Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Tiểu luận cuối khóa Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại Bệnh viện năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.32 KB, 22 trang )

ĐẶTS VẤN ĐỀ
3

Chúng ta đang sống ở kỷ nguyên số, cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt
với sản phẩm mũi nhọn Công nghệ thông tin (CNTT) đang thể hiện vai trò và
sức mạnh vượt trội chi phối các hoạt động của nhiều ngành nghề trong đó có
ngành y tế. Các hoạt động chăm sóc sức khỏe con người luôn bị áp lực cao, đòi
hỏi khẩn trương, minh bạch vì vậy CNTT là phương tiện trợ giúp đắc lực để
thực hiện tốt các hoạt động tại các cơ sở khám chữa bệnh[7].
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra vai trò quan trọng của CNTT trong
việc cải thiện chất lượng chăm sóc người bệnh như giảm thời gian xử lý trường
hợp bệnh, quản lý bệnh nhân chi tiết và chính xác, các hoạt động khám và điều
trị được thực hiện tự động.. Mặc dù còn có khó khăn về tài chính và những thách
thức trong việc triển khai CNTT nhưng việc triển khai và tăng cường áp dụng
CNTT trong bệnh viện nói riêng và chăm sóc sức khỏe nói chung ngày càng
phát triến về số lượng và chất lượng và nó trở thành việc bắt buộc phải làm
trong thế kỷ 21.
Tại Việt Nam, trong những năm qua nhiều bệnh viện có khả năng về tài
chính và CNTT đã thành công trong việc đưa ứng dụng CNTT vào các hoạt
động quản lý bệnh viện đặc biệt là các bệnh viện tuyến trung ương và đa phần
các bệnh viện tuyến tỉnh. Qua thực tế tại các bệnh viện này cho thấy việc ứng
dụng CNTT đã giúp các nhà quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của
bệnh viện, chống thất thu viện phí, đảm bảo công tác xuất nhập thuốc nhanh
chóng và chính xác công khai minh bạch tài chính cho bệnh nhân. Từ đó, giúp
kiểm soát sử dụng thuốc hợp lý an toàn, đảm bảo tra cứu thuận tiện, lưu trữ lâu
dài và vẹn toàn thông tin rút ngắn thời gian thống kê báo cáo, đưa các dịch vụ y
tế đến gần với người dân hơn, hướng tới sự hài lòng của người bệnh[7].
Bệnh viện A Thái Nguyên là Bệnh viện đa khoa hạng 1 của tỉnh với quy mô
750 giường kế hoạch. Giường thực kê: 1050[8]. Hàng ngày có khoảng 700 - 800
lượt bệnh nhân đến khám và điều trị[4]. Vì vậy việc sớm ứng dụng CNTT để hỗ
trợ cho công tác quản lý bệnh là một yêu cầu cấp thiết. Sau gần 6 năm áp dụng


1


việc ứng dụng CNTT trong công tácS quản lý bệnh viện bước đầu đã mang lại
3

nhiều lợi ích thiết thực như các thông tin, dữ liệu báo luôn được cập nhập; các
thông tin về tài chính và thuốc men được công khai minh bạch cho người bệnh,
các kết quả xét nghiệm, phim ảnh XQ, siêu âm, nội soi dễ dàng chia sẻ cho các
bác sĩ. Tuy nhiên trong quá trình triển khai đã gặp một số khó khăn như hạn chế
về khả năng tiếp cận CNTT của cán bộ y tế, sự phối hợp chưa đồng bộ giữa các
khoa, phòng, cơ sở hạ tầng CNTT chưa đáp ứng đầy đủ, các quy định về thông
tin và quy trình làm việc chưa rõ ràng. Trong quá trình vận hành còn nhiều sai
sót đòi hỏi phải sửa lỗi nhiều, dữ liệu có lúc còn bị sai lệch khác nhau giữa các
bộ phận[1]. Vậy câu hỏi đặt ra là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản
lý bệnh viện tại Bệnh viện A Thái Nguyên hiện nay như thế nào, yếu tố nào liên
quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin tại Bệnh viện A hiện nay ?
Là một cán bộ Bệnh viện A Thái Nguyên đang theo học lớp Bồi dưỡng
theo tiêu chuẩn chức danh Bác sỹ chính, được các Thầy trường Đại học Y tế
công cộng giảng dạy và hướng dẫn em viết Tiểu luận với chuyên đề:
“ Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại Bệnh viện A Thái Nguyên
năm 2019”.

PHẦN I: MỤC TIÊU

2


1.


Khảo sát thực trạng việc ứngS dụng công nghệ thông tin trong quản lý
3

bệnh viện tại Bệnh viện A Thái Nguyên năm 2019.
2.

Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin trong

quản lý tại Bệnh viện A Thái Nguyên. Đề xuất các giải pháp

PHẦN II: NỘI DUNG
Để tìm hiểu được thực trạng ứng dụng CNTT và các yếu tố liên quan
đến việc ứng dụng CNTT tại Bệnh viện A em dựa vào các báo cáo về CNTT,
các báo cáo về tình hình hoạt động của Bệnh viện năm 2019, cụ thể:
3


* Đối tượng nghiên cứu

S
3

- Các số liệu thứ cấp bao gồm các báo cáo hoạt động của Bệnh viện và các
báo cáo số liệu liên quan đến CNTT tại bệnh viện.
- Các văn bản, quyết định, quy định có liên quan đến CNTT tại bệnh viện;
- Các cán bộ, nhân viên làm việc tại Bệnh viện có liên quan đến CNTT.
* Phương pháp nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang kết hợp giữa nghiên cứu định lượng và
định tính. Trong đó:
+ Nghiên cứu định lượng: phân tích số liệu thứ cấp để đánh giá thực trạng và

một số yếu tố liên quan đến ứng dụng CNTT tại bệnh viện A Thái Nguyên.
+ Nghiên cứu định tính: thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu để phân tích, làm
rõ thêm các yếu tố liên quan đến hoạt động ứng dụng CNTT tại Bệnh viện A.

4


S QUẢ VÀ BÀN LUẬN
PHẦN III: KÊT
3

3.1 Thực trạng ứng dụng CNTT tại Bệnh viện A Thái Nguyên
Các bước triền khai của việc ứng dụng CNTT tại Bệnh viện [1]:


Từ năm 2008: Bệnh viện triển khai một máy chủ và hơn 50 máy tính trạm được
kết nối mạng nội bộ(LAN) và ứng dụng phần mềm Hsoft. Các máy trạm được
bố trí đến các khoa phòng và bộ phận.



Hàng năm mua bổ sung thêm máy tính và các thiết bị tin học khác nhằm đảm
bảo công tác khám chữa bệnh.



Năm 2017: Bệnh viện đã đã nâng cấp và trang bị hệ thống máy chủ nhằm đảm
bảo chạy song song 24/24 giờ nhằm tăng tính ổn định, an toàn cho hoạt động
khám chữa bệnh và quản lý điều hành chung, đến thời điểm hiện tại Bệnh viện
có hơn 160 máy tính và hơn 60 máy in được bố trí đều cho các khoa phòng. Đã

xây dựng mạng LAN nội bộ. Từng bước triển khai, áp dụng hệ thống phần mềm
Hsoft quản lý tổng thể bệnh viện đồng bộ từ các phòng chức năng đến phòng
khám cũng như tất cả các khoa lâm sàng, cận lâm sàng.



Năm 2013 bệnh viện đã xây dựng trang Web với tên miền là:
www.benhvienathainguyen.com.vn



Cùng với việc trang bị các cơ sở hạ tầng gồm phần mềm, phần cứng thì bệnh
viện đã tổ chức đào tạo các khóa học ngắn hạn cho tất cả các cán bộ, nhân viên
về kỹ năng sử dụng máy tính và việc ứng dụng tin học vào trong công tác quản
lý khám chữa bệnh.



Việc ứng dụng CNTT tại bệnh viện áp dụng cho nhiều lĩnh như:

o Quản lý bênh nhân khoa khám bệnh và khám ngoại trú: Hiện tại bệnh viện có 5

bàn tiếp đón, 13 bàn khám chuyên khoa và 5 bàn khám ngoại trú. Từ bàn đón
tiếp bệnh nhân đã được đăng ký qua mã QR-code nên thông tin rất chính xác và
thời gian xử lý nhanh. Sau đó thông tin của bệnh nhân được chuyển đến các bàn
khám và hiển thị thông tin cơ bản người bệnh trên màn hình tivi trước mỗi của
phòng khám.Tại khoa khám bệnh của Bệnh viện, khi có xử trí phòng khám:
-

Chỉ định xét nghiệm: Chuyển vào danh sách chờ viện phí, hoặc chuyển

5


S bệnh nhân BHYT.
thẳng lên khu vực cận lâm sàng đối với
3

-

Khi có kết quả cận lâm sàng bệnh nhân quay trở lại phòng khám để: Kê

đơn cho về hoặc nhập viện.
• Quản lý bênh nhân nôi trú
- Thông tin từ phòng khám có chỉ định nhập viện sẽ chuyển bệnh nhân vào

danh sách chờ nhập khoa sau khi đã nhập thông tin hành chính đầy đủ.
- Bệnh nhân sau khi nhập khoa sẽ có trong danh sách hiện diện tại khoa

mới sử dụng được các dịnh vụ tại bệnh viện (cận lâm sàng, thuốc, vật tư tiêu
hao,...)
- Các thông tin sử dụng của từng bệnh nhân sẽ được chuyển khoa sang

khoa phòng tương ứng: thuốc chuyển sang khoa Dược, vật tư tiêu hao chuyển
xuống kho vật tư, cận lâm sàng tương ứng.
- Các thông tin này và chỉ số sinh tồn sẽ được cập nhập hàng ngày vào hồ

sơ để lưu trữ và chuyển sang viện phí khi xuất khoa, xuất viện. Công khai viện
phí từng ngày cho bệnh nhân.



Quản lý dươc và vât tư y tế
Tại kho chính: Thông tin đầu vào là các hóa đơn (tên gốc, biệt dược, đơn vị
cung cấp, nước sản xuất, lô hạn dùng, số lượng...). Thông tin đầu ra: Xuất kho
lẻ, xuất khác

-

Kho lẻ: Quản lý theo loại (kho lẻ độc, kho lẻ viên,....)

-

Tủ trực thuốc các khoa: Cơ số thuốc, hóa chất và vật tư được Ban Giám đốc
duyệt

-

Hàng ngày duyệt cấp phát thuốc từ kho lẻ bao gồm:

-

Thuốc dự trù hàng ngày theo y lệnh bác sĩ chi tiết từng bệnh nhân và phát tổng
hợp theo khoa. Viện phí sẽ được cập nhập khi đã được duyệt thuốc.

-

Bù tủ trực theo từng bệnh nhân, tổng hợp theo khoa hàng ngày. Viện phí được
cập nhập ngay khi làm thuốc.




Quản lý cận lâm sàng
Bệnh nhân ngoại trú khi có chỉ định qua bộ phận tài chính xác nhận đối với
đối tượng không phải là BHYT, và chuyến dữ liệu vào khu vực xét nghiệm, chẩn
6


đoán hình ảnh. Khi có kết quả trả lạiSđược cập nhập vào hồ sơ bệnh nhân, khoa
3

xét nghiệm, chẩn đoán hình. Hệ thống sẽ lưu kết quả của tất cả các lần bệnh
nhân đến khám, vì vậy mà việc tham khảo các kết quả cũ là rất hữu ích và cần
thiết.
Bệnh nhân nội trú khi có yêu cầu xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh được cập
nhập thông về khu vực đó ngay.


Quản lý viên phí
Đây là phân hệ quan trọng đòi hỏi thông tin phải được tổng hợp từ toàn bộ
các phân hệ khác với đặc thù tại bệnh viện chia ra nhiều đối tượng gồm: đối
tượng bảo hiểm, đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi, đối tượng thu viện phí,…. Do vậy
việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý viện phí bao gồm:
+ Thu tiền khám bệnh từ thông tin đăng ký khám;
+ Thu tiền khám khám sức khỏe;
+ Phân loại bệnh nhân theo đối tượng;
+ Tính tiền dịch vụ theo đối tượng;
+ Thu tiền tạm ứng nội trú và trả tiền hoàn ứng;
+ Thanh toán bệnh nhân nội trú
+ Thống kê theo từng dịch vụ, theo khoa, bác sĩ, đối tượng.
+ Tính, chi trả phẫu thuật, thủ thuật;
+ Kết chuyển số liệu lên cổng tiếp nhận BHYT

• Quản lý hồ sơ bệnh án và báo cáo thống kê: hồ sơ bệnh án được quản lý thống

kê khoa học, đầy đủ thông tin và trúy xuất dễ dàng. Công tác báo cáo thống kê:
phục vụ chuyên môn quản lý, báo cáo cấp trên được thực hiện chính xác,
nhanh chóng đáp ứng được yêu cầu.

Bảng 3.1 Các phân hệ phần mềm quản lý bệnh viện [6]
7


S
3

Các phân hệ theo Quyêt định
5573/QĐ-BYTcủa Bộ Y tê

STT

Các phân hệ quản lý hiện có của
bệnh viện A Thái Nguyên

1

QL khoa Khám bệnh



2

QL bệnh nhân nội trú




3

QL dược,vật tư tiêu hao



4

QL viện phí và BHYT



5

QL cận lâm sàng



6

QL nhân sự, tiền lương



7

QL trang thiết bị y tế


8

QL chỉ đạo tuyến


Không
QL báo cáo thống kê tổng hợp

* Nhận xét và bàn luận: Bảng 3.1 cho thấy, Bệnh viện A hiện có 7 phân
hệ quản lý. So với các phân hệ quản lý bệnh viện theo Quyết định 5573/QĐBYT thì Bệnh viện A có thêm phân hệ báo cáo thống kê tổng hợp[6]. Đây là
phân hệ phục vụ công tác chuyên môn điều hành hiệu quả trong Bệnh viện. Với
8 phân hệ phần mềm quản lý Bệnh viện thì đã bao phủ 31 khoa phòng trong
bệnh viện, tất cả các phân hệ đó liên kết logic với nhau tạo thành chu trình khép
kín.
Bảng 3.2 Số lượng máy tính tại các khoa/phòng
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Khoa/phòng
Khoa Da liễu
Khoa Chống nhiễm khuẩn

Khoa Đông y
Khoa Mắt
Khoa RHM
Khoa TMH
Khoa Gây mê hồi sức
Khoa giải phẫu bệnh
Khoa Huyết học truyền máu

Số lượng máy
tính (Bộ )
n
1
2
2
1
1
1
3
1
6

Số lượng máy
in (Cái )
n
1
1
1
1
1
1

0
0
4
8


10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

S

Khoa Hồi sức cấp cứu
3
Khoa Hỗ trợ sinh sản
Khoa khám bệnh
Khoa Dược
Khoa Sản
Khoa Nhi
Khoa Ngoại chấn thương
Khoa Ngoại tổng hợp
Khoa Nội tổng hợp
Khoa Nội tim mạch
Phòng công tác xã hội
Phòng quản lý chất lượng
Phòng đào tạo và chỉ đạo tuyến
Phòng vật tư
Phòng Tổ chức hành chính
Phòng Tài chính kế toán
Phòng kế hoạch tổng hợp
Phòng Điều dưỡng
Khoa Sinh hóa
Khoa truyền nhiễm
Khoa Xquang
Ban Giám đốc
Tổng

6
4
34
6
9

7
5
8
6
7
2
1
2
3
4
20
10
1
6
2
13
4
178

2
2
26
6
3
1
1
2
1
2
1

1
1
3
3
19
3
1
4
1
7
3
103

* Nhận xét và bàn luận: Bảng 3.2 cho thấy bệnh viện đã trang bị về cơ bản
máy tính, máy in cho tất cả các khoa, phòng. Số lượng máy tính tại bệnh viện là
178, số máy in là 103. Khoa khám bệnh là đơn vị có nhiều máy tính (34), máy in
(26) nhất, bởi vì với quy mô khám chữa bệnh đa khoa tất cả các phòng phòng
khám được sắp xếp bố trí một khu vực, thuận tiện cho người bệnh đi khám. Việc
in ở các bàn khám cũng công tác khám chữa bệnh được nhanh hơn và giảm được
thời gian chờ đợi của người bệnh. Tiếp theo là phòng tài chính kế toán với số
lượng máy tính, máy in là 20 và 19, bởi hầu hết hoạt động của phòng TCKT
hàng ngày là việc thanh toán KCB nội trú, ngoại trú, các báo cáo tài chính và
báo cáo quyết toán. Số máy tính, máy in này cơ bản đáp ứng công việc hiện tại
nhưng nhu cầu vẫn cần tăng thêm để giải phóng công việc nhanh hơn, giảm thời
9


S
3


gian chờ đợi của người bệnh.

Bảng 3.3. Hiện trạng kết nối mạng LAN, sử dụng Internet

STT

Khoa/phòng

Số lượng Kết nối mạng
LAN
máy tính
(Bộ )
(%)
n
4
4
100
100
2
2

Kết nối Internet
n
4

(%)
100

1


50

1

Ban GĐ

2

Khoa CNK

3

Khoa Đông y

2

2

100

0

100

4

Khoa Mắt

1


1

100

0

0

5

Khoa RHM

1

1

100

0

0

6

Khoa TMH

1

1


100

0

0

7

Khoa GMHS

3

3

100

0

0

8

Khoa GPB

1

1

100


0

0

9

Khoa HH-TM

6

6

100

2

33

10

Khoa HSCC

6

6

100

0


0

11

Khoa HTSS

4

4

100

2

50

12

Khoa KB

34

34

100

8

24


13

Khoa Dược

6

6

100

6

100

14

Khoa Sản

9

9

100

3

33

15


Khoa Nhi

7

7

100

0

0

16

Khoa Ngoại CT

5

5

100

0

0

17

Khoa Ngoại TH


8

8

100

1

13

18

Khoa Nội TH

6

6

100

0

0

19

Khoa Nội TM

7


7

100

0

0

20

Phòng CTXH

2

2

100

2

100

21

Phòng QLCL

1

1


100

1

100

22

Phòng CĐT

2

2

100

2

100

23

Phòng vật tư

3

3

100


3

100
10


S

24

Phòng TCHC

43

4

100

4

100

25

Phòng TCKT

20

19


100

15

75

26

Phòng KHTH

10

10

100

10

100

27

Phòng ĐD

1

1

100


1

100

28

Khoa Sinh hóa

6

6

100

3

50

29

Khoa TN

2

2

100

0


00

30

Khoa Xquang

13

13

100

4

31

31
Tổng

Khoa Da liễu

1

1

100

0

0


178

72

* Nhận xét và bàn luận: Bảng 3.3 cho thấy 178/178 máy tính được nối
mạng LAN bởi vì tất cả các khoa/ phòng đều thao tác trên một phần mềm quản
lý bệnh viện thống nhất, từ đó có thể vừa phục vụ chuyên môn KCB vừa kết
xuất số liệu báo cáo, thống kê một cách chính xác và kịp thời. Có 72/178 chiếm
40% đây là tỷ lệ khá thấp, một phần là đảm bảo an bảo mật thông tin và việc kết
nối Internet chỉ ở các các phòng giúp tham mưu cho lãnh đạo Bệnh viện.
Mặc dù hiện nay đã có ứng dụng công nghệ trong công tác KCB nhưng
việc số hóa toàn bộ quý trình KCB chưa hoàn thiện, vừa làm trên máy tính và
vừa viết trên hồ sơ bệnh án nên tỷ lệ sai sót trên hồ sơ bệnh án vẫn xảy ra ở các
khoa. Như khoa Sản có tỷ lệ cao nhất là 5,3%, khoa có tỷ lệ sai sót thấp nhất là
khoa Mắt, khoa Da liễu là 1,4%. Và có khoa Đông y là không có hồ sơ sai.
Nguyên nhân sai sót được chỉ ra rằng: lượng máy tính so với lượng bệnh nhân
trong khoa là không tương xứng, quá ít máy tính lên bác sĩ, điều dưỡng phải đợi
nhau làm việc. Thứ hai nữa là chưa in được án hoàn toàn trên máy nên vừa viết
tay vào bệnh án vừa gõ trên máy tính theo quy định của Bộ y tế về trích chuyển
dữ liệu mất nhiều thời gian và bị giãn đoạn công việc. Nhiều khi kiêm cả phần
việc của bác sĩ trong quá trình làm trên máy tính. Ở khoa chưa xây dựng rõ quy
trình về làm việc cho điều dưỡng trên máy tính. Ví dụ như điều dưỡng phụ trách
buồng/phòng điều trị nào thì đảm nhận công việc máy tính ngay thì tốt hơn.
11


Hiện nay vẫn còn phát sinh thêm bộS phận y tá hành chính soát xét ra viện gây
3


mất nhân lực mà vẫn còn sai sót xảy ra. Mạng nhiều khi còn xảy ra hiện tượng
treo, đơ ảnh hưởng tới việc khám chữa bệnh.
3.2.Các yếu tố liên quan đến ứng dụng CNTT tại Bệnh viện
Bảng 3.4. Trình độ cán bộ CNTT của bệnh viện
STT

Trình độ bộ

Số cán bộ nhân viên
(người)

1

Thạc sĩ

1

2

Kỹ sư

1

3

Đại học

3

4


Cao đẳng

0

5

Trung học

0

* Nhận xét: Bảng 3.4 Đội ngũ CNTT của bệnh viện có 5 người. 100% có trình
độ Đại học trở lên. Trong đó có 1 Thạc sỹ CNTT.
Đội ngũ nhân viên chuyên trách về CNTT của Bệnh viện A Thái Nguyên có
05 người trong đó 01 người là có trình độ sau đại học, 04 người có trình độ đại
học. Với quy mô giường bệnh là 740 thì tỷ lệ cán bộ tin học chiếm 0,6%. Tỷ lệ
này thấp so với 1 số nghiên cứu khác.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Luyện về “Thực trạng ứng dụng CNTT
trong khám chữa bệnh tại Bệnh viện Lão Khoa Trung Ương, năm 2017”[3] thì
nhân lực CNTT của Bệnh viện Lão khoa là 3 người trên qui mô giường bệnh
250 chiếm tỷ lệ 1,2%. Cũng theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Lâm về “Thực
trạng ứng dụng CNTT tại bệnh viện đa khoa Buôn Ma Thuật, năm 2013” thì
nhân lực CNTT của Bệnh Buôn Ma Thuật là 3 người trên qui mô giường bệnh
250 chiếm tỷ lệ 1,2%[2]. Xét về nhân lực CNTT so với số máy tính thì Bệnh
viện A là 5/178 bộ máy tính chiếm tỷ lệ 2,8%. Tỷ lệ này là thấp so với nghiên
cứu của Nguyễn Xuân Lâm ở Buôn Ma Thuật 3/135 bộ máy tính chiếm tỷ lệ
3,0%
12



Như vậy nhân lực chuyên tráchS CNTT của Bệnh viện còn thiếu và qua
3

phỏng vấn cho thấy năng lực chưa đồng đều.
Bảng 3.5 Trình độ tin học của cán bộ nhân viên Bệnh viện A Thái Nguyên
STT

Cán bộ nhân viên Bệnh viện A
Thái Nguyên

Chứng chỉ tin học
A,B,C

Không

Tổng số
(người)

1

Bác sĩ

101

101

2

Điều dưỡng/kỹ thuật viên


222

222

3

Dược sĩ trung học

14

14

4

Kế toán

22

22

5

Các thành phần khác

117

60

57


* Nhận xét và bàn luận: Bảng 3.5 cho thấy số cán bộ nhân viên trong Bệnh
viện không có chứng chỉ tin học văn phòng chỉ có 57 người chiếm tỷ lệ 12%.
Không có chứng chỉ tin học là ở nhóm đối tượng không liên quan đến công việc
với máy tính như bảo vệ, hộ lý. Tuy vậy tỷ lệ sai sót khi thao tác trên máy tính
còn cao ở một số khoa. Nguyên nhân qua các phỏng vấn đã chỉ ra do nhân viên
mới kỹ năng chưa thuần thục, bệnh nhân quá tải, máy tính thiếu nên áp lực công
việc lớn đòi hỏi thao tác phải nhanh nên dẫn tới sai sót.
Bảng 3.6 Số lượng máy tính, máy in trên giường bệnh ở các khoa lâm sang

STT

Khoa điều trị

Số
lượng
máy
tính
(bộ)

Số lượng
máy
in(cái)

Giường
thực kê

1

Khoa Hồi sức cấp cứu


6

2

45

2

Khoa Nội tổng hợp

6

2

125

3

Khoa Nội tim mạch

7

2

125

4

Khoa Ngoại tổng hợp


8

2

116

Tỷ lệ máy
tính/
giường
bệnh

7,5
20,8
17,9
14,5

13


5

Khoa Ngoại chấn thương

6

S
3

5


1

82

Khoa Sản

9

3

170

7

Khoa Nhi

7

2

142

8

Khoa Mắt

1

1


36

9

Khoa Da liễu

1

1

38

10

Khoa Đông y

2

1

38

11

Khoa RHM

1

1


28

12

Khoa TMH

1

1

40

13

Khoa truyền nhiễm

2

1

55

56

20

1050

Tổng


16,4
18,9
20,3
36
38
19
28
40
27,5

* Nhận xét: Bảng 3.6 cho thấy tỷ lệ máy tính/giường bệnh thấp nhất ở khoa
TMH 1máy tính/40 giường bệnh, tiếp theo khoa Da liễu 1 máy tính/38 giường.
Cao nhất là khoa HSCC 1 máy tính/7,5 giường.

14


S sơ bệnh án khi xuất viện liên quan đến
Bảng 3.7 Tỷ lệ sai sót trên hồ
3
thao tác trên phần mềm

STT

Khoa/phòng

Số lượng hồ sơ đã kiểm tra
SL hồ sơ

Số hồ sơ lỗi


Tỷ lệ (%)

1.

Khoa HSCC

951

47

4.9

2.

Khoa Nội tổng hợp

2467

126

5.1

3.

Khoa Nội - TM

2528

116


4.6

4.

Khoa Truyền nhiễm

870

40

4.6

5.

Khoa ngoại tổng hợp

3202

115

3.6

6.

Khoa ngoại chấn thương

1857

93


5.0

7.

Khoa Sản

5275

279

5.3

8.

Khoa Nhi

3845

115

3.0

9.

Khoa Đông y

421

0


0

10.

Khoa Mắt

500

7

1.4

11.

Khoa Da liễu

706

10

1.4

12.

Khoa TMH

567

21


3.7

13.

Khoa RHM

456

15

3.2

Nhận xét: Bảng 3.7 cho thấy khoa Đông Y không có hồ sơ bệnh án bị lỗi
do thao tác trên máy tính, tiếp theo khoa Mắt có 7 bệnh án ( 1,4%), Da liễu 10
bệnh án ( 1,4%). Cao nhất là khoa Sản hồ sơ (5,3%), Nội TH 126 hồ sơ (5,1%)
Hộp 3.1 Phỏng vấn CBYT về nguyên nhân sai sót
“…CNTT đã giúp kiểm soát thông tin người bệnh rất tốt, trước đây mỗi lần chỉ
định chúng tôi lại phải ghi chép lại, thì bây giờ thông tin người bệnh có sẵn trên
mạng, muốn chỉ định thêm chúng tôi chỉ cần nhấp chuột vào là được, thông tin rất
rõ ràng, không thể nhầm lẫn, lần khám sau chỉ cần đọc mã bệnh nhân là thông tin
đã có trên máy hết rồi. Tuy nhiên lượng máy tính so với lượng bệnh nhân trong
khoa là không tương xứng, quá ít máy tính lên bác sĩ, điều dưỡng phải đợi nhau
làm việc. Thứ hai nữa là chưa in được án hoàn toàn trên máy nên vừa viết tay vào
bệnh án vừa gõ trên máy tính theo quy định của Bộ y tế về trích chuyển dữ liệu
mất nhiều thời gian và dễ bị nhầm”
Ý kiến của 1 đ/c bác sĩ khoa HSCC
15



S
“… Việc áp dụng phần mềm vào khám
bệnh, điều trị nội trú giúp cho chúng tôi
3
cũng nhanh hơn rất nhiều. Tuy nhiên số lượng máy tính cũng quá ít nên nhiều thời
điểm là không đủ máy tính, máy in để làm. Nhiều khi kiêm cả phần việc của bác sĩ
trong quá trình làm trên máy tính.
Ý kiến của 1 đ/c điều dưỡng khoa Sản

* Về hạ tầng CNTT
Về hạ tầng CNTT được triển khai từ năm 2012 đến nay cũng có nhiều lần
duy tu bảo dưởng cộng với việc Bệnh viện mới hoàn thiện được vị trí các
khoa/phòng nên đã ảnh hưởng đến đường truyền dữ liệu. Hiện nay chỉ có đường
trục chính (đường xương sống ) có cáp quang, còn lại đường dẫn vào tới các
khoa/phòng vẫn là CATE5E (dây mạng) nên cũng bị suy hao khi kéo xa tủ mạng
tổng. Hiện trạng hệ thống mạng LAN đang hoạt động có các phần tử mạng kết
nối với nhau thành một khối thống nhất, khó kiểm soát và hình thành một miền
Broadcast lớn. Dễ xảy ra hiện tượng loop hoặc hiện tượng tràn bản tin Broadcast
dẫn đến bộ vi xử lý của phần tử mạng tăng cao, hiệu năng giảm, băng thông giữa
các kết nối bị chiếm dụng nhiều. Dẫn đến nhiều lúc các máy tính bị treo, mạng
bị chậm đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác KCB. Kết quả phỏng vấn định
tính tại hộp 3.1 đã nêu rõ thực trạng đó
Các máy tính, máy in được trang bị qua nhiều đợt, không đồng bộ về cấu
hình, tốc độ ảnh hưởng đến việc thao tác sủ dụng phần mềm của các nhân viên y
tế.
Tính kết nối của hệ thống CNTT trong bệnh viện hiện tại khá kém. Việc chia
sẻ thông tin khám bệnh, kết quả cận lâm sàng chưa đạt so với yêu cầu. Bác sỹ
lâm sàng, khám bệnh muốn biết kết quả cận lâm sàng sớm thì chưa thể, mà vẫn
phải chờ người bệnh hoặc nhân viên y tế đi lấy kết quả về mới có thể ra chỉ định,
kê đơn ngoại trú hay cho nhập viện điều trị nội trú Khoa Chẩn đoán hình ảnh

chưa được đầu tư hệ thống lưu trữ, xử lý, truyền tải hình ảnh (PACS), để có thể
giúp Bác sỹ lâm sàng biết sớm hình ảnh chụp, giúp Bác sỹ CĐHA có thể gửi
hình ảnh đi các cơ sở y tế khác để trao đổi, hội chẩn khi cần. Mặt khác có hệ
thống PACS thì hoàn toàn có thể tiết kiệm phim ảnh, qua đó tiết kiệm chi phí
cho người bệnh và cho bệnh viện.
16


S

Hộp 3.2 Phỏng vấn của cán 3bộ trong Bệnh viện về hạ tầng CNTT tại
Bệnh viện A Thái Nguyên

“… Việc áp dụng CNTT vào trong Bệnh viện thật là thuận lợi, từ việc in được
các chỉ định cận lâm sàng đến các phiếu thanh toán, phẫu thuật thủ thuật đến
tổng hợp lĩnh thuốc hàng ngày. Nhưng khi gặp sự cố thì cán bộ CNTT phần mềm
thì khắc phục chưa nhanh như mong đợi”
Ý kiến của 1 đ/c điều dưỡng hành chính khoa Nội tổng hợp
“Triển khai CNTT giảm thời gian chờ đợi cho người bệnh nhiều ấy chứ, Bác sỹ
không phải viết lách thì người bệnh cũng không phải chờ lâu. Bệnh nhân nhập
thông tin ngoài chỗ tiếp đón, thì trong các phòng khám đã có thông tin người
bệnh rồi. Nhưng máy tính lại không đồng bộ hay bị treo, máy in có lúc in không
nhận lệnh và hay bị kẹt giấy”
Ý kiến của 1 đ/c lãnh đạo khoa khám bệnh
“… Hạ tầng CNTT tại bệnh viện cũng khá tốt tuy nhiên đôi lúc đường truyền
chậm, máy in thiếu có lúc không in được cứ quay tròn, máy tính còn nhiều máy
cũ, cấu hình thấp. Trình độ tin học của một số đồng chí trong khoa còn hạn chế
thao tác chậm. Vì vậy có mong muốn nâng cấp hạ tầng mạng, đường truyền, bổ
sung thêm máy tính, máy in. Cần có lớp bồi dưỡng kiến thức tin học cho các
đồng chí mà tin học còn yếu.”

Ý kiến của 1 đ/c lãnh đạo khoa ngoại tổng hợp

Hộp 3.3 Phỏng vấn các CBYT về nguyên nhân của các sự cố CNTT.
"…Về hạ tầng CNTT chưa thực sự đồng bộ, bởi vì là chúng ta trang bị từ
nhiều nguồn khác nhau, mỗi một giai đoạn, mỗi một thời điểm thì có sự trang bị
theo yêu cầu lúc đó. Dẫn đến hiệu quả về hoạt động CNTT của chúng ta trong
công tác khám, chữa bệnh cũng như quản lý chưa thực sự tốt như mong muốn.
Đường truyền kết nối hệ thống CNTT giữa các toà nhà chưa cáp quang toàn bộ
nên không đảm bảo được tốc độ truyền. Chưa phân luồng dữ liệu trong hạ tầng
mạng…
Ý kiến của 1 đ/c cán bộ tin học
"… Chưa có hệ thống lưu trữ, xử lý và truyền tải hình ảnh (PACS) cho khoa
CĐHA. Hiện tại truyền tải ảnh chụp giữa các máy tính trong khoa vẫn là chia
sẻ(share) thủ công. Nên tốn băng thông đường truyền mạng chung của toàn
Bệnh viện"
Ý kiến của 1 đ/c lãnh đạo khoa CĐHA
"… Nhân lực chuyên trách về CNTT còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu,
nên mỗi khi hạ tầng CNTT có sự cố thì việc khắc phục rất chậm, ảnh hưởng đến
công tác phục vụ người. Nhân lực sử dụng thì trình độ CNTT chưa đồng đều"
Ý kiến của 1 đ/c lãnh đạo Bệnh viện
17


S
3

* Đề xuất giải pháp để triển khai tốt ứng dụng Công nghệ thông tin tại
Bệnh viện[5]
*Phân luồng dữ liệu



Phân vùng quản trị máy tính người dùng thành các vùng mạng khác nhau tùy
theo phòng ban, chức năng.

− Phân vùng các thiết bị tùy theo chức năng và đặc thù từng loại thiết bị thành các

mạng riêng ảo (VLAN) khác nhau. Tránh tạo thành vùng Broadcast lớn, tiết
kiệm băng thông các kết nối, giảm tải xử lý của các thiết bị.
− Có hệ thống giám sát hoạt động của tất cả thiết bị 24/24, có khả năng phát hiện

và thông báo điểm truy cập hỏng về trung tâm để đưa ra biện pháp xử lý. Dễ
dàng thay thế và khắc phục khi có sự cố xảy ra.
− Có giải pháp bảo mật an toàn thông tin phân chia chính sách theo từng phòng

ban và bảo vệ vùng lớp mạng bên trong khi truy cập ra internet. Đảm bảo an
toàn thông tin đối với hệ thống máy chủ đang chạy phần mềm Quản lý bệnh
viện và các máy chủ khác thông qua hệ thống Firewall phân quyền truy cập và
hạn chế các kết nối không an toàn.


Mua bổ sung trang thiết bị: Ngoài những thiết bị đang có sẵn tại các khoa
phòng thì bảng danh sách dưới đây sẽ bổ sung thêm trang thiết bị CNTT
phục vụ công tác khám chữa bệnh:



Tập huấn cho đội ngũ cán bộ nhân viên:
- Định kỳ tổ chức đào tạo, cập nhật kiến thức hay thi kỹ năng tin học cho cán

bộ nhân viện trong Bệnh viện để phát huy tốt hơn việc ứng dụng CNTT.

- Tổ chức đào tạo tập huấn khi có thay đổi trên phần mềm KCB.


Bổ sung nhân lực CNTT:
- Tuyển bổ sung nhân lực chuyên trách CNTT và có chính sách thu hút, đãi

ngộ xứng đáng để họ an tâm công tác, nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng,
ứng dụng CNTT trong khám, chữa bệnh

18


S
3

19


S

PHẦN IV.
3 KẾT LUẬN
Từ những kết quả trên, em rút ra những kết luận sau:
4.1. Thực trạng hạ tầng và ứng dụng CNTT tại Bệnh viện
- Bệnh viện có 7/8 phân hệ phần mềm theo quy định của Bộ Y tế. Ngoài ra
bệnh viện có thêm phân hệ phần mềm Quản lý báo cáo thống kê tổng hợp. Các
phân hệ phần mềm đã đáp ứng được công tác quản lý KCB.
-

Bệnh viện hiện có 178 máy tính, 103 máy in đáp ứng được cơ bản cho công tác

quản lý KCB. Tuy vậy so với yêu cầu còn thiếu. Các máy tính đã trang bị chưa
đồng bộ, mua tại nhiều thời điểm khác nhau. Hiện còn nhiều máy thế hệ cũ
(trang bị trước năm 2014) chiếm tỷ lệ 65 %.
4.2 Các yếu tố liên quan đến ứng dụng CNTT tại Bệnh viện A

-

Cán bộ chuyên trách tin học còn thiếu và chưa đồng đều

-

Hệ thống mạng Lan đã kết nối tất cả các khoa phòng trong bệnh viện. Đường
truyền còn chậm và chưa được phân luồng riêng biệt. Chưa có hệ thống lưu trữ,
xử lý và truyền tải hình ảnh (PACS).

-

Kỹ năng thực hành ứng dụng của cán bộ viên chức trong việc sử dụng phần
mềm ở một số khoa còn hạn chế

20


S
KHUYẾN
NGHỊ
3

Từ những kết quả nghiên cứu trên, em xin đưa ra một số khuyến nghị sau:
1. Với Bệnh viện A Thái Nguyên

-

Đầu tư bổ sung hạ tầng mạng (máy tính, máy in, đường truyền). Bổ sung các
phân hệ phần mềm còn thiếu.
- Bổ sung, nâng cấp phân hệ quản lý cận lâm sàng, đầu tư hệ thống PACS

cho khoa CĐHA để có thể giảm vật tư tiêu hao phim ảnh và có thể hội chẩn, đọc
kết quả từ xa.
- Tuyển bổ sung nhân lực chuyên trách CNTT và có chính sách thu hút, đãi

ngộ xứng đáng để họ an tâm công tác, nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng,
ứng dụng CNTT trong khám, chữa bệnh.
- Định kỳ tổ chức các lớp đào tạo, đào tạo lại, cập nhật cho người sử dụng

phần mềm và cho những người quản lý tại các khoa, phòng.
- Luân phiên cử cán bộ chuyên trách phòng CNTT đi học, tập huấn để nâng

cao trình độ, cập nhật theo sự phát triển của CNTT
2. Với Bộ Y tế
- Cần có định mức về mức chi tài chính cho CNTT tại các đơn vị.
- Xây dựng hệ thống phần mềm chuẩn, quản lý tổng thể tập trung cho toàn

hệ thống bệnh viện, có tính đến yếu tố đặc thù cho một số bệnh viện chuyên
khoa
Định kỳ tổ chức đào tạo, cập nhật kiến thức, tầm quan trọng của CNTT cho lãnh
đạo các cơ sở y tế và nhân lực CNTT chuyên trách.

21



2

TÀI LIỆU 2THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Phạm Văn Hưng AA Nguyễn Thanh Tùng (2018), "Thực trạng ứng dụng
CNTT tại Bệnh viện A Thái Nguyên năm 2018".
Nguyễn Xuân Lâm (2013), "Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý bệnh viện tại Bệnh viện đa khoa thành phố Buôn Ma
Thuật".
Nguyễn Đức Luyện (2017), "Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý khám chữa bệnh tại Bệnh viện Lão khoa Trung Ương ".
Bệnh viện A Thái Nguyên (2019), "Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh 9
tháng đầu năm 2019".
Bệnh viện A Thái Nguyên (2019), "Xây dựng bệnh án điện tử và quản lý
hệ thống khám chữa bệnh tại Bệnh viện A Thái Nguyên gai đoạn 20192022".
Bộ Y tế (2006), "Quyết định số 5573/BYT-QĐ, ngày 29/12/2006, tiêu chí
phần mềm và nội dung một số phân hệ phần mềm tin học trong quản lý
khám chữa bệnh, Hà Nội.".
Bộ Y tế (2019), "Đẩy mạnh triển khai bệnh án điện tử, hướng tới bệnh
viện không sử dụng bệnh án giấy và không sử dụng tiền mặt thanh toán
viện phí".




×