Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Báo cáo chuyên đề Thảo Luận Với Gia Đình Về Tiên Lượng Và Chẩn Đoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.44 KB, 3 trang )

Báo cáo chuyên đề 6: THẢO LUẬN VỚI NGƯỜI BỆNH VÀ GIA ĐÌNH
NGƯỜI BỆNH VỀ CHẨN ĐOÁN VÀ TIÊN LƯỢNG BỆNH
1. Mô tả vấn đề:
Cùng với sự tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị bệnh của y học hiện đại
ngày nay thì quyền lợi của người bệnh ngày càng được nâng cao và được cụ thể
hóa bằng văn bản. Quyền của người bệnh và gia đình người bệnh bao gồm các
quyền về: Được khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc kịp thời, tận tình chu đáo;
Được tôn trọng các giá trị và niềm tin cá nhân; Được bảo vệ an toàn;. Trong đó
quyền được cung cấp thông tin vô cùng quan trọng, nó góp phần Được cung cấp
thông tin rất lớn đến kết quả của quá trình điều trị và chăm sóc bệnh nhân.
Việc thảo luận với người bệnh và gia đình người bệnh về chẩn đoán và
tiên lượng bệnh là hết sức cần thiết, nó góp phần giúp người bác sĩ củng như
người điều dưỡng nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của người bệnh và người
nhà người bệnh. Giúp cho người bệnh củng như gia đình của họ hiểu biết hơn về
chẩn đoán bệnh, hiễu biết hơn về căn bệnh mà người bệnh mắt phải. Giúp cho họ
biết được tiên lượng về bệnh là nặng hay nhẹ, có thể liên quan đến tính mạng
hây không.
Để kiệp thời đưa đến người bệnh và người nhà người bệnh những thông
cần thiết về căn bệnh thì mỗi bác sĩ, mỗi điều dưỡng cần phải thường xuyên trò
chuyện, tổ chức các buổi thảo luận với người bệnh và gia đình người bệnh đễ
cung cấp cho người bệnh và người nhà người bệnh những thông tin hữu ích về
bệnh, đễ họ kiệp chuẩn bị những thứ cần thiết nhất để điều trị bệnh. Chính vì vậy
nhóm chúng tôi chọn chuyên đề “Thảo luận với người bệnh và gia đình người
bệnh về chẩn đoán và tiên lượng bệnh”.
2. Câu hỏi PICO:
- P (patient): Người bệnh và gia đình người bệnh.


- I (intervention): Người bệnh và gia đình người bệnh hiễu rõ được chẩn
đoán và tiên lượng về bệnh.
- C(Comparison): Giữ nhóm người bệnh và gia đình người bệnh được thảo


luận và nhóm người bệnh và gia đình người bệnh không được thảo luận thì nhóm
nào đạt kết quả điều trị tốt hơn.
- O (Outcome): Nhóm người bệnh và gia đình người bệnh được thảo luận
sẽ biết được chẩn đoán và tiên lượng về bệnh góp phần cho công tác chăm sóc và
điều trị đạt kết quả tốt hơn.
3. Mục tiêu:
a. Mục tiêu tổng quát:
- Giúp người bệnh và gia đình người bệnh biết được chẩn đoán và tiên
lượng về bệnh.
b. Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá được nhóm người bệnh và gia đình người bệnh được thảo luận
và nhóm người bệnh và gia đình người bệnh không được thảo luận thì nhóm nào
đạt kết quả điều trị tốt hơn.
- Đánh giá được các yếu tố liên quan đến kết quả cuộc thảo luận.
4. Chương trình can thiệp:
- Xây dựng kế hoạch thảo luận cụ thể trên từng bệnh nhân và gia đình
bệnh nhân, từ hồ sơ bệnh án, tranh ảnh, báo chí,… các công cụ hổ trợ.
- Phải nắm gõ về bệnh củng như các kết quả cận lâm sàng, triệu chứng lâm
sàng của từng bệnh nhân.
- Phải biết được hoàn cảnh gia đình, yếu tố tâm lý của bệnh nhân và gia
đình của bệnh nhân.
- Cần có các chính sách xã hội để hổ trợ cho bệnh nhân và gia đình khi cần
thiết.


- Cần có các chế độ ưu tiên trong khi người bệnh và gia đình là người già
neo đơn, nghèo và trẻ nhỏ đang nằm viện điều trị.
5. SWOT chưng trình:
- Điểm mạnh:
+ Giúp bệnh nhân và gia đình biết được chẩn đoán bệnh mà bệnh nhân

mắc phải và biết được tiên lượng bệnh, diễn biến bệnh trong suốt thời gian điều
trị bệnh.
+ Giúp bệnh nhân giải quyết được một phần khó khăn về vật chất và tinh
thần.
+ Giúp cho quá trình điều trị bệnh của bệnh nhân được tốt hơn.
- Điểm yếu:
+ Không giúp được bệnh nhân và gia đình giãi quyết được mọi khó khăn
trong quá trình điều trị bệnh.



×