Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (453.56 KB, 7 trang )

TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH

TỔ NGỮ VĂN

NỘI DUNG ÔN TẬP THAM KHẢO THPT QUỐC GIA
NĂM 2020 - Môn: NGỮ VĂN

LUYỆN TẬP KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản; hiểu ý nghĩa của văn
bản, tên văn bản.
* Lưu ý: Đối với dạng câu hỏi này, cần đọc kỹ văn bản, tìm xem trong đó các từ ngữ nào
được lặp đi lặp lại. Xét nội dung của nó nói về điều gì? Xác định được nội dung rồi thì
đặt tên cho văn bản.
2. Những hiểu biết về từ ngữ, cú pháp, chấm câu, cấu trúc, thể loại văn bản…
- Dạng đề này thường cho một đoạn văn có sai sót và cho học sinh nhận biết từ đó trả lời
các câu hỏi.
3. Gọi tên các biện pháp tu từ và phân tích tác dụng của chúng.
* Lưu ý: Đối với dạng câu hỏi này, các em cần ôn lại kiến thức về các biện pháp tu từ từ
vựng như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói
tránh,… và các biện pháp tu từ cú pháp như Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ,
đảo ngữ, đối,…
4. Xác định phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh (bài văn
thuyết minh về một loại đồ vật, loài cây, một danh lam thắng cảnh…), nghị luận, hành
chính.
5. Các thao tác lập luận: Giải thích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ, phân tích.
6. Các thao tác lập luận (kiểu kết cấu/ thao tác nghị luận): diễn dịch, quy nạp, song
hành, móc xích, tổng – phân – hợp, nêu phản đề, so sánh tương đồng và tương phản,
nhân quả… ….
7. Các phong cách ngôn ngữ: phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ
báo chí, phong cách ngôn ngữ chính luận, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách
ngôn ngữ khoa học, phong cách ngôn ngữ hành chính.


8. Các phép liên kết: Phép lặp, phép thế, phép nối, phép đồng nghĩa trái nghĩa, phép liên
tưởng
9. Các thể thơ: - thơ tứ tuyệt, thơ ngũ ngôn, thơ lục ngôn, thơ thất ngôn, thơ tự do…
- thơ lục bát, thơ song thất lục bát, thơ văn xuôi (câu thơ dài như câu văn
nhưng có vần điệu)
* Các biện pháp tu từ từ vựng (thường hay gặp):
1. Ẩn dụ: là biện pháp tu từ chuyển đặc tính của đối tượng (sự vật, hiện tượng) này cho
đối tượng khác, theo nguyên tắc có sự tương đồng hoặc tương phản về một mặt nào đó
giữa chúng.
Ví dụ: Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

Thuyền, bến: ẩn dụ chỉ người con trai và con gái.
Trông lên mặt sắt đen sì
 Mặt sắt đen sì: ẩn dụ chỉ quan xử kiện.
2. Hoán dụ: là phương thức tu từ, thực hiện bằng việc chuyển nghĩa của từ, dựa vào sự
gần nhau của các đối tượng sự vật. Các hiện tượng được chuyển nghĩa cho nhau bằng
phép hoán dụ thường có quan hệ cặp đôi với nhau:
Trang 1/7


+ bộ phận và toàn thể:
Ví dụ:
Đàn bà dễ có mấy tay
Đời xưa mấy mặt, đời nay mấy gan (Nguyễn Du)
 Tay, mặt, gan: chỉ con người
+ đồ vật và chất liệu:
Ví dụ: có thể nói vàng, bạc thay cho các đồ nữ trang cụ thể làm bằng kim loại ấy.
+ Vật phẩm và người làm ra nó:
Ví dụ: đọc Ức Trai….  nói tới việc đọc thơ văn Nguyễn Trãi

3. Chơi chữ (lộng ngữ): tập trung khai thác những tương đồng về ngữ âm, ngữ nghĩa,
văn cảnh nhằm tạo nên những liên tưởng bất ngờ, thú vị; thường mang tính hài hước, hay
được sử dụng trong các thể tài trào phúng.
Ví dụ: Chữ tài liền với chữ tai một vần (Nguyễn Du)
Lợi thì có lợi mà răng chẳng còn (Ca dao)
4. Nói mỉa (phản ngữ): là cách nói bóng gió, biểu thị sự chế giễu hoặc châm biếm. Là
sự phản đối, ẩn đằng sau mặt nạ của sự đồng ý, tán thưởng.
Ví dụ:
Thật thà cũng thể lái trâu
Yêu nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng.
5. Phóng đại (Ngoa dụ): cơ sở của ngoa dụ là phóng đại và cường điệu đặc tính, quy mô
của đối tượng hoặc hiện tượng được miêu tả.
Ví dụ: Chén sầu đổ ướt tràng giang (Nguyễn Bính)
6. Nhân hóa: là một dạng đặc biệt của ẩn dụ, chuyển những đặc điểm của con người
sang những đối tượng và hiện tượng không phải là cơ thể sống
Ví dụ: Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
7. So sánh: được thực hiện trên cơ sở đối chiếu và tìm ra những dấu hiệu tương đồng
hoặc tương phản nhằm làm nổi bật thuộc tính, đặc điểm của sự vật hoặc hiện tượng này
qua thuộc tính, đặc điểm của sự vật hiện tượng khác. Dạng thông thường của so sánh có
hai vế, nối với nhau bởi các lien từ: như bằng, hơn, kém, …
Ví dụ: Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
 Đối tượng đem so sánh: tháng giêng, đối tượng dùng để đối chiếu: cặp môi gần;
thuộc tính chung: ngon.
8. Nói giảm nói tránh: ngược với ngoa dụ, nhằm giảm bớt hoặc né tránh hậu quả kích
động của thong báo
Ví dụ: Áo bào thay chiếu anh về đất
 Về đất: Chết
9. Điệp từ, điệp âm, điệp vần, điệp thanh: lặp lại từ ngữ nhằm nhấn mạnh
Ví dụ: Điệp từ: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi,
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Điệp vần: Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
Điệp thanh: Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan
Điệp âm đầu: Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông
10. Từ láy:
Ví dụ: Những luồng run rẩy rung rinh lá
11. Phép đối:
Ví dụ: Ngàn thước lên cao/ ngàn thước xuống.
* Các biện pháp tu từ cú pháp
1. Điệp cú pháp: lặp lại các câu có kết cấu ngữ pháp giống nhau
Trang 2/7


Ví dụ: Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
2. Phép liệt kê:
Ví dụ: Các người ở cùng ta, coi giữ quyền binh đã lâu ngày, không có mặc thì ta cho áo,
không có ăn thì ta cho cơm; quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng; đi thủy
thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa; …
3. Phép chêm xen: các bộ phận chêm xen đều đứng ở vị trí giữa câu hoặc cuối câu, sau
bộ phận được chú thích. Chúng xen vào trong câu để ghi chú thêm thong tin nào đó. Khi
viết, chúng được tách ra bằng dấu phẩy, dấu ngoặc đơn, hoặc dấu gạch ngang. Chúng có
tác dụng bổ sung hoặc giải thích cho từ ngữ đi trước hoặc bổ sung thêm sắc thái tình cảm
cho người viết.
Ví dụ: Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)

4. Phép đối câu:
Ví dụ:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song.
5. Phép đảo trật tự cú pháp:
Ví dụ:
Củi một cành khô lạc mấy dòng
ĐỀ THAM KHẢO
Đề 1:
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những
ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất.
Nếu bạn không bao giờ theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc khác nào đó, day
dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày.
Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?
Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều
mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn
càng chắc chắn về chất liệu mà bạn muốn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng
giống với hình dung của bạn. Bằng không có thể nó sẽ là những màu mà người khác
thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.
Đừng để ai đó đánh cấp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình,
nó đang nằm trong nơi sâu thẩm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được
đánh thức.
(Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà Văn, 2012)
Câu 1: Xác định thao tác lập luận.
Câu 2: Anh chị hiểu thế nào về câu: Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu
bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về
Trang 3/7



chất liệu mà bạn muốn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung
của bạn?
Câu 3: Nêu thông điệp của văn bản.
Câu 4: Viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ước mơ
của mỗi người.
Đề 2
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Để theo đuổi ước mơ của mình, bạn phải hành động. Nếu không, bạn sẽ mất cơ hội.
Hãy chủ động hành động thay vì để cuộc đời đưa đẩy bạn. Nếu không có được những gì
bạn muốn, thì hãy chủ động tạo ra những gì bạn muốn. Đấng Sáng Tạo sẽ thắp sáng con
đường bạn đi. Vận may của cả đời bạn, cánh cửa của những ước mơ đang mở ra. Con
đường dẫn tới mục đích sống có thể xuất hiện trước bạn bất cứ lúc nào.
Ngay cả khi đã xác lập được mục đích sống mạnh mẽ và đã phát triển được nguồn
hy vọng lớn lao, niềm tin sâu sắc, lòng tự tôn, thái độ sống tích cực, lòng dũng cảm, tính
kiên cường, khả năng thích nghi và những mối quan hệ tốt, bạn không thể chỉ ngồi đó và
chờ đợi vận may đến với mình. Trên con đường vươn tới thành công, bạn phải nắm bắt
từng cơ hội. Đôi khi bạn nhận thấy rằng trở ngại xuất hiện trên con đường của bạn
không vì mục đích nào khác ngoài mục đích mở ra cơ hội để đưa bạn tới vị trí cao hơn.
Nhưng bạn phải có lòng dũng cảm và sự quyết tâm để vươn lên.
Một trong những khẩu hiệu của tôi tại Tổ chức Life Without Limbs là "một ngày
mới, một cơ hội mới". Không có những khẩu hiệu được đóng khung trên tường - chúng
tôi cố gắng tạo ra những khẩu hiệu từ chính các hành động của mình.
(Trích Sống cho điều ý nghĩa hơn - Nick Vujicic, Nxb. Tổng hợp
Tp. Hồ Chí Minh, 2015, tr. 89 - 90)

Câu 1: Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2: Anh, chị hiểu thế nào về câu nói: Đôi khi bạn nhận thấy rằng trở ngại xuất hiện
trên con đường của bạn không vì mục đích nào khác ngoài mục đích mở ra cơ hội để
đưa bạn tới vị trí cao hơn?
Câu 3: Thông điệp nào mà đoạn trích gợi ra có ý nghĩa nhất đối với anh, chị?

Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về khẩu hiệu: một ngày mới, một cơ hội mới
Đề 3:
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
tôi yêu
chất người đầu tiên
những giọt sương lặn vào lá cỏ
qua nắng gắt, qua bão tố
vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức sống
vẫn long lanh, bình thản trước vầng dương
trong mờ mịt mưa giăng tôi trở lại mùa màng
mà tiếng nói chúng ta là hạt giống
không ai dám đùa với niềm hi vọng
thao thức trên bàn tay người thợ gieo trồng
ta phải đâu người há miệng chờ sung
nhưng con đường đến trái chín
Trang 4/7


chưa bao giờ đơn giản
và tôi biết
những tượng đài những vinh quang dễ dãi
thật xa lạ với người tù thuở ấy
(Bùng nổ của mùa xuân - Thanh Thảo)
Câu 1: Xác định biện pháp tu từ trong câu thơ: trong mờ mịt mưa giăng tôi trở lại mùa
màng/mà tiếng nói chúng ta là hạt giống
Câu 2: Theo anh/chị chất người đầu tiên mà tác giả nói đến trong đoạn trích là gì?
Câu 3: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ.
Câu 4: Viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ cá nhân về câu thơ: tiếng nói chúng ta là hạt
giống.
Đề 4:

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Trong gió nóng những trưa hè ngột ngạt
Mẹ ru tôi hạt cát sạn hàm răng
Vừa lớn khôn tôi đã biết đào hầm
Dưới bom đạn gió Lào vẫn thổi
Và trên cát lại thêm cồn cát mới
Có mặt trời lăn như bánh xe
Cuộc đời tôi có cát chở che
Khi đánh giặc cát bụi làm công sự …
Giữa gió cát, giữa những ngày ác liệt
Tôi nghĩ về tha thiết một màu xanh
Một rừng cây trĩu quả trên cành
Tôi vun gốc và tay tôi sẽ hái
Nhà của tôi, tôi sẽ về dựng lại
Ánh ngói hồng những khuôn mặt mai sau
Em mới về em chưa thấy gì đâu
Chỉ có cát và gió Lào quạt lửa
Ngọn gió bỏng khi đi thành nỗi nhớ
Cát khô cằn ở mãi hóa yêu thương.
(Trích Gió Lào cát trắng, Xuân Quỳnh, Thơ
Việt Nam 1945- 1985)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ trên.
Câu 2: Hãy chỉ ra 04 từ ngữ, hình ảnh thể hiện thời tiết khắc nghiệt của quê hương?
Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung hai dòng thơ:
Ngọn gió bỏng khi đi thành nỗi nhớ
Cát khô cằn ở mãi hóa yêu thương.
Câu 4: Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 dòng trình bày suy nghĩ của anh/chị về hình ảnh
quê hương trong lòng con người hiện đại.


Trang 5/7


CÁC CÁCH THỨC TRÌNH BÀY ĐOẠN VĂN
VÀ RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN
I. Các cách trình bày
1.Đoạn văn diễn dịch
Là đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát, đứng ở đầu đoạn, các câu còn
lại triển khai cụ thể ý của của câu chủ đề, bổ sung làm rõ cho câu chủ đề. Các câu triển
khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, có thể
kèm theo nhận xét, đánh giá và bộc lộ cảm nhận của người viết.
2.Đoạn văn quy nạp
Là đoạn văn được trình bày đi từ các ý nhỏ đến ý lớn, từ các ý chi tiết đến ý khái quát, từ
ý luận cứ cụ thể, đến ý kết luận bao trùm. Theo cách trình bày này câu chủ đề nằm ở vị
trí cuối đoạn. Ở vị trí này câu chủ đề không làm nhiệm vụ định hướng nội dung triển
khai cho toàn đoạn mà lại làm nhiệm vụ khép lại nội dung cho đoạn ấy. Các câu trên
dược trình bày bằng các thao tác lập luận, minh họa, cảm nhận và rút ra nhận xét đánh
giá chung.
3. Đoạn tổng - phân - hợp
Là đoạn văn phối hợp diễn dịch với quy nạp. Câu mở đầu đoạn nêu ý khái quát bậc một,
các câu tiếp theo triển khai cụ thể ý khái quát. Câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang
tính chất nâng cao, mở rộng. Những câu triển khai ý được thực hiện bằng các thao tác
giải thích, chứng minh, phân tích,bình luận, nhận xét đánh giá hoặc nêu suy nghĩ … từ
đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp, khẳng định, nâng cao vấn đề.
4.Đoạn văn song hành
Là đoạn văn có các câu triển khai nội dung song song nhau, không nội dung nào bao
trùm lên nội dung nào. Mỗi câu trong đoạn văn nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn
làm rõ cho nội dung đoạn văn.
5.Đoạn văn móc xích
Là đoạn văn mà các ý gối đầu đan xen nhau và thể hiện cụ thể bằng việc lặp lại một vài

từ ngữ đã có ở câu trước vào câu sau. Đoạn móc xích có thể có hoặc không có câu chủ
đề.
II. Hình thành kĩ năng dựng đoạn
1.Những kiến thức cần huy động
a.Làm văn
* Phương thức biểu đạt, vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt.(miêu tả, tự sự, biểu
cảm, thuyết minh, nghị luận…)
* Các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ; sự
kết hợp các thao tác lập luận.
* Bố cục đoạn văn nghị luận (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn)
* Diễn đạt trong văn nghị luận:
- Cách dùng từ ngữ:
+ Lựa chọn từ ngữ chính xác phù hợp với vấn đề nghị luận, tránh dùng từ lạc phong cách
hoặc từ ngữ sáo rỗng, cầu kì.
+ Kết hợp sử dụng các phép tu từ và một số từ ngữ mang tính biểu cảm.
- Cách kết hợp các kiểu câu:
+ Kết hợp một số kiểu câu để tạo nên giọng điệu linh hoạt, biểu hiện cảm xúc
+ Sử dụng các phép tu từ cú pháp để tạo nhịp điệu nhấn mạnh cảm xúc.
Trang 6/7


b. Tiếng Việt
- Các kiểu câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp, theo mục đích nói.
- Các phương tiện, các phép liên kết câu …
- Phong cách ngôn ngữ, các biện pháp tu từ …
c. Kiến thức Văn học và kiến thức trong đời sống.
2.Các bước tiến hành viết đoạn văn (tổng – phân – hợp)
Bước 1: Xác định cách thức triển khai đoạn văn: Diễn dịch, quy nạp, móc xích,
song hành, tổng- phân – hợp
Bước 2: Xác định chủ đề của đoạn văn và xây dựng kết cấu đoạn văn

* Xác định chủ đề của đoạn văn
- Căn cứ vào gợi ý từ câu hỏi
- Căn cứ vào nội dung đoạn trích phần đọc – hiểu
*Xây dựng kết cấu đoạn văn
- Phần mở đoạn: Khái quát nội dung, nêu được chủ đề.
- Phần thân đoạn: Triển khai làm rõ chủ đề
+ Giải thích
+ Bàn luận
+ Mở rộng
+ Bài học nhận thức và hành động
- Phần kết đoạn: Đánh giá về vấn đề
Bước 3: Viết đoạn văn.
Bước 4 : Đọc lại và sửa chữa.

Trang 7/7



×