Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

skkn TĂNG CƯỜNG GIÁO dục về tài NGUYÊN BIỂN đảo QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ ĐIA lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.59 KB, 25 trang )

ĐỀ TÀI

TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC VỀ TÀI NGUYÊN BIỂN ĐẢO QUA
HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ ĐIA LÝ
Tác giả: Phan Hữu Mão
Tổ: Sử - Địa - GDCD Trường THPT Thống Nhất A

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Là một quốc gia nằm bên bờ tây của Biển Đông, lãnh thổ Việt Nam có hơn
3260 km đường bờ biển và một vùng biển rộng hơn 1 triệu km 2. Biển đông không
những ảnh hưởng sâu sắc đến thiên nhiên mà còn có nghĩa quan trọng trong sự phát
triển nhiều ngành kinh tế và an ninh quốc phòng của đất nước.
Để tăng thêm lượng thông tin về biển, đảo của tổ quốc, tiềm năng tài nguyên
thiên nhiên biển, đảo cũng như những vấn đề đặt ra trong bối cảnh tác động của con
người. Thực tế đó đòi hỏi cần bổ sung thêm thông tin và giáo dục cho học sinh những
hiểu biết về tiềm năng, mức độ khai thác và sự cần thiết phải khai thác hợp lý tài
nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường biển, đảo; bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ
quốc.
Trong dạy học việc trang bị cho học sinh các kĩ năng sử dụng và khai thác tài
nguyên biển, đảo một cách hợp lý, bảo vệ môi trường và cách sống thân thiện với
môi trường biển, đảo là rất cần thiết. Do đó, tổ chức hoạt động ngoại khóa qua các
môn học đặc biệt là môn địa lí có ý nghĩa rất quan trọng không những cung cấp cho
học sinh học sinh cấp trung học phổ thông có thêm hiểu biết về môi trường biển, đảo
của Việt Nam, về sự cần thiết phải khai thác hợp lý nguồn tài nguyên và bảo vệ môi
trường biển đảo mà còn bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước., hình thành, rèn
luyện cho học sinh những kỹ năng thích hợp nhằm góp phần khai thác hợp lý nguồn
tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, đảo của đất nước và làm tăng thêm tình yêu thiên
nhiên, yêu quê hương và đất nước.
II. PHẠM VI GIỚI HẠN ĐỀ TÀI.
- Nội dung kiến thức về Biển Đông rất rộng và đa dạng , việc tăng cường giáo


dục cho học sinh những hiểu biết về tiềm năng, mức độ khai thác và sự cần thiết phải
khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường biển, đảo; bảo vệ chủ
quyền biển đảo của tổ quốc bậc THPT gồm 3 chủ đề chính; Biển Đông và vùng biển
Việt Nam;Vấn đề phát triển các ngành kinh tế biển, đảo Việt nam; Khai thác và bảo
vệ tài nguyên môi trường Biển đảo tại các vùng kinh tế- xã hội nước ta.
-Tuy nhiên, với thời gian có hạn, đề tài chỉ đề cập đến hình thức tổ chức ngoại
khóa qua môn địa lí nhằm nâng cao và mở rộng thêm về kiến thức biển ,đảo cho học
sinh THPT, hình thành, rèn luyện cho học sinh những kỹ năng thích hợp nhằm góp
1


phần khai thác hợp lý nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, đảo của đất nước và
làm tăng thêm tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương và đất nước.

B. PHẦN NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.
- Nói đến Biển Đông, ảnh hưởng của biển đối với sự phát triển của các ngành kinh tế
ở nước ta đã có nhiều tài liệu đề cập như môn lịch sử , sinh học hoặc môn địa lí lớp
12 đã có nhiều bài và nhiều mục đề cập đến nhằm trang bị cho học sinh những kiến
thức cơ bản nhất về Biển đông, các ngành kinh tế liên quan đến biển thông qua các
bài học chính khóa . Tuy nhiên, lượng kiến thức trang bị chưa nhiều, chưa tương
xứng với tiềm năng và sự đa dạng của biển cả.
- Việc tổ chức độc lập các hoạt động ngoại khóa để tìm hiểu về biển, đảo của đất
nước hiện nay ở các trường THPT nói chung và trường THPT Thống Nhất A nói
riêng nhằm nâng cao kiến thức về môi trường biển đảo cho học sinh phần lớn chưa
được thực hiện, có chăng chỉ đơn thuần tuyên truyền trước cờ, hiệu quả nhận thức và
rèn luyện kỹ năng sử dụng và khai thác tài nguyên biển, đảo một các hợp lý còn thấp.
II. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VỀ BIỂN,
ĐẢO .
1. Tổ chức câu lạc bộ

2. Tổ chức liên hoan văn nghệ
3. Tổ chức triển lãm về biển đảo
4. Tổ chức cuộc thi tìm hiểu biển, đảo:
5. Tổ chức báo cáo chuyên đề về tài nguyên thiên nhiên và môi trường biển đảo:
6. Tổ chức tham quan, cắm trại:
III. QUY TRÌNH THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA, HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP.
Muốn tổ chức một một HĐNK, HĐGD NGLL có hiệu quả, yêu cầu bắt buộc
đối với GV chủ nhiệm, GV bộ môn là phải thiết kế hoạt động. Đây là yêu cầu có tính
nguyên tắc như đối với việc soạn giáo án trước khi lên lớp dạy học. Cụ thể, yêu cầu
thiết kế một hoạt động gồm các bước sau:
Các bước thiết kế hoạt động ngoại khóa.
Bước 1: Lựa chọn và đặt tên cho hoạt động
Thực tế, có thể lấy ngay tên hoạt động đã được gợi ý trong chuyên đề. Tuy
nhiên, tuỳ thuộc vào khả năng và điều kiện cụ thể của lớp, của trường mà có thể lựa
chọn một tên khác cho hoạt động, hoặc cũng có thể chọn một hoạt động khác nhưng
phải bám sát chủ đề của hoạt động và phải nhằm thực hiện mục tiêu của chủ đề, tránh
đi lạc hướng sang chủ đề khác. Có thể bàn bạc với HS để các em cùng lựa chọn.
Bước 2: Xác định mục tiêu của hoạt động
Sau khi chọn được tên cho hoạt động, xác định rõ mục tiêu của hoạt động
nhằm giáo dục cho học sinh những gì về kiến thức, thái độ, kĩ năng.
Bước 3: Xác định nội dung và hình thức hoạt động
2


Cần liệt kê đầy đủ những nội dung của hoạt động và có thể lựa chọn các hình
thức hoạt động tương ứng. Có thể trong một hoạt động nhưng có nhiều hình thức. Ví
dụ: “Báo cáo chuyên đề về nguồn tài nguyên khóang sản trong biển Việt Nam” ngoài
hình thức chính của hoạt động là nghe báo cáo, có thể thêm những hình thức như giao
lưu, thảo luận, văn nghệ, trò chơi xen kẽ trong quá trình nghe báo cáo.

Bước 4: Công tác chuẩn bị
Trong bước này, cả GV và HS cùng tham gia hoạt động chuẩn bị. Chính trong
bước này, GV có điều kiện để thực hiện đổi mới phương pháp. Muốn vậy, GV phải:
- Dự kiến được nội dung công việc, hình dung được tiến trình hoạt động.
- Dự kiến những phương tiện gì cần cho hoạt động.
- Dự kiến sẽ giao những nhiệm vụ gì cho đối tượng nào, thời gian phải hoàn
thành là bao lâu.
- Bản thân GV sẽ làm những việc gì để thể hiện sự tương tác tích cực giữa
thầy và trò.
Về phía HS, khi được giao nhiệm vụ các em cần chủ động bàn bạc cách thực
hiện trong tập thể lớp, chỉ ra được những việc phải làm, phân công rõ ràng, đúng
người, đúng việc.
Tuy vậy, GV vẫn phải có sự quan tâm, theo dõi, giúp đỡ, nhắc nhở HS hoàn
thành công việc chuẩn bị.
Bước 5: Tiến hành hoạt động
Có thể hình dung khi thiết kế bước tiến hành hoạt động như xây dựng một kịch
bản cho HS thể hiện. Do đó cần sắp xếp một qui trình tiến hành hợp lí, phù hợp với
khả năng của HS.
Trong bước tiến hành hoạt động, học sinh hoàn toàn làm chủ trong bước này,
các em hoàn toàn tự quản điều khiển hoạt động. GV chỉ là người tham dự, quan sát
và chỉ xuất hiện khi thật cần thiết.
Bước 6: Kết thúc hoạt động
Bước này cũng do HS hoàn toàn làm chủ, có nhiều cách kết thúc, khi thiết kế
bước này, GV có thể gợi ý các dự kiến để HS lựa chọn cách kết thúc sao cho hợp lí,
tránh nhàm chán và tẻ nhạt.
Bước 7: Đánh giá kết quả hoạt động
Đánh giá là dịp để HS tự nhìn lại quá trình tổ chức hoạt động của mình từ
chuẩn bị, tiến hành hoạt động đến đánh giá kết quả hoạt động. Có nhiều hình thức
đánh giá như:
- Nhận xét chung về ý thức tham gia mọi thành viên trong tập thể.

- Viết thu hoạch sau hoạt động nhằm tìm hiểu mức độ nhận thức vấn đề của
học sinh.
- Bằng câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá thái độ của HS về một vấn đề nào đó của hoạt
động.
- Thông qua sản phẩm hoạt động.

3


Nói chung, nếu GV thực hiện và vận dụng theo quy trình hợp lí thì hoạt động
sẽ đạt được những kết quả cụ thể, sẽ tạo được hứng thú cho HS , giúp các em có thêm
hiểu biết và kinh nghiệm.
IV. NỘI DUNG KIẾN THỨC BIỂN, ĐẢO CẦN GIÁO DỤC TỚI HỌC SINH
QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA MÔN ĐỊA LÍ.
1. Vị trí, giới hạn của Biển Đông
Với diện tích hơn 3447 nghìn km 2, Biển Đông là một biển lớn, đứng thứ ba
trong các biển của thế giới. Chiều dài của Biển Đông là khoảng 1900 hải lí (từ vĩ độ
3oN đến vĩ độ 26oB), chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 600 hải lí (từ kinh độ 100 oĐ
đến kinh độ 121oĐ).
Từ ranh giới phía bắc nằm giữa bờ biển Phúc Kiến (Trung Quốc) và điểm cực
Bắc đảo Đài Loan, bờ Biển Đông chạy men theo lục địa châu Á xuống bờ biển Việt
Nam, tiếp xúc với bờ biển Campuchia, Thái Lan, sang bờ đông bán đảo Mã lai, qua
Xingapo, sang bờ phía bắc đảo Xumatra, tới đường ranh giới phía nam ở khoảng vĩ
tuyến 3oN, giữa các đảo Banca và Bêlitung (Inđônêxia), kéo sang đảo Calimantan, rồi
vòng lên bờ biển phía tây của quần đảo Philippin và trở về đường ranh giới phía Bắc.
Như vậy, có 9 quốc gia nằm ven bờ Biển Đông: Việt Nam, Trung Quốc, Philipin,
Malaixia, Brunây, Xingapo, Inđônêxia, Thái Lan, Campuchia.
2. Vị trí địa chiến lược và tiềm năng kinh tế của Biển Đông
- Tầm quan trọng về địa chiến lược của Biển Đông
Biển Đông có tuyến đường giao thông huyết mạch, nối các nền kinh tế trên bờ

Thái Bình Dương với các nền kinh tế trên bờ Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Đây
là tuyến hàng hải quốc tế nhộn nhịp thứ hai thế giới nếu tính theo tổng lượng hàng
hóa thương mại chuyển qua hàng năm.
Mỗi ngày có khoảng 150- 200 tàu các loại qua lại Biển Đông, trong đó khoảng
50% là tàu có trọng tải trên 5000 tấn, hơn 10% là tàu có trọng tải từ 30000 tấn trở lên.
Ven Biển Đông có trên 530 cảng biển, trong đó có 2 cảng vào loại lớn và hiện đại bậc
nhất thế giới là cảng Xingapo và cảng Hồng Công.
Nhiều nước châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Xingapo, Trung Quốc…) có nền
kinh tế phụ thuộc sống còn vào giao thông trên Biển Đông. Có tới 70% khối lượng
dầu mỏ nhập khẩu và khoảng 45% khối lượng hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản
được vận chuyển qua tuyến đường này. Khoảng 60% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu
của Trung Quốc, 55% lượng hàng hóa xuất khẩu của các nước ASEAN là qua Biển
Đông. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới được thực hiện bằng đường
biển và 45% trong số đó đi qua Biển Đông. Lượng dầu mỏ và khí hóa lỏng được vận
chuyển qua vùng biển này lớn gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào Panama.
Quanh Biển Đông có những eo biển quan trọng đối với nhiều nước (eo biển
Malắcca, eo biển Xunđa, eo biển Lômbôc…). Eo biển Malắcca nằm giữa đảo
4


Xumatra (Inđônêxia) và bán đảo Mã Lai, nối Biển Đông với Ấn Độ Dương, dài hơn
800 km, rộng gần 38 km (nơi hẹp nhất chỉ 1,2 km). Dưới góc độ giá trị kinh tế và
chiến lược, tầm quan trọng của eo biển Malắcca sánh ngang với kênh đào Xuyê hoặc
kênh đào Panama. Eo Malắcca tạo nên hành lang hàng hải chính giữa Ấn Độ Dương
và Thái Bình Dương, nối 3 nước đông dân nhất thế giới là Ấn Độ, Inđônêxia và
Trung Quốc. Vì vậy, đây được coi là điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng
nhất châu Á. Nơi đây, mỗi năm có hàng chục nghìn tàu thuyền qua lại, bao gồm tàu
chở dầu, tàu chở công ten nơ, tàu đánh cá. Khoảng 400 tuyến đường biển và 700 cảng
biển trên thế giới phải nhờ eo Malắcca để quan hệ với cảng Xingapo. Theo số liệu
năm 2006- 2007 của Bộ Năng lượng Hoa Kì, gần 1/3 số dầu mỏ của thế giới được

vận chuyển bằng tàu thuyền qua eo biển này, biến nó trở thành 1 trong 2 tuyến đường
biển quan trọng nhất thế giới (sau tuyến đường biển qua eo Hooc mut).
3. Tiềm năng kinh tế của Biển Đông
Biển Đông là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan trọng cho
đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh, đặc biệt là các tài nguyên
sinh vật, khoáng sản, du lịch…
Xung quanh Biển Đông có các nước đánh bắt và nuôi trồng hải sản quan trọng
của thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Inđônêxia, Philippin. Cả khu vực,
đánh bắt khoảng 7- 8% tổng sản lượng đánh bắt cá của toàn thế giới.
Biển Đông được coi là 1 trong 5 bồn trũng chứa nhiều dầu khí lớn nhất thế
giới. Các khu vực thềm lục địa có tiềm năng dầu khí cao là các bồn trũng BrunâyXaba, Xaraoăc, Malay, Patani Thái, Nam Côn Sơn, Mê Công, Sông Hồng, cửa khẩu
Châu Giang. Hiện nay, hầu hết các nước trong khu vực đều là những nước khai thác
và sản xuất dầu khí từ biển, trong đó Inđônêxia là thành viên của Tổ chức xuất khẩu
dầu mỏ (OPEC). Theo đánh giá của Bộ Năng lượng Hoa Kì, lượng dự trữ dầu đã
được kiểm chứng ở Biển Đông là 7 tỉ thùng, với khả năng sản xuất 2,5 triệu
thùng/ngày. Còn theo đánh giá của Trung Quốc thì trữ lượng dầu khí ở Biển Đông
khoảng 213 tỉ thùng, trong đó trữ lượng dầu tại quần đảo Trường Sa có thể lên tới
105 tỉ thùng. Ngoài ra, theo các chuyên gia Nga thì khu vực các quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa còn chứa đựng tài nguyên khí đốt đóng băng.
4. Tiềm năng kinh tế trên biển Việt Nam
- Tài nguyên dầu khí của nước ta phong phú với trữ lượng khoảng vài tỉ tấn dầu và
hàng trăm tỉ m3 khí
- Titan :Ở Việt Nam, quặng titan có nhiều trong sa khoáng ven biển miền Trung (trữ
lượng dự báo đạt 22 triệu tấn, trữ lượng đã thăm dò đánh giá là 16 triệu tấn)
- Tài nguyên muối:tiềm năng lớn
- Đất hiếm:Dự báo, Việt Nam có khoảng trên 10 triệu tấn đất hiếm, phân bố chủ yếu
ở Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, dọc bờ biển từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Vũng
Tàu.Ven biển nước ta, trữ lượng đất hiếm nằm trong sa khoáng đạt 300.879 tấn.
- Phốt-pho-rít Trữ lượng dự báo khoảng 10 triệu tấn. Đấy là nguồn phân bón to lớn
-Tài nguyên băng cháy tập trung Hai bể Hoàng Sa và Trường Sa

5


- Cát thủy tinh ở nước ta có hàm lượng SiO2, độ tinh khiết, độ trắng cao đủ điều kiện
để sản xuất các mặt hàng thủy tinh dân dụng, thủy tinh cao cấp và vật liệu xây
dựng.với trữ lượng lớn, chất lượng tốt, có ý nghĩa kinh tế.
- Các loại khoáng sản khác: Ngoài những khoáng sản trên, ở vùng Biển Đông Việt
Nam còn có đồng, chì, kẽm, mangan, vàng…, phân bố ở đáy biển hoặc nằm trong
lòng đất dưới đáy biển.
- Sinh vật Biển Việt Nam
Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm
khoảng 1,9 triệu tấn
+ Cá: biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó có hơn 100 loài có giá trị kinh tế.
+ Giáp Xác: biển nước ta có khoảng 1647 loài giáp xác, trong đó tôm, cua là những
loài có giá trị kinh tế cao. Tôm có khoảng 100 loài.
+ Cua: biển nước ta có khoảng 800 loài cua trong tổng số 2500 loài cua của vùng
biển nhiệt đới Ấn Độ Dương – tây Thái Bình Dương
+ Nhuyễn thể, với hơn 2500 loài
Mực có 37 loài thuộc 4 họ, Trữ lượng mực ở vùng biển nước ta khoảng gần 60
nghìn tấn
+ Rong biển:Đã phát hiện được 653 loài rong biển trong vùng biển Đông Việt Nam
+Chim biển: Vùng biển nước ta còn có nhiều loài (khoảng 200 loài chim với các
nhóm: hải âu, bồ nông, rẽ, mòng biển, yến...) và nhiều loài bò sát quý hiếm, nằm
trong Sách đỏ thế giới.
5. Vùng biển Việt Nam
- Các vùng biển và thềm lục địa
Vùng biển của quốc gia ven biển được quy định bởi Công ước của Liên Hợp
Quốc về Luật Biển được các nước kí kết vào năm 1982 (gọi là Công ước 1982), phê
chuẩn vào ngày 16-11-1994 và từ đó bắt đầu có hiệu lực pháp luật quốc tế. Việt Nam
phê chuẩn Công ước 1982 vào năm 1994. Theo Công ước về Luật Biển năm 1982 thì

một quốc gia ven biển sẽ có 5 vùng biển là: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh
hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Nội thủy
- Là vùng nước nằm phía bên trong đường cơ sở và giáp với bờ biển. Đường
cơ sở là do quốc gia ven biển vạch ra. Theo Tuyên bố ngày 12-5-1977 của Chính phủ
nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì đường cơ sở của Việt Nam là đường
gãy khúc nối liền 11 điểm, từ điểm A1 (Hòn Nhạn, quần đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên
Giang) đến điểm A11 (đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị).
Điểm

Vị trí địa lí

Vĩ độ (Bắc)

0

Nằm trên ranh giới phía Tây
Nam của vùng nước lịch sử của
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt
6

Kinh
(Đông)

độ


Nam và Campuchia
A1


Tại Hòn Nhạn, quần đảo Thổ 9o15’0
Chu, tỉnh Kiên Giang

103o27’0

A2

Tại Hòn Đá Lẻ ở Đông Nam 8o22’8
Hòn Khoai, tỉnh Cà Mau

104o52’4

A3

Tại Hòn Tài Lớn, Côn Sơn, tỉnh 8o37’8
Bà Rịa- Vũng Tàu

106o37’5

A4

Tại Hòn Bông Lang, Côn Sơn, 8o38’9
tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

106o40’3

A5

Tại Hòn Bảy Cạnh, Côn Sơn, 8o39’7
tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu


106o42’1

A6

Tại Hòn Hải, Phú Quý, tỉnh Bình 8o58’0
Thuận

109o05’0

A7

Tại Hòn Đôi, tỉnh Khánh Hòa

12o39’0

109o28’0

A8

Tại mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên

12o53’8

109o27’2

A9

Tại Hòn Ông Căn, tỉnh Bình 13o54’0
Định


109o21’0

A10

Tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng 15o23’1
Ngãi

109o09’0

A11

Tại đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị

17o10’0

107o20’6

- Vùng nội thủy được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền, có chế độ pháp lí
của đất liền, nghĩa là được đặt dưới chủ quyển toàn vẹn, đầy đủ và tuyệt đối của quốc
gia ven biển. Tàu thuyền nước ngoài muốn vào ra vùng nội thủy phải xin phép nước
ven biển và phải tuân theo luật lệ của nước đó. Nước ven biển có quyền không cho
phép tàu thuyền nước ngoài vào vùng nội thủy của mình.
Trong vùng nội thủy, quốc gia ven biển sẽ thực hiện đầy đủ quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp giống như trên đất liền. Mọi luật lệ do quốc gia ven biển ban hành đều
được áp dụng cho vùng nội thủy mà không có một ngoại lệ nào
Lãnh hải
- Là lãnh thổ biển, nằm ở phía ngoài nội thủy. Ranh giới ngoài của lãnh hải được
coi là đường biên giới quốc gia trên biển. Công ước quốc tế về Luật Biển 1982 quy
định chiều rộng của lãnh hải là 12 hải lí tính từ đường cơ sở. Chính phủ nước Cộng hòa

Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng tuyên bố: “Lãnh hải của nước Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam rộng 12 hải lí, tính từ đường cơ sở”.
7


- Quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ trong vùng lãnh hải, song
không tuyệt đối như nội thủy. Tàu thuyền của các quốc gia khác được hưởng quyền
qua lại không gây hại trong lãnh hải của nước ven biển.
Tàu thuyền nước ngoài đi qua không gây hại trong lãnh hải tức là không được
tiến hành bất kì hoạt động nào dưới đây:
+ Đe dọa hoặc dùng vũ lực chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc
lập chính trị của quốc gia ven biển hay dùng mọi cách khác trái với các nguyên tắc
luật pháp quốc tế đã được nêu trong Hiến chương Liên Hợp Quốc.
+ Luyện tập hoặc diễn tập với bất kì kiểu loại vũ khí nào.
+ Thu thập tình báo gây thiệt hại cho quốc phòng hay an ninh của quốc gia ven
biển.
+ Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện bay.
+ Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện quân sự.
+ Xếp hoặc dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu trái với các luật
và quy định về hải quan, thuế khóa, y tế hoặc nhập cư của quốc gia ven biển.
+ Gây ô nhiễm cố ý và nghiêm trọng, vi phạm Công ước.
+ Đánh bắt hải sản.
+ Nghiên cứu hay đo đạc.
+ Làm rối loạn hoạt động của mọi hệ thống giao thông liên lạc hoặc mọi trang
thiết bị hay công trình khác của quốc gia ven biển.
+ Mọi hoạt động khác không trực tiếp quan hệ đến việc đi qua.
Nước ven biển không được ngăn cản hay phân biệt đối xử trong việc đi qua
không gây hại của tàu thuyền bất cứ nước nào, nhưng xuất phát từ nguyên tắc chủ
quyền quốc gia đối với lãnh hải và để bảo vệ an toàn cho tàu thuyền qua lại, nước ven
biển có thể quy định cho các tàu thuyền nước ngoài đi theo những tuyến phân luồng

giao thông riêng. Nước ven biển có quyền ban hành các luật lệ để kiểm soát và giám
sát việc đi lại đó, cũng như truy tố, xét xử những người có hành động phạm pháp để
bảo vệ quyền lợi của nước mình, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Vùng tiếp giáp lãnh hải
- Là vùng biển nằm ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải. Công ước quốc tế
về Luật Biển nêu rõ: “Vùng tiếp giáp lãnh hải không thể mở rộng quá 24 hải lí kể từ
đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải”, nghĩa là chiều rộng của vùng tiếp giáp
lãnh hải không vượt quá 12 hải lí tính từ đường ranh giới ngoài của lãnh hải. Chính
8


phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố: “Vùng tiếp giáp lãnh hải
của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là vùng biển tiếp liền phía ngoài của
lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng là 12 hải lí, hợp với lãnh hải Việt Nam thành một
vùng biển rộng 24 hải lí kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải Việt
Nam”.
- Vì vùng tiếp giáp lãnh hải nằm ngoài vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia
ven biển, nên quốc gia ven biển chỉ được thực hiện thẩm quyền hạn chế trong một số
lĩnh vực nhất định đối với các tàu thuyền nước ngoài. Trong vùng tiếp giáp lãnh hải,
quốc gia ven biển có quyền tiến hành các hoạt động kiểm soát, nhằm:
+ Ngăn ngừa những vi phạm đối với các luật và quy định về hải quan, thuế
khóa, y tế hay nhập cư trên lãnh thổ hoặc lãnh hải của mình.
+ Trừng trị những vi phạm đối với các luật và quy định nói trên xảy ra trên
lãnh thổ hoặc trong lãnh hải của mình.
Vùng đặc quyền kinh tế
- Là vùng biển nằm ở phía ngoài lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng
biển, có chiều rộng không vượt quá 200 hải lí tình từ đường cơ sở dùng để tính chiều
rộng của lãnh hải. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố:
“Vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp liền
lãnh hải Việt Nam và hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 200 hải lí

kể từ đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam”. Vùng đặc quyền kinh tế là
một vùng đặc thù, trong đó quốc gia ven biển thực hiện thẩm quyền riêng biệt của
mình nhằm mục đích kinh tế được Công ước về Luật Biển 1982 quy định.
- Vùng đặc quyền kinh tế có chế độ pháp lí riêng do Công ước về Luật Biển
1982 quy định về các quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển cũng
như quyền tự do của các quốc gia khác. Cụ thể là:
+ Đối với các quốc gia ven biển:
• Quốc gia ven biển có các quyền chủ quyền về việc thăm dò và khai thác, bảo
tồn và quản lí các tài nguyên thiên nhiên sinh vật hoặc không sinh vật của vùng nước
bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động
khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế.
Đối với các tài nguyên không sinh vật, quốc gia ven biển tự khai thác hoặc cho
phép quốc gia khác khai thác cho mình nhưng đặt dưới quyền kiểm soát của mình.
Đối với các tài nguyên sinh vật, quốc gia ven biển tự định ra tổng khối lượng có thể
đánh bắt được, tự đánh giá khả năng thực tế của mình trong việc khai thác các tài
nguyên sinh vật biển và ấn định số dư, từ đó cho phép các quốc gia khác khai thác số
dư này trên cơ sở của các điều ước hoặc các thỏa thuận liên quan.

9


• Quốc gia ven biển có quyền tài phán về việc lắp đặt và sử dụng các đảo
nhân tạo, các thiết bị và công trình nghiên cứu khoa học về biển, bảo vệ và giữ gìn
môi trường biển. Quốc gia ven biển có quyền thi hành mọi biện pháp cần thiết, kể cả
việc khám xét, kiểm tra, bắt giữ và khởi tố tư pháp để bảo đảm việc tôn trọng các quy
định luật pháp của mình.
• Quốc gia ven biển có nghĩa vụ thi hành các biện pháp thích hợp để bảo tồn
và quản lí nhằm làm cho việc duy trì các nguồn lợi sinh vật trong vùng đặc quyền
kinh tế của mình khỏi bị khai thác quá mức.
+ Đối với các quốc gia khác:

• Được hưởng quyền tự do hàng hải, hàng không.
• Được tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm, khi đặt phải thông báo và thỏa
thuận với quốc gia ven biển.
• Được tự do sử dụng biển vào các mục đích khác hợp pháp về mặt quốc tế.
Khi thực hiện những quyền tự do này, các nước ngoài phải tôn trọng những
luật lệ của nước ven biển và luật pháp quốc tế nói chung.
Thềm lục địa
- Là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải của quốc
gia ven biển, trên phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền cho đến bờ ngoài của
rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải là 200 hải lí,
khi bờ ngoài của rìa lục địa ở khoảng cách gần hơn. Trong trường hợp bờ ngoài của
rìa lục địa kéo dài tự nhiên vượt quá khoảng cách 200 hải lí tính từ đường cơ sở thì
quốc gia ven biển có thể xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa với một khoảng
cách không vượt quá 350 hải lí tình từ đường cơ sở hoặc cách đường đẳng sâu 2500m
một khoảng cách không vượt quá 100 hải lí. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam tuyên bố: “Thềm lục địa của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục
địa Việt Nam mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa;
nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh
hải Việt Nam không đến 200 hải lí thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra 200 hải lí kể từ
đường cơ sở”.
- Chế độ pháp lí của thềm lục địa:
+ Quốc gia ven biển thực hiện các quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về
mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, tài nguyên không sinh
vật như dầu khí, tài nguyên sinh vật như cá, tôm...) của mình. Những quyền chủ
quyền trên là đặc quyền của quốc gia ven biển, nghĩa là nếu quốc gia ven biển không
thăm dò thềm lục địa của mình hay không khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm
10



lục địa thì không ai khác được quyền tiến hành các hoạt động như vậy, nếu không có
sự thỏa thuận rõ ràng của quốc gia ven biển.
+ Tất cả các quốc gia khác đều có quyền lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm ở
thềm lục địa. Quốc gia đặt cáp hoặc ống dẫn ngầm phải thoả thuận với quốc gia ven
biển về đường đi của ống dẫn hoặc cáp.
+ Khi quốc gia ven biển tiến hành khai thác thềm lục địa ngoài 200 hải lí kể từ
đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải thì phải có một khoản đóng góp theo
quy định của Công ước.
+ Quốc gia ven biển khi thực hiện quyền đối với thềm lục địa không được
đụng chạm đến chế độ pháp lí của vùng nước phía trên hay của vùng trời trên vùng
nước này, không được gây thiệt hại đến hàng hải hay các quyền tự do của các quốc
gia khác đã được Công ước thừa nhận.
+ Quốc gia ven biển có đặc quyền cho phép và quy định việc khoan ở thềm lục
địa vào bất kì mục đích gì.
Đảo và quần đảo trong vùng biển Việt Nam
Theo Công ước về Luật Biển năm 1982 thì đảo là một vùng đất tự nhiên có
nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước. Quần đảo là một
tổng thể các đảo, kể cả các bộ phận của các đảo, các vùng nước tiếp liền và các thành
phần tự nhiên khác có liên quan với nhau chặt chẽ đến mức tạo thành một thể thống
nhất về địa lí, kinh tế và chính trị hay được coi như thế về mặt lịch sử.
Có những đảo và quần đảo nằm gần bờ của nước ven biển, nhưng cũng có
những đảo và quần đảo nằm ngoài biển khơi, cách xa bờ (ví dụ: các quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa của Việt Nam).
Về mặt pháp lí, các đảo và quần đảo thuộc chủ quyền của một quốc gia giống
như đất liền. Trong trường hợp đảo hay quần đảo nằm gần bờ, luật quốc tế cho phép
kéo đường cơ sở đi qua các đảo ngoài cùng để vạch đường cơ sở thẳng cho nước ven
biển, từ đó định ra bề rộng của lãnh hải. Vì vậy, nhờ các đảo gần bờ mà vùng nước
nội thủy ở phía trong đường cơ sở được nới rộng và lãnh hãi cũng được mở rộng ra
ngoài biển. Trường hợp đảo và quần đảo ở ngoài khơi xa đất liền thì người ta áp dụng
chế độ pháp lí đảo theo Công ước Luật biển quy định. Theo đó, mỗi đảo đều có vùng

lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa riêng của mình
như đối với quốc gia lục địa ven biển. Nếu các đảo của quần đảo ngoài khơi ở gần
nhau (không xa hơn một khoảng cách gấp đôi lãnh hải, tức là 24 hải lí) thì các đảo ấy,
coi như hợp thành một thể thống nhất trên thực tế vì lãnh hải của các đảo ấy gắn liền
với nhau và một quần đảo như vậy cũng có lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa riêng của nó. Tuy nhiên, những đảo tồn tại dưới dạng tảng đất, đá hoang,
không có người ở hoặc không có đời sống kinh tế riêng thì chỉ có lãnh hải mà không
có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
11


Trên vùng biển nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ
Sau đây là một số quần đảo và đảo trên vùng biển nước ta:
- Quần đảo Hoàng Sa
Quần đảo nằm trong khoảng vĩ độ 15 o45’ - 17o15’B, kinh độ 111o-113oĐ, án
ngữ ngang cửa Vịnh Bắc Bộ, cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) hơn 120 hải lí, cách đảo
Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 140 hải lí. Gồm trên 30 hòn đảo, bãi đá ngầm, cồn
san hô, bãi cát nằm rải trên một vùng biển rộng từ tây sang đông khoảng 100 hải lí, từ
Bắc xuống Nam khoảng 85 hải lí, chiếm một diện tích khoảng 15.000km2.
Các đảo của quần đảo Hoàng Sa chia thành 2 nhóm:
+ Nhóm phía Đông có tên là nhóm An Vĩnh gồm 8 hòn đảo nhỏ và một số
mỏm đá san hô mới nhô lên khỏi mặt nước. Trong đó, lớn nhất là đảo Phú Lâm và
đảo Linh Côn, diện tích mỗi đảo khoảng 1,5km 2; trên đảo có nhiều cây cối, xung
quanh có những bãi san hô và bãi cát ngầm. Các đảo nhỏ khác có diện tích từ 0,4km 2
trở xuống, một số đảo có bờ cát trắng hoặc bãi san hô viền quanh.
+ Nhóm đảo phía Tây gồm 15 đảo nhỏ nằm sát liền nhau, cong như hình lưỡi
liềm nên có tên là nhóm đảo Lưỡi Liềm. Đảo lớn nhất là đảo Hoàng Sa, diện tích gần
1km2; các đảo khác có diện tích từ 0,5km 2 trở xuống. Trên đảo Hoàng Sa cây cối
xanh tươi, có chỗ cây lớn mọc thành rừng, phần nhiều là dừa và phi lao. Ở phía Đông
đảo Hoàng Sa có một cầu tàu bằng đá và bê tông dài khoảng 180m, do một công ti

Nhật Bản được nhà cầm quyền Pháp trước đây cho phép khai thác phân chim xây
dựng, nay vẫn còn nguyên dấu tích. Cũng trên đảo này có một trạm khí tượng được
xây dựng và hoạt động từ năm 1938 đến năm 1947, được đăng kí vào mạng lưới của
Tổ chức Khí tượng thế giới, mang số hiệu khu vực của Việt Nam.
Tổng diện tích phần nổi của các đảo trong quần đảo Hoàng Sa là khoảng
10km . Ngoài các đảo còn có những cồn san hô, vành đai san hô bao bọc một vùng
nước tạo thành đầm nước giữa biển khơi. Có cồn dài tới 30km, rộng 10km, như cồn
Cát Vàng.
2

Quần đảo Hoàng Sa có khí hậu nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình tháng 1 là
23 C, tháng 7 là 28oC. Một năm chia làm 2 mùa: mùa khô từ tháng 1 đến tháng 6,
mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 12. Lượng mưa trung bình hằng năm khoảng
1170mm. Từ tháng 6 đến tháng 8 thường có bão đi qua.
o

Thảm thực vật của quần đảo Hoàng Sa rất đa dạng. Có đảo cây cối um tùm,
nhưng có đảo chỉ có cây nhỏ, cây bụi và cỏ dại. Thực vật phần lớn thuộc các loài có
nguồn gốc ở duyên hải miền Trung do nhiều triều Vua trước đây của nước ta đã ra
lệnh đem các loài cây ra trồng để thuyền bè qua lại dễ nhận biết, tránh bỏ tai nạn.
Trên các đảo có nguồn phốt phát vôi do phân chim tích tụ lâu ngày bị phân
hóa, đây là nguồn phân bón có giá trị lớn. Hải sản ở Hoàng Sa có tôm hùm, hải sâm,
12


đồi mồi, rau câu... Cát ở đây chứa tới 40% can xi, do những vụn san hô vỡ ra mà
thành. Vùng biển Hoàng Sa cũng có triển vọng lớn về dầu khí.
- Quần đảo Trường Sa
Quần đảo Trường Sa ở về phía Đông Nam nước ta, trong khoảng vĩ độ 6 o50 12o00B, kinh độ 111o30 - 117o20’Đ, cách vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 250
hải lí, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) trên 600 hải lí và cách đảo Đài Loan khoảng

960 hải lí.
Quần đảo gồm hơn 100 hòn đảo, đá, cồn san hô và bãi san hô, nằm rải trên một
vùng biển rộng, từ Tây sang Đông khoảng gần 350 hải lí, từ Bắc xuống Nam khoảng
hơn 360 hải lí, chiếm một diện tích biển khoảng 160.000 - 180.000km2.
Các đảo của quần đảo Trường Sa thấp hơn các đảo của quần đảo Hoàng Sa, độ
cao trung bình trên mặt nước từ 3 đến 5m. Đảo lớn nhất là đảo Ba Bình (rộng khoảng
0,6km2), tiếp đến là các đảo Song Tử Tây, Trường Sa, Nam Yết, Song Tử Đông, Thị
Tứ, Loại Ta, Sinh Tồn... Ngoài ra còn có các bãi đá ngầm. Các đảo ở đây cũng có
vành san hô ngầm, rộng hàng trăm mét, che chở cho đảo khỏi bị sóng đánh tràn lên.
Tổng diện tích phần nổi của tất cả các đảo, đá, cồn, bãi ở quần đảo Trường Sa khoảng
10km2, tương đương quần đảo Hoàng Sa, nhưng quần đảo Trường Sa trải ra trên một
vùng biển rộng gấp hơn 10 lần quần đảo Hoàng Sa.
Quần đảo Trường Sa ở về phía Đông Nam nước ta, trong khoảng vĩ độ 6 o50 12o00B, kinh độ 111o30 - 117o20’Đ, cách vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 250
hải lí, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) trên 600 hải lí và cách đảo Đài Loan khoảng
960 hải lí.
Quần đảo gồm hơn 100 hòn đảo, đá, cồn san hô và bãi san hô, nằm rải trên một
vùng biển rộng, từ Tây sang Đông khoảng gần 350 hải lí, từ Bắc xuống Nam khoảng
hơn 360 hải lí, chiếm một diện tích biển khoảng 160.000 - 180.000km2.
Đảo Song Tử Tây nằm cách bờ biển nước ta khoảng 450km, tấm bia chủ quyền
của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam được đặt ở gần trung tâm của đảo.
Trên đảo Trường Sa và đảo Song Tử Tây có đài khí tượng theo dõi và thông báo các
số liệu về thời tiết của vùng biển này cho mạng lưới quan trắc khí tượng thế giới.
Trên các đảo Song Tử Tây, An Bang, Đá Tây có đèn biển của Tổng Công ti bảo đảm
Hàng hải Việt Nam.
Khí hậu, thời tiết của vùng biển quần đảo Trường Sa khác biệt lớn so với các
vùng ven bờ: mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn. Một năm có thể chia làm 2 mùa:
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Lượng mưa
trung bình lớn, hơn 2500mm/năm. Hằng năm ở quần đảo Trường Sa có tới 130 ngày
có gió mạnh từ cấp 6 trở lên. Hiện tượng dông rất phổ biến, có thể nói quanh năm,
tháng nào cũng có dông. Bão lớn cũng thường đi qua, tập trung vào các tháng mùa

mưa.
13


Một số đảo trong quần đảo có nước ngầm như ở các đảo Song Tử Tây, Trường
Sa, Song Tử Đông.
Chất đất trên các đảo là cát san hô, có lẫn những lớp phân chim và mùn cây, có
bề dày từ 5 đến 10cm. Trên các đảo có nhiều loại cây xanh như cây phong ba, phi lao,
bàng vuông và một số loại dây leo, cỏ dại.
Nguồn lợi hải sản của quần đảo Trường Sa rất phong phú, với nhiều loại cá tập
trung với mật độ cao; đặc biệt có vích là loài động vật quý hiếm và cá ngừ đại dương
có giá trị kinh tế cao.
Ngoài phốt phát vôi, đá san hô... thì theo các chuyên gia, khu vực quần đảo
Trường Sa cũng có dầu khí với trữ lượng khá lớn.
6. Các căn cứ khẳng định chủ quyền biển. đảo Việt Nam .
Nước Việt Nam nằm bên bờ phía Tây của Biển Đông. Bao đời nay, biển và hải
đảo đã gắn bó chặt chẽ với các hoạt động sản xuất và đời sống của dân tộc ta. Ngay
từ thời Hùng Vương, tổ tiên chúng ta đã biết khai thác biển, lúc đầu là đánh bắt các
hải sản ven bờ, sau tiến ra các đảo và vùng biển xa hơn. Câu chuyện về chàng Mai
An Tiêm bị vua cha hiểu lầm đuổi ra đảo hoang đã cùng vợ bỏ sức khai phá và trồng
dưa hấu trên hòn đảo gần bờ biển vùng Nga Sơn (Thanh Hóa) đã phần nào phản ánh:
Từ xa xưa, người Việt đã tới sinh sống và sản xuất trên các hải đảo ven bờ. Không
những vậy, cư dân Lạc Việt thời đó cũng đã có khả năng vượt biển tới những vùng
đất xa, bằng chứng là những chiếc thuyền vũ trang có chở nhiều đồ đồng quý giá như
trống, bình đồng... mà người ta thấy được ở hầu khắp các đảo lớn thuộc Inđônêxia và
ven bờ biển Malaixia, Thái Lan. Ở ven bờ biển Malaixia, người ta đào được một
trống đồng Đông Sơn còn nguyên vẹn bên một tấm ván mà các nhà nghiên cứu cho
rằng đó là một tấm ván thuyền.
Các triều đại phong kiến Việt Nam sau này đều thấy rõ vai trò của biển đối với
sự phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng. Bởi vậy, các kĩ thuật đóng tàu, xây dựng

thủy quân, rèn luyện kĩ năng chiến đấu trên sông biển được chú trọng. Trên cửa sông
Bạch Đằng, vào năm 938, Ngô Quyền đã dàn thế trận cắm cọc gỗ, lập mưu đánh tan
thủy quân của nhà Nam Hán. Đời Lý (1009 - 1225), theo sách Đại Việt sử ký toàn
thư, dưới thời Lý Anh Tông vào năm 1171 “Vua đi tuần các hải đảo, xem hình thế
núi sông, muốn biết dân tình đau khổ và đường đi xa gần thế nào”. Rồi vào tháng hai,
mùa xuân năm 1172 “Vua lại đi tuần các hải đảo ở địa giới các phiên bang Nam Bắc,
vẽ bản đồ và ghi chép phong vật rồi về”. Cũng giai đoạn này, theo giáo sư Hoàng
Xuân Hãn, người Việt đã đóng được những chiến thuyền có thể chở được trên 200
người cùng lương thảo, khí giới và vượt được biển xa hàng ngàn kilômét. Trong các
cuộc hành quân, số thuyền có thể lên tới hàng trăm chiếc. Dưới thời Trần và đặc biệt
là dưới thời Lê, tiến ra Biển Đông đã trở thành chiến lược phát triển của quốc gia Đại
Việt. Con đường mở mang bờ cõi xuống phía Nam của người Việt cũng đồng thời là
con đường tiến ra chiếm lĩnh biển, đảo. Trong thời Trần, số chiến thuyền đã tăng lên
nhiều, có thể huy động đến hàng nghìn chiếc trong các cuộc hành quân. Kĩ thuật
chiến đấu trên biển cũng thuần thục hơn. Điển hình là trận thuỷ chiến ở khu vực cảng
Vân Đồn, trong quần đảo Vân Hải (cuối năm 1287) thủy quân của Trần Khánh Dư đã
đánh tan hạm đội của Trương Văn Hổ, triệt lương của quân Nguyên xâm lược nước
14


ta. Theo ghi chép của Trần Phu, sứ giả của nhà Nguyên sang nước ta năm 1292 thì
loại thuyền phổ biến của quân đội nhà Trần có 30 mái chèo, dài khoảng 20 mét, rộng
hơn 3 mét; thậm chí có những thuyền lên tới 100 mái chèo, dài khoảng 30 mét, rộng
hơn 4 mét.
Ở thời Trần cũng đã xuất hiện những pháo thuyền - đại chiến thuyền hay còn
gọi là đại chiến hạm có khả năng đi biển xa. Dưới thời Lê, kĩ thuật thuyền bè lại tiến
thêm một bước để đáp ứng yêu cầu chinh phạt và quản lí lãnh thổ ngày một mở rộng.
Để chuẩn bị cho cuộc hành quân đại quy mô gồm hơn 1000 chiến thuyền và 70 vạn
tinh binh đánh vào kinh đô Vijaya của Vương quốc Champa năm 1471, Lê Thánh
Tông đã “Xuống chiếu cho quân Thuận Hóa ra biển tập thủy chiến”. Đến năm 1496,

Lê Thánh Tông cũng lại huy động một đội thuyền chiến tới 5000 chiếc cùng 25 vạn
quân để tiến đánh Đồ Bàn. Chúa Nguyễn Hoàng vào Nam dựng nghiệp giữa lúc nhu
cầu chiếm lĩnh các quần đảo giữa Biển Đông đặt ra gay gắt và bức thiết. Được thừa
hưởng những kinh nghiệm của người Chăm và Vương Quốc Champa, Nguyễn Hoàng
đã sớm chăm lo xây dựng các đội thuyền, mở cửa buôn bán với nước ngoài để phát
huy sức mạnh trong nước và chuẩn bị những bước đi đầu tiên cho việc chiếm lĩnh các
quần đảo giữa Biển Đông.
Trên nhiều tấm bản đồ cổ của nước ta cũng như của nước ngoài đều thể hiện
chủ quyền biển đảo Việt Nam. Bộ Hồng Đức bản đồ gồm bản đồ cả nước và các địa
phương, trong đó có vùng biển, đảo đã ghi lại khá toàn diện hình ảnh của quốc gia
Đại Việt ở cuối thế kỉ 14.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu thì trên những bản đồ cổ của Tây
Phương và cả những bản đồ từ thế kỉ 15 của Trung Quốc đều dùng địa danh biển
Giao Chỉ (tức là biển của Việt Nam) để chỉ vùng biển ở phía Đông nước ta. Giao Chỉ
là tên gọi do các triều đại phong kiến Trung Quốc dùng để chỉ người và nước Việt
Nam xưa. Giao Chỉ là một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Các triều đại phong kiến
Trung Quốc sau này nhiều khi vẫn dùng tên Giao Chỉ cũng như tên An Nam để chỉ
quốc gia và nhân dân Đại Việt.
Trên hai trang 11b và 12a trích từ sưu tập bản đồ Võ bị chí (ghi lại cuộc hành
trình của Trịnh Hòa trong thời gian các năm 1405- 1433 đi từ Trung Quốc qua Ấn Độ
Dương tới châu Phi) có vẽ nước ta tuy đơn giản nhưng cũng rõ ràng: nước Giao Chỉ
Bắc giáp Khâm Châu của Trung Quốc, Nam giáp nước Chiêm Thành, Đông giáp biển
mang tên Giao Chỉ Dương (tức biển của nước Giao Chỉ).
Từ thế kỉ 19 và 20, biển Giao Chỉ bắt đầu được gọi là Đông Dương (tức là
Biển Đông). Năm 1842, tác giả người Trung Quốc là Ngụy Nguyên xuất bản sách
Hải quốc đồ chí mô tả và khắc vẽ bản đồ tất cả các nước và các biển, đại dương trên
thế giới với các kinh tuyến, vĩ tuyến. Trong sách này, Ngụy Nguyên đã vẽ hai bản đồ
về Việt Nam. Trong đó, bản đồ thứ nhất vẽ sơ sài, chia nước ta ra làm 2 phần (Việt
Nam Đông Đô và Việt Nam Tây Đô). Ở ngoài khơi phía Đông 2 phần Việt Nam,
Ngụy Nguyên ghi rõ là Đông Dương đại hải, tức là Biển Đông rất lớn. Như vậy, hầu

hết các bản đồ của Trung Quốc vẽ về Việt Nam từ thế kỉ 14 hoặc trước nữa cho tới
đầu thế kỉ 20 đều ghi biển phía Đông Việt Nam là Giao Chỉ Dương hay Đông Dương
Đại Hải đều có nghĩa là biển Giao Chỉ (tức là biển Việt Nam) hoặc đơn giản là Biển
Đông (của Việt Nam).
Trong các sự kiện chinh phục biển cả, đáng chú ý nhất là việc ông cha chúng ta
khám phá và khai thác quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Ông cha chúng ta
đã xác lập và thực thi chủ quyền ở hai quần đảo này bằng các việc cắm mốc, đo đạc,
vẽ bản đồ và hằng năm cử người ra kiểm tra và thu hồi sản vật ở đó. Do nhiều biến
15


động lịch sử, nguồn thư tịch cổ của nước ta từ trước thế kỉ 15 đã bị thất truyền hầu
hết. Tuy nhiên, chỉ với những tài liệu sau này, chúng ta cũng đã có đủ chứng cứ lịch
sử để khẳng định rằng Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới đã chiếm hữu và thực
hiện chủ quyền của mình một cách liên tục và hòa bình các quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa.
Trong tài liệu Toàn tập thiên nam tứ chí lộ đồ thư của Đỗ Bá soạn năm Chính
Hòa thứ 7 (1686), phần bản đồ phủ Thăng Hoa và phủ Quảng Ngãi có vẽ Bãi Cát
Vàng (Hoàng Sa) và ghi chú rõ: “Giữa biển có một dải cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng,
dài độ 400 dặm, rộng 20 dặm, đứng dựng giữa biển. Hàng hóa và thương thuyền
ngoại quốc đi qua bị nạn đều trôi dạt vào đấy. Mỗi năm đến tháng cuối đông, (chúa
Nguyễn) đưa 18 chiếc thuyền đến đó lấy hàng hóa, được phần nhiều là vàng bạc, tiền
tệ, súng đạn”. Đây là một trong những tư liệu quan trọng đầu tiên còn lưu lại được,
nói về hoạt động của đội Hoàng Sa trên quần đảo Hoàng Sa được gọi tên thuần Việt
là Bãi Cát Vàng. Khoảng một thập kỉ sau, vào năm 1697, vị hòa thượng Trung Quốc
nổi tiếng trụ trì ở chùa Trường Thọ, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) là Thích Đại Sán
sang Đàng Trong từ năm 1695, trên đường trở về Trung Quốc đã mô tả về bãi cát
cách Đại Việt 700 dặm “rộng đến trăm dặm, chiều dài thăm thẳm chẳng biết bao
nhiêu mà kể gọi là Vạn lý Trường Sa” và cho biết “Các Quốc vương (tức các chúa
Nguyễn) thời trước, hằng năm cho thuyền đánh cá đi dọc theo các bãi cát, lượm vàng

bạc khí cụ của các thuyền hư hỏng dạt vào”.
Từ rất lâu đời, các nhà hàng hải phương Tây đã coi các quần đảo giữa Biển
Đông có quan hệ hữu cơ với vùng biển Đàng Trong. Ở thế kỉ 17, số lượng tàu thuyền
của người phương Tây đi đến vùng biển này thường xuyên hơn và nhận thức của họ
về các quần đảo giữa Biển Đông cũng phong phú và chính xác hơn. Nhiều tư liệu
chép đến các vụ đắm tàu ở Paracel (Hoàng Sa) được người Việt xứ Đàng Trong ra tận
nơi cứu hộ rồi đưa các nạn nhân về Quảng Nam. Chính quyền Đàng Trong đã dành
cho mình quyền giải quyết hậu quả và xử lí các hàng hóa, tiền bạc trên các tàu bị đắm
ở khu vực Hoàng Sa. Chính vì thế mà vào năm 1701, các giáo sĩ người Pháp trên tàu
Amphitrite đã khẳng định “Paracel (Hoàng Sa) là một quần đảo thuộc về vương quốc
An Nam”.
Sang thế kỉ 18, hoạt động chủ quyền của chúa Nguyễn ở các vùng quần đảo
giữa Biển Đông càng trở nên nhộn nhịp, thu hút sự chú ý của nhiều người ở trong
nước và ngoài nước. Tư liệu về chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa,
bên cạnh các tài liệu chính thức của nhà nước, của các địa phương, còn có sự ghi
chép của các thương nhân, giáo sĩ, các nhà quân sự, các phái bộ ngoại giao nước
ngoài và các học giả trong nước, ngoài nước. Trong hàng loạt những ghi chép như
thế, Phủ biên tạp lục của nhà bác học Lê Quý Đôn phải được coi là tài liệu có giá trị
tiêu biểu nhất. Ông viết “Phủ Quảng Ngãi, ở ngoài cửa biển xã An Vĩnh, huyện Bình
Sơn có núi gọi là Cù lao Ré rộng hơn 30 dặm, trước có phường Tứ Chính, dân cư
trồng dâu, ra biển 4 canh thì đến; phía ngoài nữa lại có đảo Đại Trường Sa, trước kia
có nhiều hải vật và những hóa vật của tàu, lập đội Hoàng Sa để lấy, đi 3 ngày 3 đêm
thì đến…”, “Phủ Quảng Ngãi, huyện Bình Sơn có xã An Vĩnh ở gần biển, ngoài biển
về phía đông bắc có nhiều cù lao, các núi linh tinh hơn 130 ngọn, cách nhau bằng
biển, từ hòn này sang hòn kia hoặc đi một ngày hoặc vài canh thì đến. Trên núi có
chỗ có suối nước ngọt. Trong đảo có bãi cát vàng dài, ước hơn 30 dặm, bằng phẳng,
rộng lớn, nước trong suốt đáy… Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy
người xã An Vinh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng 2 nhận giấy sai đi, mang
lương đủ ăn 6 tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến
đảo ấy. Ở đây tha hồ bắt chim bắt cá mà ăn. Lấy được hóa vật của tàu, như là gươm,

16


ngựa, hoa bạc, tiền bạc, hòn bạc, đồ đồng, khối thiếc, khối chì, súng, ngà voi, sáp
ong, đồ sứ, đồ chiến, cùng là kiếm lượm vỏ đồi mồi, vỏ hải ba, hải sâm hột ốc vân rất
nhiều. Đến kì tháng 8 thì về, vào cửa Eo, đến thành Phú Xuân để nộp, cân và định
hạng xong, mới cho đem bán riêng các thứ ốc vân, hải ba, hải sâm, rồi lĩnh bằng trở
về… Họ Nguyễn lại đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất, hoặc người thôn Tứ
Chính ở Bình Thuận, hoặc người xã Cảnh Dương, ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai
đi, miễn cho tiền sưu cùng các tiền tuần đò, cho đi thuyền câu nhỏ ra các xứ Bắc Hải,
cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên tìm lượm vật của tàu và các thứ đồi mồi, hải ba,
bào ngư, hải sâm, cũng sai cai đội Hoàng Sa kiêm quản”.
Cũng đúng vào năm 1776 khi Lê Quý Đôn viết sách Phủ biên tạp lục thì ở quê
hương của đội Hoàng Sa, dân phường Cù lao Ré làm đơn nói rõ đội Hoàng Sa đã có
lịch sử lâu đời (ít nhất có từ trước năm 1691) và bên cạnh chức năng thu lượm hóa
vật, hải vật còn có nhiều nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ an toàn vùng biển đảo: “Nguyên
xã chúng tôi từ xưa đã có hai đội Hoàng Sa và Quế Hương…Bây giờ chúng tôi lập
hai đội Hoàng Sa và Quế Hương như cũ gồm dân ngoại tịch, được bao nhiêu xin làm
sổ sách dâng nạp, vượt thuyền ra các đảo, cù lao ngoài biển tìm nhặt các vật hạng
đồng thiếc, hải ba, đồi mồi được bao nhiêu dâng nạp. Nếu như có tờ truyền báo xảy
ra chinh chiến, chúng tôi xin vững lòng ứng chiến với kẻ xâm phạm. Xong việc rồi
chúng tôi lại xin tờ sai ra tìm báu vật cùng thuế quan đem phụng nạp…”.
Sang thế kỉ XIX hoạt động chủ quyền của nhà Nguyễn được tổ chức chặt chẽ, thường
xuyên và phong phú hơn, nhất là dưới các triều vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị.
Nhà Nguyễn nối tiếp chúa Nguyễn và vương triều Tây Sơn đã thực thi chủ quyền của
mình ở Hoàng Sa và Trường Sa dưới nhiều hình thức và biện pháp khác nhau như
vãng thám kiểm tra kiểm soát, khai thác các hóa vật và hải sản, tổ chức thu thuế và cứu
hộ tàu bị nạn, khảo sát, đo vẽ bản đồ, dựng miếu thờ, lập bia chủ quyền, dựng bài gỗ
lưu dấu để ghi nhớ, trồng cây để cho người qua lại dễ nhận biết… Lực lượng ra làm
nhiệm vụ ở Hoàng Sa, Trường Sa không chỉ có các đội Hoàng Sa, Bắc Hải, các đội

Thủy quân, biền binh, vệ giám thành mà cả binh đinh, dân phu (chủ yếu ở hai tỉnh
Quảng Ngãi, Bình Định). Mỗi chuyến đi ra Hoàng Sa, Trường Sa đều phải có quyết
định của nhà nước dưới hình thức “tờ sai để thi hành công vụ” và nhiều khi chính nhà
vua trực tiếp chỉ đạo việc quyết định cho thuyền ra khơi hay tạm dừng lại vì bão gió.
Sau khi kết thúc công việc họ phải chạy thuyền thẳng về Huế để báo cáo tình hình,
khai nộp hóa vật, hải vật. Nhà vua thông qua Bộ Công để kiểm tra, đánh giá và tùy
mức độ đóng góp hay vi phạm mà luận công hay định tội, thưởng phạt công minh.
Những người hoàn thành nhiệm vụ đều được Nhà nước cấp bằng xác nhận.
Trong Lịch triều hiến chương loại chí và Đại Nam thực lục tiền biên, các sự
việc trên cũng được ghi chép đầy đủ, rõ ràng. Đại Nam thực lục chính biên, quyển 50
và 52 có chép: “Gia Long nhiều lần sai thủy quân và đội Hoàng Sa xem xét, đo đạc
thủy trình ở Hoàng Sa”. Quyển 104 thuật chuyện tháng 8 năm Quý Tị (1833), Minh
Mạng nhận thấy thuyền buôn bị nạn ở Hoàng Sa, ra lệnh cho Bộ Công chuẩn bị phái
người dựng miếu, lập bia và trồng cây để cây cối to lớn xanh tốt, người dễ nhận thấy,
thuyền bè tránh mắc cạn. Quyển 154 thuật chuyện tháng 6 năm Ất Mùi (1838), thủy
quân Việt Nam cùng phu thuyền thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định dựng miếu ở
Hoàng Sa. Quyển 165 thuật chuyện Minh Mạng sai đội thủy quân Phạm Hữu Nhật
mang bài gỗ (mỗi bài gỗ dài 5 thước, rộng 5 tấc, dày 1 tấc) dựng bia chủ quyền ở
Hoàng Sa. Trong các tài liệu khác như Khâm Định Đại Nam hội điển sử lệ, Việt sử
cương giám khảo lược, Đại Nam nhất thống chí, Quốc triều chính biên toát yếu cũng
đề cập đến các sự kiện trên.
17


Khi nhà vua cử các đội đi Hoàng Sa, do biết cuộc ra đi vô cùng khó khăn, nên đã
cho mỗi người mang theo một đôi chiếu, 7 đòn tre, 7 sợi dây lạt và một tấm thẻ bài có
khắc tên họ, bản quán để phòng xa, nếu chẳng may hy sinh thì đồng đội sẽ bỏ xác vào
chiếu thả trôi trên biển. Trước khi lên đường, thường là vào tháng 2 Âm lịch, làm lễ
gọi là “Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa”. Đồng thời làm những “ngôi mộ gió” chôn
những hình nhân tượng trưng cho những người lính hi sinh ở Hoàng Sa. Tên của nhiều

người trong các đội Hoàng Sa đã được lấy để đặt cho các hòn đảo như đảo Hữu Nhật
(mang tên của cụ Phạm Hữu Nhật), đảo Quang Ảnh (cụ Phạm Quang Ảnh), đảo Duy
Mộng (cụ Lê Duy Mộng)… Hằng năm, cứ đến ngày 20 tháng 2 Âm lịch, người dân
trên đảo Lý Sơn vẫn tổ chức lễ tế chiến sĩ tử trận cho những người lính đội Hoàng Sa
ra đi không trở về, một cách thành kính, theo những nghi thức cổ, để tưởng nhớ những
người anh hùng đã hi sinh thân mình vì chủ quyền của đất nước trên Biển Đông.
Tập tài liệu của Trung Quốc Ngũ quốc Nam hải chư đảo sử liệu hội biên do
Hàn Chấn Hoa chủ biên, trang 115 thiên thứ nhất, cũng ghi chép dấu vết trên đảo
Vĩnh Hưng (Phú Lâm) ở Hoàng Sa có miếu gọi là Hoàng Sa tự (Hoàng Sa tự được
vua Minh Mạng triều Nguyễn cho xây dựng).
Sau khi xâm chiếm Việt Nam, thực dân Pháp đã quản lí và khai thác 2 quần
đảo này. Năm 1899, Toàn quyền Đông Dương Pôn Đume kí sắc lệnh xây dựng hải
đăng ở quần đảo Hoàng Sa. Tiếp đó là hàng loạt cuộc khảo sát, nghiên cứu về hải
dương học và địa chất ở quần đảo này. Ngày 15-6-1932, Toàn quyền Đông Dương kí
nghị định đặt quần đảo Hoàng Sa thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên. Năm 1933, chiến
hạm Pháp tiến ra chiếm quần đảo Trường Sa. Theo nghị định do Toàn quyền Đông
Dương kí ngày 21-12-1933, Trường Sa thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa. Để quản lí về
hành chính, ngày 29-2 năm Bảo Đại thứ 12 (30-3-1938), nhà vua đã ra chỉ dụ số 10,
sáp nhập Hoàng Sa, Trường Sa vào tỉnh Thừa Thiên. Trong Chiến tranh thế giới thứ
Hai, phát xít Nhật chiếm đóng và khai thác cả 2 quần đảo. Sau chiến tranh, do bại
trận, Nhật Bản phải từ bỏ quyền lợi đó. Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, Hoàng Sa
và Trường Sa thuộc quyền quản lí của chính quyền Sài Gòn. Ngày 22-10-1956, chính
quyền Sài Gòn ra Sắc lệnh số 143/NV quy định quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Bà
Rịa- Vũng Tàu. Ngày 3-7-1961, Ngô Đình Diệm- Tổng thống Việt Nam Cộng hòa kí
quyết định quần đảo Hoàng Sa thuộc Thừa Thiên- Huế và gọi là xã Định Hải thuộc
quận Hòa Vang. Ngày 6-9-1973, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Sài Gòn kí Nghị định số
420/BNV-HCDB-26, sáp nhập Trường Sa vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh
Phước Tuy. Sau khi thống nhất đất nước, ngày 9-2-1982, Hội đồng Bộ trưởng nước ta
đã ra Nghị định tổ chức quần đảo Hoàng Sa thành huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng
Nam- Đà Nẵng (nay thuộc Thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh

Đồng Nai. Ngày 28-12-1982, tại kì họp thứ 4 Quốc hội khóa VII đã ra Nghị quyết
đưa huyện Trường Sa sáp nhập vào tỉnh Phú Khánh (nay thuộc tỉnh Khánh Hòa).
Từ khi chiếm lĩnh được hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ông cha ta đã
cho người ra cắm mốc chủ quyền. Khi chính quyền Pháp bảo hộ, họ cũng đã cắm bia
chủ quyền ghi “Cộng hòa Pháp- Đế quốc An Nam quần đảo Hoàng Sa”.
Vào năm 1956, khi người Pháp rút, bàn giao 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho
chính quyền Việt Nam Cộng hòa, nhân cơ hội đó, Trung Quốc đã đưa quân đánh
chiếm đảo Phú Lâm phía Đông Hoàng Sa. Ngày 20-1-1974, Trung Quốc đưa quân
đánh chiếm nốt phía Tây để chiếm giữ toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài Gòn, tức là chính quyền Việt Nam cộng
hòa. Chính quyền Sài Gòn, chính quyền Việt Nam cộng hòa đã lên tiếng phản đối, lên
án việc làm này và đề nghị Liên Hợp Quốc can thiệp. Chính phủ cách mạng lâm thời
18


miền Nam Việt Nam của chúng ta lúc đó cũng đã ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm
đóng này. Lập trường nhất quán của Việt Nam là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ
quyền Việt Nam. Chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết, đòi hỏi chủ quyền đối
với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình. Chủ trương này phù hợp với Hiến
chương Liên Hiệp Quốc, Công ước Luật Biển, DOC...
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, với quần đảo Trường Sa chúng ta tiếp quản
5 hòn đảo (đảo Trường Sa, đảo Song Tử Tây, đảo Sinh Tồn, đảo Nam Yết và đảo Sơn
Ca). Sau đó với chủ quyền của mình, chúng ta tiếp tục mở rộng để tiếp quản 21 đảo
với 33 điểm đóng quân. Ngoài ra chúng ta còn xây dựng thêm 15 nhà giàn ở khu vực
bãi Tư Chính để khẳng định chủ quyền ở vùng biển này.

V. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HỘI THI TÌM HIỂU VỀ BIỂN, ĐẢO VIỆT
NAM.
TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A
ĐOÀN TN – TỔ SỬ- ĐỊA- GDCD


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lâp – Tự Do – Hạnh Phúc

SỐ: ……/KHLT – ĐTN – SĐGDCD

Trảng Bom, ngày 12 tháng 10 năm 2012

KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC THI TÌM HIỂU VỀ “BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM”
I. MỤC ĐÍCH – Ý NGHĨA:
- Tuyên truyền, giáo dục học sinh biết được vị trí và khẳng định về chủ quyển
biển đảo của nước ta.
- Nâng cao nhận thức cho học sinh về tầm quan trọng của các ngành kinh tế
biển. Biết được những giá trị, điều kiện phát triển về du lịch và giao thông vận tải
trên vùng biển nước ta.
- Giáo dục học sinh có thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền, tài nguyên và môi
trường biển, đảo Việt Nam.
- Tạo sân chơi lành mạnh bổ ích cho học sinh, đồng thời phát huy khả năng
sáng tạo của học sinh trong mọi hoạt động.
II. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA:
- Học sinh toàn trường.
III. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ:
1. Thời gian: Trong các giờ chào cờ đầu tuần (2 buổi: Sáng, chiều).
19


2. Nội dung: Tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền, tài nguyên, môi
trường biển đảo.
IV. TỔ CHỨC THI TÌM HIỂU “BIỂN ĐẢO VIỆT NAM”: (Kèm theo thể lệ cuộc

thi)
1. Thời gian và hình thức tổ chức (gồm 3 vòng):
- Vòng 1: Viết bài dự thi về chủ đề liên quan đến biển, đảo.
+ Thời gian: Từ ngày 15/10/2012 đến 19/11/2012
- Vòng 2: Thi thuyết trình
+ Thời gian: Ngày 02/12/2012 (Chủ nhật)
- Vòng 3 (chung kết): Sân khấu hóa
+ Thời gian: Ngày 09/12/2012 (Chủ nhật)
2. Địa điểm:
- Bài viết dự thi nộp về văn phòng Đoàn trường.
- Thi thuyết trình và sân khấu hóa tại Hội trường lớn.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Thành lập Ban tổ chức:
- Thầy Trần Xuân Tiếu – Hiệu trưởng

- Trưởng ban

- Thầy Võ Thiên Thu – P. Hiệu trưởng

- Phó ban

- Cô Đỗ Thị Hồng Nhung – P. Hiệu trưởng

- Phó ban

- Thầy Phạm Thanh Tường – Bí thư Đoàn trường

- Phó ban

- Cô Trương Thị Kim Sen – Tổ trưởng tổ S-Đ-CD - Phó ban

- Thầy Nguyễn Đăng Khoa – Tổ phó tổ S-Đ-CD

- Phó ban

- Thầy Phan Hữu Mão – Giáo viên Địa lí

- Phó ban

- Các GV tổ Sử - Địa - CD, P.BT Đoàn trường

- Thành viên

2. Thành lập Ban giám khảo:
- Vòng 1: Tất cả GV Địa lý
- Vòng 2 và 3:
+ Thầy Phan Hữu Mão

- Trưởng ban

+ Cô Trần Thị Kim Chi

- Phó ban

+ Cô Nguyễn Thị Hằng

- Thành viên (thư ký)

20



+ Cô Nguyễn Thị Bắc

- Thành viên

+ Cô Chu Thị Thu Huyền

- Thành viên

3. Thành lập các bộ phận tổ chức:
3.1. BCH Đoàn trường:
- Triển khai kế hoạch tổ chức chuyên đề và phát động hội thi đến tất cả
học sinh toàn trường.
- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ phục vụ hội thi.
3.2. Bộ phận kỹ thuật:
- Phụ trách: Thầy Phạm Thanh Tường, Thầy Nguyễn Đăng Khoa.
- Chuẩn bị âm thanh, ánh sáng, máy chiếu.
- Chuẩn bị các biểu mẫu: Thư mời, biểu mẫu chấm điểm và nội dung
trình chiếu.
3.3. Bộ phận nội dung:
- Phụ trách chung: Thầy Phan Hữu Mão
- Báo cáo chuyên đề về biển đảo trước học sinh toàn trường.
- Các GV địa lí, lịch sử, GDCD soạn nội dung các phần thi, chuẩn bị
kiến thức, hình ảnh và các nội dung liên quan đến Hội thi và gửi cho Thầy Phan Hữu
Mão (qua địa chỉ email: ).
3.4. Ban biên tập chương trình:
- Phụ trách: Thầy Phan Hữu Mão, Thầy Nguyễn Đăng Khoa, Thầy
Phạm Thanh Tường,
- Chịu trách nhiệm xây dựng chương trình cho các vòng thi.
3.5. Dẫn Chương trình:
- Cô Nguyễn Thị Hạnh

3.6. Bộ phận hậu cần, phục vụ:
- Phụ trách: Cô Hoàng Thị Thoa, Cô Nguyễn Thụy Phụng Khánh, Cô
Đoàn Thị Mai Hiên.
- Chuẩn bị nước uống, bảng nhỏ học sinh, 5 phần quà cho khán giả.
- Phụ trách y tế: Cô Đinh Thị Viện
3.7. Bộ phận quản lí HS, chuẩn bị Hội trường:
- Chuẩn bị bàn ghế: Thầy Trần Đăng Khoa, Thầy Nguyễn Văn Thắng.
- Quản lí HS: Các GV còn lại của Tổ Sử - Địa – GDCD.
3.8. Đoàn viên học sinh:
21


- Tham khảo tài liệu, bổ sung kiến thức về biển đảo, hưởng ứng và tham
gia cuộc thi đầy đủ và nghiêm túc.
Trên đây là kế hoạch tổ chức thi tìm hiểu về “biển đảo Việt Nam” do Tổ Sử Địa - GDCD và Đoàn trường phối hợp tổ chức. Kính mong BGH nhà trường, quí
Thầy cô quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức thành công cuộc thi này.
TM. BCH ĐOÀN TRƯỜNG
BÍ THƯ

TM. TỔ SỬ - ĐỊA - GDCD
TỔ TRƯỞNG

Phạm Thanh Tường

Trương Thị Kim Sen

DUYỆT CỦA BGH NHÀ TRƯỜNG
HIỆU TRƯỞNG

Trần Xuân Tiếu

Nơi nhận:
- Đảng ủy, BGH (duyệt)
- Đoàn trường, Tổ Sử-Địa-GDCD (thực hiện)
- Các chi đoàn, lớp (thực hiện)
- Lưu.

XÂY DỰNG THỂ LỆ HỘI THI TÌM HIỂU VỀ “BIỂN ĐẢO VIỆT NAM”
(Kèm theo kế hoạch số: 01/KHLT-ĐTN-SĐGDCD ngày 12/10/2012
của Tổ Sử - Địa – GDCD và BCH Đoàn trường)
I. VÒNG 1: Viết bài dự thi
1. Chủ đề: Chọn 1 trong 6 chủ đề sau đây:
- Cơ sở pháp lí khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các quần
đảo trên biển đông.
- Những thành tựu phát triển kinh tế biển đảo ở các địa phương, các
nước.
- Những hành động bảo vệ môi trường biển.
- Tình cảm của các tầng lớp nhân dân đối với các chiến sĩ, các lực lượng
ngày đêm bảo vệ chủ quyền biển đảo.
- Hiểu biết về luật biển quốc tế và pháp luật biển Việt Nam
- Các hoạt động chống tiêu cực, buôn lậu trên biển đảo.
2. Yêu cầu:
+ Tất cả học sinh toàn trường phải tham gia viết bài dự thi (mỗi HS tham
gia 1 bài viết).
22


+ Bài dự thi được viết tay hoặc đánh máy trên khổ giấy A4, đóng thành
tập (khuyến khích nên có thể thêm hình ảnh minh họa). Trang bìa phải ghi rõ thông
tin cá nhân: Họ tên, mã số, lớp.
- Độ dài bài viết tương ứng thời gian trình bày từ 3-5 phút.

3. Thời gian nộp bài: Hạn chót ngày 19/11/2012
4. Địa điểm: Nộp bài dự thi về văn phòng Đoàn trường (nộp theo lớp).
5. Tổ chức chấm bài: Từ ngày 20/11 đến ngày 24/11/2012.
- BGK chấm độc lập, chọn 15 bài có điểm cao nhất để thi vòng 2.
II. VÒNG 2: Thi thuyết trình
1. Thời gian: 7h00, ngày 02/12/2012 (Chủ nhật), tại Hội trường lớn.
2. Gồm 2 phần thi như sau:
- Mỗi lớp thành lập 1 đội gồm 5 thành viên tham gia.
a. Phần giới thiệu:
- Các đội lần lượt tự giới thiệu bằng hình thức sân khấu hóa (hát, vè,
kịch, ….), qua đó phải giới thiệu được tên đội, các thành viên trong đội và thông điệp
muốn gửi đến Hội thi.
- Thời gian: Từ 3 đến 5 phút (không tính thời gian chuẩn bị).
- Điểm tổng: 10 điểm, không đủ hoặc quá thời gian qui định mỗi phút
trừ 1 điểm.
b Phần thi thuyết trình:
- Mỗi đội cử 1 thành viên thuyết trình với chủ đề đã chọn ở vòng 1 (nên
tạo file powerpoint trình chiếu, kèm hình ảnh minh họa để thuyết trình).
- Thời gian: Từ 3 đến 5 phút (không tính thời gian chuẩn bị).
- Điểm tổng: 10 điểm, không đủ hoặc quá thời gian qui định mỗi phút
trừ 1 điểm.
Lưu ý: BTC sẽ chọn 6 đội có điểm cao nhất để vào thi vòng chung kết.
III. VÒNG 3 (CHUNG KẾT): Sân khấu hóa
1. Thời gian: 7h00, ngày 02/12/2012 (Chủ nhật), tại Hội trường lớn.
2. Gồm 4 phần thi như sau:
a. Phần 1: Căng buồm
- Các đội lần lượt tự giới thiệu bằng hình thức sân khấu hóa (hát, vè,
kịch, ….), qua đó phải giới thiệu được tên đội, các thành viên trong đội và thông điệp
muốn gửi đến Hội thi.
- Thời gian: Từ 3 đến 5 phút (không tính thời gian chuẩn bị).

- Điểm tổng: 10 điểm, không đủ hoặc quá thời gian qui định mỗi phút
trừ 1 điểm.
b. Phần 2: Vượt sóng
23


- Mỗi đội cử 1 thành viên thuyết trình với chủ đề đã chọn ở vòng 1 (nên
tạo file powerpoint trình chiếu, kèm hình ảnh minh họa để thuyết trình).
- Thời gian: Từ 3 đến 5 phút (không tính thời gian chuẩn bị).
- Điểm tổng: 10 điểm, không đủ hoặc quá thời gian qui định mỗi phút
trừ 1 điểm.
c. Phần 3: Ra khơi
- Nội dung thi: Trả lời 10 câu hỏi dưới hình thức trắc nghiệm.
- Mỗi câu hỏi có 20 giây suy nghĩ và trả lời. Trả lời đúng được cộng 5
điểm, trả lời sai bị trừ 2 điểm.
d. Phần 4: Cập bến
- Nội dung trò chơi: Đoán ý đồng đội (2 lượt chơi)
- Mỗi đội cử 2 thành viên tham gia.
- Màn hình xuất hiện hình ảnh về 1 địa danh hoặc 1 loại tài nguyên biển.
Thành viên thứ nhất sẽ diễn tả bằng cử chỉ hoặc lời nói, nhưng không được nói các từ
liên quan trực tiếp đến địa danh hoặc tài nguyên đó. Thành viên thứ 2 đoán ra tên của
hình ảnh đó.
- Thời gian thực hiện: 1 phút
- Mỗi lượt thi trả lời đúng được 10 điểm. Nếu phạm qui thì không được
tính điểm.
B. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG:
- 1 giải nhất: 300.000 đồng
- 2 giải nhì: 200.000 đồng/giải
- 3 giải ba: 150.000 đồng/giải
- 4 giải khuyến khích: 100.000 đồng/giải.

- 1 giải dành cho tập thể lớp có số lượng bài viết nhiều và chất lượng nhất:
150.000 đồng.
BAN TỔ CHỨC
VI
. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA.
- Hoạt động ngoại khóa tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam đã đã được thực hiện thành
công và đã được ấn tượng rất lớn cho khách mời, cho ban giám hiệu nhà trường cũng
như quý thầy cô giáo và các em học sinh trong toàn trường.
- Đây là sân chơi lành mạnh không những phát huy sự khám phá, sự tìm tòi nghiên
cứu của các em học sinh, mà còn là dịp để quý thầy cô tuyên truyền các kiến thức liên
quan đến tài nguyên, môi trường biển cũng như các căn cứ pháp lý về vùng biển và
thềm lục địa của nước ta.
- Hoạt động ngoại khóa địa lí được tổ chức thành công nhờ vào việc thiết kế chương
trình hấp dẫn và có sự lồng ghép được nhiều hình thức khác nhau tạo nên sự đa dạng
về kiến thức, đa dạng về ký năng và yêu cầu đối với học sinh tham gia. Do đó đã thu
24


hút được gần 800 bài dự thi trong đó có nhiều bài viết hay, có chiều sâu về kiến thức,
hình ảnh phong phú đa dạng.
- Qua thời gian hơn hai tháng phát động, báo cáo trước cờ, thi viết , thi sưu tầm và
cuối cùng là vòng thi chung kết đã chọn lọc ra được nhiều cá nhân xuất sắc, nhiều bài
thuyết trình cảm động và có chiều sâu đã được ban tổ chức cho thuyết trình trước các
buổi chào cờ.

C. KẾT LUẬN
Để đảm bảo học sinh trung học phổ thông có được những hiểu biết cần thiết về
tài nguyên và môi trường biển hải đảo của đất nước, nhà trường cần phối hợp với các
giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn xây dựng một kế hoạch hoạt động tổng thể
cho các khối lớp của cấp học với nội dung của cả 3 chuyên đề đã được xác định cho

cấp THPT. Trên cơ sở đó giáo viên từng khối lớp lựa chọn nội dung, thiết kế những
hoạt động cụ thể cho những nội dung đó và lên kế hoạch hoạt động cho phù hợp hoàn
cảnh, điều kiện và đối tượng học sinh của lớp mình.
Thông thường, kế hoạch hoạt động này được xây dựng cho một năm - tương
ứng với năm học của nhà trường (từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau). Các hoạt động
được lên lịch hàng tháng- đối với hoạt động của tòan trường và hàng tuần/ hai tuần
đối với hoạt động của lớp. Khi lập kế hoạch hoạt động, đặc biệt là các hoạt động
đoàn, hoạt động ngoại khoá, giáo viên cần lưu ý không xếp lịch hoạt động vào các
ngày lễ, ngày tết hoặc vào thời gian HS ôn thi học kỳ.
Kế hoạch hoạt động của lớp phải trình bày rõ ràng về thời gian (tháng, ngày,
giờ), nội dung (mục tiêu, chủ đề, phương pháp, tài liệu), người phụ trách (tên giáo
viên tổ chức thực hiện, tên giáo viên hỗ trợ), địa điểm (nơi tổ chức hoạt động).
Sau khi tổ chức thành công ở các khối lớp. Đoàn thanh niên cần phối hợp với
tổ địa lí của trường xây dựng chương trình ngoại kháo chung cho toàn trường tham
gia, chương trình phải đa dạng về yêu cầu nội dung và hình thức thể hiện và để
chương trình ngoại khóa thành công cần có sự tạo điều kiện của Ban giám hiệu về
kinh phí tổ chức, phương tiện kỹ thuật...
Với giới hạn là một sáng kiến kinh nghiệm, phạm vi áp dụng chưa được rộng
rãi, nên sáng kiến kinh nghiệm của tôi sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định
và mong rằng qua đây quý đồng nghiệp góp ý để hoàn thiện hơn và áp dụng rộng rãi
hơn trong hoạt động ngoại khóa địa lí của các trường.

25


×