cát nắm không rịn nước, tự rã từ từ sau khi buông tay).
Thời gian bảo quản không quá 4 tháng, thông thường trên dưới 1 tháng.
Không nên bảo quản: Hạt giống mất sức nảy mầm, sơ chế xong cần khẩn trương

xử lý và gieo ươm ngay, không nên bảo quản lâu.
5. Xử lý hạt giống
Chỉ cần ngâm nước lã: Hạt võ rất mỏng, dễ thấm nước, chỉ ngâm nước thường 20
– 25°C trong 1-2 giờ hoặc lâu hơn rồi đem ủ.
Ngâm nước ấm 35 – 40°C (2 sôi + 3 lạnh) trong 6-8 giờ: Cho các loại hạt có dầu,
vỏ mỏng rồi đem ủ.
Ngâm nước nóng già 70 – 80°C (3 sôi + 2 lạnh) trong đó 4-5 giờ: cho các loại hạt
lớn, vỏ dày, cứng rồi đem ủ.
Ngâm nước sôi (95 – 100°C) trong 0,5-1 phút, sau đó ngâm vào nước ấm trong 810 giờ cho trương nở rồi đem ủ.
Xử lý đặc biệt: Chặn một phần, khía hay mài hạt đối với hạt dạng hạch, vỏ cứng,
có lớp áo keo khó thấm nước; đốt qua lửa; dùng axit rồi mang ngâm nước ấm hay
nóng và đem ủ.
Khử trùng hạt giống: Ngâm hạt trong dung dịch thuốc tím 0,1 % trong 1-3 giờ,
rửa lại hạt bằng nước sạch rồi đem xử lý nhiệt độ như trên. Có thể dùng Benlat,
Formon, hay PCNB… nhưng phải theo chỉ dẫn.
6. Gieo hạt
– Gieo tạo cây mầm để cấy: Gieo hạt đã xử lý lên luống cát (hay luống đất + phân
hoai) để tạo cây mầm đủ tiêu chuẩn rồi đem cấy vào bầu hay luống đất ( tạo cây
rễ trần). Thường áp dụng cho các loài cây có hạt nhỏ, hạt giống khan hiếm, đắt.
– Gieo thẳng vào bầu: Đem hạt đã nứt nanh gieo vào bầu ở các luống ươm, số
lượng từ 1-3 hạt/bầu tùy theo đặc điểm và tình trạng hạt giống. Áp dụng cho loại
hạt lớn, nảy mầm nhanh, nứt nanh đồng loạt.
– Đặc biệt: Có thể gieo thẳng hạt đã xử lý vào hố trống mà không qua khâu gieo
ươm.
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt

24



×