Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

bài tập tiếp biến văn hóa trung quốc đến các nước đông nam á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.17 KB, 16 trang )

Khái quát về văn học Trung Quốc

I.

Văn học Trung Quốc có bề dày lịch sử hàng ngàn năm, từ các tài liệu lưu trữ của
các triều đại cho đến các tiểu thuyết hư cấu từ thời trung cổ để phục vụ cho các độc
giả người Trung Quốc biết chữ, hai loại kỹ thuật in ấn thời nhà Đường và thời nhà
Tống đã nhanh chóng truyền bá kiến thức bằng văn bản khắp Trung Hoa hơn bao
giờ hết.
Trong thời kỳ hiện đại, tác giả Lỗ Tấn (1881-1936) có thể được xem là người
sáng lập văn học bạch thoại hiện đại ở Trung Quốc. Văn học cổ đại Trung Quốc có
ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn học các nước Hán hóa như: Nhật Bản, Triều Tiên,
Việt Nam.
Văn học Trung Quốc nổi lên như một nền văn học lớn, có lịch sử lâu dài và ngày
càng phát triển với nhiều thành tựu rực rỡ. Văn học Trung Quốc phát triển với
nhiều loại hình đa dạng và nội dung sâu sắc cùng với tên tuổi nhiều tác gia nổi
tiếng thế giới. Trung Quốc có kho tàng văn học cổ điển phong phú, bao gồm cả thơ
và văn xuôi, có niên đại từ thời nhà Đông Chu (770-256 TCN) và bao gồm các tác
phẩm kinh điển được cho là của Khổng Tử. Cho đến ngày nay, những thành tựu mà
văn học Trung Quốc đạt được đã có nhiều giá trị to lớn đóng góp vào nền văn học
thế giới.


Văn học trung quốc ảnh hưởng đến văn học các nước qua các con đường:
- “Con đường khẩu ngữ” những thời kì đầu chưa có các phương tiện liên lạc qua
lại giữa Trung Quốc và 3 nước là sự giao lưu qua lại giữa các vùng gần biên giới 2
nước qua con đường truyền miệng.
Từ thế kỉ V đến thế kỉ X trở đi, cả 3 nước bắt đầu xây dựng nền tự chủ, trong
công cuộc này 3 nước đã ít khi có dịp tiếp xúc trực tiếp với người Trung Quốc, cho
nên "con đường khẩu ngữ" đã lùi dần vị thế gần như độc tôn trước đây để nhường
chỗ cho "con đường sách vở".


- Đến thế kỉ X trở đi cả ba nước tiếp xúc mạnh mẽ với nền văn học Trung Quốc
đặc biệt qua các con đường
+ Cử người tài đi sang Trung Quốc du học, đi sứ
+ Con đường truyền giáo
Như vậy văn học Trung Quốc du nhập vào 3 nước cho dù là bằng con đường
khẩu ngữ, con đường sách vở thì từ thời xa xưa cho đến thời hiện đại cũng đều hết
sức mạnh mẽ và bền bỉ. Cùng với sự trôi đi của thời gian, khi mà tình trạng cộng
cư của người TQ ở các nước Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam không còn vị thế
nổi bật trong sinh hoạt kinh tế thời hiện đại thì sự du nhập của văn học TQ vào 3
nước theo con đường khẩu ngữ hoặc con đường phiên âm Hán Việt sẽ không còn


đậm nét như trong quá khứ nữa. Bù lại, xu hướng sử dụng các tác phẩm văn học
ảnh hưởng từ văn học TQ trong giáo dục ngày càng được hưởng ứng và chắc chắn
chúng sẽ vấp phải không ít khó khăn để được tiếp nhận, song triển vọng của chúng
cũng khá rõ ràng, vì sự tiện lợi và cần thiết của chúng ở những tình cảnh nhất định
là không thể phủ nhận.
II.
1.
1.1.

Ảnh hưởng của văn học Trung Quốc đến văn học Triều Tiên, Nhật Bản, Việt
Nam.
Ảnh hưởng của văn học Trung Quốc đến văn học Việt Nam.
Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đến văn học Việt Nam qua các triều đại.
Khu vực tương ứng với miền Bắc Việt Nam ngày nay từng là quốc gia Nam Việt
độc lập thời cổ đại cho đến năm 111 tr.CN, khi nó rơi vào vòng cai trị của Trung
Quốc sau những cuộc chinh phục vũ trang của nhà Hán. Kết quả là dù cho từng tồn
tại một truyền thống trước khi có sự bức nhận của chế độ quân chủ Trung Hoa thì
văn hoá Việt Nam trong quá trình phát triển suốt thiên niên kỉ đầu tiên đã không

thể không liên hệ với Trung Quốc. Người Việt Nam tiếp thu những phong tục của
Trung Quốc, và chắc chắn đã sáng tác văn học bằng chữ Hán từ lúc đó cho đến khi
Việt Nam giành độc lập từ Trung Quốc vào năm 939. Có một số người Việt Nam
đã sang Trung Quốc trong thời Đường (618 - 907) và đã thi đỗ trong các kì khoa cử
Trung Quốc. Chữ Hán vẫn tiếp tục giữ vai trò văn tự chính thức của quốc gia sau
khi Việt Nam giành độc lập từ tay Trung Quốc.
Nhà Lí, triều đại cai trị Việt Nam từ 1009 đến 1225. Nhà Lí tổ chức một chế độ
khoa cử tiêu chuẩn hoá dựa trên mô hình Trung Quốc. Dù vậy, khoa cử Việt Nam
đòi hỏi một sự hiểu biết sâu sắc về văn học Trung Quốc, và tuy đôi lúc bị gián đoạn
nhưng chế độ khoa cử ấy vẫn được duy trì đến năm 1919, khi nhà cầm quyền thực
dân Pháp nắm quyền quản lí giáo dục ở Việt Nam.Việt Nam đã có một số lượng ổn
định những người tinh thông cổ Hán học. Các vua nhà Trần (TK XIII – TK XIV)
nổi bật như những nhà thơ và chủ soái về thơ ca chữ Hán. Gần như tất cả văn bản
là sáng tác của người Việt hoặc du nhập từ Trung Quốc trong buổi sơ kì của dân
tộc đều đã thất tán trong những năm sau đó. Cuộc chiếm đóng của quân đội Trung
Quốc thời nhà Minh (1368 - 1644) trên lãnh thổ Việt Nam từ 1407 đến 1428 đã dẫn
đến việc phá huỷ một cách có hệ thống những tác phẩm thành văn trên đất nước
này.

1.2.

Tiếp biến trên một số mặt
1.2.1. Văn học Trung Quốc đối với thơ ca dân gian người Việt
a. Ảnh hưởng trực tiếp


Thơ ca dân gian người Việt (còn gọi là ca dao) được sáng tác từ rất sớm, song
việc ghi chép lại mới chỉ được tiến hành từ cuối thế kỷ XVIII trở lại đây. Căn cứ
vào những tài liệu đã sưu tầm được, hiện có khoảng 13.000 bài ca dao. Ca dao
người Việt có khi chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc một cách trực tiếp. Thí

dụ, đây là lời của một chàng trai ở Nam Bộ:
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
Ai hỏi đón chi đó giống in tiếng con bạn hiền
Đây anh lo phản mại kiếm tiền nuôi thân(1).
Hai dòng đầu của bài ca dao là hai câu thơ trong bài Phong Kiều dạ bạc (Đêm đỗ
thuyền ở Phong Kiều) của Trương Kế (đời Đường), có nghĩa là: Ngoài thành Cô
Tô có ngôi chùa Hàn Sơn, nửa đêm tiếng chuông vẳng đến thuyền khách. Hai dòng
này gợi lên tính chất khuya khoắt về mặt trời gian và chỉ liên hệ với hai dòng sau
của bài ca dao về mặt vần (thuyền vần với hiền). Có thể nói đây là trường hợp vận
dụng văn học chữ Hán không thật nhuần nhuyễn, bởi vì xét cho kĩ nội dung giữa
hai dòng đầu với hai dòng sau không có mối liên hệ hữu cơ. Nhiều nhà nghiên cứu
đã nhận xét rằng, trong các cuộc hát đối đáp ngày trước, nhiều câu mở đầu chỉ có
tính chất bắt vần đưa đẩy để cho cuộc hát không bị gián đoạn.
Một thí dụ khác, ở bài ca dao sau, tác giả dân gian đã sử dụng các điển tích
Trung Hoa rất thành công trong việc thể hiện nội dung bài ca:
Chẳng thà em chịu đói chịu rách
Học theo cách bà Mạnh, bà Khương
Không thèm như chị Võ Hậu đời Đường
Làm cho bại hoại cang thường hư danh(2).
Bài ca dao đã nhắc đến nhiều điển tích văn học Trung Quốc:
+ Bà Mạnh: Mạnh mẫu, là thân mẫu Mạnh Tử (372-289 trước Công nguyên).
Bà Mạnh là người hiền đức.
+ Bà Khương: Khương Hậu, vợ hiền của Chu Tuyên Vương. Tuyên Vương
thường ngủ muộn, Khương Hậu muốn can ngăn liền bỏ trâm cài đầu, ngọc đeo tai
rồi tự giam mình trong cung để chịu tội (ý nói lỗi của Tuyên Vương là do mình).
Tuyên Vương cảm động, từ bỏ thói xấu, chuyên cần công việc.
+ Võ Hậu: Võ Tắc Thiên sinh năm 662, vợ Đường Cao Tông. Khi Cao Tông
chết, bà lập và phế hai vua rồi sau tự làm vua.
b. Ảnh hưởng gián tiếp



Ca dao người Việt còn chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc một cách gián
tiếp. Quá trình này diễn ra như sau: Lúc đầu những điển tích, tên đất, tên người của
tác phẩm văn học Trung Quốc đi vào những tác phẩm lớn của văn học viết của
người Việt, sau đó các tác giả thơ ca dân gian người Việt đã tiếp thu những điển
tích này. Thí dụ, Kim Vân Kiều truyện là tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân (đời
Thanh, Trung Quốc). Tác phẩm này đã vào Việt Nam khoảng những năm 60, 70
của thế kỷ XVIII(3). Dựa theo nó, Nguyễn Du đã viết Truyện Kiều với 3.254 câu
thơ lục bát. Ca dao người Việt đã tiếp thu văn học Trung Quốc qua Truyện Kiều.
Đây là bài ca dao, là lời chàng trai dặn dò người yêu hãy gìn giữ mối tình chung
thuỷ:
Chúng tôi vừa trình bày hai dạng thức ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng gián
tiếp của văn học Trung Quốc đối với ca dao người Việt. Trong thực tế có khi rất
khó xác định đâu là ảnh hưởng trực tiếp, đâu là ảnh hưởng gián tiếp. Thí dụ, ca dao
xứ Nghệ có bài:
Đồn đây là chốn Đào Nguyên
Trăng thanh gió mát cầm thuyền dạo chơi(6).
Đào Nguyên là tên ngọn núi ở phía tây nam huyện Đào Nguyên, tỉnh Hồ Nam,
Trung Quốc. Dưới núi có động Đào Nguyên. Về động này, trong bài Đào hoa
nguyên ký, Đào Tiềm (365-427) có kể rằng: “Một người đánh cá ở Vũ Lăng bơi
thuyền ngược dòng suối, hai bên bờ suối trồng đầy hoa đào. Đi mãi, người ấy đến
một nơi có dân cư ăn mặc theo y phục đời Tần. Người ấy hỏi thăm mới biết họ
tránh chế độ hà khắc của Tần Thuỷ Hoàng đến đó ở đã nhiều đời rồi và sống ở đó
rất sung sướng, hạnh phúc. Người đánh cá về thuật chuyện lại với mọi người, về
sau mấy lần muốn vào lại Đào Nguyên nhưng không tìm được lối vào cửa động”.
Văn học cổ dùng Đào Nguyên để chỉ nơi có cảnh đẹp, người đẹp ở, để chỉ cuộc
sống hạnh phúc, sung sướng, hoặc cõi tiên(7).
Trong Truyện Kiều có điển tích này:
Chào mừng đón hỏi dò la

Đào Nguyên lạc lối đâu mà đến đây.
Tuy vậy, khó mà nói rằng nhờ có Truyện Kiều của Nguyễn Du mà các tác giả
dân gian mới biết được điển tích Đào Nguyên, bởi không ít nhà nho xứ Nghệ am
hiểu văn học Trung Quốc. Mặt khác, cũng không loại trừ khả năng người sáng tác
lời ca dao vừa dẫn đã tiếp thu điển tích Đào Nguyên từ Truyện Kiều.
1.2.2. Văn học Trung Quốc đối với Tiểu thuyết người Việt
Việc dùng chữ Hán ở Giao Châu (nay là Việt Nam) có thể đi ngược về tận đời
Hán. Đời Đường có những người Việt Nam sang học tại Trung Quốc và sau đó ở


lại làm quan, nổi tiếng nhất là Khương Công Phụ từng làm đến Gián nghị đại phu
trong triều đình Trung Quốc. Năm 939 Việt Nam lần đầu tiên tuyên bố là một quốc
gia độc lập nhưng vẫn chưa làm thay đổi được địa vị của chữ Hán, nó vẫn là thứ
ngôn ngữ quan phương cũng như Nho giáo vẫn là hệ tư tưởng chính thống. Và tiếp
đó, qua các bản dịch chữ Hán, người Việt Nam được khai tâm về Phật giáo.
Cũng như Trung Quốc trong thời kỳ này văn xuôi nói chung gắn với sử. Những
đoạn văn xuôi sớm nhất là chỉ dụ do chính nhà vua viết, là bản tấu của các quan đại
thần và lời bàn của các sĩ đại phu chứ không phải là các tác phẩm hư cấu. Có lẽ
phải đến thế kỷ 13,14 mới xuất hiện các tác phẩm thuộc một thể loại mới: đó là
những câu chuyện thuộc loại sử chịu ảnh hưởng của chí quái Lục triều và truyền kỳ
đời Đường. Trong số đó văn bản cổ nhất hiện còn là Việt điện u linh tập của Lý Tế
Xuyên có niên đại 1329. Tác phẩm này gồm 27 truyền thuyết theo lối truyện ký.
Một tác phẩm nữa cùng loại là Lĩnh nam chích quái (1493) của Trần Thế Pháp. Bộ
sưu tập những quan sát kỳ dị này nằm giữa sử và hư cấu. Dường như chỉ
với Truyền kỳ mạn lục chúng ta mới đặt chân thật sự vào địa hạt của hư cấu lịch
sử. Tác giả của nó là Nguyễn Dữ, sống vào đầu thế kỷ 16, xuất thân từ một gia
đình có học. Bản thân ông đã đỗ kỳ thi Hội và từng làm tri huyện ở Thanh Toàn.
Nhưng chán nản vì chính sự rối ren, buồn phiền vì vận nước ông đã quyết định về
ở ẩn, lấy cớ là phải chăm sóc mẹ già. Đó chính là thời kỳ ông viết tác phẩm của
mình dựa theo Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu (1347-1433) Trung Quốc, chúng ta

đều biết Tiễn đăng tân thoại rất phổ biến ở Trung Quốc, tác phẩm mô phỏng đầu
tiên là Tiễn đăng dư thoại của Lý Xương Kỳ xuất hiện vào năm 1420 và ngay sau
đó còn có thêm nhiều tác phẩm khác mà Mịch đăng nhân thoại của Thiệu Cảnh
Chiêm (1592) nằm trong số đó. Chắc chắn loại tác phẩm “Tiễn đăng” này được
đón chào không kém nồng nhiệt ở Việt Nam. Việc mô phỏng của Nguyễn Dữ cho
chúng ta thấy rõ tác phẩm này đã nổi tiếng ngay đầu thế kỉ 166. Truyền kỳ mạn
lục là tác phẩm sớm nhất hiện còn của tiểu thuyết phúng thích Việt Nam. Nó được
tái bản vài lần và đáng chú ý là có một bản in thú vị với lời tựa viết năm 1783 có
chú giải bằng chữ Nôm và những lời bình khác nhau. Tác phẩm này được đánh giá
rất cao trong giới học thuật, những người này đã coi tác giả của nó là người phát
ngôn cho tầng lớp trí thức thời đại mình, thể hiện sự bất bình của họ đối với những
rối ren xã hội và dự cảm được sự trỗi dậy của một tầng lớp xã hội mới ở Việt Nam
thế kỷ 16. Nhờ vào sự thần kỳ để cho hồn ma chồn cáo biến thành văn nhân
khuyên răn tầng lớp thống trị, biến thành người đẹp dùng miệng lưỡi đưa ra những
lời giáo huấn Nho giáo có thể giúp tác giả phê phán được mà không bị phiền toái.
Tác phẩm này có phần tục biên là Truyền kỳ tân phả do Đoàn Thị Điểm (17051748) viết. Bà làm nghề dạy học và cũng nổi tiếng với bản dịch Nôm Chinh phụ
ngâm do Đặng Trần Côn viết bằng chữ Hán (đầu thế kỷ 18).


Cũng theo lối mô phỏng Trung Quốc, một số học giả đã viết tiểu thuyết văn xuôi
lịch sử lấy bối cảnh là xã hội Việt Nam. Trong số đó có Hoàng việt xuân thu, đã
được dịch ra quốc ngữ (Sài Gòn, 1971). Họ cũng viết loại văn xuôi ký sự. Sản
phẩm văn chương này bị xem thường khá lâu và chỉ gần đây mới được các học giả
chú ý.
Từ năm 1919, bằng sức mạnh của mình, thực dân Pháp đã kiểm soát được hệ
thống trường lớp và khởi đầu một tiến trình dài nhằm xoá bỏ di sản văn hoá Việt
Nam thời trung đại vốn chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc. Ảnh hưởng sâu sắc mà văn
học Trung Quốc có được ở Việt Nam trước Thế Chiến Thứ Hai đã gần như bị xoá
bỏ bởi những cách tiếp cận văn học mang đậm tinh thần dân tộc chủ nghĩa, nhấn
mạnh tính nguồn gốc của truyền thống dân ca Việt Nam và quy toàn bộ văn học về

nguồn gốc bản địa. Nhiều tác giả qua cân nhắc thận trọng đã không còn viết bằng
Hán văn nữa bởi chúng không còn giá trị gì. Khối tư liệu văn bản chữ Hán đồ sộ
còn lại ở Việt Nam được trông giữ bởi các thủ thư không biết đọc chữ Hán. Chừng
nào mà khối tư liệu ấy còn chưa được nghiên cứu một cách đúng đắn, thì hiểu biết
của chúng ta về truyền thống Việt Nam sẽ vẫn còn chưa toàn diện. Tuy nhiên,
những truyện kiếm hiệp Trung Quốc và những tư tưởng Trung Quốc về tính hiện
đại trong văn học đã tiếp tục thẩm thấu vào Việt Nam đến tận ngày nay, nhưng
chúng đã hoàn toàn được trình bày bằng tiếng Việt qua chữ cái Latin.
2. Sự ảnh hưởng của văn học Trung Quốc đến Triều Tiên.
Mặc dù người Triều Tiên có ngôn ngữ riêng từ hàng ngàn năm nay nhưng phải
đến giữa thế kỉ XV họ mới sáng tạo được chữ viết của mình, đó là chữ Hangul. Vì
thế, cũng như ở Việt Nam, mới đầu các sáng tác văn học ở Triều Tiên cũng được
viết bằng chữ Hán. (Các học giả Triều Tiên bắt đầu làm thơ theo lối thơ cổ điển
Trung Quốc ít nhất là vào khoảng thế kỉ thứ IV.) Và cũng như tất cả các nền văn
học khác, văn học Triều Tiên bắt đầu bằng các truyền thống văn học dân gian
truyền miệng, trong đó vai trò đặc biệt thuộc về các bài dân ca và cổ tích mà các vị
tiền bối của các bộ lạc kể lại cho con cháu. Chúng được trình bày ở các hội hè, các
lễ lạt tôn giáo, các lễ tế thần và các cuộc họp chính trị. Những tác phẩm dân gian
này chứa đựng những bài học đạo đức và cả những quy định và tập tục trong xã
hội. Như tấm gương phản ánh những ước mơ, khát vọng của nhân dân, trong văn
học Triều Tiên cổ, cái tốt luôn chiến thắng, còn cái xấu thì bị trừng trị. Văn học
thời kì này còn ca ngợi những phẩm chất cao quí của con người theo tiêu chuẩn
đạo đức đương thời như lòng trung thành với Vua, lòng nhân đạo, sự tôn kính
người trên, tình bạn chân thành và sự trong trắng của phụ nữ.
Khoảng thế kỉ thứ VII, một hệ thống chữ viết, có tên là Idu, được sáng tạo ra cho
phép người Triều Tiên thực hiện những bản lược dịch các loại sách Trung Hoa.
Một số chữ Hán phù hợp về mặt ngữ âm được sử dụng để biểu hiện những thành tố


ngữ âm và các hậu tố biến đổi trong tiếng Triều Tiên. Sau đó ít lâu, xuất hiện một

hệ thống ghi âm đầy đủ hơn, gọi là hyangchal, cho phép ghi lại trọn vẹn những câu
văn Triều Tiên bằng chữ Hán. Trong một hệ thống khác, kugyol, các chữ Hán giản
lược được sử dụng để biểu thị các yếu tố ngữ pháp và được thêm vào các văn bản.
Dù vậy, các tác phẩm văn học còn lại cho thấy phần lớn văn học Triều Tiên được
viết bằng chữ Hán, chứ không phải bằng chữ Triều Tiên, ngay cả sau khi phát minh
ra chữ Hangul.
Những tác phẩm văn học viết đầu tiên của Triều Tiên xuất hiện ở Vương quốc
Shilla vào thế kỉ thứ VIII, khi một hệ thống chữ viết được tạo ra một phần từ tiếng
Trung Quốc, dựa theo cách phát âm, gọi là Idu. Chỉ còn 25 tác phẩm thơ, gọi là
hyangga, viết bằng thứ chữ này sót lại đến giờ.
Sự phổ cập chữ viết Hangul là một thay đổi lớn trong đời sống văn học Triều
Tiên, nó khiến cho ngay cả các tác giả thuộc giới bác học kinh điển cũng trở nên
quần chúng hơn. Văn học cổ điển Triều Tiên sau thời Ba Vương quốc vẫn tiếp tục
chịu ảnh hưởng rất lớn của Lão giáo, Nho giáo và Phật giáo. Trong ba tôn giáo này,
Phật giáo có ảnh hưởng lớn nhất.
2.1.

Du nhập tiểu thuyết văn ngôn Trung Quốc: từ sơ khởi đến giữa thế kỷ XV
Trong việc khám phá ảnh hưởng của tiểu thuyết và chuyện kể Trung Quốc với
tiểu thuyết Triều Tiên, những câu hỏi ban đầu sẽ có thể thay đổi tùy thuộc vào thời
gian lựa chọn. Mặc dù giữa Triều Tiên và Trung Hoa đã có quan hệ văn hóa qua lại
từ thời tiền sử, song nếu coi tiểu thuyết bắt đầu với những người kể chuyện của
thời có sử thì có thể tiếp tục với câu hỏi về việc Triều Tiên tiếp nhận Sơn hải kinh
và Sưu thần ký. Nếu bắt đầu từ những tiểu thuyết thời Tấn và Đường, tình hình có
thay đổi đôi chút. Và nếu bắt đầu từ tiểu thuyết Minh Thanh thế kỷ 16 và muộn
hơn, cũng sẽ có những thay đổi khác về vấn đề du nhập các tác phẩm đó vào Triều
Tiên. Nếu phải tìm kiếm cội nguồn của tiểu thuyết trong huyền thoại, vì lịch sử
Triều Tiên đã được biên soạn đến thế kỷ 4 hoặc 5 thì huyết mạch của tiểu thuyết
Triều Tiên sẽ bắt đầu lưu chảy cùng truyền thống dân tộc. Trong phạm vi những
nguồn mạch Triều Tiên như vậy, văn chương Trung Quốc không ngừng tạo tác,

định hình và cải biến văn học Triều Tiên.
Ngay cả khi Triều Tiên đã có lối đọc được gọi là idu ("lại độc" lối đọc của
thư lại), ghi âm tiếng Triều Tiên bằng chữ Hán vay mượn trước khi mẫu tự của
chính mình được sáng tạo vào năm 1446, công cụ biểu đạt tiểu thuyết cơ bản vẫn là
chữ Hán cổ, và nội dung quán xuyến do đó vẫn là tư tưởng Nho giáo. Trong tình
hình như thế, vấn đề "ảnh hưởng" và "sáng tạo" khá phức tạp. Điều này cũng
không quá khó hiểu nếu chúng ta nhớ lại rằng ở tất cả các nước thuộc châu Âu thời
Trung cổ đã có chung một thời kỳ văn học Latin.


Tiểu thuyết chí quái thời Lục triều của Trung Quốc ảnh hưởng nhiều đến văn
học Triều Tiên từ cuối thời Silla đến đầu và giữa thời Koryo (Tân La đến Cao Ly,
thế kỷ 9 đến 11) với quan niệm về cái "kỳ". Đồng thời với nó, tư tưởng ẩn dật cũng
được người Triều Tiên tiếp nhận và có ảnh hưởng không nhỏ. Điều này có nghĩa là
các văn nhân sĩ phu, những người nhập thế sau khi đỗ đạt vào đầu thời Koryo
(958), đã nảy sinh tâm lý tôn sùng bút mực khinh rẻ gươm đao, gây ra phản ứng
trong giới võ quan. Nhiều cuộc tranh giành quyền lực chính trị lặp đi lặp lại trong
giới võ quan kể từ cuộc nổi dậy của Chong Chungbu (1178), dẫn đến kết cục là
cuộc chính biến của Ch'oe Ch'unghon (1196), sau đó quyền bính của gia tộc họ
Ch'oe (Thôi) được xác lập rồi cáo chung. Tiếp đó là cuộc xâm lăng của Mông Cổ,
chuyển kinh đô đến đảo Kanghua (Giang Hoa), v.v... khiến trong nước bất hòa,
ngoại bang xâm lược suốt một thế kỷ.
Thời kỳ này tương ứng với thời Lục triều ở Trung Quốc và cũng là một thời kỳ
văn nhân sĩ phu ẩn mình nơi rừng núi hoặc chìm trong thất vọng, hoặc lâm vào tình
cảnh của những kẻ bị giáng chức bởi là bề tôi của chính quyền họ Ch'oe. Lúc này
xuất hiện những quan văn lấy tên "Thất hiền quá hải" theo "Thất hiền trúc lâm" của
thời Lục triều. Vào thời gian này, Thái bình quảng ký do Lý Phương đời Tống biên
soạn năm 978 cũng theo mạch ngầm nào đó du nhập vào Triều Tiên và được kẻ sĩ
đón nhận hồ hởi.



Thái bình quảng ký: thành tựu và ảnh hưởng
Như đã biết rõ, Thái bình quảng ký là một tập truyện thần thoại, chí quái, truyền
kỳ... của các tiểu thuyết gia Trung Quốc 12 thế kỷ trước đó. Nó đã ảnh hưởng cực
kỳ to lớn đến việc sáng tác truyện ngắn Triều Tiên được gọi là p'aegwan sosol (tỳ
quan tiểu thuyết) hay yadam (dã đàm) từ giữa thời Koryo cho đến đầu thời Choson
(thế kỷ 12 đến thế kỷ15). Do phương thức ghi chép vào lúc này là chữ Hán cổ nên
tác phẩm này trở thành mẫu mực. Số lượng những ghi chép của các tác giả rất lớn
song họ chủ yếu ghi lại thuật lại những gì họ trải nghiệm trong cuộc sống thường
ngày của chính bản thân mình. Trong tình hình ấy những cái có thể được xem là
ảnh hưởng của Thái bình quảng ký là tác phẩm này đã góp phần mở rộng trí tưởng
tượng thông qua việc giới thiệu những câu chuyện truyền kỳ, tạo hứng thú đối với
truyện ký, v.v... và nếu chúng ta giới hạn ở lịch sử tiểu thuyết thì đóng góp đó còn
ở việc giới thiệu tiểu thuyết nhân hóa.
Tiểu thuyết nhân hóa đưa vào thể tài truyền kỳ những đối tượng miêu tả như
rượu, giấy, bút những thứ gần gụi với kẻ sĩ. Trong các chủng loại tiểu thuyết Triều
Tiên, các tác phẩm này được gọi là tiểu thuyết phúng dụ. Nhiều tác phẩm được
sáng tác trong thời kỳ này cho đến giữa thời Choson (thế kỷ 16). Vì văn nhân sĩ
phu là quan lại trước khi là văn sĩ nên việc khước từ lối viết tiểu thuyết dựa trên trí
tưởng tượng thuần túy được định hình ngay từ đầu, thậm chí những tiểu thuyết


phúng dụ vừa nhắc đến, với họ, cũng không hơn gì những trò nhại lại nhằm mục
đích giáo huấn.
Điều cần thừa nhận là: do thể loại này thuộc những tác phẩm truyền thuyết của
văn chương dân tộc Triều Tiên nên ảnh hưởng của văn học Trung Quốc ở đây chỉ
là vấn đề thể hiện và dù sao cũng hạn chế trong một số văn nhân. Vì thế có thể hiểu
được rằng quan điểm, đang được tranh luận, coi mọi thứ đều là ảnh hưởng của văn
chương Trung Quốc do có cùng một phương tiện viết, thật là phiến diện. Những xu
hướng như vậy thường xuất hiện trong nghiên cứu về sự ảnh hưởng. Đằng sau

công cụ viết, chữ Hán cổ, dẫu vậy, cũng còn tồn tại một vùng cộng cảm khác: cộng
đồng văn hóa Nho giáo. Sự bình dị trong dùng từ đặt câu, một trong những đặc
điểm của Thái bình quảng ký, cũng có mặt trong tác phẩm của các văn nhân Triều
Tiên như "Thi thoại", "Dã sử". Nhưng đây là năng lực sáng tạo của người Triều
Tiên chứ không giản đơn chỉ là vay mượn hay ảnh hưởng, tức là nó có thể tạo ra
những hình thái đặc thù của nó trong vùng cộng cảm này.
Trên thực tế, suốt các thời kỳ Koryo (918-1392) và Choson (1392-1910), do lối
viết cho đến phong cách văn chương đều khác hoàn toàn với khẩu ngữ Trung
Quốc, nên tầm ảnh hưởng có những giới hạn. Tuy sự thật là văn chương theo lối
bạch thoại đời Tống, hý khúc đời Nguyên, v.v... được đọc trong nhóm những thông
dịch viên, song đó chỉ là một tình huống đặc biệt. Còn đối với văn nhân nói chung,
những tác phẩm đó chỉ có thể thâm nhập một cách gián tiếp ở giữa thời Choson
thông qua loại văn được gọi là orok (ngữ lục) do các thông dịch viên soạn ra. Văn
nhân nói chung chỉ cần hiểu những thứ như thơ ca Đường Tống và thư tịch đời
Minh viết bằng văn ngôn.
Từ thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XIX

2.2.

Các tác phẩm kinh điển ảnh hưởng đến văn học Triều Tiên sâu sắc như.
-

Tam quốc chí diễn nghĩa: các bản dịch và cải tác
1/ Các bản dịch từng phần:
Chokpyok taejon (Xích Bích đại chiến)
Kang yu silgi (Khương Duy thực ký)
2/ Các bản dịch từng phần đôi chỗ có cải biên:
Hwayongdo silgi (Hoa Dung Đạo thực ký)
Samguk taejon (Tam quốc đại chiến)
3/ Hoàn toàn cải tác:

Sanyang taejon (Sơn Dương đại chiến)
Cho Charyong chon (Triệu Tử Long truyện)


4/ Cải tác từng phần:
Kwan unjang silgi (Quan Vân Trường thực ký)
Chokpyok ka (Xích Bích ca)
5/ Tác phẩm chịu ảnh hưởng:
Hwang puin chon (Hoàng phu nhân truyện)
Monggyol ch’han song (Mộng quyết Sở Hán tụng)
Oho taejang ki (Ngũ hổ đại tướng ký)
Monggyol chegal yang (Mộng quyết Gia Cát Lượng)
Sự du nhập của Tam quốc chí diễn nghĩa vào Triều Tiên thế kỷ 18 đã tạo nên
dòng chảy thể loại truyện miêu tả chiến trận. Những tác phẩm này trở thành loại
sách đọc phổ biến trong đại chúng, bởi nỗi đau trước cuộc xâm lược của nhà Mãn
Thanh thế kỷ 17 đã dấy lên sự phẫn nộ của lòng ái quốc và tâm lý khát khao sự
xuất hiện của các đấng anh hùng. Tất cả những gì hiện diện trong tác phẩm lối dàn
quân, trang phục, vũ khí, chiến thuật, và tất nhiên cả nhân vật và bối cảnh hiển
nhiên đều là Trung Quốc. Chúng tôi có thể chắc chắn rằng nguyên nhân là ảnh
hưởng của Tam quốc chí diễn nghĩa.
Tam quốc chí diễn nghĩa là văn chương thể hiện sự thắng lợi tinh thần phát lộ
mạnh mẽ trong một vở kịch lớn lấy vận mệnh lịch sử làm nội dung. Có thể đó là
thắng lợi tưởng tượng, cho thấy sự tự ý thức về số phận của người Triều Tiên. Do
đó, đối với người Triều Tiên, việc đọc bộ tiểu thuyết này có thể là một niềm an ủi
cho triết lý riêng của họ về sự hiến dâng cho nghiệp lớn.
-

Tây du ký
Như đã trình bày, Tây du ký từ rất sớm đã được Ho Kyun chú ý và có ảnh hưởng
rất lớn ở Triều Tiên. Có một số học giả cho rằng ảnh hưởng của Tây du ký đến

Hong Kiltong chon lớn hơn ảnh hưởng của Thủy hử truyện, vì hình ảnh biến ảo
thần diệu trong Hong Kiltong chon gần gũi với Tây du ký. Ngoài ra, linh đan diệu
dược, chi tiết về lễ tấn phong của hoàng đế Jade là những thứ vốn có trong tiểu
thuyết thời Choson; khả năng hóa thân, sự kết hợp tư tưởng Phật giáo và Lão giáo,
và đoạn nói về việc tìm kiếm thuốc trường sinh bất lão có thể gặp trong truyền
thuyết lưu truyền trong dân chúng. Nhưng không thể quan niệm rằng chúng được
đưa vào tiểu thuyết thời Choson là nhờ sự khải thị của Tây du ký.
Tuy vậy, do những vấn đề liên quan đến sự ảnh hưởng như thế rất phức tạp, nên
chúng ta cần tránh lối so sánh theo kiểu cho rằng vì trong Tây du ký có một đoạn
tương ứng với một đoạn nào đó trong một tiểu thuyết Triều Tiên cho nên đó chính
là ảnh hưởng của cái trước đối với cái sau. Do Phật giáo và Lão giáo, với tư cách


học thuyết, được truyền nhập vào Triều Tiên từ thế kỷ 5 hay 6 trở đi, rồi thâm nhập
vào truyền thuyết dân gian nên mối quan hệ mang tính cơ giới nói trên là thứ
không thể áp dụng được. Song cũng không thể loại trừ hoàn toàn khả năng các yếu
tố kỳ ảo vốn có trong tiểu thuyết Triều Tiên cũng là sản phẩm việc tiếp nhận ảnh
hưởng từ tiểu thuyết Trung Quốc. Tương tự, nhiều chủ đề trong tiểu thuyết Triều
Tiên cũng có thể bị coi là chịu ảnh hưởng của văn chương Trung Quốc, ở dạng bắt
chước.
2.3.

Sự tương đồng và tiếp biến
Dưới ảnh hưởng và tác động của tiểu thuyết Minh, nhiều tiểu thuyết Triều Tiên
cùng loại đã được sáng tác và lưu truyền. Văn xuôi thời Choson cho đến lúc này
chủ yếu là truyện ngắn, nhưng dần dà các truyện ngắn phát triển thành tiểu thuyết
và thậm chí cả tiểu thuyết chương hồi cũng có mặt. Mặc dù một số tiểu thuyết:
Hong Kiltong chon, Kuun mong và Sassi namjong ki (Tạ thị Nam chinh ký) đã có
tên tác giả, song phần lớn vẫn là khuyết danh. Trong số tiểu thuyết cổ có tới 700
cuốn hiện đã được biết đến, phần lớn lấy bối cảnh từ Trung Quốc. Điều này không

có nghĩa chúng là tiểu thuyết Trung Quốc. Trong khi trên thực tế tiểu thuyết xoải
rộng đôi cánh của trí tưởng tượng nguồn tài sản của nó thì trong hệ thống gia đình
lấy bộ lạc làm trung tâm đang phổ biến trong xã hội lúc này, bối cảnh có thể được
xem như phương cách tránh sự khủng bố đối với văn chương. Bất chấp ảnh hưởng
của tiểu thuyết Trung Quốc, những tác phẩm loại này vẫn không có nội dung hiện
thực của tiểu thuyết Trung Quốc. Con đường sinh ra và trưởng thành, cách thức
vượt qua khó khăn, tự hoàn thiện và cái chết của nhân vật, tất cả đều trong bối cảnh
của một thế giới khác, theo lối huyền thoại và đạo lý Triều Tiên điển hình chứng tỏ
những tiểu thuyết này chứa đầy mục đích giáo huấn, bởi lẽ độc giả của chúng chủ
yếu là phụ nữ. Do những tiểu thuyết này được mẹ chồng nàng dâu cùng đọc trong
gia đình, nên, để chúng không làm từng bên phải đỏ mặt khi đọc to tác phẩm, lối
diễn đạt của chúng phải luôn mang phong cách trang nhã xen lẫn những từ chữ
Hán. Chúng cũng đảm nhận vai trò những cuốn sách giáo huấn cho phụ nữ. Điều
này có nghĩa là nhân vật chính của một tiểu thuyết luôn xuất hiện như một nhân vật
lý tưởng hóa.
Ở Triều Tiên, đặc biệt là thời Choson, phụ nữ luôn luôn bị giam hãm trong
những nơi giành riêng cho giới mình và không có cơ hội tham gia vào các hoạt
động xã hội, họ chỉ có một thú vui duy nhất: đọc tiểu thuyết. Tiểu thuyết Triều Tiên
thịnh hành được là nhờ môi trường đọc kiểu này, và đặc biệt đáng chú ý là trong đó
có những roman fleuves dài hơn 200 tập và nhiều tiểu thuyết miêu tả những dòng
họ qua 5 hay 6 thế hệ. Tuy chịu ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Quốc song tiểu
thuyết Triều Tiên không dừng lại chỉ ở các bản dịch. Nhiều tiểu thuyết thực sự
Triều Tiên đã được sáng tạo, tác động tích cực đến sự phát triển của văn chương
Triều Tiên.


Tuy nhiên trước khi đi tiếp, chúng ta cần chỉ ra rằng, trừ những tiểu thuyết
pansori, loại tác phẩm bắt nguồn từ câu chuyện theo phong cách pansori của những
người kể chuyện rong kwangdao (quảng đới), có không nhiều tác phẩm thành công
với tư cách tiểu thuyết có thể coi là sáng tạo của cá nhân tác giả bởi sự sống động

về phong cách. Nếu chúng ta đặt quá trình hình thành tiểu thuyết khuyết danh dưới
sự câu thúc của đạo đức luân lý Nho giáo thời Choson, như cấm trai gái tiếp xúc
với nhau (“nam nữ thụ thụ bất thân” ), thì có thể coi những tác phẩm này là sản vật
độc đáo của Triều Tiên. Kết quả là những tiểu thuyết này đánh mất độc giả của
mình khi con người bước vào thế kỷ 20, và thậm chí gần như không một nhà
nghiên cứu tiểu thuyết nào đọc chúng một cách trọn vẹn.
Hơn thế chúng ta không nên xem thường việc gần 15% tổng số lượng tác phẩm
là bản dịch và mô phỏng tiểu thuyết Trung Quốc sang tiếng Triều Tiên. Đồng thời
có thể phân biệt rõ ràng tiểu thuyết của hai nước này dựa vào phương thức thể hiện
và sự khác nhau trong cách sử dụng ngôn từ. Đó là những tiểu thuyết Triều Tiên
miêu tả cuộc sống, khát vọng của người Triều Tiên, và dòng chảy ngầm ẩn bên
dưới những cái đó là phương thức phát triển một sự tiếp nối từ kho tàng thần thoại
vốn có của Triều Tiên. Theo quan điểm này, mỗi bên có một thế giới quan khác
nhau. Nếu chúng ta tìm hiểu bộ tác phẩm 9 tập Han’guk hanmun sosol chonjip
(Hàn quốc Hán văn tiểu thuyết toàn tập) xuất bản ở Đài Loan (1982) với sự cộng
tác của Viện nghiên cứu Triều Tiên thì có thể thấy cho dù những tác phẩm đó được
sáng tác bằng chữ Hán cổ và lấy Trung Quốc đại lục làm bối cảnh, bản thân nội
dung của chúng vẫn là thế giới do người TriềuTiên tự tạo dựng lên. Ngoài ra, chữ
Hán cổ trong các tác phẩm này còn mang một đặc tính ngôn ngữ: ngữ pháp Hán
văn hoàn toàn khác phong cách thông tục của tiểu thuyết Trung Quốc.
3.

Sự ảnh hưởng của văn học Trung Quốc đến văn học Nhật Bản
Nhật Bản tiếp thu văn học Tùy Đường:
Sau giai đoạn trên, ta còn thấy liên lạc tuy thưa thớt nhưng vẫn có của các người
cai trị Nhật Bản đối với Trung Quốc các triều Lưu Tống (420 – 479) và Lương
(502 – 557). Mối liên hệ đó chỉ trở thành mật thiết dưới triều Tùy (589 – 618) khi
Nhật Bản gửi sứ bộ đầu tiên sang thông hiếu và học hỏi. Từ đó chế độ hành chính
và pháp luật nhà nước Nhật Bản sẽ in đậm dấu ấn của Trung Quốc.
Ảnh hưởng của văn học đại lục đến văn học Nhật Bản phần lớn do sự tiếp xúc

của các học tăng và phái bộ ngoại giao Nhật Bản với Trung Quốc (Tùy - Đường)
Triều đình Yamato và những triều đại kế tiếp đã biết học tập các định chế hành
chính và pháp luật để tổ chức nhà nước Nhật Bản . Riêng về phương diện văn học,
sau khi thâu nhận tư tưởng kinh điển Nho giáo, việc tiếp thu thi ca Trung Quốc đã
đóng một vai trò quan trọng đối với văn học Nhật Bản thời kì Nara. Những tác
phẩm có từ thời Hán Thư như Văn Tuyển, Sử Ký, Hán Thư, Hậu Hán Thư, Thế


Thuyết Tân Ngữ, Nghệ Văn Loại Tụ đã là nguồn tài liệu phong phú cho các tác
phẩm Nhật Bản như Fudoki (Phong tổ ký) và Caifuso (Hoài phong tảo)... Tác
phẩm đã truyền vào đất Nhật rất sớm đó là Senjimon “Thiên Tự Văn”, quyển Ngữ
vựng do Chu Hưng Tự theo lệnh Vương Vũ Đế soạn theo văn vần, có từ thời Lục
Triều (đầu thế kỉ 6) để dạy chữ Hán căn Bản cho những ai muốn tìm đọc sách viết
bằng chữ Hán. Sách viết bằng chữ Hán, gồm 250 câu, mỗi câu 4 chữ.
Hiến pháp 17 điều: là một văn kiện quan trọng của Nhật chứng minh được ảnh
hưởng sâu sắc của Trung Quốc thời đường trong cách tổ chức xã hội Nhật Bản.
Các tập thơ chữ Hán Đầu tiên: Người Nhật đã bắt đầu làm thơ chữ Hán từ giữa
thế kỉ thứ VII thời Thiên Hoàng Tenmu giai đoạn Triều đình Nhật Bản còn đóng
đô ở vùng Ômi và lúc Văn hóa Trung Quốc là mẫu mực của đời sống chính trị và
văn hóa Nhật Bản … Lúc đó thi nhân viết Hán Thi là tầng lớp quý tộc cung đình.
Về sau qua thời Trung Cổ họ là tăng nhân phái Ngũ Sơn, Đến thời Cận Đại lớp
người này là những nhà nho đứng bên trong hoặc bên ngoài Mạc Phủ, cuối cùng là
tầng lớp văn nhân và quan nhân.
Vào thế kỉ thứ 7, ngoài việc Man.yô-gán, một biểu ký nặng ảnh hưởng chữ Hán,
Nhật Bản đã có những tập thơ thuần chữ Hán mà sớm nhất là Kafuuô (Hoài phong
tảo, 751), do một số văn nhân soạn. Tiêu biểu là bài thơ chúc hạ của hoàng tử
Ôtomo nhan đề Thị Yến ca, ca tụng ân đức của vua cha, Thiên Hoàng Tenij đã
thống nhất đất nước, làm cho Nhât Bản trở thành một thứ tiểu Trung Hoa. Thơ
được đăng trong Kaifuusô và được xem như bài Hán thư tối cổ của người Nhật.
Vào tiền bán thế kỉ thứ 9, nổi trội 3 tập thơ chữ Hán soạn theo sắc chiếu Ryôunshuu (Lăng Vân Tập), Bunka Shuurei-shuu (Văn Hoa Tú Lệ tập) và Keikoku-shuu

(Kinh Quốc Tập) Thi nhân Hán Thi tiêu biểu là các vị Thiên Hoàng , những nhà
đại quý tộc và còn có các bậc trung hay thấp. Chứng tỏ bên cạnh quý tộc đã có một
tầng lớp quan lại ra đời. Lúc đó lại thêm những nhà sứ thần từ đại lục đã đến triều
đình Nara cũng như bóng dáng những bài thơ phụ nữ đầu tiên.
Sau giai đoạn trên thì thơ chữ Hán đã bớt đi ảnh hưởng vì văn hóa một triều đình
nhà Đường đầy biến loạn, không còn được trọng vọng như xưa, nhất là ý thức độc
lập dân tộc của Nhật Bản đã lên cao. Nhưng trong những triều đại sau Nhật Bản
vẫn tham khảo Trung Quốc mỗi khi phải đương đầu với thử thách mới.
Đến thời Thiên Hoàng Saga, ngoài Thiên Hoàng còn có một số tên tuổi đáng
được nhác đến trong lĩnh vực Hán Thi như Hoằng Pháp Đại Sư trong lĩnh vực thơ
và lý luận thơ ông đã học từ Trung Quốc được chép lại trong 10 quyển Tính Linh
Tập và Văn Kính Bí Phủ Luận.
Dưới thời Heian 3 cây bút nổi bật nhất đã đóng góp nhiều cho sự hưng thịnh của
thơ chữ Hán là Thiên Hoàng Saga, Không Hải, nhà quý tộc Tachibana no
hayanari. Ngoài ra còn có những bài thơ của bầy tôi, tác giả thơ trong 3 thi tuyển


Hán Thi soạn theo chiếu chỉ (Lăng Vân, Văn Hoa Tú Lệ, Kinh Quốc) tụ họp van
học cung đình mà trung tâm là Thiên Hoàng. Tuy nhiên thơ chỉ mô phỏng về
“Đường Phong” tức thơ Trung Quốc đời Đường, cho dù khi họ muốn nói về nước
mình.
Nhìn chung giai đoạn này, sự vay mượn, ở đây hầu như tuyệt đối qua việc
chuyển nguyên cảnh vật Trung Quốc Sang Nhật. Sự “ chuyên môn hóa” trong việc
làm thơ chữ Hán…
Đường Thi và Thi ca Nhật Bản cũng không kém phần ảnh hưởng của Trung
Quốc. Vào buổi đầu thơ Waka cung đình Nhật Bản phần lớn là những bài thiếu
tính sáng tạo vì chủ yếu thơ chỉ dịch từ Trung Quốc. Tuy nhiên, sinh hoạt ngôn ngữ
của trí thức Nhật Bản thời đó có tính cách nhị trùng: họ vừa biết làm thơ Kana vừa
biết lam thơ thuần túy Hán văn. Thơ chữ Hán trở thành khuôn mẫu dùng nơi triều
đình vì trí thức quý tộc thời đó nếu không có Hán học thì không thể nào lập thân.

Khi viết bằng chữ Hán, văn nhân Nhật Bản có vẽ chú ý đến vấn đề xã hội nhiều
hơn, giống như phong cách của nhà văn Trung Quốc. Trong truyền thống quốc
âm kana, người ta thấy vắng bóng những tác phẩm phê phán như thế. Gọi là chống
đối nhưng (ngoại trừ Okura và Michizane) xem ra trí thức đương thời chỉ xa lánh
thực tại như Đào Tiềm và Lý Bạch chứ không phê phán chính sách như Khuất
Nguyên, Đỗ Phủ.Thời các quan nhiếp chính nắm chính trị, họ đọc Bạch Cư Dị mà
hầu như không biết đến Đỗ Phủ. Chống đối trực diện, theo họ là “Tục” nên họ đã
theo đường “Nhã” nghĩa là ẩn cư.
Đặc điểm thứ hai của Monzui là một số tác phẩm hài hước có tính cách dâm ô
xen vào trong đó như Danjo Kon-in fu “Nam nữ hôn nhân phú”
và Tettsuiden (Thiết chùy truyện) “Anh chùy sắt”(dương vật) tả không dấu diếm
“phòng trung chi thuật”(kỹ thuật chốn phòng the) khi anh ta đi thăm “chu môn”
(cửa son = âm hộ), một chi tiết đáng lẽ chỉ có thể thấy ở Du Tiên Quật, tác phẩm
ngang tầm cỡ với nó vào đời Đường. Trong waka và monogatari dầu táo bạo đến
đâu cũng không có những đoạn diễn tả như thế. Sự kiện nầy có thể giải thích như
là một khía cạnh “sự cố đột biến” khi Nhật Bản vội vã hấp thụ các tác phẩm Hán
văn.
Đến giữa thế kỷ thứ 10 thì việc Nhật hóa tác phẩm chữ Hán hầu như đã đi khá
xa. Hai ngôn ngữ như hoà nhập vào nhau và Wakan Rôei-shuu là một chứng cứ thể
hiện điều đó

III.

Những điểm tương đồng trong việc tiếp biến văn học Trung Quốc đến văn học
3 nước Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản


1. Do điều kiện lịch sử xã hội tương đồng nên văn học trung đại Đông Á có
những bước đi chung. Từ sau khi hình thành khu vực văn hoá Đông Á vào những
năm đầu công nguyên, văn học khu vực đều khởi đầu bằng giai đoạn văn học gắn

liền với Phật giáo. Những trước tác Phật giáo là những tác phẩm văn học đầu tiên
của mỗi nước. Ở Nhật Bản là Tam kinh nghĩa sớ của Thánh Đức Thái Tử/ Shotoku
taishi (TK.VII), ở Việt Nam là Lục độ tập kinh của Khương Tăng Hội (TK.III), còn
ở Triều Tiên là bài “hương ca” Tuệ tinh ca của sư Dung Thiên/ Yung-chon. Phật
giáo nằm trong cấu trúc tư tưởng chung tam giáo: Nho, Phật, Đạo. Đạo giáo ở Việt
Nam và Triều Tiên thể hiện khá rõ qua tư tưởng Lão Trang, Đạo giáo ở Nhật Bản
thâm nhập sâu vào Thần đạo, thể hiện dưới hình thức Thần đạo. Văn học Việt
Nam, Triều Tiên, Nhật Bản ở mức độ khác nhau đều có dòng văn học yêu nước,
khẳng định nền độc lập và văn hiến riêng của dân tộc mình. Tư tưởng yêu nước bắt
rễ sâu xa và được nuôi dưỡng không ngừng bằng đạo thờ thần của mỗi nước: Thần
đạo Nhật Bản, Đạo thờ Thần có tính chất saman giáo của Triều Tiên, Đạo thờ Thần
gắn liền với đạo thờ tứ phủ, thờ những anh hùng có công với nước ở Việt Nam. Sự
du nhập của những tư tưởng ngoại lai đã đem đến những hình thức mới cho tư
tưởng dân tộc của mỗi nước: yêu nước theo kiểu Phật giáo, rồi kiểu Nho giáo. Dẫu
có những màu sắc ấy, nhưng tư tưởng yêu nước luôn được nuôi dưỡng bởi tình
cảm thiêng liêng gắn liền với đạo thờ Thần qua các khái niệm: hồn thiêng sông
núi, hồn nước, anh linh tổ tiên, tiên hiền hậu hiền trong làng… So với các nước,
dòng văn học yêu nước Việt Nam ra đời khá sớm, tạo thành một dòng mạnh mẽ,
khá liên tục, đến tận thời cận hiện đại. Tư tưởng yêu nước trong văn học Việt Nam
thường gắn với tư tưởng hoà bình và nhân đạo, ít có tính dân tộc cực đoan, hẹp hòi.
Do sự lớn mạnh của tầng lớp nho sĩ trong nước và do những ảnh hưởng trào lưu
khôi phục đạo thống, văn thống dân tộc Hán vào đời Minh mà từ TK.XIV trở đi,
Việt Nam và Triều Tiên đều chuyển dần sang mô hình Nho giáo - Tống Nho. Từ
khoảng TK.XVII - XVIII các nước đều bước vào giai đoạn Hậu kỳ trung đại với
thiết chế Nho giáo ngày càng nghiêm khắc hơn, ảnh hưởng của Thiên chúa giáo và
học thuật phương Tây ngày càng mạnh cùng với sự lớn mạnh không ngừng của các
đô thị phong kiến. Thời trung đại của mỗi nước đều kết thúc trước cuộc xâm lăng
của Phương Tây giữa TK.XIX.
2.Tương ứng với quá trình lịch sử ấy, tác giả văn học chủ yếu đồng thời cũng là
nhân vật trữ tình trong thơ cũng thay đổi:

- Từ quý tộc, tăng lữ giai đoạn Sơ kỳ trung đại sang “sĩ đại phu” giai đoạn Trung
kỳ trung đại (trường hợp Triều Tiên và Việt Nam), hoặc từ quý tộc, tăng lữ Sơ kỳ
trung đại sang “võ sĩ” (samurai) và “pháp sư” (Thiền tăng) Trung kỳ trung đại
(trường hợp Nhật Bản)


- Rồi từ “sĩ đại phu” Trung kỳ trung đại sang nhà nho cấp trung, cấp thấp: “sĩ
lâm”, “trung nhân” Hậu kỳ trung đại (trường hợp Triều Tiên) hay “nhà nho tài tử”,
“nhà nho bình dân” (trường hợp Việt Nam). Từ “võ sĩ” (samurai), “pháp sư”
(Thiền tăng) Trung kỳ trung đại sang võ sĩ cấp thấp: những “ronin/ lãng nhân” (võ
sĩ lang thang) và “Đinh nhân” (thị dân) Hậu kỳ trung đại (trường hợp Nhật Bản).
So với các nước trong khu vực, nhà nho Việt Nam thiên về tính chất nông dân
nhất, trong khi đó nhà nho ở Trung Quốc, võ sĩ ở Nhật Bản có tính chất thương
nhân, thị dân đậm nét hơn. Điều này cũng phản ánh rõ nét trong thơ văn mỗi nước.
3.Trong các nước Đông Á đều có hiện tượng song tồn hai bộ phận văn học: bộ
phận viết bằng Hán văn và bộ phận viết bằng ngôn ngữ dân tộc. Có thể kể thêm
loại văn trung gian giữa hai loại trên, pha trộn giữa tiếng Hán và tiếng bản địa mà
người Nhật gọi là “Hoà Hán hỗn hào”. Ở Việt Nam có lẽ cũng có hiện tượng đó,
chẳng hạn như bài phú Cư trần lạc đạo của Trần Nhân Tông là một loại văn “Việt
Hán hỗn hào”. Quá trình phát triển của nền văn học mỗi dân tộc đồng thời cũng là
quá trình xây dựng nền văn học viết bằng tiếng nói dân tộc. Nhật Bản là quốc gia
lưu giữ được đầy đủ nhất tư liệu về văn học tiếng Nhật (thơ tanka, choka, sedonka
từ TK.VI - VII), kế đến là Triều Tiên (những bài hyangga trước TK.X), Việt Nam
là muộn nhất (thơ phú nôm TK.XIII). Ngôn ngữ dân tộc được hình thành cùng với
sự khẳng định vai trò, giá trị của văn học dân gian - nguồn mạch nuôi dưỡng văn
hóa dân tộc.




×