Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

GIÁO dục bảo vệ môi TRƯỜNG BIỂN đảo QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ môi TRƯỜNG XUNG QUANH CHO TRẺ 5 6 TUỔI ở TRƯỜNG mầm NON PHÚ cát, TP HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.96 KB, 38 trang )

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu làm tiểu luận đến nay, em đã nhận được
sự quan tâm, chỉ bảo, giúp đỡ của thầy cô và bạn bè xung quanh, để hoàn thành
tiểu luận này. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong
khoa Giáo dục Mầm non - Trường Đại học Sư phạm Huế và các bạn trong lớp.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô Ths. Lê Thị Nhung đã tận tâm chỉ
bảo hướng dẫn em qua từng buổi học, từng buổi nói chuyện, thảo luận về đề tài
nghiên cứu. Nhờ có những lời hướng dẫn, dạy bảo đó, bài tiểu luận này của em
đã hoàn thành. Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô.
Do thời gian và năng lực của em còn hạn chế. Do vậy, không tránh khỏi
những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Cô và các bạn học
để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 11 năm 2019
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Minh Trang


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG


4


PHẦN MỞ ĐẦU
1.



Lý do chọn đề tài
Là một bộ phận của biển Đông, biển và hải đảo Việt Nam chứa đựng nguồn
lợi sinh vật biển đa dạng, tài nguyên khoáng sản dồi dào, tiềm năng phát triển du
lịch biển rất lớn. Suốt nhiều thế kỉ qua, biển đảo là yếu tố gắn bó máu thịt với
đời sống dân tộc ta. Tuy nhiên, hiện nay tài nguyên và môi trường biển bị suy
thoái nghiêm trọng, vấn đề chủ quyền quốc gia thường xuyên bị xâm phạm.
Vùng biển và hải đảo nước ta hiện đang đối mặt với rất nhiều nguy cơ về môi
trường như: thực trạng môi trường bị ô nhiểm nghiêm trọng tại nhiều địa
phương, nhiều loài sinh vật phổ biến trước kia đã trở nên khan hiếm hoặc thậm
chí nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc từ biển chứa nhiều chất độc nguy hại nên
không sử dụng được. Do vậy, việc giáo dục ý thức BVMT biển, đảo đã trở thành
một vấn đề hết sức cấp thiết. Muốn việc BVMT biển, đảo có hiệu quả thì nó
phải được thực hiện ngay từ bậc học Mầm Non.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Mầm non là mắt xích đầu tiên,
rất quan trong và có vị trí tương đương với các bậc học khác. Việc đưa giáo dục
biển đảo vào trong trường Mầm non là vô cùng cần thiết vì điều này sẽ giúp trẻ
tạo ra những phản xạ, thói quen đầu tiên về giữ gìn, BVMT sống cũng như hình
thành những ý niệm đầu tiên về quyền làm chủ của đất nước đối với vùng biển
Việt Nam, từ đó góp phần hình thành nhận thức, ý kiến và kĩ năng cho các bậc
học sau này.
Hiện nay, ở trường Mầm non, giáo dục môi trường được thực hiện theo
phương thức lồng ghép, tích hợp kiến thức biển, đảo vào các hoạt động giáo dục
như: hoạt động KPMTXQ, âm nhạc, hoạt động tạo hình, làm quen với toán, thể
chất,… Chủ yếu nội dung giáo dục môi trường cho trẻ chỉ dừng lại ở việc trẻ
biết giữ gìn vệ sinh trường mầm non hay nơi ở, chứ không nhắc nhiều đến
BVMT biển, đảo; hoặc các nội dung này chưa được xác định đầy đủ, chưa cụ
thể và chưa được sắp xếp theo hệ thống. Về lực lượng giáo dục, nhiều giáo viên
chưa nắm vững được kiến thức một cách đầy đủ về môi trường biển, đảo. Chính
vì thế đòi hỏi người giáo viên phải biết cách tích hợp giáo dục biển đảo cho trẻ

thông qua các hoạt động học tập để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Kế
thừa thành quả của những người đi trước và xuất phát từ những lý do trên, tôi đã
quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Giáo dục BVMT biển đảo qua hoạt
động KPMTXQ cho trẻ 5 -6 tuổi ở trường mầm non”

5


2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vùng biển và các đảo là yếu tố gắn bó máu thịt với đời sống của người dân
và mãi mãi quan trọng đối với dân tộc Việt Nam ta. Biển đảo đã tạo tiền đề và
điều kiện thuận lợi để Việt Nam phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn như dầu
khí, thủy sản, hàng hải, du lịch. Bởi vậy, nhiều cá nhân, tập thể trong và ngoài
nước đã cho ra những công trình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến tài
nguyên, môi trường, các hoạt động kinh tế hay vấn đề chủ quyền biển hải đảo
Việt Nam. Cụ thể như sau:

1.

Nguyễn Ngọc Sinh, Hứa Chiến Thắng (1998), “Hiện trạng môi trường biển và
đới bờ Việt Nam”.

2.

Ban Tuyên giáo Trung ương, Quân chủng Hải quân (2007), “Biển và hải đảo
Việt Nam”.

3.


Lê Đức An (2008), “Tiềm năng kinh tế - xã hội hệ thống các đảo của Việt Nam”.

4.

Nguyễn Chu Hồi (2012), “Ô nhiễm biển và quản lý ô nhiễm biển ở Việt Nam”.

5.

Không chỉ có các công trình nghiên cứu về biển đảo Việt Nam, liên quan đến
các vấn đề nghiên cứu của đề tài còn có một số đề tài nghiên cứu về dạy học tích
hợp ở trường Mầm non như:

6.

Lê Thị Thanh Hà (2004) với tác phẩm“Một số biện pháp giáo dục môi trường
cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non”.

7.

Hoàng Thị Oanh, Nguyễn Thị Xuân (2009) đã cho ra đề tài “Phương pháp cho
trẻ Mầm non khám phá khoa học về môi trường xung quanh”.

8.

Nguyễn Thị Thanh Nhàn (2013) cũng đã nghiên cứu đề tài “Các biện pháp tích
hợp giáo dục môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa
học về môi trường xung quanh”.

9.


Brice M.Claget (2011), “Những yêu sách đối kháng của Việt Nam và Trung
quốc ở khu vực bãi ngầm Tư Chính và Thanh Long trong biển Đông”, NXB
chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.
Như vậy, nghiên cứu vấn đề về biển đảo và giáo dục tích hợp đã được
nhiều nhà khoa học quan tâm, tuy nhiên vẫn chưa có đề tài nào đi sâu nghiên
cứu nội dung tích hợp giáo dục BVMT biển đảo cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt
động KPMTXQ ở trường Mầm non. Với đề tài này, tôi sẽ tập hợp nghiên cứu
các vấn đề để tích hợp giáo dục BVMT biển đảo để giúp các bé những hiểu biết
sơ đẳng về môi trường biển đảo
6


3.

Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về giáo dục BVMT biển, đảo
cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non, tôi nghiên cứu đề tài để tìm ra các biện
pháp tốt nhất nhằm xây dựng, hình thành ý thức BVMT biển đảo, giáo dục biển
đảo cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động KPMTXQ.

4.

Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ như sau:



Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc đưa giáo dục biển đảo
vào trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mẫu giáo, trên cơ sở đó đề tài

sẽ tiến hành nghiên cứu thực trạng giáo dục vấn đề biển đảo cho trẻ 5 - 6 tuổi ở
trường Mầm non.



Trên cơ sở khoa học, đề tài đề xuất một số biện pháp tích hợp nhằm nâng cao hiệu
quả giáo dục biển đảo cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường Mầm non hiện nay.



Ngoài ra, đề tài còn tiến hành thực nghiệm sư phạm để xác định hiệu quả của
các biện pháp tích hợp và khẳng định tính khả thi của đề tài.

5.

Đối tượng nghiên cứu



Tài liệu giáo dục tích hợp cho trẻ mầm non



Tài liệu về giáo dục biển, đảo; hoạt động KPMTXQ



Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi và giáo viên.

6.


Phạm vi nghiên cứu
Do hạn hẹp về thời gian nên trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ tập trung
nghiên cứu việc tích hợp giáo dục BVMT biển đảo thông qua hoạt động
KPMTXQ cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non.

7.
7.1.

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận
Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát
hóa, hệ thống hóa những vấn đề lý luận, những tài liệu có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu để xác định các biện pháp tích hợp giáo dục BVMT biển đảo cho trẻ
5 - 6 tuổi qua hoạt động KPMTXQ

7.2.
7.2.1.

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát:

7


Thông qua hoạt động, lời nói, nét mặt, cử chỉ, biểu hiện xúc cảm tình cảm
của trẻ, quan sát cách tổ tích hợp giáo dục BVMT biển đảo cho trẻ 5 - 6 tuổi
thông qua hoạt động KPMTXQ
7.2.2.


Phương pháp trò chuyện
Tiếp cận, trò chuyện với giáo viên và các trẻ để tìm hiểu những thuận lợi và
khó khăn của giáo viên trong quá trình tích hợp giáo dục BVMT biển đảo cho
trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động KPMTXQ.

7.2.3.

Phương pháp điều tra
Đề tài sử dụng phương pháp điều tra bằng các phiếu khảo sát nhằm tìm
hiểu thực trạng giáo dục biển đảo cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non
Từ đó đánh giá thực trạng và làm cơ sở cho việc xây dựng các vấn đề tích
hợp giáo dục biển đảo thông qua các hoạt động KPMTXQ cho trẻ 5 - 6 tuổi ở
trường Mầm non.

8.

Bố cục của đề tài
Ở phạm vi đề tài tiểu luận tôi xin trình bày về nội dung thông qua hai
chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Thực trạng giáo dục biển đảo qua hoạt động KPMTXQ cho
trẻ 5 -6 tuổi ở trường mầm non

8


B.

PHẦN NỘI DUNG


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.

Lý luận về giáo dục biển đảo

1.1.1.

Khái quát về vùng biển Việt Nam.

a.

Vùng biển
Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có địa
chính trị và địa kinh tế rất quan trọng không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có.
Với bờ biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam. Chỉ số chiều dài bờ
biển trên diện tích đất liền của nước ta là cứ 100 km2 đất liền có 1km bờ biển.
Trong 64 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một
nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển.
Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 thì nước ta có diện
tích biển khoảng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền. Vùng biển nước ta
bao gồm: nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa. làm cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển.

b. Các đảo

Nước ta có trên 4.000 hòn đảo lớn nhỏ. Căn cứ vị trí chiến lược và các điều
kiện địa lý, kinh tế, dân cư người ta có thể chia các đảo, quần đảo thành các nhóm:


Hệ thống đảo tiền tiêu, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc. Đó là các đảo, quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa, Chàng Tây,…[15]



Các đảo lớn có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Đó là các
đảo như Cát Bà, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc.



Các đảo ven bờ gần đất liền, có các đảo thuộc huyện đảo Cát Bà, huyện đảo
Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), huyện đảo Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), huyện
đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang),…[15].



Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa:

+

Quần đảo Hoàng Sa là quần đảo san hô. Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 37 đảo,
đá, bãi cạn nằm trong phạm vi biển rộng khoảng 30.000km2.

+

Quần đảo Trường Sa cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 200 hải lý về phía Nam,
bao gồm hơn 100 đảo, đá, bãi ngầm, bãi san hô, nằm trải rộng trong một vùng

9



biển khoảng 180.000 km2, cách Cam Ranh 248 hải lý, cách đảo Hải Nam
(Trung Quốc) 595 hải lý.
Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có vị trí hết sức quan trọng đối với
đất nước ta. Trước hết, hai quần đảo này nằm giữa Biển Đông, nơi có những
tuyến đường hàng hải quan trong nhất của thế giới đi qua. Ngoài ra, do vị trí
nằm trải dài theo hướng bờ biển Việt Nam, Hoàng Sa và Trường Sa là những vị
trí tiền tiêu bảo vệ sường Đông của nước ta, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên sinh vật và khoáng sản phong phú, đa
dạng, đặc biệt là nguồn tài nguyên dầu khí.
1.1.2.

Giáo dục BVMT biển đảo cho trẻ 5 – 6 tuổi
Nội dung giáo dục BVMT biển đảo cho trẻ 5 – 6 tuổi

1.1.2.1.

Giáo dục BVMT biển đảo cho trẻ Mầm Non cần đầy đủ, chính xác nhưng
phải đảm bảo tính vừa sức, phát huy tính tích cực trong nhận thức của trẻ vả lựa
chọn nội dung phù họp để tích hợp trong các hoạt động khác ở trường Mầm
Non. Giáo dục BVMT biển đảo cho trẻ MN gồm các nội dung chính:
+

Các nguồn tài nguyên thiên nhiên biển, đảo Việt Nam

+

Thực trạng môi trường vùng biển, đảo hiện nay

+


Hoạt động BVMT biển đảo.
Nội dung 1: Tài nguyên thiên nhiên biển đảo
Nguồn tài nguyên biển đảo là những điều kiện thuận lợi cho đời sống của
người dân cũng như sự phát trển kinh tế của đất nước. Việc dạy trẻ về tài nguyên
thiên nhiên biển đảo sẽ giúp hình thành ở trẻ lòng yêu nước, tình yêu với biển đảo
quê hương và có những hành động thiết thực, để BVMT tài nguyên biển đảo.



Tài nguyên sinh vật: Nội dung về tài nguyên sinh vật biển đảo chủ yếu về các
loài động vật, thực vật sống ở biển, vùng ven biển và trên các đảo.



Tài nguyên phi sinh vật: Nguồn tài nguyên phi sinh vật ở vùng bển đảo cũng vô
cùng phong phú, nhiều loài có trữ lượng lớn, mang lại lợi ích về kinh tế cho đất
nước.



Tài nguyên du lịch: Trẻ biết được tiềm năng du lịch của biển đảo.



Tài nguyên giao thông hàng hải: GV cung cấp cho trẻ một số thông tin về đặc
đểm lãnh thổ nước ta có liên quan tới giao thông đường biển
Nội dung 2: Thực trạng môi trường vùng biển, đảo hiện nay:




Ô nhiễm môi trường biển:
10


+

GV cần cung cấp cho trẻ thông tin về tình trạng ô nhiễm môi trưởng biển, đảo
hiện nay (tinh trạng ô nhiễm; nguyên nhân; hậu quảcủa ô nhiễm; G V cũng có
thể cung cấp cho trẻ những ví dụ đen hình);

+

Trẻ biết được những ngày Môi trường thế giới (5/6), ngày Đại dương thế giới
(8/6), Tuần lễ biển và hải đảo hàng năm và những hoạt động thiết thực để làm
giảm tình trạng ô nhiễm môi trường biển.



Suy giảm tài nguyên biển, đảo:

+

Trẻ hiểu được thế nào là suy giảm tài nguyên; Hiện trạng suy giảm tài nguyên
tại các vùng biển, đảo hiện nay nhưthế nào; Nguyên nhân gây nên tinh trạng này

+

Trẻ cũng biết được các nguồn tài nguyên khoáng sản và năng lưọng do việc khai
thác chưa hợp lí, sử dụng công nghệ khai thác lạc hậu làm lãng phí tài nguyên
nguyên. Từđó hình thành ởtrẻ thói quen sửdụng tết kiệm vá có hiệu quả các

nguồn năng lượng, tải nguyên.



Biến đổi khí hậu:

+

Trẻ biết được nguyên nhân gây ra biến đổi khi hậu chù yếu lả do các hoạt động
của con người

+

Trẻ biết hậu quả của biến đôi khí hậu.
Nội dung 3: Hoạt động BVMT bển, đảo:



Cuộc sống của con người sinh sôhg tại vùng biến, đảo:

+

Trẻ biết được m ột số các hoạt động, sinh hoạt của ngưởi dân sống trên biển, ven
biển, trên đảo

+

GV cần giáo dục trẻ biết trân trọng cuộc sống của mình, bết quan tâm đến những
người dân khó khăn trên đảo bằng những hành động thiết thực như ùng hộ quần
áo, đồ chơi, đồ dùng học tập cho các bạn sống ngoài đảo, sử dụng tiết kiệm các

nguồn tái nguyên...



Các hoạt động BVMT biển đảo: Trẻ biết được rằng nếu môi trường bị ô nhiễm
chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các loài sinh vật, sự khai thác quá mức,
không hợp lí của con người cũng làm suy giảm các tài nguyên một cách nhanh
chóng. GV cần hướng dẫn trẻ việc BVMT thông qua những hành động rất nhỏ
nhưng thiết thực, cóý nghĩa và trẻ hoàn toàn có thể làm được như: có ý thức giữ
gìn cảnh quan, môi trường, tôn trọng các quy định khi tham quan, du lịch biển,
đảo, không sử dụng các loại hải sản quý hiếm, sử dụng tiết kiệm các nguồn tài
nguyên, sử dụng các loại phế liệu làm đồ chơi, đổ dùng học tập... và quan trọng
11


nhất là việc hình thành cho trẻ thái độ đúng đắn đối với những hành vi tốt và
không tốt với môi trường.
Ý nghĩa của việc tích hợp giáo dục biển đảo cho trẻ

1.1.2.2.

Việc giáo dục BVMT biển đảo cho trẻ sẽ góp phần giải quyết nhiệm vụ phát
triển trẻ một cách toàn diện các mặt trí tuệ, đạo đức, lao động, thẩm mỹ. Cụ thể:


Giáo dục biển đảo góp phần phát triển trí tuệ cho trẻ:
Quá trình lĩnh hội tri thức về tự nhiên vô tính, động vật, thực vật, con người
là mối quan hệ đơn giản giữa các súc vật và hiện tượng tự nhiên phù hợp với đặc
điểm nhận thức của trẻ sẽ hoàn thiện các giác quan, tích lũy kinh nghiệm cảm
tính ở trẻ, hình thành các khái niệm đơn giản.




Giáo dục BVMT biển đảo góp phần phát triển tình cảm đạo đức cho trẻ. Giáo dục
trẻ tình yêu thiên nhiên, có thái độ giữ gìn, bảo vệ động, thực vật. Hình thành
những phẩm chất nhân cách quan trọng như thái độ coi trọng lao động, biết yêu lao
động, có thói quen lao động, có trách nhiệm với công việc được giao.



Giáo dục BVMT biển đảo góp phần phát triển thể chất và lao động. Hình thành
ở trẻ tình yêu lao động, thái độ bảo vệ tự nhiên, một số kỹ năng trồng cây và
chăm sóc động vật.



Giáo dục BVMT biển đảo còn là phương tiện để phát triển thẩm mỹ. Cái đẹp
của tự nhiên có thể ảnh hưởng đến mọi trẻ. Khi cho trẻ làm quen với tự nhiên,
trẻ học được cách cảm nhận vẻ đẹp của tự nhiên để từ đó chúng biết cảm nhận
thế giới với mọi người sự hấp dẫn và đa dạng của nó
Lý luận về hoạt động KPMTXQ của trẻ 5 – 6 tuổi

1.2.

1.2.1. Một số khái niệm


Hoạt động: có nhiều định nghĩa về hoạt động

+


Theo sinh lí học: Hoạt động là sự tiêu hao năng lượng, thần kinh và cơ bắp của
con người tác động vào khách quan nhằm thõa mãn nhu cầu của mình

+

Theo tâm lí học duy vật biện chứng: Hoạt động là phương thức tồn tại của con
người, là sự tác động một cách tích cực giữa con người với hiện thực, thiết lập
mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan, nhằm tạo ra sản phẩm cả
về thế giới và cả về phía con người.



Hoạt động giáo dục ở trường Mầm Non: là một quá trình có mục đích, có
hướng, có kế hoạch dưới nhiều hình thức của nhà giáo dục nhằm dẫn dắt trẻ
tham gia một cách chủ động
12




Môi trường xung quanh là tất cả những gì bao quanh chúng ta bao gồm tất cả các
yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh trẻ, có quan hệ mật thiết với nhau và ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống, sự tồn tại và phát triển trẻ em. Có thể phân chia môi
trường xunh quanh thành: môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội.
1.2.2. Ý nghĩa của việc cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh
Hoạt động cho trẻ mầm non KPMTXQ nhằm giúp trẻ tiếp xúc với môi
trường qua đó để hình thành biểu tượng về thế giới xung quanh. Dạy trẻ khám
phá là giáo viên tổ chức hoạt động học theo nhóm nhằm phát huy năng lực giải
quyết vấn đề và tự học cho trẻ.


a.

Đối với sự phát triển trí tuệ



Trong các hoạt động khám phá khoa học, trẻ được tích cực sử dụng các giác
quan. Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm, KPMTXQ góp phần phát triển ở
trẻ các phẩm chất trí tuệ như tính ham hiểu biết, khả năng chú ý ghi nhớ có chủ
định, tính tích cực nhận thức.



Hệ thống kiến thức đúng đắn về mối trường xung quanh giúp trẻ hoạt động có
hiệu quả trong các trò chơi, các hoạt động tạo hình, trong việc lĩnh hội các biểu
tượng toán sơ đẳng và phát triển ngôn ngữ.

b.

Đối với sự phát triển tình cảm đạo đức, thẩm mỹ, thê lực và lao động



Môi trường xung quanh được coi là phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu
giáo. Việc KPMTXQ khơi gợi ở trẻ tình cảm nhân ái, quan tâm, giúp đờ mọi
người, tạo điều kiện cho việc hình thành tính tự tin vào bân thân.




Khám phá thiên nhiên và xã hội, giúp trẻ có tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, côi
mờ, có lòng nhân ái, tình yêu đối với người thân, bạn bè, kính trọng đối với
người lao động, biết trân trọng và giữ gìn sản phẩm lao động, yêu quý bảo vệ
thiên nhiên.



Môi trường xung quanh là phương tiện quan trọng để giáo dục thẩm mỹ, trẻ có
tình yêu với cái đẹp, biết tôn trọng, giữ gìn cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp
thông qua các hoạt động tạo ra sản phẩm.



Các hoạt động như dạo chơi, tham quan và tiếp xúc với môi trường xung quanh
phần rèn luyện sức khoẻ, tạo sức đề kháng cho cơ thể trước những thay đổi của
thiên nhiên và cuộc sống.
1.3. Giáo dục BVMT biển đảo qua hoạt động KPMTXQ cho trẻ 5 – 6 tuổi
1.3.1. Mục tiêu giáo dục BVMT biển đảo qua hoạt động KPMTXQ cho
trẻ 5 – 6 tuổi
13


a.

Kiến thức



Cung cấp cho trẻ biểu tượng về môi trường biển đảo ,bao gồm:


+

Điều kiện tự nhiên trên biển

+

Các loại tài nguyên của vùng biển, đảo Việt Nam

+

Các hoạt động của con người trên vùng biển, đảo



Trẻ hiểu được ý nghĩa, vai trò của biển, đảo đối với sự sống con người, sự phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội



Có hiểu biết về các vấn đề thời sự liên quan đến biển, đảo nhưô nhiễm môi
trường biển, suy giảm tải nguyên, biến đổi khí hậu (hiện trạng, nguyên nhân, hậu
quả)...

b.

Kỹ năng



Rèn luyện kĩ năng BVMT biển




Kĩ năng sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các ngụồn tài nguyên của biển



Kĩ năng tự bảo vệ bản thân khi tiếp xúc với biển



Kĩ năng xã hội: Làm việc nhóm, kĩ năng chia sẻ, đồng cảm, quan tâm các bạn
nhỏ, nhũng người dân vùng biển, đảo, các chiến sĩ bảo vệ vùng biển, đảo tổ quốc
bằng các hành động thiết thực

c.

Thái độ



Hình thành ở trẻ cảm xúc, tình cảm tích cực với biển, đảo với các sự vật, hiện
tượng con người ớ biển, đảo; trẻ có tình yêu với biển, đảo quê hương



Trẻ quan tâm đến môi trường biển, có hứng thú với việc khám phácác sự vật,
hiện tượng, hoạt động nuôi trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến hải sản, BVMT
biển, đảo quê hương.




Trẻ hứng thú, tích cực, sáng tạo tham gia các hoạt động nghệ thuật như tạo hình,
âm nhạc, văn học... về đề tài biển, đảo, người lính biển...



Thể hiện thái độ đúng với những vấn đề liên quan đến biển, đảo.

14


1.3.2. Nội dung giáo dục BVMT biển đảo qua hoạt động KPMTXQ cho
trẻ 5 – 6 tuổi
Cụ thể có thể phân chia nội dung giáo dục BVMT biển đảo qua hoạt động
khám môi trường xung quanh cho trẻ 5 – 6 tuổi như sau:


Nội dung 1: Tài nguyên thiên nhiên biển đảo
Trẻ cần biết những tri thức liên quan đến các nhóm đối tượng này về:
+ Những kiến thức cơ bản về động thực vật trên biển đảo
+ Mối quan hệ giữa các loài sinh vật biển với con người, cũng như sự tác
động của con người lên đời sống của các loài sinh vật đó.



Thực vật ở biển, đảo




Cũng cố, khái quát hóa và mở rộng biểu tượng của trẻ về các loài thực vật vùng
biển đảo; vai trò của chúng đối với môi trường và với con người; ảnh hưởng của
môi trường ô nhiễm đến các loài thực vật biển...



Có kĩ năng phân loại các loài thực vật biển theo một hoặc nhiều dấu hiệu và đặt
tên cho nó.



Có mong muốn chăm sóc, bảo vệ thực vật; có một số kĩ năng chăm sóc thực vật
biển đảo; bày tỏ thái độ đúng với những hành vi của người khác đổi với thực vật



Động vật ở biển, đảo



Cũng cố, làm chính xác và mở rộng biểu tượng của trẻ về các loài động vật vùng
biển, đảo; vai trò của chúng dối với môi trường và vời con người; ảnh hưởng
của môi trường ô nhiễm đến đời sống của chúng.



Hình thành biểu tượng về các nhóm “động vật sống hoàn toàn dưới biển", “động
vật trên các đảo”, “động vật sống dưới biển nhưng có thời gian lên cạn”, “các
loài chim biển”.




Biết được mối quan hệ giữa việc chăm sóc và trạng thái của một số loài động vật
bậc cao; hứng thú, tích cực và có một số kĩ năng chăm sóc động vật biển

15




Các nguồn tài nguyên phi sinh vật trên biển



Cũng cố, làm chính xác và mở rộng biểu tượng của trẻ về các loại tài nguyên phi
sinh vật, mối quan hệ của chúng với môi trường tự nhiên, với các loài động thực
vật và con người.



Biết được cách thức và quy trình khai thác một số loại tài nguyên phi sinh vật.



Có kĩ năng phân loại chúng theo một hoặc nhiều dấu hiệu đặc trưng.



Chủ động, tích cực khám phá các loại tài nguyên biển, đảo; Có kĩ năng sử dụng
tiết kiệm và bảo vệ các loại tài nguyên biển, đảo




Du lịch



Có biểu tượng khái quát về khu du lịch biển (có đảo, bãi biển, phong cảnh đẹp,
không khí trong lành, nước biển trong sạch...)



Có kĩ năng tự đảm bảo an toàn khi tắm biển, chơi các trò chơi ngoài biển...



Có thể nhận biết và chỉ được vị trí một số bải biển và các đảo du lịch nổi tiếng
thông qua hình ảnh tiêu biểu, biểu tượng của khu du lịch đó.



Có kĩ năng BVMT, cảnh quan biển, đảo.



Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động khi đi du lịch biển



Giao thông hàng hải




Có kĩ năng phân nhóm các loại phương tiện giao thông đường biển theo một
hoặc nhiều dấu hiệu.



Biết được cảnh sát biển là lực lượng đảm bảo an ninh giao thông trên biển (trang
phục, nhiệm vụ, công cụ hỗ trợ...).



Biết được lợi ích của giao thông vận tải biển đối với con người và những tác hại
của nó có thể gây ra cho môi trường biển



Nội dung 2: Ích lợi của biển đảo



Cung cấp thức ăn giàu dinh dưỡng cho con người: cá thu, mực...



Cung cấp nguyên liệu để làm thuốc chửa bệnh cho con người như: rong biển….




Là khu du lịch để tham quan, nghỉ ngơi, tắm mát.



Biển đảo là nơi phát triển các ngành nghề khách nhau như: Nghề nuôi tôm, cua,
cá...; Nghề đánh bắt cá; Nghề làm muối từ nước biển ; Chế biến hải sản thành
nước mắm, tôm, cá đông lạnh.
16




Giao thông vận tải biển: đường giao thông trên biển giúp mọi người và tàu
thuyền đi lại, Cảng biển là nơi bốc dờ hàng hóa..



Biển đảo cung cấp nguồn năng lượng sạch như gió (giúp tàu, thuyền chạy trên
biển), các mỏ dầu...



Nội dung 3: Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển đảo



Do rác thải: Rác thải của mọi người khi đi du lịch xả xuống biển, rác thải của
các khu công nghiệp, rác thải sinh hoạt của người dân không được xử lý đổ
thắng ra biển.




Do tràn dầu: Tàu bè đi lại trên biển làm tràn dầu, hoặc những vụ chìm tàu, đắm
tàu do bão, lốc.



Do chặt phá cây: Con người chặt phá cây trồng ven biển.



Do con người khai thác cạn kiệt tài nguyên biển đảo: Đánh bắt cá tùy tiện, khai
thác các loài tảo, rong biển quá mức... làm cạn kiệt tài nguyên biển, một số loài
động thực vật biền có nguy cơ bị tuyệt chủng.



Nội dung 4: Vấn đề về chủ quyền biển đảo và BVMT biển đảo



Chủ quyền của Việt Nam đối với các đảo, quần đảo (đặc biệt là 2 quần đảo
Trường Sa và Hoàng Sa[12])



Tham gia bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo.

+


Không vứt rác thải xuống biển, đảo trong khi đi du lịch cũng như trong sinh hoạt
hàng ngày.

+

Không bẻ cành, phá cây trồng ven biển.

+

Tham gia thu gom rác thải.
1.3.3. Hình thức giáo dục BVMT biển đảo qua hoạt động KPMTXQ cho
trẻ 5 – 6 tuổi
Việc chuyển tải các nội dung giáo dục BVMT biển đảo đến trẻ cần được
thực hiện dưới các hình thức đa dạng, phong phú khác nhau.
Khi thực hiện các hình thức tổ chức, giáo viên cần sử dụng một cách khéo
léo, có kĩ thuật và sử dụng một cách linh hoạt, đa dạng để có sự phù hợp với
từng nội dung khác nhau.
Đối với việc tích hợp nội dung giáo dục BVMT biển đảo qua hoạt động
KPMTXQ được thực hiện với các hình thức sau:

a.

Tích hợp qua hoạt động có chủ đích
17


Đối với trẻ mầm non thì hoạt động học chưa phải là hoạt động chủ đạo,
nhưng nó mang tính định hướng, chi phối các hoạt động khác. Trong các giờ tổ
chức hoạt động học, giáo viên sẽ tổ chức và hướng dẫn, truyền đạt kiến thức cho
trẻ, trẽ sẽ là người tham gia vào hoạt động một cách chủ động, tích cực và lĩnh

hội các kiến thức mà giáo viên truyền đạt cho trẻ. Tích hợp thông qua hoạt động
học là hình thức tổ chức phù hợp và quan trọng để giáo dục trẻ BVMT biển đảo.
Ở hình thức này, giáo viên có thể sử dụng và phối hợp với các phương pháp
khác nhau để giúp trẻ dễ dàng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và ghi nhớ được nội
dung bài học.
b.

Tích hợp qua hoạt động vui chơi
Đối với trẻ mầm non, hoạt động vui chơi chính là hoạt động chủ đạo, là
hoạt động đặc trưng của trẻ. Việc giáo dục trẻ BVMT biển đảo qua hoạt động
KPMTXQ ở trong hoạt động vui chơi là rất cần thiết và đạt hiệu quả cao. Thông
qua hoạt động vui chơi thì trẽ sẽ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động. Từ đó,
trẻ có thể nắm được nội dung bài học, tiếp thu được những kiến thức và những
kỹ năng cần thiết một cách hiệu quả. Trẻ sẽ được giáo dục những kiến thức mới,
và cũng cố những kiến thức cũ mà trẻ đã có về việc BVMT biển đảo. Đặc biệt
trẽ sẽ được trải nghiệm, vận dung các kiến thức đó vào hoạt động vui chơi, cụ
thể ở hoạt động ở các góc:



Góc học tập: Trẻ xem sách, tranh ảnh về các tài nguyên biển đảo, môi trường
biển đảo và các loài động vật, thực vật ở biển đảo. Trẻ phân biệt được các hành
vi đúng đắn, sai trái về việc bảo vệ môi tường biển đảo.



Góc nghệ thuật: Trẻ sẽ hát những bài hát, kể chuyện, đọc thơ về biển đảo. Tô
màu, vẽ tranh, nặn, xé dán,… các quần đảo, hải đảo và các bãi biển.




Góc xây dựng – lắp ghép: Trẻ sẽ xây dựng các quần đảo, hải đảo, bãi biển,…



Góc phân vai: Trẻ sẽ đóng vai các bác ngư dân đánh bắt cá, tôm,… Hóa thân
thành các cô, các bác nông dân làm muối, các chú bộ đội hải quân canh gác các
đảo (đảo Hoàng Sa, đảo Trường Sa),…

c.

Tích hợp qua hoạt động ngoài trời – hoạt động tham quan
Hoạt động ngoài trời là một hoạt động trẻ được trải nghiệm với không gian
ngoài trời, môi trường tự nhiên, nơi mà trẻ được trải nghiệm, quan sát các hoạt
đông, các mối quan hệ bên ngoài xã hội. Trẻ được đến tham quan tận nơi, được
trải nghiệm và quan sát sự vật hiện tượng một cách trực quan sinh động.
Ở hoạt động ngoài trời - tham quan, giáo viên cho trẻ quan sát các hiện
tượng tự nhiên ở sân trường; trưng bày các bức tranh về biển đảo, môi trường
18


biển đảo; xây dựng các mô hình về biển, các quần đảo, hải đảo để trẻ đi quan
sát. Ngoài ra giáo viên có thể tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi như “người
hướng dẫn viên du lịch”, “bác ngư dân tài ba”; “chú hải quân dũng cảm” và thực
hiện các hành vi BVMT biển đảo. Giáo viên có thể cho trẻ được đi tham quan
các bảo tàng về biển đảo. Trong thời gian tham quan, trẻ có thể quan sát và
tương tác với các sự vật, hiện tượng thiên nhiên vùng biển đảo, những thay đổi
vể môi trường sống trên biển, những hoạt động và con người vùng biển. Nhờ
tham quan, trẻ phát triển óc quan sát, hứng thú nghiên cứu, tìm hiểu biển, đảo,
học cách xem xét đối tượng và xác định những đặc điếm nối bật của nó. Cái đẹp

của tự nhiên vùng biển sẽ tạo cho trẻ xúc cảm lớn, những ấn tượng khó phai mờ
nhằm phát triển nhũng tình cảm thẩm mĩ, trên cơ sở đó hình thành tình yêu biển
đảo, thái độ trân trọng đối với sự vật, hiện tượng, con người vùng biển đảo, kích
thích hình thành ở trẻ những việc làm tích cực BVMT biển đảo.
d.

Tích hợp qua hoạt động lao động
Hoạt động lao động đối với trẻ mẫu giáo có ý nghĩa quan trọng đối với các
mặt giáo dục, giúp cho việc giáo dục nhân cách của trẻ phát triển toàn diện.
Ví dụ: Trẻ tham gia nhổ cỏ, chăm sóc cây, làm vệ sinh xung quanh trường,
lớp học, nhặt lá, rát, túi ni long,… Qua đó trẻ có thể có ý thức hơn trong việc giữ
gìn, BVMT biển đảo
Thông qua hoạt động lao động giúp trẻ hiểu được các mối quan hệ giữa các
hiện tượng thiên nhiên, có ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn vệ sinh môi
trường nói chung và môi trường biển đảo nói riêng.

e. Phối hợp với phụ huynh

Cần có sự phối hợp giữa giáo viên với phụ huynh để tạo điều kiện giáo dục
trẻ BVMT biển đảo. Gia đình cũng là môi trường giáo dục quan trọng đối với sự
phát triển của trẻ. Vào giờ đón trẻ và trả trẻ, giáo viên có thể trao đổi, trò chuyện
với phụ huynh về tình hình và các vấn đề biển đảo để phụ huynh có thể phối hợp
giáo dục trẻ việc BVMT biển đảo lúc ở nhà. Nhắc nhở phụ huynh trò chuyện với
trẻ về các vấn đề về biển đảo; đọc thơ, kể chuyện cho trẻ nghe. Gia đình sẽ góp
phần cũng cố, rèn luyện những nội dung giáo dục về BVMT biển đảo để trẻ hiểu
hơn về ý thức, trách nhiệm của mình trong việc BVMT nói chung và BVMT
biển đảo nói riêng. Đồng thời phụ huynh có thể nắm được tình hình giáo dục trẻ
ở trường Mầm Non.
19



Giáo viên và phụ huynh có sự phối hợp nhuần nhuyễn, linh hoạt và chặt
chẽ, tự nhiên để trẻ có thể hiểu biết được những kiến thức và hình thành được
cho mình những thái độ, thói quen, kỹ năng BVMT biển đảo một cách tích cực
và chủ động.
1.3.4

. Phương pháp giáo dục BVMT biển đảo qua hoạt động KPMTXQ cho trẻ 5 –
6 tuổi
1.3.4.1. Phương pháp quan sát



Trẻ quan sát và khám phá bằng các giác quan: xúc giác, thị giác, thính giác, vị
giác để khám phá. Quan sát và chăm sóc, bảo vệ thực vật, động vật, biển, đảo



Giáo viên cần hướng dẫn trẻ quan sát bằng nhiều giác quan khác nhau, làm phong
phú vốn kinh nghiệm của trẻ, giúp trẻ tiếp nhận các thông tin về thiên nhiên, môi
trường và các hoạt động của con người trong môi trường biển, đảo. Thu hút trẻ vào
việc quan sát những vấn đề gần gũi, thiết thực đối với đời sống thực:

+

Quan sát môi trường lớp học, sân trường, khu trường,… quan sát tranh ảnh,
phim, video,… về môi trường biển, đảo. Nhận xét về vệ sinh môi trường ở biển,
đảo từ đó tìm ra các biện pháp khắc phục.

+


Quan sát thiên nhiên, và đánh giá điều kiện sống của động vật, thực vật, các vi
sinh vật

+

Quan sát các tài nguyên biển đảo, môi trường biển đảo

+

Quan sát các hoạt động lao động của con người (người lớn)

+

Giáo viên cần tạo điều kiện để trẻ quan sát môi trường và khuyến khích trẻ đưa
ra ý kiến của riêng mình.
1.3.4.2. Phương pháp đàm thoại



Giáo viên có thể sử dụng phương pháp trò chuyện (dùng lời) nhằm truyền đạt
thông tin, thu nhận thông tin từ trẻ. Cho trẻ đàm thoại, trò chuyện về các nhu cầu
sống của con người cũng như các sinh vật, thực vật ở biển, đảo. Đồng thời khích
lệ trẻ suy nghĩ, chia sẻ ý tưởng, bộc lộ cảm xúc. Từ đó giáo dục ý thức, hành vi,
thói quen BVMT biển, đảo.



Nghe kể chuyện, đọc thơ, hát các bài hát về môi trường biển đảo, BVMT biển,
đảo.




Giải thích, giảng giải, chỉ dẫn và hướng dẫn cho trẻ về các vấn đề về BVMT
biển đảo.

20




Sau buổi tham quan cần tổ chức cho trẻ thảo luận, các hoạt động như: vẽ, xé,
nặn, dán,… về những ấn tượng trẻ có được trong buổi tham quan.
1.3.4.3. Phương pháp trực quan, minh họa
Phương pháp trực quan minh họa là phương pháp trong đó giáo viên dùng
những đồ vật cụ thể hay các cử chỉ, hành động làm cho trẻ có thể hình dung và
hiểu được những gì mà giáo viên muốn truyền tải
Giáo viên có thể sử dụng phương pháp này với những nội dung như sau:



Xem những tranh ảnh, băng hình có nội dung về môi trường biển đảo và BVMT
biển đảo cho trẻ quan sát nhằm thu nhận những ấn tượng mới và chính xác hóa
những ấn tượng đã có về thiên nhiên, môi trường.



Quan sát những hành vi và cách ứng xử của trẻ và cả người lớn đối với việc
BVMT biển đảo
Đây là phương pháp rất hiệu quả trong giáo dục mầm non, dùng tranh ảnh,

mô hình, phim,… cho trẻ quan sát, trò chuyện, nhận xét, lưạ chọn và chơi các
trò chơi.
1.3.4.3. Phương pháp nêu gương – đánh giá



Sự hứng thú, quan tâm và quý trọng thiên nhiên của giáo viên, khơi gợi và duy
trì tò mò, momg muốn khám phá môi trường của trẻ.



Đánh giá là bộ phận của chương trình, nhằm phát hiện mặt mạnh, mặt yếu của
từng cá nhân trẻ, giúp giáo viên điều chỉnh kế hoạch đối với từng trẻ cũng như
với cả lớp nhằm đạt mực tiêu, nội dung giáo dục BVMT biển đảo đã đề ra.



Giáo viên cần quan sát trẻ trong các hoạt động để có thể động viên, khuyến
khích trẻ đúng thời điểm tạo động lực giúp trẻ tích cực, hứng thú hơn khi tham
gia vào các hoạt động.
Các phương pháp trên đây, mỗi phương pháp đều có những ưu điểm, nhược
điểm nhất định. Không phương pháp nào là vạn năng, sự chia cách các phương
pháp chỉ là tương đối. Các phương pháp có mối quan hệ biện chứng với nhau, vì
vậy trong tổ chức hoạt động giáo dục, các giáo viên phải biết phối hợp các
phương pháp một cách linh hoạt, mỗi hoạt động cụ thể có phương pháp này là
chủ đạo, phương pháp kia là hổ trợ, sự linh hoạt và sáng tạo. Khi sử dụng phối
hợp các phương pháp sẽ nâng cao hiệu quả của việc tích hợp nôi dung BVMT
biển đảo cho trẻ trong tổ chức hoạt động KPMTXQ.

21



1.3.5. Phương tiện giáo dục BVMT biển đảo qua hoạt động KPMTXQ
cho trẻ 5 – 6 tuổi.
Các loại phương tiện và thiết bị học tập nên có sẵn trong các hoạt động học
tập. Sự lựa chọn các phương tiện nên phù hợp với mục đích hoạt động. cần có
đủ phương tiện, cho tất cả các trẻ để trẻ có thể chơi và học được. Khi lựa chọn
nguồn phương tiện, giáo viên cần phải dự đoán được những nguy cơ tiềm tàn có
thể xảy ra và nên chuẩn bị điều kiện an toàn để đảm bảo tất cả mọi thứ đều an
toàn cho trẻ sử dụng.


Những thứ từ thiên nhiên như: các loại hạt, lá cây, đá, vỏ sò,… những phương
tiện khoa học được bày bán ở các cửa hàng như kính hiển vi, gương,…



Các vật liệu tái sinh như: chai, lọ, hộp giấy, giấy cattong,…



Đồ chơi như: bi ve, ô tô đồ chơi, bóng,…



Các tài liệu để nhìn như sách, tranh, ảnh, biểu đồ các loại cây, động vật, đồ chơi
và nơi chốn.

+


Truyện

+

Thơ

+

Tranh minh họa

+

Tranh để trẻ hoạt động cá nhân: đánh giá môi trường lớp học, sân trường; đánh
giá điều kiện sống của các loài sinh vật, con vật và thực vật,…; phân biệt các
hành động tốt, xấu đối với môi trường biển đảo về đặc điểm quá trình phát triển ,
lợi ích, tác hại của một số động vật, thực vật,…



Hướng dẫn làm một số đồ chơi từ các đồ vật đã qua sử dụng: giấy một mặt, chai
lọ,…



Một số bài tập xử lý tình huống giả định về BVMT biển, đảo.



Một số phương tiện khác do giáo viên lựa chọn tùy thuộc vào mục đích, phương
pháp, hình thức tổ chức hoạt động KPMTXQ.


22


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN
ĐẢO QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
CHO TRẺ 5 -6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON PHÚ CÁT TP.HUẾ
2.1. Vài nét khái quát về trường MN Phú Cát – TP.Huế
Trường mầm non Phú Cát nằm trên đường Chi Lăng thuộc địa bàn phường
Phú Cát do phòng GD-ĐT TP Huế trực tiếp quản lý, Trường được thành lập năm
1980, quy mô ban đầu có 5 lớp, có tên là trường mẫu giáo Mầm Non 3. Đến năm
1993 có quyết định chính thức thành lập trường và lấy tên Mẫu giáo Phú Cát,
cho đến 2003 có quyết định sát nhập với nhà trẻ Phú Cát và lấy tên là trường
Mầm non Phú Cát.
Từ đó đến nay trường ổn định và phát triển không ngừng nâng cao chất
lượng về mọi mặt. Qua nhiều năm học, trường được phòng GD&ĐT Thành phố
Huế. Hội cha mẹ trẻ em đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất trường lớp, mua
sắm trang thiết bị phục vụ cho chương trình chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
Đến nay trường tiếp tục nâng cấp và hoàn thiện dần các phòng chức năng đảm
bảo nhu cầu hoạt động của cô và cháu, trường được công nhận lại chuẩn quốc
gia mức độ 1 vào tháng 4 năm 2015.


Hiện nay trường có 11 nhóm lớp gồm 9 lớp MG và 2 nhóm NT với tổng số
cháu 380 cháu.



Tình hình đội ngũ: Tổng số CB-GV-NV: 40 người trong đó BGH: 3, GV: 25,
NV: 12.




Trình độ chuyên môn nghiệp vũ giáo viên: 100% trên chuẩn: 25/25



Trường có chi bộ độc lập gồm 11 Đảng viên, Chi Đoàn TN gồm 11 đoàn viên;
có CĐCS gồm 40 đoàn viên và Chi hội phụ nữ là 39 hội viên.



Cơ sở vật chất:

+

Diện tích khuôn viên: Tổng diện tích: 1.795 m2. Tổng diện tích sử dụng 2.880
m2. Bình quân: 07m2/ cháu. Cảnh quan môi trường sư phạm khá tốt, có một số
cây cảnh phù hợp với trường lớp mầm non.

+

Phòng học: Diện tích đảm bảo, có đủ ánh sáng và độ thoáng cho trẻ sinh hoạt
(ấm về mùa đông, mát về mùa hè). Có đủ bộ thiết bị tối thiểu cho trẻ.

23


Từ những đặc điểm trên trường MN PC có những khó khăn, thuận lợi sau:



Thuận lợi:



Lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, ban ngành đoàn thể, cha mẹ các cháu
luôn quan tâm tới vấn đề giáo dục trẻ.



Đội ngũ CBGVNV nhiệt tình, đoàn kết, chuyên môn vững vàng, trình độ chuẩn
và trên chuẩn đạt cao, đủ điều kiện phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ.



Khó khăn:



Trường được xây dựng lâu năm, cơ sở vật chất chưa thực sự đồng bộ và được
trang bị bằng hình thức cuốn chiếu.



Sĩ số trẻ/lớp quá số lượng so với quy định của Điều lệ trường mầm non.



Sự quan tâm của cha mẹ các cháu về GDMN còn hạn chế ở chỗ còn nặng nề về
vấn đề học chữ trước tuổi (đây là tình hình chung) nên gặp nhiều khó khăn trong

công tác phổ cập và huy động trẻ ra lớp.
2.2. Thực trạng giáo dục BVMT biển đảo qua hoạt động KPMTXQ
cho trẻ 5 -6 tuổi ở trường MN Phú Cát TP.Huế
2.2.1. Mức độ về tầm quan trọng cuả giáo dục BVMT biển đảo qua hoạt
động KPMTXQ cho trẻ 5 – 6 tuổi
Để tìm hiểu về nhận thức của Ban Giám Hiệu nhà trường và các giáo viên
trực tiếp đứng lớp về tầm quan trọng của việc giáo dục BVMT biển đảo qua hoạt
động KPMTXQ cho trẻ 5 – 6 tuổi, tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra 3 cán bộ
quản lý, 14 giáo viên đứng lớp của trường mầm non Phú Cát. Kết quả thu được
như sau:
Bảng 2.1: Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục BVMT biển
đảo qua hoạt động KPMTXQ cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường MN Phú Cát
Nhận thức của giáo viên

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Rất quan trọng

8

57,1

Quan trọng

6

42,9


Bình thường

0

0

Ít quan trọng

0

0

Không quan trọng

0

0

24


Kết quả khảo sát trên bảng 2.1 có 8 ý kiến (chiếm tỉ lệ 57,1%) giáo viên
nhận thức việc giáo dục BVMT biển đảo qua hoạt động KPMTXQ cho trẻ 5 – 6
tuổi là rất quan trọng; 6 ý kiến (chiếm 42,9%) giáo viên cho rằng là quan trọng.
Điều đó chứng tỏ rằng nhận thức của hầu hết các giáo viên về việc giáo dục
BVMT biển đảo qua hoạt động KPMTXQ cho trẻ 5 – 6 tuổi là rất quan trọng và
rất cần thiết.
2.2.2. Mục tiêu giáo dục BVMT biển đảo qua hoạt động KPMTXQ cho
trẻ 5 – 6 tuổi
Dưới đây là bảng khảo sát, đánh giá của giáo viên về mức độ quan

trọng của từng mục tiêu giáo dục BVMT biển đảo qua hoạt động KPMTXQ
cho trẻ 5 – 6 tuổi.
Bảng 2.2 Mục tiêu của giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục BVMT biển
đảo qua hoạt động KPMTXQ cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường MN Phú Cát
Mức độ
Mục tiêu
Cung cấp cho trẻ biểu
tượng về môi trường
biển đảo; Trẻ hiểu
được ý nghĩa, vai trò
của biển, đảo đối với
sự sống con người, sự
phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội
Hình thành một số kỹ
năng, hành vi đúng
đắn tham gia BVMT
biển đảo
Hình thành cho trẻ
những thái độ tích
cực và thể hiện thái
độ đúng đắn với
những vấn đề liên
quan đến biển đảo

Rất quan
trọng

Quan trọng


Bình
thường

Ít quan
trọng

Không
quan
trọng
SL TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

9

64,3%


5

35,7
%

0

0

0

0

0

0

6

42,8%

8

57,2
%

0

0


0

0

0

0

8

57,2%

6

42,8
%

0

0

0

0

0

0


25


×