Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng tư duy tổng hợp theo lãnh thổ thông qua sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam cho học sinh lớp 9 trường THCS Tân Phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.05 KB, 29 trang )

PHÒNG GD & ĐT TÂN SƠN
TRƯỜNG THCS TÂN PHÚ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Rèn kĩ năng tư duy tổng hợp theo lãnh thổ thông qua
sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam cho học sinh lớp 9
trường THCS Tân Phú

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Quỳnh
Chức vụ : Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Địa lý 9


MỤC LỤC

I. ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................1
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..................................................................................... 3
1. Thực trạng của vấn đề........................................................................................ 3
2. Các biện pháp giải quyết vấn đề........................................................................ 7
3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm...............................................................16
III. KẾT LUẬN......................................................................................................19
1. Kết luận.............................................................................................................. 19
2. Kiến nghị……...……………………………………………………………….19


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

GDP



Tổng thu nhập quốc dân

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

TB

Trung bình

THCS

Trung học cơ sở

TSHS

Tổng số học sinh

SKKN

Sáng kiến kinh nghiệm


I.


ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong thời đại ngày nay, sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kĩ thuật và
công nghệ là đặc điểm nổi bật và là sự thiết yếu của phát triển bền vững. Xu
hướng đó đã đặt ra những yêu cầu cho giáo dục đào tạo là xây dựng con
người mới năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Trước tình hình đó nhiệm vụ của giáo viên nói chung, giáo viên địa lí nói
riêng ở Trường THCS phải cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học
địa lý bằng cách sử dụng nhiều phương pháp dạy học mới, khai thác triệt để
các phương tiện trực quan đề nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo của
học sinh.
Đối với môn học Địa lý việc sử dụng bản đồ, Atlat là đặc trưng của bộ môn
Địa lý. Vì tất cả các tri thức địa lý cơ bản đều được biểu hiện trong các
phương tiện dạy học này.
Atlat là một công cụ rất quan trọng trong dạy và học môn Địa lý của giáo
viên và học sinh. Atlat được xem như cuốn sách giáo khoa thứ hai giúp cho
người học đào sâu những tri thức địa lý và đồng thời giúp cho giáo viên
thuận lợi trong việc giảng dạy môn địa lý.

1


Một trong những vai trò quan trọng của giáo viên địa lý phổ thông hiện nay
là hướng dẫn học sinh (HS) sử dụng Atlat để khai thác thông tin tìm tòi
khám phá kiến thức mới. Rèn luyện cho HS kĩ năng về bản đồ, biểu đồ, các
kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp để lĩnh hội một cách chuẩn xác và phát
huy được tính tích cực trong học địa lý. Trong các kĩ năng đó thì việc rèn
cho học sinh kĩ năng tư duy tổng hợp theo lãnh thổ là một trong những kĩ
năng quan trọng nhất đối với việc học Địa lý. Khi đã hình thành được tư duy
lãnh thổ thì việc học Địa lý trở nên rất đơn giản, dễ dàng học sinh sẽ có hứng

thú hơn đối với bộ môn. Học sinh có thể nhìn vào vị trí, địa hình của một
khu vực trên bản đồ để tìm ra mối liên hệ với khí hậu, đặc điểm tự nhiên,
dân cư và kinh tế của khu vực đó. Vì vậy nếu có được kĩ năng tư duy theo
lãnh thổ và kĩ năng đọc bản đồ, Atlat,… thì đây sẽ là một nguồn tri thức vô
cùng phong phú, đa dạng cho học sinh.
Trong thực tế hiện nay ở Trường THCS, việc sử dụng Atlat trong dạy học địa
lý còn nhiều hạn chế. Phần lớn giáo viên chưa nhận thức một cách đầy đủ,
chưa khai thác sử dụng nguồn tri thức trong Atlat.
Về phía HS chưa quan tâm đến Atlat, rất ít khi sử dụng Atlat nên trang bị
Atlat chưa đầy đủ. Mặt khác HS vẫn còn yếu về kĩ năng sử dụng bản đồ,
biểu đồ, do vậy tồn tại một cách học thuộc lòng, thụ động, ghi nhớ máy móc,
chưa có năng lực độc lập tư duy sáng tạo. Từ đó hiệu quả học tập Địa lý
chưa cao, học sinh cảm thấy khó hiểu, trừu tượng, không hứng thú. Điều này
được thể hiện rõ qua thi cử, kiểm tra đánh giá và năng lực tư duy sáng tạo.

2


Đã có nhiều đề tài, sáng kiến kinh nghiệm đề cập về tầm quan trọng của
Atlat Địa lý Việt Nam đối với dạy học Địa lý nói chung và Địa lý THCS nói
riêng ví dụ như: Sáng kiến kinh nghiệm “Rèn kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí
Việt Nam cho học sinh trường THCS Tân Thành” của tác giả Đinh Thị Hà,
sáng kiến “ Sử dụng Atlat trong dạy học Địa lý tự nhiên lớp 12” của tác giả
Nguyễn Đạt Thành…. Tuy nhiên, trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, tôi
chú trọng vào việc hình thành, rèn luyện cho học sinh kĩ năng tư duy tổng
hợp theo lãnh thổ qua việc sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam, đặc biệt là đối với
học sinh lớp 9 THCS.
Từ thực tế trên, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Rèn kĩ năng tư duy tổng
hợp theo lãnh thổ thông qua sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam cho học sinh lớp 9
trường THCS Tân Phú ” để ghi lại những ý tưởng, kinh nghiệm mà bản thân

tôi đã thực hiện trong quá trình giảng dạy Địa lý 9 ở trường THCS Tân Phú
năm học 2018 - 2019.

II.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Thực trạng của vấn đề.
Qua nắm bắt tình hình thực tế và là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ
môn Địa lý ở trường THCS Tân Phú tôi nhận thấy:
Về cơ sở vật chất:

3


Cơ sở vật chất của trường THCS Tân Phú tương đối đầy đủ, có máy chiếu,
thiết bị, phòng học bộ môn....để đáp ứng cho việc dạy và học được thuận lợi
hơn. Tuy nhiên các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc dạy học môn Địa
lý lại chưa có nhiều, một phần đã hư hỏng, cũ nát. Một số bản đồ xuất bản từ
những năm trước, chưa có sự cập nhật thông tin mới mang tính thời sự, rất
kém hiệu quả khi sử dụng. Chưa có các mô hình Địa lý phục vụ cho việc dạy
học trực quan. Trong khi đối tượng của khoa học Địa lý rất rộng lớn, bao la,
khó có thể quan sát tổng quát nếu nhìn bằng mắt thường.Vì vậy phương tiện
trực quan như bản đồ, tranh ảnh là vô cùng cần thiết.
Mặt khác, điều kiện kinh phí của trường còn hạn hẹp, việc đầu tư mới lại
toàn bộ trang thiết bị là vô cùng khó khăn. Nếu có thể sử dụng một phương
tiện khác kết hợp nhằm cụ thể hóa các đối tượng Địa lý, tăng khả năng lĩnh
hội, tưởng tượng và tư duy của HS là hướng đi đúng đắn, cần thiết. Việc
trang bị Atlat Địa lý cho tất cả học sinh sẽ có nhiều thuận lợi hơn do giá
thành khá thấp, đa số học sinh đều có khả năng trang bị, hơn nữa bên cạnh

việc sử dụng học trên lớp, học sinh còn có thể sử dụng ở nhà khi làm các bài
tập hoặc tự nhiên cứu.
Việc dạy và học Địa lý không thể tách rời bản đồ nói chung và Atlat nói
riêng. Đó là cuốn sách giáo khoa thứ hai, khai thác Atlat không chỉ hiểu
được kiến thức mà còn là hình ảnh trực quan giúp giáo viên và học sinh
trong giảng dạy và học tập rất hiệu quả. Trong các kỳ thi, kỳ thi học sinh giỏi
đều được sử dụng Atlat để làm bài và khai thác kiến thức trong đó. Vì vậy
việc trang bị cho học sinh Atlat Địa lý Việt Nam cũng như kĩ năng sử dụng
Atlat trong học tập môn Địa lý là điều hết sức cần thiết.
Về phía giáo viên: Thực tế cho thấy hiện nay nhiều GV dạy học theo lối
dạy chay, lười sử dụng đồ dùng dạy học như bản đồ, tranh ảnh, máy chiếu…
dạy theo phương pháp cũ (GV thực hiện – trò sao chép). Từ đó không khơi
dậy được hứng thú của HS, dần dần làm HS cảm thấy môn Địa lý khó tiếp
cận, khô khan, nhàm chán, dẫn đến hiệu quả học tập chưa cao, chất lượng
còn hạn chế.

4


Việc làm đồ dùng dạy học tốn nhiều chi phí, thời gian, công sức không phải
GV nào cũng có thể thực hiện thường xuyên để bổ sung vào các thiết bị dạy
học trực quan. Đa số tâm lý còn ngại làm, ngại thử vì vậy khó áp dụng các
phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy học Địa lý.
Về phía học sinh:
Trường THCS Tân Phú năm học 2018 - 2019 khối lớp 9 có 3 lớp, tổng sĩ số
là 109 HS trong đó:
Về thành phần dân tộc: Đa số là dân tộc Mường chiếm 65,1%, dân tộc Kinh
chỉ chiếm 34,9%, do đặc trưng của trường nằm trên địa bàn miền núi.
Về học lực: học lực trung bình chiếm tỉ lệ khá lớn (37,5%), HS có học lực
khá chiếm tỉ lệ 49,5%, HS giỏi chỉ chiếm 12,8%. Như vậy, nhìn chung học

lực của HS khối 9 là chưa thực sự cao.
Bảng tỉ lệ học lực của HS được nghiên cứu (%)
Học lực
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Tổng số

Số lượng
14
54
41
0
109

%
12,8
49,5
37,6
0
100

Về hạnh kiểm:
Bảng tỉ lệ hạnh kiểm của HS được nghiên cứu (%)
Hạnh kiểm
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu

Tổng số

Số lượng
84
23
2
0
109

5

%
77,3
20,9
1,8
0
100


Hạnh kiểm HS cũng ảnh hưởng đến sự hứng thú trong học tập, các em có
hạnh kiểm tốt thường là những em ngoan, chăm học, chịu khó và từ đó có
kết quả học tập cao, có sự đam mê khám phá kiến thức. Ngược lại những HS
có hạnh kiểm chưa tốt thường ý thức học tập thường kém, học yếu và có tư
tưởng chán học. Tỉ lệ HS có hạnh kiểm khá và trung bình ở trường còn cao
đòi hỏi GV cần quan tâm hơn về tâm lí HS và đầu tư bài giảng để luôn tạo
được sự mới lạ, lôi cuốn, thu hút sự tham gia tích cực trong học tập của HS.
Nhiều em chưa có thói quen tìm hiểu khám phá mà chỉ quen ghi chép tái
hiện những gì mà GV cung cấp. Do đó các em không có khả năng độc lập
suy nghĩ nên gặp khó khăn khi phải trực tiếp phân tích các biểu đồ, bản đồ,
trực tiếp tư duy, suy nghĩ tìm ra kiến thức.

Qua giai đoạn đầu năm khi chưa tích cực hướng dẫn học sinh khai thác Atlat
Địa lý Việt Nam vào giảng dạy thì tỉ lệ HS có kĩ năng tư duy lãnh thổ và sử
dụng bản đồ thành thạo còn rất thấp:
Kết quả khảo sát về kĩ năng sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam của học sinh
lớp 9 năm học 2018 – 2019

Thành thạo
Năm học
20182019

Đầu năm

Lớp

Sĩ số

Số


n
g

Ít thành thạo

Không biết
sử dụng
Atlat

9A


40

8

20,0

13

32,5

Số

ợ (%)
n
g
19
47,5

9B

36

2

5,6

11

30,6


23

63,8

9C

33

3

9,1

14

42,4

16

48,5

Tổng số

109

13

11,9

38


34,8

58

53,2

(%)

6

Số

ợn
g

(%)


Hơn nữa khi các em không có kĩ năng khai thác bản đồ Atlat mà kiến thức
Địa lý lại quá rộng (tìm hiểu các sự vật hiện tượng diễn ra trên Trái đất,
trong tự nhiên mà các em ít có điều kiện tiếp xúc), gây ra tâm lí ngại tìm
hiểu, khám phá, dẫn đến HS không mấy hứng thú, ảnh hưởng không nhỏ đến
chất lượng bộ môn.
Bảng kết quả khảo sát học lực môn Địa lý đầu năm học 2018-2019
MÔN
ĐỊA
L
Ý

LỚP TSHS


GIỎI
TS
%

KHÁ
TS
%

TB
TS

%

YẾU
TS
%

9A

40

13

32,5

16

40,0


11

27,5

0

0

9B

36

2

5,6

13

36,1

17

47,2

4

11,1

9C


33

0

0

6

18,2

22

66,7

5

15,1

109

15

13,8

35

32,1

50


45,9

9

8,2

9
KHỐI 9

7


Qua số liệu thống kê thực tế đầu năm học 2018 - 2019, một bộ phận lớn các
em chưa có hứng thú khi học tập môn Địa lý (chiếm khoảng trên 30% tổng
số HS được khảo sát). Khoảng hơn 40% số HS được khảo sát có hứng thú
học tập nhưng chưa nhiều. Những HS có hứng thú hơn các bạn trong lớp,
thực sự coi Địa lý là một môn học cần thiết thì chỉ chiếm khoảng hơn 20%.
Đây chính là điều khiến tôi trăn trở và suy nghĩ rất nhiều, mong muốn tìm ra
giải pháp giúp cho việc học tập bộ môn Địa lý của các em HS đạt kết quả
cao nhằm nâng cao chất lượng bộ môn trong năm học này cũng như những
năm học tiếp theo.
Nguyên nhân của thực trạng:
Qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu cho thấy việc học sinh chưa có kĩ năng
sử dụng Atlat cũng như kĩ năng tư duy tổng hợp theo lãnh thổ do những
nguyên nhân sau:
Học sinh chưa được tiếp cận nhiều với Atlat, bản đồ, do quan niệm sai lầm
của một bộ phận không nhỏ HS, phụ huynh về vị trí vai trò của môn Địa lý
trong nhà trường, xem đó là môn học phụ nên học qua loa, đại khái, nên việc
đầu tư đồ dùng học tập trong môn học chưa được đầy đủ. Học sinh chưa chú
ý sử dụng Atlat thường xuyên trong mỗi bài học.

Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học của nhà trường còn thiếu đặc biệt là
bản đồ nên việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh còn chua được thường
xuyên.

GV chưa truyền được cảm hứng học tập cho HS trong dạy học

môn học này.
Trường đóng trên địa bàn miền núi, hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất
nông nghiệp, trình độ dân trí còn thấp, nên phần lớn phụ huynh ít quan tâm
đến việc học tập của con cái mà chủ yếu giao khoán, phó mặc cho GV, nhà
trường, kinh tế khó khăn nên đầu tư cho đồ dùng học tập chưa nhiều, nhiều
học sinh còn thiếu sách giáo khoa phải mượn thư viện hoặc các lớp học
trước.
8


2. Các biện pháp giải quyết vấn đề
2.1. Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tìm hiểu các nội dung trong bản đồ
của Atlat để rút ra đặc điểm của các yếu tố tự nhiên, xã hội:
Muốn tìm hiểu được nội dung của mỗi bản đồ, biểu đồ thì việc hiểu các
ngôn ngữ của nó là việc hết sức quan trọng. Trong Atlat ngôn ngữ được
dùng là những quy định thống nhất, chính xác về màu sắc, ký hiệu, tỷ lệ của
bản đồ... Ngay từ trang đầu tiên của Atlat, giáo viên cần hướng dẫn cho học
sinh tìm hiểu và nắm vững các quy ước ở mục chú giải để có thể đọc nhanh,
đúng bản đồ và từ đó phân tích chính xác hơn. Giáo viên yêu cầu các em
thuộc càng nhiều ký hiệu càng dễ học tập.
Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh khi đọc bất cứ một bản đồ nào phải
đọc:
- Tên bản đồ để hình dung ra nội dung của bản đồ.
- Đọc phần chú giải để hiểu rõ các kí hiệu được dùng cho bản đồ đó.

- Sau đó sẽ tìm hiểu các kiến thức liên quan đến bài học được thể hiện trên bản
đồ, biểu đồ trong Atlat. Từ đó rút ra những nhận xét về các yếu tố của tự
nhiên và xã hội theo từng nội dung của bài học.
2.2. Khai thác bản đồ, biểu đồ trong Atlat để rèn luyện cho học sinh kỹ năng
tìm hiểu kiến thức địa lí về dân cư:
Ví dụ :
2.2.1. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách phân tích bản đồ trang 16 (dạy
bài 1 SGK Địa lý 9) học sinh rút ra nhận xét :
+ Phân bố các dân tộc nước ta không đều : Các nhóm dân tộc ít người chỉ có trên
13 % dân số nhưng phân bố rất rộng trên khắp các vùng trong cả nước. Dân
tộc Kinh tập trung đông ở đồng bằng, nhất là ở đô thị.
+ Hiểu được ngữ hệ và các nhóm ngôn ngữ của các dân tộc.
2.2.2. Phân tích các bản đồ, biểu đồ trang 15 của Atlat (dạy bài 2,3 SGK Địa
lý 9) rút ra kết luận về đặc điểm dân cư và nguồn nhân lực nước ta:

9


+ Dựa vào màu sắc của bản đồ, phân tích mật độ dân số: Nước ta có mật độ dân
số cao nhưng phân bố không đều ( tập trung đông ở Đồng bằng sông Hồng
và Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt mật độ dân số ở các thành thị rất
cao, thưa thớt ở miền núi nhất là vùng Tây nguyên ).
+ Phân tích biểu đồ phát triển dân số nước ta qua các năm, từ đó học sinh nhận
thức được : Dân số nước ta đông, gia tăng nhanh từ nửa sau thế kỷ XX đến
nay
( Năm 1960 có khoảng 30,17 triệu người. Năm 1989 có 64,41 triệu người. Năm
1999 có 76,60 triệu người. Năm 2007 có khoảng 85,17 triệu người ).
+ Phân tích tháp tuổi trong biểu đồ để rút ra kết luận : Dân số nước ta có kết cấu
dân số trẻ, giải thích xu hướng thay đổi cơ cấu theo độ tuổi ở nước ta. So
sánh được giới tính giữa nam và nữ tương đối cân bằng.

+ Qua biểu đồ sử dụng lao động theo ngành, học sinh có thể nhận thức được :
Nước ta có nguồn lao động dồi dào, tỷ lệ lao động trong nông - lâm - thuỷ
sản chiếm tỷ lệ cao, công nghiệp và dịch vụ còn thấp.
2.3. Phân tích bản đồ trong Atlat để rút ra nhận định tình hình phát triển
kinh tế của các ngành kinh tế nước ta:
Ví dụ 1 : Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để tìm hiểu tình hình sản xuất nông
nghiệp của nước ta.
+ Bản đồ trang 11 ( Dạy bài 7,8 SGK Địa lý 9): Giáo viên hướng dẫn học sinh
nghiên cứu:
Đặc điểm tài nguyên đất: Đất phù sa tập trung ở lưu vực sông Hồng và sông
Cửu Long, miền Duyên hải Trung Bộ để trồng lúa nước và các cây công
nghiệp ngắn ngày. Đất Feralit tập trung chủ yếu ở miền núi và trung du, phù
hợp với việc phát triển các cây công nghiệp dài ngày như : chè, cà phê, cao
su, hồ tiêu… Đồng thời phản ánh tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng.
Bên cạnh đó có thể tìm hiểu tài nguyên nước rất phong phú của nước ta do
có hệ thống sông ngòi chằng chịt và nhiều đầm hồ.

10


+ Bản đồ trang 9: Nói lên đặc điểm của nhân tố khí hậu của nước ta (Lượng
mưa, nhiệt độ ) phân hoá từ Bắc vào Nam. Các loại gió mùa hoạt động trên
lãnh thổ nước ta.
+ Bản đồ khái quát chung về nông nghiệp trang 18 ( Dạy bài 8 SGK Địa lý 9 ):
Học sinh tìm hiểu được hiện trạng sử dụng đất, sự phân vùng nông nghiệp
của nước ta.
Qua biểu đồ học sinh có thể lập được bảng giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị
sản xuất của các ngành trong nông nghiệp ( theo giá thực tế )

2000


Nông
nghiệ
p
79%

Lâm
nghi
ệp
4,7%

2007

70%

3,6%

Năm

Thuỷ sản

Tổng giá trị sản xuất
(tỉ đồng)

16,3%

163313,5

26,4%


338553,0

11


Nhìn bảng số liệu học sinh có thể phát hiện được sự tăng trưởng của các
ngành qua các năm đó.
+ Bản đồ trang 19 Atlat học sinh tìm hiểu và phát hiện :
- Ngành trồng trọt : Lúa : Biết được diện tích và sản lượng lúa các tỉnh, diện tích
trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực, giá trị sản xuất cây lương
thực trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt.
Như vậy từ nội dung sách giáo khoa kết hợp đọc bản đồ trong Atlat, học sinh
nhận thức sâu hơn, rộng hơn những nội dung các em học sinh cần lĩnh hội,
đỡ phải ghi nhớ máy móc, không cần học thuộc lòng những kiến thức mà có
thể tìm ngay trong bản đồ, giúp cho học sinh hoạt động trí tuệ hợp lý hơn.
- Ngành chăn nuôi : Dựa vào kỹ năng sử dụng Atlat như trên, học sinh sử dụng
biểu đồ trang 19 của Atlat để trình bày giá trị sản lượng của ngành chăn nuôi
trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn
nuôi qua các năm 2000, 2005, 2007.
Ví dụ 2: Dùng Atlat Địa lí Việt Nam để học sinh tìm hiểu sự phân bố lâm
nghiệp ( các loại rừng ) và thuỷ sản của nước ta ( Bài 9 SGK Địa lý 9).
Để trình bày được nội dung trên ta hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua
các trang bản đồ, biểu đồ trang 20 của Atlat, cụ thể:
+ Tổng diện tích rừng nước ta, quy mô giá trị sản xuất lâm nghiệp của các tỉnh
trong cả nước ( năm 2007 ).
+ Sự phát triển của ngành thuỷ sản :
- Về sản lượng thuỷ sản của cả nước qua các năm 2000, 2005, 2007.
Ví dụ 3: Sử dụng Atlat để học sinh tìm hiểu tình hình phát triển, phân bố
công nghiệp ở nước ta ( Bài 11,12 SGK Địa lý 9).
+ Khi giảng dạy nội dung về ngành công nghịêp ta phải hướng dẫn cho học sinh

biết sử dụng bản đồ công nghiệp chung trang 21 Atlat, cách thực hiện như
sau:
- Học sinh đọc kỹ, hiểu về ngành công nghiệp, các trung tâm công nghiệp trong
phần chú thích.
12


- Khai thác kiến thức trên lược đồ, biểu đồ thấy rõ đặc điểm phân hóa công
nghiệp nước ta như thế nào ?
+ Qua phần hướng dẫn kỹ năng sử dụng Atlat, học sinh nhanh chóng nhận thức
được:
- Công nghiệp nước ta phân bố không đều trên khắp lãnh thổ mà tập trung theo
từng khu vực, từng vùng như Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.
- Cơ cấu các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta, giá trị sản xuất của các
ngành công nghiệp, những trung tâm công nghiệp lớn là thành phố Hồ Chí
Minh và Hà Nội.
+ Phân tích bản đồ trang 22 học sinh có thể nhận biết được một số ngành công
nghiệp trọng điểm như: Công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến
lương thực, thực phẩm; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
Ví dụ 4: Sử dụng Atlat để học sinh tìm hiểu tình hình hoạt động các ngành
dịch vụ nước ta:
+ Phân tích bản đồ, biểu đồ trang 23, 24, 25 học sinh nhận thức được sự phân bố
và phát triển của các loại hình dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân:
- Mạng lưới giao thông và đầu mối giao thông vận tải chính ở nước ta, mối quan
hệ giữa ngành giao thông vận tải với các ngành kinh tế khác. Giao thông
đường bộ ngày càng phát triển. Giao thông đường thuỷ, đường sắt vận
chuyển khối lượng hàng hóa cao. Tuyến đường bay trong nước, quốc tế ngày
càng phát triển.
- Các hoạt động thương mại như : Nội thương ( Biết được tổng mức bán lẻ hàng
hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng các tỉnh theo đầu người, xuất nhập khẩu

các tỉnh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả
nước phân theo thành phần kinh tế của cả nước qua các năm …), ngoại
thương ( Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu năm 2007, xuất – nhập khẩu hàng hóa
giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ, xuất – nhập khẩu hàng hóa
qua các năm ).

13


- Vai trò của ngành du lịch rất quan trọng trong cơ cấu kinh tế nước ta, tiềm năng
to lớn của ngành du lịch được thể hiện qua các trung tâm du lịch quốc gia,
vùng, các điểm du lịch trong cả nước, số lượng khách du lịch và doanh thu
từ du lịch từ năm 1995 đến năm 2007. Cơ cấu khách du lịch quốc tế phân
theo khu vực, quốc gia, vùng lãnh thổ năm 2000 - 2007.
Tài nguyên du lịch phong phú của nước ta như: Di sản văn hoá thế giới, di sản
lịch sử cách mạng, di tích lịch sử cách mạng, các làng nghề truyền thống…
Qua các phân tích trên ta thấy rằng: Khi tìm hiểu một số kiến thức về kinh
tế - xã hội, việc sử dụng Atlat đã giúp cho học sinh có phương pháp tiếp thu
kiến thức chủ động so với cách học thụ động trước đây. Học sinh tự tìm hiểu
các kiến thức cần thiết, bổ ích, ít phải thuộc lòng các kiến thức một cách
máy móc, tầm nhìn khoa học của học sinh được mở rộng hơn.
Ví dụ 5: Sử dụng Atlat để tìm hiểu các vùng kinh tế trọng điểm của nước
ta:
- Phân tích bản đồ, biểu đồ trang 30 học sinh biết được:
+ Vị trí và phân bố các vùng kinh tế trọng điểm: vùng kinh tế trọng điểm phía
Bắc, vùng kinh tế trọng điểm phíaNam, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
+ GDP bình quân đầu người của các vùng kinh tế trọng điểm và cả nước.
+ Dân số, diện tích của 3 vùng kinh tế trọng điểm so với cả nước.
+ GDP bình quân đầu người phân theo tỉnh của các vùng kinh tế trọng điểm.
+ GDP của các vùng kinh tế trọng điểm so với cả nước.

Như vậy việc khai thác kiến thức qua bản đồ, biểu đồ, học sinh nhận thức
kiến thức địa lí một cách nhẹ nhàng, đơn giản, tăng thêm hứng thú, trên cơ
sở đã mã hoá các thông tin bằng ký hiệu, màu sắc, kích thước... làm cho học
sinh say mê học môn Địa lí hơn.
2.4. Phân tích bản đồ, biểu đồ để rút ra nhận định về tình hình phát triển
kinh tế của các Vùng kinh tế nước ta:

14


Nội dung kiến thức quan trọng của chương trình Địa lí 9 là nghiên cứu các
vùng kinh tế. Vấn đề phát triển kinh tế của mỗi vùng vừa thể hiện đặc điểm
chung của cả nước, vừa thể hiện tính chất đặc thù riêng của từng vùng. Vì
vậy khi trình bày nội dung kiến thức của vùng đòi hỏi phảỉ có kĩ năng sử
dụng nhiều trang Atlat để tìm hiểu kiến thức. Giáo viên cần hướng dẫn học
sinh làm như sau:
- Trước hết học sinh phải xác định vị trí, ranh giới của vùng. Dựa vào bản đồ
trong Atlat xác định vị trí: phía Bắc, phía Nam, phía Đông, phía Tây giáp
đâu ?
- Xác định đặc điểm tự nhiên: Địa hình, khí hậu, sông ngòi, khoáng sản…
- Từ những đặc điểm trên, tìm thuận lợi khó khăn cho việc phát triển kinh tế của
vùng.
- Sau đó dựa vào bản đồ để phát hiện được các tiềm năng, các thế mạnh kinh tế
của vùng đó.
Ví dụ:
* Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
+ Phân tích vị trí địa lí, các thế mạnh của vùng: Sử dụng bản đồ trang 26 Atlat
để rút ra nhận xét về quy mô lãnh thổ và đặc điểm tự nhiên, ý nghĩa của vị
trí địa lí trong việc phát triển kinh tế công - nông nghiệp - dịch vụ của vùng.
+ Dùng bản đồ “ Khoáng sản ” trang 8 Atlat để phát hiện thế mạnh về tài nguyên

khoáng sản của vùng.
+ Sử dụng bản đồ trang 26 Atlat để thấy rõ thế mạnh thuỷ điện của vùng rất lớn.
+ Phân tích các bản đồ vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và các trang bản đồ
về khí hậu, đất đai để tìm hiểu sự phát triển của cây công nghiệp, cây dược
liệu, rau màu, cây ăn quả cận nhiệt đới và ôn đới, chăn nuôi gia súc lớn của
vùng.
* Vùng Đồng bằng sông Hồng:

15


+ Xác định quy mô của vùng ( Bản đồ trang 26 ) phía Bắc và phía Tây giáp vùng
Trung du và miền núi Bắc Bộ. PhíaNamgiáp vùng Bắc Trung Bộ, phía Đông
giáp biển Đông.
+ Từ đó rút ra ý nghĩa của vị trí địa lí trong việc phát triển kinh tế của vùng :
- Đây là vùng kinh tế trọng điểm, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp lúa nước,
công nghiệp, giao thông vận tải đi các nơi trong nước. Đồng thời ngành thủy
- hải sản có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Bên cạnh đó ngành giao
thông đường bộ, đường thủy, đường biển, đường hàng không đều phát triển
thuận lợi. Ngành du lịch cũng có rất nhiều tiềm năng.
- Về khí hậu trong vùng là nhiệt đới gió mùa, có đủ bốn mùa: xuân, hạ, thu ,
đông. Mùa nóng có gió mùa ĐôngNamtừ biển thổi vào đem theo nhiều hơi
nước gây mưa nhiều thuận lợi sản xuất nông nghiệp. Nhưng kèm theo bão lũ
ảnh hưởng đến sản xuất. Mùa lạnh có gió mùa Đông Bắc lạnh và khô giúp ta
trồng được các cây ôn đới, nhưng cũng gây những khó khăn lớn như sương
muối.. .
- Tình hình phân bố dân cư của vùng ( Sử dụng bản đồ dân số trang 15 Atlat ) để
nhận thức được: Đồng bằng sông Hồng có dân số đông nhưng phân bố
không đều, nơi đông dân nhất là thủ đô Hà Nội .
Tóm lại đây là vùng kinh tế phát triển toàn diện có nền nông nghiệp, công

nghiệp, dịch vụ đều phát triển mạnh.
* Vùng Bắc Trung Bộ và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ:
+ Phân tích các bản đồ trang 27, 28, bản đồ “ Nông nghiệp chung ” trang 18, bản
đồ “ Lâm nghiệp và thủy sản ” trang 20, bản đồ công nghiệp chung trang 21.
Qua đó rút ra những đặc điểm về tình hình phát triển kinh tế xã hội của vùng,
phát triển về ngư nghiệp: nuôi trồng và khai thác thủy hải sản, lâm nghiệp
phát triển, chăn nuôi gia súc lớn. Thế mạnh về phát triển du lịch của vùng.
* Vùng Tây Nguyên:

16


Muốn nêu rõ những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
của vùng đối với sự phát triển kinh tế, ta cần hướng dẫn học sinh sử dụng
các trang bản đồ trong Atlat như:
+ Bản đồ trang 28 để xác định vị trí của vùng, cây công nghiệp nêu bật thế
mạnh phát triển cây công nghiệp của vùng.
+ Bản đồ trang 21 phát hiện thế mạnh thuỷ điện của vùng.
* Vùng kinh tế Đông Nam Bộ:
+ Phân tích vị trí lãnh thổ vùng trang 29, phát triển tổng hợp kinh tế biển của
vùng thì việc sử dụng Atlat là cần thiết và quan trọng:
+ Bản đồ trang 18 tìm hiểu nông nghiệp để nhận xét về tình hình phát triển nông
nghiệp của vùng nổi bật là cao su, hồ tiêu, cây ăn quả...
+ Bản đồ trang 21 tìm hiểu đặc điểm phát triển công nghiệp của vùng đặc biệt là
khai thác dầu mỏ và khí đốt.
* Vùng Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Sử dụng trang 29 Atlat: Xác định quy mô, ranh giới của vùng:
- Phía Bắc giáp Cam Pu Chia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam
là biển Đông.
+ Học sinh rút ra ý nghĩa của vị trí địa lí trong việc phát triển kinh tế của vùng:

- Đây cũng là vùng kinh tế trọng điểm, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp lúa
nước, công nghiệp. Đồng thời ngành thủy - hải sản có nhiều điều kiện thuận
lợi để phát triển.
- Đặc biệt là ngành du lịch sinh thái là một tiềm năng lớn, mở ra hướng phát
triển mới cho ngành du lịch nước ta.
- Đây là vùng kinh tế trọng điểm, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp lúa nước,
công nghiệp, giao thông vận tải đi các nơi trong nước. Đồng thời ngành thủy
- hải sản có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Phân tích bản đồ trang 11
Atlat học sinh rút ra nhận xét về đặc điểm và sự phân bố các loại đất ở
Đồng bằng sông Cửu Long.

17


- Khí hậu trong vùng mang tính chất cận xích đạo, một năm có hai mùa rõ rệt là
mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, tạo điều kiện cho
vùng trồng được nhiều cây ăn quả nhiệt đới, nhiều cây đặc sản như: xoài,
sầu riêng, dừa, măng cụt… ( Atlat trang 9)
- Dân cư trong vùng đứng thứ hai trong cả nước, sau vùng Đồng bằng sông
Hồng. Ngoài người Kinh còn có người Khơ Me, người Chăm, người Hoa
cùng sinh sống và xây dựng kinh tế của vùng. Tuy nhiên trình độ dân trí
chung của vùng chưa cao bằng vùng Đồng bằng sông Hồng, tỉ lệ dân thành
thị còn thấp.
Đây cũng là vùng kinh tế phát triển, tuy nhiên nông nghiệp vẫn là thế mạnh của
vùng, nơi xuất khẩu gạo cao nhất nước ta. ( Atlat trang 15,16)
Nhìn chung, khi phân tích tình hình phát triển kinh tế - xã hội mỗi vùng
chúng ta phải xác định xem nên sử dụng bản đồ nào, từ đó ta khai thác kiến
thức gì theo trình tự: đặc điểm tự nhiên, xã hội, tình hình phát triển kinh tế
của mỗi vùng. Mỗi kiến thức địa lí tự nhiên, xã hội, kinh tế của từng vùng
nói riêng và cả nước nói chung đều chứa đựng trong các trang bản đồ của

Atlat. Mỗi kí hiệu đều nói lên một kiến thức địa lý, giáo viên cần cho học
sinh tìm hiểu kĩ ngôn ngữ của bộ môn Địa lý mà các em cần ghi nhớ chính
là các kí hiệu, ước hiệu này.
2.5. Rèn luyện kỹ năng sử dụng hình ảnh trong Atlat để khắc sâu kiến thức
của bài học:
Trong một số bài có những hình ảnh minh hoạ có thể sử dụng hình ảnh trong
Atlat để hỗ trợ cho nội dung của bài.
2.5.1. Ví dụ 1: Dạy về nông nghiệp, hướng dẫn học sinh quan sát hình ảnh thu
hoạch lúa, thu hoạch chè, chăm sóc cây hồ tiêu. Giáo viên có thể khắc sâu
cho học sinh: Trong sản xuất nông nghiệp cây lúa là cây chủ đạo cả về diện
tích, sản lượng, năng suất, sản lượng. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng
thứ 2 trên thế giới. Bên cạnh đó cây chè, cây hồ tiêu là những cây công
nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao. Qua đó học sinh có thể tự rút ra thế mạnh
trong nông nghiệp của nước ta là gì ?…
18


2.5.2. Ví dụ 2: Dạy về công nghiệp Việt Nam có 2 hình ảnh về: Khai thác khí ở
mỏ Bạch Hổ và dây chuyền sản xuất trong nhà máy dệt . Qua đó giáo viên
có thể nhấn mạnh cho học sinh thấy thế mạnh công nghiệp nặng là khai thác
dầu khí. Công nghiệp nhẹ là công nghiệp dệt. Các ngành công nghiệp này đã
mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho đất nước.
2.5.3. Ví dụ 3: Về du lịch cho học sinh quan sát hình ảnh cố đô Huế, Sapa để
nhận biết được cảnh quan thiên nhiên và văn hóa của Việt Nam thuận lợi để
phát triển du lịch.
Để phát huy được vai trò quan trọng của tập Atlat cho học sinh học tập môn
Địa lí, thì việc phân tích khai thác phải có trình tự, phải biết khai thác những
chi tiết nào, những yếu tố nào và trên bản đồ nào là phù hợp nhất. Tùy theo
từng bài cụ thể ta có thể sử dụng một hay nhiều trang bản đồ để phục vụ cho
việc tìm kiếm thông tin thật khoa học, chính xác.

Việc rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat cho học sinh lớp 9 là rất quan trọng và
hết sức cần thiết. Đây không những là phương tiện tìm hiểu kiến thức và còn
phát huy được trí lực học sinh đồng thời kích thích học sinh say mê học tập
môn Địa lí vì nó rất hấp dẫn tính tò mò, ham hiểu biết của học sinh .
3. Hiệu quả của sáng kiến.
Nhận thấy sự cần thiết của đề tài, bản thân tôi đã thực nghiệm rèn luyện cho
học sinh kỹ năng tư duy tổng hợp theo lãnh thổ thông qua sử dụng Atlat Địa
lí cho học sinh lớp 9 trường THCS Tân Phú, với 109 học sinh.
Qua quá trình áp dụng, học sinh không còn e ngại vì phải ghi nhớ nhiều số
liệu và các địa danh. Thay vì phải nhớ hết số liệu trong chương trình, học
sinh học cách sử dụng quyển Atlat. Đây là quyển sách đã có đầy đủ các biểu
đồ, các số liệu và được phép sử dụng trong phòng thi.
Cùng với sách giáo khoa, quyển Atlat là nguồn cung cấp kiến thức, thông tin
tổng hợp; là phương tiện để học tập, rèn luyện các kỹ năng cũng như hổ trợ
rất lớn trong các kì thi môn địa lý, chính kiến thức trong đó giúp học sinh lấy
được 50 % điểm trong bài thi.

19


Những năm học trước học sinh phải ghi nhớ nhiều học thuộc lòng nhiều
nhưng khi làm bài kết quả thấp. Phương pháp sử dụng kênh hình trong giảng
dạy Địa lí chắc chắn là phương pháp tiếp cận kiến thức hợp lý nhất, rèn
luyện tư duy lãnh thổ cho học sinh tốt hơn. Qua thực nghiệm các tiết học
theo kênh hình trong Atlat diễn ra hào hứng và hấp dẫn hơn, lôi cuốn học
sinh nhiều hơn, phù hợp với tâm lý tuổi trẻ ưa tìm tòi khám phá những điều
mới lạ.
Bảng tỉ lệ ý kiến học sinh
về sử dụng Atlat là cần thiết hay không cần thiết(%)
Ý kiến

Số lượng
%

95
87,2
Không
14
12,8
Tổng số
109
100,0
Do HS đã được cung cấp những hình ảnh, bản đồ, bảng số liệu và lượng
kiến thức phong phú trong Atlat, bên cạnh đó, học sinh đã rèn luyện
được kĩ năng khai thác Atlat nên có thể nhận biết kịp thời những nội
dung bài học trên lớp theo tiến trình của GV, vì vậy học sinh sẽ cảm
thấy hứng thú, cuốn hút hơn, giờ học sẽ nhẹ nhàng, giảm căng thẳng.
Qua điều tra cho thấy phần lớn học sinh cảm thấy hứng thú hơn trong
giờ học sử dụng Atlat:
Bảng tỉ lệ lí do HS thích tiết dạy sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam (%)
Ý kiến
Khơi dậy tính tò mò, kích thích tư duy
Kênh hình phong phú, sinh động.
Không khí lớp học nhẹ nhàng, giảm căng thẳng
Hiểu bài nhanh
Nhớ bài lâu
Tổng số

20

Số lượng

%
32
29,4
15
13,8
15
13,8
36
33,0
11
10,0
109
100,0


Tôi đã cho HS làm bài kiểm tra và thống kê số liệu về kết quả đối với tiết
học và đề kiểm tra chỉ sử dụng kiến thức có trong bài, câu hỏi truyền thống
với tiết học, đề kiểm tra kết hợp sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam. Kết quả như
sau:
Bảng kết quả điểm
sau tiết học, bài kiểm tra không sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam
Tổng sĩ số

Điểm giỏi

Điểm khá

Điểm trung bình

Điểm yếu


109

26

29

50

5

Bảng kết quả sau tiết học, bài kiểm tra sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam.
Tổng sĩ số

Điểm giỏi

Điểm khá

Điểm trung bình

Điểm yếu

109

34

42

31


2

Cụ thể kết quả sau khi áp dụng SKKN “Rèn kĩ năng tư duy tổng hợp theo
lãnh thổ thông qua sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam cho học sinh lớp 9 trường
THCS Tân Phú ” kết quả học lực bộ môn của học sinh có sự thay đổi như
sau:
* Kết quả khảo sát học lực môn Địa lý đầu năm học 2018 - 2019:
MÔN

LỚP TSHS

ĐỊA
9A
L
9B
Ý
9C
9
KHỐI 9

40
36

GIỎI
TS
%
13 32,5
2
5,6


KHÁ
TS
%
16 40,0
13 36,1

TB
TS
11
17

%
27,5
47,2

YẾU
TS
%
0
0
4
11,1

33

0

0

6


18,2

22

66,7

5

15,1

109

15

13,8

35

32,1

50

45,9

9

8,2

21



* Kết quả học lực môn Địa lý cuối năm học 2018 - 2019:
MÔN

LỚP TSHS

GIỎI
TS
%

KHÁ
TS
%

TB
TS

%

YẾU
TS
%

ĐỊA
9A
40
20 50,0 19 47,5
1
2,5

0
0
L 9B
36
4
11,1 15 41,2 15 41,2
1
2,8
Ý
33
0
0
9
27,3 23 69,7
1
3,0
9 9C
KHỐI 9
109
24 22,0 43 39,4 39 35,8
2
1,8
So sánh
0
+9 +8,2 +8 +7,3 -11 -10,1 -7
-6,4
Như vậy, từ kết quả học tập bộ môn cho thấy số tỉ lệ học sinh khá, giỏi tăng
rõ rệt, tỉ lệ học sinh trung bình và học sinh yếu giảm. Điều này khẳng định
vai trò của việc sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam trong dạy học Địa lý 9 cũng
như sự cần thiết phải rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng Atlat và tư duy

tổng hợp theo lãnh thổ.
III. KẾT LUẬN
1. Kết luận:
Như vậy việc rèn kĩ năng tư duy tổng hợp theo lãnh thổ thông qua sử dụng
Atlat Địa lý Việt Nam cho học sinh lớp 9 trường THCS Tân Phú đã mang
lại hiệu quả rõ rệt, HS tiếp nhận kiến thức dễ dàng hơn, hứng thú hơn,
thêm yêu môn Địa lý, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học Địa
lý trường THCS Tân Phú. Tôi tin rằng SKKN của mình sẽ là một hướng đi
đúng đắn, tích cực trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lý ở
trường THCS Tân Phú và có thể áp dụng cho các trường THCS khác nếu có
đủ điều kiện phù hợp.
Khi áp dụng sáng kiến cũng cần lưu ý một số vấn đề để nâng cao hiệu quả:
- Hướng dẫn HS sử dụng những bản đồ có nội dung phù hợp với kiến thức
cần tìm hiểu trong bài.
- Chú ý trình tự khai thác sử dụng Atlat.
- Giáo viên cần hình thành thói quen cho học sinh.
- Hệ thống câu hỏi cần phù hợp, mang tính chất gợi mở, khơi dậy tò mò
hứng thú cho học sinh, tránh vụn vặt gây nhàm chán.
22


×