Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC VĂN BIỂU CẢM Ở BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.31 KB, 15 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DẠY VÀ HỌC VĂN BIỂU CẢM Ở BẬC TRUNG
HỌC CƠ SỞ
PHẦN I MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Văn học là nhân học” .Văn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự
phát triển tư duy của con người
Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội ,môn văn có tầm quan trọng trong việc
giáo dục quan điểm ,tư tưởng ,tình cảm cho học sinh.Đồng thời cũng là môn học thuộc
nhóm công cụ ,môn văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học khác.Học tốt môn
văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại ,các môn học khác cũng góp
phần học tốt môn văn .Điều đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành ,giảm lí
thuyết ,gắn học với hành ,gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú ,sinh động của
cuộc sống .
Môn văn trong nhà trường bậc THCS chia làm ba phân môn :Văn học ,Tiếng việt ,Tập
làm văn .Trong thực tế dạy và học ,phân môn tập làm văn là phân môn “nhẹ kí” nhất
.Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói : “Dạy làm văn là chủ yếu là dạy cho học
sinh diễn tả cài gì mình suy nghĩ ,mình cần bày tỏ một cách trung thành ,sáng tỏ chính
xác ,làm nỗi bật điều mình muốn nói” . . . ( Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn
diện , Nghiên cứu giáo dục ,số 28 ,11/1973) .
Năm học 2006 – 2007 và 2007 – 2008 ,tôi được phân công giảng dạy môn ngữ văn 7
.Tôi nhận thấy mặc dù biểu lộ tình cảm ,cảm xúc là một nhu cầu thiết yếu của con
người nhưng học sinh chưa biết cách bộc lộ cảm xúc của mình để “khơi gợi lòng đồng
cảm nơi người đọc” ( Văn 7 – tập 1).Khi hành văn ,các em còn lẫn lộn ,chưa phân biệt
rõ ràng ,rạch ròi giữa văn biểu cảm với các thể loại văn khác .Chính vì thế ,điểm các bài
kiểm tra và điểm trung bình môn văn của các em còn thấp .Thực tế đó qủa là đáng lo
ngại .thực trạng vấn đề này ra sao ? vì sao học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc làm
1
văn biểu cảm ? cần phải làm gì để nâng cao chất lượng dạy và học văn biểu cảm cho
học sinh THCS ?đó là những vấn đề tôi trăn trở ,day dứt ,muốn cùng được chia sẻ với
các đồng nghiệp trong sáng kiến kinh nghiệm này .


II.GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
Chương trình Trung học cơ sở ban hành năm 2002 ,phần Nội dung chương trình
quy định văn biểu cảm chỉ được học 14 tiết ở lớp 7 .Chính vì thế trong sáng kiến kinh
nghiệm này ,tôi chỉ đề cập đến nội dung văn biểu cảm trong SGK văn 7 tập 1 .
Do điều kiện và thời gian nên phạm vi nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm chỉ gói
gọn ở đối tượng học sinh khối 7 của trường TH Chu Văn An – thị trấn Đức An – Đăk
Song – Đăk Nông trong hai năm học 2006 – 2007 và 2007 – 2008 .
III.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Khi đặt ra vấn đề : Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học văn biểu cảm
ở bậc THCS ? ,tôi muốn các đồng nghiệp chia sẽ cùng tôi những kinh nghiệm giảng dạy
,trao đổi bàn luận để tìm ra biện pháp thiết thực ,khả thi nhất ,giải quyết triệt để tình
trạng học sinh chỉ chú ý đến môn học tự nhiên hơn môn học xã hội ,bộc lộ tình cảm
,cảm xúc một cách hạn chế . . .Mục đích cuối cùng của người viết sáng kiến này là mỗi
giáo viên văn sẽ đào tạo cho đất nước những thế hệ học sinh ,không chỉ thành thục về kĩ
năng mà còn giàu có về cảm xúc ,có tâm hồn trong sáng ,nhân ái ,biết vươn tới Chân –
Thiện – Mĩ .
2
PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3
I.CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Văn biểu cảm là loại văn thể hiện nội tâm ,tâm trạng của người viết .Ngồi trước
trang giấy ,nếu tâm hồn trống rỗng không cảm xúc ,đầu óc mông lung không rõ ý nghĩ
gì thì người viết không thể có được một bài văn biểu cảm có hồn .Lúc đó ,bài văn hoặc
khô khan ,nhạt nhẽo ,ngắn ngủi hoặc giả tạo ,vay tình mượn ý .Người giáo viên ,khi dạy
văn THCS nói chung ,dạy văn biểu cảm nói riêng ,ngoài nắm kiến thức ,phương pháp
lên lớp còn cần có một tâm hồn ,một trái tim sống cùng tác giả ,tác phẩm
Để dạy và học tốt văn biểu cảm ở THCS ,người dạy và người học cần nắm vững hệ
thống 6 bài học và luyện tập về văn biểu cảm (trong số 14 tiết học văn biểu cảm ở lớp 7
– học kì I ) gồm :
- Tìm hiểu chung về văn biểu cảm

- Đặc điểm của văn biểu cảm
- Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm
- Cách lập ý của bài văn biểu cảm
- Các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm
- Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
II. THỰC TRẠNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Qua hai năm giảng dạy chương trình ngữ văn lớp 7,tôi nhận thấy kĩ năng nhận
diện các phương thức biểu đạt trong văn bản ,kĩ năng viết ,bộc lộ cảm xúc trong bài tập
làm văn của một bộ phận học sinh còn yếu .
Năm học 2006 – 2007 ,khi viết bài tập làm văn số 2 với đề bài “Loài cây em yêu”.Dù
mới học và hình thành kĩ năng tạo lập văn bản biểu cảm xong nhưng nhiều học sinh
không phân biệt được văn miêu tả và văn biểu cảm nên bài viết không phải viết về thái
độ và tinh cảm của mình đối với một loài cây cụ thể mà tả về loài cây đó .Hoặc tiết viết
bài tập làm văn số 3 đề yêu cầu “Cảm nghĩ của em về hình ảnh người bà thân yêu của
mình”.Học sinh viết “Bà nội hay thức khuya dậy sớm để làm việc mà tối nội chưa
làm .Bà thường đi làm thuê để kiếm tiền nuôi chúng em.Em thấy vậy bảo bà nội hay là
nội đừng đi làm thuê nữa ,nội chuyển sang nấu xôi đi .Nội suy nghĩ một hồi lâu rồi
nói ,đó cũng là một ý kiến hay”.Liệu khi đọc đoạn văn trên ,các đồng nghiệp của tôi có
cho rằng đó là một đoạn văn biểu cảm ?.Toàn bài viết của em học sinh đó đều là những
4
lời văn ,đoạn văn tương tự như thế .Cũng với đề văn như trên ,một học sinh khác viết
“Cảm nghĩ của em về bà là một người bà yêu mến con cháu”.Các em cảm nhận và viết
văn như nghĩa vụ ,làm qua loa cho xong rồi đem nộp .Kể cả học sinh khá ,dù cảm và
hiểu được yêu cầu của đề ,xác định đúng hướng làm bài nhưng kể vẫn nhiều hơn biểu
cảm .Sau đây là bảng số liệu thống kê điểm trung bình môn văn học kì I khối 7 năm học
2006 – 2007
Tỉ lệ học sinh
giỏi
Tỉ lệ học sinh
khá

Tỉ lệ học sinh
trung bình
Tỉ lệ học sinh
yếu
Tỉ lệ học sinh
kém
2,85% 15,7% 34,76% 43,94% 2,75%
III.NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên thì có nhiều song theo tôi ,do một số
nguyên nhân chủ yếu sau :
1. Đối với người dạy
Đa số giáo viên đều tận tụy với công tác giảng dạy,chăm lo quan tâm đến học
sinh nhưng vẫn còn những mặt hạn chế sau :
- Phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp với một bộ phận không nhỏ học
sinh yếu kém dẫn đến chất lượng chưa cao .
- Do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy học ,phương pháp trực
quan vào tiết học hạn chế ,ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài của học sinh .
- Một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề ,chưa khơi gợi được mạch
nguồn cảm xúc ẩn sau mỗi trái người học
- Do sĩ số lớp đông nên rất khó cho giáo viên trong việc theo sát,kèm cặp từng học
sinh trong một tiết dạy .
2. Đối với học sinh
- Một số học sinh vì lười học,chán học nên không chuẩn bị tốt tâm thế cho giờ học
văn
5
- Vì trường nằm trên địa bàn thuộc vùng kinh tế khó khăn,hầu hết đều làm thuê
hoặc làm rẫy nên các em phải phụ giúp gia đình ngoài giờ lên lớp ,không có thời
gian học .
- Đa số các em lười hoặc không bao giờ đọc sách ,kể cả văn bản trong SGK
- Đời sống văn hóa tinh thần ngày một nâng cao ,một số nhu cầu giải trí như xem ti

vi ,chơi game . . . ngày càng nhiều làm cho một số em chưa có ý thức học bị lôi
cuốn ,xao nhãng việc học .
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC
VĂN BIỂU CẢM BẬC THCS
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng đánh giá rất cao lứa tuổi học sinh trong nhà
trường như sau “Lứa tuổi từ 7 đến 17 là rất nhạy cảm,thông minh lạ lùng lắm”.Từ
thực tế giảng dạy ,tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy
và học văn biểu cảm ở bậc THCS như sau :
1. Đối với giáo viên
1.1 Ngoài một số phương pháp tích cực trong dạy học phân môn tập làm văn như :
Phương pháp dạy tập làm văn thông qua hoạt động ,phương pháp trực quan ,hình
thức vấn đáp ,thảo luận . . .Giáo viên cần vận dụng sáng tạo một số phương pháp
khác như phương pháp đóng vai ,phương pháp sử dụng trò chơi học tập .
1.2 Dù dạy văn biểu cảm về sự vật và con người hay văn biểu cảm về tác phẩm văn
học ,giáo viên luôn phải định hướng và hướng dẫn các em nắm vững quy trình
để làm một bài văn biểu cảm tốt.Quy trình đó bao gồm :
a.Tìm hiểu đề và tìm ý
* Tìm hiểu đề
Một đề bài thường ra dưới dạng khái quát nhằm thích hợp với tất cả đối tượng
học sinh .Do đó ,quá trình tìm hiểu đề bài sẽ diễn ra như một hoạt động nhằm cá
thể hóa đề bài cho từng học sinh kết quả của quá trình này là mỗi học sinh có một
đề bài cho riêng mình .Trong đề bài văn biểu cảm ,giáo viên cần định hướng cho
các em tìm hiểu đề bằng cách tìm ra lời giải cho các câu hỏi sau :
- Em định phát biểu cảm nghĩ ,tình cảm ,mong muốn về đồ vật (con vật ,loài
cây,cảnh vật . . .)nào ?về người nào ?về tác phẩm nào ?
- Em viết bài biểu cảm đó nhằm mục đích gì?(giãi bày cảm xúc,tình cảm nào?)
6

×