Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Ứng dụng công tác xã hội cá nhân hỗ trợ người khuyết tật học nghề tại trung tâm nuôi dưỡng người có công và bảo trợ xã hội tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 93 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THÚY HÒA

ỨNG DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN HỖ TRỢ
NGƯỜI KHUYẾT TẬT HỌC NGHỀ TẠI TRUNG TÂM
NUÔI DƯỠNG NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ BẢO TRỢ
XÃ HỘI TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THÚY HÒA

ỨNG DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN HỖ TRỢ
NGƯỜI KHUYẾT TẬT HỌC NGHỀ TẠI TRUNG TÂM
NUÔI DƯỠNG NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ BẢO TRỢ
XÃ HỘI TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành: Công tác xã hội ứng dụng
Mã số: 60.90.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: TS.Nguyễn Thị Thái Lan



HÀ NỘI - 2019


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CTXH

Công tác xã hội

CTXHCN

Công tác xã hội cá nhân

GVDN

Giáo viên dạy nghề

NDNCC&BTXH

Nuôi dƣỡng ngƣời có công và bảo trợ xã hội

NKT

Ngƣời khuyết tật

NVCTXH

Nhân viên công tác xã hội



MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... 8
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ....................................................................... 9
Mở đầu................................................................................................................ 5
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu ............................................................... 6
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 7
3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ............................................. 8
4. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 9
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 4
6. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ............................................................ 5
7. Bố cục của luận văn ................................................................................... 15
Phần 2. Nội dung chính ..................................................................................... 16
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ
NHÂN HỖ TRỢ NGƢỜI KHUYẾT TẬT HỌC NGHỀ ................................. 16
1.1. Lý luận về khuyết tật .............................................................................. 16
1.1.1 Khái niệm về người khuyết tật........................................................... 16
1.1.2. Các dạng và mức độ khuyết tật ........................................................ 16
1.2. Khái niệm học nghề và ngƣời khuyết tật học nghề ................................. 18
1.2.1 Khái niệm về học nghề ...................................................................... 18
1.2.2. Khái niệm người khuyết tật học nghề ............................................... 18
1.3. Lý luận về công tác xã hội cá nhân hỗ trợ ngƣời khuyết tật học nghề ... 18
1.3.1. Khái niệm Công tác xã hội ............................................................... 18
1.3.2. Công tác xã hội với cá nhân............................................................. 19
1.3.3. Công tác xã hội cá nhân hỗ trợ người khuyết tật học nghề .................. 20
1.4. Tiến trình công tác xã hội cá nhân .......................................................... 20
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tiến trình công tác xã hội cá nhân hỗ trợ ngƣời
khuyết tật học nghề ........................................................................................ 22
1.5.1. Bản thân người khuyết tật ................................................................ 22
1.5.2. Nhân viên công tác xã hội ................................................................ 23
1.5.3. Yếu tố gia đình người khuyết tật ...................................................... 23

1.5.4. Cơ sở trợ giúp người khuyết tật học nghề........................................ 23
1.6. Các lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu .............................................. 24
1.6.1. Lý thuyết nhu cầu ............................................................................. 24
1


1.6.2. Lý thuyết hệ thống và sinh thái ........................................................ 26
1.7. Hệ thống luật pháp quy định về hoạt động học nghề đối với người khuyết
tật ................................................................................................................... 28
1.8 Giới thiệu địa bàn thực hiện nghiên cứu ................................................ 29
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG NGƢỜI KHUYẾT TẬT HỌC NGHỀ VÀ HOẠT
ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN HỖ TRỢ NGƢỜI KHUYẾT TẬT
HỌC NGHỀ ...................................................................................................... 34
2.1. Đặc điểm chung về người khuyết tật trong trung tâm ............................ 34
2.2. Thông tin về khách thể tham gia nghiên cứu.......................................... 36
2.2.1. Thông tin chung về khách thể tham gia nghiên cứu ........................ 36
2.2.2. Dạng khuyết tật của khách thể nghiên cứu ...................................... 36
2.2.3. Thực trạng hoạt độnghọc nghề của khách thể nghiên cứu .............. 37
2.2.4. Đánh giá về nhu cầu học nghề và hỗ trợ học nghề của người khuyết
tật ................................................................................................................ 37
2.2.5. Thực trạng hoạt động công tác xã hội cá nhân hỗ trợ người khuyết tật
học nghề tại Trung tâm .............................................................................. 39
2.2.6. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội cá
nhân ............................................................................................................ 44
Chƣơng 3. ỨNG DỤNG TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN HỖ
TRỢ NGƢỜI KHUYẾT TẬT HỌC NGHỀ ..................................................... 53
3.1. Mô tả trƣờng hợp .................................................................................... 53
3.2. Tiến trình công tác xã hội cá nhân .......................................................... 53
3.2.1. Tiếp cận và thu thập thông tin.......................................................... 53
3.2.4. Thực hiện kế hoạch hỗ trợ S............................................................. 63

3.2.5. Lượng giá, kết thúc ........................................................................... 66
3.3. Bài học kinh nghiệm/ đánh giá việc áp dụng tiến trình công tác xã hội cá
nhân hỗ trợ NKT học nghề ............................................................................ 67
3.3.1. Mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tế ................................................ 67
3.3.2. Thực hiện lập và triển khai kế hoạch ............................................... 67
3.3.3. Giải quyết khó khăn.......................................................................... 68
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................... 70
4.1. Kết luận ................................................................................................... 70

2


4.2. Khuyến nghị ............................................................................................ 71
4.2.1. Đối với nhân viên công tác xã hội.................................................... 71
4.2.2. Đối với người khuyết tật ................................................................... 71
4.2.3. Đối với gia đình ................................................................................ 72
4.2.4 Đối với Trung tâm Nuôi dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội ... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 74
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 77

3


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thông tin về độ tuổi và giới tính của ngƣời khuyết tật tại Trung tâm ...... 34
Bảng 2.2: Thông tin về dạng khuyết tật của khách thể nghiên cứu .................... 36
Bảng 2.3 Nhu cầu hỗ trợ của NKT về hoạt động công tác xã hội cá nhân trong
quá trình học nghề ............................................................................................... 39
Bảng 2.4. Kết quả các hoạt động hỗ trợ CTXHCN ............................................ 41
Bảng 2.5 Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố cá nhân NKT đến hoạt động

CTXHCN............................................................................................................. 44
Bảng 3.1: Kết quả quan sát thân chủ ................................................................... 55
Bảng 3.2: Thông tin chi tiết về thân chủ ............................................................. 56
Bảng 3.3: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với thân chủ ....... 58
Bảng 3.4: Kế hoạch hỗ trợ S ............................................................................... 61
Bảng 3.5: Tình hình của thân chủ trƣớc khi can thiệp và hiện tại ...................... 66

4


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Tiến trình Công tác xã hội cá nhân với NKT học nghề ........................ 21
Sơ đồ 1.2: Tháp nhu cầu của Maslow ................................................................. 24
Sơ đồ 2.1: Mô tả cơ cấu tổ chức của Trung tâm ................................................. 30
Biểu đồ 2.1 Các dạng khuyết tật của đối tƣợng tại Trung tâm ........................... 35
Biểu đồ 2.2 Phân loại ngành nghề đào tạo của NKT tại Trung tâm ................... 35
Biểu đồ 2.3: Giới tính của khách thể nghiên cứu ................................................ 36
Biểu đồ 2.4: Loại hình nghề NKT đang đƣợc đào tạo tại Trung tâm ................ 37
Biểu đồ 2.5: Mức độ nhận đƣợc hỗ trợ tƣ vấn nghề, hƣớng nghiệp của NKT .......... 40
Biểu đồ 2.6. Đánh giá hiệu quả của hoạt động tƣ vấn nghề, hƣớng nghiệp ....... 42
Biểu đồ 2.7. Đánh giá hiệu quả của hoạt động tham vấn, hỗ trợ kỹ năng giao
tiếp, hỗ trợ tìm kiếm nguồn lực ........................................................................... 43
Biểu đồ 2.8 Mức độ rất ảnh hƣởng của các yếu tố cá nhân NKT đến hoạt động
CTXHCN............................................................................................................. 45
Biểu đồ 2.9 Mức độ rất ảnh hƣởng của các yếu tố trình độ chuyên môn của
NVCTXH đối với hoạt động CTXHCN ............................................................. 46
Biểu đồ 2.10 Mức độ rất ảnh hƣởng của các yếu tố kỹ năng nghề của NVCTXH
đối với hoạt động CTXHCN ............................................................................... 47
Biểu đồ 2.11 Mức độ rất ảnh hƣởng của các yếu tố thái độ, đạo đức của
NVCTXH đối với hoạt động CTXHCN ............................................................. 48

Biểu đồ 2.12 Mức độ rất ảnh hƣởng của các yếu tố sự tận tâm, yêu nghề của
NVCTXH đối với hoạt động CTXHCN ............................................................. 49

5


Mở đầu
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Theo công bố về khuyết tật và sức khoẻ (Disability and Health) của Tổ
chức Y tế thế giới (WHO) năm 2018, trên thế giới có khoảng trên một tỷ ngƣời
(tƣơng đƣơng 15% dân số) có một hoặc một số dạng khuyết tật, trong đó có
khoảng gần 190 triệu ngƣời lớn bị khuyết tật ảnh hƣởng nặng đến việc thực hiện
các chức năng. Số lƣợng ngƣời khuyết tật sống tại các nƣớc đang phát triển có
thu nhập thấp chiếm 2/3 tổng số ngƣời khuyết tật (NKT).
Tại Việt Nam, số liệu công bố của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội
(BLĐTBXH) (2018) cho thấy cả nƣớc có khoảng 8 triệu ngƣời khuyết tật
(chiếm 7,8% dân số) trong đó 4,06 triệu ngƣời là nữ (chiếm 58% Ngƣời khuyết
tật); 1,981 triệu ngƣời khuyết tật là trẻ em (chiếm 28,3% ngƣời khuyết tật) và
714 nghìn ngƣời cao tuổi khuyết tật (chiếm 10,2% ngƣời khuyết tật). Tuy nhiên
chỉ có 1,5 triệu NKT đƣợc cấp giấy xác nhận khuyết tật và 1.012.623 NKT nặng
và đặc biệt nặng đƣợc hƣởng trợ cấp xã hội hàng tháng (BLĐTBXH, 2019).
Tại Bắc Ninh, báo cáo cuối năm 2018 thống kê hiện có 21.721 NKT ở cả 6
dạng tật: khuyết tật vận động, nghe nói, nhìn, thần kinh tâm thần, trí tuệ và
khuyết tật khác. Tại Trung tâm Nuôi dƣỡng Ngƣời có công và Bảo trợ xã hội
Tỉnh Bắc Ninh (2018) hiện đang chăm sóc và hỗ trợ 170 ngƣời khuyết tật chủ
yếu là ngƣời khuyết tật nghe, nói.
Để đảm bảo ngƣời khuyết tật (NKT) có đƣợc môi trƣờng tiếp cận hòa nhập
cộng đồng không rào cản và tạo mọi cơ hội để không ai bị bỏ lại phía sau, Đảng
và Chính phủ nƣớc ta đã ban hành nhiều chủ trƣơng, tại hành lang pháp lý và
thực hiện nhiều chƣơng trình dành cho NKT. Việt Nam cũng đã phê chuẩn Công

ƣớc Quốc tế về Quyền của NKT vào ngày 22 tháng 10 năm 2007. Mới đây nhất,
tháng 3 năm 2019, Chủ tịch nƣớc phê chuẩn Việt Nam gia nhập Công ƣớc 159
của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) về Tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm
cho NKT. Có thể thấy Nhà nƣớc đã có nhiều nỗ lực, cam kết về tạo mọi điều
kiện để NKT học nghề, có việc làm ổn định. Những hoạt động này giúp cho
NKT tăng thêm thu nhập cho bản thân, xóa bỏ mặc cảm tự ti để hòa nhập vào
cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy việc áp dụng các chính sách
pháp luật liên quan đến dạy nghề, tạo việc làm còn nhiều thách thức, tỷ lệ NKT
học nghề và tìm đƣợc việc làm phù hợp còn hạn chế.
6


Chính vì vậy, hoạt động dạy nghề cho NKT có vai trò quan trọng: Việc dạy
nghề tốt, phù hợp sẽ hỗ trợ giải quyết đƣợc vấn đề việc, từ đó giúp cho NKT
phát huy đƣợc nhân tố con ngƣời, phát triển kinh tế, ổn định xã hội, đảm bảo
đƣợc quyền cơ bản của con ngƣời, quyền đƣợc lao động và hòa nhập cộng đồng
và các quyền lợi chính đáng khác của NKT. Một trong những khâu quan trọng
để giúp NKT có thể học nghề một cách hiệu quả là cần có sự hỗ trợ về tâm lý,
tinh thần, hoà nhập xã hội của các dịch vụ công tác xã hội.
Công tác xã hội là một nghề chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia
đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cƣờng chức năng
xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trƣờng xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch
vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn
đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Thông qua nhiều phƣơng pháp hỗ
trợ chuyên nghiệp, công tác xã hội có đóng góp quan trọng trong việc hỗ trợ
NKT (Bùi Thị Xuân Mai, 2012).
Công tác xã hội cá nhân là phƣơng pháp trợ giúp tập trung vào cá nhân để
việc trợ giúp cụ thể hơn, hiệu quả hơn. Công tác xã hội cá nhân có vai trò quan
trọng trong việc hỗ trợ NKT học nghề nhƣ vai trò huy động nguồn lực, tƣ vấn
chƣơng trình dạy nghề, kết nối việc làm sau khi NKT hoàn thành khóa học,... Vì

vậy thực hiện những nghiên cứu về CTXH trong hỗ trợ NKT học nghề là cần
thiết và có ý nghĩa thiết thực đối với NKT.
Tuy nhiên, hiện chƣa có nhiều các nghiên cứu về hoạt động công tác xã hội
cá nhân hỗ trợ NKT trong học nghề ở Việt Nam và đặc biệt tại địa bàn tỉnh Bắc
Ninh và Trung tâm Nuôi dƣỡng Ngƣời có công và Bảo trợ xã hội tỉnh Bắc Ninh.
Từ những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Ứng dụng công tác xã
hội cá nhân hỗ trợ người khuyết tật học nghề tại Trung tâm Nuôi dưỡng Người
có công và Bảo trợ xã hội tỉnh Bắc Ninh” là đề tài luận văn để phân tích làm rõ
thực trạng hoạt động và ứng dụng công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ ngƣời
khuyết tật học nghề tại trung tâm và đƣa ra những khuyến nghị tăng cƣờng tính
hiệu quả của phƣơng pháp hỗ trợ chuyên nghiệp này đối với ngƣời khuyết tật
học nghề.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu

7


Nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng hoạt động học nghề của NKT, thực
trạng hoạt động công tác xã hội cá nhân (CTXHCN) hỗ trợ NKT học nghề, phân
tích những yếu tố ảnh hƣởng và áp dụng tiến trình CTXHCN hỗ trợ NKT học
nghề. Quan trọng hơn, nghiên cứu thực hiện ứng dụng can thiệp cá nhân, từ đó
đề tài sẽ đƣa ra đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của CTXHCN hỗ
trợ NKT học nghề tại Trung tâm Nuôi dƣỡng Ngƣời có công và Bảo trợ xã hội
tỉnh Bắc Ninh.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Nghiên cứu những vấn đề lý luận về CTXHCN hỗ trợ NKT học nghề, các
lý thuyết ứng dụng, các yếu tố ảnh hƣởng đến CTXHCN hỗ trợ NKT học nghề
và cơ sở pháp lý về hoạt động học nghề của NKT.

Nghiên cứu thực trạng hoạt động học nghề, thực trạng các hoạt động
CTXHCN hỗ trợ NKT học nghề tại Trung tâm và những yếu tố ảnh hƣởng đến
tiến trình CTXHCN hỗ trợ NKT học nghề.
Ứng dụng quy trình CTXHCN trong can thiệp hỗ trợ NKT học nghề.
Đƣa ra các đề xuất về giải pháp nâng cao CTXHCN hỗ trợ NKT học nghề
tại Trung tâm nuôi dƣỡng ngƣời có công và bảo trợ xã hội Tỉnh Bắc Ninh và là
mô hình tham khảo cho các trung tâm có dạy nghề cho NKT tại Việt Nam.
3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác xã hội cá nhân hỗ trợ ngƣời khuyết tật học nghề tại Trung tâm
Nuôi dƣỡng ngƣời có công và bảo trợ xã hội Tỉnh Bắc Ninh.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài bao gồm:
- Ngƣời khuyết tật trong độ tuổi từ 14 đến 18 tuổi đang học nghề tại Trung
tâm.
- Lãnh đạo trung tâm.
- Giáo viên dạy nghề trong trung tâm.
- Nhân viên công tác xã hội trong trung tâm.

8


3.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu thực trạng và ứng dụng tiến trình
công tác xã hội cá nhân hỗ trợ ngƣời khuyết tật học nghề.
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu đƣợc tiến hành từ tháng 01/2018 đến tháng
05/2019.
Phạm vi không gian: Nghiên cứu đƣợc tiến hành tại Trung tâm Nuôi dƣỡng
ngƣời có công và bảo trợ xã hội tỉnh Bắc Ninh.
4. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu

4.1. Câu hỏi nghiên cứu
1) Thực trạng hoạt động dạy nghề cho NKT tại trung tâm hiện nay nhƣ thế
nào?
2) Thực trạng hoạt động công tác xã hội cá nhân và những yếu tố ảnh
hƣởng đến quá trình hỗ trợ NKT học nghề tại Trung tâm Nuôi dƣỡng ngƣời có
công và Bảo trợ xã hội tỉnh Bắc Ninh nhƣ thế nào?
3) Công tác xã hội cá nhân có thể đƣợc ứng dụng trong việc hỗ trợ cá nhân
NKT học nghề nhƣ hay không? Làm thế nào nâng cao các hoạt động CTXHCN
hỗ trợ NKT học nghề?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
1) Hoạt động công tác xã hội cá nhân trong trung tâm chƣa đƣợc quan tâm
và trợ giúp chƣa đúng tiến trình.
2) Có rất nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình hỗ trợ NKT học nghề trong
đó có các yếu tố từ bản thân NKT, nhân viên CTXH, lãnh đạo trung tâm.
3) Việc ứng dụng công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ NKT học nghề theo
tiến trình 5 bƣớc cụ thể, logic và có hiệu quả.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Tác giả áp dụng phƣơng pháp phân tích tài liệu trong nghiên cứu này nhằm
thu thập các thông tin liên quan đến thực trạng NKT học nghề, các hoạt động
công tác xã hội cá nhân với NKT học nghề, những yếu tố ảnh hƣởng đến NKT
học nghề,... Những thông tin tác giả thu thập đƣợc từ nguồn văn bản, tài liệu,

9


báo cáo, các công trình nghiên cứu sẽ xử lý một các khoa học, đảm bảo tính
khách quan cho thông tin nhƣng vẫn chứa đựng đƣợc nội hàm của luận văn.
5.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đề tài áp dụng phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi để có thể thu thập đƣợc

một lƣợng thông tin lớn mang tính đại chúng trong quá trình điều tra và thu thập
thông tin. Để điều tra và lấy thông tin từ ngƣời đƣợc hỏi, tác giả đã tiến hành
chọn mẫu là toàn bộ 106 NKT (100% NKT) trong độ tuổi từ 14-18 tuổi hiện
đang học nghề tại trung tâm để đánh giá thực trạng NKT học nghề và các hoạt
động CTXH cá nhân trong hỗ trợ NKT học nghề.
5.3. Phương pháp quan sát
Tác giả sử dụng phƣơng pháp quan sát nhằmthu thập thông tin về tiến trình
CTXHCN trong hỗ trợ NKT học nghề thông qua cách quan sát việc cùng tham
gia vào tiến trình can thiệp, khi đƣợc sự đồng ý của các khách thể nghiên cứu và
Trung tâm. Bên cạnh đó, tác giả quan sát thực tế tại trung tâm và tham dự các
buổi can thiệp để đánh giá đƣợc hiệu quả và sự tƣơng tác giữa NVCTXH và
NKT.
5.4. Phương pháp phỏng vấn sâu
Nghiên cứu thực hiện phƣơng pháp phỏng vấn sâuvới NKT học nghề và
đội ngũ cán bộ liên quan. Những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu đƣợc
soạn thảo chi tiết thành một bảng câu hỏi bán cấu trúc đƣợc chuẩn bị trƣớc để
ngƣời phỏng vấn sử dụng trong quá trình tiến hành các cuộc phỏng vấn. Đề tài
thực hiện 11 phỏng vấn sâu, trong đó có 6 NKT, 1 cán bộ lãnh đạo trung tâm, 3
NVCTXH và 1 cán bộ quản lý NKT.
5.5. Ứng dụng phương pháp can thiệp - công tác xã hội cá nhân
Luận văn ứng dụng phƣơng pháp CTXHCN với trƣờng hợp NKT học nghề
để thấy đƣợc tính hiệu quả trong thực hiện quy trình CTXHCN đối với NKT học
nghề tại trung tâm Nuôi dƣỡng Ngƣời có công và Bảo trợ xã hội tỉnh Bắc Ninh.
6. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
6.1. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài
Những nghiên cứu trên thế giới về NKT tập trung vào mô tả và phân tích
những khó khăn, rào cản trong hoà nhập và đảm bảo công bằng tiếp cận an sinh
10



xã hội. Bên cạnh đó có một số nghiên cứu về học nghề đối với NKT phân tích
đƣợc thực trạng và đề xuất những giải pháp thúc đẩy hỗ trợ NKT học nghề và có
việc làm.
- Nghiên cứu chung về người khuyết tật
Báo cáo về Kiểm soát giáo dục toàn cầu (GEM) (GEM report summary on
disabilities and education) tóm tắt về vấn đề khuyết tật và giáo dục của tổ chức
UNESCO (2017) khẳng định trẻ em và thanh niên khuyết tật là một trong những
ngƣời không đƣợc hoà nhập, bị loại trừ nhất trên thế giới và phân tích tiêu chí về
bình đẳng của Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Tác phẩm Chuyển đổi sang tuổi trưởng thành với thanh niên khuyết
tật:Những vấn đề với trẻ khuyết tật và gia đình (Transition to adulthood for
youth with disability: Issues for the disabled child and family) (2013) , Pandey và
Agarwal cũng cho rằng thanh niên khuyết tật phải đối mặt với nhiều thay đổi và
thách thức khi họ chuyển sang tuổi trƣởng thành, và đối với những ngƣời đã
tham gia vào các hệ thống phúc lợi xã hội khác nhau, những thay đổi này thậm
chí còn sâu sắc hơn. Những vấn đề của nhóm thanh niên khuyết tật có thể phát
sinh liên quan đến vai trò xã hội, nghề nghiệp và giải trí làm ảnh hƣởng đến tuổi
trẻ, lòng tự trọng, và cảm giác hy vọng. Việc làm đối với thanh niên khuyết tật
cũng thấp chỉ bằng 1/3 so với nhóm không khuyết tật.
Nghiên cứu Developmental Disabilities and Independent Living: A
Systematic Literature Review (Khuyết tật Phát triển và sống độc lập: Tổng
quan tài liệu), của tác giả Benjamin Dieffenbach (2012) xem xét các tài liệu có
sẵn trên sự tƣơng quan giữa chất lƣợng cuộc sống và cách sắp xếp cuộc sống
cho ngƣời khuyết tật. Các mục đích là để kiểm tra xem ngƣời khuyết tật với
cuộc sống đƣợc bán độc lập sẽ có những trải nghiệm so với những ngƣời khuyết
tật sống tại nhà theo cách truyền thống.
Luận án: “Assistive technology solutions as mediators of equal outcomes
for people living with disability” (Các giải pháp công nghệ giúp đỡ người
khuyết tật)củatác giả: Natasha Ann Layton tập trung vào phân tích sự bình đẳng
của ngƣời khuyết tật Úc. Mục đích của luận án là tạo ra kiến thức hữu ích để

thay đổi, và do đó cải thiện bình đẳng cho ngƣời khuyết tật yêu cầu sự trợ giúp
11


cho cuộc sống của họ.
- Nghiên cứu về đào tạo nghề cho người khuyết tật
Trong cuốn tài liệu hướng dẫn của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về
cách thức thu hút sự tham gia của người khuyết tật trong đào tạo nghề
(Inclusion of People with disabilities in vocational training: A practical guide)
(2013) đƣa ra những đề xuất quan trọng: i) Những nhà quản lý và đào tạo cần
phải cùng làm việc với nhau để tạo ra đƣợc một môi trƣờng hoà nhập cho ngƣời
khuyết tật dựa trên những cam kết về chính trị và các nguồn lực cho công tác
đào tạo nghề; ii) Cần phát triển hệ thống luật pháp và chính sách về hoà nhập
trong lĩnh vực đào tạo nghề cho ngƣời khuyết tật; iii) Cần có kế hoạch về chính
sách và tài chính cho công tác này.
Trung tâm thông tin phục hồi quốc gia của Mỹ (2017) cung cấp bài học
hữu ích về mô hình đào tạo nghề sớm và kinh nghiệm làm việc tích hợp có thể
mang lại lợi ích cho tất cả thanh thiếu niên khuyết tật, kể cả thanh thiếu niên
thiểu số. Nghiên cứu đƣa ra đề xuất nên cung cấp các dịch vụ nghề nghiệp, đặc
biệt là các cơ hội kinh nghiệm làm việc cho thanh niên trong khi họ vẫn còn ở
trƣờng trung học và cần đảm bảo tất cả thanh thiếu niên khuyết tật đều nhận
đƣợc các dịch vụ chuyển tiếp hiệu quả.
Cải thiện quá trình chuyển đổi sang việc làm cho thanh thiếu niên khuyết
tật vận động: tiến trình cho can thiệp cùng giúp đỡ (Improving Transition to
Employment for Youth With Physical Disabilities: Protocol for a Peer
Electronic Mentoring Intervention) của Eysenbach (2017) đề xuất một cách tiếp
cận đáng khích lệ đƣợc nghiên cứu đƣa ra để giải quyết các khoảng trống trong
lập trình dạy nghề là thông qua tƣ vấn điện tử cùng trang lứa (e-mentoring), có
thể vừa tạo thuận lợi cho việc chuyển tiếp sangtuổi trƣởng thành một cách dễ
dàng hơn bằng cách hỗ trợ nâng cao kỹ năng đối phó.

Đánh giá chung cho thấy các nghiên cứu quốc tế đã đề cập đến những khó
khăn, thách thức của NKT trong hoà nhập cuộc sống và đƣa ra một số mô hình
gợi mở để thúc đẩy NKT tham gia vào học nghề. Tuy nhiên không có nghiên
cứu đƣợc tìm thấy liên quan đến dịch vụ CTXHCN trong hỗ trợ NKT học nghề.

12


6.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước
Những công trình nghiên cứu và xuất bản trong nƣớc về đào tạo nghề cho
NKT, CTXH với ngƣời khuyết tật đã nêu thực trạng hoạt động đào tạo nghề cho
NKT; khái quát hoá đƣợc những vấn đề mang tính chất lý luận cơ bản nhƣ
nguyên tắc, vai trò, kỹ năng của CTXH với NKT.
- Nghiên cứu về đào tạo nghề cho NKT
Báo cáo khảo sát về đào tạo nghề và việc làm cho ngƣời khuyết tật Việt
Nam của ILO năm 2008 đã mô tả bức tranh tƣơng đối toàn diện về vấn đề pháp
lý, môi trƣờng chính sách, các tổ chức và dịch vụ liên quan đến việc làm cho
ngƣời khuyết tật tại Việt Nam. Trong các dịch vụ đào tạo nghề cho ngƣời khuyết
tật có hoạt động đào tạo nghề hòa nhập, đào tạo nghề chuyên biệt dành cho
ngƣời khuyết tật, các tổ chức tự giúp của ngƣời khuyết tật và các dịch vụ đào tạo
đến từ các tổ chức phi chính phủ. Về việc làm cho ngƣời khuyết tật, nghiên cứu
chỉ rõ hạn ngạch tuyển dụng ngƣời khuyết tật, các dịch vụ việc làm thông
thƣờng, các dịch vụ việc làm dành riêng cho ngƣời khuyết tật, phát triển doanh
nghiệp cho ngƣời khuyết tật (ILO, 2008). Tuy nhiên, nếu nhìn vào danh mục
nghề đào tạo sẽ thấy rõ sự phân biệt đối với ngƣời khuyết tật khi các nghề mặc
định cho chỉ là may mặc, may vá, thêu, mát-xa.
Dù có sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các tổ chức phi
chính phủ hay các tổ chức tự giúp của ngƣời khuyết tật nhƣng số lƣợng ngƣời
khuyết tật đƣợc tiếp cận với dạy nghề, giới thiệu việc làm, hỗ trợ khởi nghiệp
chƣa cao (Huỳnh Thảo, 2017; Bảo Bình 2017). Chính vì vậy, việc làm của

ngƣời khuyết tật rất khó khăn và thu nhập thì bấp bênh. Số liệu Tổng Điều tra
dân số năm 2009 chỉ ra rằng, tỷ lệ tham gia lực lƣợng lao động của ngƣời khuyết
tật thấp hơn ngƣời không khuyết tật với tỷ lệ tƣơng ứng là 72% và 82,7%. Mức
độ khuyết tật tỷ lệ nghịch với tỷ lệ tham gia lực lƣợng lao động và tỷ lệ thuận
với tỷ lệ thất nghiệp. Chỉ có 25,3% ngƣời khuyết tật nặng tham gia lực lƣợng lao
động (Tổng Điều tra dân số, 2009).
Viện nghiên cứu phụ nữ - Học viện Phụ nữ Việt Nam và tác giả Lƣu Song
Hà (2012) đã tiến hành dự án Điều tra cơ bản thực trạng và phƣơng hƣớng hỗ
trợ phụ nữ khuyết tật trong đào tạo nghề, việc làm và chăm sóc sức khỏe. Dự án
13


đã đánh giá thực trạng việc làm, những khó khăn, thuận lợi của phụ nữ khuyết
tật trong công việc cũng nhƣ trên con đƣờng tìm kiếm việc làm.
Huỳnh Viết Thiên Ân, Nguyễn Thị Thanh Tâm (2012) trong bài viết Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo nghề cho Ngƣời khuyết
tật trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến chất
lƣợng đào tạo nghề cho ngƣời khuyết tật trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, tìm ra
ảnh hƣởng và tác động của từng nhân tố trong việc cải thiện chất lƣợng đào tạo
nghề cho Ngƣời khuyết tật, nhằm nâng cao hiệu quả công tác dạy nghề, thu hút
việc tham gia đào tạo nhiều hơn trong nhóm ngƣời yếu thế.
Viện Khoa học Lao động và Xã hội và Tổ chức Hanns Seidel Foundation
(2016) đã phối hợp khảo sát, nghiên cứu về An sinh xã hội cho lao động là NKT
ở Việt Nam nhằm phân tích các nguồn vốn, hoạt động sinh kế của NKT, đánh
giá vai trò của hệ thống an sinh xã hội hiện hành và đề xuất các biện pháp can
thiệp an sinh xã hội phù hợp với ngƣời lao động khuyết tật. Theo nghiên cứu,
trình độ chuyên môn của lao động khuyết tật còn thấp. Lao động khuyết tật vẫn
chủ yếu làm trong khu vực nông nghiệp - một lĩnh vực có thu nhập thấp, điều
kiện sản xuất khắc nghiệt hơn các khu vực khác...
- Công tác xã hội với người khuyết tật
Tác giả Bùi Thị Huệ (2011) với nghiên cứu “Vai trò của nhân viên công tác

xã hội trong việc giải quyết vấn đề của NKT” chỉ ra nhân viên công tác xã hội
có vai trò hết sức thiết thực và cụ thể hỗ trợ trực tiếp can thiệp hỗ trợ NKT phục
hồi chức năng và hỗ trợ về tâm lý. Bên cạnh đó NVCTXH cũng là cầu nối để
NKT có thể tiếp cận đƣợc các chính sách và nguồn lực hỗ trợ từ gia đình và xã
hội.
Giáo trình công tác xã hội với ngƣời khuyết tật (2014) của tác giả Nguyễn
Thị Kim Hoa đã khái quát những vấn đề cơ bản về NKT và nêu nên các loại
hình chăm sóc trợ giúp NKT và vai trò của nhân viên Công tác xã hội với NKT.
Giáo trình còn đề cập đến những kỹ năng, nguyên tắc cần thiết của một nhân
viên công tác xã hội khi làm việc cá nhân, làm việc nhóm, làm việc với gia đình,
cũng nhƣ các nguồn lực trong quá trình trợ giúp NKT.

14


Mai Thị Phƣơng (2014) với đề tài: Vấn đề Công tác xã hội với Ngƣời
khuyết tật đã nêu lên vai trò của công tác xã hội đối với NKT trên tất cả các
phƣơng diện, đặc biệt là vấn đề dạy nghề và tìm việc làm.
Hà Thị Thƣ (2015) với bài viết về Cơ sở lý luận và thực tiễn ngành công
tác xã hội đối với ngƣời khuyết tật, tác giả đã phân tích vai trò của nhân viên xã
hội trong trợ giúp NKT, cụ thể: Nhân viên xã hội có thể tham gia các chƣơng
trình can thiệp sớm cho ngƣời khuyết tật; chƣơng trình giúp NKT trong hòa
nhập giáo dục; tham gia vào việc phục hồi chức năng cho NKT dựa vào cộng
đồng.
Tác giả Hoàng Văn Tuấn (2017), phân tích hoạt động công tác xã hội cá
nhân đối với trẻ em khuyết tật vận động tại thành phố Thanh Hóa. Luận văn
phân tích sâu ba hoạt động CTXHCN bao gồm hoạt động tham vấn; hoạt động
quản lý trƣờng hợp và hoạt động can thiệp khủng hoảng. Có thể thấy, những
công trình nghiên cứu áp dụng phƣơng pháp CTXH cá nhân trong hỗ trợ NKT
học nghề còn rất khiêm tốn. Chính vì vậy, cần có thêm các nghiên cứu về ứng

dụng của công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ NKT học nghề. Từ đó có thể đề
xuất, khuyến nghị về mặt chính sách và chƣơng trình để nâng cao hiệu quả của
phƣơng pháp can thiệp này trong hỗ trợ NKT học nghề hiệu quả hơn.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục từ
viết tắt và các phụ lục. Luận văn có bố cục 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác xã hội cá nhân hỗ trợ
ngƣời khuyết tật học nghề
Chƣơng 2. Thực trạng ngƣời khuyết tật học nghề và hoạt động công tác xã
hội cá nhân hỗ trợ ngƣời khuyết tật học nghề
Chƣơng 3. Ứng dụng tiến trình công tác xã hội cá nhân hỗ trợ ngƣời khuyết
tật học nghề.

15


Phần 2. Nội dung chính
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
CÁ NHÂN HỖ TRỢ NGƢỜI KHUYẾT TẬT HỌC NGHỀ
1.1. Lý luận về khuyết tật
1.1.1. Khái niệm về người khuyết tật
Ngƣời khuyết tật đƣợc định nghĩa trong Công ƣớc về quyền của ngƣời
khuyết tật đƣợc Hội đồng Liên Hợp Quốc phê chuẩn ngày 06 tháng 12 năm
2006 là “Những người bị suy giảm về thể chất, thần kinh, trí tuệ hay giác quan
trong một thời gian dài, có ảnh hưởng qua lại với hàng loạt những rào cản có
thể cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của người khuyết tật vào xã hội trên
cơ sở bình đẳng với những người khác”.
Tại Việt Nam Luật Ngƣời khuyết tật xác định: “Người khuyết tật là người
bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng
được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động sinh hoạt học tập gặp khó

khăn”. (Khoản 1,Điều 2 Chƣơng I - Luật số 51/2010/QH12).
Từ những khái niệm trên, nghiên cứu này sử dụng định nghĩa: “Người
khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận trên cơ thể hay bị
suy giảm các chức năng về thể chất, thần kinh, trí tuệ hay giác quan trong một
thời gian dài, làm cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của người khuyết tật
vào các hoạt động xã hội và đảm bảo cuộc sống ổn định”.
1.1.2. Các dạng và mức độ khuyết tật
Theo Điều 2, Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính
phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Ngƣời khuyết
tật quy định có 6 dạng tật khuyết tật, bao gồm:
(1) Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ,
chân tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.
(2) Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc
cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao
tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.
Biểu hiện của khuyết tật nghe, nói:
16


Không thể nghe, không thể nói (không phát âm đƣợc hoặc phát âm khó)
nhƣ bình thƣờng hoặc sức nghe giảm từ khoảng cách trên 3 mét.
Không có khả năng nói mặc dù cơ quan phát âm hoàn toàn bình thƣờng.
Suy giảm chức năng nghe do nhiều nguyên nhân khác nhau; mắc chứng
nói ngọng, nói lắp hoặc không nói đƣợc.
(3) Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh
sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trƣờng bình
thƣờng.
(4) Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc,
kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất
thƣờng.

(5) Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tƣ duy
biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện
tƣợng, giải quyết sự việc.
(6) Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến
cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các
trƣờng hợp trên.
Cũng tại Nghị định này, các mức độ khuyết tật, gồm:
(1) Ngƣời khuyết tật đặc biệt nặng là những ngƣời do khuyết tật dẫn đến mất
hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện đƣợc các hoạt
động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu
sinh hoạt cá nhân hàng mà cần có ngƣời theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
(2) Ngƣời khuyết tật nặng là những ngƣời do khuyết tật dẫn đến mất một phần
hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện đƣợc một
số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ
nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có ngƣời theo dõi, trợ giúp, chăm
sóc.
(3) Ngƣời khuyết tật nhẹ là ngƣời khuyết không thuộc trƣờng hợp khuyết tật đặc
biệt nặng và khuyết tật nặng.

17


1.2. Khái niệm học nghề và ngƣời khuyết tật học nghề
1.2.1 Khái niệm về học nghề
Theo Điều 3 trong Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014: “Học nghề là
quá trình học tập tích lũy kiến thức nghề nghiệp của con người để hướng tới
mục đích chủ yếu là giải quyết việc làm”. Học nghề theo nghĩa này đƣợc thể
hiện bằng nhiều hình thức: giáo dục, đào tạo, bồi dƣỡng,… thậm chí là quá trình
tự học của con ngƣời.
Luật Giáo dục nghề nghiệp (2014) quy định giáo dục nghề nghiệp là một

bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ
trung cấp, trình độ cao đẳng và các chƣơng trình đào tạo nghề nghiệp khác cho
ngƣời lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh
và dịch vụ, đƣợc thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo
thƣờng xuyên.
Cũng theo Luật Giáo dục nghề nghiệp (2014), đào tạo nghề nghiệp là hoạt
động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần
thiết cho ngƣời học để có thể tìm đƣợc việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi
hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp.
1.2.2. Khái niệm người khuyết tật học nghề
Tổng hợp từ những khái niệm trên, trong nghiên cứu này, khái niệm
ngƣời khuyết tật học nghề đƣợc định nghĩa là: “quá trình ngƣời khuyết tật tham
gia học tập, tích lũy kiến thức nghề nghiệp để hƣớng tới mục đích tìm đƣợc việc
làm phù hợp, tự nuôi sống bản thân”.
1.3. Lý luận về công tác xã hội cá nhân hỗ trợ ngƣời khuyết tật học
nghề
1.3.1. Khái niệm Công tác xã hội
Liên đoàn Nhân viên CTXH Quốc tế (IFSW) và Hiệp hội Quốc tế các
Trƣờng đào tạo CTXH (IASSW) năm 2014, định nghĩa: “Công tác xã hội là một
nghề thực hành và một l nh vực học thuật thúc đẩy biến đổi x hội và phát triển
x hội cố kết x hội và tăng cường việc trao quyền và giải phóng con người.
Trọng tâm của CT H là các nguyên tắc về công b ng x hội quyền con người
trách nhiệm tập thể và tôn trọng sự khác biệt. Được xây dựng trên nền tảng các
18


l thuyết CT H khoa học x hội nhân văn và các tri thức bản địa CT H thu
hút con người và các tổ chức vào việc giải quyết các thách thức trong cuộc sống
con người và củng cố an sinh” (Tr.1).
Đề án 32 của Thủ tƣớng Chính phủ (2010) định nghĩa: CTXH góp phần

giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa con người và con người, hạn chế phát sinh
các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của thân chủ xã hội hướng
tới một xã hội lành mạnh, công b ng, hạnh phúc cho người dân và xây dựng hệ
thống an sinh xã hội tiên tiến".
Bùi Xuân Mai và cộng sự (2012) đƣa khái niệm: "Công tác xã hội là một
nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nh m trợ giúp các cá nhân gia đình và
cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng x hội,
đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nh m
giúp cá nhân gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội
góp phần đảm bảo an sinh xã hội" [tr.19].
Nhƣ vậy, luận văn sử dụng định nghĩa CTXH là một nghề chuyên nghiệp
nhằm trợ giúp NKT giải quyết vấn đề khó khăn về tâm lý, xã hội, nâng cao năng
lực đáp ứng nhu cầu và tăng cƣờng chức năng xã hội, thúc đẩy môi trƣờng xã
hội về chính sách, nguồn lực nhằm giúp NKT giải quyết và phòng ngừa các vấn
đề xã hội thông qua thúc đẩy các hoạt động học nghề và tạo việc làm góp phần
đảm bảo an sinh xã hội cho chính NKT và cộng đồng, xã hội.
1.3.2. Công tác xã hội với cá nhân
Các tác giả Fardey cùng cộng sự (2000) giới thiệu khái niệm: “CTXHCN
là phương pháp trợ giúp mà ở đó nhân viên x hội sử dụng hệ thống giá trị, kiến
thức hành vi con người và các kỹ năng chuyên môn về công tác xã hội để giúp
đỡ cá nhân và gia đình giải quyết các vấn đề tâm lý xã hội, xử lý các mối quan
hệ giữa con người với môi trường xung quanh thông qua mối quan hệ tương tác
1-1” [tr.61].
Tác giả Nguyễn Thị Oanh (1998) định nghĩa CTXHCN súc tích tập trung
vào can thiệp những vấn đề nhân cách của đối tƣợng: "CTXHCN là một biện
pháp can thiệp quan tâm đến những vấn đề nhân cách mà một đối tượng cảm
nghiệm" [tr.29].
19



Tác giả Lê Chí An (2006) mô tả khái niệm CTXHCN rất chi tiết:
“CTXHCN là một phương pháp giúp đỡ con người giải quyết các vấn đề khó
khăn. Nó mang đặc thù, khoa học và nghệ thuật. Nó giúp các cá nhân có những
vấn đề riêng tư cũng như những vấn đề bên ngoài và vấn đề môi trường. Đó là
một phương pháp giúp đỡ thông qua mối quan hệ để khai thác tài nguyên cá
nhân và những tài nguyên khác nh m giải quyết các vấn đề. Lắng nghe, quan
sát, vấn đàm v ng gia và đánh giá những công cụ chủ yếu của CTXHCN mà cá
nhân thân chủ thay đổi thái độ suy ngh và hành vi của mình” [tr.13].
Qua nghiên cứu, luận văn sử dụng khái niệm CTXHCN của tác giả
Nguyễn Thị Thái Lan, Bùi Thị Xuân Mai (2011) trong luận văn này: “Công tác
xã hội cá nhân là phương pháp của công tác xã hội thông qua tiến trình giúp đỡ
khoa học và chuyên nghiệp, nh m hỗ trợ cá nhân tăng cường năng lực tự giải
quyết vấn đề của mình. Trong tiến trình này nhân viên CTXH cần biết vận dụng
nền tảng kiến thức khoa học tâm lý học, xã hội học và các khoa học xã hội liên
quan khác đồng thời sử dụng kỹ năng tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, sát cánh
cùng đối tượng, hỗ trợ họ tự giải quyết vấn đề của bản thân và có khả năng vượt
qua những vấn đề khác có thể xảy ra trong tương lai”[tr.27].
1.3.3. Công tác xã hội cá nhân hỗ trợ người khuyết tật học nghề
Từ khái niệm công tác xã hội cá nhân trên đây, đề tài sử dụng khái niệm
CTXHCN hỗ trợ NKT học nghề là tiến trình giúp đỡ khoa học và chuyên nghiệp
giữa NVCTXH và NKT, nh m hỗ trợ NKT về tâm lý, tinh thần tập trung tốt vào
quá trình học nghề. Trong tiến trình này NVCTXH vận dụng nền tảng kiến thức
khoa học tâm lý học, xã hội học và các khoa học xã hội liên quan khác đồng
thời sử dụng kỹ năng tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, cùng NKT, hỗ trợ họ trong
quá trình tiếp cận và học nghề.
1.4. Tiến trình công tác xã hội cá nhân
Áp dụng tiến trình công tác xã hội cá nhân theo 5 bƣớc của tác giả Nguyễn
Thị Thái Lan (2019) trong hỗ trợ ngƣời khuyết tật học nghề (Sơ đồ 1.1).

20



Sơ đồ 1.1. Tiến trình Công tác xã hội cá nhân với NKT học nghề

Bƣớc 1: Tiếp nhận và thu thập thông tin về NKT học nghề
Bƣới này bao gồm các hoạt động cụ thể sau:
a) Tiếp nhận NKT (Làm quen và tiếp nhận NKT tham gia vào quá trình can
thiệp CTXHCN)
b) Thu thậpthông tin


Thu thập thông tin ban đầu



Thu thhập thông tin toàn diện: Thông tin về NKT; Thông tin gia đình;

Thông tin về môi trƣờng xung quanh: bạn bè, hàng xóm, nhà trƣờng, các tổ chức
xã hội tại cộng đồng, hệ thống dịch vụ xã hội cho NKT học nghề; Thông tin về
chính sách, chƣơng trình NKT đang đƣợc hƣởng.
Bƣớc 2: Đánh giá và xác định vấn đề
Bƣớc 2 với mục tiêu là đánh giá lại toàn bộ thông tin, nhu cầu và xác định
vấn đề của NKT:
- Đánh giá thông tin
- Xác định nhu cầu vấn đề của thân chủ
Bƣớc 3: Lập kế hoạch hỗ trợ/can thiệp
Mục tiêu của Bƣớc 3 là xây dựng đƣợc một kế hoạch hỗ trợ cho NKT, bao
gồm các hoạt động:
- Xác định Mục tiêu hỗ trợ/can thiệp
- Xác định các hoạt động hỗ trợ/can thiệp

21


- Xác định các nguồn lực, ngƣời chịu trách nhiệm
- Xác định thời gian
- Xác định kết quả mong đợi và cách thức đánh giá kết quả mong đợi.
Bƣớc 4: Thực hiện kế hoạch hỗ trợ/can thiệp
Bƣớc này đƣợc tác giả thực hiện trực tiếp với các hoạt động:
- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết thực hiện kế hoạch hỗ trợ
- Hỗ trợ NKT thực hiện kế hoạch
- Ghi chép lại quá trình thực hiện, đánh dấu những điều làm đƣợc, những điều
chƣa làm đƣợc, những đều tiến bộ, những điều cản trở tiến trình phát triển.
Bƣớc 5: Lƣợng giá và kết thúc
- Lƣợng giá về tiến trình và kết quả đầu ra: Những việc đã làm đƣợc, chƣa
làm đƣợc, nguyên nhân, những kiến nghị, đề xuất.
- Kết thúc quá trình hỗ trợ NKT
- Chuyển giao đến dịch vụ phù hợp (nếu cần)
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tiến trình công tác xã hội cá nhân hỗ trợ
ngƣời khuyết tật học nghề
1.5.1. Bản thân người khuyết tật
Bản thân thân chủ ảnh hƣởng rất nhiều đến tiến trình CTXH cá nhân hỗ trợ
NKT học nghề. Do có một số NKT còn mang tâm lý mặc cảm về dạng khuyết
tật dẫn đến dễ bị tự ti. Họ thƣờng sống cuộc sống bi quan, cô lập với mọi ngƣời
và môi trƣờng xung quanh. Một số còn cho rằng mình là gánh nặng cho gia đình
và xã hội nên thƣờng chán nản, thái độ bất cần vì có cố gắng nỗ lực cũng khó
đƣợc ghi nhận. Chính vì vậy bản thân NKT gặp nhiều khó khăn trong việc lựa
chọn và theo học nghề. Nếu NKT nhiệt tình, hứng thú, tƣơng tác tích cực với
NVCTXH thì quá trình trợ giúp sẽ diễn ra suôn sẻ, mọi điều mà NVCTXH
hƣớng đến thay đổi tích cực cho thân chủ đều có thể thực hiện. Nhƣ vậy, tiến
trình CTXH cá nhân hỗ trợ thân chủ học nghề đạt hiệu quả cao.

Ngƣợc lại, nếu nhƣ NKT còn có nhiều khó khăn về tâm lý, mặc cảm tự ti,
không hợp tác với NVCTXH, tƣơng tác hạn chế với NVCTXH thì quá trình hỗ
trợ sẽ có nhiều khó khăn và đôi khi không đƣợc thực hiện.

22


×