Báo cáo kiến tập tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương
Đề tài:CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ KHUYẾT TẬT HỌC
NGHỀ TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI HẢI DƯƠNG.
I.MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài.
Trẻ em là những mần non,là chủ nhân tương lai của
đất nước.Để đất nước phát triển đi lên cần đặc biệt chú trọng trong việc
nuôi dưỡng,chăm sóc trẻ tạo mọi điều kiện để cho trẻ phát triển một
cách toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.
Nhưng hiện nay một thực tế cho thấy rằng,số trẻ
em không được đảm bảo những nhu cầu cơ bản ngày càng nhiều,như trẻ
khuyết tật.Các em là những đứa trẻ không được may mắn như bao đứa
trẻ bình thường khác,khi sinh ra đã có những khiếm khuyết trên cơ
thể,nhưng cũng có em do một “tai nạn”trong cuộc đời mà các em bị
khuyết tật.Các em cũng có những ước mơ hoài bão của riêng mình.
Đã có biết bao tấm gương vươn lên để chiến thắng số
phận khi họ đều là những người khuyết tật.Có những điều mà người
bình thường như chúng ta không làm được thì họ lại làm rất tốt,chính vì
thế đúng như câu nói”tàn nhưg không phế”_ của Bác Hồ.
Hành động vì trẻ em trong đó có trẻ khuyết tật là
những mục đích của Công Tác Xã Hội.CTXH với trẻ khuyết tật nhằm
mục đích hướng tới một cộng đồng có tình yêu thương,sự chia sẻ,tấm
lòng cảm thông giúp đỡ và thức tỉnh của các cá nhân cộng đồng trong
xã hội hãy chung tay góp sức giúp đỡ các em để các em có đủ sự tự tin
hòa nhập vào cuộc sống.
2. Ý NGHĨA KHOA HỌC:
1
Báo cáo kiến tập tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương
- Công tác xã hội với trẻ khuyết tật học nghề nhằm tim hiểu rõ
hơn những khó khăn mà các em gặp phải.
- Hiểu được đặc điểm tâm sinh lý,nhu cầu ,nguyện vọng của các
em.
- Phần nào thấy được một bức tranh về trẻ khuyết tật để từ đó
khơi dậy trách nhiệm xã hội của các cá nhân,các cơ quan toàn thể,các
ban ngành,các cấp có những hành động vì trẻ khuyết tật.
- Bài nghien cứu còn cho thấy rõ hơn về trẻ khuyết tật,việc nhân
viên CTXH đã vận dụng những kiến,phương pháp,kỹ năng công tác xã
hội vào giúp đỡ các em.
3. Ý NGHĨA THỰC TIỄN.
- Nâng cao nhận thức nhận của mọi người có các nhìn hoàn toàn
khác về trẻ khuyết tật”tàn nhưng không phế”
- Gíup các cá nhân,các tổ chức xã hội và cộng đồng,gia đình thấy
được trách nhiệm của mình đối với trẻ khuyết tật
4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
- Thấy rõ được nhiệm vụ của nhân viên CTXH trong việc tìm hiểu
những khó khăn của trẻ khuyết tật khi học nghề.
- Giúp các em có được những kiến thức về nghề nghiệp để các em
có đủ sự tự tin hòa nhập vào cuộc sống
- Giúp các cá nhân, cộng đồng,các cơ quan tổ chức xã hội thấy rõ
được trách nhiệm của mình.
5. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
-Nêu ra được khó khăn của các em khi hoc nghề như: sức khỏe.
- Đặc điểm, tâm lý, nhu cầu nguyện vọng của các em.
6. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
- Đối tượng: trẻ khuyết tật học nghề.
2
Báo cáo kiến tập tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương
- Phạm vi: tại trung tâm bảo trợ xã hội Hải Dương.
- Nội dung: công tác xã hội với trẻ khuyết tật học nghề.
II. CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ KHUYẾT TẬT HỌC
NGHỀ TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI HẢI DƯƠNG.
1. GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM.
1.1 Tên địa chỉ trung tâm.
Trung tâm bảo trợ xã hôi hải Dương, số 93 đường Nguyễn
Lương Bằng – Thành phố Hải Dương.
1.2. Chức năng nhiệm vụ của trung tâm.
Trung tâm bảo trợ xã hội Hải Dương được UBND Tỉnh ra quyết định
thành lập từ năm 1982 đến nay là đơn vị hành chính, sự nghiệp ngân
sách đảm bảo hoạt động 100% thuộc sở lao động thương binh và xã hội
với chức năng, nhiệm vụ: “ tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng, dạy chữ,
dạy nghề phục hồi chức năng và tư vấn, giới thiệu việc làm cho người
khuyết tật, trẻ em nhiễm chất độc da cam DIOSIN, trẻ mồ côi bị bỏ rơi
và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh”.
1.3.Thực trạng cơ sở vật chất của trung tâm.
- Trung tâm với tổng diện tích mặt bằng 6.100m2.
- Gồm các công trình xây dựng nhà 5 tầng ,3 tầng,2 tầng với tổng
diện tích nhà xưởng ,trường lớp tren 12.500m2 vơi hơn 100 phong học
+ hội trường và phòng ăn nghỉ của học sinh có đày đủ các trang thiết bị
phục vụ cho công tác nuôi dưỡng ,dạy chữ,dạy nghề , với tổng giá trị tài
sản hang trăm tỉ đồng.
1.4.Đội ngũ cán bộ công chức viên của trung tâm.
3
Báo cáo kiến tập tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương
Trung tâm hiện đang nuôi dưỡng gần 1000 đối tượng là các
cháu khuyết tật mồ côi bỏ rơi ,nhiễm chất độc da cam với tổng cán bộ
công chức viên và người lao động là 150 người ,trong đó biên chế tỉnh
giao là 150 người đều đạt trình độ đại học cao đẳng trở lên chiếm trên
70%.
1.5.Cơ cấu tổ chức của trung tâm .
Trung tâm gồm ban giám đốc trung tâm và 7 phòng nghiệp vụ
trung tâm và 7 phòng nghiệp vụ và 9 ban giúp việc thực hiện nhiem vụ:
(1)Phòng quản lý giáo dục dạy chữ cho trẻ khuyết tật ( câm điếc –
thiểu năng –chất độc da cam )hiện nay có 20 cán bộ giáo viên (o1
trưởng phòng + 01 phó phòng).
(2) Phòng quản lý giáo dục đào tào nghề cho người khuyết tật (trên
20 nghành nghề khác nhau ) hiện có 25 cán bộ giáo viên người lao động
( 01 trưởng phòng và 01 phó phòng ).
(3)Phòng quản lý chăm sóc sức khỏe .Hiên có 20 cán bộ giáo viên
công chức viên người lao động (01 phó phòng và 01 trưởng phòng ).
(4)Phòng giáo dục và phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật .Hiện
có 20 cán bộ giáo viên người lao động (01 phó phòng và 01 trưởng
phòng).
(5)Phòng tiếp nhận nuôi dưỡng trẻ mồ côi bỏ rơi .Hiên có 40 cán
bộ viên chức và người lao động (o1 phó phòng và 01 trưởng phòng ).
(6) Phòng phục vụ nuoi dưỡng dinh dưỡng hang ngày cho học
sinh.Hiện có 20 cán bộ viên chức ,người lao động.
(7) Phòng hành chính tổ chức – kế toán .Hiện có gần 20 cán bộ
viên chức ,người lao động (01 phó phòng va 01 trương phòng).
Trung tâm có một chi bộ đảng với trên 50 đảng viên .một tổ chức
công đoàn cơ sở thuộc công đoàn viên chức tỉnh là 150 đoàn viên,một
4
Báo cáo kiến tập tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương
chi đoàn thanh niên với trên 40đoàn viên,một chi hội cựu chiến
binh,một chi hội phụ nữ.
1.6. CÁC NGÀNH NGHỀ TRUNG TÂM.
Tại trung tâm tổng số đối tượng là 1000 cháu trong đó 100%
khuyết tật mồ côi.
- Trẻ em mồ côi bị bỏ rơi khoảng 50/năm (nuôi dưỡng)
- Trẻ em khiếm thính ( câm điếc) – chất độc da cam 300/năm ( học
chữ)
- Trẻ em khuyết tật học các ngành ngề phù hợp là 600 em (học
nghề )
- Trẻ em đặc biệt khó khăn học nghề là 30 em ( học nghề)
Tại trung tâm có các ngành nghề sau:
- nghề cắt may ( dân dụng và công nghiệp)
- nghề sữa chữa điện kỹ thuật
- nghề sữa chữa điện tử, điện lạnh
- nghề mục dân dụng, khảm khác gỗ
- nghề sữa chữa xe máy, cơ khí, gò hàn, máy nổ
- nghề thêu len đan móc, dệt len
- nghề hội hộ, mây tre đan, xuất khẩu
- Nghề khảm sừng, gốm sứ, chạm khắc đá mỹ nghệ.
- Ngoài ra còn có nhạc họa tin học.
1.7 NHỮNG KHÓ KHĂN THUẬN LỢI CỦA TRUNG TÂM.
1.7.1 .THUẬN LỢI.
5
Báo cáo kiến tập tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương
Trung tâm luôn luôn được sự quan tâm, chỉ đạo giúp đỗ của các
cấp ngành, các đoàn thể từ trung ương tới địa phương. Đặc biệt từ năm
1998 đến 2008 hàng năm trung tâm đã được các đồng chí lãnh đạo
đảng, nhà nước và các tổ chức quốc tế đến thăm, động viên cán bộ viên
chức và học sinh khuyết tật tại trung tâm; trực tiếp là các đồng chí lãnh
đạo tỉnh ủy, hội đồng nhân dân tỉnh, ủy ban nhân dân tỉnh cùng các ban
ngành, đoàn thể trong tỉnh. Trung tâm được sở lao động thương binh và
xã hội đã thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện và cụ thể để trung
tâm không ngừng phát triển mọi mặt hoạt động đều dạt kết quả cao.
Được sự hỗ trợ của các sở ban ngành, đoàn thể trong tỉnh cũng như
cấc phòng ban nghiệp vụ sở, trung tâm thường xuyên phối hợp với các
phòng lao động xã hội, các huyện, thành phố, các tổ chức đoàn thể
trong tỉnh, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân trong công tác quản
lý nuôi dưỡng, dạy chữ, dạy nghề và tìm tạo việc làm cho các cháu là
những người khuyết tật như: hội cựu chiến binh, hội khuyết học tỉnh,
hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và
hội chữ thập đỏ tỉnh, hội nạn nhân chất độc da cam, hội bảo trợ NTT và
TMC, liên minh các hợp tác xã tỉnh, tổ chức vì hòa bình…
Trung tâm có đội ngũ cán bộ viên chức, các thầy cô giáo dày dạn
kinh nghiệm với nhiều năm công tác trong nghành lao động thương
binh và xã hội, tích lũy những kinh nghiêm để quản lý dạy dỗ các cháu
ngày càng đạt hiệu quả cao. Với tấm long yêu trẻ, tình thương trách
nhiệm luôn lấy cái tâm làm đầu thay mẹ thay cha quan lý, nuôi dưỡng,
chăm sóc, dạy dỗ các cháu nên người.
6
Báo cáo kiến tập tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương
1.7.2; KHÓ KHĂN.
Thực hiện nhiệm vụ quản lý,nuôi dưỡng ,dạy dỗ các cháu khuyết
tật,mồ côi 100%.Các cháu không may bị thiệt thoại,bất hạnh hay mặc
cảm tự ti với số phận,tính tình hay bất hạnh hay mặc cảm tự ti với số
phận,tính tình hay cục cằn,trình độ nhận thức hạn chế,bệnh tật ốm
đau,nhiều cháu không tự lập được,hoàn cảnh gia đình cực kỳ khó
khăn.Biên chế trung tâm còn hạn chế trung tâm còn hạn chế còn phải
hợp đồng lao động vụ việc nhiều,bình quân một cán bộ viên chức phục
vụ từ 20 đến 30 cháu/ Người/
Năm
Cơ sở vật chất trang bị phục vụ nuôi dưỡng,dạy dỗ các cháu còn
chưa đầy đủ và vật chất ,thiếu thốn cần được mở rộng và bổ xung.Một
số chế độ chính sách cho cán bộ viên chức chưa có và chưa kịp
thời,mức độ cấp hang tháng cho các cháu còn thấp cần được Đảng và
Nhà Nước quan tâm hơn nữa.Trình độ cán bộ viên chức chưa đồng đều
cần phải được đào tạo bồi dưỡng để đáp ứng tình hình đổi mới hiện
nay.Nhưng với trách nhiệm tình thương và long yêu trẻ,cán bộ viên
chức trung tâm đã nêu cao tinh thần phục vụ,phấn đấu vươn lên hoàn
thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
1.8.NHỮNG KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA TRUNG TÂM
1.8.1 Về công tác dạy chữ cho trẻ em câm điếc ,trẻ em nhiễm chất
độc da cam điôssin và trẻ en thiểu năng trí tuệ đạt vượt kế hoạch hàng
năm.
7
Báo cáo kiến tập tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương
Hiện nay trung tâm quản lý,nuôi dưỡng ,dạy chữ cho gần 300 trẻ
em bị khuyết tật khiếm thính(câm điếc) ,trẻ em nhiễm chất độc da cam
độ tuổi từ 8 đến 16 tuổi.Các em được học văn hóa hết chương trình phổ
cập tiểu học từ lớp 1 đến hết lớp 5 gồm 30 lớp học chữ - các em từ
người không biết chữ đã biết đọc,biết viết và phát ngôn theo chương
trình đào tạo-bộ giáo dục-đào tạo.Ngoài học văn hóa các em còn được
học nghề hướng nghiệp như: Cắt ,may,thêu len,tin học,văn nghệ,thể
thao,nhạc họa….
Tuy các em không nói được nhưng cảm xúc của các em nói lên
tình yêu quê hương đất nước.Các em học chữ xong được chuyển sang
học nghề và tìm việc làm cho các em sau khi ra trường.
Công tác dạy chữ cho trẻ khiếm thính của trung tâm đã góp phần
vào chương trình phổ cập giáo dục tiểu học,xóa mù của tỉnh,của các
nước hiện nay.Đến nay trung tâm đã dạy chữ cho trên 2000 trẻ em
khiếm thính ra trường,nhiều em có trình độ văn hóa,có tay nghề,có việc
làm thu thập đã xây dựng gia đình hạnh phúc trở thành những người có
ích cho xã hội,xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp hơn góp phần
trong chương trình xóa đói giảm nghèo hiện nay.Được bộ giáo dục đà
tạo-Sở giáo dục tỉnh và các cấp các ngành đánh giá cao về công tác dạy
chữ cho trẻ khuyết tật .Hiện nay 2 phòng dạy chữ và giáo dục phục hồi
chức năng cho trẻ câm điếc,thiểu năng trí tuệ,nhiễm chất độc da cam
với trên 40 giáo viên vừa tổng kết năm học 2009-2010vaof ngày
02/06/2010 và cho các cchaus về nghỉ hè đến mùng 6/9/2010 khai giảng
năm học mới.
8
Báo cáo kiến tập tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương
1.8.2: Về công tác dạy nghề cho người khuyết tật:
Trong mấy năm qua việc dạy chữ trung tâm thường xuyên dạy
nghề cho người tàn tật trên địa bàn tỉnh.Qua hơn 50 khóa học đào tạo
nghề,trung tâm đã dạy nghề cho hơn 5000 người tàn tật gồm hơn 20
ngành nghề.
Các em đều 100% là người tàn tật với các dang dị tật khác nhau: Từ
người không biêt nghề đã được đào tạo dạy cho những nghề phù hợp
với sức khỏe và dạng tật của từng em ,các em ra trường có trình độ tay
nghề tương đương bậc 2-3/7.Hàng năm trung tâm đã tiếp nhận khoảng
600-700 em đều là tàn tật,là con thương binh,liệt sĩ,các cháu bị nhiễm
chất độc hóa học,các cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn…vào học
nghề tại trung tâm .Các cháu học nghề ra trường có việc làm,có thu
nhập đảm bảo cuộc sống bản thân và gia đình,góp phần cùng xã hội xóa
đói giảm nghèo.
Đúng như lời Bác Hồ dạy”tàn nhưng không phế”các em được học
nghề phù hợp có cơ hội tìm việc làm,đóng góp những sức lực ,trí lực
của mình cho xã hội,có thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình( kết
quả là tay nghề và việc làm). Là đơn vị được các doanh nghiệp đánh giá
cao về chất lượng.Dạy nghề là địa chỉ học nghề tin cậy của ngườ khuyết
tật . Sáu tháng đầu năm 2010 trung tâm đã dạy nghề cho 350 em(5
khóa) ra trường giới thiệu việc làm cho 250 em,trên 100em đang học tại
trung tâm .Hiện nay trung tâm đang tiếp thu tuyể sinh các khóa học
mới.
1.8.3: Về giới thiệu việc làm cho người khuyết tật.
9
Báo cáo kiến tập tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương
Trung tâm Bảo trợ xã hội đã thường xuyên phối hợp với các tổ
chức đoàn thể ban ngành trong và ngoài tỉnh cùng các doanh nghiệp để
tổ chức dạy nghề giới thiệu và tìm việc làm cho người khuyết tật sau
khi ra trường ,UBND tỉnh-Sở Lao Động Thương Binh Xã Hội có công
văm với các doanh nghiệp.Đến nay gần 100% các cháu học xong được
bố trí việc làm phù hợp có thu nhập .Trung tâm đã tìm và giới thiệu việc
làm cho 85% học sinh sau khi học xong các cháu vào các cơ sở doanh
nghiệp nhà nước và tư nhân trong đó có nhiều doanh nghiệp nhà nước
và tư nhân trong đó có nhiều doanh nghiệp 100% vố nước ngoài.Với
trên 500 cháu học xong coc việc làm có thu nhập bình quân từ 1 đến 1,5
triệu /tháng.cá biệt có cháu đạt từ 2 đến 3 triệu đồng/tháng.Nhiều cháu
là những người thợ giỏi ,có thu nhập cao,nhiều cháu về địa phương,gia
đình mở cửa hàng ,cửa hiệu đã trở thành các ông các bà chủ cửa
hang,cửa hiệu tại gia đình,địa phương.
1.8.4: Công tác phục hồi cho trẻ khuyết tật.
- Các em được tiếp nhận vào trung tâm quản lý,nuôi dưỡng dạy dỗ
100% đều là trẻ khuyết tật. Các em được kiểm tra sức khỏe trước khi
được tiếp nhận đẻ phân loại tật khác nhau. Các em khiếm thính được
kiểm tra đo độ điếc (trung tâm phối hợp với viện tai mũi hong Trung
Ương) thường xuyên phục hồi phát âm cho trẻ,sau 5năm học các em
câm điếc đã phat âm chuẩn những từ thông thường. Các em khuyết tật
khác được viện khoa học chỉnh hình Bộ LĐTB và XH và mmotj số
đoàn tổ chức phi chính phủ quốc tế kiểm tra sức khỏe thường xuyên.
Đo,lắp,trang,cấp những dụng cụ phục hồi chức năng như: Lạng,xe
lăn,xe đạp,nẹp,mổ mắt,khám và điều trị bệnh cho một số em.Trung tâm
thường xuyên phối hợp với bệnh viện đa khoa tỉnh,bẹnh viện đa khoa
thành phố Hải Dương,trung tâm phục hồi chức năng cho các cháu
10
Báo cáo kiến tập tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương
khuyết tật. Hàng ngày các chác được luyện tập,phục hồi chức
năng,phục hồi sức khỏe,vui chơi văn nghệ thể thao….Các cháu khuyết
tật vào trung tâm đều tăng cân và đảm bảo sức khỏe tốt.
1.8.5: Các mặt công tác khác.
Ngoài công tác dạy chữ ,dạy nghề,và giới thiệu việc làm,phục hồi
chứ năng cho người khuyết tật. trung tâm còn đón nhận một số cháu
môi côi bỏ rơi vào quản lý nuôi dưỡng, một số chau cho làm con nuôi
người nước ngoài.6 tháng đầu năm 2010 trung tâm đã đi làm thủ tục
giới thiệu cho 27 cháu đủ điều kiện làm con nuôi người nước ngoài
Trung tâm đã tham gia cac hội chợ việc làm tỉnh Hải Dương và các
hội triển lãm tranh,sản phẩm của người khuyết tật.Mở triển lãm” mái
ấm tình thân” được các ban ngành,đoàn thể trong và ngoài nước đánh
giá cao.
Tổ chức các cháu đi tham quan,giao luu các trường,các chương
trình văn nghệ,thể thao do trung ương và địa phương tổ chức,nhiề cháu
đã đi phục vụ các hội nghị của tỉnh và trung ương tổ chức. Hàng năm
trung tâm tổ chức cho các cháu khuyết tật có thành tích xuất sắc đi báo
công với Bác Hồ tại Thủ Đô Hà Nội giao luu với các tổ chức quốc tế,tổ
chức nhân đạo trong và ngoài nước.
1.9.Phương hướng nhiem vụ của trung tâm.
Trung tâm bảo trợ Xã Hội phát huy kết quả đạt được ,toàn thể cán
bộ viên chức trung tâm phấn đấu thực hiên tháng lợi nhiem vụ được
giao. Cụ thể là;
1.9.1: Phát huy dân chủ,xây dưng đơn vị đoàn kết,thống nhất,luôn
giữ vững đơn vị trong sạch,vững mạnh chấp hành nghiêm chỉnh mọi
chủ trương đường lối,chính sách pháp luật của Đảng và Nhà Nước.
1.9.2: Về nhiệm vụ chuyên môn.
11
Báo cáo kiến tập tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương
- Tổ chức dạy chữ cho trẻ khuyết tật
- Tổ chức các cháu vui chơi,thể dục thể thao,phục hồi chức năng,
- Tổ chức tốt các ngày lễ như 18/4, ngày tết trung thu 15/8 âm lịch
và quốc tế thiếu nhi 1/6,ngày tết cổ truyền dân tộc
- Dạy nghề cho người khuyết tật và vượt kế hoạch mở rộng các
ngành nghề đào tạo phù hợp với người khuyết tật.Mở rộng liên kết với
các cơ sở trong cong tác đào tạo dạy nghề và tạo việc làm cho người
khuyết tật .Tuyển sinh khai giảng cho 5-6 khóa mới khoảng 600-650
em t/1 năm.
- Thường xuyên mở rộng quan hệ với các cơ quan đơn vị ban
ngành trong công tác giới thiệu và tìm việc làm cho người khuyết tật
sau khi học xong ra trường phấn đấu >80% có việc làm ổn định,có thu
nhập.
- Công tác quản sinh chăm sóc sức khỏe học sinh đạt kết quả cao
thường xuyên tổ chức cho các em được khám sức khỏe và phục hồi
chức năng vì sức khỏe các cháu khuyết tật,vui chơi văn nghệ thể
thao….
- Công tác đón nhận trẻ mồ côi bỏ rơi vào nuôi dưỡng phục vụ
đảm bảo an toàn chu đáo đúng pháp luật,vệ sinh sạch sẻ,dinh dưỡng đầy
đủ,kịp thời,đảm bảo chất lượng đúng chế độ chính sách.
-Thực hiện tốt các chế độ chính sách cho cán bộ viên chức người
lao động và học sinh khuyết tật đang công tác học tập nuôi dưỡng tại
trung tâm
1.9.3: Công tác Đảng,công đoàn,thanh niên,phụ nữ…phấn đấu đạt
danh hiệu trong sạch vững mạnh.
2. KHÁI NIỆM CÔNG CỤ.
2.1.Khái niện.
12
Báo cáo kiến tập tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương
Khuyết là khiếm khuyết,tật là dị tật.Khuyết tật là người có một
hoặc nhiều khiếm khuyết về thể chất và tinh thần mà vì thế gây ra sự
suy giảm đáng kể và lâu dài đến khả năng thực hiện các hoạt động sinh
hoạt hàng ngày.
Trẻ khuyết tật là trẻ có khiếm khuyết về cấu trúc,sai lệch về chức
năng cơ thể đến gặp khó khăn nhất định trong hoạt động cá nhân,hoạt
động xã hội và học tập theo chương trình giáo dục phổ thong.Sự thiếu
hụt về cấu trúc,và hạn chế về chức năng ở trẻ khuyết tật biểu hiện ở
nhiều mức độ khác nhau.
2.2: Phân loại.
Trẻ khuyết tật được phân thành các nhóm sau:
+ Trẻ khiếm thính.
+ Trẻ khiếm thị
+ Trẻ khó khăn về học.
+ Trẻ khó khăn về vận động.
+ Trẻ khó khăn về ngôn ngữ
+ Trẻ đa tật
+ Và trẻ có các dạng khuyết tật khác nhau.
2.3: Thực trạng trẻ khuyết tật.
Trẻ khuyết tật là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi nhất trong số trẻ
em chịu thiệt thòi.
Trong một nghiên cứu của bộ LĐTB và XH hợp tác với UNICEF
trong những trẻ từ 0 đến 17 tuổi cho thấy có khoảng 1,1 trẻ khuyết tật
trên cả nước,chiếm 1,4% tổng số dân và khoảng 3,1% tổng số trẻ em.
Trung bình cứ 5-7 hộ gia đình thì có một gia đình trẻ khuyết
tật.Khuyết tật vận động là phổ biến nhất 22,4% sau đó là khuyết tật
13
Báo cáo kiến tập tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương
ngôn ngữ 21,4% ,những vấn đề về hành vi 16,2%,khiếm thị
14,6%,khiếm thính 9,7% và thiểu năng trí tuệ 3,6%.
Đa số trẻ khuyết tật đều chịu đa tật khoảng 50% trẻ khuyết tật sống
trong cộng đồng,và khoảng 90% trẻ sống trong trung tâm bảo trợ xã hội
bị chính gia đình bỏ rơi, 2,6% trẻ mồ côi, khoảng 9,1% không có chút
liên lạc với gia đình. Một nửa số hộ gia đình gặp khó khăn về tài chính
nên không thể cung cấp những điều kiện đầy đủ cho trẻ được phục hồi
chức năng học hành.
1. TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Em: VŨ PHI HÙNG, sinh năm 1995(15tuổi) quê Tất Thượng-
Công Lạc-Tứ Kỳ- Hải Dương. Do điều kiện kinh tế gia đình khó
khăn bố mẹ phải đi làm ăn xa thỉnh thoảng mới về nhà.Hùng và em
trai sống với ông bà ở quê,Em trai Hùng học lớp 8.Hùng bị khiếm
thị bẩm sinh,nên gặp khó khăn rất nhiều trong cuộc sinh hoạt hàng
ngày.
Hùng vào trung tâm BẢO TRỢ XÃ HỘI HẢI DƯƠNG từ năm
2004,tại đây em học văn hóa và học nghề,Hùng học tin học.Do mắt
kém nên Hùng gặp khó khăn trong khi học nghề.
Hùng tính tình vui vẻ,sôi nỗi,chăm chỉ học tập.Hùng luôn
mong muốn một ngày nào đó em được mổ mắt
Nhân viên CTXH tìm tới em để hiểu những vấn đề khó khăn
của em và mong nhận được sự chia sẻ ,giúp đỡ.
• Trường hợp của Hùng được nhân viên CTXH tiến hành giải theo
7 bước:
3.1: Tiếp cận thân chủ:
Trước khi tiếp cận thân chủ ,nhân viên CTXH xác định đây là
trường hợp thuộc nhóm trẻ khuyết tật.Em bị khuyết tật nên trong việc
14
Báo cáo kiến tập tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương
giao tiếp sẻ gặp rất nhiều khó khăn.Chính vì thế đòi hỏi nhân viên
CTXH phải biết vận dụng các kỹ năng ,kiến thức,phương pháp của
mình giúp đỡ thân chủ ,tạo cho việc tiếp cận thân chủ một cách tốt nhất.
Chúng tôi tìm đến em khi em đang học tại lớp.Chúng tôi xin phép
cô giáo một ít phút để gặp gỡ và nói chuyện cùng các em .
Bước đầu khi gặp em chúng tôi gặp những khó khăn từ chính
em.Khi gặp người lạ tôi thấy em có vẻ rụt rè,đôi chút sợ hãi,em tỏa ra ít
nói,chúng tôi hỏi gì em trả lời câu hỏi đó.Nhưng sau khi em được cô
giáo nói rõ mục đích của chúng tôi tại buổi găp hôm nay
Phúc trình lần1:
+ Thời gian: từ 8h-8h30 phút ngày 22/7/2010
+ Địa điểm: phòng 202 tầng 2 nhà A1-Trung tâm bảo trợ
xã hội Hải Dương.
+ Mục đích: Thiết lập mối quan hệ với thân chủ -tạo lập
tin cho thân chủ với nhân viên CTXH
Ngày 22/7/2010: Tôi xuống lớp dạy tin hoc của cô Kim ,trình
bày rõ mục đích của buổi gặp hôm nay.Tôi xin phép cô ngồi tại lớp
học .Tôi ngồi xuống bàn cuối cùng.Tại đây tôi đã tiếp cận được thân
chủ của mình.
Nội dung Nhận
xét,đánh giá của
nhân viên CTXH
Cảm xúc
thay đổi của
thân chủ
Nhận
xét của
giáo viên
15
Báo cáo kiến tập tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương
Nhân viên:Chào em!
TC:em chào chị ạh!
NV:Em tên gì?
TC:em tên Hùng
NV:em khỏe chứ?
TC:vâng! Em khỏe chị à
NV:chị có thể làm quen với
em được không?
TC:im lặng,rụt rè một lúc
NV: Năm nay em bao
nhiêu tuổi rồi Hùng?
TC: Dạ! em 15 tuổi chị
NV: Hùng có em không?
TC: em còn một đứa em
trai nữa,giờ em nó đang
học lớp 8 và đang ở cùng
với ông bà nội ở quê
NV: Thế bố mẹ em đâu?
TC: bố mẹ em đi làm xa và
ít kgi về nhà lắm chị àh
NV:chị xin lỗi Hùng
nhé,chị chỉ muốn biết và
chia se cùng em thôi.
TC:không có gì đâu chị
NV: Mãi nói chuyện mà
chị quên chưa giới thiệu về
chị
Chị tên là Hà,chị là sinh
Kỹ năng
quan sát,phản
hồi
-
Kỹ năng
tạo lập mối
quan hệ
Kỹ năng
đặt câu hỏi
-Ban đầu rụt
rè,sợ hãi
-Sau thân
mật,cỡi
mở,gần gủi
Cởi
mở,gần
gũi,thân
thiện.
16
Báo cáo kiến tập tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương
ĐÁNH GIÁ:
- Thuận lợi: Bước đầu tiếp xúc được với thân chủ nhờ sự giúp đỡ của
giaó viên chủ nhiệm.Sự chào hỏi thân mật,và mục đích muốn làm quen như
những người bạn của nhân viên CTXH. Thân chủ từ thái độ rụt rè đã trở nên
thân mật,nói chuyện cởi mở.Đây là cơ sở cho các hoạt động tiếp theo.
Khó khăn: Do mắt Hùng kém,nên khi hỏi em nhân viên CTXH phải viết chữ
rất to ra giấy để em có thể nhìn thấy được,hoặc nhân viên CTXH hỏi em
bằng lời nói và em trả lời,vì việc viết ra giấy của em gặp nhiều khó khăn
nhiều.
3.2. XÁC ĐỊNH VẤN ĐÊ.
Phúc trình lần 2:
- Mục đích: cùng thân chủ xác định vấn đề.
- Thời gian: từ 9h đến 10h ,ngày 23/07/2010
- Địa điểm: ghế đá-trung tâm bảo trợ xã hội Hải Dương
Nội dung Nhận
xét,đánh giá
của sinh
viên
Cảm
xúc thay
đổi của
thân chủ
Nhận
xét của
giáo viên
NV: Chào Hùng
TC: Em chào chị ạh
NV: Em đã ăn sáng chưa?
TC: Dạ!em ăn rồi
NV:Hôm nay chị em mình lại trò
Kỹ
năng đặt
câu hỏi
Thân
mật,cởi
mở
17
Báo cáo kiến tập tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương
chuyện tiếp nhé.
TC: Vâng
NV: Chị thấy em học rất chăm
TC: Sao chị biết?
NV: Chị được cô giáo chủ
nhiệm lớp em nói chị biết,em
học rất giỏi môn Toán
TC: cười! chị ơi em rất thích học
môn toán chị àh
NV: Vậy thì tốt quá.Hùng này
chị được biết bố mẹ em đi làm
ăn xa ít khi về nhà ,em nhớ bố
mẹ lắm nhỉ?
TC: cứ mỗi ngày cuối tuần thấy
các bạn có bố mẹ lên đón về em
tủi thân lắm chị ạh
NV: cố gắng lên em.chỉ cần em
cố gắng học tập tốt đó là những
gì bố mẹ em mong muốn.
TC: Em sẻ cố gắng chị ạh
NV: Hùng àh!học em có thấy
khó không?
TC: khó lắm chị ạh.Em học tin
học,do mắt kém nên khi học em
gặp nhiều khó khăn về sự nhìn
nhận.Những lúc học nhiều quá
tối về mắt em rất đau.
Kỹ
năng đồng
Buồn
18
Báo cáo kiến tập tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương
NV: Giờ đây khó khăn với em
như thế,thì em có mong muốn gì
không?
TC: Em chỉ mong một ngày nào
đó được đưa đi mổ mắt để khi đó
em có thể học tập tốt hơn.ề chơi
NV: chị hi vọng điều đó trở
thành hiện thực
TC: Chị ơi! Em phải về chơi với
các bạn đây
NV: chào em,hẹn em buổi sau
nhé!
TC: vâng,em chào chị.
cảm
Kỹ
năng khích
lệ
Kỹ năng đặt
câu hỏi
ĐÁNH GIÁ:
Qua lần nói chuyện này,nhân viên CTXH đã sử dụng rất nhiều kỹ năng
như: Đồng cảm,khích lệ đối tượng,…
Nhân viên CTXH đã tìm được vấn đề của Hùng,hiểu được những mong
muốn,nguyện vọng của em,Hùng đã rất tin tưởng vào nhân viên CTXH.
Xác định vấn đề của Hùng như sau:
Hùng gia đình hoàn cảnh khó khăn,khi học nghề tại trung tâm em gặp
khó khăn trong việc nhìn nhận.Khi phải học nhiều quá mắt em đau.em luon
có mong muốn được mổ mắt.
3.3: THU THẬP DỮ LIỆU
19
Báo cáo kiến tập tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương
Ngoài những thông tin lấy được từ những cuộc nói chuyện giữa nhân
viên công tác xã hội với thân chủ,thì nhân viên CTXH tiến hành gặp cô giáo
chủ nhiêm lớp Hùng đẻ hiểu rõ hơn về vấn đề của Hùng.
PHÚC TRÌNH LẦN 3:
-Mục đích: thu thập thong tin về Hùng qua cô giáo chủ nhiệm
NGUYỄN THỊ KIM .
- Thời gian: 8h đến 8h30 ngày 25/07/2010.
- Địa điểm: Phòng 202,tầng 2, nhà A1 trung tâm BTXH Hải Dương
Nội dung Nhận
xét,đánh giá
của sinh viên
Cảm
xúc của
thân chủ
Nhận
xét của
giáo viên
NV: em chào cô ạh
Cô giáo: Cô chào em,mời em ngồi.
NV: dạ,thưa cô em xin phép cô một
chút thời gian để hiểu sâu hơn về
hoàn cảnh nhà em Hùng được
không?
Cô giáo:
NV: Dạ! em cảm ơn cô.em được
biết trong lớp cô Hùng học rất khá.
Cô giáo: Đúng vậy,Hùng rất chăm
học ,em học rất tôt môn Toán.Kết
quả cuối năm học em xết loại văn
hóa giỏi,hoc lực khá.
NV: Thưa cô! Em cũng được biết
thêm,ngoài việc chủ nhiệm lớp học
văn hóa ,cô chủ nhiệm cả lớp học
Kỹ năng
tạo lập mối
quan hệ,giải
thích vấn đề
Kỹ năng
đặt câu hỏi
Niềm
nở
Chia
20
Báo cáo kiến tập tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương
nghề(tin học)
Cô giáo: ừ,đúng vậy em àh!
NV: Như Vậy khi học Hùng gặp
nhiều khó khăn không cô?
Cô giáo: Mắt Hùng nhìn rất kém
em thường phải cuối gầm sát xuống
bàn ,nhìn thấy em như thế em rất
thương,tôi cũng luôn động viên
em .NV: cô ah! Các em khuyết tật
khi học nghề ở đây đêu gặp khó
khăn đúng không cô.
Cô giáo: ưh,nhưng các em luôn có
sự cố gắng.
NV :Vâng! Em cảm ơn cô ạh! Em
chào cô!
Kỹ năng
thấu cảm
sẻ ,tâm sự
Đánh giá:
Nhân viên CTXH đã thu thập được những thông tin về Hùng,đây là cơ sở
để tiến hành các bước tiếp theo.
3.4. CHUẨN ĐOÁN.
Từ những yếu tố ,những thông tin thu thập được nhân viên CTXH bắt đầu
chuẩn đoán ,phân tích, thẩm định .
Bước đầu Nhân viên CTXH xác định vấn đề của Hùng ở đâu,tính chất vấn
đề có nghiêm trọng không?
Vấn đề của Hùng là em khó khăn trong việc nhìn.
21
Báo cáo kiến tập tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương
Nhân viên CTXH tiến hành thẩm định xem có thể loại bớt những khó
khăn.Gỉa dụ:tìm tới các cá nhân ,các tổ chức xã hội,các hội từ thiện hỗ trợ
em về tài chính để giúp em có cơ hội được mổ mắt
3.5. LÊN KẾ HOẠCH TRỊ LIỆU.
Trong kế hoạch trị liệu nhân viên CTXH xác định loại hỗ trợ thích hợp nhất
đối với thân chủ cách can thiệp hiệu quả nhất,xác định mục đích trị liệu
Phúc trình lần 4.
- Mục đích: lập kế hoạch trị liệu
- Thời gian: 8h đến 9h ngày 27/07/2010
- Địa điểm: ghế đá-trung tâm bảo trợ xã hội Hải Dương
Kế hoạch trị liệu: có sự thống nhất giữa Thân chủ và Nhân viên
CTXH.
Nội dung Nhận
xét đánh giá
của sinh viên
Cảm
xúc thay
đỏi của
thân chủ
Nhận
xét của
giáo viên
22
Báo cáo kiến tập tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương
NV:Chào Hùng! Hai hôm rồi chị em
mình chưa gặp nhau ,em khỏe chứ ?
TC:Em khỏe chị ạh.
NV:Hôm nay chị tới gặp em ,chị có
một số kế hoạch và hoạt động để hai
chị em mình cùng thảo luận và thống
nhất với nhau .Em đồng ý chứ?
TC:Vâng em đồng ý chị nói đi.
NV: Hùng àh ! Khi nào em thay việc
học vất quá thì em phải nghỉ ngơi ,để
cho đôi mắt em được thư giãn .Em
hiểu không?
TC:Vâng !Em hiểu ,em xin nghe lời
chị.
NV:CHị biết em luôn mong muốn
một ngày nào đó được mổ mắt để em
có thể nhìn một cách rõ hơn thì chị
sẽ nói chuyện với ban giám đốc
trung tâm tìm nguồn tài trợ giúp
em ,nhưng điều này cần sự hỡ trợ từ
phía gia đình em nữa.
TC:Em rất cảm ơn chị.
NV: Giờ em phải cố gắng học tập
cho tốt nhé.
TC:Vâng em sẽ cố gắng chị ạh! NV:
Đó là những gì mà cả ông bà bố mẹ
em mong muốn đó.
Kỹ năng
đặt vấn đề
Kỹ năng thấu
cảm
Lắng
nghe
23
Báo cáo kiến tập tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương
TC:Em xin hứa với chị .Em sẽ cố
gắng hết sức.
NV: ừh.cố lên em.chị về đây.Chào
em nhé.
Kỹ năng
khích lệ
Lắng
nghe
ĐÁNH GIÁ :
Qua việc lên kế hoạch trị cho thân chủ nhân viên CTXH đã đưa ra các
muc tiêu cụ thể cần phải làm ,thân chủ đã lựa chộn và thống nhất.Nhân viên
CTXH đảm bảo quyền tự quyết cho thân chủ.
3.6. TRỊ LIỆU.
Nhà trường đã cùng nhân viên CTXH đưa em đến bệnh viện mắt
TRUNG ƯƠNG để khám xem mực độ nhìn của em là bao nhiêu? Sau đó tim
nguồn tài trợ từ các cá nhân ,cộng đồng ,tổ chức xã hội để em có điều kiện
mổ mắt.
24
Báo cáo kiến tập tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương
Trong quá trình học của em thì nói qua với cô giáo chủ nhiệm tạo mọi
điều kiện để giúp đỡ em ,không gây áp lực cho em khi học.
Phía gia đình quan tâm nhiều hơn
Nhân viên CTXH tiến hành tham vấn cho thân chủ cách chăm sóc sức khỏe
bản thân ,về đôi mắt cần thường xuyên để mắt thư giãn.
3.7.LƯỢNG GIÁ.
Qúa trình lượng giá đan xen suốt quá trình trị liệu .Lượng giá cho thấy thân
chủ đã thay đổi về mặt nhận thức
VỀ PHÍA THÂN CHỦ.
Hùng đã biết cách chăm sóc bản thân mình ,nhất là đôi mắt.Em biết cách
nghỉ ngơi đúng giờ giấc để giúp đôi mắt em được thư giãn.
VỀ NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI:
-Nhiệt tình năng động ,sáng tạo ,linh hoạt.
-Cảm thông ,thấu hiểu ,chân thành ,chia sẽ
-Đã biêt sử dụng các kỹ năng vào giải quyết vấn đề của thân chủ.như: tham
vấn ,tạo lập mối quan hệ ,lắng nghe, thấu cảm…
-Đã biết sử dụng tiến trình 7 bước công tác xã hội cá nhân vào giải quyết
vấn đề của thân chủ.
-Biết lượng giá những mặt hạn chế và tích cực.
-Đã tạo lập được mối quan hệ bền vững với thân chủ và cô giáo chủ nhiệm.
Tuy nhiên bản thân nhân viên CTXH cũng nhận thấy mình cũng có những
mặt hạn chế:
- Không gặp được trực tiếp bố mẹ Hùng lên thiếu một số thông
tin về em.
- Thiếu kinh nghiệm thực tế
III.KẾT LUẬN.
25